HỐ XÍ GIỮA LÒNG THÀNH PHỐ
Hanoinet - Với việc có 2/3 số người mắc tả trong cả nước, thật không ngoa khi nói rằng: Hà Nội đang trở thành một trong những địa phương có môi trường bị ô nhiễm nặng nề nhất...
Bên một con đường lớn, đường Trường Chinh nối từ Ngã Tư Vọng ra Ngã Tư Sở, đến đoạn gặp đường Tôn Thất Tùng, có một cái hố khá to, đó là hồ Hố Mẻ.Nhiều năm nay, đây là điểm ô nhiễm xếp vào hàng số một của thành phố vì lượng rác, nước thải của các nhà dân xung quanh đó đều đổ thẳng ra hồ.
Mặt nước đặc quánh, lềnh phềnh những đám phân tươi, rác đã thối tồn tại ngay cạnh lối đi với vô vàn ruồi, nhặng. Trên bờ, một đoạn dài sát ngay đại học Y Hà Nội, dưới mấy gốc cây bỗng trở thành một cái tolet công cộng. Bất cứ ai "cần" đều có thể vào đấy để "xả". Đoạn đường đắm mình trong loang lổ những vũng nước tiểu, bốc mùi nồng nặc. Vậy mà, trên mặt nước vẫn có rất nhiều bè rau muống lẫn bèo tây, cây ngổ dại. Vì có quá nhiều phân tươi, nước tiểu và rác đổ xuống đây nên những đám rau muống xanh tốt đến kì lạ.Đó còn chưa kể đến hàng trăm bao tải rác mà cả người ở quanh, người ở đâu đem quẳng ra đó cùng với gạch ngói vỡ sau cuộc giải toả, di dời những ngôi nhà ven hồ.Có mặt ở khu vực hố Hồ Mẻ vào trưa 14/3 cùng với đoàn kiểm tra đột xuất của Thành phố Hà Nội do bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dẫn đầu, chúng tôi biết thêm rất nhiều điều không thể tưởng tượng được ở nơi đây.
Nhà vệ sinh được dựng ngay bên hồ Hố Mẻ Ngay ven hồ, ngay cả đến chính quyền địa phương cũng không biết tự lúc nào mọc lên một ngôi nhà tạm, một nửa cắm vào đất, một nửa đua ra mặt nước với ngổn ngang đồ đạc.Chủ của ngôi nhà này "khai báo" với đoàn công tác, nhà chính thức của anh đang xây nên "mượn" chỗ này để sống tạm bợ. Kế ngay tấm giường của nhà là một cái "bếp" (mà nhất định một người phụ nữ trong nhà không cho chúng tôi ngó qua) nhưng thực chất đó là một cái toalet nổi được thiết kế khá đặc biệt: Vẫn là một chiếc bệ toalét sứ gác lên và ghì chặt vào những thanh gỗ cắm từ dưới lòng hồ. Toàn bộ cả đám thợ xây và chủ nhà đi vệ sinh thẳng xuống hồ Hố Mẻ. Bên "gian nhà" của đôi vợ chồng có "nhà đang xây" là cửa hàng bia hơi Vườn Tre Xanh, diện tích tới mấy trăm mét vuông (theo những người dân ở đây là do nó mới "nở" ra chứ trước đây không to và "hoành tráng" như thế!)
Trong cơn bão dịch tả, cửa hàng bia hơi này vẫn đông người. Rau sống, rau thơm, thức ăn bày la liệt. Nhưng đặc biệt hơn phía sau "mặt tiền hoành tráng" lại là một khu toalét cực kì khủng khiếp. Không cần có bể phốt xử lý, thậm chí không cần cả xây dựng, che chắn gì cả, khách uống bia có thể cứ "ra đằng sau" và xả thẳng xuống hồ. Cùng với việc giải quyết "nỗi bức xúc của khách" là rác rưởi từ nhà hàng đổ ra Hố Mẻ. ...Và đổ rácBên bờ, chủ Vườn Tre Xanh còn tiếc rẻ, tranh thủ nuôi thêm một đàn gà "đồi", khiến ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc sở Y tế Hà Nội nhìn thấy phải nhắc nhở: Bác không biết là bây giờ bên cạnh dịch tả, còn dịch cúm da cầm Rất nhiều rác thải được đổ xuống hồCho đến nay, Hà Nội vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về số ca dương tính với phẩy khuẩn tả. Theo đánh giá của những nhà chuyên môn, sau mỗi trận mưa nguy cơ lây lan bệnh tả chắc chắn sẽ càng phức tạp.
Thành phố sẽ đối phó xử lí dịch bệnh (tất cả các loại bệnh mùa hè, không riêng gì dịch tả) ra sao khi giữa thành phố vẫn còn những nơi bẩn thỉu và ô nhiễm môi trường nặng nề như Hố Mẻ?Tuổi trẻ Hà Nội quyết tâm trả lại môi trường trong sạch cho hồ Hố Mẻ Ngay sau khi tham dự đoàn công tác với sự dẫn đầu của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, Thành đoàn Hà Nội với sự chủ trì của Bí thư đoàn TN Thành phố Nguyễn Văn Phong đã có cuộc họp gấp thông báo với các đơn vị cơ sở về việc thanh niên trên toàn thành phố tham gia giải quyết những điểm nóng về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Anh Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh: Do diễn biến của dịch bệnh phức tạp, chiến dịch Hè tình nguyện 2008 của tuổi trẻ Hà Nội sẽ được đẩy lên sớm hơn so với mọi năm khoảng nửa tháng. Cụ thể năm 2008 này, Hè tình nguyện bắt đầu từ ngày 19/5.Cũng theo anh Nguyễn Văn Phong: Không cần đợi đến lễ ra quân, ngay từ những ngày nay, các cơ sở đoàn trên toàn thành phố với trách nhiệm là tổ chức luôn có mặt mặt và xung kích trên mọi mặt trận phải có những hành động thật cụ thể, bằng những công trình phần việc cụ thể, nhằm làm sạch môi trường ngay trên địa bàn mình.Trong những ngày tới đây, các cấp bộ Đoàn sẽ phải nhanh chóng thành lập những đội quân tình nguyện phát tài liệu, tờ rơi tuyên truyền về cách phòng ngừa, nguy cơ lây nhiễm của dịch tả đến các khu vực đông dân cư: nhà ga, trường học, nơi có đông dân ngoại tỉnh về trú ngụ...
Riêng với việc làm sạch hồ Hố Mẻ, anh Nguyễn Văn Phong cho rằng: Đây sẽ được coi là một công trình phần việc của thanh niên cấp thành phố thể hiện tính xung kích của Đoàn. Sẽ có 3 công việc mà tuổi trẻ Hà Nội quyết tâm giải quyết tại điểm nóng này: Phát quang bờ bụi; gom; nhặt, trục vớt rác thải; cùng với công ty TNHH 1 thành viên Thoát nước làm sạch mặt nước hồ Hố Mẻ, khử trùng mặt nước hồ Hố Mẻ, trả lại sự trong sạch cho lòng hồ.Cùng với lực lượng thanh niên tình nguyện gồm hàng ngàn áo xanh sẽ là hơn 100 bác sĩ trẻ của các bệnh viện, trường Y, Dược,quyết tâm chung tay làm sạch Hố Mẻ.Kế hoạch làm sạch hồ Hố Mẻ sẽ được tiến hành vào cuối tuần này mà cao điểm là 2 ngày thứ Bảy và Chủ Nhật.
Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô
http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/www.ktdt.com.vn/Ha-Noi-Ho-xi-noi-giua-long-thanh-pho/1552520.epi
Tôi không hiểu nổi tại sao dân ta không quan trọng chuyện vệ sinh nhỉ. Tại sao chỉ lo xây nhà cho lớn, cho đẹp, mà cái cầu tiêu không được chăm sóc chu đáo? Tại văn hóa của mình chăng? Văn hóa ở dơ? Xin để các nhà xã hội học trả lời.
NVT
http://www.nld.com.vn/tintuc/giao-duc/205082.asp
Nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc trước tình trạng nhà vệ sinh bẩn xảy ra ở một số trường học mà Báo NLĐ đã phản ánh. Khảo sát tiếp ở một số trường, chúng tôi nhận thấy nhà vệ sinh trường học vẫn trong tình trạng báo động
Trong khi ngành giáo dục TP đang tính đến chuyện bình chọn trường “sao” thì vấn đề đáp ứng nhu cầu không thể thiếu của học sinh là nhà vệ sinh trong trường học lại chưa được các trường quan tâm đúng mức.
Còn mới nhưng vẫn bẩn
Chiều 15-10, có mặt tại khu vực nhà vệ sinh của Trường THCS Trương Công Định (quận Bình Thạnh - TPHCM), chúng tôi nhận thấy 2 nhà vệ sinh nam và nữ còn khá mới nhưng lại bẩn và rất khai.
Trong nhà vệ sinh nữ chỉ có 3 phòng vệ sinh và trước 3 phòng này còn có 3 chỗ ngồi xổm để tiểu tiện nhưng cửa chính thì lại hư chốt cài. Đặc biệt, trong 3 phòng vệ sinh nữ thì có đến 2 phòng quá bẩn với bồn cầu đầy phân. Khi bước vào nhà vệ sinh này, chúng tôi bắt gặp một em học sinh đang tiểu tiện bên ngoài các phòng vệ sinh trong khi các phòng đều trống, em cười thẹn thanh minh: “Trong phòng dơ quá!”.
Một học sinh khác cũng cho biết: “Ở đây bẩn và khai quá, em không muốn vào nhưng vì không thể không đi nên đành nín thở đi đại”. Phía ngoài các phòng vệ sinh này có bốn lavabo rửa tay nhưng một cái thì quá bẩn như đã lâu lắm chưa được chùi rửa, vòi nước hư nên nước chảy liên tục xuống sàn. Hai cái lavabo khác cũng hư vòi, cái thì không có nước.
Trước cổng trường, một phụ huynh có con học ở trường này cho biết: “Tôi thường nghe con tôi nói rất ít đi vệ sinh ở trường bây giờ tôi mới biết lý do”.
Đau bụng cũng chờ về nhà
Tại Trường THPT Võ Thị Sáu (Bình Thạnh), tình hình giữ vệ sinh có đỡ hơn mặc dù nhà vệ sinh ở trường này hơi cũ nhưng mỗi khi trời mưa khu vực này khá ẩm thấp và cũng có mùi khai khi bước vào. Bên trong phòng vệ sinh nữ, trên các bức tường quá bẩn với những vết bôi trét màu vàng vằn vện trông rất tởm.
Ngoài ra, có phòng đã mất chốt lẫn nắm cửa, làm trống một lỗ lớn khiến nhiều học sinh ngại không dám đi vệ sinh. Chị Thúy Hồng, có con học 3 năm tại trường này, cho biết: “Suốt 3 năm học cháu toàn “nín” về nhà đi vệ sinh vì nhà vệ sinh bẩn mà các cháu lại mặc áo dài trắng nên sợ bị dơ”.
Anh Quang Ngọc, phụ huynh một học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu, cho biết: “Con tôi hay than rằng nhà vệ sinh ở trường dơ và hôi lắm, thường xuyên gặp cảnh “đại tiểu tiện” chưa được dội nước nên cháu rất ít khi đi, khi nào “kẹt” lắm mới phải đi thôi. Chúng tôi cũng thấy bức xúc điều này vì cháu thường ở trường nhiều hơn ở nhà. Đành rằng số lượng học sinh quá đông so với số nhà vệ sinh, nhưng nhà trường cũng phải tìm cách nào đó để khắc phục tình trạng này”.
Ông Huỳnh Văn Sinh, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD-ĐT TPHCM:
Sạch hay không là do các trường
Từ lâu Sở GD-ĐT TPHCM luôn nhắc nhở các trường phải bảo đảm vệ sinh trong trường học nhưng thực tế vẫn có trường nọ, trường kia bị phụ huynh hoặc công luận lên tiếng về vấn đề không bảo đảm vệ sinh. Hiện nay, các trường đều than phiền rằng mức thu 5.000 đồng/tháng/học sinh đã quá lạc hậu, không đủ chi phí. Dưới góc độ của Sở GD-ĐT chúng tôi nhìn thấy điều đó.
Song về vấn đề tài chính, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng các khoản thu trong trường hiện nay đều được giữ lại để chi cho các hoạt động của trường và trường được chủ động điều chỉnh các nội dung chi. Chúng tôi cũng muốn nói thêm rằng ngoài khoản thu phí vệ sinh, các trường hiện nay đều có những khoản thu khác. Tóm lại, với tình hình mức thu như hiện nay nhưng có nhiều trường vẫn bảo đảm tốt vấn đề vệ sinh, tôi cho rằng giữ được vệ sinh hay không là do các trường.
Đến nay, vấn đề nhà tiêu hợp vệ sinh ở nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tại tỉnh Bến Tre nói riêng vẫn còn rất nan giải, trước hết là do ý thức vệ sinh của người dân chưa cao, thu nhập kinh tế còn thấp nên chưa đủ điều kiện để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Yêu cầu chung của nhà tiêu hợp vệ sinh là:
- Không làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
- Không tạo nơi cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở.
- Không có mùi hôi thối, khó chịu.
Có các loại nhà tiêu hợp vệ sinh phổ biến là nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu sinh thái và nhà tiêu đào có ống thông hơi,...
Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số loại hình nhà tiêu hợp vệ sinh có thể thực hiện ở tỉnh Bến Tre:
1. Nhà tiêu tự hoại (có thể thực hiện hầu hết ở mọi nơi vùng nông thôn).
Thông thường thể tích của bể tự hoại (phốt) cho một gia đình có 5 đến 7 người khoảng 2m3, được chia làm 2 - 3 ngăn (có thể xây gạch, đỗ ống buy tròn bằng bê tông,...), trong đó 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng. Phần nổi trên mặt đất cao 40cm và hơi nghiêng về phía sau.
Mô hình nhà tiêu tự hoại vùng nông thôn |
Ngăn chứa có 1 ống thông hơi đường kính sử dụng từ 27mm hoặc 34mm, phía trên ống nên gắn cút chữ T, cao hơn mái nhà khoảng 30 - 40cm.
Hai đầu ngăn chứa có 2 hố ga (nắp kiểm tra) dành để lấy phân nhưng luôn được trát kín.
Giữa ngăn chứa và ngăn lắng thông với nhau bằng cút chữ L đặt ngược, đường kính 90mm hoặc 114mm.
- Cách bảo quản và sử dụng:
Khi mới xây xong phải đổ đầy nước vào bể tự hoại mới được sử dụng. Sử dụng giấy mềm tự tiêu, nếu sử dụng các loại giấy khác thì phải có sọt đựng và thường xuyên được đốt bỏ. Sau khi đi tiêu xong phải dội nước đủ để phân trôi hết. Tuyệt đối không đổ nước có xà phòng, chất tẩy rửa vào bể tự hoại.
- Ưu điểm:
- Sạch sẽ hợp vệ sinh.
- Không có ruồi, nhặng.
- Sử dụng thuận tiện.
- Nhược điểm:
- Chỉ sử dụng được ở nơi có nhiều nước.
- Dễ bị nghẹt do thiếu ý thức về việc hay vứt giấy vệ sinh loại không tự tiêu huỹ vào bàn cầu.
- Giá thành cao hơn so với các loại nhà tiêu khác.
2. Nhà tiêu thấm dội nước (có thể thực hiện ở vùng đất giồng cát)
Mô hình nhà tiêu thấm dội nước vùng nông thôn |
Nhà tiêu thấm dội nước phải đặt ở vị trí cách nguồn nước (như giếng, kênh, rạch, mương,...) ít nhất 10m, có thể xây 1 hoặc 2 bể chứa phân tuỳ từng gia đình, mỗi bể có thể tích khoảng 1 m3. Đào hố sâu 1,2m, chiều rộng và chiều dài khi xây thành còn để cách vách đất từ 5-10cm để chèn một lớp cát xung quanh làm tăng khả năng lọc cho bể. Đáy bể chứa không xây. Các thành bể xây bỏ trống nhiều lỗ thấm, nếu là 2 bể thì vách ngăn giữa hai bể không để lỗ thấm mà để một rãnh hở bằng 1/2 viên gạch sát ngay dưới tấm đan nắp bể. Thành bể xây cao hơn mặt đất khoảng 20 cm để ngăn nước mưa tràn vào bể.
Bệ xí và nhà che mưa nắng có thể đặt trực tiếp trên hố chứa phân hoặc đặt trên nền đất.
Bệ xí có ống xi phông để tạo nút nước và ống dẫn phân đổ vào bể.
Hố phân có 1 ống thông hơi đường kính sử dụng từ 27mm hoặc 34mm, phía trên ống nên gắn cút chữ T, cao hơn mái nhà khoảng 30-40cm.
Bảo quản và sử dụng:Sau mỗi lần đi tiêu phải dội nước cho phân trôi hết xuống hố thấm và để tạo nút nước chống mùi hôi thối. Không bỏ giấy chùi, que, vật cứng xuống lỗ xí mà phải có sọt đựng giấy chùi thải và thường xuyên đốt bỏ. Nếu tắc phải dùng nước dội mạnh để thông, không được dùng que cứng để thông dễ làm vỡ xi phông. Khi bể đầy phải cậy nắp, đổ vôi cục vào bể chứa phân (khoảng 1/10 lượng phân có trong bể), sau 6 giờ có thể lấy phân ra, đậy nắp trát kín và tiếp tục sử dụng. Nếu có 2 bể thì khi đầy bể 1, bịt kín ống dẫn phân vào bể 1, sử dụng bể 2, khi bể hai đầy, lấy mùn phân ở bể 1 ra (phân đã khô và sạch) và sử dụng lại bể 1.
Ưu điểm:- Ít có mùi hôi thối, do đó không hấp dẫn ruồi nhặng.
- Tốn ít nước dội, và có thể dùng nước tắm giặt để dội.
- Kỹ thuật đơn giản, nhưng cũng phải do thợ xây dựng.
- Dễ sử dụng và bảo quản.
Nhược điểm:- Có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nông.
- Dễ bị nghẹt do thiếu ý thức về việc hay vứt giấy vệ sinh loại không tự tiêu huỹ vào bàn cầu.
- Chỉ sử dụng được ở nơi đất có khả năng thấm nước tốt.
3. Nhà tiêu đào có ống thông hơi (có thể thực hiện ở vùng đất giồng cát; vùng đất thịt có gò cao).
- Hố chứa đào sâu 1,5-2m, đường kính hố từ 0,8-1,2m.
- Miệng hố xây cao hơn mặt đất 30-40cm để tránh nước mưa tràn vào.
- Mặt bệ bằng bê tông cốt sắt dày 5cm hoặc ván gỗ, có tạo rảnh thoát nước tiểu riêng (chôn lấp hoặc đổ đúng nơi quy định).
- Máng dẫn nước tiểu ra ngoài có độ dốc vừa phải.
- Lỗ tiêu có đường kính 16cm, có nắp đậy kín với tay cầm an toàn, thuận tiện.
- Có xô (sọt) đựng tro hoặc đất bột.
Có ống thông hơi đường kính 60-90mm, đặt cao hơn mái nhà 40cm, đầu trên có cút chữ T và lưới chắn ruồi.
Bảo quản và sử dụng:Đi tiêu xong phải bỏ giấy chùi vào hố chứa, đổ tro và đậy nắp lại. Quét dọn sạch sẽ mỗi ngày. Không đổ nước vào hố chứa. Khi đầy lấp kín và đào chỗ khác. Mặt bệ có thể đổi sang chỗ nhà tiêu mới (mặt bệ tốt nhất làm tấm đan bằng bê tông).
Ưu điểm:- Không cần nước dội.- Rẽ, dễ sử dụng và bảo quản (địa hình và mức sống của người dân hiện nay trong tỉnh phù hợp với loại hình này).
Nhược điểm: - Không sử dụng được nơi đất chật người đông, vùng ngập nước.- Vẫn còn mùi khó chịu.
- Khi hố tiêu đầy phải đổi đi chỗ khác hoặc lấy phân ra.
- Có thể làm ô nhiễm nguồn nước.
4. Cầu tiêu trên ao cá (loại hình này không khuyến khích)
Có thể nói, đây là loại hình hố xí được đánh giá thấp về mặt vệ sinh và mỹ quan; nhưng lại khá phổ biến ở tỉnh ta; và hiện tại một số người dân nông thôn vẫn còn tập quán, thói quen này, nên trong một vài năm tới loại hình này vẫn còn được nhân dân duy trì, chưa thể loại bỏ ngay được. Vì vậy chúng ta cần đề xuất phương pháp để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cho loại hình này.
Mô hình nhà tiêu đào có ống thông hơi vùng nông thôn |
< Mô hình nhà tiêu đào có ống thông hơi vùng nông thôn Để giảm nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước từ cầu tiêu trên ao cá, dọc theo chiều dài (hoặc chiều rộng) của ao nơi đoạn tiếp giáp với nguồn nước đào một đoạn rãnh dài và đổ cát vào rãnh (loại cát xây dựng) thành một dãi cát (hoặc túi cát), đoạn này càng dài và rộng càng tốt, nên từ 2-3m. Phía trên phần cát, ta lấp đất sét, đất thịt và được trồng lao sậy, cỏ. Nối 2 đoạn ống xả từ ao ra sông, ống tiếp giáp với ao đặt ở đáy dãi cát, đoạn ống từ dãi cát ra sông đặt ở đầu trên dãi cát. Đây là kiểu lọc nước bẩn qua đất cưỡng bức khi mực nước trong ao cao hơn mực nước sông. Ống lấy nước sông vào ao thì đặt cao hơn dải cát và đoạn ống phía ao bố trí van 1 chiều nhằm chỉ cho nước từ sông vào ao. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ gia đình, điều kiện tự nhiên, nguồn nước của từng vùng mà chọn loại nhà tiêu phù hợp. Để hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2010, chúng tôi rất mong quý bà con sớm lựa chọn cho gia đình mình một loại nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ của chính chúng ta và con em chúng ta./. KS. Phạm Trung Tính - TT Nước sạch và VSMTNT Trên 27% trường học thiếu nhà vệ sinh (Dân trí) - Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cả nước vẫn còn tới 27,3% số trường được điều tra không có nhà vệ sinh hoặc có thì cũng không đảm bảo. Hiện còn rất nhiều trường sử dụng nhà tiêu hai ngăn và nhiều trường sử dụng nhà tiêu là cầu, đào. Nhà tiêu tự hoại hoặc thấm dội nước hầu như chỉ có ở thị xã hoặc các thành phố còn ở các tỉnh như Gia Lai, Yên Bái… chủ yếu là nhà tiêu theo kiểu một ngăn hay cầu, đào.
Đối với việc tiểu tiện, ngoại trừ các thành phố lớn, ở các tỉnh còn lại, đặc biệt là vùng khó với điều kiện đất rộng nếu có nhu cầu, các em cứ tự nhiên “xả” ở khu vực xung quanh trường...
Thiếu nhà vệ sinh, nhiều trường còn thiếu luôn cả nguồn nước nên mỗi khi đi vệ sinh xong, học sinh chẳng biết rửa tay ở đâu. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh giun sán gia tăng trong học sinh. Tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc ở học sinh tiểu học chiếm cao nhất (có nơi trên 95%). Trẻ em nhiễm giun sán sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể lực và trí lực.
Theo lãnh đạo Cục, môi trường trong trường học không đảm bảo cũng sẽ dẫn đến bệnh thấp tim (chiếm 2%). Đây là căn bệnh nguy hiểm do liên cầu khuẩn gây ra và ảnh hưởng đến quá trình phát triển, khả năng học tập cũng như vui chơi của các em.
Lan Hương http://dantri.com.vn/c25/s25-200710/tren-27-truong-hoc-thieu-nha-ve-sinh.htm |
Các đại biểu Quốc hội lên tiếng về nhà vệ sinh trường học | |||
Cập nhật lúc 00h35, ngày 27/10/2007 | |||
Hàng loạt bài ở nhiều báo phản ánh những bức xúc về Nhà vệ sinh trường học, tiếp tục bàn "quốc sự" nhà vệ sinh cho học trò, các đại biểu QH đã vào cuộc... Quốc hội không lẽ gì không quan tâm đến vấn đề này Tôi theo dõi diễn đàn bàn về "quốc sự" nhà vệ sinh cho học trò. Tôi hoàn toàn đồng tình với cách đặt vấn đề của Thanh Niên cho rằng đó không phải là chuyện nhỏ; cũng như quan điểm của của anh Thanh Thảo rằng Quốc hội phải quan tâm đến vấn đề này. Trong buổi thảo luận tổ đầu tiên bàn về Báo cáo của Chính phủ tôi đã phát biểu ý kiến cho rằng mỗi kỳ họp bên cạnh những vấn đề tổng quát, Chính phủ và Quốc hội nên đề cập tới một vài vấn đề đang gây bức xúc xã hội, ví như chính sách đối với ô tô hay như vụ nhà vệ sinh này mà Thanh Niên đã đề cập... Quốc hội đã từng bàn rồi ra nghị quyết về việc kiên cố hóa lớp học thì không lẽ gì không quan tâm đến một vấn đề không chỉ quan hệ đến sức khỏe thể chất và tinh thần mà với cả điều kiện tiếp thu kiến thức của học sinh. Sinh thời Bác Hồ mỗi lúc đi thăm đồng bào và chiến sĩ của mình, thì nơi đầu tiên Bác quan tâm là nhà ăn và nhà vệ sinh vì đó là những nhân tố làm nên chất lượng sống của con người, mà cũng là nơi mà "tư duy quan liêu" của một số người lãnh đạo thường không để mắt tới... ĐB Dương Trung Quốc Báo đề cập rất đúng Tôi có đọc các bài viết cũng như ý kiến của nhiều bạn đọc trên Thanh Niên về vấn đề chỗ đi vệ sinh của học trò. Nội dung đề cập là rất đúng vì rõ ràng vấn đề này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thói quen của học sinh cũng như làm mất mỹ quan của môi trường sư phạm. Thứ nhất, đây là kết quả của cách suy nghĩ của nhiều người dân và nhà quản lý: chỉ quan tâm đến chỗ ngủ, nơi làm việc hơn là nhà bếp, khu vệ sinh. Cũng không loại trừ tâm lý của nhiều người trong chúng ta, quan tâm đến "việc nhà" mà không quan tâm "việc nước", nhà thì phải sạch nhưng cơ quan nhếch nhác cũng coi là chuyện thường. Thứ hai, có vấn đề về kinh phí. Muốn sạch thì phải có lao công nhưng nhiều trường không có định biên, chẳng hạn với các trường tiểu học (không thu học phí) thì tiền đâu mà thuê? Nhiều phụ huynh đặt vấn đề, tiền đóng góp xây dựng trường hằng năm để đâu. Đúng, các trường phải tính toán để dùng khoản tiền này vào việc củng cố trường học, gồm cả nhà vệ sinh. Thứ ba, đúng là cần phải giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho người sử dụng. Chịu trách nhiệm về vấn đề này, tôi nghĩ trước hết là các trường, sau đó chính quyền địa phương cũng có phần trách nhiệm. Kinh nghiệm của tôi khi ở trường (GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nguyên là Phó hiệu trưởng trường Đại học KH-XH và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - PV), rất nhiều người làm nhiệm vụ lao công, trồng cây, làm vệ sinh nhưng làm với "tư duy bao cấp" khiến công việc không tốt, đến khi nhà trường ký hợp đồng với một công ty vệ sinh-môi trường bên ngoài thì mọi việc được giải quyết tốt, cũng không quá tốn kém. (ĐB Nguyễn Minh Thuyết - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội) Chuyện này rất lớn Tôi có đọc rất kỹ, rất đầy đủ các bài viết trên Thanh Niên. Chuyện về chỗ đi vệ sinh của hàng triệu học sinh tưởng là nhỏ nhưng hóa ra lại trở thành chuyện rất lớn khi mà chẳng ai quan tâm đến như báo đã đề cập. Việt Nam chúng ta có truyền thống hiếu học, quan tâm đến giáo dục như một cách đầu tư hiệu quả cho tương lại và Quốc hội, Chính phủ luôn dành những khoản đầu tư ngân sách tương đối cho giáo dục. Cá nhân tôi rất bức xúc về chuyện trường học không có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh xuống cấp quá nghiêm trọng, không đảm bảo cho nhu cầu tối thiểu của học sinh. Tôi cho rằng, nếu viện vào lý do kinh phí để bỏ qua việc chăm lo cho một khu nhỏ như nhà vệ sinh là không chấp nhận được. Chẳng hạn mỗi trường chi 1 triệu đồng/tháng cho công tác đảm bảo vệ sinh trường học sẽ không phải là gánh nặng cho ngân sách cũng như chắc chắn chẳng phụ huynh nào phản đối. Vấn đề ở đây là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chỉ đạo như thế nào, đưa ra các tiêu chuẩn (bao gồm cả điều kiện vệ sinh) của một trường học ra sao và các trường có trách nhiệm phải chăm lo việc này. Ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa thậm chí không chỉ là nhà vệ sinh mà ngay cả lớp học cũng cực kỳ khó khăn, cần sự quan tâm của cấp cao hơn là nhà trường. Rồi chuyện phần đông sinh viên, con em nông dân đi học đại học đang phải thuê nhà trọ vừa tốn kém tiền bạc lại vừa không đảm bảo an ninh, môi trường sống nhiều tệ nạn xã hội cũng gây bức xúc. Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần có những tính toán cụ thể hơn để dành những nguồn lực tài chính đầu tư thích đáng hơn cho giáo dục, ít nhất là trường phải ra trường, lớp phải ra lớp. Và đừng để những chuyện như nhà vệ sinh trường học trở thành như một vấn nạn. (ĐB Nguyễn Minh Hồng - Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) Sở GD - ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu: Yêu cầu kiểm tra, tu sửa ngay các nhà vệ sinh trường học Theo báo Thanh niên |
While Viet Nam has made significant progress over the past few decades in providing safe water for rural communities, the quality of sanitary facilities in households, schools and public areas, and a lack of safe hygiene behaviours remain issues of great concern. Some 88 percent of rural schools do not have latrines that meet the standards set by the MOH, and students in more than a quarter of rural schools have to defecate in forests, gardens, fields or along beaches, streams and rivers – creating health risks and environmental problems.
This is also a problem in rural homes, where more than 80 percent of people – or 50 million Vietnamese, including 18 million children – do not have access to latrines that meet the Government’s requirements. As a result, bacteria, viruses and parasites travel via water, soil, food and unwashed hands to contaminate everything in their path, causing diarrhoeal diseases such as dysentery and cholera, as well as parasitic infections, worm infestations and trachoma. Diarrhoea and acute respiratory infections are the two leading causes of death and illness of children under the age of five in Viet Nam, and nearly half of all Vietnamese children suffer from worm-related illnesses associated with poor hygiene and inadequate sanitation.
“Poor sanitation has a bad impact on people’s health, especially on the development of children. This has not only reduced the income of rural people - as they have to pay for the medical treatment - but also has increased the State’s expenditures on health services,” said Dr. Nguyen Huy Nga, Director of the MOH’s Department of Preventive Medicine and Environmental Health.
The health benefits of good hygiene practices are clear and widely acknowledged. Washing hands with soap, for example, can reduce diarrhoea cases by nearly half and decrease the incidence of respiratory infections. Yet only 12 percent of rural Vietnamese wash their hands with soap before meals and 16 percent after defecation. Investments in sanitation and hygiene also generate economic benefits; every dollar spent on improving sanitation saves over nine USD in health, education and other social and economic development costs.
Poor sanitation conditions and unsafe hygiene practices is affecting Viet Nam’s progress toward the Millennium Development Goals (MDGs), especially the MDG 7 which aims to halve, by 2015, the proportion of people without sustainable access to safe drinking water and basic sanitation. Sanitation and hygiene are also critical prerequisites for the MDGs related to child and maternal mortality, child undernutrition, and universal primary education.
“To a large extent, sustained progress in health, nutrition and education depends upon improvements in sanitation and hygiene. The beneficial effect of immunizing a child, for example, is entirely lost if that child dies of a diarrhoeal disease due to poor sanitation”, said UN Resident Coordinator John Hendra. “The current trends are not sufficient for Viet Nam to achieve MDG 7 or its national sanitation targets,” he added.
Viet Nam’s aim is for 70 percent of households and 100 percent of schools to have hygienic sanitation facilities by 2010. The nearly 100 representatives of line ministries, donors, and national and international organizations gathered at the workshop to launch the National Baseline Survey on Environmental Sanitation and Hygiene Situation in Viet Nam and to support the International Year of Sanitation 2008 identified three key strategies that need to be implemented in order to achieve these goals. First, it is necessary to invest more human and financial resources in hygiene education and the construction, operation and maintenance of sanitation facilities, especially in schools. Second, the construction of all sanitation facilities should comply with the MOH’s standard (Decision 08/2005/QD-BYT), which includes requirements for isolating untreated human faeces, killing disease vectors in human faeces and preventing environmental pollution. Finally, it is crucial to continue efforts to raise community awareness to discourage unhygienic practices and encourage good sanitation.
“It is time to address this challenge with renewed urgency, creativity, resources and commitment. We must start by recognizing that sanitation is no longer simply a private concern. It affects all of us, and overcoming this challenge will require the cooperation of all members of society, from parents, schools and communities, to local and national government agencies and international organizations,” Mr. Hendra urged.
Viet Nam has had a rural water supply and sanitation strategy since 1998, and the National Target Programme on Rural Water Supply and Sanitation has been in place for eight years. The Rural Water Supply and Sanitation Partnership, made up of relevant ministries and nearly 20 international organizations, has been active since 2006 to improve the coordination of efforts to improve the national water and sanitation situation.
Currently the Government and a group of donors including UNICEF, WHO and the World Bank are increasing support for sanitation, hygiene and water supply improvements. This includes assistance for developing appropriate policies, standards and guidelines on sanitation, hygiene, and water quality; developing local capacity in technical and managerial knowledge and skills; and supporting the implementation of the National Target Program (phase 2) and a plan of action for the International Year of Sanitation 2008.
For more information, please contact:
Ms. Caroline den Dulk, UN Communications, Tel: 84-4-942-5715, Mob: 84-91-239-1053, Email: cdendulk@unicef.org Ms. Nguyen Thi Thanh Huong, UN Communication Office, Tel: 8224383 ext 118; Email: ntthuong@unicef.org
http://www.un.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&lang=vn&id=424
Bạn trông thấy nhiều người ngồi xổm hôm nay? Đừng bực mình. Sự kiện "Đại Tồn" này được tổ chức trên toàn thế giới cùng lúc với kỷ niệm 10 năm Ngày Cầu tiêu Thế giới, một đề án nhằm kêu gọi sự cần thiết của các cơ sở vệ sinh đúng tiêu chuẩn.
Mỗi ngày, có khoảng 1,1 tỉ người đại tiện mà không dùng bất cứ loại cầu tiêu nào, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết. Ngay cả nếu khi có cầu tiêu, thì các nhà cầu cũng không nhất thiết là hợp vệ sinh. Tổ chức WaterAid America ước tính khoảng 2,5 tỉ người - chiếm gần 40% dân số thế giới - làm việc riêng của mình một cách không an toàn, thường là ở những nơi công cộng.
Ngày Cầu tiêu Thế giới được tổ chức bởi Tổ chức Cầu tiêu Thế giới tại Singapore, có khoảng 235 nhóm thành viên trên 58 quốc gia "hoạt động nhằm xoá bỏ những cấm kỵ về vấn đề cầu tiêu và chuyển tải vấn đề vệ sinh lâu dài." Sau đây là danh sách những quốc gia tồi tệ nhất thế giới về việc người dân thiếu phương tiện sử dụng các cơ sở vệ sinh.
1. Ấn Độ: 638 triệu
Quốc gia với dân số đông nhất thế giới sau Trung Quốc có số lượng người dân đi cầu ngoài trời đông nhất thế giới. Gần 640 triệu người Ấn, hoặc 54% của 1,1 tỉ dân, không có điều kiện sử dụng cầu tiêu hoặc những cơ sở vệ sinh. Trong một số bang, tờ Monitor tường thuật vào năm ngoái, vấn nạn này trở nên quá tồi tệ đến nỗi các phụ nữ trong các làng mạc lưu truyền câu nói: "Không cầu tiêu, không cưới."
2. Indonesia: 58 triệu
Có khoảng 58 triệu dân Indonesia, chiếm 26% dân số, không sử dụng cầu tiêu. Miền nam châu Á, nơi cư ngụ của 64% dân số thế giới vẫn đi cầu ngoài trời, đã thấy hoạt động này suy giảm nhiều nhất - từ 66% trong năm 1990 xuống còn 44% trong năm 2008.
3. Trung Quốc: 50 triệu
Trung Quốc có 50 triệu công dân đi cầu ngoài trời. Con số này chỉ chiếm 4% dân số 1,3 tỉ người. Hơn 267 triệu người Trung Quốc đã có được phương tiện vệ sinh tốt hơn từ năm 1990, theo báo cáo của WHO. Như tờ Los Angeles Times vừa phát hiện, sự giàu có tăng vọt tại Trung Quốc cũng dẫn đến việc mua thêm nhiều cầu tiêu. Gần 19 triệu chiếc bàn cầu được bán ra ở Trung Quốc hàng năm - gấp đôi số cầu tiêu được bán tại Mỹ.
Trung Quốc là một trong những quốc gia mà chuyện đi cầu ở ngoài thì thường thấy ở thành phố nhiều hơn là ở thôn quê. 6% dân số thành thị so với 2% dân miền quê - đi cầu ngoài trời, theo cập nhật về tình hình vệ sinh năm 2010 của WHO.
4. Ethiopia: 49 triệu
Bảy trong 10 người dân miền quê Ethiopia không sử dụng cầu tiêu trong nhà. Phương tiện vệ sinh của đất nước không có biển trong khu vực Sừng Phi châu đã tiến triển rất ít trong hai thập niên qua, với chỉ 12% dân số có điều kiện sử dụng những phương tiện tốt hơn.
Quốc gia láng giềng, Eritrea nằm trong khu vực Hồng Hải, có tỉ lệ người sử dụng cầu tiêu thấp nhất thế giới, với khoảng 85% dân số phóng uế ngoài trời.
5. Pakistan: 48 triệu
Trong tổng số 177 triệu dân Pakistan, có khoảng 48 triệu người đại tiện bất cứ nơi nào họ muốn. Nhưng Pakistan cũng có được tiến bộ rất lớn trong hai thập niên qua trong việc tăng cường phương tiện sử dụng cầu tiêu và những cơ sở vệ sinh khác, với 47 triệu người không còn phóng uế ngoài trời, theo cập nhật của WHO năm 2010 về tiến triển vệ sinh và nước uống.
Nhưng gần đây Pakistan lại bị tụt hậu với nạn lũ lụt khổng lồ khiến hàng triệu người mất chỗ ở và làm tồi tệ thêm điều kiện vệ sinh vốn đã nghèo nàn, theo báo cáo của tờ Monitor.
6. Nigeria: 33 triệu
Là quốc gia đông dân nhất châu Phi, Nigeria cũng là quốc gia đứng thứ 6 trong tỉ lệ công dân đi cầu ngoài trời đông nhất. Trong 151 triệu người đang sống tại Nigeria, có 33 triệu làm chuyện ấy ngoài trời. Tuy nhiên cũng đã có 12 triệu người đã có điều kiện sử dụng các cơ sở vệ sinh trong vòng hai thập niên qua.
Hai thập niên qua, trong suốt khu vực Nam Sahara, số người không sử dụng các cơ sở vệ sinh giảm 25%, theo báo cáo năm 2010 của WHO.
7. Sudan: 17 triệu
Hơn 17 triệu người, chiếm 41% dân số ở quốc gia Sudan vùng bắc Phi dùng cầu tiêu ngoài trời.
8. Nepal: 15 triệu
Quốc gia trên dãy Himalaya nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc có tỉ lệ người sử dụng cơ sở vệ sinh thấp, với khoảng 52 % của 29 triệu dân thiếu điều kiện sử dụng hệ thống cầu tiêu trong nhà. Tuy nhiên 31% dân số - 6,8 triệu người - cũng đã có được các cơ sở vệ sinh tiến bộ hơn trong hai thập niên qua.
9. Brazil: 13 triệu
Có khoảng 13 triệu người Brazil đi cầu ngoài trời, theo báo cáo của WHO, mặc dù con số này chỉ chiếm khoảng 7% tổng số 192 triệu người. Hai thập nbiên qua, có khoảng 80% dân số có được những phương tiện vệ sinh khá hơn, giúp hơn 50 triệu người có cầu tiêu tốt hơn. Trong suốt khu vực Mỹ La Tinh và vùng Caribbean, tỉ lệ dân số khu vực phóng uế ngoài trời giảm từ 17% trong năm 1990 xuống còn 6% trong năm 2008.
10. Niger: 12 triệu
Bốn trong 5 người dân ở Niger đi cầu ngoài trời, căn cứ theo báo cáo của WHO. Tức là khoảng 12 triệu người hoặc 79 % trong tổng số 14,7 triệu dân của quốc gia vùng trung-bắc châu Phi này. Đây là một tiến bộ nhỏ từ 84% tổng dân số làm chuyện này ngoài trời vào năm 1990, theo cập nhật 2010 của WHO về tiến độ trong việc phát triển vệ sinh.
Nguồn Xcafe
Theo vietinfo.eu
Chọn loại hố xí nào?
Thứ sáu, 20/03/2009 17:09 pm
Ở nhiều vùng (Nhất là vùng Hà Nam, Nam Định), người ta còn làm hố xí trên bờ ao, tõm một phát là cá ở dưới nhao nhao xông lên đớp. Đây cũng là một loại hình hố xí xổm.
Ngày càng có thêm người dân quá độ lên chế độ hố xí ngồi bệt, vì hố xí bệt rõ ràng là sạch sẽ, vệ sinh hơn hố xí xổm rất nhiều. Nhưng ở Việt Nam thì do điều kiện kinh tế nên nhiều nhà vẫn chưa dám xài. Nhiều nơi công cộng, xài hố xí bệt là điều không tưởng.
Nhiều người quen xài hố xí xổm nên đã rất lạ lẫm với hố xí bệt. Không ít người đã mang cả guốc, dép lên ngồi xổm bên trên cái hố xí ngồi bệt.
Tưởng mỗi ở Việt Nam có hố xí xổm, té ra ở Nhật cũng có nhá! Người Nhật cũng dùng song song 2 loại hố xí gọi là Japanese Toilet và Western Toilet. Không phải là người Nhật không có tiền, không phải là người Nhật mất vệ sinh... Mà là họ rất thích ngồi xổm để giải quyết. Họ cho rằng ngồi xổm sẽ ị dễ hơn, ị sẽ khoan khoái hơn!
- Chỉ có 54% số hộ có hố xí vệ sinh – đây là kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở (TĐT) mười năm một lần vừa công bố sáng 31/12.
Đặc biệt, TĐT 2009 lần này có thêm 3 nội dung: Điều tra về người khuyết tật, thị trường lao động và chất lượng nhà ở.
15,5% dân số Việt Nam khuyết tật
Lần đầu tiên TĐT thu thập thông tin về khuyết tật cho thấy, cả nước có 12,1 triệu lượt người khuyết tật, chiếm 15,5% dân số từ 5 tuổi trở lên.
Về chất lượng nhà ở, cứ 10.000 hộ thì có khoảng 5 hộ không có nhà ở hoặc có nhà thì cũng không đủ điều kiện tối thiểu. 47% nhà kiên cố, 37,8% nhà bán kiên cố, 93% nhà riêng. Diện tích ở bình quân 18,6 m2/người.
87% hộ có nguồn nước hợp vệ sinh, 96% hộ có điện, 87% hộ có ti vi. Đáng lưu ý, chỉ có 54% số hộ có hố xí vệ sinh.
Về thị trường lao động, Việt Nam được coi là đang trong thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng” với 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động trong tổng số 85,8 triệu dân. Lao động nữ chiếm 46,6% tổng lực lượng.
Theo ông Đỗ Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, qua các điều tra trước đây, tuy tỉ lệ người thất nghiệp hoàn toàn ở VN không cao (4,6%) nhưng số người thiếu việc làm, thu nhập thấp (làm việc dưới 35 giờ/tuần và thu nhập thấp) tương đương với số người thất nghiệp, tức tổng số người thất nghiệp, thiếu việc làm xấp xỉ 10%.
Chỉ số già hóa cao nhất Đông Nam Á
0h ngày 1/4/2009, Việt Nam là nước đông dân đứng thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới (85,8 triệu dân). Đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, đồng thời, Việt Nam cũng bước vào thời kỳ già hóa dân số.
10 năm qua, mức sinh tiếp tục giảm, đạt 2,03 con/phụ nữ; tỉ lệ chết tương đối thấp, tuổi thọ tăng lên 72,8 tuổi. Chỉ số già hóa ở VN tăng 11,4% sau 10 năm , cao nhất trong Đông Nam Á.
Tỷ số giới tính khi sinh ở cao, 111 bé trai/100 bé gái. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho rằng, nếu sự mất cân bằng kéo dài trong thì tới năm 2050, Việt Nam sẽ bị dư thừa 4 triệu chú rể.
Về di cư dân số, năm 2009 lên đến 6,6 triệu người trong khi năm 1999 chỉ có 4,5 triệu người, đặc biệt là số người di cư tăng theo khoảng cách di cư, có sự khác biệt lớn giữa các vùng đồng bằng (43%) và trung du miền núi (19%)
Tỷ lệ biết chữ liên tục tăng qua 3 cuộc TĐT: 88% (năm 1989), 90% (năm 1999) và 93,5% (năm 2009). Tỷ lệ biết chữ không những tăng khá nhanh mà còn xóa đi sự bất bình đẳng giữa nam và nữ sau 10 năm (nam 95,8% biết chữ, nữ 91,3%).
H.Yến
http://www.baomoi.com/Info/Gan-mot-nua-ho-dan-Viet-Nam-chua-co-ho-xi-sach/147/3688742.epi
"Con tôi hầu như không dám đi tiểu tiện ở trường và thường nhịn đến khi về nhà vì cháu nói ở trường rất bẩn!". Đó là tâm sự của không ít bậc phụ huynh. Thực tế ở nhiều trường học, nhà vệ sinh không chỉ có bẩn mà còn không có chỗ để các em đi đại tiện! 200 em dùng chung 1 hốTheo điều tra mới đây của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về hiện trạng các công trình vệ sinh tại 966 điểm trường tại vùng nông thôn Việt Nam: trong tổng số điểm trường điều tra chỉ có 72,7% số điểm trường có nhà tiêu và chỉ có khoảng 54% nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh (trong đó chỉ có 11,7% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh).
Tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu đạt tỷ lệ thấp nhất là khối mầm non: 52,4%. Khối mầm non cũng là khối có tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh thấp nhất (39,5%). Các nhà nghiên cứu đã phải đặt câu hỏi: với trên 1/4 số điểm trường không có nhà tiêu thì học sinh sẽ đi đại tiện ở đâu khi có nhu cầu?
Đặc biệt ở bậc mầm non có đặc thù nhiều lớp có học sinh học bán trú, ăn trưa tại trường và nhu cầu đi đại tiện nhiều hơn mà chỉ có khoảng một nửa số điểm trường có nhà tiêu! Đáng lưu ý là tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu bị quá tải cũng chiếm con số đáng kể. Theo quy định về giáo dục thể chất và y tế trường học bình quân "từ 100 - 200 học sinh trong 1 ca học có một hố tiêu" nhưng thực tế có 12,9% số trường được điều tra có bình quân trên 200 học sinh trên 1 hố tiêu! Đã thế, chất lượng xây dựng nhà tiêu tại các trường học rất kém và hầu hết công trình đều không có chỗ rửa tay cho học sinh.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2007 của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thì trong số gần 17.000 trường học chỉ có 52,7% có hệ thống thoát nước tốt; hơn 60% (tổng số gần 20.000 trường) có nguồn nước sạch và có xử lý rác; chỉ có 56% số trường cung cấp đủ nước uống cho học sinh, sinh viên.
Cũng theo kết quả điều tra, việc thực hành quét dọn nhà tiêu được tiến hành thường xuyên chỉ chiếm khoảng hơn 50% số trường được điều tra. Có một tỷ lệ không nhỏ (13,3%) các điểm trường hàng tuần mới quét dọn 1 lần, thậm chí hằâng tháng (2,5%). Các nghiên cứu viên đã đưa ra nhận xét: tình trạng này dẫn đến sự ô nhiễm nặng nề cho môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của học sinh, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, giun sán rất phổ biến ở lứa tuổi học đường.
Theo kết quả điều tra, khi được hỏi về lý do không có nhà tiêu phần lớn các trường học cho biết là do không có tiền, chỉ có một tỷ lệ nhỏ cho rằng không có địa điểm trong đó tập trung chủ yếu là khối mầm non. Điều đó cho thấy hiện nay công tác đầu tư và xây dựng các công trình vệ sinh trong trường học chưa được quan tâm đúng mức.
Nhà vệ sinh vừa dơ, vừa trống hoác ở trường TH Nguyễn Thị Diệu (TP.HCM)! Ai dám vào đây? (Ảnh: Xuân Tùng)
Được biết, cho đến nay, vẫn chưa có một cơ quan liên quan nào như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra và phổ biến thiết kế chuẩn chính thức cho công trình vệ sinh ở trường học cấp nhỏ, mà mới chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo phổ biến quy chế quy định tỷ lệ học sinh/1 hố tiêu và hố tiểu và vẫn không có quy định về khu vực rửa tay. Việc phân công trách nhiệm quét dọn và giám sát công việc bảo quản nhà vệ sinh không được các trường chú trọng: chỉ có 25% số trường được điều tra có người quét dọn.Trước thực tế này, Cục Y tế dự phòng đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan liên quan và các chương trình mục tiêu quốc gia để thu hút đầu tư từ các nguồn khác nhau cho xây dựng công trình vệ sinh tại trường học, đảm bảo đến năm 2010 tất cả các trường đều có nước sạch và các nhà tiêu hợp vệ sinh. Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa thiết kế chuẩn công trình nước và vệ sinh vào thiết kế kiên cố hóa trường học hoặc trong mọi thiết kế trường học; cần đưa tiêu chuẩn công trình nước, công trình vệ sinh (nhà tiêu, nhà tiểu, khu rửa tay) hợp vệ sinh vào tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
Bác sĩ Nguyễn Thành Như, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM: Nín tiểu sẽ thành bệnh
Về góc độ tâm lý, việc nhịn tiểu làm cho bàng quang căng, trạng thái tinh thần không thoải mái, khó tập trung vào việc học tập.
Về phương diện y học, vì trong nước tiểu luôn luôn có vi trùng, khi không bài tiết, nước tiểu tồn trong bàng quang quá mức độ niêm mạc cho phép dễ bị nhiễm trùng tiểu (viêm bàng quang) có thể ảnh hưởng đến thận. Ngoài ra có thể gây tình trạng ứ đọng tiểu, cặn lắng thành sỏi. Đặc biệt, nín nhịn tiểu lâu, bàng quang căng, học sinh hiếu động, nếu va chạm mạnh gây vỡ bàng quang. Vì vậy, không thể kéo dài tình trạng nín nhịn tiểu, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh, quá trình ảnh hưởng kéo dài dễ dẫn đến bệnh lý sau này.
Chị Trần Thị Hoài An, phụ huynh học sinh trường TH Trần Quốc Tuấn, Q.Tân Bình, TP.HCM: E ngại cho việc học tập của con em !
Trước khi cho bé vào học, tôi cũng đã dò hỏi một số phụ huynh của trường về môi trường giáo dục và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Nói thật, nhà trường có dạy tốt đến mấy mà phòng học ẩm thấp, đặc biệt là nhà vệ sinh không đảm bảo thì tôi cũng lo ngại và suy nghĩ không biết có nên cho con em mình theo học tại đây hay không. Nếu nhà vệ sinh mà không đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ dẫn đến tâm lý học sinh sợ không dám sử dụng và tình trạng nín nhịn kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, khả năng tiếp thu bài của con trẻ. Hằng ngày, trước khi bé đi học, tôi đều chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho nhu cầu vệ sinh của cháu và hướng dẫn cháu sử dụng một cách vệ sinh cho bản thân và môi trường xung quanh.
Em Nguyễn Thụy Anh, lớp 12A2, trường THPT Ninh Giang, Hải Dương: Học sinh cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh
Qua lời kể của các bạn trong lớp, em được biết nhà vệ sinh của trường không được sạch sẽ. Thế nên em hạn chế tối đa việc sử dụng nhà vệ sinh trong thời gian học tập ở trường. Em tập cho mình có thói quen giải quyết nhu cầu vệ sinh trước khi đến lớp. Tuy nhiên theo em để nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, ngoài việc dọn dẹp của các lao công thì các bạn học sinh cũng cần phải có ý thức tự giác, sử dụng giữ gìn vệ sinh chung.
B.Thanh (Ghi)
Vũ Thơ
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
http://vietbao.vn/Giao-duc/Hang-trieu-hoc-sinh-khong-dam-di-ve-sinh/45258915/202/
Nhà tiêu tự hoại hoặc thấm dội nước hầu như chỉ có ở thị xã hoặc các thành phố còn ở các tỉnh như Gia Lai, Yên Bái… chủ yếu là nhà tiêu theo kiểu một ngăn hay cầu, đào.
Đối với việc tiểu tiện, ngoại trừ các thành phố lớn, ở các tỉnh còn lại, đặc biệt là vùng khó với điều kiện đất rộng nếu có nhu cầu, các em cứ tự nhiên “xả” ở khu vực xung quanh trường...
Thiếu nhà vệ sinh, nhiều trường còn thiếu luôn cả nguồn nước nên mỗi khi đi vệ sinh xong, học sinh chẳng biết rửa tay ở đâu. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh giun sán gia tăng trong học sinh. Tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc ở học sinh tiểu học chiếm cao nhất (có nơi trên 95%). Trẻ em nhiễm giun sán sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể lực và trí lực.
Theo lãnh đạo Cục, môi trường trong trường học không đảm bảo cũng sẽ dẫn đến bệnh thấp tim (chiếm 2%). Đây là căn bệnh nguy hiểm do liên cầu khuẩn gây ra và ảnh hưởng đến quá trình phát triển, khả năng học tập cũng như vui chơi của các em.
Lan Hương
http://dantri.com.vn/c25/s25-200710/tren-27-truong-hoc-thieu-nha-ve-sinh.htmBẩn quá! Ở đầu dãy phòng học bên kia là NVS nam, cũng chẳng khá hơn mấy NVS nữ, lúc nào đi ngang cũng nồng nặc mùi khai nhưng hình như học sinh ở đây đều đã quá quen nên chẳng thấy tỏ vẻ gì khó chịu. Tại Trường THCS Phước Long (Q.9) cũng vậy, các NVS nam lúc nào cũng bốc lên mùi khai. Không những thế, trong 3 phòng vệ sinh nam của Trường Phước Long có cửa đã bị hư nằm rã rệu nên học sinh không dám sử dụng. Ít ai ngờ nơi-không-thể-thiếu tại nhiều trường học ở TPHCM lại bẩn đến thế. Dù với bất cứ lý do gì đi nữa, chuyện này thật khó chấp nhận... Tình trạng này cũng tồn tại ở Trường THCS Bà Điểm 2 (Q. Tân Bình) với mùi khai luôn bốc ra từ NVS nam. Điều đáng nói là NVS ở đây lại nằm ngay cạnh những phòng học ở cuối dãy và cửa thì lại “không khép bao giờ” nên các em học ở những phòng này đành phải chịu trận! Một học sinh ở đây cho biết: “Lúc đầu mới vào học em thấy rất khó chịu, cứ muốn nín thở. Nhưng lâu dần em cũng quen, bây giờ thì “mặc kệ” không để ý đến nữa”. Còn tại Trường THPT Trưng Vương (Q.1), ngoài dãy phòng mới xây dựng sau này có khu vực NVS dành cho giáo viên (dưới đất) và NVS dành cho học sinh (trên lầu) còn tương đối mới và sạch thì khu vực NVS chính trước nay của trường nằm khuất phía bên hông sau của 3 dãy phòng học thật nhếch nhác. Khi đến gần, mặc dù chưa nhìn rõ lắm hai chữ “WC” nhưng cũng có thể đoán biết đó là NVS bởi mùi khai bốc lên từ đó. Hai NVS nam và nữ nằm cạnh nhau và đều đã cũ kỹ, xuống cấp, hôi và khá bẩn, trông thật khác xa so với vẻ khang trang sạch đẹp bên ngoài của ngôi trường. Tất cả các phòng vệ sinh ở đây từ cửa phòng, tường đến nền gạch men đều đã ngả màu vàng ố và dơ bẩn, có nhiều cửa không còn chốt. Tại Trường THPT Thalmann (Q.1), Marie Curie (Q.3), các NVS tuy được dọn dẹp tương đối sạch nhưng chốt cửa đa số đều bị hư, hoặc không còn. Nhà trường thiếu quan tâm? Lý do lớn nhất mà các NVS xuống cấp, cũ kỹ hoặc hư hỏng chưa được các trường nâng cấp sửa chữa là vì thiếu kinh phí. Cô Nguyễn Thị Minh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương, cho biết: “Ngoài khu vực mới xây dựng, hiện trường cũng đang xin và chờ kinh phí để xây sửa lại khu NVS của trường. Thực tế trường đã được xây dựng khá lâu với lối kiến trúc và thiết kế cũ, nay không còn phù hợp nữa”. Cô Nguyễn Thị Hương, Hiệu phó Trường THPT Thalmann, giải thích: “Vì trường hiện đang nằm trong khu đất thuộc diện quy hoạch mấy năm nay nên không đầu tư xây dựng mới nhiều”. Thực ra, quy chế của tất cả các trường học đều có quy định về vấn đề giữ gìn vệ sinh trường học, trong đó chỉ riêng việc lau dọn NVS được yêu cầu thực hiện từ 3 - 5 lần/ngày vào các giờ cố định. Nhưng với số lượng học sinh quá đông từ một đến vài ngàn em mỗi trường, trong khi số phòng vệ sinh lại ít, cộng thêm lao công của mỗi trường chỉ từ 1 - 3 người mà phải làm tất cả các công việc, từ lau dọn phòng ốc, lớp học, các phòng chức năng, hành lang, sân trường... thì không thể bảo đảm hoàn tất khối lượng công việc.
Xuân Tùng
http://nld.com.vn/204324P0C1017/khung-khiep-nha-ve-sinh-truong-hoc-.htm
TP.HCM: Báo động vệ sinh, phòng ốc trường học Nhà vệ sinh trường học: khủng khiếp!
Dù được xây kín đáo ở vị trí khuất bên hông một dãy phòng học, nhưng chưa đi đến nơi chúng tôi đã phải bịt mũi bởi mùi khủng khiếp từ hai dãy NVS dội ra. Vừa bước vào dãy NVS nam, tôi đã dợm người muốn nôn khi suýt giẫm phải một “bãi mìn” nằm vô tư ngay cửa vào. Vượt qua “bãi mìn” thứ nhất, chúng tôi đã phải rất thận trọng để không “làm phát hỏa” vài “bãi mìn” khác ngay trước cửa NVS. Tại sao HS không vào NVS?
Câu hỏi đã được giải đáp ngay khi chúng tôi đẩy cánh cửa phòng. Hiện trường không khác gì bên ngoài. “Tác phẩm” của một HS nào đó lẫn với giấy vẫn còn nguyên trong bồn cầu, mặc dù lúc này đã giữa trưa, HS khối sáng đã về và khối chiều chưa đến. Đáng nói là những NVS này chưa “già” như các phòng học, nó được xây bằng các vật liệu và thiết bị vẫn còn được bày bán trên thị trường.
Đến một cơ sở khác của trường này ở ấp Cây Da, chúng tôi càng bất ngờ hơn với những gì được chứng kiến. Cách các phòng học khoảng 5m là hai NVS có gắn biển “Unicef tài trợ” nhưng cửa đã bị khóa bên ngoài bằng một dây xích. Tuy nhiên, bãi cỏ ngay sau lưng các NVS này mới thật sự là một toilet lộ thiên dành cho khoảng 200 HS ở đây mà chỉ cần một cơn gió thoảng qua cũng đủ để đưa “hương” vào suốt dãy phòng học.
Sự ô nhiễm đến khó tưởng tượng được, vậy mà vẫn tồn tại bấy lâu nay ở một điểm trường có đến năm phòng học. Trong đợt kiểm tra công tác vệ sinh môi trường năm học 2003-2004, thạc sĩ - BS Nguyễn Thị Bích Lan, phó trưởng khoa sức khỏe môi trường (Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM), đánh giá: “Phải đến khoảng 50% trường có NVS không đạt yêu cầu. Tình trạng phổ biến nhất vẫn là các NVS có mùi hôi, thiếu nước giội...
Có nơi ngồi làm việc với ban giám hiệu trong phòng mà không thể nào chịu nổi cái mùi từ NVS bay vào”.Người phụ trách vệ sinh lúng túng giải thích một cách vụng về cho hành động khóa trái cửa NVS: “để những người hàng xóm quanh đây không qua đi ké” (!?). Nhưng khi tôi hỏi HS lớp 2 ở đây, các em thật thà kể: “Chừng nào tụi con muốn đi... thì chạy qua kêu bà bán bánh mở cửa, nhưng nhiều khi bả không chịu mở nên chạy ra đằng sau. Nhiều đứa sợ bả cũng không dám đi kêu nên cũng chạy ra đó...”. Gần đó, Trường THCS TTH có 720 HS nhưng cũng chỉ có sáu NVS (ba nam, ba nữ). Ngay cả NVS của GV cũng nằm chung trong dãy NVS của HS với một phòng duy nhất dùng cho cả GV nam lẫn nữ (!).
Riêng NVS dành cho HS nam thì gần như bị bỏ bê. Cũng bể nước lót gạch men trắng nhưng rêu cặn lâu ngày đã biến nó thành màu đen dễ làm chùn tay những HS muốn sử dụng nước sau khi đi vệ sinh. Trong NVS còn kinh khủng hơn, nước đọng nhờ nhờ ở các góc, nền nhà, các thiết bị tưởng chừng đã nhiều năm chưa được chùi rửa, dơ bẩn đến mức nhìn đã thấy sợ. Đi từ xa chúng tôi cũng biết ngay vị trí NVS nhờ cái mùi đặc trưng quá mức mà mũi con người có thể chịu được.
Cũng như Trường tiểu học TPT, do không có biên chế cho nhân viên vệ sinh, nhà trường chỉ hợp đồng một nhân viên duy nhất với mức lương 700.000 đồng cho việc quét dọn tất cả phòng học, sân trường và NVS. Để gánh hết công việc vệ sinh cả trường, người phục vụ phải huy động thêm người nhà vào quét dọn nhưng có lẽ vẫn không xuể nên phần nào né được thì tranh thủ né! Trường xuống cấp thì NVS cũng bị bỏ bê là tình trạng phổ biến của nhiều nơi.
Tuy nhiên không ít trường có cơ sở vật chất tốt, thậm chí cả những trường mới xây, trường có tiếng ở nội thành, HS vẫn không dám đi vệ sinh. Chị H. có con học Trường T (Phú Nhuận) kể: “Hôm nào cũng vậy. Vừa về tới nhà là thằng bé co giò chạy ngay vào toilet để giải quyết “bầu tâm sự” mang trong suốt năm giờ trên lớp.
Còn bình nước đem đi học ngày nào cũng đem về nguyên vẹn vì cháu không dám uống sợ... “mắc”. Hỏi lý do, cháu nói NVS hôi quá không dám vào. Cái mùi khó chịu đó còn chui vào cả lớp học của cháu khiến GV nước ngoài vào lớp phải lấy khăn tay bịt mũi”. Nín lâu... có thể vỡ bàng quang! Đa số ban giám hiệu mà chúng tôi tiếp xúc đều không trả lời ngay được câu hỏi “trường có bao nhiêu NVS” mà phải cầu viện đến nhân viên. Điều này đã cho thấy đây không phải là lĩnh vực quan tâm của ban giám hiệu các trường.
Với họ, các chỉ tiêu thành tích mới là mối quan tâm hàng đầu. Chẳng những vậy, nhiều nơi chúng tôi cảm nhận sự vô cảm của cán bộ quản lý và giáo viên, công nhân viên trước nỗi khổ khó nói của HS. PH HS ở một trường tiểu học khá nổi tiếng tại một quận vùng ven TP.HCM bức xúc gọi đến cho chúng tôi kể con họ phải nín nhịn suốt cả buổi học rất khổ sở, thậm chí có em HS nhỏ “tè” luôn trong lớp sau khi đã nhịn quá mức chịu đựng.
Khi chúng tôi phản ảnh tình trạng này với phòng GD-ĐT, một cán bộ đã không tin: “Trường này vừa được nâng cấp và xây dựng rất nhiều NVS, mỗi tầng lầu đều có đủ cho HS, không thể nào có chuyện như vậy!”. Nhưng đó lại là chuyện có thật. Tuy nhiều NVS nhưng do thiếu người phục vụ hay người phục vụ quá bận rộn cho những việc khác (?) nên để đỡ mất công dọn dẹp, tới giờ ra chơi họ đã khóa trái hết NVS các tầng lầu, chỉ chừa lại duy nhất NVS tầng trệt. Và thế là do ngại chạy từ lầu 2, lầu 3 xuống nên nhiều HS... nín luôn!
Quan sát nhiều NVS dù mới xây chưa bao lâu hay đã cũ, dù ở ngoại thành hay nội thành, chúng tôi phát hiện những thiết bị dẫn nước vào các bồn cầu đều không có tác dụng. Có cái bị vỡ, có cái còn mới tinh, nguyên vẹn như ở Trường TMT 1 (Hóc Môn) nhưng không cho nước chảy qua vì “sợ HS phá hỏng”, nên HS nam muốn giữ vệ sinh phải chạy qua múc nước ở một thùng nước đặt bên ngoài NVS nữ (!). Kết quả là ở đây lúc nào cũng bốc mùi và xuống cấp nhanh chóng. Theo qui định của liên sở Y tế và GD-ĐT, một NVS đạt yêu cầu phải có đủ nước giội, có vòi nước và xà bông rửa tay trong NVS, không có mùi hôi, không bị đọng nước hay xuống cấp...
No comments:
Post a Comment