Monday, February 27, 2012

VIỆT NAM & MỸ



Hoa Kỳ đón đoàn vận động nhân quyền VN
Cập nhật: 10:29 GMT - thứ ba, 21 tháng 2, 2012

Hôm Chủ Nhật 19/2 giới chức hành pháp Hoa Kỳ cho biết họ muốn gặp gỡ cộng đồng người Mỹ gốc Việt vào ngày 5/3 để nghe quan điểm về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Thông tin do nhạc sĩ Nam Lộc chuyển đến truyền thông Việt ngữ nói cuộc gặp sẽ diễn ra vào ngày thứ Hai 5/3 tại Bạch Cung (White House).

Biểu tình của đồng bào tại Mỹ đòi thả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang

Ngày hôm sau phái đoàn người Việt sẽ có những tiếp xúc với dân biểu và nghị sĩ tại Quốc hội Hoa Kỳ.

Trả lời phỏng vấn của báo Cali Today ở San Jose, nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết phái đoàn sẽ có những người từ 50 tiểu bang đã ký tên vào thỉnh nguyện thư về nhân quyền Việt Nam gửi Tổng thống Barack Obama. Còn lại là người của ban tổ chức, một số ca sĩ; và đại diện truyền thông.

Đây là kết quả của nỗ lực vận động cho nhân quyền Việt Nam được nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc trung tâm băng nhạc Asia, khởi xướng qua một thỉnh nguyện thư đưa vào trang nhà của Bạch Cung từ hôm 7/2.

Thỉnh nguyện thư ngắn gọn này dài chỉ 120 chữ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ không phát triển thêm quan hệ giao thương với Việt Nam cho đến khi tình hình nhân quyền ở đó được cải tiến.

Bản thỉnh nguyện thư viết rằng từ năm 2007 đến nay chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp dã man qua việc quản chế, bắt giam hay xử án tù những người có quan điểm bất đồng với nhà nước như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, blogger Điếu Cày.

Gần đây nhất, nhạc sĩ Việt Khang đã bị bắt, được cho là vì đã sáng tác và hát những ca khúc phản đối Trung Quốc gây hấn, xâm lăng đất biển của Việt Nam và phản đối công an Việt Nam bắt giam nhiều người Việt bày tỏ lòng yêu nước qua những cuộc xuống đường tại Hà Nội và Sài Gòn vào mùa hè năm qua.

Để được Tòa Bạch Ốc quan tâm và trả lời, thỉnh nguyện thư phải có ít nhất 25 nghìn chữ ký trong vòng một tháng. Thỉnh nguyện thư cho nhân quyền Việt Nam trong vòng mười ngày đã có được 50 nghìn chữ ký của người Việt tại Mỹ.

Hành pháp Mỹ từng có những lần mời đại diện cộng đồng gốc Việt vào Bạch Cung để lắng nghe ý kiến về tình hình Việt Nam

Đó là điều khiến giới chức hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ chú ý, vì so sánh với những thỉnh nguyện thư khác liên quan đến một số vấn đề đang gây tranh luận trong quần chúng, như việc không gia hạn chính sách giảm thuế của Tổng thống George W. Bush hay vấn đề kết hôn đồng tính mà trong thời gian hạn định thu thập chữ ký cũng cũng chỉ được đôi ba vạn.

Vì sự nhiệt tình lên tiếng của người Mỹ gốc Việt cho nhân quyền tại Việt Nam, Bạch Cung đã yêu cầu được gặp gỡ phái đoàn người Việt vào đầu tháng Ba.

Sự kiện Bạch Cung tiếp xúc với người Việt để lắng nghe quan điểm của họ hay để giải thích chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thì đây không phải là lần đầu tiên.

Mời trước bầu cử

Trước kì bầu cử tổng thống năm 1992, giới chức chính quyền của Tổng thống George H.W. Bush (tức ông Bush cha) đã mời một số người Việt vào Bạch Cung để nghe trình bày về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trước khi có những bước đầu trong việc dỡ bỏ cấm vận.

Năm 2007, trước khi đón Chủ tịch Bấm Nguyễn Minh Triết chính thức thăm Hoa Kỳ, Tổng thống Bush (con) cũng đã gặp gỡ đại diện một số tổ chức chính trị của người Mỹ gốc Việt để nghe quan điểm của họ.

Vấn đề nhân quyền tại Việt Nam gần đây trở nên nghiêm trọng hơn với việc Hà Nội gia tăng bắt giam, quản chế nhiều người chỉ vì họ muốn bày tỏ lòng yêu nước trước vụ việc Trung Quốc có những động thái muốn kiểm soát biển Đông, vốn là khu vực tiềm ẩn lượng lớn dầu khí và là trục giao thông đường biển quốc tế.

Trong tình thế đó, tuy đàn áp người biểu tình Hà Nội lại muốn nâng quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam lên tầm chiến lược.

Nhiều quan chức Mỹ đã đến Việt Nam để lượng định tình hình và vấn đề nhân quyền được các giới chức nhắc nhở Hà Nội cần phải cải thiện trước khi quan hệ hai nước được nâng lên cao hơn.

Đầu năm nay một phái đoàn bốn Bấm thượng nghị sĩ Mỹ thăm Việt Nam. Sau đó Thượng Nghị sĩ John McCain phát biểu rằng muốn được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn việc bán vũ khí chiến lược cho Việt Nam, Hà Nội cần phải cải tiến tình hình nhân quyền.

Thứ trưởng ngoại giao đặc trách châu Á – Thái Bình Dương là ông Kurt Campbell đầu tháng này cũng đã đến Việt Nam. Ông kêu gọi Hà Nội cần tôn trọng nhân quyền thì mới hi vọng có quan hệ tốt hơn với Washington.

Chủ đề tự do tôn giáo được nhắc đến liên tục trong quan hệ Mỹ - Việt

Dân biểu Loretta Sanchez thuộc Quận Cam, thủ phủ của người Việt ở miền Nam California, đã đề nghị kết nối việc giao thương giữa hai nước với mức độ cải tiến nhân quyền của Hà Nội.

Cùng lúc, dự luật H.R. 1410 liên quan đến nhân quyền Việt Nam đã được một tiểu ban thuộc ủy ban ngoại giao Hạ viện dưới sự chủ tọa của dân biểu Chris Smith biểu quyết thông qua sau khi nghe điều trần về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Buổi điều trần có sự tham dự của một số người Việt như Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch cơ quan Boat People SOS và cựu dân biểu Cao Quang Ánh.

Trong quá khứ, vào các năm 2001, 2004 và 2007 Hạ viện đã thông qua dự luật về nhân quyền, nhưng không được Thượng viện đem ra bàn thảo nên đã không trở thành luật.

Trong sinh hoạt chính trị Mỹ, Thượng viện là cơ quan lập pháp có nhiều ảnh hưởng trong việc định hướng chính sách ngoại giao của đất nước vì đó là cơ quan phê chuẩn các hiệp ước giữa Hoa Kỳ và các nước, phê chuẩn việc tổng thống bổ nhiệm các đại sứ.

Trong tiến trình bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tiếng nói của các thượng nghị sĩ rất quan trọng.

Khi hai thượng nghị sĩ John McCain và John Kerry cùng đồng ý đưa ra một nghị quyết hỗ trợ cho việc thiết lập quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton mới chính quyết định bang giao vào năm 1995.

Với quan hệ hai nước đang phát triển, không hi vọng một dự luật liên quan đến nhân quyền Việt Nam sẽ được quốc hội thông qua và được Tổng thống Barack Obama ban hành.

Tuy thế, những vi phạm nhân quyền của Hà Nội không phải là điều mà Hoa Kỳ không quan tâm. Vì chính sách đối ngoại của nước Mỹ luôn ở thế chân vạc bao gồm quyền lợi kinh tế, vị trí chiến lược và lý tưởng tự do, dân chủ.

Chỉ khi nào Việt Namcùng chia sẻ ba định hướng trên về quan hệ quốc tế với Hoa Kỳ, khi đó Việt Nam mới có thể trở thành đồng minh chiến lược.

Tác giả hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo độc lập sống tại vùng Vịnh San Francisco. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của ông. Mời quý vị chia sẻ ý kiến ở trang Bấm Facebook.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/02/120221_us_whitehouse_overseas_viets.shtml

CẢM TƯỞNG CỦA NGƯỜI LÍNH GIÀ
Ca nhạc sĩ vs. chính trị gia

Khác với những lần gặp gỡ mang nặng tính " xã giao " trước đây của các Tổng Thống Mỹ với cộng đồng Việt Nam ở Mỹ trước các mùa bầu cử , cuộc gặp gỡ vào ngày 5 tháng 3 tới đây có nhiều yếu tố tích cực hơn và có nhiều hi vọng hiệu quả hơn. Đây không phải là kết quả của một lời xin xỏ hay yêu cầu , mà là kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý , do chính toà bạch ốc đặt ra.

Mức tiêu chuẩn " challenge" đặt ra , không những đã đạt được , mà còn vượt qua rất nhiều , trong một thời gian kỷ lục , chưa từng có kể từ khi cuộc trắc nghiệm này được đặt ra . Do đó , cuộc hội kiến lần này sẽ có nhiều sự kính nể hơn . Sau lưng những người Việt này có tới hơn 65 ngàn chữ ký kiểm chứng được . Các viên chức toà bạch cung sẽ phải đối diện với một tập hợp gần cả trăm ngàn người , nên cung cách hành xử hẳn nhiên phải khác .

Một yếu tố khác khiến cho các viên chức trong chính quyền liên bang sẽ đến dự với một xúc cảm khác thường , một thiện cảm chưa gặp mà đã có. Đó là yếu tố ca nhạc sĩ Việt Khang - . Họ đã yêu cầu được nghe hai bài ca yêu nước của Việt Khang . Họ sẽ được nghe lời ca nhẹ nhàng, thanh thoat của anh , không hề có một nốt nhạc bạo động , hận thù . Họ sẽ được hiểu nội dung bài ca , nồng nàn yêu nước, chống ngoại xâm. Họ sẽ được nghe Trúc Hồ và các ca sĩ của ASIA trình bày những nốt nhạc tình tự quê hương .

Họ không những sẽ kính trọng mà con tim của họ cũng sẽ được chinh phục . Và đối với người Âu Mỹ , tại những quốc gia tiên tiến , việc bắt giữ không cần loan báo lý do một ca nhạc sĩ trẻ , hiền lành và yêu nước như vậy là một hành động ghê tởm , không có gì có thể biện minh được .

Sự khác biệt trong không khí của cuộc hội kiến lần này cũng sẽ dẫn tới những kết quả khác biệt. Chúng ta không mong đợi một chiếc đũa thần hay một phép lạ nào , mà chỉ muốn thấy một khởi điểm tốt đẹp cho một cuộc vận động chính trị rộng rãi và sâu xa hơn . Biết đâu ông Obama cũng sẽ cảm thấy hứng thú , đích thân đến dự ?
Người lính già 73

Sự khác nhau giữa các nhà lãnh đạo
2012-02-22

Việc Tòa Bạch Ốc trả lời thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam không khỏi làm người ta so sánh cách giải quyết của các vị lãnh đạo đối với các kiến nghị.

RFA file

Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn. RFA file


Một trong những sự kiện đang thu hút sự chú ý của nhiều người Việt trên thế giới là việc chính quyền Obama đã chính thức yêu cầu được gặp cộng đồng người Việt để bàn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đây là hồi âm của Tòa Bạch Ốc từ thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ về việc yêu cầu Tổng Thống Barack Obama đình chỉ mở rộng thương mại với Việt Nam khi nhân quyền không được tôn trọng.

Theo dự kiến, cộng đồng người Việt sẽ tiếp xúc với đại diện Tòa Bạch Ốc (hiện chưa rõ thành phần nhân sự) vào ngày 5 tháng 3 và sẽ gặp các dân biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 3 tới đây.

Trách nhiệm và sự tôn trọng tiếng nói người dân


Phản ứng này phần nào cho thấy thước đo tinh thần trách nhiệm và sự tôn trọng tiếng nói người dân của chính phủ Hoa Kỳ. Phát biểu với đài RFA, TS Nguyễn Đình Thắng, thuộc Ủy ban Cứu người Vượt biển, cho biết phản ứng này thể hiện cụ thể sự quan tâm của Tòa Bạch ốc:

“Thực sự chính phủ Hoa Kỳ trước giờ vẫn biều lộ mối quan tâm. Nhưng lần này cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ muốn thấy được những hành động cụ thể để đo lường xem mức độ can thiệp và quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ như thế nào và sự hợp tác của chính quyền Việt Nam ra sao. Do đó chiến dịch này vẫn đang vận
Người dân với các kiến nghi, khiếu nại, thắc mắc đều chỉ biết nằm chờ...
Người dân với các kiến nghi, khiếu nại, thắc mắc đều chỉ biết nằm chờ...
động để đòi hỏi phía Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm”.
Thực sự chính phủ Hoa Kỳ trước giờ vẫn biều lộ mối quan tâm. Nhưng lần này cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ muốn thấy được những hành động cụ thể để đo lường xem mức độ can thiệp và quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ như thế nào và sự hợp tác của chính quyền Việt Nam ra sao
TS Nguyễn Đình Thắng

Tiếp nhận thỉnh nguyện thư và chấp nhận thu thập chữ ký trực tuyến là một trong những hình thức lắng nghe tiếng nói quan trọng của người dân. Trang web của Tòa Bạch Ốc khẳng định “Quyền đưa thỉnh nguyện thư được bảo đảm bởi Hiến pháp Hoa Kỳ” và khẳng định chính phủ “muốn nghe tiếng nói của người dân”.

Tính cho đến sáng thứ Tư, ngày 22 tháng 2, thỉnh nguyện thư về nhân quyền Việt Nam đã nhận được trên 62 ngàn chữ ký. Nhưng không phải chỉ những lá thư với hàng chục ngàn chữ ký mới được quan tâm của giới chức lãnh đạo; bằng chứng là đã từng có những cuộc tiếp xúc giữa các thượng nghị sĩ và dân biểu Mỹ với cộng đồng Việt Nam trước đó. Và dĩ nhiên không phải chỉ Hoa Kỳ mới quan tâm đến tiếng nói của quần chúng.

Hồi cuối năm 2011, một nhóm nhỏ giáo dân Công giáo Việt Nam tại Melbourne, Úc, cũng đã viết thỉnh nguyện thư gởi Bộ Ngoại giao Úc và thành phần đối lập của nước này. Thỉnh nguyện thư nêu lên tình trạng vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam cụ thể là sự kiện chính quyền sách nhiễu giáo xứ Thái Hà và việc bắt giữ các thanh niên Công giáo.

Thỉnh nguyện thư được đích thân bà Lauren Bain, Giám đốc phụ trách vấn đề Việt Nam, Miến Điện, Lào trong Bộ Ngoại giao Úc và bà Julia Bishop, Phó thủ lãnh đối lập trả lời.
Trong lá thư trả lời được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kevin Rudd chỉ thị, bà Lauren Bain nêu ra những gì liên quan đến nhân quyền Việt Nam mà Chính phủ Úc đã làm cũng như nhấn mạnh “Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi vấn đề nhân quyền, bao gồm cả vấn đề phân biệt tôn giáo tại Việt Nam”
Trả lời (Thỉnh nguyện thư của giáo dân VN ở Úc)

Trong lá thư trả lời được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kevin Rudd chỉ thị, bà Lauren Bain nêu ra những gì liên quan đến nhân quyền Việt Nam mà Chính phủ Úc đã làm cũng như nhấn mạnh “Chính phủ sẽ tiếp tục theo
Dân oan chợ Hàng Da căng hai tấm biểu ngữ trước cửa ra vào của quan chức văn phòng Chính Phủ kêu cứu
Dân oan chợ Hàng Da căng hai tấm biểu ngữ trước cửa ra vào của quan chức văn phòng Chính Phủ kêu cứu. Source vietlist
đuổi vấn đề nhân quyền, bao gồm cả vấn đề phân biệt tôn giáo tại Việt Nam”.

Một quốc gia mà tiếng nói người dân bị coi thường


Tại Việt Nam, trong những năm qua, có hàng chục kiến nghị đơn lẻ và tập thể gởi đến Nhà nước và Đảng CSVN – lực lượng lãnh đạo của Nhà nước. Có thể kể đến “Kiến nghị về dự án khai thác bauxite ở Tây nguyên”, “Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ”, bản tuyên cáo chung về tình hình Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, “Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay”, thư gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc “bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), thư ngỏ gởi Chủ tịch nước về “công dân Bùi Thị Minh Hằng”... Gần đây nhất là thư yêu cầu được tham dự buổi họp với Thủ tướng của Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản Tiên Lãng và thư kiến nghị trả tự do cho ông Đoàn Văn Vươn.

Tất cả đều là những lá thư thể hiện sự quan tâm và nguyện vọng của đông đảo người dân Việt Nam trong nhiều sự kiện quan trọng. Những lá thư cũng được tất cả các tầng lớp ký tên trong đó bao gồm cả những nhà cách mạng lão thành cho thấy tầm quan trọng của nó không chỉ nằm trong một nhóm người hay những thành phần “bất mãn với chế độ”.
“Người ta” coi như là không có ai kiến nghị cả. Thế nhưng mà đối với anh em trong Bauxite Việt Nam thì cho rằng những lá thư này nhằm giúp người dân ý thức hơn chứ không phải muốn thắng lợi”.
Nhà giáo Phạm Toàn

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có một hồi đáp nào từ phía những người lãnh đạo về sự quan ngại cũng như đòi hỏi của người dân. Việc này đã gây không ít thất vọng trong dân chúng. Nhà giáo Phạm Toàn cho đài RFA biết ý kiến của mình trong một lần phỏng vấn gần đây:

“Người ta” coi như là không có ai kiến nghị cả. Thế nhưng mà đối với anh em trong Bauxite Việt Nam thì cho rằng những lá thư này nhằm giúp người dân ý thức hơn chứ không phải muốn thắng lợi”.

Không thể nói hệ thống chính trị tại Việt Nam khác so với các nước phương Tây nên Chính phủ có thể im lặng trước những lá thư kiến nghị. Bằng chứng là văn phòng Chính phủ vừa có công văn trả lời kĩ sư Lê Văn Tạch khi ông này gởi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản ánh một số lỗi kỹ thuật của hãng xe Toyota Việt Nam và phản ánh việc ông bị trả lương không thỏa đáng.

Trong thư của văn phòng Chính phủ mà đài RFA có được bản sao, cơ quan này đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Vĩnh Phúc “giải quyết khiếu nại của ông Lê Văn Tạch đúng qui định của pháp luật”. Văn bản này cũng yêu cầu các cơ quan trên “báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết kết quả”.
Tiếp xúc giữa dân và chính phủ là quyền của người đi bầu và là trách nhiệm của người được bầu. Chính quyền được bầu để phục vụ dân và lúc dân lên tiếng là lúc họ cần phục vụ nhất. Đó là sức mạnh thực sự của lá phiếu từ cách bầu cử tự do và công bằng

Việc chỉ trả lời một số kiến nghị, mà trường hợp kỹ sư Tạch là một ví dụ, dễ tạo nên sự không công bằng và lúng túng cho người dân. Nhiều người sẽ thất vọng vì không thấy tiếng nói của mình được quan tâm, lợi ích của mình không được phục vụ và lá phiếu của mình không có giá trị.

Mặc dù không phải thỉnh nguyện thư nào cũng được các vị lãnh đạo quan tâm một cách đúng mức nhưng việc trả lời thư hay tiếp xúc cộng đồng là những việc tối cần thiết và cơ bản của chính phủ tại các nước theo xu hướng dân chủ. Tiếp xúc giữa dân và chính phủ là quyền của người đi bầu và là trách nhiệm của người được bầu. Chính quyền được bầu để phục vụ dân và lúc dân lên tiếng là lúc họ cần phục vụ nhất. Đó là sức mạnh thực sự của lá phiếu từ cách bầu cử tự do và công bằng.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/same-issue-different-reactions-02222012095009.html

Liệu sẽ có một Ô Khảm ở Việt Nam?
2012-02-23

Vào ngày 1 tháng 2 vừa qua, những người dân làng Ô khảm thuộc tỉnh Quảng Đông, ở Trung Quốc lần đầu tiên háo hức tham gia vào cuộc bầu cử trực tiếp chọn ra những người lãnh đạo cho mình.

AFP PHOTO

Dân làng Ô Khảm bỏ phiếu bầu chọn 7 thành viên vào Ủy Ban Nhân Dân của làng hôm 01 tháng 02 năm 2012.


Dân làng được bầu cử trực tiếp?

Đây là một trường hợp hiếm hoi xảy ra ở Trung Quốc nơi đảng cộng sản luôn cố gắng tìm mọi cách duy trì quyền lực của mình ở mọi cấp. Sự việc này làm người ta không khỏi nghĩ tới Việt Nam, nước anh em láng giềng của Trung Quốc, vốn cũng có chế độ cộng sản độc quyền tương tự. Liệu Việt Nam sẽ sớm theo bước người anh em Trung Quốc, cho phép các cuộc bầu cử trực tiếp như vậy ở cấp địa phương? Việt Hà có bài tường trình sau đây:

Sự việc hàng ngàn người dân làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông nổi dậy phản đối hành động lấy đất và tham nhũng của chính quyền địa phương vào hồi cuối năm ngoái đã khiến cho rất nhiều người Việt quan tâm. Nhưng có lẽ điều khiến nhiều người quan tâm hơn nữa là những diễn biến gần đây liên quan đến việc chính phủ Trung Quốc nhượng bộ, cho phép người dân làng Ô Khảm được bầu cử trực tiếp, chọn lãnh đạo cho mình. Trong số những ứng cử viên có cả những người không phải là đảng viên đảng cộng sản.

Có lẽ các vị lo là bầu trực tiếp như vậy thì đảng sẽ lãnh đạo như thế nào? Tôi nghĩ cái lo đó không chính đáng mà cái lo đó sẽ ngăn trở quyền làm chủ của người dân.

Lê Hiếu Đằng

So sánh này không phải không có căn cứ. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều do đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, và những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai, tham nhũng ở địa phương đã khiến nhiều người dân chở nên bất bình. Cũng giống như Ô Khảm, tại Việt Nam, từ năm 1997 đã có vụ hàng ngàn nông dân Thái Bình biểu tình, nổi dậy, bắt giữ bí thư đảng ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân xã, công an, đòi xử lý cán bộ tham nhũng tiêu cực. Sự kiện kéo dài nhiều tuần đã khiến cho họat động của tổ chức, đảng và chính quyền ở địa phương bị tê liệt hoàn toàn.

Gần đây nhất là vụ lãnh đạo huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, cưỡng chế đất trái phép của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn khiến người dân phải nổ súng chống cự. Sự kiện đã gây bức xúc trong dư luận suốt 2 tháng qua. Tiếp theo vụ Tiên Lãng, trong nhiều ngày nay, hàng trăm người dân ở Văn Giang, Hưng Yên và Dương Nội, Hà Đông đã tập trung về văn phòng quốc hội để yêu cầu các cấp trung ương phải giải quyết những khiếu kiện đất đai giữa người dân và giới chức địa phương kéo dài từ nhiều năm nay. Nhìn chung, những người dân tham gia các cuộc biểu tình, khiếu kiện đất đai tại trung ương đều phản đối những lãnh đạo ở địa phương, ở xã, huyện đã tham nhũng, câu kết, bè phái, thu hồi đất trái phép hoặc đền bù không thỏa đáng cho người dân. Điều này cho thấy một thực trạng là những lãnh đạo tại địa phương, các xã, các huyện, đã không thực sự làm tròn trách nhiệm là người đại diện cho dân.

doan-v-v-305xa.jpg
Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012. Photo courtesy of phapluat.vn
Nói về vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, nguyên ủy viên thường vụ thường trực bộ chính trị Phạm Thế Duyệt nhận định trong trang blog của blogger Nguyễn Quang Vinh rằng ‘lãnh đạo Hải Phòng đã không đủ tầm, không đủ sức, và không đúng’.

Điều này đặt ra sự nghi ngờ về thực trạng bầu cử những lãnh đạo các xã, huyện ở Việt Nam. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một người dân ở Hà Nội từng nhiều lần lên tiếng chống tham nhũng tại địa phương nhận xét:

“Qua 45 tuổi đầu, tôi chứng kiến bầu cử lãnh đạo ở Việt Nam thì tôi rất thất vọng, việc sắp xếp cán bộ của họ đều mang tính vụ lợi. Họ vẫn rêu rao là họ là đại diện của dân, họ vẫn bảo là họ là đầy tớ của dân nhưng những đầy tớ này kiểu gì thì chỉ có xứ sở Việt Nam mới có. Cá nhân tôi đã tìm cách gặp chủ tịch huyện hay ông bí thư huyện nhưng chả bao giờ gặp họ cả.”

Tự do ứng cử?

Họ vẫn rêu rao là họ là đại diện của dân, họ vẫn bảo là họ là đầy tớ của dân nhưng những đầy tớ này kiểu gì thì chỉ có xứ sở Việt Nam mới có.

Đỗ Việt Khoa

Từ trước đến nay, việc bầu chọn lãnh đạo hội đồng nhân dân địa phương đều do đảng chỉ đạo. Luật bầu cử hội đồng nhân dân năm 2003 của Việt Nam nói rõ tất cả mọi công dân Việt Nam không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng hay trình độ văn hóa, nghề nghiệp và đủ 21 tuổi trở lên thì đều có thể tham gia ứng cử. Cũng theo luật này, thì những người muốn ứng cử phải được ủy ban mặt trận tổ quốc chọn lọc và giới thiệu. Và đây chính là chỗ để đảng kiểm soát việc chọn lựa người lãnh đạo, nói như lời của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh:

“Tất nhiên đảng lãnh đạo mặt trận tổ quốc, nên danh sách là phải được duyệt hết, đó là thực tế.”

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng việc sắp xếp này đã tạo điều kiện cho những lãnh đạo địa phương được đảng lựa chọn, có điều kiện tham nhũng, làm trái pháp luật.

“Họ sắp xếp, sự sắp xếp dẫn đến mua quan bán chức. Ông lãnh đạo ở trên thì sắp xếp cho vợ con, gia đình mình chiếm dần các chức vụ bất chấp sai phạm bao nhiêu. Hay trong bè đó có một số sai phạm thì họ bảo kê nhau, bảo kê tuyệt đối, dứt khoát, không chịu nhận lỗi, ví dụ như ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Cũng do tính bè phái như vậy mà mọi tố cáo tiêu cực đều rơi vào im lặng.”

000_Hkg5707306-305.jpg
Đại diện dân làng Ô Khảm phát biểu nhân cuộc biểu tình tố cáo các viên chức địa phương trưng dụng đất của họ mà không đền bồi thỏa đáng, ngày 21 tháng 12 năm 2011. AFP PHOTO.
Sự xuống cấp của đội ngũ lãnh đạo tại địa phương đã làm nảy sinh nhu cầu phải có bầu cử trực tiếp, nơi người dân tự ứng cử mà không qua sự chọn lựa của đảng, và các cử tri được quyền bầu chọn những người đại diện xứng đáng cho mình. Nguyên đại biểu quốc hội các khóa 11 và 12, Lê Văn Cuông nói:

“Tôi thấy vấn đề này trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết đối với chính quyền cơ sở. Cho nên chắc chắn sắp tới đảng, nhà nước và quốc hội cũng nghiên cứu để đưa vào quy định pháp luật vấn đề cử tri bầu trực tiếp chủ tịch xã để thứ nhất phát huy quyền dân chủ của người dân, thứ hai là đề cao trách nhiệm của người lãnh đạo với vấn đề quyền lợi, chế độ, chính sách, đảm bảo tất cả các mặt kinh tế xã hội của cơ sở với chính quyền, tạo điều kiện cho chính quyền gần dân, gắn bó với dân theo đúng quan điểm nhà nước của dân, do dân và vì dân.”

Đề án thí điểm bầu cử trực tiếp chủ tịch xã đã từng được chính phủ đưa ra từ khoảng năm 2008 nhưng đã không được thông qua tại quốc hội lúc đó. Bí thư thành ủy Đà nẵng gần đây cũng đã có đề xuất cho phép thí điểm bầu cử trực tiếp chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên cho đến giờ, tất cả những phương án này đều chưa được chấp nhận. Ông Lê Hiếu Đằng giải thích lý do:

“Có lẽ các vị lo là bầu trực tiếp như vậy thì đảng sẽ lãnh đạo như thế nào? Tôi nghĩ cái lo đó không chính đáng mà cái lo đó sẽ ngăn trở quyền làm chủ của người dân.”

Chuyên gia Đông Nam Á, Carl Thayer thuộc học viện quốc phòng Úc đã từng nói rằng đảng cộng sản Việt Nam luôn học theo rất tỉ mỉ những chính sách của các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc. Liệu những dấu hiệu tiến bộ tại làng Ô Khảm, Trung Quốc gần đây và những diễn biến phức tạp về tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay có khiến chính phủ Việt Nam sớm phải xem xét lại đề án thí điểm bầu cử trực tiếp? Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhận xét:

“Không có đâu, ở Việt Nam có sự cấu kết chặt chẽ lắm, sự đàn áp cũng rất dữ dội, cho nên ở Việt Nam rất khó được như Ô Khảm của Trung Quốc vì tình hình dân trí còn thấp, mà lâu nay giáo dục của ta đã làm cho người ta hèn nhát rồi, nên không có chuyện như Ô Khảm đâu.”

Ông Lê Hiếu Đằng thì bày tỏ sự nghi ngờ về dấu hiệu dân chủ ở Ô Khảm vì cho rằng chính phủ độc đảng ở Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu chia sẻ quyền lực. Việc cho phép bầu cử trực tiếp ở Ô Khảm chỉ là chiến thuật mà thôi. Tuy nhiên ông lại tin là người dân Việt Nam có thể tạo được áp lực cho những cuộc bầu cử tự do như vậy trong tương lai. Vấn đề chỉ còn chờ thời gian, bởi nếu không có thay đổi dân chủ từ địa phương thì rất có thể một Thái Bình thứ hai hay một Ô khảm của Việt Nam sẽ xảy ra. Và đến lúc đó tình hình sẽ không còn như Thái Bình 15 năm về trước.

Video: Tranh chấp đất đai và sự bất bình của nhân dân



No comments: