Sydney- Úc Châu : Hội Chợ Tết Tân Mão ngày đầu Thứ Sáu, ngày 4 tháng 2 năm 2011 tại Sydney, tiểu bang New South Wales
Và ở Melbourne -Victoria Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tổi chức Hội Chợ Tết Tân Mão trong 3 ngày cuối tuần (Mồng 2,3,4 Tết)
* Source: http://lyhuong.net/viet/index.php?op...dong&Itemid=58
Last edited by Sydney; 05-02-2011 at 03:43 PM.
Saturday, February 05, 2011
Nguyên Huy/Người Việt
GARDEN GROVE (NV) - Trong nắng Xuân chan hòa, ấm cúng tại Little Saigon vào sáng hôm mùng Ba Tết Tân Mão, 5 tháng 1 năm 2011, Hội Xuân Sinh Viên năm nay với chủ đề “Xuân Ước Mơ” đã tưng bừng khai mạc tại khu công viên Garden Grove Park thuộc thành phố Garden Grove.
Chào cờ khai mạc Hội Xuân Sinh Viên Tân mão 2011.
Cả chục ngàn đồng hương đã từ mọi ngả đổ về hội chợ Tết Sinh Viên khiến các con đường quanh khu hội chợ kẹt cứng trong nhiều tiếng đồng hồ trước giờ khai mạc.
Cho đến 12:45 phút sáng, lễ khai mạc mới được cử hành. Ðoàn sinh viên gồm các cựu chủ tịch tổng hội và trưởng ban tổ chức Hội Xuân các năm qua đã cùng nhau rước lá Ðại Kỳ VNCH với đoàn rước Quốc Quân Kỳ do liên quân trong Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam Cali phụ trách tiến lên lễ đài.
Lá đại kỳ dùng trong buổi lễ này là quốc kỳ của VNCH treo tại Tòa Ðại Sứ VNCH tại Paris, Pháp, theo lời ban tổ chức loan báo. Biến cố 30 tháng 4, 1975 xảy ra ở trong nước, Tòa Ðại Sứ phải đóng cửa. Tổng Hội Sinh Viên VN tại Paris lúc ấy đã tháo gỡ lá cờ xuống gìn giữ và đã trao lại cho Tổng Hội Sinh Viên VN ở Nam California vào năm 1984. Từ đó mỗi năm tổ chức Hội Xuân, các Ban Chấp Hành của tổng hội luôn luôn khai mạc Hội Xuân bằng lễ rước Ðại Kỳ trong nghi thức chào cờ Việt Mỹ để như gìn giữ hồn thiêng sông núi
Trưởng ban tổ chức Hội Xuân Sinh Viên năm nay là Chủ Tịch Tổng Hội Lý Vĩnh Phong. Trong diễn văn khai mạc, Lý Vĩnh Phong đã giải thích ý nghĩa của chủ đề Hội Xuân Sinh Viên năm nay, đó là “Xuân Ước Mơ. Ước mơ cho một cộng đồng VN ở hải ngoại vững mạnh, đoàn kết. Ước mơ cho tuổi trẻ VN tăng tiến hơn để rạng danh dân tộc VN.”
Lý Vĩnh Phong cũng nhắc đến 30 năm qua, Tổng Hội Sinh Viên VN Nam California đã liên tục tổ chức những Hội Xuân, đánh dấu một chặng đường mà Tổng Hội Sinh Viên VN Nam California đã không chỉ phục vụ cho tập thể của mình mà còn cho cả cộng đồng. Hội Xuân năm nay cũng là đánh dấu 10 năm cùng thành phố Garden Grove tổ chức Hội Xuân, gìn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời cũng phục vụ được đồng hương trong những ngày Xuân mới.
Lý Vĩnh Phong cũng cho biết Hội Xuân năm nay ngay cửa vào, ban tổ chức đã dựng Tượng Quang Trung Nguyễn Huệ, một trong những anh hùng của dân tộc đã đánh đuổi ngoại xâm phương Bắc rất oanh liệt, là để nhắc nhở mọi người chúng ta hiểm họa Bắc phương xâm lược đang đè nặng lên đất nước.
Nhắc đến sự thành công của hầu hết các Hội Xuân do Tổng Hội Sinh Viên VN tổ chức từ bấy lâu nay, Lý Vĩnh Phong cho rằng: “Sự thành công không phải là sự có mặt của đông đảo chức quyền quan khách đến tham dự, cũng không phải từ số tiền lời hội chợ lên đến hàng trăm ngàn mỗi năm, mà sự thành công ấy là tuổi trẻ VN ở hải ngoại đã duy trì và phát huy được truyền thống văn hóa VN.”
Kết thúc bài diễn văn, Lý Vĩnh Phong đã thay mặt anh chị em sinh viên trong Tổng Hội hứa “quyết tâm đi tiếp con đường phục vụ cộng đồng” đồng thời Lý Vĩnh Phong cũng kêu gọi: “Trong những ngày vui này, chúng ta không nên quên công cuộc tranh đấu tự do, dân chủ cho đất nước của những nhà đấu tranh trong nước. Chúng ta hãy làm một cái gì đó góp vào công cuộc tranh đấu ở trong nước đế VN được tươi sáng hơn.”
Tiếp đó, Ban Tổ Chức mời các bô lão niên trưởng trong cộng đồng người Việt ở Nam California lên cùng làm lễ cúng Tổ với những nghi thức tế lễ do CLB Hùng Sử Việt và Hội Ðền Hùng phụ trách.
Cùng trong lúc này đoàn rước Quốc Tổ Hùng Vương gồm hàng trăm nam nữ sinh viên học sinh trong những lễ phục cổ truyền theo sau kiệu đặt Linh Vị Tổ tiến vào lễ đài. Ðoàn rước thật vui mắt với những trai tráng và các thôn nữ trong “Làng Việt Nam” súng sính khăn đóng áo the thâm và các bộ áo tứ thân, khăn lưng điều bỏ giọt thể hiện sinh động sức sống mãnh liệt dân tộc VN qua các thời đại. Vẫn theo các MC thì đoàn rước đã được Tổng Hội phối hợp cùng Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu tổ chức. Ðoàn rước này không chỉ tham dự vào lễ khai mạc mà còn hiện diện trong suốt ba ngày Hội Xuân tại “Làng Việt Nam” trong hội chợ với rất nhiều tiết mục văn hóa cổ truyền như dựng nêu, tế thần, bói quẻ đầu năm, ngày xuân hái lộc v.v...
Nhìn vào Hội Xuân hàng năm do tuổi trẻ Nam California tổ chức, mỗi năm ý nghĩa “tuổi trẻ tiếp bước cha anh” càng ngày càng rõ nét. Ðó là điều khó thể chối cãi. Cái đẹp trong Hội Xuân năm nay là đằng sau tuổi trẻ trách nhiệm tổ chức là cả khối cộng đồng người Việt, được cụ thể hóa qua sự hiện diện của Liên Quân QLVNCH dàn hàng trong lễ chào cờ và của hàng trăm ngàn đồng hương đến du Xuân trong suốt ba ngày hội.
Số khách tham dự hội chợ Tết năm nay, có lẽ không thua gì mà gì mà còn hơn số khán giả của năm Canh Dần trước đó.Theo những ước lượng sơ khởi thì có từ 11 ngàn cho đến 12 ngàn khán giả, gồm cả những người mua vé và những người lẻn vào qua những cửa khẩn cấp của hội trường.Thời tiết khá lạnh, nhưng không có những trận bão tuyết gió lạnh như trong ngày hội chợ Tết năm ngoái.
Phần văn nghệ năm nay gồm những màn trình diễn đặc sắc của các ca sỉ đến từ Hoa kỳ, ngay tại vùng thủ phủ Toronto, và các ban văn nghệ địa phương và ban văn nghệ sinh viên các trường đại học.Mai thiên Văn ngọt ngào trong “Cầu chuyện đầu năm”, trong khi màn hoạt cảnh “Mừng tuổi Mẹ” của Quang Lê với các bà mẹ được mời lên sân khấu.Tiếng hát Ngọc Hạ cao vút trong Ai Ra Xứ Huế,
Ngoài phần văn nghệ Việt Nam, khán giả còn được thưởng thức những màm văn nghệ trong tinh thần “đa văn hóa” của Canada như màn múa lân và múa trống Yakudo truyền thống của Nhật, màn múa trống Yeng Yi của xứ Nam Hàn. Rồi những màn trình diễn thời trang của nhà vẽ kiểu Thiện Lê của Canada: những cô người mẫu hấp dẫn và rất “cool” với những bộ quần áo thời trang thật đẹp và đắt tiền.
Trên sân khấu trẻ của hội chợ tết, một cuộc tuyển lựa người mẫu cũng diễn ra sôi nổi, với 50 thí sinh nam nữ đến từ Canada và cả ở Hoa Kỳ. Kết quả có một nam thí sinh và hai nữ đã về đầu.
Khách nhàn du cũng có dịp đến viếng làng Việt Nam trong hội chợ.Trong làng Việt Nam là những khu chợ Hoa, chợ thực phẩm của ba miền nhân gian như bánh tôm Cổ Ngư, bánh tét, bánh bột lọc.. các phụ nữ trong những bộ quần áo ba miền đã mời khách dùng thử nước vối, ăn thử những miềng bánh. Chúng tôi cũng thấy một phụ nữ ngồi khâu lại mảnh quốc kỳ Việt Nam, như hình ảnh của tác phẩm danh tiếng “Em vá màu cờ” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh.
Số quan khách tham dự hội chợ Tết năm nay đều trầm trồ về số lượng người tham dự, về những sinh hoạt đầy tính cách văn hóa của cộng đồng chúng ta.
Phần nghi lễ khai mạc đã bắt đầu lúc 2.30 chiều với lễ chào cờ Canada và cờ Vàng ba sọc đỏ của VNCH, phút mặc niệm các chiến sĩ đã hy sinh cho việc bảo vệ tự do dân chủ cho miền Nam Việt Nam và những đồng bào chúng ta đã chết trên đường đi tìm tự do.
Trong số các quan khách tham dự, có thủ hiến Dalton McGuinty của tỉnh bang Ontario, lần đầu tiên đến tham dự hội chợ Tết của cộng đồng chúng ta, ông Michael Ignatieff, lãnh tụ đảng Tự Do Liên Bang, bà dân biều Diane Finley, tổng trưởng bộ Nhân Lực liên bang, ông Eric Hoskins, bộ trưởng di dân của tỉnh bang Ontario, bà thị trưởng Hazel Maccalion của thành phố Mississauga.
Hội chợ Tết Xuân Tân Mão của hội người Việt Toronto đã thành công rực rỡ.Last Updated ( Monday, 24 January 2011 12:33 )
Lại một năm sắp trôi qua, người Việt dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới, dù có ăn Tết hay không cũng không khỏi nhớ về quê hương với những món ăn ngày Tết, những nghi thức cổ truyền. Hoa kỳ, Úc nơi có người Việt đông đảo thì tổ chức hội chợ rầm rộ.
Còn ở Âu châu, nơi mà nhiệt độ vào thời gian này thường dưới 0°C thì ăn Tết như thế nào ? Mời quý thính giả cùng Thông tín viên Tường An ghé thăm một vài Cộng đồng người Việt ở Âu châu để xem họ đón Xuân ra sao ?
Người Việt ở Âu Châu đa số sống rãi rác, không tập trung. Suốt năm, mọi người đều bận rộn với công ăn, việc làm, đời sống riêng tư. Tết đến là cơ hội để mọi người có dịp gặp gỡ, hỏi thăm, chúc Tết cho nhau.
Mỗi năm, các Cộng đồng đều tổ chức mừng Xuân cho bà con đồng hương. Tết Việt nam thường rơi vào ngày trong tuần, đối với dân sở tại, đó là một ngày làm việc nên các Cộng đồng thường tổ chức ăn Tết vào ngày cuối tuần trước hay sau ngày mùng một Tết. Trong một chừng mực nào đó, họ cố gắng giữ một số phong tục cổ truyền cho ngày Tết như : giổ Tổ tiên, chúc Tết đồng hương, múa lân, lì xì cho trẻ em…
Kính mời quý thính giả cùng Tường An đi dạo một vòng Âu châu xem bà con mình ăn Tết ta trên xứ người như thế nào nhé.
Screen Capture - Tổ chức múa lân ngày Tết Việt Nam tại Paris
Còn ở Âu châu, nơi mà nhiệt độ vào thời gian này thường dưới 0°C thì ăn Tết như thế nào ? Mời quý thính giả cùng Thông tín viên Tường An ghé thăm một vài Cộng đồng người Việt ở Âu châu để xem họ đón Xuân ra sao ?
Người Việt ở Âu Châu đa số sống rãi rác, không tập trung. Suốt năm, mọi người đều bận rộn với công ăn, việc làm, đời sống riêng tư. Tết đến là cơ hội để mọi người có dịp gặp gỡ, hỏi thăm, chúc Tết cho nhau.
Mỗi năm, các Cộng đồng đều tổ chức mừng Xuân cho bà con đồng hương. Tết Việt nam thường rơi vào ngày trong tuần, đối với dân sở tại, đó là một ngày làm việc nên các Cộng đồng thường tổ chức ăn Tết vào ngày cuối tuần trước hay sau ngày mùng một Tết. Trong một chừng mực nào đó, họ cố gắng giữ một số phong tục cổ truyền cho ngày Tết như : giổ Tổ tiên, chúc Tết đồng hương, múa lân, lì xì cho trẻ em…
Kính mời quý thính giả cùng Tường An đi dạo một vòng Âu châu xem bà con mình ăn Tết ta trên xứ người như thế nào nhé.
Tết Việt Nam ở Na Uy
Bắt đầu là Na uy, một xứ sở lạnh giá trên vùng Bắc Âu với khoảng 20 ngàn người Việt. Anh Nguyễn Minh Tuấn, phó chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Oslo cho biết chương trình Tết năm nay gồm nhiều tiết mục văn nghệ dành cho giới trẻ, tuy nhiên người già, trẻ em vẫn không bị bỏ quên :
Chúng tôi có những gian hàng chơi trò loto, trò cho các em có thể tham dự như thảy vòng, chuột chạy tìm hang, đua ngựa. Những thứ mà các em nho nhỏ có thể chơi được. Chương trình văn nghệ ngoài nghi thức chào cờ, diễn văn khai mạc còn có phần tế lễ do các vị cao niên. Sau đó văn nghệ, múa lân cho các em, ca vũ nhạc kịch. Buổi tối là chương trình dạ vũ dành cho giới trẻ.
Hà Lan
Dần xuống phía Nam là Hà lan, nơi có khoảng 18 ngàn người Việt cư ngụ. Ngoài chương trình văn nghệ và dạ vũ ; Các tiết mục đặc biệt cho ngày Tết như múa lân, lì xì là không thể thiếu. anh Nguyễn Liên Hiệp, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại đây cho biết :
Cộng đồng Hòa lan tổ chức Tết Âm lịch ở Arnhem. Chương trình Tết thì có lời chúc Tết của Cộng đồng, múa lân, lì xì. Văn nghệ thì có âm nhạc, dạ vũ. Số người tụ tập thì tùy theo thời tiết. Như năm ngoài thì mùa đông rất lạnh, tuyết rơi rất nhiều thành thử số người không có bao nhiêu. Nhưng năm nay tôi nghĩ số người sẽ đông lắm, nhưng mà cũng cỡ 500-600 người. So với 10-15 năm về trước thì con số này không có là bao bởi vì lúc đó phong trào về Việt Nam chưa có nhiều. Cỡ năm, sáu trăm thì đối với chúng tôi là một thành công rất lớn.
Đức
Cạnh Hà lan là Đức, với trên 80 ngàn người Việt cư ngụ, cũng do thời tiết lạnh lẽo nên sinh hoạt cộng đồng nơi đây cũng rất giới hạn. Tuy vậy, anh Hoàng Tôn Long, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Hamburg cũng cố gắng giữ gìn những phong tục cổ truyền trong ngày Tết. Mừng Xuân đến, nhưng anh cũng không tránh khỏi nổi ngậm ngùi khi phải thêm 1 cái Tết xa quê :
Ở Đức thì vào thời điểm Tết thì thời tiết thường là lạnh âm dưới 2-3°C hết thành là rất lạnh không tổ chức như những nơi khác được. Năm nay sẽ tổ chức vào ngày 12 tháng 2. Hội tổ chức văn nghệ, hát những bản nhạc Xuân trước 1975 để nhớ về quê hương. Bắt đầu vô khai mai cũng có dân hương lên bàn thờ Tổ quốc, chúc Tết, lì xì cho các em. Làm được cái gì thì Cộng đồng cố gắng làm để phục vụ cho bà con ở đây. Nói chung thì nó cũng hơi buồn. Bao nhiêu năm xa xứ chỉ một niềm hy vọng một ngày nào đó mình được trở về quê hương dưới ánh nắng Tự do, Dân chủ để dân chúng có thể hưởng sự Tự do như chúng ta ở ngoài này.
Bỉ
Liège, một thành phố lớn của vương quốc Bỉ, nơi mà năm nào cộng đồng cũng có những sinh hoạt vui chơi cho bà con tìm chút không khí Xuân trên đất khách. Anh Lê Hữu Đào, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Liège từ nhiều năm cho biết :
Trên Bruxelles thì có Tết của hội Thân hữu Bỉ-Việt. Ở Liège thì là ngày 26 tháng 2. Hai đêm Tết tương đối lớn, khoảng độ 400-500 người trong phần văn nghệ. Còn dạ vũ thì khoảng độ 1000 người trong đó có khoảng 2/3 là người Việt Nam, còn 1/3 là người Bỉ tới chơi chung với mình. Phần đầu là 1 bữa tiệc Xuân, phần văn nghệ có ca, vũ, nhạc hát những bài nhạc Xuân, có những nhạc cảnh.
Pháp
Pháp là nơi có đông người Việt nhất Âu châu. Tại Pháp, mỗi địa phương, mỗi cộng đồng đều tổ chức ăn Tết riêng. Nhưng phổ biến nhất, tập hợp đông đảo người tham dự nhất vẫn là Tết do Tổng Hội Sinh Viên Paris tổ chức với một lịch sử hơn 45 năm đã trở thành một truyền thống.
Ngoài hội chợ với các gian hàng, trò chơi, các món ăn Việt Nam. Năm nào chương trình văn nghệ cũng chuyên chở một thông điệp đến với mọi người. Anh Đặng Quốc Nam, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên cho biết chương trình năm nay như sau :
Năm nay Tết Tổng Hội Sinh Viên sẽ được tổ chức ngày chúa nhật 13 tháng 2 tại Opéra de Masy. Tổng kết THSV có hai phần : Một phần là hội chợ, phần thừ hai là văn nghệ chủ đề. Hội chợ năm nay đặc biệt ngoài phần trình diễn áo dài, múa lân, trò chơi vidéo cho trẻ em còn có sự hiện diện đặc biệt của những người tài hoa trẻ Việt Nam tại hải ngoại.
Những người được coi như là xuất sắc trong nền văn hóa Pháp về ảo thuật, múa hiphop, về văn sĩ, vẽ hoạt họa. Tất cả những người này là gốc Việt Nam và được rất nhiều giải Quốc tế.
Năm nay văn nghệ chủ đề là sự xung khắc văn hóa Pháp-Việt qua chuyện tình giữa một chàng trai Việt Nam và một cô bạn Pháp.
Tổng hội sẽ lược qua tất cả các văn hóa, lịch sử Việt Nam kịch, hát, múa dân tộc và đặc biệt là màn trình diễn Hội nghị Diên hồng do 50 anh em trình diễn. Tuy nhiên, với tất cả những màn vui như vậy cho đêm Tết, THSV lúc nào cũng « luồn » trong những màn đó những khía cạnh đấu tranh Tự do, Dân chủ cho Việt Nam.
Vương Quốc Anh
Bao vây bốn bề bởi biển Bắc Đại Tây Dương là Vương Quốc Anh, một cộng đồng với khoảng 50 ngàn người. Phần lớn là người Việt gốc Hoa. Do sự hình thành cộng đồng khá phức tạp cũng như không có trợ giúp từ phía chính phủ nên ông Vũ Khánh Thành, chủ tịch cộng đồng người Việt tại Luân Đôn cho biết khó mà có thể tổ chức được một ngày ăn Tết cho người Việt tại đây. Người Việt tại Anh 40% là người Việt gốc Hoa. Do tính chất của người Việt tị nạn bên Anh như vậy nên Tết không được rầm rộ là vì người Việt gốc Hoa cũng hướng về Chinese Newyear và họ tham dự với cộng đồng người Hoa kiều ngoài Soho, tức là khu China town. Còn về Tết thì đa số trở về truyền thống giổ tết cũng như trong gia đình cúng ông bà, thăm bạn bè. Còn những sinh hoạt rầm rộ của Cộng đồng thì bên này không có nhiều, trừ nhà Chùa, nhà Thờ thì có tổ chức Tết cho bà con.
Tuy nhiên, không vì thế mà cái Tết đi qua trong sự quên lãng của mọi người, từ trong mỗi gia đình, họ vẫn tổ chức những buổi cúng ông bà, lì xì, đi chùa . Chị Lan, một cư dân tại Luân đôn nói :
Ở bên này thì mọi người không có tổ chức trong cộng đồng. Thế nhưng mà trong gia đình thì họ vẫn giữ cái truyền thống. Giao thừa thì bọn em vẫn mua bánh chúng, gà, hoa quả, cũng làm cơm.
Tùy theo từng gia đình, như bọn em thì làm canh miến nấu với mề gà, rồi có một đĩa xào, gỏi… Bên này bọn em rất khó mua mai và đào. Thay vì mua mai và đào thì bọn em mua cây sống đời Mùng một thì bọn em đi chùa, có nhiều nhà thì đi chùa đón giao thừa vào đêm 30. Sau đó thầy phát lì xì cho mọi người, chúc mừng năm mới, phát lì xì cho các cháu.
Những một món quốc hồn quốc túy
Ngày Tết ở Âu châu tuy không có mai vàng, pháo đỏ, nhưng ban tổ chức cũng cố gắng gói ghém hương vị Xuân qua những món ăn cổ truyền Việt Nam.
Quý thính giả ở Việt Nam chắc sẽ ngạc nhiên lắm khi nghe trong các món ăn Tết của cộng đồng Âu châu ngoài món bánh chưng, còn có phở như một món quốc hồn quốc túy. Nào, chúng ta hãy điểm qua thực đơn ngày Tết của các cộng đồng nhé ! Bắt đầu là cộng đồng Hà lan :
Ông Nguyễn Liên Hiệp : Không khí Tết của người Việt thì ở đâu tôi nghĩ cũng giống nhau tức là có những thức ăn truyền thống như là bánh chưng, bánh tét, phở, chè, đồ nhậu. Dĩ nhiên là phải đi với bia, với nước ngọt kèm theo.
Phở cũng không thiếu trong thực đơn ngày Tết của cộng đồng Na Uy :
Ông Nguyễn Minh Tuấn :Món quê hương thì tạm gọi là phở, bún, bánh cuốn, bánh chưng, bánh mì, đồ chay….
Các gian hàng thức ăn của Bỉ cũng hấp dẫn không kém :
Ông Lê Hữu Đào : Món ăn Tết thì thường thường là ngon lắm (cười !) rất là thuần túy và ngon. Những món ăn đặc biệt như là bánh cuốn, chả giò…. Đặc biệt đối với anh em chúng tôi ở Liège thôi nhé, bánh chưng. Có những năm có cả những món ngoại quốc nữa !
Người Việt dù ở nơi đâu trên quả địa cầu cũng xem ngày Tết là giây phút để xum họp, để tìm về, để chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất trong năm, gửi cho nhau những thông điệp yêu thương như
anh Nguyễn Liên Hiệp mong đợi :
Đó là dịp mình tụ tập lại với nhau. Thứ hai nữa để cho các con em thấy được truyền thống của người Việt, của ông bà mình và thứ ba nữa cũng là dịp để người Việt của chúng ta gặp gỡ nhau, hàn huyên với nhau. Bởi vì có nhiều anh em 5,6 năm không gặp nhau. Tình cờ lại gặp nhau trong dịp Tết, từ đó có thể hỏi han, thăm viếng bạn bè và những người thân quen : À, chúng ta yêu mến nhau từ lâu !
Tường An, RFA, Paris
BĂNG HÌNH 1. TẾT TRÊN ĐẤT MỸ
BĂNG HÌNH 2 ĐÓN XUÂN HẢI NGOẠI
BĂNG HÌNH 3 DIỄN HÀNH TẠI LITTLE SAIGON
BĂNG HÌNH 4 HỘI CHƠ TẾT CALIFORNIA
BĂNG HÌNH 5 HÔI CHƠ TẾT TẠI CALIFORNIA
No comments:
Post a Comment