Tại sao NT Hillary Clinton đi Việt Nam?
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-07-07
Khoảng đầu tháng rồi, Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta viếng thăm VN, thậm chí có mặt ngay tại quân cảng Cam Ranh chiến lược, và vào tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng tới thăm VN.Câu hỏi có thể được nêu lên là tại sao các quan chức cao cấp Hoa Kỳ xem chừng như dồn dập viếng thăm VN như vậy?
Qua cuộc phỏng vấn do Thanh Quang thực hiện, GS Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, trước hết nhận định như sau:
Thử sức Mỹ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết nói về chuyện tại sao bà
Clinton đến thăm Việt Nam thì có vấn đề ngay lập tức là chuyến đi này
của bà Clinton kéo dài 2 tuần lễ để giải quyết nhiều vấn đề từ Syria đến
Afghanistan, cho đến vụ ASEAN.
Riêng đối với chuyến thăm Việt Nam thì bà đến đó để dự 3 hội nghị rất
là quan trọng: thứ nhất là Diễn Đàn An Ninh Đông Nam Á, thứ hai là Hội
Nghị Thượng Đỉnh Đông Nam Á cấp Ngoại Trưởng, và sau đó là Hội Nghị hậu
thượng đỉnh Đông Á gồm các ngoại trưởng giữa US và ASEAN mà thôi, và đây
cũng là thời cơ nhân tiện để ghé thăm Việt Nam, và thứ hai nữa ngay
trong vụ này thì trong mấy tuần vừa qua thì mình thấy có hai vụ sôi động
ở nơi đó làm cho Mỹ phải quan tâm.
Đó là, thứ nhất là vụ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough và thứ hai là
vụ Trung Quốc cho đấu thầu khai thác dầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam và Việt Nam có phản ứng lại, rồi lại có tin tàu Trung
Quốc đuổi tàu Việt Nam mà Việt Nam lại đưa tin cải chính, thì những cái
này làm tình hình sôi động lên tạo cơ hội cho bà Clinton ghé thăm, bởi
vì ở đó có một số hội nghị và thứ hai nữa là những vấn đề nóng bỏng xảy
ra cũng đòi hỏi sự quan tâm của nước Mỹ. Đó là về việc của bà Clinton.
Bây giờ cộng với việc của bà Clinton và ông Panetta thì ta thấy thực
sự ông Obama qua chính sách gọi là thực hiện trọng tâm chiến lược của Mỹ
về ASIA, thì vấn đề này người Mỹ nói như vậy nhưng bên Á Châu thì người
ta không có tin, nhất là phía Ấn Độ thì họ bảo là Mỹ đang thâm thủng
ngân sách mà tình trạng chính trị thì tê liệt bởi vì lưỡng đảng đang
tranh chấp nhau, thành ra làm gì mà Mỹ có khả năng sang với Á Châu. Vì
thế cho nên hai chuyến thăm của ông Panetta và bà Clinton là để nói cho Á
Châu biết “Chúng tôi rất quan tâm đến Á Châu và chúng tôi thành thật quan tâm tới Á Châu”.
Khác hẳn với lần trước thời ông Bush thì bà Condi Rice được mời mấy
lần mà không có tham dự, thì lần này suốt từ năm 2010 là người Mỹ liên
tục tham dự kể cả ông Tổng Thống Obama nữa, nên khi ông Panetta đến Cam
Ranh thì trước đó ông nói rõ là ông sẽ chuyển 60% hải lực của Mỹ sang
vùng Tây Thái Bình Dương từ giờ cho tới thời diểm 2020. Và đặc biêt nhất
là ông Panetta là tổng trưởng quốc phòng đầu tiên đến thăm Cam Ranh, và
ông cũng nói toạc móng heo ra là Mỹ muốn có tàu được cập bến Cam Ranh
nhiều hơn. Đó là trong khuôn khổ chính sách chung của Mỹ.
Một vấn đề cuối cùng nữa có thể là quan trọng, là bởi vì có tin rằng
ông Tổng Thống Obama có thể sang thăm vùng Á Châu và nhân tiện sẽ ghé
Việt Nam, vì vậy việc thăm viếng tất cả ở đây cũng là chuẩn bị cho cuộc
viếng thăm đó, nếu có.
Cái thứ ba là họ thử Mỹ, thành ra đây là con bài mà nó đưa vào trong vòng thử thách.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Thanh Quang: Thưa Giáo Sư, giữa lúc Trung Quốc ngày càng
tiếp tục hành động không mấy che giấu là xâm lược chủ quyền lãnh hải của
Việt Nam và của cả Philippines, gọi thầu như Giáo Sư vừa trình bày là
khai thác dầu ngay sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, v.v...
dù bề ngoài Bắc Kinh luôn nói là sống chung hòa bình, thì liệu sự hiện
diện như vừa nói của các viên chức cao cấp Mỹ có thể giúp làm chùn bước
hành động ấy của Trung Quốc hay không, thưa Giáo Sư?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết tôi nghĩ nói một cách tổng quát
thì có thể Trung Quốc phải nghĩ lại, lý do là như thế này, nó có ảnh
hưởng hai chiều cơ: Điều thứ nhất, Trung Quốc vẫn nói là mình phát triển
hòa bình và có quan hệ tốt đẹp với các quốc gia Đông Nam Á nhưng mà
chuyện Trung Quốc làm như thế này thì rất có hại cho Trung Quốc, thành
ra vì thế mà các quốc gia Đông Nam Á sẽ sợ và họ sẽ quay về Mỹ, thứ hai
là sự hiện diện của Mỹ được “welcome” hơn, được đón tiếp tốt đẹp hơn,
thì cái đó sẽ thiệt hại cho Trung Quốc.
Nhưng mặt khác nó có cái chiều khác là có những biến chuyển dồn dập
như thế thì Trung Quốc sợ rằng nếu mà để lâu thì Mỹ càng hiện diện nhiều
hơn. Và càng để lâu thì các quốc gia như Phi Luật Tân, Việt Nam có khả
năng cứng cựa hơn, thành ra cũng có thể làm cho họ dồn dập muốn thử như
vụ Scarborough và vụ Việt Nam hiện nay, thì họ thử luôn mấy chuyện để,
thứ nhất là họ thử xem cái sức của mấy anh ra sao, các anh có làm được
gì chúng tôi hay không. Thứ hai nữa là họ thử cái mà cứ hay gọi là
“ASEAN là trọng tâm của tất cả mọi việc” thì cái vụ Scarborough cho thấy
là ASEAN chả nói được cái gì cà. Cái thứ ba là họ thử Mỹ, thành ra đây
là con bài mà nó đưa vào trong vòng thử thách.
Bài toán khó
Thanh Quang: Trước khi trở lại việc thử sức như Giáo Sư
vừa đề cập thì, thưa Giáo Sư, người Việt Nam nên đón nhận những chuyến
viếng thăm Việt Nam của các viên chức Hoa Kỳ như thế nào và ở mức độ
nào?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt Nam thì có hai loại, thứ nhất
là người ở ngoại quốc thì chúng ta thấy trong các website ông nào cũng
nói “đi với Mỹ đi để chống Tàu”, thì thực sự chuyện đó không có giản dị
như vậy, nhưng mà ở ngoại quốc cứ nói như vậy.
Còn ở trong nước thì có hai loại, thứ nhất chúng ta thấy người bình
dân họ cũng nói nên đi với Mỹ để chống Tàu, nhưng mà ngược lại đối với
tù chính trị và những chiến lược gia thì họ phải suy nghĩ rất kỹ về việc
đó là bởi vì Việt Nam thì ở cạnh nước Tàu, liệu một “confrontation”
đương đầu với Tàu có phải là điều tốt hay không? Nếu mà tránh được thì
ngay cả những ông cụ nhà ta ngày xưa cũng tìm cách tránh cái đó, tuy giữ
độc lập nhưng làm sao tránh khỏi “confrontation” thì bài toán rất khó.
Và nhất là cái vấn đề ở trong chính trị quốc tế người ta bao giờ cũng
tìm cách quân bình lực lượng, thì quân bình lực lượng của Mỹ là rất tốt
nhưng mà điều đó không xảy ra dễ dàng như người ta tưởng.
nhưng mà ngược lại đối với tù chính trị và những chiến lược gia thì họ phải suy nghĩ rất kỹ về việc đó là bởi vì Việt Nam thì ở cạnh nước Tàu, liệu một “confrontation” đương đầu với Tàu có phải là điều tốt hay không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Thanh Quang: Dạ. Chuyện mà Trung Quốc muốn thử sức như Giáo
Sư vừa đề cập thì thưa Giáo Sư hiện có nhiều người quan ngại là việc
Bắc Kinh ngày càng tăng cường lực lượng tàu bè ở Biển Đông và xâm lấn
trắng trợn vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế như trường hợp của Việt
Nam và của Philippines vừa rồi, kiểu như “giành dân chiếm đất”, thì Giáo
Sư có lo ngại xung đột vũ trang sắp sửa xảy ra hay không ạ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Xung đột vũ trang nếu xảy ra thì có thể
bất cứ lúc nào vì trong tình trạng căng thẳng thì nhiều khi sự tính lầm
cũng có thể xảy ra võ trang được. Dù sao những yếu tố này là yếu tố của
chính phủ cho nên họ có hành động, họ có thử thì họ cũng khôn lắm, họ
cũng dè dặt. Thí dụ như vụ Scarborough thì chỉ có Phi Luật Tân là gửi
tàu chiến đến và rút ra ngay chứ Trung Quốc không gửi tàu chiến, nó chỉ
dùng để thử thôi.
Thế còn trong trường hợp đấu thầu 9 lô thì nó cũng
chẳng phải là chính phủ mà nó chỉ là cơ quan của một hãng dầu Trung
Quốc, mà hãng dầu Trung Quốc cũng như Việt Nam đều là những hãng dầu
quốc doanh, thành ra khi họ hành động thì họ cũng khôn khéo lắm vì còn
để đường rút lại vì họ nói không phải là chính phủ làm, một mặt là công
ty nó làm nhưng chính phủ thì cứ nói tử tế nhưng mà hành động thì công
ty hành động, rồi họ bảo những hành động chẳng hạn như họ bảo vùng đó là
do quận - huyện - tỉnh, ở trong vùng duyên hải do tàu hải giám, họ bảo
không phải của trung ương mà của địa phương, thành ra những cái đó chứng
tỏ họ khôn lắm.
Thanh Quang: Cảm ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng rất nhiều ạ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-top-officials-visit-vn-whats-signif-tq-07072012143434.html
“Cuộc chiến mới” của Việt Nam và Trung Quốc
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-07-07
Trong khi người dân hai nước Việt – Trung chưa quên các cuộc chiến trong lịch sử giữa hai nước mà gần nhất là cuộc chiến biên giới năm 1979, cuộc chiến tại biển Đông năm 1974 và 1988; thì Hà Nội và Bắc Kinh dường như đang bắt đầu một cuộc chiến mới - cuộc chiến về chủ quyền trên biển Đông.Chỉ có điểm khác biệt: đây dường như là cuộc chiến không tiếng súng.
Bắc Kinh giận dữ
Một đội tàu tuần tra Trung Quốc vừa đến khu rạn san hô và đảo ở trung
tâm Trường Sa để thực hiện quan sát gần; sau khi đến đảo Đá Châu Viên
(tức Cuarteron Reef thuộc Trường Sa). Tính cho đến ngày 3 tháng 7, đây
là diễn biến mới nhất trong thời gian gần đây sau hàng loạt các tranh
cãi gay gắt cũng như các hành động mà giới chức Hoa Kỳ gọi là “khiêu
khích” từ phía Bắc Kinh.
Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua, trong bối cảnh căng thẳng biển Đông đang gia tăng mà chưa có hướng giải quyết.Và điều 1 trong luật này khẳng định rõ chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam đã gây khó chịu cho phía Trung Quốc.
Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua, trong bối cảnh căng thẳng biển Đông đang gia tăng mà chưa có hướng giải quyết.Và điều 1 trong luật này khẳng định rõ chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam đã gây khó chịu cho phía Trung Quốc.
Ngay khi Luật Biển này được thông qua hôm 21 tháng 6, cùng ngày, thứ
trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Trung Quốc triệu đại sứ Việt Nam
tại Bắc Kinh Nguyễn Văn Thơ đến nhằm phản đối Luật Biển mà nước này cho
là “phi pháp”. Cùng thời điểm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc,
Hồng Lỗi cũng lên tiếng yêu cầu Việt Nam “sửa chữa sai lầm”.
Một ngày sau đó, Quốc hội Trung Quốc yêu cầu Việt Nam “sửa ngay
lập tức” Luật Biển vừa được thông qua. Qua một lá thư của Ủy ban đối
ngoại Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc gởi cho Ủy ban đối ngoại
Quốc hội Việt Nam, Bắc Kinh khẳng định “chủ quyền không tranh cãi” đối
với Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng trong thời gian đó, hàng loạt các tờ báo Trung Quốc, trong đó có
tờ China Daily, lên tiếng phản bác lại Luật Biển Việt Nam với những lời
lẽ gay gắt đầy đe dọa. Trong số đó, bài viết nhan đề “Trò hề lố bịch”
số ra hôm 25 tháng 6 ám chỉ một cách gay gắt rằng Việt Nam “chiếm cái
của người khác làm của mình” và đe dọa sẽ “trả giá đắt”. Trước đó, bài
viết, “Khiêu khích sẽ dẫn đến hành động đáp trả” và “Cần có biện pháp
cứng rắn để bảo vệ chủ quyền ở Nam Hải” đăng trên Nhân dân Nhật báo vào
tờ Văn Hối cũng có những lời lẽ mạnh bạo tương tự.
TS Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam trong lần
phỏng vấn gần đây với đài RFA đã nói về hoạt động của Trung Quốc như
sau:
“Nó căng thẳng hơn vì những hoạt động của họ nghiêm trọng hơn
trước. Đó là hành động tiến thêm một bước nữa trong việc khẳng định chủ
quyền ở khu vực đường lưỡi bò. Đó là một hướng mà Trung Quốc làm để dần
đẩy tất cả mọi người ra khỏi khu vực đường lưỡi bò”.
Hồi năm ngoái, tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng từng lên tiếng đe dọa các
nước trong khu vực “chuẩn bị nghe tiếng đại bác”. Việc giới chức, học
giả và các cơ quan truyền thông của Trung Quốc theo xu hướng chủ nghĩa
dân tộc dùng những lời mạnh bạo nhằm chỉ trích các nước khác không còn
là một điều lạ, nhất là khi Trung Quốc càng thể hiện rõ quyết tâm trong
vấn đề biển Đông thời gian gần đây. Tuy nhiên, một loạt những hành động
không chỉ bằng lời nói từ phía Trung Quốc cho thấy nước này sẵn sàng
tiến bất cứ bước nào có thể trong cuộc tranh giành chủ quyền tại biển
Đông, nơi mà cho đến bây giờ, Trung Quốc vẫn còn tỏ ra khá mập mờ trong
việc xác định vùng tranh chấp.
Ngay sau khi Luật Biển Việt Nam ra đời, lần đầu tiên Trung Quốc lên
tiếng xác nhận việc thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, bao gồm Tây
Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Trung Sa. Đây là lần đầu tiên Trung
Quốc lên tiếng xác nhận tin này, sau khi nhiều lần phủ nhận từ năm 2007
vì gặp phải sự phản đối quyết liệt của người Việt Nam.
Cũng trong hành động mà nước này gọi là nỗ lực bảo vệ chủ quyền ở
biển Đông, giới hữu trách Hải Nam cũng lên tiếng xác nhận vào cuối tháng
8 này, sẽ phủ sóng phát thanh và phát hình toàn bộ khu Tam Sa.
Giới nghiên cứu biển Đông cũng không lấy gì làm ngạc nhiên nhưng lần này họ làm một cách trắng trợn.
Nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc
Trong khi đó, ông Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung
Quốc hôm 28 tháng 6 cũng cho biết nước này sẽ nghiên cứu đến việc đặt cơ
quan quân sự tại Tam Sa, đồng thời phản đối những chuyến bay tuần tra
của Việt Nam tại khu vực này. Chỉ hai ngày trước đó, một nhóm tàu tuần
tra gồm 4 tàu hải giám của Trung Quốc mang số hiệu 83, 84, 66 và 71 và
hàng chục trực thăng cũng được điều vào biển Đông.
Hàng loạt hành động từ phía Trung Quốc diễn ra trong cùng một thời
điểm rất ngắn không che lấp được sự tức giận của phía Trung Quốc đối với
Luật Biển Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ sự việc “khiêu khích” lên đến đỉnh
điểm nhất cho tới giờ phút này là việc Bắc Kinh kêu gọi đấu thầu khai
thác dầu khí tại 9 lô ở biển Đông, trong đó các các lô chồng lấn với
vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Chín lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC)
hôm 23 tháng 6 kêu gọi mời thầu được cho biết cách đảo Phú Quý (Bình
Thuận) chừng hơn 30 hải lý và cách Nha Trang chưa đến 60 hải lý; nghĩa
là nằm trong vùng tài phán của Việt Nam. Chín lô này có các lô chồng lấn
với Việt Nam từ lô 128 đến 132 và lô 145 đến 156, là nơi mà Petro Việt
Nam đã có các hoạt động thăm dò từ trước.
Nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc nhận xét:
“Giới nghiên cứu biển Đông cũng không lấy gì làm ngạc nhiên nhưng
lần này họ làm một cách trắng trợn. Hành động của Trung Quốc cho thấy
tham vọng độc chiếm biển Đông là không bao giờ từ bỏ. Nó cũng là hồi
chuông cảnh báo cho những ai vẫn còn ảo tưởng về cái gọi là “sự trỗi dậy
hòa bình của Trung Quốc”.
Hà Nội đáp trả
Việc Trung Quốc gay gắt trả đũa lại Luật Biển Việt Nam có lẽ không
nằm ngoài suy đoán của nhiều người; tuy nhiên, cái mà người ta dường
như không dự đoán được là phản ứng đáp trả kiểu “ăn miếng trả miếng” từ
phía Việt Nam.
Ngay sau khi Trung Quốc triệu đại sứ phản đối Luật Biển, cùng ngày,
người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị đáp trả
rằng việc thông qua Luật Biển Việt Nam là “hoạt động lập pháp bình thường” và cho rằng "Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam”.
Người phát ngôn của cơ quan ngoại giao Việt Nam hôm 26 tháng 6 cũng
lên tiếng yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ hành động kêu gọi thăm dò dầu khí mà
ông gọi là “phi pháp”. Ông Lương Thanh Nghị cũng không quên nhắc nhở
phía Trung Quốc tôn trọng Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo
giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Đây là thỏa thuận
được ký giữa Tổng bí thư ĐCSVN và Tổng bí thư ĐCSTQ hồi tháng 10 năm
ngoái, trong đó hai đảng khẳng định “Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc
được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982”. Mạnh dạn hơn, bộ Ngoại giao Việt Nam hồi cuối
tháng cũng đã trao công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nhằm
phản đối hành động kêu gọi thăm dò dầu khí trên.
Trong khi đó, lãnh đạo thành phố tỉnh Khánh Hòa và Đà Nẵng, yêu cầu
Bắc Kinh hủy bỏ kế hoạch thành lập thành phố Tam Sa và gọi đây là hành
động phi pháp.
Nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc nhận xét về phản ứng của phía Việt Nam như sau:
“Phản ứng của Việt Nam trong thời gian vừa qua là vừa phải, có sự
nhân nhượng để bảo đảm vấn đề ổn định và phát triển đất nước. Nhưng đối
với dã tâm của Trung Quốc thì nhân nhượng phải có chừng mực chứ không
thể mềm yếu trước thái độ hung hăng của Trung Quốc”.
Phản ứng của Việt Nam trong thời gian vừa qua là vừa phải, có sự nhân nhượng để bảo đảm vấn đề ổn định và phát triển đất nước.
Nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc
Nếu các học giả hay giới truyền thông Trung Quốc đồng loạt lên tiếng
chỉ trích Luật Biển Việt Nam nhưng không đưa ra căn cứ để chứng minh cho
cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” của mình thì truyền thông,
giới học giả và các công ty Việt Nam cũng phản bác lại lập luận của
Trung Quốc với lời lẽ không quá gay gắt nhưng khá cứng rắn.
Đáp trả lại hành động kêu gọi mời thầu tại 9 lô chồng lấn với Việt
Nam, Petro Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo hôm 27 tháng 6 nhằm phản đối
việc này; cho đây là “việc làm sai trái, không có giá trị, trái với
công ước Liên Hiệp Quốc 1982 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ
dầu khí quốc tế”. Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí - Đỗ Văn Hậu còn tuyên
bố “trong trường hợp phía Trung Quốc hoặc doanh nghiệp trúng thầu cố
tình phớt lờ ý kiến của Việt Nam, PVN vẫn sẽ phản đối đến cùng”.
Cùng thời điểm, Luật sư đoàn Việt Nam, Hội luật gia Việt Nam cũng lên
tiếng và có nhiều bài phân tích về tính phi pháp của việc mời thầu ngày
23 tháng 6 của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc. Theo đó,
Trung Quốc đã vi phạm điều 58, 76 và 77 của Công ước LHQ về Luật Biển
1982 mà Trung Quốc là một trong khoảng 150 nước thành viên.
Trong khi đó, giới quan sát cũng bắt đầu để ý đến những phát biểu
khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong các cuộc tiếp xúc cử tri hôm cuối
tháng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú
Trọng. Nhưng có lẽ hành động quyết tâm nhất vẫn là cuộc tuần hành phản
đối Trung Quốc và ủng hộ Luật Biển Việt Nam của ít nhất 500 người dân Hà
Nội và Sài Gòn hôm 1 tháng 7. Bất kể mức độ thành công của cuộc tuần
hành đến mức nào và mức độ người dân tham gia ra sao, nó cũng nói lên
được rằng không dễ để một đất nước từ bỏ chủ quyền của mình.
Mặc dù ít được truyền thông trong nước nhắc đến nhưng máu xương của
những người đã ngã xuống trong các cuộc chiến gần đây với Trung Quốc vào
năm 1974, năm 1979 và 1988 không thể nào được xem như chưa bao giờ xảy
ra. Việt Nam và Trung Quốc cũng đang bước vào một cuộc chiến tuy không
tiếng súng nhưng không kém quan trọng. Dấu ấn sau mỗi cuộc chiến, kể cả
cuộc chiến không tiếng súng, thì ngoài kết quả cuối cùng còn có việc
người ta chiến đấu như thế nào. Và lịch sử luôn đón chào những cuộc
chiến mà trong đó, người ta bảo vệ những gì thuộc về mình.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-new-vietnam-china-war-qchi-07072012093040.html Âm mưu của Bắc Kinh
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-07-02
Mặc dù thường xuyên tuyên bố một nước Trung Quốc “trỗi dậy” luôn trong tinh thần “sống chung hoà bình”, nhưng trên thực tế, Bắc Kinh không ngần ngại công khai ngày càng ráo riết đe doạ bằng võ lực để thực hiện tham vọng bành trướng và bá quyền, nhất là liên quan lãnh hải ở biển Đông.Hành xử ngược với Công ước Quốc tế
Vào ngày 23 tháng Sáu vừa rồi, Việt Nam - cả thế giới - sửng sốt khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) kêu gọi đấu thầu quốc tế nhằm khai thác 9 lô dầu nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi 76 hải lý, cách phía Bắc Nha Trang 60 hải lý; khoảng cách gần nhất từ khu vực khai thác này tới vùng giữa Nha Trang và Phan Thiết chỉ 57 hải lý, trong khi từ vùng ấy tới đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận có 30 hải lý, nơi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu Trung Quốc cắt cáp hồi năm ngoái.
Qua bài “Dứt khoát Biển Đông không phải là ‘ao nhà’ của Bắc Kinh”, tác giả Bùi Văn Bồng cáo giác Hoa Lục “đã thẳng thừng đưa ra những tuyên bố ngang ngược, coi thường Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ, không tôn trọng cam kết quốc tế, hùng hổ chà dạp lên cái gọi là phương châm ’16 chữ vàng’ và xổ toẹt quan hệ ‘4 tốt’ mà chính lãnh đạo Trung Quốc đã giao kết với Việt Nam”. Tác giả khẳng định:
Biển Đông quyết không thể là cái “ao nhà” của Trung Quốc mà nhà cầm quyền Bắc Kinh lộng hành, tùy tiện muốn làm gì cũng được. Đó là thái độ dứt khoát của Việt Nam. Đó cũng là khẩu hiệu hành động kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển-đảo của Việt Nam.
Trước nguy cơ này, blogger Nguyễn Thông tri hô rằng “Bớ làng nước
ơi, giặc vào đến tận trong nhà rồi”, và ông nhận ra rằng rõ mấy tay
China nuôi cá bè ở Vịnh Cam Ranh “đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Rồi
nhà báo Nguyễn Thông “tự dưng cứ chập chờn hình ảnh cha con An Dương
Vương quất ngựa chạy vào đến núi Mộ Dạ khi đã muộn” rồi. Qua bài “Bớ
làng nước ơi, giặc vào đến tận trong nhà rồi”, tác giả nhận xét:
Chúng coi mình không ra gì, không thèm đếm xỉa đến chủ quyền lãnh thổ của mình, không thèm quan tâm đến sự phản đối của mình, chúng vứt vào sọt rác cái gọi là “tình hữu nghị truyền thống” mà mình đang hết sức nâng niu...
Blogger Nguyễn Thông
Chúng coi mình không ra gì, không thèm đếm xỉa đến chủ quyền lãnh
thổ của mình, không thèm quan tâm đến sự phản đối của mình, chúng vứt
vào sọt rác cái gọi là “tình hữu nghị truyền thống” mà mình đang hết sức
nâng niu. Chúng là bọn lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, là giặc, là quân
láo xược.
Khi chúng cố ý trêu tức, khiêu khích Việt Nam bằng hàng loạt những
vụ việc liên tiếp trong thời gian rất ngắn (bắt tàu ngư dân Việt, ra
lệnh cấm đánh bắt cá, đưa giàn khoan khủng vào vùng tranh chấp, lập
thành phố Tam Sa, mời thầu khai thác dầu khí, thậm chí ngày 26.6 còn lên
giọng phản đối việc Việt Nam ghép đặt quốc kỳ bằng gốm trên đảo Trường
Sa lớn…) thì có nghĩa chúng đã đói lắm rồi, không ẩn mình chờ thời nữa.
Trước hành động ngang ngược đó của Phương Bắc, câu hỏi có thể được
nêu lên là dựa vào đâu mà Bắc Kinh tuyên bố mời thầu quốc tế ngay trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Theo blogger Đoan Trang thì Trung
Quốc căn cứ vào đường lưỡi bò mà họ đơn phương áp đặt cho khu vực và cả
thế giới.
Qua bài “Ý đồ biến biển của Việt Nam thành ‘vùng tranh chấp”, tác giả
bày tỏ quan ngại về hành động hành xử một cách “phi UNCLOS” của Trung
Quốc, tức hành xử ngược lại Công ước LHQ về Luật Biển 1982, dù chính Hoa
Lục đã phê chuẩn công ước này. Hành động gọi thầu quốc tế như vừa nói,
theo tác giả Đoan Trang, một lần nữa “cho thấy sự mâu thuẫn, lật lọng
trong chính sách của Trung Quốc trên biển Đông”.
Điều nguy hiểm cho Việt Nam, tác giả nhận thấy trong diễn biến này,
là ý đồ của Trung Quốc biến vùng biển của riêng Việt Nam thành “vùng
tranh chấp” để sau cùng không chiếm trọn được thì cũng “cùng khai thác”.
Tác giả trích dẫn nhận định cách đây vài ngày của GS Taylor Fravel
thuộc Viện Công Nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ rằng “không như các lô mà Tập
đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc mời thầu trong năm 2010 và 2011, các
lô mới này hoàn toàn nằm trong vùng tranh chấp trên biển Đông”.
Vẫn theo GS Fravel, “ Có lẽ các công ty nước ngoài khó có thể hợp tác với tập đoàn này để đầu tư ở các lô đang tranh chấp ấy”.
GS Taylor Fravel nhân tiện lưu ý rằng Trung Quốc đang ra sức củng cố
cơ sở pháp lý của mình, từ tình trạng trong quá khứ chỉ phản đối những
hoạt động dầu khí của Việt Nam tại nơi mà Bắc Kinh cho là thuộc vùng
biển của Trung Quốc, thì nay, Hoa Lục khẳng định những hoạt động đó của
Việt Nam là “vi phạm luật pháp” của Trung Quốc.Tác giả Đoan Trang giải thích:
"Nghĩa là, mặc dù thừa nhận rằng “một số lô… nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế” của Việt Nam, nhưng GS. Fravel cũng đã mặc nhiên coi đây là khu vực chồng lấn, tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nói cách khác, Bắc Kinh đã phần nào thành công trong việc biến vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam thành vùng tranh chấp. Từ đây, đi đến quan điểm “gác tranh chấp, cùng khai thác”… biển của Việt Nam chỉ là một bước ngắn".
Không tôn trọng những gì đã ký kết
Tác giả Bùi Văn Bồng qua bài “ Dứt khoát Biển Đông không phải là ‘ao nhà’ của Bắc Kinh” như vừa nói còn lưu ý về “nhiều hệ luỵ nghiêm trọng khác” do Bắc Kinh gây ra:
"Việc Trung Quốc đẩy mạnh chương trình thăm dò và khai thác tại biển Đông không chỉ là hành động thách thức chủ quyền của các nước trong vùng mà còn đặt ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng.
Dàn khoan dầu khổng lồ mà Trung Quốc dự định triển khai trên biển
Đông chính là một pháo đài quân sự nguỵ trang và là công cụ hiện thực
hoá yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, biến biển Đông cùng các tài
nguyên của nó thành của riêng cho Trung Quốc.
Với đà này, không ai hy vọng Tuyên bố DOC hoặc là bộ Quy ước hay
COC sẽ được Trung Quốc quan tâm thực hiện nghiêm chỉnh. Và do đó, tình hình an ninh trên Biển Đông sẽ còn tiềm ẩn và bộc lộ nhiều bất ổn do Trung Quốc chủ động và rất muốn gây ra."
Việc Trung Quốc công khai đấu thầu những lô dầu ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam – theo tác giả Bùi Văn Bồng - là
“phản ứng quyết liệt, đủ trò tung hô, gào thét bác bỏ Luật Biển của Việt Nam”
Cả Bắc Kinh và Hà Nội đều lkhông tôn trọng những gì họ đã ký kết , vậy thì Luật Biển có giá trị gì? Hay chỉ để xoa dầu cù là cho những người bất mãn?”
Nhà văn Trần Khải
sau khi Phương Bắc đã vội vã hình thành “Địa cấp Tam Sa thị” để quản
lý Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và đảo Macclesfield Bank của
Philippines mà Trung Quốc gọi là Trung Sa nhằm ứng phó với Luật Biển
Việt Nam – Bộ Luật mà GS Trần Kinh Nghị từ Hà Nội cho là “kết quả của
một quá trình đấu tranh gay go, phức tạp có nhân tố ‘thù trong giặc
ngoài’ để sau cùng dẫn tới thắng lợi này”; và, vẫn theo GS Trần Kinh
Nghị, chính hành động hung hãn cho tham vọng “đường lưỡi bò” của Bắc
Kinh đã thúc giục Việt Nam đi tới quyết định quan trọng ấy.
Nhà biên khảo Trương Nhân Tuấn thắc mắc là sao “ vẫn không thấy Việt
Nam lên tiếng đề nghị đưa tranh chấp ra một trọng tài giải quyết. Việc
Trung Quốc lên tiếng phản đối bộ Luật Biển Việt Nam là một cơ hội hiếm
hoi.
Vì sao vậy? Người ta thấy ngay rằng việc Việt Nam im lặng là do các
yếu tố pháp lý có hại cho Việt Nam, như công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958
hay các hứa hẹn của lãnh đạo hai bên trong quá khứ”.
Sau khi Quốc Hội thông qua Bộ Luật Biển Việt Nam, nhà văn Trần Khải
có “câu hỏi cốt tuỷ” là “cả Bắc Kinh và Hà Nội đều là những chế độ không
biết tôn trọng những gì họ đã ký kết (thí dụ, Hiệp Định Paris, hay
Tuyên Ngôn Nhân
Quyền LHQ đều bị nhà nước Hà Nội vi phạm), vậy thì Luật Biển có giá trị gì? Hay chỉ để xoa dầu cù là cho những người bất mãn?”
Ông nói thêm rằng cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều “biết tẩy nhau” cả, đó là “không ai tôn trọng bất kỳ văn bản luật pháp nào”.
Vẫn theo nhà văn Trần Khải thì thực ra, Hà Nội không có cách nào hay
hơn là thông qua Luật Biển, bởi vì “nỗi đau khổ của ngư dân Việt đã tràn
bờ”, và “Luật Biển Việt Nam hình thành trong hoàn cảnh cả nước bị bao
vây bởi những tàu lạ có chữ Hán”.
Qua bài “Thế hệ nhân nhượng”, blogger Thuỳ Linh nhận xét:
"Biển Đông bây giờ bọn Tàu cứ chềnh ềnh tàu và người nó ra đấy thì “cực lực phản đối”, “Việt Nam lên án”; “đề nghị” liệu có khiến nó rút đi không? Luật biển mới ra đời làm nhiều người nao nức có bắt “nó” chấp hành không? Không, đúng không nào?
Bao giờ thì giải quyết được cái ao chung ấy? Có mà khươm mươi
niên. Có dám đưa nó ra toà án quốc tế không? Không. Trừ khi chả còn anh
em gì sất, chỉ còn quốc gia, dân tộc, nói chuyện bằng lẽ phải, luật lệ.
Mà cái đó chắc chả dễ gì có ngay. Thế thì lạc quan nỗi gì?"
Vẫn đàn áp biểu tình chống TQ
Hôm Chủ Nhật mùng 1 tháng 7 này, tại Sàigòn, Huế, Hà Nội, những người
yêu nước lại làm nên lịch sử qua những cuộc biểu tình phản đối Trung
Quốc xâm lược cũng như ủng hộ Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật Biển, mặc
dù lực lượng công an, dân phòng, trật tự xuất hiện rất đông, ra sức
ngăn chận, bao vây, bắt giữ một số người yêu nước như Nguyễn Chí Đức,
Huỳnh Thục Vy, Bùi Thị Minh Hằng, Huỳnh Trọng Hiếu, Khánh Vy, Trầm Tử…
Mặc dù một nhóm bạn trẻ tham gia biểu tình đã gọi điện kêu cứu khi bị
an ninh theo dõi và bao vây trên xe buýt, nhiều bloggers bị bắt nguội
trên đường từ nơi biểu tình về nhà, mặc dù những nhân sĩ, trí thức lão
thành, và cả nhiều sư tăng bị xô đẩy thô bạo, mặc dù – nói theo lời ông
Phil Robertson, Phó Giám đốc Human Rights Watch đặc trách khu vực Á
Châu, rằng “ hành động của công an tại Hà Nội và Saigòn, một lần nữa,
chứng tỏ phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam là sách nhiễu và cản trở
mọi hình thức biểu tình ôn hoà, bất kể phát xuất từ nguyên nhân nào”.
Hành động của công an tại Hà Nội và Saigòn, một lần nữa, chứng tỏ phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam là sách nhiễu và cản trở mọi hình thức biểu tình ôn hoà, bất kể phát xuất từ nguyên nhân nào.
Phil Robertson, HRW
Blogger Mẹ Nấm nhận xét rằng “ Vậy là ngày Chủ Nhật đầu tiên của
tháng 7 đã đi qua, buổi sáng cuối tuần kết thúc bằng những hình ảnh rạng
ngời của các công dân Việt Nam yêu Tổ quốc cùng xuống đường tuần hành
ôn hòa chống Trung Quốc và ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội
thông qua. Mặc dù trước giờ G, đã có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về
lời kêu gọi biểu tình lần này, nhưng kết quả cuối cùng thì chúng ta đã
thấy, hình ảnh người Việt yêu nước Việt đẹp đẽ biết bao”.
Trịnh Kim Tiến, một trong những bạn trẻ từng bày tỏ lòng yêu nước
thiết tha và kỳ này bị công an ngăn chận không cho tới điểm hẹn để biểu
tình, đã cảm nhận rằng “ mỗi cuộc biểu tình, mỗi người biểu tình chống
Trung Quốc đều là một phát tát, tát mạnh vào mặt bọn bành trướng xâm
lược Bắc Kinh”.
Như vậy là thêm một diễn tiến lịch sử hôm mùng 1 tháng 7 ấy – buổi
tuần yêu nước, chống xâm lược – đã qua đi, sau khi nhân sĩ, trí thức lão
thành, nhiều sư tăng và nhiều bạn trẻ từ Sàigòn tới Hà Nội – nói theo
blog Dân Làm Báo, “ cương quyết không để bị cưỡng chế lòng yêu nước của
mình”.
Vẫn theo trang blog này, “ Ngày 1 tháng 7 năm 2012 - Dậy Mà Đi
- thêm một lần nữa, hành động xuống đường đã thể hiện thái độ rõ ràng,
dứt khoát và Can Đảm về chủ quyền của đất nước.Ngày 1 tháng 7 năm 2012 -
Dậy Mà Đi - cũng thêm một lần nữa minh chứng về những rào cản
nào đã tiếp tục trói, tiếp tục chận bước chân đi của dòng người yêu
nước. Và đó là một chiến thắng của những công dân Việt Nam trên đường
phố Sài Gòn, Hà Nội”.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-cal-expl-oil-on-vn-ter-07022012053653.html
Hoa Kỳ muốn làm giảm căng thẳng ở Biển Đông
Phnom Penh trước ngày khai mạc Diễn đàn khu vực ASEAN (REUTERS)
Viên chức Hoa Kỳ nói thêm : « Với tình hình kinh tế trì trệ
tại châu Âu và với sự phục hồi ở Hoa Kỳ chưa có gì là chắc chắn, rõ ràng
là châu Á hiện nay đóng một vai trò trọng yếu. ». Viên chức chính phủ
còn ghi nhận là các vấn đề về Biển Đông rất phức tạp, bởi vì những tranh
chấp này khơi dậy tinh thần dân tộc mạnh mẽ ở các quốc gia có liên hệ.
Biển Đông chắc chắn sẽ là chủ đề bao trùm Diễn đàn khu vực ASEAN, mà trong đó sẽ có sự tham dự của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ. Trước khi đến Phnom Penh dự diễn đàn này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ đến thăm Việt Nam và sẽ có một chuyến viếng thăm lịch sử tại Lào, chuyến đi đầu tiên đến nước này của một Ngoại trưởng Mỹ kể từ 57 năm qua.
Cũng về ngoại giao, hôm nay, chủ tịch Cuba Raoul Castro hôm nay đã đến Việt Nam, sau khi kết thúc chuyến viếng thăm Trung Quốc. Chuyến đi Việt Nam kéo dài bốn ngày của lãnh đạo Cuba là nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai đồng minh Cộng sản lâu đời này.
Cũng như ở Trung Quốc, ông Raoul Castro đến Việt Nam nhằm để học hỏi về kinh nghiệm cải cách kinh tế. Hiện giờ Việt Nam là nguồn cung cấp gạo chủ yếu cho Cuba và trao đổi mậu dịch giữa hai nước chỉ đạt 274 triệu đôla vào năm ngoái.
Biển Đông chắc chắn sẽ là chủ đề bao trùm Diễn đàn khu vực ASEAN, mà trong đó sẽ có sự tham dự của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ. Trước khi đến Phnom Penh dự diễn đàn này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ đến thăm Việt Nam và sẽ có một chuyến viếng thăm lịch sử tại Lào, chuyến đi đầu tiên đến nước này của một Ngoại trưởng Mỹ kể từ 57 năm qua.
Cũng về ngoại giao, hôm nay, chủ tịch Cuba Raoul Castro hôm nay đã đến Việt Nam, sau khi kết thúc chuyến viếng thăm Trung Quốc. Chuyến đi Việt Nam kéo dài bốn ngày của lãnh đạo Cuba là nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai đồng minh Cộng sản lâu đời này.
Cũng như ở Trung Quốc, ông Raoul Castro đến Việt Nam nhằm để học hỏi về kinh nghiệm cải cách kinh tế. Hiện giờ Việt Nam là nguồn cung cấp gạo chủ yếu cho Cuba và trao đổi mậu dịch giữa hai nước chỉ đạt 274 triệu đôla vào năm ngoái.
Liệu sẽ có quan hệ đồng minh Việt-Mỹ?
Cập nhật: 09:14 GMT - thứ bảy, 7 tháng 7, 2012
Trong những ngày gần đây, căng thẳng trên khu vực biển Đông lại gia tăng.
Ngay lập tức, ngày 23 tháng 6, Trung
Quốc đã cho mời thầu quốc tế 9 lô thăm dò dầu khí trên khu vực thềm lục
địa của Việt Nam. Đồng thời Trung Quốc đã cho bốn tàu hải giám tiến
hành diễn tập ở khu vực quần đảo Trường Sa. Việt Nam đã điều tàu cảnh
sát biển để ngăn chặn hành động xâm phạm chủ quyền này.
Ngày 4-7, báo Thanh Niên trích lại tin của tờ
Liên Hợp của Đài Loan nói rằng Trung Quốc đã thành lập một lữ đoàn tên
lửa mang số hiệu 827 đặt căn cứ tại thành phố thiều Quang, tỉnh Quảng
Đông. Căn cứ này được trang bị tên lửa Đông Phong 16 có tầm bắn 1200km,
trong khi khoảng cách từ Thiều Quang đến Hà Nội chỉ là 1000km.
Trung Quốc cũng tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa và xây dựng bộ chỉ huy quân sự Tam Sa.
Tờ Tin báo Hong Kong đánh giá thêm rằng việc
xuất hiện thông tin thành lập lữ đoàn 827 cùng những tuyên bố nói trên
có ý nghĩa tương hỗ lẫn nhau, nằm trong âm mưu “đe dọa, giương oai” nhằm
vào các bên có tranh chấp trên biển.
Bất kể một người Việt Nam nào còn một chút lương
tâm và trách nhiệm với đất nước thì đều không khỏi lo lắng cho chủ
quyền biển đảo của quốc gia, sinh mạng của ngư dân và của các chiến sĩ
cảnh sát biển, hải quân đang bảo vệ lãnh hải.
Bên trong, giặc nội xâm là các tập đoàn tham
nhũng, các nhóm lợi ích đang ngày đêm tàn phá đất nước. Chúng liên kết
với nhau vơ vét của cải, tham nhũng tiền thuế của nhân dân, khai thác
cạn kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường, hủy hoại và làm tha hóa
chuẩn mực đạo đức xã hội…
Bên ngoài giặc bành trướng đang rình rập chờ cơ hội để xâm chiếm biển đảo của Tổ quốc.
Chiến tranh trên biển Đông có thể xảy ra bất cứ
lúc nào. An ninh, chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong
khi đó, về quan hệ bang giao quốc tế, đảng Cộng sản không có đồng minh,
có một vài nước đồng chí thì họ cũng là đồng chí của Trung Quốc.
Tại sao cần đồng minh?
Ở châu Âu, các cường quốc về kinh tế và quân sự
như Anh, Đức, Pháp, Ý thì họ đều là đồng minh với nhau và là đồng minh
với Hoa Kỳ. Các nước này không chỉ chia sẻ giúp đỡ nhau về kinh tế khi
một thành viên nào đó gặp khó khăn.
"Chúng ta cùng nhìn ra thế giới thì thấy rằng hầu hết các cường quốc về kinh tế, quân sự trên thế giới đều là đồng minh hoặc là bạn bè, đối tác tin cậy của Hoa Kỳ. "
Mà điều quan trọng hơn họ cùng nhau chia sẻ
những lợi ích về an ninh, cùng nhau hợp tác để duy trì hòa bình và giải
quyết các xung đột trên thế giới vì lợi ích của cả khối và lợi ích chung
của cả nhân loại.
Mối quan hệ đồng minh này tạo nên sức mạnh to
lớn hơn rất nhiều so với sức mạnh của mỗi quốc gia riêng lẻ. Khi có mối
đe dọa nhằm vào bất kỳ thành viên nào của khối, thì họ sẽ tập chung toàn
bộ sức mạnh về kinh tế, quân sự để bảo vệ lẫn nhau.
Trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, các cường
quốc về kinh tế và quân sự như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia. Họ đều xây
dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và là đối tác của nhau trong việc
bảo vệ lợi ích chung. Cường quốc kinh tế và quân sự Ấn Độ cũng đang
hướng đến xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản và
Australia.
Trong cộng đồng Asean, Phillipines là đồng minh
của Hoa Kỳ. Điều quan trọng nhất trong mối quan hệ đồng minh đó là khi
một bên bị đe dọa, bị tấn công bằng quân sự, thì quốc gia đồng minh có
trách sử dụng mọi tiềm lực quân sự để bảo vệ đồng minh của mình.
Điều này khác xa so với mối quan hệ bạn bè hay
đối tác chiến lược. Khi một nước là bạn bè hay đối tác chiến lược bị tấn
công quân sự thì nước kia cùng lắm thì họ cũng chỉ lên tiếng bênh vực
về mặt ngoại giao.
Thực tế cho thấy là có nhiều nước đang là đối
tác chiến lược của nhau những vẫn đang đe dọa lẫn nhau và sẵn sàng xung
đột với nhau.
Rõ ràng việc các quốc gia có cùng lợi ích xây
dựng mối quan hệ đồng minh với nhau là vô cùng cần thiết. Việc này sẽ
làm cho sức mạnh của mỗi quốc gia thành viên được nhân lên trong việc
bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia của mình.
Đồng minh để bảo vệ chủ quyền
Trong điều kiện của đất nước chúng ta, việc lựa chọn đối tác để xây dựng mối quan hệ đồng minh là hết sức cần thiết. Việc chúng ta xây dựng mối quan hệ đồng minh không phải nhằm mục đích để chống lại các quốc gia khác. Mà mục đích chỉ tăng cường sức mạnh của quốc gia nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình và của nước đồng minh.
Việt Nam muốn có được mối quan hệ láng giềng hữu nghị và bình đẳng với Trung Quốc đồng thời bảo vệ được chủ quyền và lợi ích của chúng ta ở biển Đông. Theo quan điểm của tôi, chúng ta phải dựa vào hai trụ cột trong quan hệ quốc tế:
Một là xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa
Kỳ, dựa vào đó mở rộng quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc và
Australia. Khi có quan hệ đồng minh với các nước trên, chúng ta sẽ mua
được và nhận được sự giúp đỡ về trang thiết bị quân sự tiên tiến và hiện
đại, sự hỗ trợ trong huấn luyện, cung cấp và trao đổi thông tin.
Có mối quan hệ đồng minh, chúng ta không chỉ hợp
tác trong lĩnh vực quân sự, mà chúng ta sẽ có mối quan hệ chính trị,
ngoại giao, kinh tế mạnh mẽ. Nhờ vào mối quan hệ đồng minh mà kinh tế,
thương mại của chúng ta cũng sẽ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng.
Hai là, dựa vào quan hệ đồng minh với các cường
quốc nói trên. Chúng ta sẽ nâng cao được sức mạnh quân sự và có thể trở
thành quốc gia lãnh đạo trong cộng đồng Asean trong lĩnh vực quân sự.
Chúng ta sẽ cùng với các quốc gia có chung lợi ích trong Asean xây dựng
mối quan hệ về quân sự gắn bó hơn. Từ đó có thể cùng nhau bảo vệ lợi ích
chung trên biển Đông.
Như vậy dựa trên quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia cùng với cộng đồng Asean, chúng ta sẽ
nâng cao được tiềm lực quốc phòng và phát triển kinh tế. Nhờ đó chúng ta
mới có thể duy trì được hòa bình và bảo đảm được quan hệ láng giềng hữu
nghị với Trung Quốc.
Việt Nam có mất chủ quyền quốc gia khi có quan hệ đồng minh với các nước lớn?
Chắc chắn là không. Thực tế của các mối quan hệ
đồng minh trên thế giới cho thấy rằng các nước đồng minh không bao giờ
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chủ quyền quốc gia của các nước
thành viên luôn được tôn trọng măc dù có quân đội của nước này đóng
trên lãnh thổ của nước khác.
Tại sao Việt Nam phải chọn Hoa Kỳ để xây dựng mối quan hệ đồng minh?
Điều quan trọng đầu tiên mà chúng ta thấy được
đó là cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều có chung lợi ích với nhau trên biển
Đông: Với Việt Nam là chủ quyền quốc gia và lợi ích kinh tế; với Hoa Kỳ
là tự do hàng hải, lợi ích kinh tế và vai trò cường quốc trong khu vực.
Hai nước không có bất kỳ tranh chấp hay mâu thuẫn nào trên khu vực này.
Điều quan trọng thứ hai là Hoa Kỳ thực sự mong
muốn xây dựng mối quan hệ đồng minh với một nước Việt Nam dân chủ. Gần
đây nhất là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã tới thăm quân cảng Cam Ranh,
và mong muốn quân cảng này cung cấp dịch vụ cho quân đội Hoa Kỳ.
Chúng ta cùng nhìn ra thế giới thì thấy rằng hầu
hết các cường quốc về kinh tế, quân sự trên thế giới đều là đồng minh
hoặc là bạn bè, đối tác tin cậy của Hoa Kỳ. Trở ngại chính
Trong việc xây dựng quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ thì vấn đề dân chủ và nhân quyền là trở ngại duy nhất.
Hiện nay chính quyền do đảng Cộng sản lãnh đạo đang giam giữ và cầm tù rất nhiều người hoạt động dân chủ và nhân quyền. Quyền thành lập báo chí tư nhân và quyền thành lập đảng phái, tổ chức chính trị chưa được chính quyền tôn trọng. Không chỉ riêng chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, mà chính phủ các nước trong EU, Australia, Canada, … cũng quan tâm và luôn kêu gọi chính phủ Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Yêu cầu mà Hoa Kỳ đưa ra cho chính phủ Việt Nam
để nâng cao mối quan hệ với Hoa Kỳ đó là chính phủ Việt Nam phải cải
thiện tình trạng nhân quyền, tôn trọng các quyền chính trị của nhân dân.
Chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ quốc gia đang bị đe dọa và đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Đứng trước thực tiễn đòi hỏi chúng ta cần phải
xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ. Mỗi một công dân Việt Nam cần
phải có lương tâm và trách nhiệm với Tổ quốc.
Tôi mong rằng những quí vị độc giả ủng hộ quan
điểm này của tôi, chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng kêu gọi, cổ vũ và ủng
hộ đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ trong việc cải thiện tình trạng
nhân quyền. Đó là thả tự do cho tất cả các tù chính trị, tôn trọng và
cho phép thành lập báo chí tư nhân, thành lập các tổ chức, đảng phái
chính trị khác.
Tất cả những người Việt Nam yêu nước đều mong
muốn rằng đảng Cộng sản Việt Nam hãy đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên
trên lợi ích đảng phái để thực thi cải cách dân chủ và nhân quyền.
Không chỉ vì lợi ích của các thế hệ người Việt
Nam hôm nay mà cho cả các thế hệ mai sau, trong đó có các thế hệ đảng
viên đảng Cộng sản.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Dạ. Không có chi!
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư hiện sống ở Hà Nội.
No comments:
Post a Comment