Monday, February 28, 2011

TIN LIBYA & VIỆT NAM






Kadhafi, nhà độc tài hết thời sau hơn 40 năm cai trị sắt máu
Một người đàn ông với khẩu súng lục trên chiếc xe tăng quân đội để lại tại thành phố Shahat (24/02/2011)
Một người đàn ông với khẩu súng lục trên chiếc xe tăng quân đội để lại tại thành phố Shahat (24/02/2011)
REUTERS/Goran Tomasevic
Tú Anh

Chế độ Jamahiriya, có nghĩa là "nhà nước quần chúng", là một chế độ do trung úy Kadhafi, tự phong đại tá, sáng chế ra sau cuộc đảo chính năm 1969. Chế độ này, thực chất là chế độ phong kiến dựa trên mô hình « minh chủ - chư hầu » , tồn tại được là dựa trên lòng trung thành của các bộ tộc. Nhưng chất keo này đã tan rã khi chính quyền trung ương sử dụng lính đánh thuê đàn áp trong biển máu phong trào phản kháng, mà nòng cốt là giới trẻ, theo gương Tunisia và Ai Cập, muốn lật qua trang sử độc tài, tham ô và bất công xã hội. Thái độ chống trả bằng mọi giá của Kadhafi có nguy cơ đưa đất nước giàu dầu khí này vào nội chiến và chia cắt lãnh thổ làm đôi.

Từ khi cách mạng Hoa Lài bùng dậy tại Tunisia và lan rộng khắp Bắc Phi và Trung Đông, các nhà độc tài trong khu vực đã có những phản ứng khác nhau. Ben Ali của Tunisia đã bỏ chạy thật sớm, còn Tổng thống Ai Cập Mubarak chỉ ra đi sau khi một loạt biện pháp ứng phó để kéo dài thời gian nhằm tìm kiếm các biện pháp cứu vãn tình thế không có kết quả. Cả hai nhà độc tài này này thất thế, vì bị quân đội bỏ rơi vào lúc phong trào phản kháng dâng lên cao nhất. Có lẽ rút tỉa từ hai bài học này, đại tá Kadhafi của Libya đã chọn thái độ quyết liệt nhất. Trước các cuộc biểu tình phản kháng của dân chúng, lãnh đạo Libya sử dụng máy bay oanh tạc và lính đánh thuê đàn áp.

Hôm qua, lần đầu tiên chính quyền công bố con số nạn nhân sau hơn một tuần nổi dậy : 300 người chết trong đó có 58 quân nhân.

Trên thực địa, phong trào đối lập liên tục thắng thế. Những thành phố lớn ở miền Đông từ Benghazi đến Al- Baida và Tobrouk lần lược được « giải phóng ».

Theo các hãng thông tấn và truyền hình nước ngoài, các « ủy ban nhân dân », cột trụ của chính quyền trung ương tại địa phương, đã bỏ trốn. Nhiều sĩ quan, binh sĩ đào ngũ mang súng đi theo phong trào biểu tình và cung cấp vũ khí cho dân chúng.

Trên thượng tầng lãnh đạo, hai bộ trưởng tư pháp và nội vụ từ chức. Ở nước ngoài , đại sứ Libya đào nhiệm hàng loạt như hiệu ứng domino.

« Guồng máy cầm quyền tan rã »

Lên nắm quyền sau cuộc đảo chính 1969, trung úy Kadhafi tự xưng đại tá và ước mơ làm chúa tể châu Phi. Tham vọng bất thành vì không một nước nào trong vùng chấp nhận.

Tại Libya, chế độ gọi là « cộng hòa nhân dân tập thể » Jamahiriya do Kadhafi sáng chế ra theo nguyên tắc : người dân trực tiếp điều hành việc nước thông qua các "ủy ban nhân dân" địa phương và trên thượng tầng là "Đại hội nhân dân toàn quốc".

Trong mô hình này, Kahdafi chỉ đóng vai trò một « cố vấn chỉ đạo ». Từ 40 năm qua, để ru ngủ người dân, thường xuyên ông tung ra những lời hứa hẹn nào là sắp « dẹp bỏ thành phần công chức, hủy bỏ các bộ, rồi sẽ trực tiếp phân phối lợi nhuận xuất khẩu dầu hỏa đến từng người dân ». Những lời hứa này, ngày nay dân chúng đều biết là dối trá. Phần lớn tài sản của quốc gia xuất khẩu dầu hỏa đứng hàng thứ tư tại châu Phi đều nằm trong tay gia đình của lãnh đạo tối cao.

Bộ máy chính quyền tại Libya dựa trên ba định chế : thứ nhất là Đại hội nhân dân toàn quốc, thứ hai là các « ủy ban nhân dân » địa phương, và thứ ba là quân đội và « hội đồng cách mạng ».

Nhưng, trên thực tế, các ủy ban nhân dân không có thực quyền, tuy mang tiếng là chính quyền địa phương. Kahdafi cũng không tin vào bất cứ một định chế nào kể cả quân đội mà chỉ dựa vào các « hội đồng cách mạng », lực lượng lính đánh thuê, vệ binh và công an chính trị, bao gồm khoảng 70 ngàn người nằm dưới sự chỉ huy của một số người con trai.

« Hội đồng cách mạng » là một tổ chức dân quân theo kiểu Liên Xô cũ, kiểm soát các « ủy ban nhân dân ». Nhưng « hội đồng cách mạng » cũng không có thực quyền, do chính sách « chia để trị » của « lãnh đạo tối cao ».

Rất khó mà hiểu được chế độ Kahdafi. Theo hai chuyên gia Pháp François Burgat và André Laronde, Kadhafi là một kẻ đa nghi. Xuất kỳ bất ý, ông ta sẵn sàng thay đổi rất nhanh, khi thì dựa trên một định chế này, khi thì dựa vào một định chế khác, để khống chế hai định chế còn lại, trong ba định chế chính thức của chính quyền Libya kể trên.

Ngoài ra, Kadhafi còn sử dụng lá bài bộ tộc, mua chuộc bằng tiền bạc, chức tước để củng cố chế độ gia đình trị. Ngược lại, các bộ tộc cũng xâm nhập sâu vào các định chế. Tại Libya, thế lực của các bộ tộc càng to lớn hơn và thành viên chỉ tuân lệnh tộc trưởng, chứ không nghe theo lệnh nhà nước, vì … bản thân nhà nước, theo quan điểm của nhà độc tài Kadhafi, "không có quyền hiện hữu".

Từ khi phong trào phản kháng lây lan, các bộ tộc quay lưng lại với « cố vấn chỉ đạo » Kadhafi, cùng lúc với hàng loạt bộ trưởng, sĩ quan và đại diện ngoại giao từ nhiệm.

Giáo sĩ có uy tín hàng đầu tại Libya, Yussef Al Qardaoui kêu gọi quân đội bất tuân lệnh « giết dân » của Kadhafi. Vị Giáo sĩ này đã ban thánh lệnh và kêu gọi quân đội « hạ sát » nhà lãnh đạo bất xứng này.

Cùng lúc đó, tộc trưởng bộ tộc hùng mạnh Al-Warfalla tuyên bố « không xem Kadhafi là anh em » nữa, rút lời cam kết bảo vệ nhà độc tài và kêu gọi ông ta hãy « ra đi ».

Chính bộ tộc này đã từng bị Kadhafi trừng phạt, thủ tiêu hàng trăm thành viên sau cuộc đảo chính hụt năm 1993. Theo giới phân tích, phong trào phản kháng của dân chúng theo gương Cách mạng Hoa Lài tạo thời cơ cho các kẻ thù tiềm tàng của Kadhafi phục hận. Cuộc nổi dậy đầu tiên tại Baida ở miền Đông Libya làm người ta nhớ lại : nơi đây là thành trì của đế chế Senoussi, mà vị vua cuối cùng bị trung úy Kadhafi lật đổ vào năm 1969, lúc ông ta đi trị bệnh tại Thổ Nhĩ Kỳ.

« Bỏ chạy hay chia đôi đất nước »

Theo giới phân tích quốc tế như Dana Moss của Washington Institut và Louis Martinez, thuộc Trung tâm chính trị quốc tế Pháp CIRI, thì số phận của chế độ độc tài trá hình, dưới tên gọi « nhà nước nhân dân » đã lung lay tận gốc.

Phong trào nổi dậy ở phía Đông đòi ly khai trong bối cảnh Kadhafi, do bản năng sinh tồn sẽ bỏ khu dầu khí phía Đông để tập trung sức lực tạo một vòng đai an toàn chung quanh Tripoli và Syrte, bảo vệ vùng dầu khí phía Tây. Như vậy, cả hai bên đều kiểm soát được một vùng dầu khí, trừ phi những người thân cận nhất của Kadhafi thẩm định thấy tình thế không thể đảo ngược, và ép ông ta phải ra đi như Ben Ali và Mubarak.

Sau đây là phân tích của nhà báo, kiêm giáo sư Nhân chủng học, Nguyễn Văn Huy tại Paris về vai trò các bộ tộc tại Libya trong sự hình thành của chế độ độc tài Kadhafi và những ảnh hưởng của các bộ tộc tron cuộc khủng hoảng hiện nay của chế độ :
Nhà báo - nhà nhân chủng học Nguyễn Văn Huy (Paris)

Nghe (07:29)http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20110224-kadhafi-nha-doc-tai-het-thoi-sau-hon-40-nam-cai-tri-sat-mau



TRong khi đó, các nơi khác cũng đang vùng lên đòi quyền sống.Bahrain tiếp tục biểu tình. Yemen cầu nguyện tập thể cho chế độ sớm sụp đổ
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20110225-bahrain-tiep-tuc-bieu-tinh-yemen-cau-nguyen-tap-the-cho-che-do-som-sup-do


24/02/2011
TIN TRUNG QUỐC & VIỆT NAM

Trước phong trào cách mạng chống độc tài bóc lột đã xảy ra tại Phi Châu, bọn cộng sản Trung Quốc và VIệt Nam càng lo sợ.

Trung Quốc đang vùng lên lật đổ cộng sản độc tài.
Các nhà đấu tranh Trung Quốc kêu gọi noi gương Tunisia bị theo dõi
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110225-cac-nha-dau-tranh-trung-quoc-keu-goi-noi-guong-tunisia-bi-theo-doi
Nhân dân Việt Nam cũng đã sẵn sàng,. Cộng sản đã bắt giam những người hoạt động dân chủ như luật sư Cù Huy Hà Vũ, Linh mục Nguyễn Văn Lý và các nhà báo, các nhà hoạt động dân chủ


2011-02-25

Liên tiếp trong những ngày qua, không ít các nhà dân chủ tại Sài Gòn đã gặp khó khăn với các cấp chính quyền, thậm chí nửa đêm công an tới kiểm tra hộ khẩu, khám nhà, tịch thu máy tính…

AFP

Công an trên đường phố


Do đâu có những vụ việc này, phải chăng trước những quan ngại sức lan tỏa của “Cách Mạng Hoa Lài” từ Trung Đông và Bắc Phi, hay phải chăng vì những cuộc tiếp xúc tới đây của các nhà dân chủ với phái đoàn của ông Phó phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về nhân quyền khi tới Việt Nam? Việt Hùng của Ban Việt Ngữ tìm hiểu vấn đề qua cuộc trao đổi với luật sư Lê Trần Luật và nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển.

Phương pháp khủng bố tinh thần của cộng sản

Lên tiếng với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do trong lúc đang đau bệnh và mệt mỏi vì những buổi làm việc với cơ quan an ninh trong suốt thời gian qua, luật sư Lê Trần Luật từ Sài Gòn.
Luật sư Lê Trần Luật: Trước Tết (Nguyên đán 2011) họ có mời tôi lên làm việc về việc tôi có ký đơn cùng với Linh mục Nguyễn Văn Lý tố cáo Bộ Chính trị đảng CSVN. Sau Tết họ lại mời tôi lên, nhưng tôi cương quyết không lên làm việc. Tôi có nói với họ việc tôi ký vào đơn cùng với Linh mục Nguyễn Văn Lý tôi đã ký ngay trước mặt cơ quan an ninh rồi nên giờ không có gì để phải làm việc nữa. Nếu phạm tội thì hãy cho tôi đi tù, chứ còn kêu tôi lên làm việc thì tôi không đi!
Tôi có trả lời họ đây là tài sản của tôi nên tôi không giao cho ai hết trừ khi có quyết định tạm giữ của các cơ quan chính quyền thì họ bảo riêng trường hợp của tôi thì không cần quyết định gì cả.
LS. Lê Trần Luật
Tiếp tục ngày thứ Hai (21-02-2011) vừa rồi họ lại kêu tôi lên làm việc nhưng tôi không đi, tôi khóa cửa và ở trong nhà. Tới


Quyền hành vô hạn của công an Việt Nam. RFA file
Quyền hành vô hạn của công an Việt Nam. RFA file
đêm thì tôi bị nhiễm siêu vi và sốt rất cao, nhưng họ gửi cho tôi giấy mời nữa nhưng tôi không có đi. Tới đêm (21-02-2011) có khoảng 11 người nhân viên an ninh tới nói với tôi nếu không làm việc thì mở cửa để họ vào nói chuyện thôi.
Lịch sự tôi mở cửa thì 7 – 8 người họ ào vào trong nhà và nói những việc làm của tôi đã liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia cho nên nghĩa vụ của tôi là phải cung cấp thông tin và tài liệu cũng như hiện vật có liên quan tới an ninh, trong đó đặc biệt là cái máy tính tôi đang để ở trong nhà, họ đề nghị tôi phải giao cái máy tính đó cho cơ quan an ninh.

Tôi có trả lời họ đây là tài sản của tôi nên tôi không giao cho ai hết trừ khi có quyết định tạm giữ của các cơ quan chính quyền thì họ bảo riêng trường hợp của tôi thì không cần quyết định gì cả.
Họ đọc cho tôi nghe khoản 4 điều 17 luật An ninh Quốc gia “công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho cơ quan an ninh nếu như biết được sự việc có liên quan”. Tôi trả lời với họ rằng tôi không cung cấp bất cứ thông tin nào, còn bây giờ nếu lấy tài sản của tôi ra khỏi nhà thì phải có quyết định, nếu không có quyết định thì coi như vào nhà “ăn cướp” tài sản của tôi…
Việt Hùng: Luật sư nói, chuyện vừa xảy ra vào hôm thứ Ba (22-02-2011) vừa rồi, nhưng khi họ tới như vậy họ có đọc lệnh khám nhà hay không?
không có đọc lệnh. Họ mời công an khu vực và chủ nhà chứng kiến việc thu giữ máy tính của tôi, tôi không ký vào biên bản thu giữ, họ chuyển cái máy tính đó đi và yêu cầu tôi đi làm việc. Tôi nói tôi không đi vì tôi đang bệnh nặng, khoảng 15 phút sau họ cho 4 người vào khiêng hai chân, hai tay tôi lên bỏ vào xe
LS. Lê Trần Luật
Luật sư Lê Trần Luật: Dạ không, không có đọc lệnh. Họ mời công an khu vực và chủ nhà chứng kiến việc thu giữ máy tính của tôi, tôi không ký vào biên bản thu giữ, họ chuyển cái máy tính đó đi và yêu cầu tôi đi làm việc. Tôi nói tôi không đi vì tôi đang bệnh nặng, khoảng 15 phút sau họ cho 4 người vào khiêng hai chân, hai tay tôi lên bỏ vào xe rồi chở thẳng tôi về công an phường 28 quận Bình Thạnh. Tại đây khi họ thấy tôi quá mệt thì họ cho xe chở tôi về lại nhà và yêu cầu sáng hôm nay (25-02-2011) phải lên làm việc nhưng tôi từ chối.

Họ lại gửi giấy yêu cầu ngày thứ Sáu (26-02-2011) phải lên làm việc, nhưng tôi trả lời với họ rằng cứ bắt tôi đi, tôi cương quyết là tôi không đi làm việc với họ!

Vừa rồi là với trường hợp luật sư Lê Trần Luật, người từng đứng ra bào chữa cho giáo dân tại Giáo xứ Thái Hà trong phiên Tòa Phúc thẩm vào tháng 3 năm 2009. Một trường hợp khác là nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn với các cấp chính quyền.
Quyền hành vô hạn của công an cộng sản Ông Nguyễn Bắc Truyển: Hiện nay tôi đang bị áp lực rất lớn từ cơ quan an ninh.

Thời gian gần đây họ liên tục mời tôi lên làm việc. Sau đó họ đến nhà tôi và văn phòng làm việc của tôi cứ vài ngày là họ lại “khám xét” hộ khẩu vào buổi đêm, thành ra họ đẩy tôi vào gia đình vào áp lực rất nặng, nhất là khi họ mặc đồ thường phục vào nhà tôi khám xét. Tôi không đồng ý cho họ vào, nhưng họ vẫn ngang nhiên vào nhà tôi. Họ đi vào nhà tôi, đi vào phòng ngủ của chị dâu tôi, đi vào phòng ngủ các cháu gái của tôi để mà kiểm tra.
cứ vài ngày là họ lại “khám xét” hộ khẩu vào buổi đêm, thành ra họ đẩy tôi vào gia đình vào áp lực rất nặng, nhất là khi họ mặc đồ thường phục vào nhà tôi khám xét. Tôi không đồng ý cho họ vào, nhưng họ vẫn ngang nhiên vào nhà tôi. Họ đi vào nhà tôi, đi vào phòng ngủ của chị dâu tôi, đi vào phòng ngủ các cháu gái của tôi để mà kiểm tra.
Ô.Nguyễn Bắc Truyển
Hình ảnh công an thường phục bắt anh Nguyễn Tiến Nam. Ảnh minh họa
Hình ảnh công an thường phục bắt anh Nguyễn Tiến Nam tại chợ Đồng Xuân. Ảnh minh họa. AFP


Tôi đã lên tiếng phản đối những nhân viên mặc thường phục không được vào khám xét như vậy. Cứ vài ngày họ lại vào khám xét vào ban đêm, mà anh biết tôi đang sống với mẹ già đã 80 tuổi.
Trong tuần vừa rồi tôi phải làm việc 3 buổi với cơ quan an ninh ở cấp bộ, cấp thành phố và cấp quận. Trước ngày họ mời tôi thì họ cũng tiến hành kiểm tra hộ khẩu bên nhà mẹ tôi rồi sau đó họ qua bên văn phòng làm việc kiểm tra vì lúc đó tôi đang ở bên văn phòng.

Cho đến ngày hôm qua (23-02) họ lại tiếp tục đưa “thư mời” để yêu cầu tôi 2 giờ chiều nay thứ Năm (24-02) phải có mặt tại cơ quan an ninh phường 4 quận 4 để làm việc. Nhiều lần tôi đã nói với họ, muốn mời thì phải thông báo trước 3 ngày vì tôi còn có những công việc cá nhân, tôi còn phải có những công việc để duy trì cuộc sống của mình chứ không thể báo là đi liền được.

Tôi đã trả lời với công an khu vực tôi sẽ không lên làm việc vào ngày mai, các ông muốn làm gì thì các ông làm. Nếu có đủ chứng cớ thì cứ bắt tôi đi, tôi sẵn sàng để cho bắt!
Việt Hùng: Nhưng mà hiện nay, anh đang chịu lệnh quản chế sau khi mãn hạn tù thì việc các cấp chính quyền mời anh lên làm việc thì cũng là dễ hiểu mà tại sao anh lại nói anh phản đối việc đó…
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Thưa anh, tôi chịu lệnh quản chế là về mặt hành chánh tức là không được đi ra khỏi địa phận của phường và tôi đã chấp hành điều đó. Tôi đã không đi đâu hết, tôi chỉ quanh quẩn từ nhà mẹ tôi tới văn phòng làm việc của tôi thôi, trong phạm vi phường 4 mà thôi. Tôi không đi đâu, tôi không vi phạm gì hết. Thực ra giấy mời tôi làm việc về lệnh quản chế, nhưng trong quá trình làm việc họ hỏi tôi rất nhiều vấn đề khác nữa.
tôi chịu lệnh quản chế là về mặt hành chánh tức là không được đi ra khỏi địa phận của phường và tôi đã chấp hành điều đó. Tôi đã không đi đâu hết, tôi chỉ quanh quẩn từ nhà mẹ tôi tới văn phòng làm việc của tôi thôi, trong phạm vi phường 4 mà thôi. Tôi không đi đâu, tôi không vi phạm gì hết.
Ô.Nguyễn Bắc Truyển
Việt Hùng: Anh nói liên tiếp xảy ra kiểm tra hộ khẩu với gia đình anh vào 11 – 12 giờ đêm khám nhà, khám văn phòng. Khi họ kiểm tra, khám nhà và văn phòng như vậy họ có đọc lệnh hay không?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Thưa không có, về phía chúng tôi, chúng tôi chấp hành, nhưng việc thường xuyên kiểm tra thì có ý gì? Họ muốn điều gì với gia đình tôi? Phải chăng là họ muốn “khủng bố” tinh thần mọi người trong gia đình tôi? Và tôi phản đối là phản đối vấn đề đó.
Việt Hùng: Trong tuần qua có ít nhất 3 – 4 lần anh làm việc với cơ quan an ninh, nội dung quanh những vấn đề gì?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Nội dung của những buổi làm việc là họ hỏi tôi về những bài viết của tôi ở trên mạng Internet và những tổ chức trước đây tôi tham gia và hiện nay tôi vẫn đang tham gia…
Họ cho rằng việc tôi quan hệ với những tù nhân chính trị là nguy hiểm như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh hay Mục sư Nguyễn Hồng Quang…
Việt Hùng: Theo chỗ chúng tôi ghi nhận phải chăng những khó khăn mà ông vừa trình bày là vì ông sẽ có những cuộc gặp gỡ với phái đoàn của ông Phó Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về nhân quyền tới Việt Nam…
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Việc gặp ông Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới đây lãnh sự quán Hoa Kỳ có gởi thơ, gọi điện thoại mời tôi đến, nhưng tôi trả lời là hiện tôi đang bị quản chế do đó sẽ rất khó khăn trong việc đi tới gặp thì toà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn nói có thể họ sẽ cố gắng thu xếp đến gặp tôi…


Bởi vì sự nghi ngờ của nhà nước Việt Nam mỗi khi có phái đoàn Hoa Kỳ sang thì các cấp chính quyền họ đều cố làm sao kìm giữ các nhà dân chủ không cho đi gặp và tôi cũng là một trong số những người mà nhà cầm quyền nhắm tới để hạn chế tôi trong việc đi gặp và tiếp xúc với phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ lần này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Dissidents-in-Saigon-continiously-have-been-questioning-by-the-authorities-02252011062313.html


Trong khi đó thì đại diện của tên tay sai đầu sõ tân Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang triều kiến mẫu quốc. Phải chăng y sang để dọn đường cho chuyến triều kiến của Nguyễn Phú Trọng? Lại ký kết và dâng hiến cống vật?
Xin đọc tin RFA


Báo cáo hay chia sẻ lý tưởng?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Mỗi lần một vị tân Tổng Bí Thư lên nhậm chức là chừng như phải sang Bắc Kinh trước nhất để ra mắt dưới hình thức hai nước cùng chung chia sẻ mục tiêu theo đuổi lý tưởng Cộng sản và chủ thuyết Xã hội Chủ nghĩa.


Photo: RFAÔng Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Đại hội Đảng lần 11 hôm 12/1/2011. AFP Photo.

Liệu việc này có gây cho dư luận nhận xét gì bất lợi cho vị trí cầm quyền của Đảng hay không?
Độc lập có toàn vẹn?

Theo một bản tin từ TTXVN phát đi cho biết chiều ngày 18-2, tại đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tiếp ông Hoàng Bình Quân, đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, - Ủy viên trung ương Đảng, Trưởng ban đối ngoại trung ương, sang Bắc Kinh để thông báo về kết quả Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bản tin ngắn gọn nhưng đã làm cho các trang mạng trong nước đưa ra nhiều câu hỏi, mà điển hình nhất là tại sao Việt Nam là một nước độc lập tự chủ rồi mà vẫn còn phải báo cáo hay thông báo cho Bắc Kinh những biến cố chính trị của mình, vậy thử hỏi nền độc lập đó có toàn vẹn hay không.

Tôi xem báo thì đặc phái viên của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là thông báo tình hình thôi, đó là chuyện của ông Nguyễn Phú Trọng còn theo ý tôi thì chả cần phải thông báo.

Ô. Nguyễn Trọng Vĩnh

Ít ra là hai mươi năm gần đây, mỗi lần Việt Nam thay đổi nhân sự cấp trung ương là chừng như các vị mới nhậm chức đều công du Trung Quốc. Một nước có liên hệ ngoại giao với nước khác thì đây là điều bình thường tuy nhiên, chỉ dành riêng cho Trung Quốc các cuộc công du ra mắt mà quên đi những nước khác thì câu hỏi đặt ra cho người lãnh trách nhiệm sang Bắc Kinh vẫn gay gắt từ dư luận.

Đối với nhà ngoại giao kỳ cựu tại Trung Quốc là đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh thì tiền lệ này chưa hề xảy ra khi ông còn đương nhiệm, ông cho biết:

“Tôi làm 13 năm ở bên ấy. Tôi là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Chức vụ của tôi là thế. Vừa rồi tôi xem báo thì đặc phái viên của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là thông báo tình hình thôi, đó là chuyện của ông Nguyễn Phú Trọng còn theo ý tôi thì chả cần phải thông báo. Trước kia thì không có đâu. Theo ý tôi thì việc nội bộ của ta chả cần thông báo cũng được.”

Mỗi đời Tổng Bí Thư mới đều phải qua Trung Quốc để bày tỏ giao hảo là điều có thể hiều được bởi Việt Nam nằm trong vòng kềm tỏa vô hình của nước này là khá rõ ràng. Tuy nhiên người dân vẫn kỳ vọng vào các vị lãnh đạo biết đặt sự tự trọng của dân tộc lên trên quyền lợi tầm thường dù quyền lợi đó dành cho quốc gia chăng nữa.


000_Hkg4448711-250.jpg
Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) tại Hà Nội ngày 12 tháng 1 năm 2011. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.

Lịch sử cho thấy sau mỗi cuộc binh đao, nhiều đời vua đất Việt đều cử sứ sang Tàu để triều cống hay nhận sắc phong từ các vua chúa phương Bắc, thế nhưng không một sử gia nào lên tiếng chê trách các hành động này mà trái lại còn cho là khôn ngoan, vì đã biết lợi dụng sự khiêm cung để giữ sự an dân trong khi chung quanh không một đồng minh nào có cùng hoàn cảnh như mình.

Kinh nghiệm ngày xưa có thích hợp?

Lấy kinh nghiệm bang giao hàng trăm năm trước áp dụng vào tình hình hiện nay thì có thích hợp hay không, nhất là trong hoàn cảnh toàn cầu không còn xa cách như xưa. Hệ thống địa chính trị thế giới hoàn toàn dính liền với nhau không cho phép một nước lớn thôn tính nước láng giềng như ngày xưa, thời mà Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa chinh phục gần phân nửa thế giới. Từ thực tế này xét trên khía cạnh tự chủ và độc lập, Việt Nam hoàn toàn không cần thiết phải thực hiện những hoạt động ngoại giao cách nay hơn ba trăm năm như thời cử người đi sứ Tàu.

TS Nguyễn Thanh Giang, từ Hà Nội đưa ra nhận xét về động thái cử đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thông báo kết quả Đại hội Đảng lần thứ 11 mà người hiểu chuyện đa số cho rằng sang để báo cáo vị trí Tổng bí thư mới của ông Trọng cho người bạn phương bắc biết, TS Nguyễn Thanh Giang nói:

Tôi nghĩ rằng Việt Nam nên thân Trung Quốc nhưng tôi chống kịch liệt bọn nào thần phục Trung Quốc.

TS Nguyễn Thanh Giang

“Tôi nghĩ rằng Việt Nam nên thân Trung Quốc nhưng tôi chống kịch liệt bọn nào thần phục Trung Quốc. Lú lẫn sẵn sàng đem Việt Nam thành tên lính lệ của Trung Quốc để đi phục dịch cho họ, cho âm mưu của họ. Họ muốn trở thành cái cực để mà đối mặt với Hoa Kỳ. Trong suốt mấy thập kỷ vừa qua thì không phải chỉ người bình thường mà những người đã từng làm đại sứ ở Trung Quốc như cụ Nguyễn Trọng Vỉnh như ông Nguyễn Cơ Thạch hay ông Dương Danh Dy đều phát hiện và tố cáo âm mưu của Trung Quốc. Muốn đẩy Việt Nam vào vòng chiến để trở thành cái tên lính lệ của Trung Quốc và thực tế trong súôt mấy thập kỷ vừa qua, cả núi xương sông máu không phải chỉ vì vần đề độc lập dân tộc mà còn là vấn đề do cái gọi là ý thức hệ, cho nên đã chiến đấu vì cả Trung Quốc nữa. Đó là nỗi đau và đáng hổ thẹn và đáng kiểm điểm. Đấy là tội đồ của dân tộc.”

Có thuận lòng dân?

Giới quan sát chính trị thế giới tin rằng những nước gần gũi với Việt Nam trong khối ASEAN sẽ sẵn lòng đón tiếp một khi vị tân Tổng Bí Thư công du nước họ như một cách thắt chặt sợi giây ngoại giao trong khu vực. Nếu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tạo tiền lệ cho một cuộc công du châu Á với tư cách là một thành viên cao cấp của chính phủ thì khi tới thăm Trung Quốc sẽ không gây bất cứ bất ngờ nào cho người dân, nhất là những gia đình ngư dân Lý Sơn hồi gần đây.

000_Hkg4476059-250.jpg
Các Đại biểu đang biểu quyết tại Đại hội đảng XI hôm 17-01-2011. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
Cũng có ý kiến cho rằng vai trò Tổng Bí Thư chỉ dành riêng cho Đảng, do đó không thể áp dụng ra ngoài nguyên tắc này. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong nhiều năm qua, khách của chính phủ các nước sang thăm Việt Nam không ít lần được các Tổng Bí Thư tiếp họ trong vai trò một lãnh đạo cao cấp trong hệ thống cầm quyền. Từ tiền lệ này, tại sao không tạo một thông lệ tốt cho các vị Tổng Bí Thư có thể thăm viếng bất cứ nước nào có bang giao với Việt Nam?

Nếu chỉ vì danh nghĩa thắt chặt tình cảm trên căn bản cùng phe xã hội chủ nghĩa để chỉ viếng thăm những nước như Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn thì có quá gượng ép hay không khi thực tế chính Trung Quốc không còn là nước theo đuổi chủ nghĩa xã hội nữa?

TS Nguyễn Thanh Giang nhận xét:

“Bây giờ tiếp tục tỏ ra thần phục Trung Quốc, sẵn sàng dựa vào Trung Quốc, bất cứ lý do lý luận Mác Lê nin, rồi là bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa hay là bảo vệ cái ghế của mình thì đều là tội đồ của dân tộc thì dứt khoát họ sẽ bị lên án.”
Lãnh đạo đất nước chỉ thành công khi đạt được sự kính trọng và nể phục của người dân. Nếu quyết định nào cũng dựa trên định kiến hay vết mòn thì sẽ gặp phản ứng, nhẹ nhất là phê bình lên án, nặng hơn là biến động xã hội cùng những bất ngờ không ai đoán trước được.


Cách ngăn ngừa tốt nhất là thuận lòng dân trong mọi quyết định dù lớn dù nhỏ. Hơn nữa trong thời đại thông tin cực nhanh hiện nay thì một cử động của các cấp lãnh đạo cũng đủ làm cho một bộ phận rất lớn công dân mạng chú ý và gây hiệu ứng giây chuyền bất ngờ. Bài học “cách mạng Hoa Nhài” vẫn còn tác động trên nhiều nước trong đó có Trung Quốc. Việt Nam không nên châm ngòi, nhất là ngòi nổ mang tên lòng “tự trọng dân tộc” mà hàng trăm năm qua luôn là vũ khí chống lại bắc phương một cách hiệu quả.

Theo dòng thời sự:

No comments: