TQ gây hấn để quên mâu thuẫn nội bộ?
Cập nhật: 13:39 GMT - thứ tư, 18 tháng 7, 2012
Báo chuyên ngành có tiếng
của Nga nói Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông để
đánh lạc hướng người dân trong nước.
Tờ báo mạng Dầu khí nước Nga vừa có bài
nhìn nhận những căng thẳng mới đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội
xung quanh việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông và cho rằng
trong trường hợp Trung Quốc muốn tiến tới, nước này sẽ gặp
phản ứng không chỉ từ phía Việt Nam, mà cả Nga và Hoa Kỳ."Nga có thể đóng vai trò như thế nào trong cuộc xung đột này?"- bài báo hỏi.
Theo vị chuyên gia, một mặt Nga là đối tác của Trung Quốc, mùa xuân năm nay hai bên đã có tập trận chung với sự tham gia của các tàu chiến Nga thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
"Mặt khác, phía Trung Quốc đang mời thầu tại nơi mà Gazprom đã ký hợp đồng. Cùng lúc, Hạm đội Thái Bình Dương Nga đang tham gia tập trận chung với Mỹ, mà Trung Quốc không được mời."
Bài viết cũng nhắc tới việc Việt Nam đang đặt mua nhiều vũ khi từ Nga, như chiến đấu cơ Su-30MK2, chiến hạm Gepard, tàu ngầm hay các hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion và hỏa tiễn chống hạm Yakhont...
Việt Nam đã thay Trung Quốc trở nên khách hàng mua vũ khí từ Nga nhiều thứ hai thế giới, sau Ấn Độ.
"Nếu xem xét các loại vũ khí này, có thề thấy dường như chủ yếu chúng dùng để chống lại xâm lược từ phía biển, trong đó có cả bảo vệ thềm lục địa."
Yếu tố đối nội
Theo bài trên Dầu khí nước Nga, tình hình chính trị nội bộ Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng trong xung đột với Việt Nam.Mùa thu năm nay ở Trung Quốc sẽ có sự chuyển giao quyền lực, vốn đang dẫn tới đấu tranh nội bộ quyết liệt trong ban lãnh đạo nước này.
"Nếu như phía Trung Quốc muốn trả thù thì nước này sẽ gặp phải sự phản ứng từ cả Nga và Mỹ."
Dầu khí nước Nga
"Lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách đánh lạc hướng dư luận khỏi các thông tin không mấy dễ chịu này."
Tuy nhiên, nhà bình luận Nga nhận định: "Cần nhớ rằng, lần cuối Trung Quốc tấn công Việt Nam xảy ra chưa lâu, vào năm 1979".
"Trong cuộc chiến đó, nước Trung Quốc khổng lồ đã chịu thua trước nước Việt Nam nhỏ bé. Tại Trung Quốc, tới nay điều này vẫn bị coi như vết nhơ của dân tộc."
"Thế nhưng, nếu như phía Trung Quốc muốn trả thù thì nước này sẽ gặp phải sự phản ứng từ cả Nga và Mỹ."
Nga luôn tỏ ra không khoan nhượng trong các tranh chấp chủ quyền.
Mới đây, tàu hải tuần của Nga đã nã súng và bắt giữ hai tàu cá của Trung Quốc với cáo buộc các tàu này xâm phạm hải phận của Nga ở vùng Viễn Đông.
‘Việt-Ấn phối hợp chặt chẽ về Biển Đông’
Cập nhật: 12:47 GMT - thứ tư, 18 tháng 7, 2012
Chủ đề Biển Đông đã được
đề cập đậm nét tại một hội thảo cấp cao về quan hệ Việt Nam –
Ấn Độ vừa được tổ chức hôm thứ Ba ngày 17/7 tại Hà Nội.
Dưới tiêu đề ‘Quan hệ đối tác chiến lược
Việt Nam-Ấn Độ: những định hướng tương lai’, cuộc hội thảo này
do chính phủ hai nước cùng tổ chức nhân đánh dấu 40 năm quan
hệ ngoại giao và 5 năm kể từ khi hai nước trở thành đối tác
chiến lược.Dù chỉ là một hội thảo khoa học, nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tranh thủ nhắc đến Biển Đông như là một trong những nội dung chủ đạo trong quan hệ Việt-Ấn.
‘Giúp về chủ quyền’
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh Biển Đông là vấn đề mà ‘hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế’.Ông Nhân nhắc lại đánh giá của giới lãnh đạo Ấn Độ là ‘Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ’ và nước này sẽ ‘giúp đỡ Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ’.
Trong 5 trụ cột mà ông Nhân đưa ra và ông mô tả là then chốt trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước thì chính trị và quốc phòng-an ninh là hai trụ cột đầu tiên.
Do đó, ông đề nghị phía Ấn Độ ‘giúp đỡ Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa quốc phòng và an ninh’ cũng như ứng dụng công nghệ cao trong quốc phòng-an ninh và mọi ngành kinh tế.
Ông cũng đề nghị hai nước ‘phát huy triệt để các cơ chế hợp tác mới về chính trị, kinh tế và an ninh-quốc phòng’.
Phó Thủ tướng Nhân khẳng định rằng Ấn Độ ‘luôn là người bạn tin cậy, gần gũi và gắn bó’ của Việt Nam.
Ông nói với các quan chức ngoại giao và
học giả Ấn Độ tại hội nghị rằng chính sách nhất quán của
chính quyền Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với Ấn Độ.
Thông tấn xã Việt Nam cho biết tại hội
thảo này có nhiều ý đề xuất tăng cường trao đổi giữa hai nước
trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và đẩy mạnh hợp tác về hải
quân và công nghiệp quốc phòng.
Các học giả Việt-Ấn cũng thảo luận về
các vấn đề an ninh đang nổi lên ở châu Á-Thái Bình Dương, bản
tin của Thông tấn xã Việt Nam cho biết.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm thứ Tư
ngày 18/7 một lần nữa khẳng định Việt Nam ‘ủng hộ chính sách
hướng Đông của Ấn Độ’ trong buổi tiếp ông Rajiv K. Bathia, giám
đốc Hội đồng các vấn đề thế giới, sang dự hội nghị ở Việt
Nam.
Chính sách hướng Đông của Ấn Độ đặt trọng tâm vào mối quan hệ với Việt Nam.
Ở một đất nước chịu ảnh hưởng nhiều của
văn hóa Trung Quốc, ông Sang được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời
nhấn mạnh với vị khách Ấn Độ về ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ đối với Việt Nam ‘từ hàng trăm nay nay’ và cho rằng sự tương
đồng về văn hóa sẽ là cầu nối cho quan hệ hai nước.
BBC đã liên hệ ông Ranjit Rae, đại sứ Ấn
Độ ṭai Hà Nội, để hỏi mức độ cam kết mà nước này dành cho
Việt Nam trên vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, ông nói không thể bình
luận gì thêm vì lập trường của Ấn Độ về vấn đề này đã
được Ngoại trưởng S.M. Krishna tuyên bố tại Diễn đàn khu vực
Asean (ARF) vừa qua ở Phnom Penh.
Ông Krishna đã phát biểu rằng Ấn Độ đang
theo dõi chặt chẽ diễn biến ở biển Đông và rằng nước ông ủng hộ tự do
hàng hải và quyền tiếp cận tài nguyên theo luật pháp quốc tế.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/07/120718_vietindia_tie_workshop.shtml
No comments:
Post a Comment