TIN VỀ ĐÀI VOA
- Ngày 21 tháng hai năm 2011, bọn Hacker Hồi giáo cực đoan và độc tài đã phong tỏa đài VOA. Chúng công kích bà Clinton và nước Mỹ đã can thiệp vào nội bộ Hồi giáo. Cho đến trưa hôm nay 22-2-2011, đài VOA mới được giải phóng khỏi bọn tin tặc. Tuy nhiên, vài giờ sau, tin tặc trở lại chiếm đóng VOA. Ngày 23 thì đài VOA đã hoạt động trở lại.
Tự thiêu Đà Nẵng - Cộng sản bưng bít tin tức
Vào ngày 18 tháng 2 Dân Làm Báo loan tin vụ việc kỹ sư Phạm Thành Sơn đã tự thiêu ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng để phản đối chính quyền lấy đất và đền bù không thỏa đáng.
UBND TP Đà Nẵng nằm trên đường Bạch Đằng, đây là đường 1 chiều. Theo nguyên tắc, xe hai bánh khi lưu thông thường phải đi sát lề bên phải. Hình ảnh gửi đi cho thấy, nạn nhân và xe bốc cháy nằm bên trái theo hướng lưu thông, sát lề phía trụ sở UBND, cho nên không thể có chuyện “đang đi trên đường thì tự nhiên xe bốc cháy dữ dội ” như bản tin của TTXVN đưa tin!
Nhật
Trả lời báo giới, Đô Đốc Willard trước hết cho biết:
Theo ông thì chắc chắn Nhật Bản là 1 đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ tại vùng Đông-Bắc Á.
Đô Đốc Robert Willard
Rằng mối quan hệ giữa Quân đội Hoa Kỳ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản rất vững mạnh. Theo ông thì chắc chắn Nhật Bản là 1 đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ tại vùng Đông-Bắc Á. Do đó, Hoa Kỳ đã thảo luận và tiếp tục khuyến khích lực lượng của xứ Phù Tang đóng góp an ninh cho vùng Á Châu-TBD, hợp tác với nhiều đối tác trong khu vực.
Đô đốc Willard nhân tiện lưu ý rằng Chiến lược Quân sự mà Hoa Kỳ vừa công bố hồi tuần rồi chú trọng tới việc Washington xúc tiến mối quan hệ hợp tác Mỹ-Nhật tới mức tối đa mà Hoa Kỳ có thể.
Đài Loan
Liên quan Đài Loan, Đô Đốc Willard cho rằng việc Đài Bắc chú trọng tăng cường khả năng quốc phòng là điều không có gì mới giữa lúc TQ ráo riết hiện đại hóa quân đội. Và vai trò của Bộ Tư Lệnh Mỹ tại TBD liên quan vấn đề này là cứu xét hầu có thể đáp ứng những gì mà Washington xem là nhu cầu phòng thủ chính đáng của Đài Loan.
Trung Quốc
Rằng điều chắc chắn là Hoa Lục hiện đạt được khả năng phi đạn đạn đạo đáng ngại và tiếp tục nỗ lực này trong 2 thập niên nay. Do đó, Hoa Kỳ đang theo dõi sát vấn đề.
Theo Đô Đốc Willard, khả năng phi đạn đạn đạo đó, kết hợp với nhiều khả năng khác của Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ, sẽ tạo nên mối đe dọa đáng ngại về vấn đề di chuyển trong khu vực, không phải chỉ liên quan tới Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines mà còn những nước trong vùng.
Do đó, Đô Đốc Willard nhấn mạnh rằng điều quan trọng là Hoa Lục phải công khai và sẵn sàng đối thoại với Washington và những nước trong khu vực liên quan việc hiện đại hóa quân đội cùng ý định thực sự của Bắc Kinh.
Nam Hàn
Đô đốc Willard nhân tiện lưu ý rằng khi thẩm định về vị thế Hoa Kỳ ở Á Châu-TBD, Washington có khuynh hướng chú trọng tới vùng Đông Bắc Á để giúp Nam Hàn ngăn chận nguy cơ tấn công của Bắc Hàn, đồng thời củng cố liên minh Mỹ-Nhật. Trong khi đó, Đô đốc Willard nhấn mạnh, lực lượng ông có bổn phận duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ và liên tục tại vùng Đông Nam Á, Nam Á và Châu Đại Dương.
Theo Đô đốc Willard thì hiện giờ kế hoạch tập trận quy mô hàng năm giữa Mỹ và Nam Hàn nhằm thể hiện khả năng phòng thủ Hàn-Mỹ, cũng như bảo vệ Seoul.
Philippines
Về Philippines, Đô đốc Willard khẳng định:
Đô đốc Willard nhận thấy Philippines tọa lạc ở vị trí chiến lược quan trọng, giáp ranh với Biển Philippines và Biển Đông.
Đô Đốc Robert Willard
Rằng đây là mối quan hệ dài lâu giữa Hoa Kỳ và Philippines, nơi từng diễn ra những diễn biến quân sự đáng kể.
Đô đốc Willard nhận thấy Philippines tọa lạc ở vị trí chiến lược quan trọng, giáp ranh với Biển Philippines và Biển Đông.
Ông khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ xúc tiến hợp tác với quân đội Phi, với chính phủ Manila, nhằm giúp nâng cao hiệu quả của lực lượng này trong việc ứng phó với nhiều thách thức.
Vì, theo Đô đốc Willard, những thách thức về an ninh hàng hải cùng nhiều thách thức khác, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông, rất cần tới nỗ lực hợp tác như vậy.
Úc
Vai trò của Úc rất đa dạng. Úc có quân số nhỏ hơn nhiều so với Hoa Kỳ nhưng lại có ảnh hưởng đáng kể trên bình diện quốc tế. Lực lượng Úc từng sát cánh với quân đội Mỹ trong mọi cuộc chiến kể từ Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế Chiến. Do đó, Đô đốc Willard xem lực lượng Úc có vai trò rất thiết yếu trong việc ổn định khu vực; Và Úc là 1 đồng minh cũng như đối tác rất quan trọng của Hoa Kỳ.
Vào lúc kết thúc cuộc họp báo, Đô đốc Robert Willard cam kết rằng với tư cách là Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Á Châu-TBD, ông đề nghị các Tư lệnh Hải, Lục, Không quân, Thủy quân lục chiến, Lực lượng đặc biệt của Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với vùng Á Châu-TBD, nỗ lực đóng góp cho nền an ninh khu vực này cùng sự vững mạnh của các quân đội đồng minh, đối tác.
Theo Đô đốc Willard thì những nước đối tác quan trọng của Hoa Kỳ, như Indonesia, Singapore, Malaysia, VN, Ấn Độ cùng nhiều nước khác hiện có vai trò thiết yếu cho toàn vùng Á Châu-TBD, cho an ninh của người dân vùng Á Châu-TBD và cả tương lai của vùng này.
Theo dòng thời sự:
- Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quân sự với khu vực Đông Nam Á
- Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và Nam Hàn phối hợp tập trận
- Nhật và Hoa Kỳ cam kết thắt chặt quan hệ quân sự
- Hoa Kỳ quan ngại về các hành động của Bắc Kinh gần đây
- Mỹ kêu gọi gia tăng các cuộc gặp gỡ giữa các quốc gia Châu Á
- Hỏa tiễn chống chiến hạm của TQ không là mối đe dọa cho hải quân Mỹ
- Vì sao quan hệ giữa Úc với Mỹ quan trọng hơn Trung Quốc?
- Mỹ và Nam Hàn có thể tiếp tục cùng tập trận
- Ông Robert Gates đến Việt Nam có ý nghĩa ra sao với các nước trong khu vực?
- Hoa Kỳ-Singapore tập trận tại Biển Đông
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Press-briefing-of-us-pacific-commander-admiral-robert-willard-on-security-and-future-in-asia-pacific-tquang-02202011105723.html
RFA 15.02.2011
Loại phi đạn mới tượng trưng cho sức mạnh đang lên của quân đội TQ sẽ không làm cho hải quân Hoa Kỳ thay đổi đường lối hoạt động tại Thái Bình Dương, một viên chức hải quân cao cấp của Mỹ lên tiếng như vậy hôm nay.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/US-Admiral-Carrier-killer-won-t-stop-US-Navy-02152011085333.html
2011-02-20
Những cuộc biểu tình đòi hỏi đổi mới chính trị vẫn tiếp tục diễn ra và đang có chiều hướng lan rộng ở một số quốc gia trong vùng Trung Đông, bất kể những cuộc đàn áp dã man mà chính quyền một số nước đã thực hiện trong những ngày gần đây.
Libya
Tin tức mới nhất mà chúng tôi ghi nhận được cho biết sau gần một tuần lễ biểu tình đòi lãnh tụ Muammar Gaddafi phải từ chức, đã có khoảng 100 dân Libya người bị thiệt mạng vì các vụ đụng độ xảy ra với lực lượng an ninh. Kinh hoàng nhất là chuyện mới xảy ra ngày hôm qua ở thành phố Benghazi, khi quân đội dùng súng máy bắn vào đoàn biểu tình, giết chết hàng chục người.
Nhiều quốc gia đã lên tiếng phản đối hành động dã man này của chính phủ Libya, trong khi lãnh tụ Gaddafi chưa lên tiếng nói gì về vụ thảm sát. Vài ngày trước đây chính phủ Libya cho phổ biến những bài viết cảnh báo sẽ sử dụng những biện pháp mạnh nhất đối với bất cứ ai lên tiếng chỉ trích ông Gaddafi.
Tin tức cũng cho biết chính quyền đã chặn các trang mạng xã hội, với mục đích không cho dân chúng trao đổi tin tức hay rủ nhau tham gia các cuộc biểu tình.
Bahrain
Bản tin do hãng thông tấn quốc gia Bahrain phổ biến cho hay chính hoàng thái tử Salman bin Hamad-al-Khalifa đã chỉ thị cho quân đội rút khỏi địa điểm vừa nêu, và bắt đầu cuộc thương thuyết với đoàn biểu tình. Hiện vẫn chưa rõ bao giờ cuộc thương thảo chính trị này mới bắt đầu, nhưng phía biểu tình đã đặt điều kiện nói là chỉ đàm phán sau khi chính phủ đương thời phải từ chức.
Nhà Trắng cho hay ông Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Tom Donilon đã nói chuyện qua điện thoại với Hoàng Thái Tử của Bahrain, kêu gọi chính phủ nước đồng minh tìm cách giải quyết căng thẳng bằng những kế hoạch đổi mới, đáp ứng đòi hỏi của dân chúng.
Yemen
Tin tức mà chúng tôi ghi nhận được nói rằng phe ủng hộ chính phủ sử dụng súng và gậy gộc đánh sinh viên cố thủ trong trường đại học.
Những nhân chứng có mặt tại chỗ cho hãng thông tấn AFP biết là có cảnh sát mặc thường phục trà trộn trong đoàn ủng hộ chính quyền.
Djibouti
Tại Djibouti, một ngày sau khi cuộc biểu tình đòi dân chủ diễn ra, chính quyền nước này đã bắt giữ 3 lãnh tụ đối lập.
Cuộc biểu tình vừa nói đã bị lực lượng an ninh dùng võ lực dẹp tan. Có 2 người thiệt mạng.
Algeria
Tại Algeria, khoảng 200 người đã tụ tập ngay ở thủ đô hô to khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Tin nói là đoàn người đang bị cảnh sát bao vây.
TQ siết chặt an ninh trên khắp nước để đối phó với lời kêu gọi biểu tình
Hình: AP
Lời kêu gọi này đến với tất cả những người Trung Quốc nào cảm thấy là quốc gia họ đầy bất công, kể cả những bậc phụ huynh có con em bị bệnh tật vì sữa nhiễm độc do lòng tham của con buôn, những người dân bị tịch thu, triệt hạ nhà đất một cách bất công và những người quá bất bình vì tình trạng các quan chức chính phủ nhũng lạm quyền thế.
Lời hiệu triệu trên mạng kêu gọi người dân hãy đến những địa điểm được chỉ định trong các thành phố Trung Quốc, theo dõi các diễn biến, và nếu có đủ can đảm, hãy lớn tiếng đưa ra các đòi hỏi.
Hôm Chủ nhật tại Bắc Kinh, mấy trăm người đã lặng lẽ tụ tập trước một tiệm bán thức an nhanh gần quảng trường Thiên An Môn tại trung tâm thành phố.
Những tiếng động thực sự nghe thấy được từ đám đông là do cảnh sát sắc phục xông xáo vào trong đám đông tìm cách giải tán họ. Theo những người chứng kiến tận mắt thì người biểu tình không hô khẩu hiệu hay trương biểu ngữ và cũng không trả lời các ký giả ngay tại hiện trường.
Trước ngày tụ họp hôm Chủ nhật, nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giam một số những nhà tranh đấu ôn hòa, kể cả các luật sư bênh vực nhân quyền có tiếng tăm.
Nhân vật tranh đấu trên mạng Tian Tian cho biết sáng Chủ nhật cô đã nhìn thấy một chiếc xe không bảng số đã chở luật sư Hứa Chí Dũng bị bắt đem đi khi cô đến căn nhà tại Bắc Kinh của ông Đằng Bưu, một luật sư khác đã bị bắt đem đi trước đó.
Cô nói rằng cô tin là những vụ bắt bớ này có liên hệ với các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật vì nhà cầm quyền tra vấn những người hoạt động cho nhân quyền về những dự tính của họ và bảo họ không nên ra ngoài.
Trong khi đó các cuộc biểu tình tại Trung Quốc đang ghi thành tích trên mạng Xã Hội Internet Twitter bằng dấu hiệu nhắc nhở hashtag có một ngàn người tham dự để tin nhắn nội trong một phút tính đến chiều tối Chủ nhật.
Nhiều người tham gia trang mạng Twitter nói về cuộc biểu tình tại Bắc Kinh đồng ý rằng "có rất nhiều người tham dự trên mạng", nhưng khó có thể nói ai trong số những người này đã thực sự đến tận nơi biểu tình.
Một người tham gia mạng này ngụ ý rằng chẳng có chuyện gì xảy ra và nói diễu rằng mọi người nên ra về vì trong đám đông biểu tình chỉ toàn là cảnh sát mặc thường phục mà thôi!
http://www.voanews.com/vietnamese/news/china-demonstration-02-20-11-116563553.html
Hôm nay, 21/02/2011, báo chí chính thức Trung Quốc cho biết là ngày hôm qua, « một vài phần tử bị kích động » ở Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều thành phố khác tại Trung Quốc đã cố gắng bắt chước cuộc Cách mạng Hoa Nhài tại Tunisia. Thế nhưng, theo các tờ báo này, một cuộc cách mạng như vậy không thể xẩy ra tại Trung Quốc
Xã luận của Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo nổi tiếng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, được AFP trích dẫn, viết, « Không có quyết tâm tập thể thực hiện một cuộc cách mạng tại Trung Quốc ». Chỉ có « một vài người ở Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều thành phố khác tại Trung Quốc đã cố gắng bắt chước cuộc Cách mạng Hoa Nhài ».
Tờ báo chỉ trích gay gắt, coi những người biểu tình như hiện tượng có những người ăn mày, không bao giờ biến mất, trong lúc Trung Quốc vẫn tiến về phía trước. Theo Hoàn cầu Thời báo thì một vài người hô khẩu hiệu, ném hoa nhài ra đường phố không làm giảm nhịp độ tiến bước của đất nước.
Trong khi đó, Nhân dân Nhật báo, kêu gọi người dân hãy tỏ thái độ « chín chắn » và thúc đẩy « tình liên đới gắn bó xã hội ». Theo tờ báo, các nhà trí thức nghĩ rằng nhiệm vụ của họ là phê phán. Quan điểm này là phiến diện và bị những kẻ vô trách nhiệm lợi dụng.
Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định là đất nước vẫn tiến về phía trước cho dù còn nhiều vấn đề và không một ai trong số người dân được phép sử dụng luận điểm đòi xem xét lại cách thức lãnh đạo xã hội.
Ngày hôm qua, một lực lượng công an đông đảo đã được triển khai ở 13 thành phố nhằm ngăn chặn mọi cuộc biểu tình, sau khi trên mạng internet, xuất hiện một thông điệp kêu gọi biểu tình, theo gương Cách mạng Hoa Nhài. Trước đó, nhiều nhà tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ đã bị bắt, hoặc quản thúc tại gia trên thực tế, điện thoại của họ bị cắt.
Theo giới quan sát, làn sóng đấu tranh chống các chế độ chuyên quyền, độc đoán tại nhiều nước Bắc Phi và Cận Đông đang làm cho chính quyền Bắc Kinh lo ngại, cho dù, nguy cơ một cuộc nổi dậy tương tự tại Trung Quốc chưa thể xẩy ra.
No comments:
Post a Comment