Nhân dịp 33 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung, mời quý vị cùng điểm qua nguồn tin Trung Quốc nói về sự kiện này.
Gần đây, các trang mạng kể cả chính thống của Trung Quốc đăng tải một số bài viết về cuộc chiến biên giới 1979. Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy gửi từ Hà Nội bản dịch của ông cho bài trên mạng China.com, tựa đề "Trong cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam năm 1979: Vì sao không chia cắt Việt Nam, thương vong khi rút về lớn hơn khi tấn công?".
Bài viết nhận định: "Năm 1979, trong trận đánh trả tự vệ Việt Nam, quân đội Trung Quốc với thế nhanh chóng tấn công, quân Việt từng bước tan rã, quân đội Trung Quốc nhắm thẳng Hà Nội. Sau đó Trung Quốc tuyên bố trận đánh đã đạt mục đích, tự rút quân về nước".
Tuy nhiên, bài này cũng thừa nhận: "Lâu nay chúng ta luôn tuyên truyền và miêu tả rằng chúng ta đã thắng lợi và Việt Nam đã thất bại, nhưng cùng với thời gian những văn kiện của chính quyền và tư liệu của Việt Nam cho thấy, cuộc chiến này không lạc quan như tuyên truyền trước đây, trong đó có nhiều bài học nặng nề đau đớn khiến chúng ta không thể không phản tỉnh một cách sâu sắc".
Các bài học đó là: Thứ nhất, kỷ luật quân sự nghiêm túc đã làm "quân ta" phải trả giá trầm trọng.
"Ba kỷ luật lớn, tám điều chú ý mà quân đội ta giữ nghiêm đã phát huy tác dụng lớn trong cuộc nội chiến Quốc, Cộng; thế nhưng khi chúng ta vào Việt Nam đánh quân đội và chính quyền Việt Nam mà vẫn thực hiện ba kỷ luật lớn tám điều chú ý là tự trói chân trói tay mình lại, hy vọng dùng những cái đó để tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của nhân dân Việt Nam thì chẳng khác gì đàn gẩy tai trâu, tự chuốc lấy nhục."
"Nhân dân Việt Nam không phải là công dân Trung Quốc, làm sao họ có thể gần gũi quân đội nước ngoài đánh vào đất nước họ?"
"Chiến tranh là chiến tranh, nhất là chiến tranh giữa các quốc gia, anh không thể hy vọng nhân dân nước khác đánh trống khua chiêng hoan nghênh anh xâm chiếm người ta, đó chẳng qua chỉ là trò bịt tai đi ăn cắp chuông, tự lừa dối mình và lừa dối người."
Bài học thứ hai, theo bài trên China.com, là "không quân phát triển trì trệ, lạc hậu không có sức công kích".
"Thứ ba, hải quân Biển Đông lúc đó còn chưa phát triển. Cuộc chiến hoàn toàn diễn ra trên lục địa Việt Nam."
"Đánh Việt Nam vừa để dạy bài học, vừa thu hồi lãnh thổ bị chiếm, vùng gần biên giói trên bộ bị Việt Nam chiếm giữ đã thu hồi hết cớ làm sao không thu hồi các đảo, bãi trên Biển Đông bị Việt Nam chiếm giữ?"
Mạng China.com
Tác giả bài viết tỏ vẻ luyến tiếc về việc Trung Quốc không nhân cơ hội thu chiếm luôn các đảo ở Biển Đông.
"Đánh Việt Nam vừa để dạy bài học, vừa thu hồi lãnh thổ bị chiếm, vùng gần biên giói trên bộ bị Việt Nam chiếm giữ đã thu hồi hết cớ làm sao không thu hồi các đảo, bãi trên Biển Đông bị Việt Nam chiếm giữ?"
"Điều giải thích duy nhất là hải quân của chúng ta chưa đủ, không chỉ chưa đủ để đánh lùi hải quân Việt Nam chiếm giữ đảo bãi của ta mà còn khó có thể đóng giữ ở đó, đánh lùi được kẻ địch tới xâm phạm. Điều khiến người ta lấy làm tiếc là các đảo bãi trên Biển Đông dưòng như đã bị các nước láng giềng xung quanh chia nhau chiếm hết rồi."
Đặc biệt, bài viết còn cho rằng tới nay hải quân Trung Quốc "vẫn chưa dùng tới sức đã có của mình để giải phòng và bảo vệ các đảo, bãi thiêng liêng đó".
Lý do thứ tư gây ra tổn thất cho quân đội Trung Quốc được cho là vì "sức ép bên ngoài".
"Khi quân đội ta đã tiến gần Hà Nội, dưói sức ép của thế lực quốc tế đứng đầu là Liên Xô, chúng ta không chỉ tuyên bố đình chỉ tấn công, mà còn công khai tuyên bố lập tức rút quân."
"Đó là một sai lầm chính trị và quân sự to lớn, trước khi rút quân đã tuyên bố rút sẽ khiến kẻ thù dễ dàng có thời gian và không gian chuẩn bị phản kích, địch có chuẩn bị còn ta thì không, địch thong dong mà chúng ta vội vã, không bị thương vong lớn mới là chuyện lạ."
Tổn thất lớn
Cho tới nay, thống kê vẫn chưa đồng nhất về con số thương vong của hai bên trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung, mà Trung Quốc khởi xướng với động cơ mà Bắc Kinh gọi là "đánh trả tự vệ".
Phía Trung Quốc nói quân lính Việt Nam chết và bị thương vào khoảng 50.000 - 70.000, lính Trung Quốc khoảng 20.000.
Cũng trên mạng China.com từng đưa ra con số được nói là theo ghi chép từ hồ sơ mật về Trận Phản kích Tự vệ với Việt Nam, rằng Trung Quốc "tiêu diệt gần 6 vạn quân Việt Nam, trong đó hơn 42.000 đã chết và hơn 10.000 người bị thương, hơn 2.000 người bắt làm tù binh".
Phía Việt Nam thì trong một số bản tin hiếm hoi nói tiêu diệt hơn 30.000 lính Trung Quốc.
Tạp chí Time của Mỹ lại đưa ra con số khá khác biệt: ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi số bộ đội Việt Nam chết chưa tới 10.000 .
Hàng nghìn dân thường Việt Nam cũng thiệt mạng và thương vong.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/02/120216_chinaview_border_war.shtml
32 năm trước, vào sáng sớm ngày 17/02, Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới đất liền với Việt Nam thuộc địa phận sáu tỉnh miền Bắc.
Cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu đã để lại dư ấn lâu dài trong quan hệ Việt-Trung mà tới hơn mười năm sau mới chính thức được bình thường hóa.
Nhân dịp có các tư liệu Bấm mới đăng tải về cuộc chiến từ phía Trung Quốc, đài BBC đã phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người lúc đó là đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Không biết là tôi nghe từ đâu là Trung Quốc tấn công Việt Nam (lúc đó ông Vĩnh về Hà Nội họp, sau đó quay lại Trung Quốc - BBT). Tất nhiên là chúng tôi thấy rất là ngạc nhiên, sao mà tự nhiên Trung Quốc lại đánh chúng ta, theo lời ông Đặng Tiểu Bình là "dạy cho Việt Nam một bài học".
Vì cuộc đánh đột ngột nên tôi không biết được. Chỉ nhận được tin thế thôi.
Trong cả sứ quán thì người ta thấy việc này rất đột ngột và rất là bực tức 'sao Trung Quốc lại đánh ta'. Thế thôi, chứ lúc bấy giờ cũng chưa... Nhưng mà sợ thì chúng tôi chẳng sợ, vẫn cứ bình thường thôi.
BBC: Tức việc Trung Quốc quyết định đánh Việt Nam vào thời điểm như vậy, bản thân ông với tư cách là đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cũng không lường trước được ạ?
Không lường trước được.
Thế nhưng sau đó thì sứ quán có sơ tán về Việt Nam không ạ?
Không sơ tán. Vẫn thế thôi.
Vì lúc bấy giờ ở bên Việt Nam vẫn còn sứ quán của Trung Quốc cho nên chúng tôi cũng vẫn như thế thôi. Không có đóng cửa bao giờ. Không có cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Chúng tôi làm gì cũng bị Trung Quốc cản trở. Rồi thì hai đầu sứ quán chúng tôi đều có xe của Trung Quốc túc trực.
Đường sắt thì cắt rồi. Đường sắt không có, máy bay cũng không có. Tất cả mọi cái đều không có. Điện thoại không có nữa. Chúng tôi liên hệ với trong nước bằng đài vô tuyến điện.
Trong lúc họ đánh chúng tôi thì bên Việt Nam vẫn có đại sứ quán của Trung Quốc. Mà bên Trung Quốc vẫn có đại sứ quán của chúng tôi. Chưa có lúc nào tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao cả.
Tôi ở Bắc Kinh đến năm 1987 tôi mới về.
Trong quá trình từ 1979 đến sau 1990, khi hai bên bình thường hóa quan hệ thì ngoại giao hai bên hoạt động như thế nào ạ?
Cả thời gian đấy thì chỉ có đi cãi nhau. Thỉnh thoảng Trung Quốc làm cái gì thì thỉnh thoảng có mời chúng tôi lên. Tất nhiên khó khăn chứ.
Chúng tôi làm gì cũng bị Trung Quốc cản trở. Rồi thì hai đầu sứ quán chúng tôi đều có xe của Trung Quốc túc trực.
Nhân viên chúng tôi đi đâu, xe của Trung Quốc cũng theo đó. Tôi đi đâu thì cũng có xe của Trung Quốc đi theo. Việt Nam mình thì không làm thế.
Bây giờ nhìn lại, ông cảm thấy thời gian đó liệu có thể tránh được một cuộc chiến như vậy không ạ?
Cái đó thì khó lắm. Bởi vì Trung Quốc đánh chúng tôi do Pol Pot là đồng minh của Trung Quốc.
Pol Pot đánh biên giới chúng tôi thì chúng tôi phải đánh sang đất Campuchia để diệt Pol Pot. Vì họ đánh phá biên giới chúng tôi nhiều quá nên chúng tôi phải đem quân đánh sang.
Thời điểm lúc bấy giờ, Trung Quốc đem quân đánh chúng tôi ở miền Bắc với ý định của họ là đỡ đòn cho Pol Pot của Campuchia.
Cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau cộng sản nữa.
[Họ muốn] cho Mỹ tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ.
Gần đây có thông tin nói rằng hồi đấy chiến dịch của Trung Quốc không chỉ là để dạy cho Việt Nam một bài học ở mấy tỉnh biên giới mà thật ra là họ đã có kế hoạch vào cả nước Việt Nam ạ?
Không có thông tin nhưng mà tôi chỉ được biết như thế này: Lúc ấy Trung Quốc mang quân đánh chúng tôi.
Nhưng mà đánh biên giới chúng tôi thì lúc bấy giờ đường sá biên giới chúng tôi khó khăn lắm.
Chưa có mở được đường sá ở các tỉnh biên giới. Toàn là đường hẹp, đường núi. Cho nên Trung Quốc hành quân rất khó. Mà Trung Quốc tiếp tế cũng khó, tải thương cũng khó. Cho nên Trung Quốc cũng chỉ đánh chúng tôi ở mấy tỉnh biên giới chứ không đánh sâu xuống được nữa đâu.
Trung Quốc thương vong cũng nhiều. Bây giờ tôi không biết là bao nhiêu nhưng mà vì đánh nhau trong hoàn cảnh rừng núi của chúng tôi như thế, đường sá hẹp hòi như thế cho nên Trung Quốc thương vong cũng nhiều. Cho nên họ phải rút thôi. Sau 15 ngày họ phải rút.
Với tinh thần Việt Nam với Trung Quốc bình thường hóa quan hệ như hiện nay thì liệu khả năng xảy ra chiến sự trong tương lai, theo như ông đánh giá, có nhiều không ạ?
Nhưng đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay chúng tôi chưa thua.
Về phía chúng tôi, chúng tôi chẳng nghĩ chúng tôi đánh Trung Quốc. Nhưng về phía Trung Quốc làm sao mà biết được trong tư tưởng, trong ý đồ của họ.
Nhưng có một điều rằng, trong tình hình hiện nay thì Trung Quốc cũng dễ dàng gây một cuộc chiến tranh lớn đâu. Bởi vì Trung Quốc họ còn phải thể hiện mặt đẹp với thế giới nữa. Cho nên là cũng khó.
Hai nữa là họ cũng phải dè chừng dư luận thế giới. Chứ trong thời đại hiện nay đâu phải dễ dàng phát động chiến tranh.
Mà phát động một cuộc chiến tranh thì dù Trung Quốc lớn, chúng tôi nhỏ, nhưng đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay, chúng tôi chưa thua.
32 năm trước, vào sáng sớm ngày 17/02, Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới đất liền với Việt Nam thuộc địa phận sáu tỉnh miền Bắc.
Cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu đã để lại dư ấn lâu dài trong quan hệ Việt-Trung mà tới hơn mười năm sau mới chính thức được bình thường hóa.
Một số tài liệu mới đăng tải trên các trang mạng của Trung Quốc nay hé mở thêm nhiều chi tiết về cuộc chiến này.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy vừa gửi cho BBC bài phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tại một hội nghị nội bộ hôm 16/03/1979, một tháng sau khi Trung Quốc bất ngờ tấn công Việt Nam.
Trong thời điểm đó, Trung Quốc cũng đang tiến hành rút quân sau khi tuyên bố chiến thắng và "hoàn thành mục tiêu chiến tranh".
Lần đánh này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là năm đánh một, sáu đánh một, chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí sáu đánh một, bảy đánh một.
Đặng Tiểu Bình
Bài phát biểu của ông Đặng giải thích thêm về lý do và mục đích của cuộc chiến tranh.
Trong đó, ông Đặng Tiểu Bình nói "lần đánh trả tự vệ này" là "một cuộc tác chiến trừng phạt có giới hạn" về thời gian cũng như quy mô, và chỉ nhằm "dạy cho tên Cuba phương đông điên cuồng" một bài học.
"Đồng thời cũng là một sự ủng hộ Campuchia chống Việt Nam xâm lược."
Theo ông Đặng, đây là "hành động quan trọng mở rộng mặt trận thống nhất quốc tế phản đối bá quyền".
Ông nói lãnh đạo Việt Nam đã bị bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc vì trước đó mấy ngày, Việt Nam còn dự đoán phạm vi tấn công nhỏ, gồm hai sư đoàn.
Trên thực tế, Trung Quốc đã điều tới 20 sư đoàn bộ binh trong ngày đầu cuộc chiến.
Yếu tố bất ngờ
Nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lúc bấy giờ cũng đều đã nhắc tới sự ngỡ ngàng vì không lường trước được quy mô tấn công của quân đội Trung Quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người lúc đó là đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, nói với BBC rằng khi nghe tin, ông hoàn toàn bất ngờ.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ thì nói ông cảm thấy mình "bất lực".
Ông Dương Danh Dy, lúc đó làm việc tại đại sứ quán ở Bắc Kinh, cũng nói cuộc chiến tranh "về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về quy mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới".
Trong bài phát biểu hôm 16/03/1979, ông Đặng Tiểu Bình cho hay kế hoạch đánh Việt Nam lúc đó không được Mỹ đồng tình về quy mô vì sợ phản ứng của Liên Xô.
"TW Đảng, Quân ủy TW hạ quyết tâm này không dễ, trải qua nhiều lần suy ngẫm, trải qua gần hai tháng suy ngẫm mới hạ được quyết tâm đó."
Tuy nhiên, ông Đặng đánh giá: "Bây giờ xem ra hạ quyết tâm đó là đúng".
Văn bản bài phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc mới được đăng tải nói: "Chúng ta nói trận này nhất định phải đánh, có ba lý do lớn phải đánh".
"Một là, mặt trận thống nhất chống bá quyền quốc tế đòi hỏi có sự chế tài cần thiết đối với Cuba phương đông (tên ông Đặng Tiểu Bình dùng để gọi Việt Nam).
"Hai là, chúng ta cần phải xây dựng bốn hiện đại hóa. Chúng ta cần môi trường tương đối ổn định, đáng tin cậy. Để cho xét lại Liên Xô, Việt Nam ngày ngày ở phía bắc phía nam đe dọa chúng ta làm cho tinh thần không yên. liệu có được không?
"Lý do thứ ba, là quân giải phóng nhân dân ba mươi năm nay không đánh trận."
Theo ông Đặng, đây là cơ hội tốt để Giải phóng quân Trung Quốc chứng tỏ "vẫn là quân giải phóng".
Quy mô cuộc chiến
Lãnh đạo Trung Quốc tuy vậy thừa nhận rằng trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, nước này "giết gà đã phải dùng dao mổ trâu".
Ông Đặng nói trong bài phát biểu: "Lần đánh này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là năm đánh một, sáu đánh một, chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí sáu đánh một, bảy đánh một".
"Thương vong của chúng ta là bốn so với một, thần thoại của chúng bị tiêu diệt."
Cũng nói về quy mô cuộc chiến, trang mạng quân sự milchina.com của Trung Quốc mới đây đăng thư của một cựu chiến binh Trung Quốc từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 cho hay kế hoạch của Trung Quốc là "đưa bộ đội Dã chiến 2 (một trong bốn dã chiến quân nổi tiếng của quân đội Trung Quốc hồi nội chiến do Lưu Bá Thừa làm tư lệnh, Đặng Tiểu Bình làm chính uỷ) vào Lào, rồi đánh xiên ngang sang Việt Nam sau đó vu hồi lên bắc gặp đại quân của ta nam hạ".
Bức thư viết: "Tuy vậy kế hoạch này quá mạnh, hoàn toàn giống như một trận đánh diệt cả một nước, có thể làm chấn động thế giới, nên trước ngày đánh một tuần lễ đã bị hủy bỏ, đổi thành cuộc chiến lấy quy mô sư đoàn, trung đoàn là chính".
"Thế nhưng, nó vẫn bị gọi là "dùng dao mổ trâu để giết gà”."
Một điểm nữa trong bức thư của cựu chiến binh Trung Quốc: "Mục đích của cuộc chiến tranh này là tàn phá, hủy hoại quốc lực của Việt Nam chứ không phải là chiếm lĩnh lãnh thổ, nên sau hai ngày đánh nhau, bộ đội tham chiến của ta bắt đầu chấp hành mệnh lệnh bán chính thức là “không bắt tù binh”, “không để lại cho Việt Nam một lá cây ngọn cỏ”."
Cho tới nay, thống kê vẫn chưa đồng nhất về con số thương vong của hai bên trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung.
Phía Trung Quốc nói quân lính Việt Nam chết và bị thương vào khoảng 50.000, lính Trung Quốc khoảng 20.000.
Hàng nghìn dân thường Việt Nam cũng thiệt mạng và thương vong.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110216_sino_viet_war.shtml
Chiến cuộc ngoại giao | ||||||||||
Các thập kỷ 1970-1980, trước khi chiến sự nổ ra trên biên giới Trung-Việt, là thời kỳ vô cùng khó khăn của ngành ngoại giao Việt Nam. Vừa mới bước ra khỏi cuộc chiến chống Mỹ, Việt Nam lâm vào tình trạng ngày càng cô lập, thiếu vắng đồng minh. Cựu thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ là người trực tiếp tham gia nỗ lực ngoại giao của Việt Nam trong suốt thời kỳ đó. Đài BBC đã có cuộc nói chuyện với ông về bối cảnh cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung:
Ông Trần Quang Cơ: Căn nguyên (của cuộc chiến Việt - Trung) là xung quanh vấn đề quyền lợi nước lớn, liên quan tới vấn đề Đông Dương. Nói sát ra, thì nó dính tới cuộc chiến ở biên giới Tây Nam. Tháng Giêng 1979, Việt Nam giải phóng Phnom Penh, thì sau đó xảy ra sự kiện tháng Hai 1979. Lúc đó Trung Quốc cũng tuyên bố rõ ràng là 'dạy cho Việt Nam một bài học', và cụ thể là hòng cứu nguy cho Pol Pot. Khi Pol Pot vào các tỉnh biên giới phía Nam, giết hại nhiều người thì việc đầu tiên Việt Nam phải làm là bảo vệ biên giới, bảo vệ người dân của mình. Dân Việt Nam vừa mới hoàn hồn, vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh với Mỹ xâm lược, năm 1975 giải phóng đất nước, thì Pol Pot đã có chủ trương gây chiến và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Nhất định hành động như vậy phải có tác động của nước lớn rồi. Thí dụ, vũ khí lấy đâu ra? Bao nhiêu vũ khí ta bắt được, đều là từ Trung Quốc. BBC: Việt Nam và Trung Quốc là đồng minh trong cuộc chiến chống Mỹ. Vậy thưa ông, bắt đầu từ bao giờ quan hệ đó bắt đầu xấu đi? Ông Trần Quang Cơ: Nói chung quan hệ hai bên cứ xấu đi dần dần. Thực tế, từ năm 1972, khi Kissinger và Nixon sang Trung Quốc, đàm phán với Bắc Kinh, thì quan hệ Mỹ - Trung đi vào hòa hoãn. Thời bấy giờ thế giới tuy chỉ có hai cực, nhưng với ba siêu cường: Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô, tình thế bắt đầu hòa hoãn. Liên Xô dưới quyền Gorbachev chủ trương muốn hòa hoãn với Trung Quốc vì lợi ích của Liên Xô, để cải thiện tình hình trong nước.
Các nước lớn họ có tính toán của riêng họ, nhưng tình hình quan hệ chiến lược giữa ba nước lớn bất lợi cho Việt Nam. Liên Xô là đồng minh duy nhất còn sót lại của ta, với Trung Quốc thì quan hệ xấu đi, còn Mỹ thì chưa hết dư âm của chiến tranh, mà lần đầu Mỹ bị thua như vậy. Đối với vấn đề Campuchia, thì các nước nhất là năm quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thiên về lý luận là Việt Nam xâm lược Campuchia mà lờ đi cuộc diệt chủng của Pol Pot. THÊM BẠN BỚT THÙ BBC: Lúc đó chắc là một giai đoạn vô cùng khó khăn cho ngành ngoại giao Việt Nam, thưa ông? Ông Trần Quang Cơ: Đúng là rất khó khăn. Bởi vì khi đó vừa xong chiến tranh chống Mỹ thì lại xảy ra cuộc chiến Campuchia, mà Việt Nam lại đang rất cần sớm khôi phục hòa bình, để phát triển kinh tế. Tìm giải pháp rút khỏi Campuchia mà vẫn bảo vệ chính nghĩa của mình là một điều vô cùng khó. Việt Nam chịu sức ép rất lớn từ các nước Hội đồng Bảo an, mà LHQ lúc ấy không như LHQ bây giờ, lúc ấy phụ thuộc nhiều vào các nước thường trực, nhất là Mỹ. BBC: Bây giờ nghĩ lại, ông thấy lúc đó có những cơ hội gì bị bỏ lỡ, có những điều gì Việt Nam có thể làm khác không ạ? Ông Trần Quang Cơ: Tôi thấy điều mình có thể làm khác, là phải đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế sớm. Trước Đại hội Đổi mới (năm 1986), Việt Nam đã quá phụ thuộc vào ý thức hệ mà không đa phương hóa được quan hệ.
Lời Cụ Hồ nói là thêm bạn bớt thù, thời kỳ đó chúng ta không thực hiện được. Mà chúng ta lại bớt bạn thêm thù. Một nước nhỏ hay trung bình như Việt Nam thì càng nhiều bạn càng tốt. Trong cái thế anh nằm ngay cạnh nước lớn, nước khổng lồ, mà không có bạn thì anh sẽ bị ép. Tôi mà là nước lớn tôi cũng ép. Mình thì chỉ loanh quanh mấy nước xã hội chủ nghĩa, anh cả Liên Xô, anh hai Trung Quốc. Khi đó Mỹ đã chìa tay với mình, đặt vấn đề bình thường hóa vô điều kiện thì Việt Nam lại đòi bình thường hóa có điều kiện. Sau đồng ý bình thường hóa vô điều kiện thì đã lỡ thời cơ. Họ đã bình thường hóa với Trung Quốc và quên Việt Nam rồi. Một là không bình thường hóa với Mỹ sớm. Hai là không sớm gia nhập ASEAN. Lúc ấy ASEAN rất muốn Việt Nam vào khối vì họ nể sức mạnh mình đánh Mỹ. Nhưng mình lại không chơi... Thành ra là chậm trễ tới cả mười năm. Bên cạnh một nước lớn, Việt Nam phải chịu sức ép là vì ở khu vực thì anh lẻ loi, đối đầu, cứ khư khư ba nước Đông Dương bé xíu. Trên thế giới thì anh còn có mỗi Liên Xô thôi, mà Liên Xô lúc ấy cũng đã bắt đầu ngả cờ rồi. ĐA DẠNG HÓA BBC: Thưa ông, vào thời điểm tháng Hai 1979, ông đang ở đâu ạ? Ông Trần Quang Cơ: Tôi vừa ở New York về, đàm phán với Mỹ hỏng và Đặng Tiểu Bình vừa sang Mỹ. BBC: Khi nghe tin Trung Quốc tấn công Việt Nam, suy nghĩ của ông là gì ạ? Ông Trần Quang Cơ:... (im lặng)... Bất lực. Nhưng không ngạc nhiên. Điều đó là tất nhiên thôi, sống ở môi trường đó mình phải lường trước được. Đáng lẽ chiến lược của mình phải là thêm bạn bớt thù để mạnh lên. Mình mạnh lên thì họ mới nể mình. Mình càng ít bạn thì họ càng bắt nạt, thế thôi. Cũng giống như trẻ con ngoài phố ấy. BBC: Thưa bây giờ ông nghĩ Việt Nam đã theo được đường hướng đa phương hóa đó chưa ạ? Ông Trần Quang Cơ: Tôi thấy Việt Nam đang theo đường hướng đó khá tốt, quan hệ được với nhiều nước và khá đa dạng. Ví dụ như là 'chơi' với cả Israel và cả Palestine. BBC: Còn quan hệ với Trung Quốc thì sao ạ? Có đánh giá là quan hệ hai bên đang tốt nhất từ trước tới nay, ông có đồng ý với ý kiến đó không? Ông Trần Quang Cơ: Cái đó thì tùy ở vị trí từng người mà đánh giá. Tôi thấy quan hệ hiện giờ... tạm được (cười). Ông Trần Quang Cơ, sinh năm 1920, phục vụ trong ngành ngoại giao 44 năm cho tới khi ông về hưu năm 1997. Trong thời gian đó, ông từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao. Tháng Bảy 1991, ông xin không nhận chức bộ trưởng Ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch và cuối năm 1993, ông tự ý xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2001, ông cho ra hồi ký 'Hồi ức và Suy nghĩ' nói về các sự kiện ngoại giao thời hậu chiến. Tác phẩm này hiện được lưu truyền trên mạng internet.
Vo Hoai Nam, TP HCM Vietnamese, Nga TQ sớm muộn cũng nuốt VN, một mình mình chẳng chống được, muốn TQ tôn trọng thì chỉ có cách “quan hệ” với một anh nào không thích TQ, nhưng xin các ông đừng nói xấu người ta. Ẩn danh Le Duong, Đức - Nỗ lực kiên trì bảo vệ "hành trì XHCN“ là kết quả hoảng loạn sau khi khối XHCN tan vỡ. Trung Quốc rất rõ ràng: Họ nói thẳng là chỉ bảo vệ CNXH trong phạm vi đất nước họ. Như vậy có thể liên hệ với lời của Mao Trạch Đông trong một tác phẩm rất sớm của ông ta: Chúng ta (ĐCS TQ) nghiên cứu chủ nghĩa Mác để nhắm vào cái đích là cách mạng Trung Quốc... Chạy quanh tìm chỗ dựa để bảo vệ cái chẳng của ai thì đúng là ... mang cọc cho rêu! - Chiến tranh với người Tàu đã xảy ra nhiều lần và cha ông ta đã rất sáng tỏ, minh bạch. Xin trích một đoạn lịch sử trong đó có lời Hoàng đế Quang Trung (Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim – II, 132): ... đến núi Tam Điệp... Vua Quang Trung cười mà nói rằng: “Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu về chẳng qua 10 ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này, ta phải nhờ Thời Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Đợi mươi năm nữa, nước ta dưỡng được sức phú cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa”. Nghĩa là điều quan trọng phải có đường lối ngoại giao đúng đắn và cái chính là phải "dưỡng được sức phú cường“ – không làm việc này là không có đủ tầm nhìn và tài giữ vai trò lãnh đạo! "Không cần phải sợ chúng“ nghĩa là có lúc "cần phải sợ“ (chủ động biết lo). Đó là lúc "Mỹ đã chìa tay với mình“, "ASEAN rất muốn Việt Nam vào khối“. Còn bây giờ, muốn biết cái cần phải sợ thì chỉ việc đọc lại lời Nguyễn Trãi: Chở thuyền và cũng lật thuyền - Sức DÂN như NƯỚC! Maida, Hoa Kỳ Còn hiện tại? VN đang có nhiền “bạn”. Số “bạn” này đang giúp người dân giàu có và tự do hay họ đang giúp giới lãnh đạo tiếp tục thống trị để đôi bên chia nhau lợi tức? Tư bản là lợi nhuận, lãnh đạo là quyền lực và tham nhũng. Tôi e rằng lịch sử sẽ cho biết là giới lãnh đạo VN lại tiếp tục rơi vào sai lầm! Bất công xã hội ngày càng tăng. Thế hệ tương lai VN phải đối diện với ô nhiễm môi trường trầm trọng, tài nguyên cạn kiệt, và nợ chồng chất! Theo tôi, hãy trả lại quyền cai trị đất nước cho dân! Hãy để người dân tự chọn người lãnh đạo đất nước. Ông Bush sai lầm thì dân Mỹ chọn ông Obama. Ông Obama sai lầm thì có người khác.. nhờ vậy nên nước Mỹ cứ tiếp tục dẫn đầu thế giới tự do. Còn dân Mỹ? Chẳng mấy ai “đào thoát” vì bị “xấu hổ khi cầm tờ hộ chiếu Hoa Kỳ”! Phan Hoa, HN DT Dù chỉ là người dân chứ không nhưng tôi không giống như một số người hễ lên diễn đàn là "chỉ biết nói là giỏi", hoặc "chỉ biết phê phán người khác"! Chiến tranh là một quyết định khó khăn đối với bất cứ nhà lãnh đạo nào có lương tri! Nhưng có những tình thế người Việt chúng ta buộc phải tham chiến! Cách đây 30 năm, dù ở biên giới Tây Nam hay biên giới phía Bắc thì chúng ta cũng phải tiến hành chiến tranh để "tự vệ"! Chúng ta tự vệ trước "bọn qủi" Polpot, chúng ta tự vệ trước "đòn thù" của giới chóp bu lãnh đạo ở Bắc Kinh hồi đó! Trong lúc các chính trị gia Mỹ đang còn "thù dai" (như tự bạch mới đây của đạo diễn Oliver Stone về tính cách của người Mỹ), Liên Xô thì ở quá xa... nên chúng ta phải tự quyết định vận mệnh của mình! Giờ đây sau 30 năm, có lẽ các nhà lãnh đạo cần làm một cuộc tổng kết để có nhiều bài học rút ra từ cuộc chiến này. Lang Tu Langbian Hoang, TP HCM Trách sao được, con thuyền mỗi lúc càng chòng chành, ì ách vượt lên trên bão. Không khéo chèo, thì chỗ tốt cũng như chỗ xấu, đều ở dưới nước cả ! Diễn đàn có nhiều bài hay quá, tri thức và động vào tâm thức. Nhưng thế hệ tụi cháu, đọc xong thì phải đi làm: "Cuối tháng chỉ đủ trang trải tiền học cho con, chi tiêu gia đình. Vợ nhờ mua thêm lon sữa cho thằng bé, thì xem như tháng đó giảm dowload, giảm giải trí. "Phải Chống diễn biến hoà bình trong mỗi một con người" và nó đang xảy ra một cách tự nhiên mà thôi . Ai giành được chỗ tốt thì phải có trách nhiệm cao nhất trong việc đưa con thuyền về ĐÍCH chứ ngồi sau đuôi thuyền không chịu chèo mà nói chuyện to tát, không khéo bị ném xuống thuyền. Đó là cái lo trước, thực tiễn sinh động hơn. SV Bách khoa, TP HCM Kindman Theo ông, hậu quả của chính sách ngoại giao thiển cận như thế đã dẫn đến cuộc chiến năm 1979, sau khi VN xua quân qua đánh tan nát đàn em Polpot của TQ. Ông Cơ đã tiên đoán cuộc chiến nổ ra và không lấy làm lạ khi xảy đến. Mai Nam, VN Bonjour, Pháp Sai lầm ở thời kỳ này là có, và khá nhiều, nhưng lấy miếng bánh vừa mới giơ ra của Mỹ và Asean (kẻ thù vào thời kỳ đó) để trách cứ liệu có phải cái nhìn khách quan lịch sử không? Chúng ta không có cơ hội để kiểm nghiệm tính nghiêm túc của Mỹ hay chỉ là đòn gió, nhưng rõ ràng là nó không thể giống như cái bắt tay mà 2 nước đã làm ở thập niên 90. Giả thiết điều đó xảy ra, đối với TQ, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, cũng chỉ là một cái cười khẩy mà thôi. Khi cần thiết họ sẵn sàng đổi chác một số lợi ích với các nước này để giành lấy sự cô lập cho Việt nam. Suy cho cùng, nội lực của đất nước vẫn là yếu tố quyết định. Paul, TP HCM Trong nhà Phật có nói đến "Sở tri chướng", tức là cái biết của ta lại trở thành cái chướng ngại cho ta. Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người không manh định kiến, không cố chấp vào một hệ tư tưởng nào cả, mà có lòng khoan dung, độ lượng,thật sự yêu thương con người,chớ không phải yêu thương cái "lý tưởng" của mình ! Tokyo VV, Saigon Nguyen Hong Long, Sai Gon ABC, Đồng Nai Minh, SG PPT, VN Tình thế hiện nay cũng đang như vậy. Thủ tường Nguyễn Tấn Dũng đã phải rút quân cờ ngoại giao của mình lại sau khi các người bảo thủ thách đố quyền lực của ông, đưa ông vào thế "chấp hành" khi ông chưa đủ bản lĩnh chính trị để vượt qua. Nhiều người tin rằng với việc đưa Nguyễn Bình Minh, con của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, lên làm thứ trưởng ngoại giao sẽ giúp Thủ tướng lấy lại "phong độ". Nhưng xem ra nhóm "tư tưởng Hồ Chí Minh" sẽ không để yên. Họ đã dính quá sâu vào tham nhũng và tìm sự hỗ trợ nước ngoài từ phía đảng CSTQ để duy trì quyền lực. Người dân chỉ biết trông chờ vào chính mình, nghĩa là vào "công cuộc" để từ đó xuất hiện con người bản lãnh đủ sức lèo lái con thuyền quốc gia qua cơn sóng gió mới mà mức độ nguy hiểm không thua các năm 1970. Hung, Sai Gon Mai Viet Tu James, HCMC Chau, Cà Mau Lang Tu ..http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2009/02/090212_inv_tranquangco.shtml Quân nhân VN ‘chưa muốn nói về 1979’ Cập nhật: 05:56 GMT - thứ sáu, 17 tháng 2, 2012 17/02 năm nay đánh dấu 33 năm ngày mở màn cuộc chiến biên giới Việt – Trung, nhưng nhiều cựu chiến binh tỏ ra miễn cưỡng không muốn nói về sự kiện. Một số quân nhân từng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến không muốn đề cập vì cho rằng hai nước đang cần xây dựng quan hệ bình thường. “Hàng xóm với nhau, chín bỏ làm mười, thôi, chẳng nên nhắc lại làm gì. Chủ trương của Đảng là thế, mà tôi cũng nghĩ thế,” một cựu binh nói với BBC hôm nay. Trong khi đó, tâm sự với BBC trong điều kiện không nêu tên, một người khác tiết lộ cảm nghĩ thực về Trung Quốc. “Trung Quốc không thật thà đâu, lúc thế này lúc thế khác. Buôn bán cũng vậy, cả thế giới người ta nói còn gì.” Nhưng vị cựu binh vẫn bảo lưu quan điểm rằng không nên nói công khai về cuộc chiến biên giới mấy chục năm trước. “Bỏ quá khứ đi để có quan hệ láng giềng cho tốt.” Người này thậm chí cho rằng “một số thế lực bên ngoài muốn khiêu khích”. “Chẳng qua chỉ để khích mình, nói xấu Trung Quốc.” “Biển đảo rất phức tạp. Vừa rồi ông Nguyễn Phú Trọng vừa lên Tổng Bí thư, đã phải sang Trung Quốc ngay để giải quyết.” Một người hiếm hoi đồng ý nhắc lại sự kiện là ông Nguyễn Duy Vinh, 56 tuổi, người hôm nay đi thăm nghĩa trang liệt sĩ ở thị trấn Nhổn, Hà Nội, tưởng niệm những đồng đội đã hy sinh ở Lạng Sơn năm 1979. Ông không trực tiếp tham gia sự kiện năm 1979 mà được gọi tái ngũ năm 1980. Ông cho biết mình đóng ở phòng tuyến thứ hai và chưa tham gia chiến đấu. "Anh em cũng đều là lính. Tôi lên đây, chỉ nghĩ các bạn thiệt thòi hơn tôi." "Mình may mắn, vì chiến tranh không chừa ai. Tôi rất biết ơn các bạn đã hy sinh," ông tâm sự. ‘Phía bên kia’ Trong khi đó trên mạng, một số người không hài lòng việc truyền thông trong nước hầu như không nhắc gì sự kiện vào hôm nay. Nhà báo hải ngoại Lê Diễn Đức viết: “Sáng ngày 17/2/2012, cho tới 12 giờ trưa, giờ Hà Nội, tôi lướt qua trang chủ các tờ báo điện tử được xem là phổ biến nhất trong nước… không một tờ nào nhắc tới cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào ngày này.” Trang mạng báo Thanh Niên hôm nay Bấm đăng phóng sự “Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc”. Bài này mở đầu: “Mãi đến tận tháng 7.1989, những tàn tro cuối cùng của ngọn lửa chiến tranh biên giới bùng lên hơn mười năm trước đó mới nguội tắt hẳn ở Hà Giang.” Tuy vậy, một số chi tiết trong bài nhắc đến giai đoạn chiến tranh không dùng chữ “Trung Quốc” mà chỉ nói “phía bên kia” hay “đối phương”. Có người đang làm việc trong nước lại nhớ về sự kiện bằng cách viết nhẹ nhàng, không trực tiếp đề cập hai chữ “Trung Quốc”. Trên Facebook, tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu từ TP. HCM, viết về một người lính ngã xuống. “Bạn đã nằm lại ở biên giới phía Bắc một ngày tháng Hai năm ấy… Vậy nhưng mỗi năm vào những ngày này cô vẫn luôn hy vọng…” Có blogger như Trần Kỳ Trung lại Bấm hỏi vì sao “vẫn không tôn vinh những người Cha, người Mẹ sinh ra các Anh, những chiến sỹ Anh Hùng hy sinh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Bắc Kinh tháng 2 năm 1979?” Còn nhà báo kỳ cựu Huy Đức đưa lại trên Facebook cá nhân Bấm bài viết của ông năm 2009 - ông cho biết khi đó bản đưa lên trang mạng của Sài Gòn Tiếp Thị bị rút xuống ngay. Ông nói thêm: "Tôi cũng rất ngán ngẩm với cách nói về ngày 30-4 như mấy chục năm qua nhưng im lặng trước ngày 17-2 thì thật là vô cảm." http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120217_1979_viet_reluctance.shtml |
No comments:
Post a Comment