Cập nhật: 15:11 GMT - thứ tư, 11 tháng 7, 2012
Tình hình kinh tế Việt Nam bấy
lâu nay có nhiều biến động với nhiều luồng thông tin trái chiều, khiến
dân và thậm chí cả giới phân tích rất khó để có thể thực sự định hình
được những gì đang diễn ra trong nền kinh tế.
Một mặt là những con số rất lạc quan của chính
phủ rằng tăng trưởng sẽ đạt mức trên 5-6% cho cả năm 2012, lạm phát đi
xuống một cách đáng kể từ 18% xuống còn 7% kèm theo việc mở rộng những
chính sách tiền tệ khiến cho lãi suất ngân hàng hiện giờ giảm chỉ ở mức
trên dưới 15%/năm tạo điều kiện vốn cho các doanh nghiệp.Mặt khác, vẫn có những báo cáo liên tiếp về thâm hụt thương mại cùng với các khoản vay khổng lồ của chính phủ khiến cho nợ nước ngoài càng ngày càng cao, hay tỉ lệ nợ xấu trong khối ngân hàng cũng tăng một cách đáng kể.
Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh thua lỗ, trên bờ vực phá sản, hay đã phá sản trong thời gian gần đây.
Những dự báo về giảm phát là hoàn toàn có cơ sở khi môi trường kinh doanh khó khăn khiến cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Điều đó cũng sẽ đồng nghĩa với một nền kinh tế thay vì tăng trưởng thì ngược lại đang rơi vào suy thoái, khi mà giá cả giảm xuất phát từ sức mua yếu do người dân không còn có khả năng để chi trả và đã nghèo đi một cách đáng kể.
Những con số
Mặc dù các số liệu từ tổng cục thống kê cho thấy tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chỉ ở mức 2.29%, con số này là quá thấp so với số lượng các doanh nghiệp đang giải thể hàng loạt trong khoảng hơn 1 năm gần đây.
Ở một quốc gia với hơn 80% dân số sống bằng nông nghiệp, phải chăng một lực lượng lớn lao động nông nhàn ở nông thôn cũng được tính là không thất nghiệp?
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, khi thị trường chứng khoán – thước đo sức khoẻ của nền kinh tế - mất 30-40% giá trị, người ta tự hỏi những con số về tăng trưởng ở mức trên dưới 6%/năm là do đâu?
Với lượng của cải vật chất làm ra trong xã hội thấp đi trông thấy cùng với sự giảm sút của tổng cầu và thâm hụt trong cán cân thương mại thì con số tăng trưởng 4.38% trong 6 tháng vừa qua, hay thậm chí là một mức tăng trưởng dương dường như là rất phi lý.
"Trong khi khối ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản đạt được những lợi nhuận khổng lồ bằng việc đầu cơ, quả bong bóng bất động sản này không hề tạo ra những giá trị thực sự cho phát triển kinh tế như khối sản xuất"
Trong khi khối ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản đạt được những lợi nhuận khổng lồ bằng việc đầu cơ, quả bong bóng bất động sản này không hề tạo ra những giá trị thực sự cho phát triển kinh tế như khối sản xuất.
Các yếu tố tích cực khác có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế như đầu tư nước ngoài là thiếu bền vững.
Chi tiêu của chính phủ chủ yếu dựa trên việc in tiền kể từ sau thảm họa Vinashin khiến chính phủ Việt Nam gần như bất lực trong việc phát hành trái phiếu quốc tế cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ bất ổn cho nền kinh tế.
Từ nơi quán nước vỉa hè với những bài vè mang đậm màu sắc châm biếm đến những bản báo cáo từ phòng máy lạnh của chính phủ và các ngân hàng đầu tư đang có những sự bất đồng sâu sắc.
Nhóm lợi ích
"Có lẽ mấu chốt phải là cân bằng được quyền lợi của các nhóm đại gia ngân hàng, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước được rất nhiều hậu thuẫn của chính phủ với khối doanh nghiệp tư nhân và phần lớn người dân"
Ngược lại, lãi suất trong nước được thả trôi
nhiều lúc lên tận 20-25% và lãi suất dưới gầm bàn cho doanh nghiệp muốn
vay vốn thậm chí còn cao hơn khiến doanh nghiệp khốn đốn.
Tuy vậy, giảm lãi suất một cách nhanh chóng và
đột ngột chưa chắc đã đi cùng với việc doanh nghiệp có thể hay thậm chí
là muốn tiếp cận với nguồn hỗ trợ vốn từ ngân hàng.
Cùng với những dự báo về giảm phát và suy thoái,
việc giảm lãi suất đột ngột trong hệ thống ngân hàng sẽ không những
không thúc đẩy được phát triển kinh tế mà thậm chí còn có thể gây ra
hiện tượng bẫy thanh khoản (liquidity trap) như trong nền kinh tế Nhật
Bản trong thập niên 1990 khi người dân sẽ thích giữ tiền mặt hơn gửi
tiết kiệm khiến cho hệ thống ngân hàng trở nên thiếu vốn. Không những
đầu tư cá nhân sẽ giảm, điều này còn sẽ dẫn đến nhiều hơn những sự ưu
tiên về vốn cho doanh nghiệp nhà nước mà phần lớn vốn đã làm ăn thiếu
hiệu quả nhưng luôn có sự bảo trợ từ nhà nước từ việc in tiền.
Doanh nghiệp tư nhân nhiều khả năng là vẫn sẽ
gặp khó khăn hay sẽ phải vay với lãi suất cao hơn gấp nhiều lần. Khi
trần lãi suất huy động thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay, các nhóm
lợi ích tài chính ngân hàng sẽ càng được lợi trên sự khốn đốn của doanh
nghiệp.
Bài toán giải quyết nền kinh tế Việt Nam để cứu
các doanh nghiệp sản xuất người tạo ra của cải vật chất cho xã hội hiện
giờ là một bài toán khó. Song song với các chính sách tiền tệ, cần phải
có những chính sách tài khoá, giảm đầu tư công không hiệu quả và thay
vào đó là đầu tư nhiều vào khu vực tư nhân.
Có lẽ mấu chốt phải là cân bằng được quyền lợi
của các nhóm đại gia ngân hàng, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước vốn
đã được rất nhiều hậu thuẫn của chính phủ với khối doanh nghiệp sản xuất
tư nhân và phần lớn người dân đã phải chịu nhiều thiệt thòi với những
chính sách kinh tế đáng thất vọng suốt vài năm qua.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, sinh viên Đại học Cornell, chuyên ngành Triết Học - Chính Trị - Kinh Tế.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/07/120711_vn_econ_comments.shtml
Vào ngày 7/7, chính NHNN đưa ra con
số nợ xấu mà họ mô tả là theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là hơn
117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ.
Ông Nghĩa được dẫn lời nói sự chênh lệch này do điều ông mô tả là “tiêu chí định tính và định lượng của các tổ chức tín dụng khác nhau”,
Do đó “Việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu trong các tổ chức tín dụng”, ông nói thêm.
“Kết quả thanh tra tại chỗ vừa qua đối với một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém thuộc diện phải cơ cấu lại cho thấy nợ xấu thực tế của các tổ chức tín dụng cao hơn nhiều số hiện báo cáo của tổ chức tín dụng,” ông Nghĩa nói.
Nợ xấu ngân hàng VN 'gần 10 tỷ USD'
Cập nhật: 15:39 GMT - thứ năm, 12 tháng 7, 2012
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam thông báo số nợ xấu gần gấp đôi con số thống đốc Nguyễn Văn
Bình thông báo cách đây một tuần.
Quyền Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) Nguyễn Hữu Nghĩa nói tại cuộc họp báo rằng “Tính đến
31/3/2012, nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng (khoảng 9,69 tỷ đôla), chiếm
8,6% tổng dư nợ”.Ông Nghĩa được dẫn lời nói sự chênh lệch này do điều ông mô tả là “tiêu chí định tính và định lượng của các tổ chức tín dụng khác nhau”,
Do đó “Việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu trong các tổ chức tín dụng”, ông nói thêm.
“Kết quả thanh tra tại chỗ vừa qua đối với một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém thuộc diện phải cơ cấu lại cho thấy nợ xấu thực tế của các tổ chức tín dụng cao hơn nhiều số hiện báo cáo của tổ chức tín dụng,” ông Nghĩa nói.
Quyền Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà
nước Nguyễn Hữu Nghĩa cho hay thống kê về nợ xấu mới chỉ được đưa ra cho
tới cuối tháng Ba do hầu hết các tổ chức tín dụng đều nộp báo cáo “chậm
so với quy định”.
Hiện chưa rõ số nợ xấu do đầu tư bất động sản mà
ông Nghĩa nói là "cũng chỉ" 12.000 tỷ (chiếm 13% tổng nợ xấu ngân hàng)
được cập nhật tới tháng nào và trên cơ sở nào ông khẳng định cho điều
ông gọi là “những con số này đều không phải quá lớn”.
'Bi quan'
Trả lời phỏng vấn với BBC vào đầu tuần này,
chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước nên có
động thái mà ông gọi là "thanh tra kiểm tra như thế nào cho chính xác".
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt ngày
09/07/2012, ông Thành đặt câu hỏi rằng hệ thống ngân hàng thương mại có
chịu khai báo một cách trung thực hay không.
"Những con số đưa ra là chưa có đủ độ tin cậy", ông Thành nói thêm.
Báo chí tại Việt Nam tỏ ra quan tâm nhiều tới số nợ xấu mới mà Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 12/07.
Bấm
VnExpress bình luận Bức tranh nợ xấu Ngân hàng Nhà nước công
bố tại họp báo chiều 12/7 bi quan hơn nhiều so với những gì đưa ra tại
cuộc họp sơ kết ngành cuối tuần trước.
Báo Thanh Niên bình luận điều họ gọi là lần đầu tiên bức tranh nợ xấu của các tổ chức tín dụng được
No comments:
Post a Comment