Nàng dâu Ý rất… Việt
“Mẹ, thôi mà, mẹ đừng lo nữa! Con chỉ cảm sơ thôi, mẹ
yên tâm nhé”. Chị quay lại nhìn tôi với một gương mặt rạng rỡ và kiêu
hãnh: “Mẹ chị cứ lo cho chị trong này”. “Mẹ chị”, người mẹ 93 tuổi đang
sống ở Bình Định, là người đã sinh ra “một nửa của cuộc đời chị”, mẹ của
anh Trương Văn Dân.
Chị Elena và mẹ chồng.
Năm Elena 16 tuổi, anh Dân là một du học sinh ngấp nghé đôi mươi.
Chị không nghĩ rằng, sức mạnh của tình yêu đầu đời lại có thể mãnh liệt
đến thế. Tình yêu đã đi theo suốt cuộc đời chị, cuộc đời anh, gia đình,
bạn bè và quê hương anh nữa. Chị từng biết đến Việt Nam qua những thước
phim tài liệu, một đất nước chiến tranh, khó khăn chồng chất khó khăn.
Chính cái chất Bình Định văn chương, lãng mạn và chu toàn của anh đã lôi
cuốn chị. Rồi chị gặp những người bạn của anh, đọc những bài báo, trang
sách, chị hiểu về đất nước và con người Việt Nam hơn.
Vượt qua bao nhiêu trở ngại, bao nhiêu băn khoăn trăn trở, chị đã quyết định chọn cuộc sống ở quê hương anh. Đã từng về Việt Nam nhưng là về làm khách, nay về Việt Nam là về nhà mình, dù đã chuẩn bị, đã cùng nhau sắp xếp mọi thứ nhưng chị vẫn bồn chồn, vẫn phải cố gắng thích nghi, vẫn có lúc chơi vơi giữa dòng người vừa quen vừa lạ. Chị là một trong số những người phụ nữ Ý ít ỏi đang sống trên đất Việt.
Vượt qua bao nhiêu trở ngại, bao nhiêu băn khoăn trăn trở, chị đã quyết định chọn cuộc sống ở quê hương anh. Đã từng về Việt Nam nhưng là về làm khách, nay về Việt Nam là về nhà mình, dù đã chuẩn bị, đã cùng nhau sắp xếp mọi thứ nhưng chị vẫn bồn chồn, vẫn phải cố gắng thích nghi, vẫn có lúc chơi vơi giữa dòng người vừa quen vừa lạ. Chị là một trong số những người phụ nữ Ý ít ỏi đang sống trên đất Việt.
Chị nhớ một kỷ niệm trong chuyến về Việt Nam đầu tiên năm 1985. Anh
chị dừng chân ở Nha Trang và ghé vào một ngôi nhà nhỏ bên đường xin
nước uống. Hồi đó chưa có hàng quán như bây giờ. Một bà lão đã dắt chị
ra sân và chỉ vào giếng nước. Dòng nước mát lạnh, ánh mắt ấm áp của bà
đã làm cho chị cảm giác được đón tiếp thân thiện, gần gũi. Chị tìm thấy
hình ảnh mẹ mình trong cử chỉ thân thương của người phụ nữ không quen
trên một miền đất lạ. Trái tim chị ấm hơn khi nghĩ về quê chồng.
Hình ảnh người mẹ chồng càng làm chị xúc động. Mẹ lúc nào cũng lo
cho chị, dù mẹ già yếu theo năm tháng. Năm 1990 mẹ chồng sang Ý và lưu
lại 6 tháng. Với chị, đó là những ngày tháng không thể nào quên. Chị ví
đó là nốt nhạc hay nhất trong bài ca tình mẹ. Đó cũng là sợi dây bền và
đẹp nhất, gắn kết hai người phụ nữ có cùng một tình yêu với “chàng trai
Dân”.
Mẹ chị chỉ biết mỗi “tiếng Bình Định” và chưa bao giờ sử dụng đồ điện, nói gì đến các tiện nghi khác trong nhà. Cô dâu Ý đã hướng dẫn cho mẹ chồng từng ly từng tý. Riêng bình nước nóng lạnh, chị không yên tâm “giao phó”, nên chị trở thành người tắm cho mẹ hằng ngày.
Chắc con gái của mẹ cũng chưa bao giờ làm việc đó cho mẹ. Chị rớm rớm nước mắt khi nhớ về ngày đó: “Mẹ săn chắc, khỏe mạnh chứ không phải mỏng manh và gầy khô như bây giờ. Thời gian không trở lại nhưng mang phù sa bồi đắp thêm cho tình cảm mẹ con chị.
Mẹ chị chỉ biết mỗi “tiếng Bình Định” và chưa bao giờ sử dụng đồ điện, nói gì đến các tiện nghi khác trong nhà. Cô dâu Ý đã hướng dẫn cho mẹ chồng từng ly từng tý. Riêng bình nước nóng lạnh, chị không yên tâm “giao phó”, nên chị trở thành người tắm cho mẹ hằng ngày.
Chắc con gái của mẹ cũng chưa bao giờ làm việc đó cho mẹ. Chị rớm rớm nước mắt khi nhớ về ngày đó: “Mẹ săn chắc, khỏe mạnh chứ không phải mỏng manh và gầy khô như bây giờ. Thời gian không trở lại nhưng mang phù sa bồi đắp thêm cho tình cảm mẹ con chị.
Chị xem mẹ chồng là người mẹ ruột thứ hai. Điều đó được chị thể
hiện qua tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc. Ở nước Ý, chị là người
Thiên chúa giáo, khi về Việt Nam, theo mẹ đi chùa nhiều nên chị trở
thành Phật tử. Có lẽ tình yêu của mẹ chồng đã làm cho chị cảm thấy đó là
điều không thể thiếu trong cuộc đời này. Chị luôn thấy trong tình yêu
thương của chồng có cả trái tim nồng ấm của mẹ.
Ngày lễ Vu Lan chị là
người duy nhất cài hai bông hồng trên ngực áo. Bông trắng cho mẹ mình và
bông hồng đỏ cho mẹ chồng. Chị luôn tự hào vì có mẹ, có anh.
Mẹ biết chị sẽ buồn khi phải xa quê hương, xa người thân thương, xa
gia đình, bè bạn. Mẹ đã giúp chị luôn cảm thấy có người thân bên cạnh,
kể cả những người đã đi xa. Chị biết ơn mẹ đã rước vong linh của mẹ ruột
mình gửi lên Chùa, nên lúc nào chị cũng cảm thấy ấm áp và không đơn
độc. Chị thích tính quyết đoán “đã nói là làm” của mẹ. Chị luôn thấy mẹ
vẫn rất minh mẫn, vẫn tỉnh táo và mạnh mẽ.
Chị Elena và những người thân yêu.
Chị Elena và ông xã chung sống bên nhau đã gần 40 năm. Cách đây 3 năm, họ quyết định chọn một cuộc sống nhẹ nhàng, thanh đạm,“trữ tình” trong một căn hộ nhỏ ở Sài Gòn. Chị đi dạy tiếng Ý ở Trường Đại Học Khoa học xã hội và nhân văn, Nhạc Viện Thành Phố.
Chị tha thiết muốn đưa đến cho người Việt Nam những điều tốt đẹp, lãng mạn của nước Ý. Chị muốn đưa về quê mình những cái hay cái đẹp của văn hóa Việt Nam. Chị viết nhiều truyện ngắn nhẹ nhàng, tinh tế và gửi lòng mình vào đó. Anh là một dịch giả thấu hiểu và rất “trung thành” của chị.
Cầm trong tay cuốn tiểu thuyết “Bàn tay nhỏ dưới mưa” của anh Dân,
nghiêng nhẹ mái tóc vàng, chị bảo anh: “Em là người may mắn”. Ánh mắt
anh lấp lánh, nụ cười tràn đầy yêu thương: “Anh mới thật sự là người may
mắn!”. Chị cầm bàn tay anh lắc nhẹ: “Không, em may mắn hơn vì em có
anh, và em được mẹ yêu thương hơn anh”. Chị là Elena Pucillo Truong, một
nàng dâu Ý rất Việt.
Võ Thị Minh Huệ
No comments:
Post a Comment