Monday, February 28, 2011

TS. PHAN VĂN SONG * NĂM 2011

TS. PHAN VĂN SONG * NĂM 2011


2011 năm bản lề hay năm chiến lược ?:

Những điều kiện để có một cuộc Cách mạng ở Việt Nam.

Phan Văn Song

Với nạn khủng hoảng kinh tế tài chánh và tiền tệ vừa qua, các kinh tế gia và chánh trị gia đều tiên liệu rằng năm 2011 nầy sẽ là một năm có nhiều biến đổi. Một năm bản lề. Năm nay là Trung quốc đang đà lớn mạnh vì vừa vượt qua Nhựt bổn để chiếm ngôi quốc gia hùng mạnh kinh tế thứ hai thế giới, chỉ sau Huê Kỳ. Năm nay sẽ có những tranh chấp lớn ở vùng Đông Nam Á. Trung quốc vì đang lớn mạnh, và vì sẽ lớn mạnh, sẽ bằng mọi giá tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Biển Đông Nam Á sẽ nổi sóng. Thái bình Dương sẽ nổi sóng… Những nhà bình luận người Việt nam chúng ta ở hải ngoại đang lo lắng không biết đất nước Việt Nam ta sẽ bị Tàu thanh toán thế nào ? :


* Ăn dần theo kiểu tầm ăn dâu ? Cho công nhơn Tàu vào xâm chiếm công ăn việc làm các khu công nghệ được nhà nước Việt Nam cho lãnh thầu – khai thác Bô xít ở Đắc Cơ, các khu nông nghiệp - khai thác gỗ rừng đầu nguồn đã mướn được ở những vùng cao Việt Nam - lập làng Tàu trên đất nước Việt Nam - lập những khu biệt lập Tàu.

* Xâm chiếm bằng võ lực, bằng quân đội, tuyên bố và dùng quân đội hải quân đuổi đánh ngư dân, ngư phủ. Xâm chiếm trái phép các hải đảo của Hoàng sa và Trường sa - dùng tàu đâm chìm các thuyền bè ngư phủ Việt Nam - bắt giữ trái phép không cho các ngư dân Việt Nam hoạt động sanh sống bằng nghề nghiệp mình. Thế nhưng, cả thế giới ngạc nhiên vì những bất ngờ xảy ra, cũng nhưng ngày nào tháng 11 năm 1989, ngạc nhiên thấy bức tường Bá linh bất ngờ sụp đổ, chấm dứt 70 năm cầm quyền của các chế độ độc tài Cộng sản Liên Sô và Đông Âu. Cũng như năm 2008 ngạc nhiên khi hệ thống Ngân hàng Lehman Brothers bất ngờ phá sản kéo theo sụp đổ của hệ thống tài chánh và ngân hàng tư bản thế giới.


Khủng hoảng tài chánh, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ làm điên đầu thế giới suốt những năm nay. Cac quốc gia tiên tiến Âu Mỹ, G7 rồi G8, bất lực phải kêu gọi, nhờ vả các quốc gia đàn em nhảy vào cứu bồ gánh vác dùm tai nạn tiền tệ tài chánh kinh tế đang mỗi ngày làm kiệt quệ những anh gọi làm nhà giàu, Hy lạp, Ái nhỉ Lan sập tiệm đã đành, Bồ đào Nha, Tây Ba Nha, có thể Ý đại Lợi cũng có thể sập tiệm như thường ! Trung quốc và các nước đang lên Ân độ, Ba Tây đang lần lần biến thành những tài tử mới của làng hát kinh tế thế giới thay thế những tài tử lổi thời như Mỹ, Liên Âu … Khủng hoảng tiền tệ như một cơn bão đổi đời.


Ngày hôm nay, dân chúng Âu châu phải chấp nhận anh da mầu nâu hay anh da mầu vàng vào mua đất đai, hải cảng, biệt thự cung đình hảng xưởng… Và mọi người tiên đoán năm 2011 nầy sẽ là năm bản lể chuyển từ một thế giới cũ phương Tây qua thế giới mới phương Đông. Cũng có kẻ tiên đoán xa hơn nữa : Năm 2011 sẽ năm chiến lược , Vì năm nay là năm đầu tiên nhóm G20 sẽ chính thức hoạt động sau những năm thượng đỉnh « nói nhiều nhưng chẳng động bao nhiêu ». Thật vậy ra đời từ năm 1999 để dùng làm « nơi trao đổi tham khảo » giữa nhóm G7 các quốc gia tiên tiến nhà giàu và các quốc gia « đang lên », năm 2008 với đề nghị của Tổng Thống Pháp Sarkozy và cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown ngày 15 tháng 11 năm 2008, G20 từ nay có một vai trò quan trọng hơn .


Từ nay G20 sẽ có một vai trò điều hợp và quản trị, từ nay sẽ cầm cán cân nẩy mực để điều hợp nến kinh tế quốc tế. Năm 2011 nầy là năm của Chủ tịch Tổng thống Sarkozy của Pháp, và từ nay G20 sẽ là nơi quyết định những vấn đề quản trị kinh tế, hành chánh, ngân hàng quốc tế. Một ngẩu nhiên ( vô tình hay cố ý ?) năm 2011 nầy cũng là năm đến phiên nước Pháp làm Chủ tịch nhóm nhà giàu G8 - đã từ lâu nay, quyết định vận mạng kinh tài thế giới. Vậy thì vô tình năm nay 2011, tại ngay nước Pháp, tại ngay trong tay anh Tổng Thống Sarkozy, chúng ta chứng kiến nhóm G8 kiệt sức phải trao quyền sanh sát kinh tài cho các đàn em nhóm G20.

Nhóm G20 tuy chỉ gồm khoảng trên dưới 65 % dân chúng thế giới nhưng giữ đến trên 85% tổng sản lượng thế giới. Thế nhưng, dân chúng thế giới, và các nhà chánh trị và các nguyên thủ các quốc gia tiến tiến hàng đầu thế giới đang bất lực, và đầy ngạc nhiên chứng kiến một cơn bão lớn đang quyét sạch những tính toán của giới bình luận chiến lược kinh tế tài chánh chánh trị thế giới. Đó là cơn bão cách mạng đang thổi mạnh ở vùng Địa trung Hải, ở những quốc gia Ả Rập.


Bắt đầu từ một quốc gia, bề ngoài thanh bình, bề ngoài phồn thịnh, một thiên đường của ngành du lịch, với những người dân hiền hòa, hiếu khách, cởi mở. Nhưng không ai biết nhơn dân Tunisia đã bị đè nến, uất ức vì bị đàn áp đã trên 30 năm với một chế độ độc tài đảng trị , gia đinh trị, tham nhũng. Bị đè nén lâu ngày, chỉ vi một anh sanh viên, thất nghiệp đang bán trái cây bị tịch thu quan gánh buôn bán, quá giận, anh Mohamed Bouazizi tự thiêu. Ngọn lữa đốt anh, chỉ trong vòng hai tuần lễ Cách mạng Bông lài Tunisia đốt cháy chế độ tên độc tài Ben Ali.

Ba mươi năm cầm quyền, chỉ thoáng chốc với ngọn đuốc Bouazizi dẫn dắt từng đợt biểu tình xuống đường.. chẳng chốc Ben Ali bị các đàn em ruồng bỏ, bị nhóm Quân đội của mình thức tỉnh theo lẽ phải theo lòng dân, đuổi đi.

Tiếp theo cơn bão Cách mạng ấy bay qua Ai Cập, thổi bay Tông Thống độc tài Hosni Moubarak với gần 40 cầm quyền, với Đảng trị .. rồi nay đến cơn bão đến Lybia . Mặc dù tên độc tài đảng trị gia đinh trị Khadafi đang dùng súng cộng đồng bắn vào nhơn dân mình, mặc dù tên độc tài Khadafi đang điên tiết ra lệnh quân đội mình dùng máy bay dội bom vào dân chúng biểu tình.


Thế nhưng, hai rồi ba thành phố đang dần dần được dân chúng nổi dậy, giựt lại chánh quyền : Benghazi, Tobrouk .. những thành phố với tên lịch sử của những trận chiến thời đệ nhị thế chiến kỷ niệm cuộc tranh hùng của con hùm xám sa mạc Đức Rommel với Hầu tước người Anh George Montgomery vị anh hùng Tobrouk.

Lybia trước sau gì cũng sẽ được dân chủ hóa, nghĩa là chính người dân sẽ nắm lại quyền tự quyết cầm vận mạng đất nước mình. Và cơn bão cách mạng đang lan sang Algérie, một chế độ Xã hôi chủ nghĩa Đảng trị độc tài. Và cơn bão cách mạng đang lan rộng sang Maroc, một chế độ quân chủ độc tài.. rồi Bahrein, rồi Yémen, rồi Jordanie Rồi ….nhưng tại sao cơn bão ấy chưa tới Trung quốc , chưa tới Việt Nam ?

Việt Nam hội đủ tất cả các điều kiện để tiếp nhận cơn bão cách mạng Bông lài : Việt Nam giống Tunisia và Ai Cập:

Tunisia và Ai Cập sống bằng ngành du lịch. Việt Nam sống bằng ngành du lịch. Tunisia và Ai Cập sống với công nhơn rẽ cho các kỹ nghệ gia công may mặc, giày dép, thủ công. Việt Nam cũng có công nhơn rẽ cho kỹ nghệ may mặc, giày dép, gia công, thủ công. Tunisia Đảng trị gia đình trị, tham nhũng.


Ai cập Đảng trị gia đình trị tham nhũng. Việt Nam cũng Đảng trị, phe phái, gia đìng trị tham nhũng. Tunisia được Pháp trả độc lập ôn hòa, nhưng Ai cập do cách mạng truất phế Vua Farouk. Nasser là nhà cách mạng lật đổ chế độ cũ, cướp chánh quyền, cùng bạn bè đồng chí đồng bọn cầm quyền…

Đảng Cộng sản Việt Nam cướp chánh quyền, lật đổ chánh phủ Trần trọng Kim của Hoàng đế Bảo Đại, tạo nội chiến để áp đạt chế độ Cộng sản. Độc tài chế độ Ben Ali trên 30 năm, độc tài chế độ Moubarak 40 năm chẳng đầy hai tuần tan tành. Chế độ Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam Thống nhứt đã 36 năm rồi. Việt Nam giống Lybia : Lybia cũng do nhóm Cách mạng cướp chánh quyền chế độ cũ.

Khadafi và đồng bọn nhơn danh nhơn dân cầm quyền. Việt Nam cũng nhơn danh nhơn dân cầm quyền. Khadafi tổ chức cai trị nhơn dân mình bằng đảng, bằng những ủy ban nhơn dân, bằng công an riêng. Khadafi không tin vào quân đội: hiện nay quân đôi Khadafi bắt đầu có đào ngũ, các bộ trưởng, các đại sứ bắt đầu đào ngũ. Việt Nam cũng cai trị bằng Đảng. Việt Nam cũng không tin vào quân đội mình , dùng Đảng để cầm quân đội. Quân đội thề phải trung thành với Đảng.. Khadafi cũng như Việt Nam khinh thường người dân của mình, luôn luôn viện cớ là dân chúng hay trí thức đấu tranh phản đối đòi hỏi quyền tự quyết là do thế lực phản động bên ngoài xíu dục…


Tất cả các nhà cầm quyền độc tài trên thế giới từ các nước Địa trung Hải Ả Rập đến các quốc gia Trung Á hay Đông Nam Á đều sử dụng Đảng và Công An để kìm kẹp đàn áp và bưng bít thông tin. Việt Nam ngày nay là nơi hội tụ tất cả những bất mãn, những điều kiện tất yếu để có ngọn lữa Cách mạng Bông lài. Quân đội ở Tunisia, quân đội ở Ai Cập đang làm lịch sử.

Sau những ngày đầu biểu tình xuốt đường, các nhà cầm quyền độc tài dùng Công An để đàn áp, dùi cui lựu đạn khói thoạt đầu, nhưng sau đó thì đạn thật, gậy sắt chống tay không. Muời người chết, trăm người chết nhưng lòng dân không sờn, Quân đội Tunisia xông vào, thoạt đầu ở giữa can gián nhưng bảo vệ dân, và cuối cùng theo dân đuổi tên Độc tài ra đi. Ai cập cũng vậy, chính quân đội đứng ra giải quyết và xử lý thường vụ cai quản đất nước. Việt Nam chần chờ gì nữa ?

Tuổi trẻ và thông tin làm nên lịch sử : Ai cập, Tunisia, Algerie, Maroc, Lybia, Bahrein, Yémen, Jordanie… các nước Ả rập, các nước Trung Đông các nước đang lên, các nước Á đông, các nước Đông Nam Á, đều là những nước có một nền kinh tế tụt hậu, kém phát triển nhưng vi nhờ y tế quốc tế phát triển, nên có số dân càng ngày càng trẻ. Tuổi trẻ ở các quốc gia đang phát triển chiếm một tỷ lệ rất cao. Ngày nay với tin học, tuổi trẻ dù có ít học đi nữa cũng biết sử dụng internet, cellular phone, i phone, smart phone, với mạng thông tin, với face book, với twitter, tuổi trẻ thế giới các quốc gia phát triển gặp được tuổi trẻ thế giới tiên tiến. Các nhà độc tài không còn bưng bít thông tin được nữa.

Khát vọng được sống cho đáng sống, khát vọng được nói, khát vọng được làm việc, được hưởng đồng tiền, được làm con người cho đáng con người. Dám đi vào cái chết khi vượt biển để tìmtự do, thì khi cần đấu tranh để lấy quyền làm chủ tuổi trẻ cũng dám chết. Vì vậy Khadafi dù có bỏ bom, oanh tạc, dù cho súng cộng đồng bắn vào dân biểu tình. Đêm nay “Quảng trường Xanh” của thủ đô Tripoli vẫn dầy đặc ngườui. Mặc kệ súng bắng, mặc kệ lựu đạn, mặc kệ oanh tạc, dân chúng Tripoli đã hết sợ rồi. Dân chúng Việt Nam cũng sẽ như vậy ngày nào dân chúng không còn sợ nữa thì đến phiên các nhà độc tài phải run sợ. Ngày mai cuộc sống sẽ khó khăn nhiều thế gìới sẽ đi vào nạn đói .


Lúa mì đang lên giá. Gạo đang lên giá . Xăng nay đã 108 dollars US một barrel rồi. Khí đốt để sưởi đang lên giá , dầu hỏa để nấu cơm đang lên giá . Đất hiếm đang lêngiá. Đồng lên giá , Vàng lên giá , chì lên giá. Các nhà độc tài tham nhũng liệu có còn giữ mãi vàng bạc châu báu, nhà cao cửa rộng mãi mãi không. Tiền bạc ăn cắp bòn rút của dân bấy lâu nay cất giữ trong những ngân hàng Thụy sĩ, Huê Kỳ … có chắc chắn được mấy quốc gia ấy mãi mãi bảo vệ không ?. Hay là hãy coi chừng, hãy mở mắt ra xem, tài sản gia đình Ben Ali và đồng bọn ở thế giới đang bị các chánh phủ các ngân hàng “không cho hoạt động” để ngày mai hoàn trả lại cho nhơn dân Tunisia . !


Hởi các nhà cầm quyền Cộng sản độc tài Việt Nam ! Hãy trông vào gương Tunisia, Aicập và các vị cầm quyền các quốc gia A rập, nhanh nhanh trả quyền lại cho nhơn dân Việt Nam. Đừng để muộn, vì cơn gió cách mạng Bông lài đang sắp đến Việt Nam rồi ! Hởi các anh chiến sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam ! Đây là lúc để các anh làm lịch sử. Hãy cùng các vị sĩ quan của các anh đứng lên đuổi các tên độc tài tham nhũng xuống để trao quyền tự quyết lại cho nhơn dân và dân tộc Việt Nam. Hãy theo gương sáng của các nước A Rập, của cách mạng Bông lài, làm tròn nghĩa vự người dân của một nước đã từng đánh đuổi ngoại xâm Bắc phương. Đừng để nhục lần nữa Các anh đã bị gạt trên 30 năm nay rồi ! Ngày 22 tháng 2 2011, sau khi nghe bài diển văn điên cuồng của Khadafi
Phan Văn Song

No comments: