Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Cổ Nhuế là một xã tại huyện Từ Liêm, Hà Nội. Xã có dân số trên 60 nghìn người, diện tích: 6,5 km². Đây là xã kinh tế phát triển nhất huyện Từ Liêm [1]. Xã có nghề may truyền thống.
Phân chia hành chính
Và tổ dân phố Phú Minh. Ngoài ra địa bàn còn được chia làm 40 khu dân cư (Tổ dân phố, ngày xưa gọi là xóm) 1A, 1B, 1C, 2A, 2B, 2C, 3A, 3B, 4A, 4B, 5A, 5B, 6A, 6B, 7A, 7B, 8A, 8B, 9A, 9B, 10A, 10B, 11A, 11B, 12A, 12B, 13A, 13B, 14A, 14B, 15A, 15B, 16A, 16B, 17A, 17B, 18A, 18B, 19A, 19B, 19C, Tổ dân phố Phú Minh, Tổ dân phố khu TT Công Ty XD số 2, Tổ dân phố Học viện Cảnh sát... Nhiều tuyến đường quan trọng: Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Trần Cung, Cổ Nhuế chạy qua xã, ngoài ra còn có sông Nhuệ. Đường sắt Bắc Nam chạy qua.
Lịch sử
Theo cuốn Từ điển Hà Nội - địa danh thì Cổ Nhuế (xã) xưa có tên Nôm là Kẻ Noi, thuộc tổng Cổ Nhuế phủ Hoài Đức. Thời Pháp thuộc, trước năm 1942, sau khi bỏ cấp tổng, Cổ Nhuế gồm 3 xã (xã thời nhà Nguyễn) là Trù Đống, Hoàng (còn gọi là Cổ Nhuế Hoàng), Viên (còn gọi là Cổ Nhuế Viên). Năm 1945, 3 xã này (mà nay là xã Cổ Nhuế) thuộc quận 5 ngoại thành. Tới năm 1961, xã Cổ Nhuế được thành lập, các xã cũ trở thành thôn và tách Trù Đống thành 2: Cổ Nhuế TRù (Trù hay Chùa (thôn)), Cổ Nhuế Đống.
Từ đó, xã Cổ Nhuế gồm 4 thôn. [2]Hai làng Cổ Nhuế Trù và Đống vốn từ một làng Cổ Nhuế (tên Nôm là Kẻ Noi) tách ra vào giữa thời Lý. Từ xa xưa đến đầu thế kỷ XX, hai làng nằm trong xã Cổ Nhuế (cùng với các làng Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên) thuộc tổng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Tây (từ năm 1888 trở đi là tỉnh Cầu Đơ, năm 1904 đổi làm tỉnh Hà Đông). Năm 1926, hai làng tách ra thành một xã riêng gọi là Cổ Nhuế Trù - Đống, dân số có 2034 người.
Hai làng Cổ Nhuế Trù và Cổ Nhuế Đống xưa cũng là làng nông nghiệp, có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi. Song đến năm ất Mão niên hiệu Duy Tân (1915), đê Liên Mạc bị vỡ làm phần lớn đồng ruộng của hai làng bị cát bồi lấp, từ chỗ cấy được hai vụ đến đây chỉ cấy được một vụ mùa, còn vụ chiêm phải chuyển sang trồng ngô, khoai lang xen đậu đỗ các loại. Nhờ kinh nghiệm thâm canh nên dân làng tạo được giống ngô nếp rất dẻo và thơm, có tiếng trong vùng.
Từ năm 1920, do sản xuất nông nghiệp bị sút kém nên dân hai làng đã tìm học được nghề may để sinh sống. Từ một vài nhà ban đầu, đến năm 1935 cả hai làng đã có vài trăm hộ làm, rồi lan sang hai làng Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên. Rất đông thợ ma của hai làng vào nội thành may thuê cho các nhà thầu hoặc may quần áo cho binh lính, nhiều người có vốn mở hiệu may riêng. Một số chủ hiệu thợ may ở phố Hàng Trống phải lấy tên một thợ may giỏi người Cổ Nhuế làm tên cửa hiệu của mình để thu hút khách hàng.
Xã có nhiều đình, chùa tập trung ở cả bốn làng Hoàng, Đống, Trù, Viên với 3 ngôi chùa Sùng Quang (Thôn Đống 2), Anh Linh (Thôn Viên 1), Trùng Hưng (Thôn Hoàng 2). Có hai ngôi đình ở 2 thôn Viên 2 và Hoàng 2, thờ thành hoàng làng (Hoàng Tử Đông Chinh Vương- Lý Công Lực, con trai vua Thái tổ Lý Công Uẩn), Đền Bà chúa thờ Túc Trinh công chúa, con gái vua Trần Thánh Tông. Lễ hội của làng thường được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ tế thành Hoàng làng vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Ngoài ra ở thôn Viên 1 và Viên 2 còn có Lễ mộc dục và Lễ cúng thực(Công chúa Túc Trinh thời Trần) vào ngày 1 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Từ thập niên 1970 các nhà khảo cổ đã đào được một số di vật dưới lòng đất ở đây như: rìu đá, hòn nghiền, hòn cà bằng đá, hòn gạch vuông có hoa văn trám lồng đời Hán, tượng cá hóa rồng thời Lý - Trần[cần dẫn nguồn].
[sửa] Dân cư
Nghề may không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho dân làng Cổ Nhuế mà còn tạo ra những thay đổi về cơ cấu dân cư, quan hệ xã hội của làng, đặc biệt là làm hình thành đội ngũ công nhân may mặc có tay nghề cao, có ý thức cao về vị thế xã hội của mình. Đây là cơ sở để làng Cổ Nhuế sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng. Mùa hè năm 1938, đã thành lập Hội ái hữu thợ may Cổ Nhuế, sau đó đông đảo thợ may Cổ Nhuế cùng nông dân đã đưa đơn kiện bọn cường hào làng xã thu lạm tiền thuế thân từ 2,5 đồng lên 3 đồng một suất và đã giành được thắng lợi.
Đồng chí Văn Tiến Dũng (người thôn Cổ Nhuế Trù) là Thư ký Hội ái hữu thợ dệt Hà Nội đã viết bài trên báo Tin tức - tờ báo công khai của Đảng ta để cổ động cuộc đấu tranh. Năm 1939 diễn ra cuộc đấu tranh đòi tăng lương của 600 thợ may Cô Nhuế ở Sở Quân nhu. Sau đó, Cổ Nhuế trở thành một điểm trong An toàn khu của Trung ương. Cuôi năm 1940, Chi bộ Cổ Nhuế được thành lập, lãnh đạo nhân dân đấu tranh
1. ^ Thống kê của UBND huyện Từ Liêm năm 2007
2. ^ Từ điển Hà Nội-địa danh, tác giả Bùi Thiết, nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin, trang 75.
Tác Giả: Hàn Sĩ - Tiến sĩ Vật Lý, Hà Nội (troinam.net)
Thứ Tư, 19 Tháng 1 Năm 2011 19:43
Lúc tôi còn nhỏ mẹ tôi thường đe tôi : ‘’Nếu không học hành tử tế thì sau này chỉ có đi hót cứt thôi con ạ ‘’.
Hình ảnh người gánh phân suốt ngày lang thang trong cái thị trấn nghèo quê tôi làm tôi rùng mình. Cái tương lai có mùi khó ngửi này chẳng quyến rũ được ai. Nhưng mẹ tôi lầm. Thời tôi lớn đây là cái nghề hái ra tiền. Ít nhất cũng hơn hẳn cái sự kiếm ăn với cái bằng tiến sĩ của tôi. Anh biết đấy, viện Khoa Học của tôi nằm cạnh làng Cổ Nhuế, tôi có đủ sở cú để khẳng định với anh điều đó. Làng này sống bằng nghề hót cứt, có đền thờ Thành Hoàng hẳn hòi. Thành Hoàng làng Cổ Nhuế là một vị hót cứt chính hiệu. Trong đền người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay ... Người làng Cổ Nhuế đã đời này qua đời khác, ngày lại ngày, làm sạch cho thủ đô Hà Nội. Vua Lê Thánh Tông từng ban cho làng này câu đối : ‘’Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác Thiên hạ Anh đừng so sánh làng Cổ Nhuế với làng Phương Lưu ; cạnh trường đại học Hàng Hải của anh ở Hải Phòng. So sánh như thế là hạ nhục làng Cổ Nhuế của tôi đấy. Ngoài cái vinh quang của nghề hót cứt (lao động là vinh quang), làng Cổ Nhuế còn là quê hương của một đại tướng : Ðại tướng Văn Tiến Dũng, cùng một tổ tiên vinh quang như các vị đồng hương gồng gánh của ông. Hơn nữa làng Phương Lưu của anh tuy hót cứt nhưng chủ yếu sống bằng nghề đạo chích, chứ đâu có được ‘’tôn chỉ mục đích’’ như dân Cổ Nhuế. Thanh niên Cổ Nhuế ta thề Nhưng không phải dân làng Cổ Nhuế lúc nào cũng được hưởng cái vinh quang của lao động đâu anh ạ. Kể từ những năm hợp tác hóa ồ ạt vào cuối thập niên 50, nghề hót cứt đã phải chịu nhiều cay đắng. Người ta ngăn cấm những người nông dân đi hót cứt, coi như họ là những người trốn lao động, bỏ việc đồng áng để đi ‘’buôn’’ cứt. Người làng Cổ Nhuế phải tôn trọng pháp luật của đảng đành ngồi nhà mà tiếc rẻ những bãi...... đơn côi không người chăm sóc. Những con đường gạch như thế này không hiếm ở Đông Ngạc (photo:Especen) |
Đường làng Cổ Nhuế (còn goi là Kẻ Noi) ( nguồn : Google)
Chỉ mãi tới cuối năm 1986, sau đại hội đổi mới của đảng, đất đai được chia ra để cho các gia đình nông dân tự canh tác. Nghề trồng rau ở ngoại thành Hà Nội sống lại, người Cổ Nhuế mới lại được phép đi.... hót cứt và buôn... cứt.
Rau cỏ của xứ ta thơm ngon là nhờ phân Bắc. Các cụ lão nông chi điên dạy thế ! Phân hóa học cho dù là sản phẩm của trí tuệ văn minh, chỉ cho những thứ rau xanh tươi nhưng nhạt thếch.
Ðổi mới và cởi trói do mẫu công khai (Glasnost) có cái mặt trái của nó. Trước đây ai muốn đi hót cứt thì hót. Nhưng từ ngày người người đi hót, nhà nhà đi hót thì theo qui luật. ‘’Người khôn, của hiếm’’, dân Cổ Nhuế đã chiến đấu ngoan cường để dành lấy địa vị đầu ngành.... cứt Việt Nam.
Không biết đại tướng đồng hương , ngày ấy có can thiệp vào chuyện này hay không, nhưng theo qui dịnh của UBND thành phố HàNội dân ngoại thành không được phép tự do đi hót cứt và lấy cứt nữa. Trước đây ngoài những bãi cứt vô tổ chức, vô kỷ luật mà bất cứ ai cũng có thể hót. Người đi lấy cứt có thể đến làm vệ sinh cho các nhà xí hai ngăn ở các thành phố để để thu về cho mình một số cứt kiếm được. Bây giờ người nông dân ngoại thành bị bắt buộc phải mua phân tại chợ Cổ Nhuế, một chợ tự cổ chí kim, từ Ðông sang Tây đều không có, được thành lập năm 1989. Giá cả tùy thuộc chất lượng (nói sau).
Cổng làng văn hóa Cổ Nhuế. Chợ Cổ Nhuế
Dân ngoại thành bây giờ trở thành người đi lấy phân thuê cho Cổ Nhuế. Họ được phân chia địa bàn hoạt động, theo lịch sắp xếp mang sản phẩm đến chợ nhưng không phải để họ tự bán. Họ chỉ được nhận phần trăm tiền bán mà giá do ban quản lý chợ Cổ Nhuế quyết dịnh. Chống lại ư ?? Mất việc ngay.
Ðội hậu bị, hàng ngàn người xung phong thay chân kiếm cứt (xã hội hiện tại cứt hơi ít lắm, nay phải kiếm, tức là phải đi làm vệ sinh để lấy cứt ở các hố xí, như đã nói trên) Ði kiếm cứt hơn hẳn làm thương nghiệp, đừng nói gì đến nông nghiệp. Mỗi lần tôi hỏi một anh Cổ Nhuế :
- Giá cả như thế chắc các anh chóng giàu lắm.
Anh đáp :
- Anh Giai ơi, trông thế thôi, chứ kiếm được hai sọt thì cũng ăn mẹ nó hết một sọt rồi còn gi !?!
- Hạng nhất (first class) là phân lấy từ khu Ba Ðình... nơi có nhiều gia đình quan chức nên cứt được coi là ‘’nạc’’(tiếng nhà nghề chỉ cục phân rắn chất lượng cao) (!).
- Hạng 2, Từ khu Hoàn Kiếm, nơi có nhiều dân buôn bán, nhiều nhà hàng khách sạn.
- Hạng 3. Từ khu Hai Bà Trưng và Ðống Ða, nơi đa số dân cư là ngưòi lao động, xài nhiều rau nên ‘’mờ’’ (nhiều nước lỏng bõng)
- Hạng 4. Từ ngoại thành, loại này xanh lẹt vì ‘’nguồn nguyên liệu thuần túy là rau muống. Bà con nông dân làm gì có thịt mà ăn.
Có lần tại chợ xuất hiện một sọt phân đề chữ : ‘’Phân ngoại 100 phần trăm’’. Dân chúng không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải quan, dám nhập cảng ‘’phân ngoại’’ về xài.
Về sau chủ nhân sọt phân giải thích : Phân lấy từ bể ‘’phốt’’ (fosse septique) của các sứ quán nước ngoài thì không phải là phân ngoại còn là gì ?
Ðây là những điều tai nghe mắt thấy, tôi ghi lại gửi anh để có dịp kể lại cho bà con xa nước nghe chơi... Cho biết quê hương ta có những thứ.... mà người ta hoàn toàn không có. Tôi bảo đảm đây là sự thật ‘’chăm phần chăm’’. Chuyện có thật dưới XHCN.
Thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có chùa Anh Linh và đền Chúa là hai di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn liền với sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Nguyên Mông, đồng thời gắn với quá trình chiêu dân, lập ấp thành làng Việt Cổ ở xã Cổ Nhuế với công lao sự nghiệp của công chúa Túc Trinh.
Anh Linh Tự do công chúa Túc Trinh bỏ tiền bạc ra xây dựng, ngày đêm chăm lo Phật đạo, giáo hóa chúng sinh, dạy dân cày cấy, lập làng Kẻ Noi (nay là xã Cổ Nhuế). Để tưởng nhớ công ơn của Bà, nhân dân xã Cổ Nhuế thờ Bà làm Hậu phật tại chùa Anh Linh và Thiên Phúc. Các đền, miếu trong thôn thờ Bà, lấy tên là Tối Linh Từ và tôn Bà làm Thần Chủ.
Tương truyền, sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất (năm Mậu Ngọ 1258), để phát triển sản xuất làm cho dân ấm no, quốc gia hưng thịnh, Vua Trần đã xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa chiêu tập dân phiêu tán để khai khẩn đất hoang, mở rộng vùng ven kinh thành Thăng Long. Theo chiếu chỉ, công chúa Túc Trinh, con gái Vua Trần Thánh Tông (1240 -1290), đã rời cung điện ra vùng phía tây bắc kinh thành Thăng Long. Công chúa bỏ tiền bạc phát chẩn, cấp vốn cho dân nghèo dựng nhà, vỡ đất cấy trồng làm ăn sinh sống, thành làng, thành xóm. Sau khi lập làng Cổ Nhuế Viên, công chúa Túc Trinh đến làng An Nội, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm để làm tiếp việc ân đức.
Sau này, ngày giỗ công chúa Túc Trinh được tổ chức ở cả hai làng An Hội và Cổ Nhuế. Đêm 30/7 âm lịch hàng năm, làm lễ mở cửa đền. Vào giờ Tý ngày mồng 1/8 âm lịch hàng năm, làm lễ mộc dục và cúng thức. Lễ mộc dục do một vị bô lão trong làng đảm nhiệm, trang phục chỉnh tề, đầu đội khăn xếp, quần trùng, áo dài, chân đi hài vân sảo, tất cả đều màu đỏ. Vị bô lão thay mặt cho cả dân làng làm việc ân đức với Chúa nên hết sức tuân thủ các điều kiêng kỵ: ăn chay một tháng, không ngủ chung với phụ nữ... Nước làm lễ mộc dục phải là nước mưa tinh khiết nấu với ngũ vị hương. Người nấu nước ngũ vị là đàn bà và cũng phải tuân thủ các điều kiêng cữ như vị bô lão. Trước khi làm lễ, vị bô lão rửa tay gọi là quán tẩy, vẩy nước hoa vào người, xoa lên mặt, đầu và hai tay, gọi là tẩy uế.
Sau khi mộc dục cho Chúa Bà, các đồ mã cũ đem đốt, dâng đồ mới. Y phục cũ của Chúa Bà được người ta tranh nhau lấy phần đem về để ở bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa: có phép mầu nhiệm của Chúa Bà, gia đình sẽ làm ăn hưng thịnh, tránh mọi điều xấu hoặc se thành sợi buộc vào cổ tay, chân hay đeo ở cổ cho trẻ con đi đêm không sợ ma quỷ, đêm ngủ không giật mình. Các bà già cũng lấy một miếng vải áo của Chúa Bà khâu ở vạt áo hoặc buộc vào tràng hạt để cầu mong sau này chết được Chúa Bà giúp sức chầu về cảnh tây phương cực lạc.
Lễ mộc dục xong là đến lễ cúng thức, ông chủ tế đọc chúc văn, nội dung ca ngợi công đức của công chúa Túc Trinh đối với dân làng Cổ Nhuế từ xưa tới nay, cầu xin hồng ân của trời đất, phật, thánh, Chúa Bà ban phúc lành cho quốc thái, dân an.
Sáng ngày mùng 1/8 âm lịch, cúng phật tại chùa Anh Linh, sau đó về đền Chúa làm lễ khai quang, yên vị xin Chúa cúng giỗ. Ngày giỗ Chúa gọi là cúng đối kỵ, có dâng lục cúng: hương, hoa, trà, quả, đăng, thực. Lễ cúng thực gồm có: Cơm tẻ nấu bằng gạo lật, muối vừng, trám đen muối, giá luộc, tương, canh đậu xanh; sau nghi lễ cúng thực dâng chè kho, chè lam và kẹo lạc.
Trong ngày giỗ Chúa, dân hai làng Cổ Nhuế và An Nội phải tuân thủ theo lệ: Không rước tượng Chúa đi viễn du, không đốt pháo từ ngày 25/7 - 2/8 âm lịch. Ngày giỗ Chúa toàn dân làm cỗ chay, ăn chay. Những sản vật trong từng nhà sản xuất được đem dâng lễ tại đền như: mít, dừa, lựu, chuối, na, cam, mía, khoai luộc... Ngoài ra, các gia đình, ngõ xóm nằm trên trục đường xã Cổ Nhuế - Chèm đều sắm hoa quả, vàng, hương, đèn nến, oản, phẩm, đặt lên một chiếc bàn con kê ngoài rìa đường, dâng lên đức Chúa Bà, cầu xin Chúa ban phúc cho gia đình, làng xóm khỏe mạnh, làm ăn hưng thịnh, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Đêm ngày giỗ Chúa, tại đền có tổ chức hát chèo, diễn tuồng, múa lân, múa rồng, đọc và bình thơ rất sôi nổi.
Nguồn: Báo Cần Thơ
Cổ Nhuế, ai từng ở Hà Nội cũng biết cái tên này với câu vè:
Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương.
Hay: Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế
Nền kinh tế phát triển đã làm Cổ Nhuế mất đi cái vẻ đẹp vốn có của nó, nhưng đâu đó vẫn phảng phát những nét xưa liêu tịch với những nếp nhà rêu phong, những bức tường cũ kỹ nham nhở, những con đường lát gạch, những chiếc cổng xiêu vẹo...
Nhân cái hôm bỏ lỡ chuyến đi Ba Bể tắm tiên với nhóm VIVU4EVER, em đành vác xe đi loanh quanh Hà Nội, nghe thằng bạn rủ rê quay lại Cổ Nhuế ngắm làng cổ mới phát hiện ra Hà Nội có quá nhiều chỗ mình chưa biết.
ĐÌNH CỔ NHUẾ | | | |
Hàn Sĩ, Tiến Sĩ Vật Lý Hà Nội |
Monday, 24 January 2011 12:53 |
Đình Cổ Nhuế hiện được xây trên một khu đất rộng tại thôn Hoàng, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội cách trung tâm Thủ đô 12 km về phía tây bắc. Đình còn có tên gọi là đình Chạ, hoặc đình Hoàng.
Chuyện xưa kể rằng, vào tháng Tám, mùa thu năm Đinh Mão, niên hiệu Thuận Thiên thứ 18 (1027) thời vua Lý Thái Tổ, hoàng tử Đông Chinh vương phụng chiếu vua cha đi dẹp giặc ở Văn Châu (Lạng Sơn). Khi qua vùng Cổ Nhuế, lúc ấy nhà cửa còn đơn sơ, dân cư còn thưa thớt. Khi đoàn quân tới, dân làng đã đứng hai bên đường nghênh đón, và xin được tôn ngài làm thành hoàng để lâu dài thờ phụng. Thấy dân làng có tấm lòng thành ngưỡng mộ, Hoàng vương an ủi và ban cho một phần phẩm vật như: bánh dày, chè kho, bánh rán, là những thứ lương khô mà đoàn quân mang theo rồi từ biệt thúc quân lên đường chinh chiến.
Đến tháng Hai năm sau (Mậu Thìn 1028), Hoàng vương thắng trận trở về, dân làng lại ra đón rất thành kính. Khi về đến Thăng Long, Hoàng vương tâu xin vua cha rằng: “Đội ơn uy linh của trời đất, quân đi đến đâu thắng đó. Phàm những nơi đi qua và trở về có người dân ra đón hai bên đường, gồm 82 xã, đều muốn xin hoàng nhi làm phúc thần địa phương”. Tất cả đã được vua cha chấp nhận. Dân làng Cổ Nhuế được vua xuống chiếu ban cho 1600 mẫu ruộng, và được miễn tô thuế. Đến năm Thiên Thánh thứ hai, Hoàng vương có nhờ người tinh thông phong thuỷ tìm đất dựng chùa để thờ cúng.
Khi tìm thấy đất đẹp ở vùng Cổ Nhuế, Hoàng vương cho xây dựng, nhưng thấy dân còn nghèo, nên nàng công chúa thứ tư con vua Lý, tên là Tả Minh Hiến, xin bỏ tiền riêng ra xây dựng theo khuôn mẫu định trước. Sau khi dựng xong, dân làng đã lên kinh thành xin được thờ công chúa ở bên tả, Hoàng vương đã chấp thuận. Làng Cổ Nhuế còn có tên nôm là Kẻ Noi, là một vùng đất cổ, trải bao gió mưa biến đổi, cùng với thời gian, nhiều dấu cũ đã bị mai một. Nhưng căn cứ vào những bản sắc phong còn lại, thì đình được dựng từ thời vua Lê Cảnh Hưng (1745) và cho đến nay đã nhiều lần tu sửa.
Hiện vật trong đình hiện có: 17 đạo sắc phong từ thời Cảnh Hưng đến thời Khải Định, một cuốn ngọc phả ghi chép về thành hoàng làng, bốn bức đại tự, một đôi câu đối sơn son thếp vàng ca ngợi công đức nhà Lý, ba ngai thờ, một kiệu bát cống có khắc chữ “Cảnh Hưng Giáp Thìn niên” (1784), một bộ sập thờ, một đôi voi đá, một quả chuông niên hiệu Thành Thái Kỷ Hợi (1899), ngoài ra còn có hai bộ tam sự, ba bát nhang lớn, và nhiều đồ sứ giá trị. Trong quá trình phát triển nhiều đời, xã Cổ Nhuế ngày càng rộng thêm, nên trong xã còn có đình thôn Viên, nằm trong khu vực di tích gồm đền Bà Chúa, và chùa Anh Linh.
Đình thôn Viên, cũng thờ thành hoàng Đông Chinh vương, phu nhân của ngài và công chúa Tả Minh Hiến, cũng theo nghi thức tế lễ như đình Hoàng. Hiện vật trong đình có: hai bức hoành phi, bốn câu đối, ba đạo sắc phong, một cuốn ngọc phả, ba long ngai, ba bài vị chạm rồng, một quả chuông, một tấm bia được dựng từ thời Minh Mạng thứ 11 (1830) và nhiều đồ tế lễ, hầu hết có từ thế kỷ thứ XIX. Công đức của thần, còn được ghi lại trên câu đối trong đình, mang giá trị lịch sử. “Cổ Pháp thiệu cơ, Lý lệnh trụ lưỡng triều khai thế Nhuệ Giang hiển tích, Việt phúc thần lịch đại bảo phong” Dịch là: (Cổ Pháp dựng cơ đồ, Lý lệnh trụ mở mang hai triều đại Nhuệ Giang lưu dấu tích, thần Việt Nam được phong tặng các đời).
Ngoài hai ngôi đình, xã Cổ Nhuế còn có chùa Sùng Quang (chùa Cả), đền Bà Chúa, và chùa Am Linh (chùa Bé). Chùa Sùng Quang được dựng khá sớm. Chùa do chính bà Tả Minh Hiền bỏ tiền ra xây dựng. Đến thời Cảnh Hưng (1740 - 1786) chùa được xây lại. Chùa nằm trên một khu đất cao thoáng rộng, quanh chùa là nhữgn hàng cây rợp mát quanh năm xanh tốt, sớm chiều tiếng chuông thong thả ngân nga, đượm mùi thiền, nhắc nhở người dân luôn làm điều thiện, xây dựng cuộc sống yên vui.
Chùa rất rộng, kiến trúc theo lối cổ, có tiền đường thờ Phật, hậu cung, nhà tổ và điện thờ Mẫu. Trong chùa hiện có 54 pho tượng 15 bức hoành phi, 10 câu đối, nội dung ca ngợi công đức nhà Phật, rồi nghi môn, cửa võng, long đình và kiệu, hầu hết có từ thời Lê. Đồ đá trong chùa cũng rất phong phú, gồm 11 tấm bia, có tấm được dựng từ thời Cảnh Hưng, hai quả chuông đồng đúc năm Thành Thái (1892) và Duy Tân (1914) và nhiều đồ sứ giá trị.
Chùa Anh Linh cũng được xây dựng từ thời Trần, “Đại Việt sử ký toàn thư” và cuốn “Lịch sử Việt Nam” tập 1 có chép: “Mùa đông (1266) vua Trần Thánh Tông xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần, đi chiêu tập dân lưu tán không sản nghiệp để khai hoang ruộng đất lập điền trang. Theo lệnh vua, công chúa Trần Khắc Hãn (con thứ tư vua Trần Nhân Tông), đã dời cung điện về vùng Cổ Nhuế tổ chức khẩn hoang. Bà đã cho dựng chùa Anh Linh để thờ Phật, cầu cho nước mạnh dân an.
Do có nhiều công lao, nên sau khi bà mất, dân làng đã dựng đền Bà Chúa để muôn đời cúng lễ, nhớ ơn người đã dời chốn vàng son về nơi thôn dã, giúp đỡ dân lành”. Chùa Anh Linh và đền Bà Chúa còn lưu giữ nhiều hiện vật giá trị nghệ thuật gồm: tượng Phật, hoành phi, sắc phong và nhiều đồ tế lễ có thứ thế kỷ thứ XIX.
Trong quần thể di tích đền và chùa, còn có 16 tấm bia đá, có tấm được dựng từ thời Cảnh Trị (1664) và một quả chuông đồng đúc từ thời Tự Đức (1870). Cổ Nhuế là một vùng đất có lịch sử lâu đời, lại nằm sát phía tây bắc kinh thành Thăng Long. Ngay từ thời Hai Bà Trưng (năm 40) đã là nơi hoạt động của nhiều tướng tài như: Quách Lãng, Đinh Bạc, Tĩnh Nương…chống quân xâm lược nhà Hán.
Rồi trải bao biến thiên lịch sử xuyên suốt hàng ngàn năm, nhiều dấu cũ đã bị mai một theo thời gian, nhưng vùng đất Cổ Nhuế vẫn luôn phát triển, cùng cộng đồng dân tộc chống mọi quân xâm lược, dựng xây đất nước. Đến thời kháng chiến chống Pháp, xã Cổ Nhuế cũng là nơi hoạt động của nhiều cán bộ cách mạng. Chùa Sùng Quang là một cơ sở nuôi giấu cán bộ của Đảng thời tiền khởi nghĩa. Hoà thượng Thích Thanh Lộc, vị cao tăng trụ trì chùa, đã tham gia cách mạng từ tháng 8 năm 1945, được bầu làm chủ tịch lâm thời xã Cổ Nhuế.
Đi trong làng, trên con đường rộng rãi khang trang, từ đình Hoàng đến giữa làng là gặp chùa Sùng Quang, sát cổng chùa là nhà tám mái theo dáng long đình thật uy nghiêm lộng lẫy, chùa được xây sớm nhất từ thời vua Lý. Đi tiếp là đến đình thôn Viên sừng sững ngay bên trái với mái cong ngói cổ. Rồi đến đền Bà Chúa trong khuôn viên rộng rãi bóng cây bao trùm tạo vẻ trang nghiêm u tịch. Đến cây đa cổ thụ gần cuối làng, rẽ phải ra cánh đồng, một đoạn ngắn là chùa Anh Linh. Giữa một không gian thoáng đãng lộng gió, mái chùa uốn cong ẩn hiện sau những hàng cây thật thanh cao và thơ mộng, khuôn viên sân chùa thì cỏ cây hoa lá xanh tươi như gấm điểm. Nhìn ra cánh đồng, ngôi mộ bà Chúa mới được dân làng tôn tạo, mái cong dáng cổ, nổi bật lên giữa cánh đồng lúa xanh mát mắt.
Những sớm mai, những chiều hoàng hôn, những buổi trăng lên, mộ bà lung linh mờ ảo như mơ như thực. Giữa một vùng đất cổ đang đà đô thị hoá, thì những quần thể di tích đình, đền, chùa của vùng Cổ Nhuế thật là những viên ngọc quý, bởi có lịch sử từ gần ngàn năm nay. Theo lệ cổ, hàng năm dân làng lại mở hội. Hội chính năm năm một lần, hội lẻ một năm một lần. Vào ngày mồng 10 tháng Hai, ngày mà nhà thánh xuất quân đi đánh giặc Văn Châu năm xưa, hội chính diễn ra thật hoành tráng. Suốt từ ngày mồng 9, dân làng đã náo nức chuẩn bị, nhà nhà làm bánh, sắm sanh lễ vật.
Ngay từ 10 giờ đêm hôm ấy, ngoài đình các bô lão đã làm lễ túc yết suốt đêm, ở trong đình đèn nhang khói hương sáng rực. Sáng hôm sau, 8 giờ dân làng làm lễ rước văn dâng lễ vật, ngoài hương hoa ngũ quả, lễ vật thật giản dị, chỉ là những thứ mà quân của ngài ngày xưa, những lần đi đánh giặc thường làm lương khô lót dạ, gọi là “độ nước lâm trận”, như chè kho, bánh dày, bánh rán. Rồi các dòng họ trong làng dâng mâm lễ. Lễ tế thần được diễn ra thật trang nghiêm thành kính. Tế xong, trong tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên vang dội, lễ rước thánh bắt đầu. Đội rước kiệu bát cống gồm hai tổng cờ, và tám trai làng tuổi đang xuân sắc, quần trắng, áo dài đỏ, thắt lưng xanh, đầu chit khăn nhiễu.
Bên cạnh là kíp đổ quân túc trực đi kèm, cũng gồm tám trai làng, quần trắng, áo vàng, thắt lưng đỏ. Các cơ nào đội ấy chuẩn bị cùng dân làng và khách thập phương náo nức bước vào rước thánh. Đi đầu đoàn rước là đội múa sư tử, múa bồng, trong tiếng trống, tiếng chiêng dồn dập làm cho không khí lễ hội thêm náo nức. Tiếp đến là đội cờ thần ngũ sắc, cờ ngũ hành. Trong làng cờ phướn đỏ rực. Tiếp đến là tàn lọng, hoả bài, rồi phường bát âm. Tiếng sáo, tiếng đàn tấu lên những giai điệu cổ, làm cho lễ hội đầy những âm thanh rộn rã.
Rồi đoàn khiêng kiệu bát cống rước thần đi dưới những tàn vàng lọng tía, trong tiếng trống khẩu giữ nhịp thật uy nghi tề chỉnh. Trên kiệu có cỗ ngai chạm khắc vàng son lộng lẫy, có mâm lễ vật và đèn nến hương hoa nghi ngút, tiếp sau là đoàn cụ ông, quần trắng, áp thụng xanh, đi hia và đội mũ tế. Rồi đến đoàn các cụ bà, quân đen khăn lụa, áo tứ thân, tiếp theo là đội tế nữ quan, quần trắng, áo dài vàng, khăn vàng. Đoàn đội mâm lễ vật gồm các cô gái tuổi mười tám đôi mươi, phục trang lộng lẫy, cô nào cô ấy mắt long lanh và đôi môi thắm đỏ.
Rồi đến dân làng và khách thập phương nô nức kéo nhau theo đám rước. Đoàn rước đến đâu, người xem đông chật, tiếng nói tiếng cười hoà cùng tiếng trống tiếng nhạc thật vui. Đám rước đi từ đình Hoàng tới chùa Sùng Quang, qua đền Bà Chúa, đến cuối làng rẽ ra chùa Anh Linh. Đoàn rước đi đến đâu, cũng thấy nhân dân hai bên đường bày lễ vật đèn nhang tiếp nghênh và bái vọng. Nhìn từ xa, thấy cờ bay, lọng tía, hoả bài, binh khí, cờ phướn, như một con rồng ngũ sắc uốn lượn tựa như một bức tranh sơn mài rực rỡ.
Đi hết lượt, lại rước thánh về đình Hoàng cũng giã… Hết phần lễ, là phần hội. Tại sân đình, sân chùa, chỗ này diễn ra chơi cờ bỏi, chỗ kia người xúm đen xúm đỏ xem đánh cờ người, những cô gái xinh đẹp mặt tươi như hoa, được hoá thân thành tướng bà, tướng ông, sĩ đen, sĩ đỏ; tiến lui theo sự chỉ dẫn của người chơi cầm cờ lệnh, tiếng trống khẩu “tong tong” luôn thúc giục bên tai đối thủ. Một chỗ khác lại thấy người xem quây quần bên những đám hát đối.
Những câu dân ca, hát ví bên nam bên nữ, hát đối nhau, cốt sao bên kia không đối được, mỗi khi bên nào bí, thì lại rộ lên tiếng vỗ tay reo hò vang dội; rồi hết xem chọi gà, người ta nô nức vào đền, vào chùa cầu tài cầu lộc. Nếu vào ngày hội chính, cuộc vui kéo dài tới 5 ngày. Hội tan, người ta lại mong mỏi chờ đến mùa xuân năm sau. Theo đường lối chấn hưng văn hoáa của Đảng và Nhà nước, mọi giá trị tinh thần mang tính dân tộc đang được khơi dậy thì hội đình làng Cổ Nhuế, với những ngôi đình, ngôi đền, ngôi chùa có từ thời Lý, thời Trần, quả là một món quà quý lịch sử để lại, giữa mùa xuân đổi mới hôm nay. Vietbao (Theo Lễ hội Thăng Long, Lê Trung Vũ (cb), NXB Hà Nội, 2001
Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế Thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có chùa Anh Linh và đền Chúa là hai di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn liền với sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Nguyên Mông, đồng thời gắn với quá trình chiêu dân, lập ấp thành làng Việt Cổ ở xã Cổ Nhuế với công lao sự nghiệp của công chúa Túc Trinh. Anh Linh Tự do công chúa Túc Trinh bỏ tiền bạc ra xây dựng, ngày đêm chăm lo Phật đạo, giáo hóa chúng sinh, dạy dân cày cấy, lập làng Kẻ Noi (nay là xã Cổ Nhuế). Để tưởng nhớ công ơn của Bà, nhân dân xã Cổ Nhuế thờ Bà làm Hậu phật tại chùa Anh Linh và Thiên Phúc. Các đền, miếu trong thôn thờ Bà, lấy tên là Tối Linh Từ và tôn Bà làm Thần Chủ.
Tương truyền, sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất (năm Mậu Ngọ 1258), để phát triển sản xuất làm cho dân ấm no, quốc gia hưng thịnh, Vua Trần đã xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa chiêu tập dân phiêu tán để khai khẩn đất hoang, mở rộng vùng ven kinh thành Thăng Long. Theo chiếu chỉ, công chúa Túc Trinh, con gái Vua Trần Thánh Tông (1240 -1290), đã rời cung điện ra vùng phía tây bắc kinh thành Thăng Long. Công chúa bỏ tiền bạc phát chẩn, cấp vốn cho dân nghèo dựng nhà, vỡ đất cấy trồng làm ăn sinh sống, thành làng, thành xóm. Sau khi lập làng Cổ Nhuế Viên, công chúa Túc Trinh đến làng An Nội, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm để làm tiếp việc ân đức.
Sau này, ngày giỗ công chúa Túc Trinh được tổ chức ở cả hai làng An Hội và Cổ Nhuế. Đêm 30/7 âm lịch hàng năm, làm lễ mở cửa đền. Vào giờ Tý ngày mồng 1/8 âm lịch hàng năm, làm lễ mộc dục và cúng thức. Lễ mộc dục do một vị bô lão trong làng đảm nhiệm, trang phục chỉnh tề, đầu đội khăn xếp, quần trùng, áo dài, chân đi hài vân sảo, tất cả đều màu đỏ. Vị bô lão thay mặt cho cả dân làng làm việc ân đức với Chúa nên hết sức tuân thủ các điều kiêng kỵ: ăn chay một tháng, không ngủ chung với phụ nữ... Nước làm lễ mộc dục phải là nước mưa tinh khiết nấu với ngũ vị hương. Người nấu nước ngũ vị là đàn bà và cũng phải tuân thủ các điều kiêng cữ như vị bô lão. Trước khi làm lễ, vị bô lão rửa tay gọi là quán tẩy, vẩy nước hoa vào người, xoa lên mặt, đầu và hai tay, gọi là tẩy uế.
Tìm hiểu thêm Hội đả ngư Hội đền An Dương Vương Lễ hội đền An Sinh Lễ hội Đền Bà Tấm
Sau khi mộc dục cho Chúa Bà, các đồ mã cũ đem đốt, dâng đồ mới. Y phục cũ của Chúa Bà được người ta tranh nhau lấy phần đem về để ở bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa: có phép mầu nhiệm của Chúa Bà, gia đình sẽ làm ăn hưng thịnh, tránh mọi điều xấu hoặc se thành sợi buộc vào cổ tay, chân hay đeo ở cổ cho trẻ con đi đêm không sợ ma quỷ, đêm ngủ không giật mình. Các bà già cũng lấy một miếng vải áo của Chúa Bà khâu ở vạt áo hoặc buộc vào tràng hạt để cầu mong sau này chết được Chúa Bà giúp sức chầu về cảnh tây phương cực lạc.
Lễ mộc dục xong là đến lễ cúng thức, ông chủ tế đọc chúc văn, nội dung ca ngợi công đức của công chúa Túc Trinh đối với dân làng Cổ Nhuế từ xưa tới nay, cầu xin hồng ân của trời đất, phật, thánh, Chúa Bà ban phúc lành cho quốc thái, dân an.
Sáng ngày mùng 1/8 âm lịch, cúng phật tại chùa Anh Linh, sau đó về đền Chúa làm lễ khai quang, yên vị xin Chúa cúng giỗ. Ngày giỗ Chúa gọi là cúng đối kỵ, có dâng lục cúng: hương, hoa, trà, quả, đăng, thực. Lễ cúng thực gồm có: Cơm tẻ nấu bằng gạo lật, muối vừng, trám đen muối, giá luộc, tương, canh đậu xanh; sau nghi lễ cúng thực dâng chè kho, chè lam và kẹo lạc.
Trong ngày giỗ Chúa, dân hai làng Cổ Nhuế và An Nội phải tuân thủ theo lệ: Không rước tượng Chúa đi viễn du, không đốt pháo từ ngày 25/7 - 2/8 âm lịch. Ngày giỗ Chúa toàn dân làm cỗ chay, ăn chay. Những sản vật trong từng nhà sản xuất được đem dâng lễ tại đền như: mít, dừa, lựu, chuối, na, cam, mía, khoai luộc... Ngoài ra, các gia đình, ngõ xóm nằm trên trục đường xã Cổ Nhuế - Chèm đều sắm hoa quả, vàng, hương, đèn nến, oản, phẩm, đặt lên một chiếc bàn con kê ngoài rìa đường, dâng lên đức Chúa Bà, cầu xin Chúa ban phúc cho gia đình, làng xóm khỏe mạnh, làm ăn hưng thịnh, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Đêm ngày giỗ Chúa, tại đền có tổ chức hát chèo, diễn tuồng, múa lân, múa rồng, đọc và bình thơ rất sôi nổi.
Tiến Cường - Anet.vn
Từ chập choạng tối, gái mại dâm xếp hàng trước cửa quán, tràn ra cả lòng đường vẫy tay, chèo kéo khách…
Vùa dừng xe trước quán L.L gần ngã tư Cổ Nhuế, một cô gái độ trên 30 tuổi mà các cô gái khác gọi là “mẹ” (tú bà) lao ra làm giá và chỉ vào 5, 6 cô gái đứng gần đó cho chúng tôi “tuyển chọn”: “Đi anh nhé, vào luôn đây, không phải đi đâu hết, giá rẻ bất ngờ, “tàu nhanh” chỉ với 100k (100.000 đồng) thôi”.
Tôi được một em, qua giới thiệu biết tên là Xuyên, da đen, tóc buộc kiểu nhà quê. Xuyên dắt tôi đi sâu vào trong quán. Qua quan sát, “nơi hành sự” là những chiếc phản gỗ ẩm mốc, chăn mền rẻ tiền, cũ kỹ. Các ô nhỏ được ngăn bằng những tấm màn. Tôi tỏ ra rụt rè, Xuyên nói tỉnh bơ: “Anh yên tâm, an toàn. Anh nhìn thấy đấy, các loại phòng bọn em thuê chỉ có một cửa duy nhất nhìn ra phố, 5 bên kín mít, khóa trái lại là vô tư”.
Chiều xuống là các cô gái lại ra vào, bắt đầu cho một đêm làm việc. Ảnh: T.Văn
Theo quan sát của chúng tôi, đây là tuyến phố sầm uất nhưng điều bất thường là rất nhiều ngôi nhà ở đây không trưng biển kinh doanh, bán quán như tuyến phố khác, ban ngày khóa trong, hoặc khép hờ để đón khách làng chơi. Còn ban đêm mở cửa, bật đèn mờ tạo cảm giác ma mị cho khách dễ nhận biết. Nếu ai đó có dịp đi qua đây vào buổi chiểu, chẳng lạ gì khi thấy những cô gái ngối bó gối ở cửa bắt khách. Với hình thức bắt khách trắng trợn, các cô gái sẵn sàng chặn đầu xe của khách để lôi kéo, nếu được giá thì đưa vào quán và “xử lý” ngay tại chỗ chứ không phải đi nhà nghỉ như những tụ điểm khác.
Hoạt động của các "tổ nhện" tại đây rất công khai, bất kỳ ai cũng nhận thấy rất rõ. Thế nhưng, không hiểu sao cái nghề suy đồi đạo đức, gây mất trật tự, lối sống của khu dân cư vẫn cứ tồn tại giữa lòng Hà Nội mà không bị triệt phá?
(Theo Đất Việt)Làng em tên là CỔ NHUẾ
Em xin đính chính lại, Cổ Nhuế và Đông Ngạc là hai làng khác nhau, hai làng chỉ nằm cạnh nhau thôi!!!
Đông Ngạc còn gọi là KẺ VẼ
Cổ Nhuế Còn gọi là KẺ NOI
Xuân Đỉnh thì là KẺ CÁO
......
Ngoài ra, Cổ nhuế và Đông Ngạc có phiên chợ riêng!!!
Làng Đông Ngạc còn gọi là Làng Quan, vì trong làng có rất nhiều người đỗ đạt cao!!!
CỔ nhuế có Nghề truyền thống là Nghề may!!!
SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ CỔ NHUẾ MÌNH MỚI SƯU TẦM TRÊN MẠNG!!
1. DIỆN TÍCH VÀ DAN SO
Từ thập niên 1970 các nhà khảo cổ đã đào được một số di vật dưới lòng đất ở đây như: rìu đá, hòn nghiền, hòn cà bằng đá, hòn gạch vuông có hoa văn trám lồng đời Hán, tượng cá hóa rồng thời Lý - Trần
2. LỊCH SỬ
Người dân đất Thăng Long - Hà Nội cổ kính chắc không mấy ai là không biết hoặc nghe đến cái tên làng Cổ Nhuế, hay còn gọi là làng Noi - Kẻ Noi. Theo các truyền thuyết và một số tài liệu nghiên cứu thì Cổ Nhuế xưa kia vốn là một dải đất sình lầy hoang hoá ven bờ sông Hồng ở phía Tây bắc kinh thành Thăng Long.
Nghề may đang phát triển ở Cổ Nhuế
Từ hơn 2000 năm trước, những nhóm người Việt cổ đầu tiên đã về vùng đất này định cư, sống bằng nghề trồng lúa nước và đánh bắt cá. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, các nhà khảo cổ đã đào được một số di vật dưới lòng đất ở đây như: rìu đá, hòn nghiền, hòn cà bằng đá, hòn gạch vuông có hoa văn trám lồng đời Hán (Trung Quốc), tượng cá hoá rồng thời Lý - Trần...
Truyền thuyết cũng kể lại rằng: Mùa thu năm 1027, Hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, tên huý là Lực, hiệu là Đông Chinh Vương đã đem quân đi dẹp loạn ở Châu Văn (thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay), có qua làng Noi, được dân làng mang lương thực, thực phẩm ra hiến cho quân sĩ làm lương ăn trên đường hành quân. Sau khi chiến thắng trở về, Đông Chinh Vương đã xin với vua cha cho hưởng thực ấp ở làng Noi. Ba xóm của làng Noi là: Hoàng - Trù - Đống trở thành dân tảo lệ (tức là dân được giao trông nom nhà thờ) được miễn siu dịch. Các cụ trong làng bấy giờ mới dâng sớ xin vua cho đổi tên làng Noi thành làng Cổ Nhuế theo phiên âm tiếng Hán - Việt từ chữ Kẻ Noi. Tuy nhiên cái tên kẻ Noi vẫn tồn tại cùng với Cổ Nhuế cho mãi tới sau này.
Chị Nguyễn Thị Đông, một thợ may lâu năm cho biết Để giữ vững và phát triển được nghề may truyền thống, người thợ may ở đây ngoài việc phải tinh thông nghề nghiệp còn phải rất nhanh nhạy về thị trường thời trang vốn luôn thay đổi, đặc biệt là về kiểu dáng, mẫu mã và chất liệu vải.
Cho đến nay, nghề may ở Cổ Nhuế vẫn đang đứng vững và phát triển, tạo công việc và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương, hàng trăm lao động ở các làng xã lân cận (do nhận hàng ở Cổ Nhuế về máy thuê). Trong nhiều năm qua, nhiều người dân Cổ Nhuế khi đi sinh sống ở các địa phương khác cũng vẫn phát huy nghề may truyền thống của quê hương. Người ta cũng không thể thống kê được có bao nhiêu thợ may đang phát đạt ở những địa phương khác đã từng học nghề ở Cổ Nhuế.
Cổ Nhuế ngày nay đang đô thị hoá nhanh, trên địa bàn xã có 3 tuyến đường giao thông lớn chạy qua là các đường 69, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt. Không hiểu có phải đất lành chim đậu mà hiện nay Cổ Nhuế có tới gần 100 cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn. Trong đó có 3 trường đại học và 4 trường cao đẳng. Hàng chục dự án lớn cấp quốc gia và thành phố đang tiếp tục được triển khai...
Sông Nhuệ, con Sông chảy qua làng Cổ Nhuế
Cầu noi
Cầu Xe Lửa
Trường cấp II mới!
MÌNH SẼ CỐ GẮNG TÌM HIỂU KỸ, SƯU TẦM CÁC TÀI LIỆU QUY ĐỂ ĐƯA ĐẾN CÁC BẠN, ĐỂ CÁC BẠN BIẾT RẰNG, CỔ NHUẾ VÀ ĐÔNG NGẠC LÀ KHÁC NHAU!
Last edited by Phuc_Co NHue; 10-04-2009 at 01:08 AM.
No comments:
Post a Comment