Đây là những hình ảnh ở Huế & Đà Nẳng của một anh lính Mỷ đồn trú ở VN (1967-1968)
Trong
giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Steve Brown là một cựu sĩ quan thông
tin liên lạc. Ông đã phục vụ tại
các căn cứ của quân đội Mỹ tại Huế và Đà Nẵng trong các năm 1967-1968.
Hiện ông đã về hưu, sinh sống tại Ann Arbor, bang Michigan, Mỹ.Trong
khoảng thời gian ở Việt Nam, Steve đã chụp nhiều bức ảnh về các căn cứ
quân sự, cũng như phong cảnh, kiến trúc và đời sống của người dân khu
vực Huế và Đà Nẵng. Từ năm 2008, ông bắt đầu
scan các bức ảnh và đăng tải trên trang Flickr cá nhân của mình. Mỗi
bức ảnh được ông chú thích chi tiết về nội dung.Khi xem lại những khung
hình chân thực và đầy ắp thông tin của Steve Brown, hẳn nhiều người Việt
Nam sẽ không khỏi ngỡ ngàng và nhớ về một giai đoạn lịch sử đầy biến
động của đất nước.Dưới đây là những bức ảnh do Steve Brown thực hiện.
Đây
là tôi, một anh lính. Lúc này tôi đang phục vụ ở sân bay Phú Bài (Huế).
Tôi đã ở đây khoảng nửa năm trong quãng thời gian thực hiện nhiệm vụ ở
Việt Nam. Đố bạn biết ai đã chụp bức ảnh này? Hãy xem bức ảnh tiếp theo,
và bạn sẽ rõ.
Đây
chính là anh chàng nhiếp ảnh gia của tôi, một cậu bé thú vị. Cậu bé đã
chụp tôi, và sau đó thì tôi chụp lại cậu ta. Lúc này chúng tôi đang ở
một phòng khám y tế của Thủy Quân Lục Chiến ở nhà của trưởng thôn Thuỷ
Phú, cách thành phố Huế khoảng 12 dặm về phía Nam.
Đây
là đại bản doanh của Tiểu đoàn Truyền tin số 37 tại Đà Nẵng, nơi làm
việc đầu tiên của tôi trong quân đội Mỹ tại Việt Nam vào năm 1967. Tiều
đoàn này đóng quân gấn căn cứ không quân Đà Nẵng. Phía bên trái bức ảnh,
bạn có thể thấy 2 trong số các ăng-ten thu phát sóng lớn của chúng tôi.
Toà nhà ở giữa là công trình đầu tiên mà mọi người nhìn thấy khi đến
doanh trại của chúng tôi.
Còn
đây là trạm thu phát tín hiệu trong căn cứ của tôi. Tại đây, chúng tôi
tiến hành những công việc rất phức tạp liên quan đến thông tin liên lạc
đường dài, kết nối các căn cứ khác nhau ở miền Nam Việt Nam. Hệ thống
này được thiết kế bởi các kỹ sư thông tin đến từ Alexandria, Virginia.
Bên cạnh tòa nhà chứa các trang thiết bị quan trọng, được gọi là nhà EE
này, còn có cả một kho nhiên liệu và một máy phát điện rất lớn để duy
trì hoạt động tiêu tốn rất nhiều năng lượng của nó. Chúng tôi đã thua
trong cuộc chiến không phải vì công nghệ kém.
Trong
nửa đầu năm 1967, tôi đã đóng quân tại căn cứ chính của Mỹ tại Đà Nẵng.
Vào đêm 27/2, quân giải phóng đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa để tấn
công vào căn cứ không quân tại đây. Không mất nhiều thời gian để nhảy ra
khỏi giường khi qua tên lửa đầu tiên rơi xuống. Một quả tên lửa đã phá
hủy doanh trại trong bức ảnh. Những binh sĩ trong đã thoát nạn nhờ trú
ẩn kịp thời.
May mắn là tổng đài điện thoại quan trọng ở liền kề đã không hứng chiu bất kỳ thiệt hại. Theo các báo cáo chính thức, ít nhất 10 binh sĩ thuộc các đơn vị khác nhau đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Trong số đó có một lính thủy quân lục chiến mà tôi quen, anh A. J. Turner, người từng thực hiện nhiệm vụ liên lạc hàng hải trong đơn vị của tôi. Sau vụ tấn công này, Đà Nẵng hứng chịu thêm hai vụ tương tự trong năm 1967. Tôi là nhân chứng của cả 3 vụ tấn công, mặc dù trong vụ xảy ra ngày 15/7 là từ một địa điểm an toàn trên sườn núi. Trong hai vụ kia, tôi đã đối mặt với những tiếng nổ rất lớn, kéo dài khoảng 20 phút. Trong bóng đêm, có thể nhìn thấy làn sóng lửa lan tỏa như hòn đá ném lên mặt nước. Đó là cảnh tượng không giống với bất kỳ điều gì khác tôi từng chứng kiến trong đời.
May mắn là tổng đài điện thoại quan trọng ở liền kề đã không hứng chiu bất kỳ thiệt hại. Theo các báo cáo chính thức, ít nhất 10 binh sĩ thuộc các đơn vị khác nhau đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Trong số đó có một lính thủy quân lục chiến mà tôi quen, anh A. J. Turner, người từng thực hiện nhiệm vụ liên lạc hàng hải trong đơn vị của tôi. Sau vụ tấn công này, Đà Nẵng hứng chịu thêm hai vụ tương tự trong năm 1967. Tôi là nhân chứng của cả 3 vụ tấn công, mặc dù trong vụ xảy ra ngày 15/7 là từ một địa điểm an toàn trên sườn núi. Trong hai vụ kia, tôi đã đối mặt với những tiếng nổ rất lớn, kéo dài khoảng 20 phút. Trong bóng đêm, có thể nhìn thấy làn sóng lửa lan tỏa như hòn đá ném lên mặt nước. Đó là cảnh tượng không giống với bất kỳ điều gì khác tôi từng chứng kiến trong đời.
Một
cánh cổng mang phong cách kiến trúc Á Đông ở Đà Nẵng. Cảnh cổng đáng
yêu này nằm trên bán đảo giữa sông Hàn và biển Đông (Sơn Trà). Có rất
nhiều cơ sở quân sự trên bán đảo. Bức ảnh này được tôi chụp trên đường
về căn cứ trên núi Khỉ, nơi tôi đóng quân
trong 6 tuần.
Bãi
biển Đà Nẵng, lúc đó rất nổi tiếng với cái tên “China Beach”. Những bãi
cát ở đây trắng mịn như đường kính. Núi Khỉ ở phía xa.
Tôi
chụp bức ảnh này trên sông Đà Nẵng từ một tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ,
khi chúng tôi di chuyển từ Đà Nẵng đến
Phú Bài, gần Huế. Núi Khỉ nằm bên bờ sông, nếu nhìn kỹ bạn có thể thấy
hai chảo ăng-ten lớn của căn cứ thông tin liên lạc trên núi. Đó chính là
nơi tôi đóng quân trong 6 tuần.
Đây
là đại bản doanh của Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3 tại căn cứ lớn ở
Phú Bài, cách thành phố Huế khoảng 9 dặm về phía Nam. Trong nửa sau của
năm 1967, tôi phục vụ trong căn cứ thông tin liên lạc
nằm liền kề với sư đoàn này.
Con
“ong biển” ngộ nghĩnh này là vật trang trí trên tòa nhà trụ sở chính
của lực lượng Seabeas (Công binh hải quân Mỹ) , trực thuộc Sư đoàn Thủy
quân lục chiến số 3.
Nhà
ga của sân bay Phú Bài (Huế), nằm trên đường tới đơn vị của tôi. Sân
bay này ngày nay đã trở thành một sân bay quốc tế hiện đại của miền
Trung Việt Nam.
Tôi
chụp bức ảnh này trên một chuyến bay vận chuyển hàng hóa của Không quân
Mỹ từ Phú Bài đến Đà Nẵng. Tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng (ở hầm hàng).
Khi cánh cửa đuôi máy bay mở ra
trong một thời gian ngắn, tôi không bỏ lỡ cơ hội để chụp một bức ảnh từ
trên cao. Tôi cảm thấy thật may mắn, vì chỉ 30 giây sau cảnh cửa đã
đóng lại.
Ngôi
chùa Phật giáo được trang trí công phu này nằm trên Quốc lộ 1, cách căn
cứ của chúng tôi 3 dặp về phía Nam. Tôi chụp bức ảnh khi đang ngồi trên
một chiếc xe jeep.
Đây
là một nhà thờ nhỏ ở vùng nông thôn, cách căn cứ quân sự Phú Bài vài
dặm về phía Nam. Tôi phục vụ tại Phú Bài trong khoảng 6 tháng.
Những
người phụ nữ Việt Nam đang giặt đồ bên một bến sông ở Thủy Phú, một
ngôi làng nhỏ nằm dọc theo đường Quốc lộ 1, cách thành phố Huế khoảng 12
dặm về phía Nam. Ảnh chụp cuối năm
1967.
Những người phụ nữ Việt Nam đang trở về nhà từ khu chợ trong làng Thủy Phú.
Một
người mẹ (hay chị?) mẹ và em bé có cái mũ khá sành điệu. Tôi chụp bức
ảnh này trong một phòng khám y tế do lực lượng hải quân Mỹ mở ra trong
một ngôi làng gần căn cứ quân sự Phú Bài. Những người dân sở tại vốn
thiếu thốn sự chăm sóc y tế đã ủng hộ nhiệt tình cho sự ra mắt của phòng
khám này.
Vị
dược sĩ này đang pha chế một bài thuốc từ các loại thảo mộc theo những
công thức của riêng mình tại một thôn nhỏ ở phía Nam của Huế.
Người
nông dân chở những bó rơm bằng chiếc thuyền nhỏ ở vùng nông thôn của
Huế. Tôi chụp bức ảnh này từ một chiếc xe jeep, khi chúng tôi đi trên
Quốc lộ 1.
Bức
ảnh này cũng được chụp từ trên xe jeep tại Quốc lộ 1. Khu vực này trong
giống như một hồ nước, nhưng kỳ thực thì nó là những cánh đồng lúa bị
ngập nước trong mùa
mưa.
Sông
Hương, con sông nổi tiếng của Huế. Tôi đang ngồi trên một con tàu chở
quân loại nhỏ của hải quân Mỹ khi tôi chụp bức ảnh này. Chúng tôi đã mất
một đêm để đi từ vùng vịnh Đà Nẵng đến cửa sông. Trong ánh bình minh,
con tàu đi đi thêm vài dặm nữa để đến thành phố Huế. Trên chặng đường
này, chúng tôi đã bắt gặp một cặp đôi thú vị: hai con thuyền của người
Việt bám sát nhau.
Một
đền thờ nhỏ nằm bên bờ sông Hương, được chụp từ con tàu của hải quân
Mỹ. Ngay phía trước ngôi đền, những đứa trẻ đang vẫy tay chào chúng tôi.
Khung cảnh thơ mộng của một khu dân cư nằm bên bờ sông Hương, thuộc vùng ngoại ô của thành
phố Huế.
Có
rất nhiều thứ để ngắm nhìn trên dòng sông Hương của Huế. Hãy nhìn kỹ,
bạn sẽ thấy một cậu bé đang bơi về phía con tàu của chúng tôi. Cậu ta sẽ
xin kẹo, và chúng tôi thì luôn có sẵn kẹo cho những tình huống như thế
này.
Với
những ngôi nhà và thuyền bè đậu san sát, bức ảnh này đã thể hiện được
không khí nhộn nhịp, đông đúc của bờ sông Hương tại thành phố Huế một
cách hoàn hảo.
Một
đường phố ở Huế, được tôi chụp từ thùng chiếc
xe tải loại nửa tấn của quân đội Mỹ khi chiếc xe chạy qua Huế, thành
phố từng là thủ phủ xinh đẹp của xứ sở Đông Dương. Có thể cảm nhận được
hơi thở bình yên của cuộc sống hàng ngày ở nơi đây, mặc dù các cuộc
chiến đang diễn ra ác liệt ở nhiều khu vực xung quanh. Thật không may,
chỉ 3 tháng sau khi tôi chụp những bức ảnh ở Huế, thành phố này đã trở
thành tâm điểm của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân.
Những
người dân đạp xe ở Huế. Tôi chụp bức ảnh này tại một đường phố yên
tĩnh, ngay trước một văn phòng du lịch của Huế. Huế đã có một văn phòng
du lịch, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh, ít nhất là trước tháng
2/1968, thời điểm xảy ra biến cố Tết Mậu Thân. Ở phía xa là tháp chuông
của một nhà thờ Công giáo hoành tráng, được khánh thành vào năm 1962,
theo tôi được biết.
Đây là những người làm vườn Việt Nam tại thành phố Huế. Họ rất tự hào về công việc mà mình làm.
[IMG]çohttp://i1150.photobucket.com/albums/o617/redsvn/2012/06/SteveBrown/REDSVN-SteveBrown-29.jpg[/IMG]
Một
tòa biệt thự trong khu nhà vườn phong cách Huế. Tôi chụp
bức ảnh này từ phía sau xe tải của quân đội trong một chuyến đi công vụ
tại Huế. Bức ảnh được chụp 4 tháng trước khi xảy ra cuộc Tổng tấn công
Tết Mậu Thân, và tôi thường tự hỏi không biết ngôi nhà này có bị hư hỏng
vì các cuộc chiến đấu trong thành phố hay
không.
Cổng
Hiền Nhơn là một trong những cửa ô đẹp dẫn vào Hoàng thành ở Huế. Công
trình này đã bị hư hại trong cuộc chiến Tết Mậu Thân, nhưng sau đó đã
được khôi phục. Bức ảnh được chụp trong một chuyến tham quan khu vực
Hoàng thành.
Nội
thất phía trong Cung Diên Thọ, là cung điện của Hoàng thái hậu triều
Nguyễn. Đây là một trong những cung điện lịch sử đẹp nằm trong Hoàng
thành Huế.
Điện
Phụng Tiên là một ngôi điện cổ nằm ở phía trước cung Diên Thọ. Bóng
người đội mũ ở góc phía dưới, bên phải bức ảnh là hướng dẫn viên du lịch
của chúng
tôi.
Điện
Thái Hòa ở Huế là nơi hoàng đế đón tiếp các chức sắc khi ngồi trên ngai
vàng của mình. Nơi tôi đang đứng là sân Đại triều, nơi các quan lại
đứng xếp hàng khi yết kiến nhà vua.
Các vị vua nhà Nguyễn cai trị đất nước từ ngai vàng trong điện Thái Hoà.
Cái
ao yên tĩnh này là một trong hai ao nằm giữa Ngọ Môn và điện Thái Hoà
trong khu vực đại nội của Hoàng thành Huế. Bức ảnh được tôi chụp từ phía
trên của Ngọ Môn.
Hai
nữ họa sĩ ở Đại Nội. Đây là bức ảnh yêu thích của tôi từ khi phục vụ
tại Việt Nam năm 1967. Có một trường nghệ thuật trong di tích lịch sử
Hoàng thành tại Huế, và hai cô gái này đang vẽ ở phía trước của Ngọ Môn.
Tôi không nhớ là mình đã chụp bức ảnh này một cách vu vơ, hay là do tư
thế gợi cảm của cuả cô gái.
Nhà thờ xinh đẹp này nằm ở phía nam của sông Hương.
Nguyệt
là một phụ nữ trẻ đáng yêu, làm quản lý một cửa hàng quà tặng tại căn
cứ quân sự của chúng tôi tại Phú Bài, gần Huế. Cô là hình mẫu điển hình
cho những người phụ nữ xinh đẹp mà bạn có thể bắt gặp ở Huế. Chồng cô
phục vụ trong Không lực VNCH.
Khi chiếc xe jeep của
chúng tôi dừng lại, cậu bé này chạy đến và tạo dáng như thể rất muốn được chụp hình, và tôi đã đáp ứng nguyện vọng của cậu.
Một
nhà thờ Công giáo lớn ở phía nam của Huế (nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế),
được mở cửa vào năm 1962. Tôi chụp bức ảnh này trong quá trình thi hành
công vụ quân đội trong năm 1967.
Những góc nhìn khác về toà nhà thờ đồ sộ trên.
Ngọn Tháp này được xây dựng vào năm 1844 tại chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông
Hương, cách thành phố Huế 3 dặm về phía Tây.
Một
lối đi bằng bê tông đang được xây dựng trên núi Khỉ, nơi tôi công tác
khoảng 6 tuần trong khoảng thời gian ở Việt Nam. Bên sườn núi này là một
trạm chỉ huy thông tin liên lạc (được mệnh danh là Mắt Thần Đông
Dương). Khi tôi đến đây, những người thợ xây đang xây dựng một cầu thang
dẫn từ doanh
trại phía dưới lên trạm.
Đây
là quang cảnh của con đường dẫn đến cơ sở thông tin liên lạc của chúng
tôi ở phía Bắc núi Khỉ. Có thể nhìn thấy ở phía xa những đỉnh núi nhô
lên bên vịnh Đà Nẵng.
Phong
cảnh của vịnh Đà Nẵng nhìn từ núi Khỉ. Từ tuyến đường trên núi Khỉ, bạn
có thể được nhìn nhiều khung cảnh tuyệt vời của vùng biển và những ngọn
núi nằm giữa Đà Nẵng và Huế. Khung cảnh ở đây là hướng Bắc, nơi Quốc lộ
1 chạy qua đèo Hải Vân nổi tiếng, dẫn đến Huế. Góc trái bên dưới tấm
ảnh là hòn đá được gọi là "Boom-Boom-Rock", một điểm làm mốc của lính Mỹ
trên núi.
Một khung cảnh khác nhìn từ núi Khỉ.
Trong khoảng thời gian đóng quân trên núi Khỉ, chúng tôi đã rất nhiều lần được chứng kiến cảnh hoàng hôn quyến rũ ở nơi đây.
Chuyện ngày nay…
---------- Forwarded message ----------
From: H.N.Nguyen Date: 2012/7/21
Subject: Hình ảng - 37 năm thống nhứt, đât nước phú cường, nhơn dân có tự do, no ấm va hạnh phước
To:
From: H.N.Nguyen Date: 2012/7/21
Subject: Hình ảng - 37 năm thống nhứt, đât nước phú cường, nhơn dân có tự do, no ấm va hạnh phước
To:
Đêm ở bãi chứa rác lớn nhất Hà Nội
Posted on July 21, 2012
3 giờ sáng, hàng trăm người lam lũ ùa vào trong bãi rác Nam Sơn và cần mẫn nhặt nhạnh dưới ánh đèn mờ tỏ. Ảnh của độc giả Minh Trí giúp ta thấy một mảng cuộc sống Hà Nội về đêm.
Bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, là một trong những khu tập kết rác thải lớn nhất Hà Nội, mỗi ngày trung bình có tới cả nghìn tấn rác của thủ đô được tập kết về đây và hầu hết được xử lý bằng cách chôn sống.
Theo quy định của ban quản lý Nam Sơn, cứ sau 3 giờ sáng khi chuyến xe cuối cùng rời bãi thì người
dân mới được phép vào nhặt phế liệu.
Số lượng người sống bằng nghề nhặt rác tới đây hàng đêm từ vài trăm cho tới cả nghìn. Mỗi đêm, người nhặt rác ở đây có thể bỏ túi từ 30.000 đến 80.000 đồng
(1 đến 3 đô la) tiền bán phế liệu cho những lán tư nhân mọc lên quanh đó.
Tất cả các xe chở rác đều kết thúc công việc lúc 2 rưỡi đêm và bắt đầu lúc 7 giờ sáng. Để đảm bảo an toàn, những người nhặt rác được vào khi không còn chiếc xe nào trong bãi
Những người nhặt rác trong này hầu như đều có “trưởng lán” (như lời của nhân viên bảo vệ ) đứng ra thuê nhặt rác, mỗi trưởng lán quản lý khoảng 30 tới 50 người. Nhiệm vụ trưởng lán
thay mặt công ty đảm bảo việc an toàn, tránh tranh cướp, cãi vã nhau trong thời gian làm việc.
Ngoài ra cũng có khá nhiều người làm tự do mà không chịu sự quản lý của trưởng lán nào cả
mỗi người có 1 đèn chiếu nhỏ sạc ắc quy để chiếu sáng vùng tìm kiếm
Phút nghỉ ngơi
Người đàn ông này đang xem có còn sót gì trong chiếc ví bỏ đi
Chú Minh – nhà khu Bắc Sơn: mỗi ngày người lớn tuổi như chú chỉ kiếm đước 100 tới 150ngàn. Tụi thanh niên khỏe hơn có thể kiếm gấp đôi
Anh Vinh – đang cự ngụ gần khu vực bãi rác thải Nam Sơn chia sẻ: ” nhặt rác cũng là 1 nghề, không phải tự ti với nghề đã nuôi sống mình và gia đình”
Cái gì họ cũng có thể nhặt như nilong, nhựa, dây điện, lốp…. ngay cả những chiếc gối cũ, gấu bông
Chú Chính cùng con trai tên Trọng chuyên chủng loại cao su về đốt làm nhựa đường
Thành quả sau 1 buổi làm việc
Toàn cảnh cọc số 7 Khu xử lý rác thải Nam Sơn
H.N. NGUYEN, CO/ US/OCC (Ret)
No comments:
Post a Comment