Tuesday, February 1, 2011

RFA * VĂN HÓA TẾT VIỆT NAM NGÀY NAY










Tết Hà Nội
2010-02-12

Không giống những nơi khác, Hà Nội vào Xuân thường mang các sắc thái rất riêng cả về thời tiết, phong tục cổ truyền lẫn những sinh hoạt vui Xuân. Những nét riêng ấy bây giờ vẫn còn hay đã phôi pha?

AFP PHOTO/HOANG DINH NAM

Người dân Hà Nội lựa chọn những cây Đào đẹp nhất trong những ngày cận Tết Canh Dần.

Khánh An trò chuyện cùng hai nhà nghiên cứu về Hà Nội để tìm đôi nét phác họa của mùa Xuân Hà Nội bây giờ.

Sắc Xuân

Nói đến Tết, người Hà Nội sẽ nghĩ ngay đến cái không khí se lạnh rất riêng của miền Bắc, những ông đồ ngồi cho chữ, những cành đào mà người miền Nam thường bảo “cành nhiều hơn bông”…

Cái đẹp của mùa Xuân Hà Nội là sự kết hợp của cả đất trời, cảnh vật và con người. Nói riêng về sắc Xuân, nhà “Hà Nội học” Nguyễn Vinh Phúc cho rằng đó là một trong những cái còn lại, chưa thay đổi của Hà Nội bây giờ:

Cái còn lại là sắc trời, sắc Xuân, hoa lá, cây cỏ… Nó vẫn có những lăn tăn mưa phùn, heo heo lành lạnh, vẫn là cái sắc Xuân muôn thuở, thành ra vẫn rất gợi cảm.

Ô. Nguyễn Vinh Phúc.

Cái còn lại là sắc trời, sắc Xuân, hoa lá, cây cỏ… Nó vẫn có những lăn tăn mưa phùn, heo heo lành lạnh, vẫn là cái sắc Xuân muôn thuở, thành ra vẫn rất gợi cảm. “Chỉ thấy mưa Xuân phơi phới bay, hoa Xuân lớp lớp rụng rơi đầy”… kiểu như thế đấy.

Bên cạnh sắc Xuân, Hà Nội vẫn còn sót lại những dấu ấn khác của mùa Xuân cũ nhưng theo PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ, đó giống như những kỷ niệm của quá khứ đang bị lấn chiếm dần bởi những nếp sinh hoạt mới, không còn mang nguyên vẹn ý nghĩa ban đầu. PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ nhận xét:

Tết Hà Nội bây giờ, những nét cổ kính còn sót lại như một hồi quan của quá khứ. Ví dụ như ra Văn Miếu, vẫn có những cụ đồ ngồi viết thư pháp. Đấy chỉ là những kỷ niệm thôi, còn hiện tại xô bồ đang lấn chiếm đi, ví dụ như những cuộc vui chơi của thanh niên, ca nhạc mới, những mốt mới…

Đó là hai mặt của Hà Nội. Tôi cũng không biết đó là tốt hay xấu. Có những cái mất đi, có những cái nảy sinh và tốt xấu lẫn lộn, rất khó để đánh giá vì nó tùy thuộc vào tâm thức, góc nhìn của từng người.

Phố Ông Đồ ở Hà Nội trong những ngày cận Tết Canh Dần. AFP Photo.
Phố Ông Đồ ở Hà Nội trong những ngày cận Tết Canh Dần. AFP Photo.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cũng có cùng cảm nhận trên khi ông nhận xét về cái còn và cái mất của mùa Xuân Hà Nội xưa.

Đối với ông, có những điều nho nhỏ nhưng rất thiêng liêng, đã đi vào trong ký ức tuổi thơ của nhiều người Hà Nội. Bây giờ, những điều đẹp đẽ đó không còn nữa hoặc chỉ còn như một hình thức do nhịp sống mới và những điều kiện của một xã hội hiện đại không cho phép hoặc đã biến đổi chúng:

"Trời Xuân thì vẫn thế. Cái biến đổi đó là xã hội và con người. Hà Nội đổi mới nhiều, người ta giàu lên nhiêu cho nên phố phường chật chội, đi lại đâm ra lộn xộn. Nó làm mất phần thơ mộng của cái Tết ngày xưa. Trong khi đó, những phong tục tập quán cũ không còn nữa.

Ví dụ trước kia nhà nào cũng đều gói bánh chưng cả và việc ngồi canh nồi bánh chưng ban đêm rất thú vị. Buổi sáng, khi còn ở tuổi thiếu niên, được bóc cái bánh chưng nhỏ đầu tiên ăn thì rất sung sướng.

Những nét cổ kính nhưng không cổ lỗ thì mình nên giữ lại, trong đó tinh thần hòa giải, quan tâm đến người khác, chúc những điều tốt lành cho người khác và chính mình… thì những cái đó nên giữ.

TS Nguyễn Thừa Hỷ.

Bây giờ thì không ai nấu bánh chưng nữa. Bánh chưng được mua ở các cửa hàng rồi. Trước đây có tục đi sắm Tết, bây giờ không còn tục ấy nữa bởi bây giờ quanh năm ăn uống đầy đủ, quanh năm ăn mặc đẹp đẽ, lộng lẫy rồi.

Thành ra, chuyện mua sắm ngày Tết không còn rôm rả như ngày xưa, không có không khí Tết ngày xưa. Ngược lại, ở Hà Nội bây giờ giàu lên cho nên lại có phong tục mới là đi du lịch.

Người Hà Nội bây giờ Tết đi du lịch các tỉnh, các nước trong khu vực châu Á. Đó cũng là một nét mới trong phong tục Tết của người Hà Nội."

Xuân xưa và nay

PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ gọi Tết giống như một cái “gene văn hóa”, dù thời thế có thay đổi thế nào thì nó cũng sẽ không phai mờ.

Tuy nhiên, sở dĩ có sự tồn tại song song hai mặt đối lập của mùa Xuân Hà Nội là do Hà Nội đang trong giai đoạn đứng trước các chọn lựa, chưa được định hình nên nó sẽ là một tổng thể của các những nét cổ kính lẫn cách tân và nhố nhăng (theo cách nói của một số người).

Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Thừa Hỷ, Tết cũng là dịp mà để nhìn thấy rõ nhất khoảng cách giàu và nghèo trong xã hội. Ông nói:

"Bây giờ, có những người sắm Tết, vào siêu thị, một lúc tiêu mấy chục triệu như không. Cũng có những người gần Tết còn phải chạy vạy để kiếm ăn từng bữa. Cho nên, những vấn đề của đời sống nó bộc lộ, thể hiện qua dịp Tết. Có những người khoe của, có những người tủi phận…

Đó là bức tranh đa sắc và đầy nghịch lý của Hà Nội bây giờ. Nó phản ánh tinh thần của thời đại, thực tế của cuộc sống."

Một gian hàng bán đồ trang trí Tết và bao lì xì tại Hà Nội hôm 9-2-2010. AFP Photo.
Một gian hàng bán đồ trang trí Tết và bao lì xì tại Hà Nội hôm 9-2-2010. AFP Photo.

Ngày Tết, cũng là dịp “tống cựu, nghinh tân”. Người Hà Nội cũng không ngoại lệ. Xã hội thay đổi kéo theo những hệ quả tất yếu.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thừa Hỷ, dù với quan niệm nào, giữ lại truyền thống hay cách tân, đổi mới thì vẫn nên hướng về chân, thiện, mỹ. Ông nói:

"Những nét cổ kính nhưng không cổ lỗ thì mình nên giữ lại, trong đó tinh thần hòa giải, quan tâm đến người khác, chúc những điều tốt lành cho người khác và chính mình… thì những cái đó nên giữ. Còn tất cả những cái bị biến thái đi như thói hình thức, phô trương, giả dối… thì nhân dịp Tết này, ta nên bỏ.

Tôi nói chung thôi, chứ còn mỗi người ở mỗi thế hệ, góc cạnh sẽ có những cái nhìn, sở thích khác nhau nhưng có một cái chung mà ngàn đời vẫn thế thôi, đó là cái chân thiện mỹ, mà cái chân lại là ngọn nguồn của cái thiện và mỹ."

Chính những yếu tố trên sẽ giữ cho Hà Nội và đặc biệt là ngày Xuân Hà Nội vẫn đẹp và ngày càng đẹp hơn.


Quan niệm “Ăn Tết” ngày nay
Quỳnh Như, phóng viên RFA
2011-01-24

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đời sống vật chất của người dân cũng được cải thiện phần nào.

AFP photo

Người dân mua cây tắc về nhà chưng vào dịp Tết nguyên đán.

Như vậy bây giờ người dân trong nước đón Tết ra sao, Tết có còn là một sinh hoạt mang giá trị phong tục cổ truyền hay chỉ đơn thuần là những ngày nghỉ kéo dài?

Quỳnh Như có cuộc trò chuyện với nhà sử học, Giáo sư Lê Văn Lan về vấn đề này.

Ăn Tết, chơi Tết

Giáo sư Lê Văn Lan là một chuyên gia nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc tại Hà Nội, đồng thời ông cũng là một trong những người sáng lập Viện Sử học Việt Nam. Đề cập đến ngày Tết cổ truyền của người Việt, Giáo sư cho biết:

“Để chỉ việc đón Tết, ở Việt Nam lâu nay đều dùng từ ngữ là ăn Tết, chơi Tết. Việt Nam có hai chữ ăn, chơi. Bây giờ người ta ăn Tết, chơi Tết cũng giống như ngày xưa. Nhưng việc lễ Tết cũng là một bộ phận của việc ăn Tết, chơi Tết, thì bây giờ chữ lễ đã bị quên đi rất nhiều, và người ta tập trung vào việc ăn.

Đặc biệt là chuyện chơi, ví dụ trong những ngày này thì các tour du lịch đi chơi nước ngoài đều đã cháy hết rồi. Trong khi đó cái Tết cổ truyền là người ta tập trung về gặp gỡ, hội tụ gia đình. Còn bây giờ người ta bỏ gia đình, bỏ quê hương đi chơi. Thì đó là một cái khác của chuyện ăn, chơi ngày Tết mà quên mất chữ lễ Tết.”Để chỉ việc đón Tết, ở Việt Nam lâu nay đều dùng từ ngữ là ăn Tết, chơi Tết. Việt Nam có hai chữ ăn, chơi. Bây giờ người ta ăn Tết, chơi Tết cũng giống như ngày xưa.


Theo nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa này, hiện nay người ta đang quên dần các phong tục ngày Tết và không hiểu được hết các ý nghiã tinh thần của việc đón Tết. Giáo sư giải thích:
“Đặc biệt cái chữ lễ Tết ngày xưa nó làm cho ngày Tết trở nên linh thiêng. Thì bây giờ người ta gần như quên hết. Hỏi sự tích về ông Công, ông Táo thì chẳng mấy người bây giờ biết nữa. Thậm chí họ còn biết lệch đi, biết những biến tướng.


Hkg3217849-250.jpg
Phố Ông Đồ ở Hà Nội

Ví dụ, cái gốc của ông Công, ông Táo Thì vốn là tục thờ Thần Bếp, Thần Nhà trong các gia đình người Việt xưa, thì bây giờ thành ra là chuyện sắm sửa để cho ông Công, ông Táo – hai ông, một bà lên chầu Giời. Và trước đây người ta dùng con cá chép làm lễ để ông Công, ông Táo làm phương tiện đi chầu Giời, thì bây giờ người ta lại dùng con rùa tai đỏ thả nó xuống nứơc để làm lễ phóng sinh vào ngày đó. Ví dụ bây giờ người ta đem rùa tai đỏ thả xuống Hồ Gươm. Và như thế là làm hại môi trường và làm hại cho cả Cụ Rùa linh thiêng đang sống ở đấy.”

Sử gia Lê Văn Lan cũng đưa ra những ví dụ cụ thể để minh chứng cho điều ông vừa nói:

“Nếu hỏi về đêm Giao thừa. Thế nào là Giao thừa, thế nào là Trừ tịch. Cũng chẳng mấy ai biết nữa. Hỏi về việc vì sao phải bắc cây mía, mà phải là miá tím, ở hai bên bàn thờ để cho ông bà, tổ tiên dùng những nấc thang của các đốt miá, mà về ngự ở bàn thờ. Thì bây giờ cũng chẳng mấy ai biết vì sao lại làm như thế.”

Ông Nguyễn Hồng Phúc một nhà giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng nói lên suy nghĩ về phong tục ăn Tết của người Việt xưa như sau:

“Cái Tết cổ truyền của Việt Nam ngày xưa thì thiên về những nghi thức, những tính cách gia đình đối với ông bà. Chẳng hạn như bắt đầu từ ngày 23 Tết mình tiễn ông Táo về Trời. Đến đêm Giao Thừa mình phải có mâm cúng ông bà, rước ông bà về đón Tết. Xong rồi sau Tết lại tiễn ông bà đi, chẳng hạn như vậy. Trong những ngày Tết, dù ở xa xôi đến đâu thì mọi người cũng đều về thăm gia đình của mình, xum họp trong đại gia đình lớn của mình, về thăm cha mẹ, xong rồi tất cả anh em quay quần với nhau bên mâm cơm.”

Quan niệm mới

Quan sát cách đón Tết hiện nay của bà con trong nước, Giáo sư Lê Văn Lan nhận định:

“Theo hướng bây giờ đó là một cái biến tướng thiên về vật chất. Ví dụ lì-xì, là tiếng du nhập từ ngôn ngữ Quảng Đông vào miền Nam, bây giờ thì nó lan ra khắp nước.

Chẳng ai biết lì-xì là cái quái gì, nhưng vẫn dùng rất phổ biến. Và điều quan trọng là lì-xì bây giờ, từ trẻ con đến người lớn đều rất thích được lì-xì vào dịp Tết. Trong khi đó nguồn gốc lì-xì chính là tục mừng tuổi – người ta tặng cho nhau một chút ít tiền, có giá trị tượng trưng thôi, để mừng cho anh năm mới này được thêm một tuổi.


Dâng lễ cúng chùa


Con cháu thì mừng tuổi cha mẹ, ông bà. Ông bà thì mừng tuổi cho trẻ nhỏ trong nhà, nhưng bây giờ thì nó biến thành những phong bì dầy cộp. Trẻ con thì hết sức háo hức, rất thích được lì-xì để nhận càng nhiều tiền càng tốt. Như vậy việc ăn, chơi, và lễ Tết ở Việt Nam năm nay và những năm gần đây đang biến hóa, biến tướng và thiên về văn hoá vật chất hưởng thụ, mà quên mất những ý nghiã thiêng liêng sâu xa, những giá trị tinh thần của ngày Tết gói lại trong chữ Lễ ngày xưa.”

Ông Hồng Phúc cũng đưa ra nhận xét về cách đón Xuân “cách tân” hiện nay. Ông này nói:

“Đặc biệt, từ xa xưa đêm Giao thừa thông thường ngoài đường rất vắng, bởi vì mọi người ở nhà – đêm Giao thừa không phải là đêm để đi chơi, mà là cái đêm để tập trung tất cả ai nấy đều về nhà mình. Nhưng bây giờ nó mang tính cách thực dụng hơn nhiều, và ngược lại những nghi thức rườm rà ngày xưa – những cây nêu thì bây giờ gần như chẳng nơi nào có nữa.

Thậm chí về đến vùng quê cũng không còn cây nêu nữa. Rồi những thức ăn cho ngày Tết thì có bánh chưng. Ngày xưa thường mỗi gia đình tự nấu nồi bánh chưng.

Vào những đêm trước ngày Tết ngồi canh nồi bánh chưng rất vui. Còn bây giờ thì người ta coi những việc đó là cực khổ. Không còn niềm vui nấu bánh chưng nữa. Thực tế là ra các cửa hàng có sẳn bánh chưng, mua về nhà ăn, và thậm chí chưa chắc thanh niên bây giờ họ thích ăn bánh chưng nữa.

Ngày xưa Tết người ta thường hay ăn mứt, bây giờ thì có những cái mới thuận tiện hơn. Còn trong chuyện tiếp khách thì nhiều khi có những loại bánh, chứ không phải những loại mứt cổ truyền như ngày xưa.”

Và vấn đề vật chất hiện đang được coi trọng hơn những giá trị tinh thần. Ông Phúc chia sẻ:

“Ngày xưa Mùng Một Tết đi ra đường rất vắng, vì mọi người đều về nhà, nhưng bây giờ ngày Mùng Một Tết nếu đến các chỗ vui chơi giải trí công cộng thì thấy rất đông đảo. Mấy ngày Tết trở thành những ngày nghỉ ngơi vui chơi, chứ không còn mang tính cách nghi thức như ngày xưa nữa. Dần dần, lớp trẻ mới lớn lên không còn chú trọng nhiều đến các giá trị ăn hoá cổ truyền ngày xưa nữa, và Tết chỉ còn mang tính cách của những ngày vui chơi.


Chỉ có mỗi phong tục lì-xì thì hình như là vẫn còn hơi nhiều. Người ta không bỏ qua – đi đâu cũng có phong tục lì xì cho con cháu.”Ông bà thì mừng tuổi cho trẻ nhỏ trong nhà, nhưng bây giờ thì nó biến thành những phong bì dầy cộp. Trẻ con thì hết sức háo hức, rất thích được lì-xì để nhận càng nhiều tiền càng tốt.
Giáo sư Lê Văn Lan.Như vậy, làm thế nào để duy trì và gìn giữ những giá trị tôn vinh đang bị xao lãng. Nhà Sử học Lê Văn Lan băn khoăn trước hiện trạng này.
Ông nói:

“Tôi thấy đây không chỉ là điều bất lực, mà là sự xao nhãng của những người cầm cân nẩy mực cho tình hình văn hóa của đất nước Việt Nam hiện nay. Chính họ cũng đang bị lôi cuốn theo trào lưu hưởng thụ vật chất của những ngày nghỉ, mà bây giờ được lồng vào cho dịp Tết. Chính họ cũng đã đua nhau đi du lịch, đi ăn chơi. Cho nên không trông mong gì vào họ trong việc giáo dục, dạy dỗ, chỉnh sửa lại các ý nghĩa, giá trị của ngày Tết cổ truyền mà bây giờ đang bị biến tướng.”

Quan niệm ăn Tết ngày một trôi theo với đời sống và phương tiện hiện đại, chính những thay đổi này góp phần thay đổi diện mạo những cái Tết cổ truyền và không ai dám đoan chắc rằng, bao lâu nữa thì những cái Tết năm xưa còn ở lại với những tấm lòng luôn trăn trở với những ngày Tết truyền thống Việt Nam.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nowaday-what-vietnamese-people-think-about-tet-part-1-qn-01242011174833.html


Thú vui “độ” xe chơi Tết
Khánh An, phóng viên RFA
2011-01-25

“Độ” xe từ lâu đã trở thành một phong trào khá phổ biến trong giới thanh thiếu niên Việt Nam.


Một chiếc xe Vespa cổ được độ lại.

Niềm vui ngày Tết
Càng đến những ngày cận Tết, dân thích độ xe càng gấp rút “tút” lại chiếc xe của mình cho kịp những cuộc hẹn đi chơi với bạn bè đồng sở thích, mặc cho số tiền để “độ” một “con xe” đôi khi lên đến hơn cả giá trị của chiếc xe.

Đã thành lệ, cứ đến dịp gần Tết, giới thanh thiếu niên Việt Nam lại đưa xe đi “làm đẹp” hay còn gọi là “độ” xe.

Tết thường hay đi chơi, gặp gỡ bạn bè thì dạng như một hình thức “khoe mẽ” vậy mà. Mình muốn chứng tỏ mình là một người biết chơi xe, yêu xe.
Bạn Dũng

“Độ” xe được chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau. Cấp độ đơn giản là trang trí bề ngoài xe bằng tem, decal hoặc làm đẹp các chi tiết xe bằng inox sáng. Cấp độ cao hơn là thay đổi toàn bộ từ sơn bên ngoài đến phụ tùng trong xe như mặt đồng hồ, vỏ lóc máy, mặt nạ, chụp đèn, phuộc…

Dũng, một tay chơi độ xe nhiều năm cho biết công việc độ xe đòi hỏi nhiều công đoạn rất tỉ mỉ và tùy thuộc rất lớn vào túi tiền của chủ nhân:

“Làm đẹp” thì mình chủ yếu là “tút” lại dàn áo hoặc sơn lại màu thì mình đem ra tiệm.Còn tem thì mình lên thành phố để thiết kế ra rồi về mình tự đi dán. Nếu làm tem có dạ quang thì hết chừng 400.000 – 500.000 đồng, còn tem thường mà là loại tem tốt thì khoảng 350.000 đồng. Muốn độ xe thì chủ yếu tùy thuộc vào túi tiền của mình thôi. Mình mới làm xong chiếc của mình, hết chừng 24 – 25 triệu, làm mới từ trong ra ngoài luôn, chỉ còn cục máy và bộ giấy là cũ thôi.”


imagesuiyfui250.jpg
Một chiếc xe được "độ".

Trào lưu độ xe hiện nay phát triển nhanh đến độ có cả một hệ thống dịch vụ đồ sộ ăn nên làm ra nhờ công việc chăm sóc cho thú vui này. Ở tại các thành phố lớn, dịch vụ độ xe chia ra thành nhiều công đoạn khác nhau, từ dịch vụ thiết kế tem, decal đến sơn, dán, thay phụ tùng… Thậm chí một số thành phố lớn còn có những khu vực độ xe được chia ra tùy theo chi tiết xe muốn độ, chẳng hạn khu đường Ký Con, Q.1, TPHCM nổi tiếng về các loại ánh sáng và âm thanh dùng để “độ” xe, còn khu Dương Tử Giang, Q. 5 lại chuyên về độ khung xe…

Riêng công nghệ, mẫu mã và các phụ kiện để độ xe cũng rất phát triển và cập nhật, từ việc gắn những âm thanh lạ, ánh sáng bắt mắt trên thân hay gầm xe đến công nghệ sơn phun 3D hoặc gắn đèn theo điệu nhạc. Chính vì sự cầu kỳ và phức tạp của công nghệ độ xe nên đối với giới thanh thiếu niên còn chưa tự kiếm tiền được cách tốt nhất là tự làm những công việc có thể tại nhà, mặc dù khả năng làm tại nhà khá hạn chế. Dũng cho biết:

“Nói chung là tự làm ở nhà thì chỉ có thể tháo banh một chiếc xe ra, mang những món đồ nhỏ đó đi sơn sửa, rồi về ráp vô lại, tự ráp được mà không cần thợ. Còn máy với sơn, tem… là mình phải có người chuyên về việc đó làm cho mình thì đẹp hơn.”
Yêu xe

“Làm đẹp” thì mình chủ yếu là “tút” lại dàn áo hoặc sơn lại màu thì mình đem ra tiệm.Còn tem thì mình lên thành phố để thiết kế ra rồi về mình tự đi dán.
Bạn Dũng

Từ những kinh nghiệm riêng trong việc chơi xe, giới “độ” xe thường tổ chức chơi thành nhóm hay câu lạc bộ để giới thiệu và hướng dẫn nhau những kiểu làm đẹp mới, sáng tạo của mình.
Số tiền để “độ” một chiếc xe rất vô chừng, thường phụ thuộc vào túi tiền của chủ nhân. Những sinh viên, học sinh có túi tiền hạn chế thì thường “độ” xe nhiều lần, đặc biệt chọn vào những dịp gần lễ, Tết. Hữu Huy, chủ nhân một tiệm độ xe cho biết:

“Mùa này Tết thì nhiều lắm. Thường thì họ vẫn ‘độ xe’ nhưng Tết thì họ làm một ít đồ thêm nữa. Ví dụ như tiền của họ được chừng nào thì họ làm chừng đó trước, rồi cứ làm từ từ thôi.”

Tại sao chọn dịp lễ Tết để độ xe? Theo Dũng, đây là dịp nghỉ ngơi, có thời gian và tiền bạc hơn để chăm sóc cho chiếc xe, đồng thời cũng là dịp tốt để tụ tập bạn bè, khoe công trình của mình. Dũng nói:

“Tết thường hay đi chơi, gặp gỡ bạn bè thì dạng như một hình thức “khoe mẽ” vậy mà. Mình muốn chứng tỏ mình là một người biết chơi xe, yêu xe. Lúc nào xe mình cũng phải sạch đẹp, cũng “đồ dữ” trên đó.”



489c4426_c-250.jpg
Một chiếc xe Honda SH "độ". Photo courtesy of longxuyenonline.

Tuy nhiên, thú vui độ xe cũng đi kèm với không ít rắc rối. Đã có một thời gian, nhiều cư dân ở các thành phố đã phải lên tiếng than phiền vì những âm thanh lạ như tiếng chó sủa, tiếng còi cảnh sát, xe cứu thương… những chiếc xe độ phát ra đã khiến cho nhiều người phát hoảng và gây ra tai nạn. Vì vậy, những chiếc xe độ bắt mắt cũng chính là điểm ngắm của cảnh sát mỗi khi ra đường. Bên cạnh đó, thú vui này cũng tiêu tốn thời gian và số tiền không nhỏ của nhiều sinh viên, khiến việc học của họ bị ảnh hưởng không ít. Thêm vào đó, nếu việc độ xe không được làm cẩn thận, giá trị của chiếc xe cũng bị ảnh hưởng:

“Chủ yếu là máy bạn làm chưa hay chưa làm thôi. Một khi bạn “chẻ” máy, làm nổ máy thì bán không được giá như lúc mình mua, cho dù là bạn chơi “đồ dữ” ở trong đó.”

Ngoài ra, những chiếc xe độ đòi hỏi phải được chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng nên khả năng đi xa cũng bị hạn chế.

“Nói chung xe độ hạn chế đi xa. Mình muốn xe mình tiếng máy trong thì đừng đi xa, đi gần gần đâu đó uống café nói chuyện, tán dóc chơi thôi.”

Do có những điểm hạn chế trên nên không phải bạn trẻ nào cũng thích và có đủ khả năng để theo đuổi thú vui độ xe. Chính vì vậy, một chiếc xe sạch sẽ và được bảo dưỡng cẩn thận để đi chơi Tết vẫn là lựa chọn an toàn nhất đối với số đông.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-hype-of-motocycle-dress-up-for-lunar-new-year-kan-01252011141002.html


Chợ Hoa Tết

2011-01-27

Cũng như mọi năm, dịp đưa ông Táo về trời cũng là lúc các chợ hoa Tết tại TPHCM được mở ra để phục vụ cho nhu cầu trang trí nhà cửa của người dân.

Courtesy Nguyen Xuan Lai

Chợ Hoa Tết dọc đường Nguyễn Huệ, TPHCM

Thời tiết ảnh hưởng giá hoa

Năm nay, có đến 30 chợ hoa được khai trương đồng loạt vào ngày 26/1 tại khắp các quận, huyện trong thành phố.
Không chỉ gia tăng số lượng địa điểm chợ hoa, mà các loại cây trưng bày cho dịp Tết năm nay cũng phong phú hơn. Ngoài các loại hoa truyền thống như mai, đào, cúc… chợ hoa Tết năm nay còn xuất hiện những loại cây ăn trái kiểng như thanh long, bưởi, khế…
Tại TPHCM, giá mai ở mức từ 500.000 đồng đến vài chục triệu đồng/cây. Đào thường có giá khoảng từ 1 – 2 triệu đồng, trong khi cúc hay hoa vạn thọ có giá từ khoảng 100.000 – 200.000 đồng/cây.
Đào không nở hoa to như ở Hà Nội. Lan cũng đẹp lắm, có nhiều chậu kiểu như một dãy, một chậu như cái bể cá được làm 2, 3 dãy nhiều màu sắc khác nhau, giá có 2 triệu. Rẻ thì không rẻ, với người nghèo thì người ta không chơi nhưng cỡ trung trung thì được.
Chị Ánh, quận 3 TPHCM
Hoa Tết ở một góc phố Hà Nội
Hoa Tết ở một góc phố Hà Nội. AFP
Chị Ánh, cư ngụ tại quận 3, cho biết:
"Năm nay, chị thấy cũng được, cũng nhiều hoa đẹp lắm. Nhưng mà ngay mai mới đông, cán bộ công nhân viên người ta nghỉ. Mình phải đi sớm để chọn mấy cây mai cho đẹp. Đào không nở hoa to như ở Hà Nội. Lan cũng đẹp lắm, có nhiều chậu kiểu như một dãy, một chậu như cái bể cá được làm 2, 3 dãy nhiều màu sắc khác nhau, giá có 2 triệu. Rẻ thì không rẻ, với người nghèo thì người ta không chơi nhưng cỡ trung trung thì được."
So với năm ngoái, giá hoa năm nay tăng từ 10 – 50%.
Trong khi đó tại Hà Nội, nhiều người nhận xét giá hoa cũng tăng khá cao trong khi chất lượng hoa lại không đẹp như các năm trước. Loại đào non có giá từ 1- 2,5 triệu đồng/cây, trong khi các loại đào nhiều tuổi hay đào ghép có giá từ 5 – 15 triệu đồng/cây.
Bên cạnh các loại hoa truyền thống của Việt Nam, năm nay các loại hoa nhập từ Trung Quốc như địa lan, lệnh bài, mai đỏ… cũng xuất hiện nhiều tại Hà Nội với giá từ vài trăm ngàn đến gần 20 triệu đồng/cây.
Theo một số nhà vườn cho biết, sở dĩ năm nay hoa đắt và không được đẹp là do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, rét bất thường vào cuối năm.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tet-flower-markets-launched-01272011100421.html



RFA Files
Khúc Nhạc Ngày Xuân
Việt Long, biên tập viên RFA
2011-01-23

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết, nhưng miền Bắc và miền Trung đang đẵm trong một mùa cuối đông giá rét lạ thường. Cơn rét lạnh còn kéo dài đến mãi ngày 30 Tết trước khi bước sang năm Tân Mão.

RFA Files

Sắc Xuân

Tuy vậy nơi nơi có người Việt sinh sống vẫn tưng bừng không khí Xuân Tết rộn rã lòng người, nơi thị thành cũng như thôn xóm, giữa lòng quê hương hay nơi hải ngoại. Hoa Xuân chưa đến thì nở rộ, nhưng phố phường Sài Gòn, Hà Nội, Washington, quận Cam, San Jose, Paris, Đức Quốc, Ba Lan, những khu phố của người Việt đã tưng bừng màu sắc mai đào cúc trúc vàng đỏ tím xanh rực rỡ. Và không gian vang vang những bài hát của mùa Xuân trong những giai điệu nhịp nhàng tươi vui khiến những người ngoại quốc quanh đây cũng cảm thấy mủa Xuân Việt Nam đang về với họ cùng những khúc nhạc ngày Xuân.
Khúc Nhạc Ngày Xuân

Khúc Nhạc Ngày Xuân của Nhật Bằng sáng tác trong thập niên 1960 đã được trình diễn mãi tới ngày nay, với nhìều thể điệu trẻ trung và sôi động của mỗi thời gian ngày càng mới, nhưng điệu swing khởi thủy của nhạc phẩm nghe ra vẫn không nhường bước mà còn lấn lướt những thể điệu trẻ hơn nó đến mấy chục năm tuổi… như chúng ta đang nghe Đoan Trang trình bày.

Bến Xuân



hoa-dao-nhat-tan-wikipedia-200
Hoa đào Nhật tân. Photo courtesy of wikipedia


Một bài nhạc Xuân mà hầu như mọi người Việt Nam đều biết đến và ngợi ca, là nhạc phẩm Bến Xuân của Văn Cao. Sáng tác năm 1942 với Phạm Duy cùng viết lời, tác phẩm đã làm say đắm lòng người suốt bốn thế hệ. Phạm Duy cũng là người hát bài này đầu tiên giữa buổi hội ngộ của nhóm nghệ sĩ trong thời kháng chiến, trong số đó có người con gái đã khiến Văn Cao viết nên tác phẩm diễm tuyệt này.

Mối tình không thể thành toàn, vì người đó đã là người yêu của một người bạn trong cùng nhóm nghệ sĩ ấy. Văn Cao chỉ đành ôm ấp mối tình và nâng niu kỷ niệm bằng những dòng nhạc để chúng ta được thưởng thức mãi về sau. Nhưng danh tài chẳng may đã là nạn nhân của chế độ miền Bắc trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, nên chỉ có một tác phẩm của ông được phổ biến ở miền Bắc vì chế độ không thể xóa bỏ. Đó là bài Tiến Quân Ca, quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà sau trở thành CHXHCN Việt Nam.

Một bài nhạc Xuân mà hầu như mọi người Việt Nam đều biết đến và ngợi ca, là nhạc phẩm Bến Xuân của Văn Cao. Sáng tác năm 1942 với Phạm Duy cùng viết lời, tác phẩm đã làm say đắm lòng người suốt bốn thế hệ.

Từ đó đến nay hằng trăm ca sĩ nổi tiếng hàng đầu của nhiều thế hệ ở khắp toàn cõi Việt Nam và hải ngoại đã hát bài Bến Xuân. Một bài Bến Xuân đăng trên website nhaccuatui.com đã ghi chú là do Thái Thanh trình bày, nhưng nghe ra không đúng, nhưng nhờ thế chúng tôi mới biết được giọng hát trong sáng tinh khiết trên âm vực thật cao, pha chất giọng và kỹ thuật opera của Bích Vân của ban The Friends ở California. Bích Vân, một giọng hát còn tương đối mới, đã thể hiện toàn hảo nhất nét nhạc bán cổ điển trang trọng mà đầy lãng mạn của danh tài âm nhạc Việt Nam khi ông viết về một tình yêu sáng ngời đầy trân trọng của đời ông.

Những ca khúc Xuân của Phạm Duy


xuan-2009-250.jpg

Đường Hoa Nguyễn Huệ Sàigòn năm 2009. Hình do thính giả Nguyễn Xuân Lai gửi đến Ban Việt Ngữ RFA.


Phạm Duy đã trở thành danh tài cân bằng với Văn Cao ở phía bên này đất nước. Nhưng tác phẩm của Phạm Duy có thể lên đến hằng ngàn, tuy rằng cũng bị cấm ở miền Bắc, mãi đến năm 2005 mới bắt đầu được dần dần cho phổ biến tại Việt Nam.


Phạm Duy sáng tác cả một kho tàng âm nhạc Việt, trong khi Văn Cao bị trói tay từ sau ngày chia đôi đất nước. Mùa Xuân nào người ta cũng nhớ đến những Hoa Xuân, Gái Xuân, Đêm Xuân, Xuân Ca, Xuân Hành, dù rằng nhạc Xuân chỉ chiếm một tỉ lệ bé nhỏ trong gia tài âm nhạc đồ sộ của Phạm Duy. Thái Hiền, ái nữ của Phạm Duy, trình bày bản “Đêm Xuân” của thân phụ…

Người thiếu nữ của “Đêm Xuân” đắm say trong mộng ước tình yêu trong trắng bao nhiêu, thì hình ảnh người “Gái Xuân” của Phạm Duy nồng nàn trong ước mơ tình yêu đôi lứa bấy nhiêu. Có người cho rằng bản “Gái Xuân” nói lên tâm hồn và tình cảm lãng mạn của Phạm Duy. Chúng ta thử nghe, qua tiếng hát Ý Lan.

Chương trình nhạc cuối tuần đến đây chấm dứt. Việt-Long hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình nhạc Xuân giáp Tết.


http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/Songs-about-tet-festival-in-vietnam-vlong-01232011145706.html

No comments: