CÁCH MẠNG PHI CHÂU
HUỲNH TIẾN NGHIÊU
Phi châu sau đệ nhị thế chiến đã trở thành các quốc gia độc lập. Một số theo cộng sản, một số theo tư bản. Dù theo cộng sản hay tư bản, các quốc gia này đa số vẫn nghèo đói và độc tài. Các quốc gia này nay đã đứng lên đòi dân chủ thật sự.
Cuộc cách mạng tháng giêng năm 2011 tại Tunisie đã thành công. Cuối tháng giêng và đầu tháng 2-2011, trong hai tuần , dân chúng Ai Cập đã đứng lên đòi tổng thống Mubarack từ chức.
Cả hai cuộc cách mạng này đã được toàn dân hưởng ứng, các lãnh đạo là những người đã có thành tích trong quá khứ. Cuộc cách mạng ở hai nơi đều được giới cao cấp của chính quyền, và các lực lượng công an và quân đội ủng hộ. Các bộ trưởng và tướng lĩnh đã đứng về phía nhân dân, chống độc tài và tham nhũng.
Cuộc cách mạng ở hai quốc gia này khác nhau. Tunisie mãnh liệt khiến tổng thống Ben Ali phải bỏ chạy ra nước ngoài. Tại Ai Cập, phe tranh đấu và tổng thống Mubarack đã thương thảo nên đã đi đến nhượng bộ và cải cách ôn hòa.
-Các lãnh đạo cao cấp Đảng của Mubarck đã rút lui.
-Mubarack hứa hẹn không tái ứng cử.
-Mubarck nay chỉ ngồi vì, quyền bính vào tay Phó tổng thống và Thủ tướng.
-Mubarach hứa hẹn tăng lương và tiền hưu bổng lên 15% kể từ đầu tháng tư.
-Chính quyền Ai Cập thông báo thành lập ủy ban điều tra bạo lực trong vụ xung đột giữa phe thân chính quyền và phong trào phản kháng hôm thứ tư tuần trước.
-Tổng thống Mubarak còn ký sắc lệnh thành lập Ủy ban tu chính hiến pháp, chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 9.
-Phó Tổng thống Omar Souleimane cho biết thêm là chính phủ đã có « một lịch trình rõ ràng để chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa và trật tự ».
Các thông báo này không xoa dịu được dân chúng Ai Cập. Quảng trường Tahrir tiếp tục bị chiếm giữ đến ngày thứ 15 và người biểu tình đòi ông Mubarak ra đi. Trong khi đó phong trào đối lập Huynh đệ Hồi giáo cho là các biện pháp cải cách mà chính quyền đề nghị «không đầy đủ ». Họ đòi phải giải tán Quốc hội ngay tức khắc.
Hôm qua, đợt « đối thoại dân tộc »lần thứ hai đã mở ra tại Cairo và có sự tham gia của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo. Đây là lần đầu tiên mà nhà nước và một tổ chức chính trị bị cấm đoán thương lượng trực tiếp.
Lập tức, Hoa Kỳ tuyên bố là không có « tiếp xúc » với tổ chức này và nhấn mạnh « có nhiều bất đồng » với những lời tuyên bố của một số lãnh đạo của phong trào Huynh đệ Hồi giáo. Phát ngôn viên Nhà Trắng nhấn mạnh là mọi chính phủ mới tại Ai Cập phải tôn trọng các thỏa ước quốc tế đã ký kết, hàm ý rõ ràng là hòa ước với Israel. Tuy vậy, Tổng thống Mỹ Barack Obama khen ngợi “có tiến bộ” trong tiến trình chuyển tiếp chính trị.
Về việc tu chính Hiến pháp, Tổng thống Mubarak ký sắc lệnh thành lập Ủy ban xem xét sửa đổi điều khoản liên quan đến số ứng cử viên và nhiệm kỳ. Hiến pháp hiện hành bắt buộc ứng cử viên phải được 250 nhà dân cử bảo trợ. Vấn đề là Quốc hội Ai Cập nằm trong tay đảng cầm quyền . Nhiệm kỳ tổng thống hiện nay là 6 năm nhưng không có giới hạn số nhiệm kỳ, đã cho phép ông Mubarak tái ứng cử suốt đời.
Hàng ngàn người tiếp tục đổ về quảng trường Tahrir ở Cairo để tiếp tục gây áp lực buộc Tổng thống Hosni Mubarak từ chức, dù chính phủ đã loan báo nhiều nhượng bộ.
Thế giới mong mỏi cuộc cách mạng sẽ tiến bước trong ôn hòa, cuộc chuyển giao quyền lực sẽ xảy ra êm thấm. Dân chúng sẽ tự chế và chính quyền không sát hại, đánh đập, bắt bớ nhân dân như Trung Cộng, Việt Cộng.
Tình hình đã bớt căng thẳng. Ngân hàng mở cửa trở lại, công nhân, viên chức đã đi làm trở lại tuy nhiên cuộc biểu tình vẫn tiếp tục. Hôm nay, ngày 8-2-2011, hàng ngàn người dân tiếp tục biểu tình đã sang tuần lễ phản kháng thứ ba.
Nhưng có sự chia rẽ trong phe đối lập. Ông George Ishaq thuộc phong trào Kefaya, một tổ chức tẩy chay các cuộc đàm phán, nói rằng bất cử một nhượng bộ nào của chính phủ không đi đến đâu chừng nào Tổng thống Hosni Mubarak còn nắm quyền.
Ông Ishaq cho biết: “Chúng tôi sẽ không bao giờ đón nhận ý kiến hay thương lượng trước khi Mubarak ra đi. Chúng tôi nhấn mạnh đến điểm này. Sau đó, thì chúng tôi có thể mở ngỏ cho các cuộc thương lượng.”
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn là một dấu mốc quan trọng, bởi vì đây là lần đầu tiên chế độ của ông Mubarak công khai họp với đại diện của tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo.
Một người biểu tình ở quãng trường Tahrir cho biết ông lo ngại về mục tiêu cuối cùng của phe Huynh Đệ Hồi giáo là biến Ai Cập thành một quốc gia Hồi Giáo.
Quân đội vẫn cho dân chúng vào quảng trường trung tâm thủ đô. Quảng trường «Giải phóng» biến thành một diễn đàn phát biểu tự do. Không khí tại chỗ rất nhộn nhịp với các xe đẩy bán hàng rong, từ kẹo bánh đến thức ăn nước uống. Khẩu hiệu tranh đấu vẫn như những ngày trước, đòi Mubarak từ chức, nhưng hôm nay được trẻ nhỏ phụ họa theo như là một cuộc dạo chơi trong quảng trường, trong thành phố.
Cuộc cách mạng là cần thiết. Nếu để bọn tham nhũng độc tài cầm quyền thì dân chúng khốn khổ, kinh tế suy sụp trong khi bọn cầm quyền càng ngày càng giàu.
Nếu không diệt trừ bọn tham nhũng và độc tài, thế giới sẽ mất vào tay Trung Cộng xâm lược.
Nếu phe cầm quyền biết phục tùng ý dân thì tốt, nếu lật lọng thì tai họa khôn lường. Cuộc cách mạng tại Tunisie thành công nhưng bè lũ Ben Ali cũng toan đảo ngược tình thế. Còn cuộc cách mạng tại Ai Cập đang ở giữa đường. Có lẽ ông George Ishaq thuộc phong trào Kefaya là đúng. Không nên tin tưởng bạo quyền. Kinh nghiệm Nguyễn Chánh Thi 1960 chùn tay là thất bại.
Đài Voa hôm nay 8-2-2011, cho biết tổng thống Obama tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn hôm chủ nhật trên đài truyền hình Fox rằng Ai Cập không thể trở lại vị trí cũ. Chúng ta đang đạt được tiến bộ,” ám chỉ các cuộc thương nghị giữa chính phủ Ai Cập và những phe khác nhằm giải quyết vụ khủng hoảng chính trị.
Khi được hỏi về thẩm định của ông Obama, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Robert Gibbs đáp rằng: “Chúng ta có khởi đầu của một tiến trình đang diễn ra, một tiến trình mà ta biết phải bao gồm một loạt các biện pháp phải tiến hành, một loạt các sự kiện cần phải thương thảo với một bộ phận rộng rãi các đảng đối lập nhằm đưa chúng ta tới một cuộc bầu cử tự do và công bằng.”
Nói rằng tiến trình chuyển đổi sẽ “mấp mô,” ông Gibbs lập lại các phát biểu trước đó cho rằng chỉ có nhân dân Ai Cập mới có thể đánh giá liệu những lời nói có biến thành hành động hay không.
No comments:
Post a Comment