Sunday, February 12, 2012

KHƯƠNG TỬ DÂN * MỸ & TRUNG CỘNG


Chung quanh bài viết của Đào văn Bình
Mỹ Trở Lại Á Châu Như Thế Nào?

Khương Tử Dân

Trong bài viết của tác giả Đào Văn Bình đăng trên báo Calitoday, ngày 26/01/2012 với tựa đề “Mỹ Trở Lại Á Châu Như Thế Nào?”, có vẻ đề cao chính sách của CSVN, và CS Tầu một cách hơi quá đáng, quá chủ quan, quá thiển cận. Ông Đào Văn Bình đưa ra một số vũ khí của Tầu cộng, như có vẻ trên trội hải quân của Mỹ. Điều này có thể là vì tính cách tuyên truyền cho chế độ CSVN và CS Tầu hơn là thực tế.

Đào Văn Bình cho rằng hỏa tiển đạn đạo Đông Phong DF-21D tầm xa có khả năng tiêu diệt hàng không mẫu hạm của Mỹ dễ dàng là quá chủ quan, thiếu xác tín, thiếu thông tin. Hạm trưởng hàng không mẫu hạm của đệ thất hạm đội thứ VII Thái Bình Dương đã có lần phát biểu là các đạn đạo Đông phong DF-21D của Tầu cộng, chưa đến “boong tầu” của ông có thể đã thành những mãnh vụn của đóa pháo bông. Mỹ đã có vũ khí Laser để đối phó với đạn đạo Đông phong DF-21D.

Đào Văn Bình còn có ý nghĩ là Mỹ phải xây dựng nhiều căn cứ quân sự của Mỹ tại các nước ASEAN thì mới có khả năng tấn công Tầu cộng. Ông Đào văn Bình khẳng định là căn cứ Darvin ở Úc là quá xa với Tầu cộng, chỉ làm trò cười cho chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Trên thực tế, Hồ Cẩm Đào đã tức đến học xì dầu- không chết như Chu Du đã là may lắm rồi-, vì bị TT. Obama và ngọai trưởng H. Clinton phong tỏa bao vây qua chiến lược của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương trong thế kỹ XXI, làm mất cả thể diện với đảng trong năm sau cùng cầm quyền. Những nhận định về chiến lược, chiến thuật quân sự, kinh tế của Đào Văn Bình thật sự hoàn toàn ảo tưởng, khác biệt xa vời với chính sách chính trị, quân sự của Mỹ do chính TT.Obama và ngoại trưởng H. Clinton đã vạch ra cuối năm 2011 vừa qua và gần đây nhất.

Chính tổng trưởng quốc phòng Mỹ, ông Leon Panetta đã công bố về chiến lược của Mỹ trong những năm tới ở Châu Á Thái Bình Dương. Chiến lược này hoàn toàn khác biệt và xa vời với những gì ông Đào văn Bình đã ảo tưởng. Mỹ đã khẳng định là không có ý định lập thêm căn cứ quân sự tại các nước ASEAN trên Thái Bình Dương vì quá tốn kém rất dễ bị đối phương phản kích. Chính ngoại trưởng Philippines đã tha thiết yêu cầu Mỹ tái lập các căn cứ quân sự Mỹ tại Philippines trước đây hai thập niên, nhưng Mỹ đã từ chối.

Chính CSVN Hà nội cũng đã có yêu cầu Mỹ thuê căn cứ Cam Ranh, nhưng Mỹ đâu điên khùng gì làm chuyện đó, vừa mất tiền tái thiết cảng vịnh Cam Ranh và chi tiền cho bọn CSVN chỉ biết đánh cướp, đàn áp, gông cùm. Mỹ cũng đã lập lại nhiều lần là nếu CSVN Hà nội muốn liên minh với Mỹ, hay mua vũ khí của Mỹ điều kiện tiên quyết là phải cởi mở chính trị, mở rộng tự do, dân chủ, nhân quyền cho dân, và các tôn giáo phải có tự do, các đảng đối lập phải được mọi quyền tranh cử, tự do báo chí. Nhưng đảng mafia Hà nội vì sợ mất đảng, nên không làm thỏa đáng những yêu sách của Mỹ đưa ra. Tất cả những sự kiện này đã được truyền thông tự do trên thế giới đã công bố.

Trong chính sách liên Minh của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương trong thế kỹ XXI nhằm mục đích ổn định toàn vùng với sự tham gia, nỗ lực của hai bên đồng minh. Do đó Nhật và Nam Hàn cũng đã phải bỏ ra ngân sách riêng để tự mua vũ khí, hay tự sản xuất vũ khí để bảo vệ đất nước Nhật hay Nam Hàn. Trong hiệp ước liên minh đó mang ý nghĩa là bất cứ nước nào xâm nhập chủ quyền của Nhật hay Nam Hàn được coi như xâm nhập, gây hấn với Mỹ. Mỹ không những chỉ có hiệp ước Liên Minh với Nhật bản và Nam Hàn, Mỹ còn có hiệp ước Liên Minh với Thái Lan, Philippines và nhiều cam kết liên quan đến quân sự với Taiwan.

Qua hiệp ước Liên minh đó, chắc chắn Mỹ sẽ tái lập căn cứ Utapao ở Thái Lan dễ dàng khi cần thiết. Nhưng trên thực tế qua sự công bố của tổng trưởng quốc phòng Mỹ, ông Leon Panetta đã nhấn mạnh là Mỹ đã có chiến lược quân sự mới là chỉ lập các căn cứ di động trên biển qua chiến thuật nhanh nhẹ, nhưng có hỏa lực mạnh, vũ khí tối tân của không quân, hải quân và tình báo.

Mỹ đã có có căn cứ quân sự ở cả hai nước Nam Hàn và Nhật, nhưng Nam Hàn và Nhật vẫn phải bỏ tiền ra mua vũ khí của Mỹ nếu muốn tân trang hiện đại hóa quân đội, Mỹ không cho không biếu không như tác giả bài viết đã gợi ý.

Ngoài ra Mỹ cũng đã có căn cứ quân sự ở Hawaii, Guam đã được hiện đại hóa. Mỹ có một số tàu chiến phế thải, có thể bán cho Philippines với giá thật rẻ, nhưng Philippines vẫn phải bỏ tiền ra mua. CSVN Hà nội cũng đã muốn Mỹ viện trợ, và bán vũ khí cho CSVN Hà nội, nhưng đã bị từ chối, vì vấn đề nhân quyền quá tệ của đảng mafia Hà nội. Điều này đã được hai nghị sĩ Mỹ McCain và Lieberman đã thẳng thừng công bố trong đầu tháng giêng vừa qua nhân chuyến viếng thăm các nước ASEAN..

Chính sách “đu dây” theo kiểu “khỉ Ba đình” từ xưa đến nay Mỹ đã quá rõ, họ chỉ nhằm mục đích kiếm lợi riêng bỏ túi chung quanh vụ bồi thường chiến tranh, và đền bù về hậu quả của thuốc diệt cỏ có màu da cam. Thật tế thì CSVN Hà nội đã thất bại nhiều lần khi kiện Mỹ về hậu quả của thuốc diệt cỏ, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào cho rằng các căn bịnh cancer, các trẻ em sơ sinh dị dạng, khuyết tật là do hoá chất dioxin hiện diện trong thuốc diệt cỏ.

Hàm lượng dioxin không tách ra được này, thật sự quá nhỏ, không đáng kể, và qua thời gian đã gần bốn chục năm, với nạn mưa lũ ở Việtnam, tất cả vết tích của dioxin đã bị thoái hóa, biến mất chỉ sau 5-7 năm sử dụng. CSVN đã áp lực bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, đứng tên trong danh sách thưa kiện, nhưng chính bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa đã xác nhận. CS Hà nội đã tự động ghi tên của bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa vào danh sách trong thời gian bà bị quản thúc mười năm tại Saigon sau khi trả thẻ đảng, và từ chức tổng trưởng. Bà Dương Quỳnh Hoa bị ung thư nhũ hoa, và con của bà chết không phải vì chất doxin chỉ hiện diện trong thuốc diệt cỏ.

Việt cộng chỉ làm bung xung vụ hóa chất dioxin trong thuốc diệt cỏ để kiếm mối lợi riêng bỏ túi tham, chứ thật ra CSVN Hà nội, chẳng có lo gì cho dân. Cứ nhìn tất cả chính sách đánh cướp đất của nông dân, đánh cướp đất đại của dân thành phố từ mấy chục năm nay thì đã rõ. Đảng viên và nhà nước từ trên xuống dưới chỉ là một bọn cướp Việt khấu Ba Đình, có lòng lang dạ thú, đúng như báo chí của đảng CS Tầu cộng công kích. Nói tóm lại chính sách “khỉ đu dây” của đảng cướp mafia Hà nội đã vô nghiệm, vô dụng, và đã bị lật tẩy. Chính sách ngoại giao về cả hai chiến lược quân sự và kinh tế của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương đã quá rõ ràng. Mỹ sẽ không đứng về phía nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo, lãnh hải ở Biển đông, nhưng mọi sự tranh chấp phải tuân thủ theo luật biển và công ước Liên Hiệp ước.

Điều chắc chắn là Mỹ sẽ không bao giờ tham dự vào cuộc chiến với Tầu cộng để giành lại chủ quyền hai quần đảo Hoàng Trường Sa cho đảng cướp mafia Hà nội. Nhưng đối với Philippines thì vấn đề lại khác qua hiệp ước quân sự giữa Mỹ Philippines mở rộng. Tác giả Đào Văn Bình đã nhập nhằng về Liên quân sự giữa Mỹ với Philippines để đưa CSVN vào bàn luận là chuyện xa vời, ảo tưởng, vì giữa Mỹ và CSVN chưa có một hiệp ước liên minh nào cả như Mỹ đã cảnh báo trong bài tham luận của ngoại trưởng H. Clinton. Tác giả Đào Văn Bình đã thẩm định hàng không mẫu hạm Thi Lang của Tầu cộng hoàn toàn sai lầm. Đấy chỉ là một khối sắt rĩ, di chuyển trên biển, chỉ để hù dọa Philippines và VGCS Hà nội cho vui thôi. Cho đến bây giờ, hàng không mẫu hạm Thi Lang của Tàu cộng vẫn chưa có khả năng cho phi cơ đáp xuống, ngoại trừ trực thăng.

Chiếc hàng không mẫu hạm của Tầu phù đáng lý ra phải nên duy trì mục đích ban đầu là chỉ để làm khách sạn nổi, và làm Casino lưu động, còn được việc, tiện lợi, hữu dụng hơn. Chiếc hàng không mẫu hạm Thi Lang thật vô dụng. Theo lời Đô Đốc R. Willard, chỉ huy trưởng căn cứ quân sự Mỹ ở Hawaii, khi tường trình với ủy ban an ninh quốc phòng thượng viện Mỹ, đã khẳng định là còn lâu chiếc hàng không mẫu hạm Thi Lang mới đưa vào sử dụng hiệu quả. Đô Đốc Robert Willard nói, nguyên thủy chiếc Thi Lang là chiếc HKMH Varyag của Ukrain, chỉ dài 1000 feet, thiết kế để cho chiến đấu cơ đáp thẳng như trực thăng.

Chiếc HKMH Thi Lang không có hệ thống dây cable để hảm tốc độ khi chiến đấu cơ đáp xuống. Nga đã từ chối cung cấp hệ thống dây “cable” tự động này. Còn lâu Tầu cộng mới chế biến ra được hệ thống này. Hơn nữa HKMH Thi Lang chỉ dài 1000 feet, các phi công Tàu cộng còn phải huấn luyện dài dài mới có khả năng đáp xuống trên phi đạo ngắn. Do đó HKMH Thi Lang chừ hoàn toàn không có phi cơ, chỉ để làm kiểng hù dọa VC cho vui thôi. Tác giả Đào Văn Bình còn quá đề cao chiến đấu cơ tàng hình loại J-20 của Tầu cộng so với F35 của Mỹ là quá ảo tưởng. Vì trên thực tế, Tầu cộng chỉ cho J-20 rà rà ở phi trường để hù dọa cựu tổng trưởng quốc phòng Gates thôi. Chẳng ai biết chiến đấu cơ J-20 thật sự có hay không?

Còn các đạn đạo DF-21D, tầm sa của Tầu cộng, trên thực tế chưa có khả năng áp lực đến hàng không mẫy hạm của Mỹ. Nói cách khác các lá bài tẩy của Tầu cộng đã bị lật ngữa. Bằng chứng cụ thể là báo chỉ lề phải của Tầu cộng là hò hét, nào là trừng trị Philippines, nào là đánh cho Mỹ biết tay “ba tàu” dơ bẩn, dã man như thế nào, nhưng đảng và nhà nước Tầu cộng đã dịu giọng trước sức ép, và chiến lược cờ vây của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương. Tác giả Đào văn Bình đã ngủ mơ, vì Mỹ hoàn toàn không có ý định lập thêm căn cứ quân sự ở bất cứ quốc gia nào của khối ASEAN. Đào Văn Bình còn quên đi những gì ngoại trưởng H. Clinton đã bày tỏ trong bài tham luận cuối năm 2011.

Chính sách ngoại giao của Mỹ về đối ngoại đối với các nước ASEAN đã bắt đầu ngay từ khi TT. Obama lên nắm quyền. Nếu không có ngoại giao, làm sao ngoại trưởng Clinton dám tuyên bố nảy lửa trong kỳ hội nghị ASEAN, làm ngoại trưởng Tầu cộng Dương Khiết Trì phải điên tiết, trào máu, phải bỏ phòng họp ra khỏi bàn hội nghị. Nếu không có ngoại giao, làm thế nào TT.

Obama lại có chương trình viếng thăm Úc trong kỳ hội nghị ASEAN năm ngoái, và đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Úc? Nếu không có ngoại giao, làm thế nào cả quốc hội Úc và dân Úc không có phản ứng nào cả khi TT. Obama và thủ tướng Úc, Julia Gillard, đồng thuận cho Mỹ sự xử dụng căn cứ không quân Darvin của Úc.

Tác giả Đào Văn Bình đã sai lầm khi đánh giá về căn cứ Darvin là quá xa khi tấn công Tàu cộng. Thật sự liên minh Mỹ Úc chọn căn cứ Darvin là để đặt bộ tham mưu của Mỹ ngoài tầm đạo đạo của Tầu cộng. Nhưng với Tầu cộng thì Mỹ có khả năng tấn công bất cứ vị trí nào trên thế giới. Vị thế Darvin, được phân bổ cho chiến lược tham mưu, tình báo, chỉ huy hơn là để tấn công.


Các tiềm thủy đỉnh ”tèng hình” của đế quốc đỏ sáu sao, khó mà di chuyển, lặn trốn vì các eo biển quan trọng vùng Biển Đông ASEAN đã bị Mỹ và đồng minh kiểm soát chặt chẽ. Mỹ và đồng minh đang ở thế thượng phong và Tầu cộng đang bị bao vây về cả hai mặt quân sự, kinh tế.

Hiệp ước TPP xuyên Thái Bình Dương đang cố tình áp đặt Tầu cộng phải hành xử luật quốc tế, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ mới được gia nhập. Tác giả Đào văn Bình còn đánh giá quá thiển cận về khả năng tàu chiến tối tân của Mỹ ở cảng Singapore là chỉ để bảo vệ Singapore thôi. Đào văn Bình đã quên là eo biển Malacca, có vị trí rất đặc biệt, dài nhưng lại hẹp, mà hẹp nhất và cạn nhất là ở ngay vị thế do Singapore có chủ quyền.

Eo biển Malacca còn quan trọng hơn eo biển Hormuz nhiều về số lượng thương thuyền, tầu dầu thông thương nhất là thương thuyền và tàu dầu của Nhật và Tầu cộng. Nếu không có ngoại giao thì làm sao Mỹ đã được cả ba nước là Indonesia, Malaysia, Singapore có chủ quyền eo biển Malacca đã đồng thuận cho Mỹ tuần tra và kiểm soát eo biển Malacca.

Nói cách xác tín hơn, khẳng định hơn, ngoại giao của Mỹ đã đi trước Tầu cộng từ ngày TT. Obama bắt đầu nhậm chức tổng thống đầu năm 2009, và ngoại trưởng H. Clinton có sứ mạng triển khai hoàn thành sứ mạng khó khăn đó. Tác giả Đào văn Bình viết về chiến lược Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương: “Cho tới bây giờ thì cả thế giới đều chú ý đến diễn biến trọng đại này nhưng chưa có nhà bình luận nào hoặc chưa có một tiết lộ nào liên quan đến chiến lược triển khai lực lượng như thế nào để đạt mục tiêu đó.” Đào văn Bình đã quá ngây thơ, mơ ngủ.

Bàn cờ chính trị, quân sự, kinh tế thế giới chuyển biến không ngừng, người lãnh đạo giỏi là phải có tầm nhìn sâu rộng, biết ứng phó với mọi tình huống. Nếu Mỹ chuyển hướng, dồn chiến lược quân sự kinh tế về vùng sôi động, nóng bỏng ở châu Á thái Bình Dương là lẽ thường tình, để duy trì vị thế lãnh đạo hàng đầu trên thế giới, nhất là ở Thái Bình Dương. Đào Văn Bình nhận định là Mỹ trở lại Châu Á là quá sai lầm, vì Mỹ chưa từng bỏ châu Á, mà Mỹ chỉ vận dụng trọng tâm chiến lược từ Châu Âu sang châu Á. Bằng chứng cụ thể là các các cứ quân sự của Mỹ ở Guam, Nam Hàn, Nhật chẳng những được duy trì từ hơn nửa thế kỹ qua mà còn được tân trang, hiện đại hóa. Các hiệp ước quân sự với Nam Hàn, Nhật, Úc, Philippines đã được tái lập mở rộng, kết nối, liên minh chặt chẽ hơn.

Cũng có thể nói, chính sách của Tẩu cộng vì quá áp đảo, lấn lướt các nước nhỏ như Nam Hàn, Nhật, Philippines, Taiwan.... nên các nước đó mới kết liên với Mỹ chặt chẽ hơn. Về chiến lược quân sự, chính trị, kinh tế đã được phối trí quá rõ ràng qua bài tham luận của ngoại trưởng H. Clinton, và bài diễn văn của TT. Obama đọc ở lưỡng viện quốc hội Úc cũng đã biểu hiện một phần học thuyết, doctrine, của TT. Obama. TT. Obama và tổng trưởng quốc phòng Mỹ, ông Leon Panetta đã tuyên bố quá rõ ràng về ngân sách, về phương thức cắt giảm quân số để ứng phó với tình trạng bị cất giảm ngân sách khoảng 450 tỳ đô trong mười năm tới.

Qua kế hoạch đó, ngân sách quốc phòng Mỹ trong năm tới trội hơn 5-6 tỷ đô so với năm nay. Trong bài diễn văn của TT. Obama đọc ở lưỡng viện Úc ngày 17-11-2011 đã dứt khoát, khẳng định là ngân sách quốc phòng của Mỹ đã bị cắt giảm trên 450 tỷ đô trong mười năm tới, nhưng ngân khoảng chi cho nhu cầu ở châu Á Thái Bình Dương không bị ảnh hưởng. Điều này đã được bộ trưởng quốc phòng Mỹ trình bày rõ ràng là cắt giảm gần 100 ngàn quân, có thể tương đương với 10 tỷ đô giảm chi mỗi năm. Mỹ cũng đã có kế hoạch di chuyển một số lực lượng ở Châu Âu, chuyển quân về châu Á.

Và trong kế hoạch đó, trên thực tế ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm tới sẽ tăng 5-6 tỷ đô so với năm nay. Điều này tác giả Đào văn Bình đã hoàn toàn mơ ngủ trong rừng U Minh. Đào văn Bình còn quên đi một điều quan trọng là vấn đề chính trị ở Mỹ thay đổi gần như mỗi hai năm và mỗi bốn năm, tùy theo kết quả bầu cử ở thượng viện và hạ viện và quốc hội do đảng nào nắm quyền.

Trên thực tế, dù là đảng cộng hòa hay dân chủ nắm quyền, khi có chiến tranh xảy ra ngân sách bao giờ cũng sẽ được điều chỉnh để đối phó với bất cứ cuộc chiến nào làm ảnh hưởng tai hại đến nước Mỹ và dân Mỹ. Chính sách giảm quân số của Mỹ, trên thực tế còn nhằm mục đích để cho về hưu một số hạ sĩ quan, tướng tá già, lớn tuổi để các hàng tướng tá trẻ hơn lên nắm quyền, tương xứng với kỹ thuật tối tân và vũ khí hiện đại, với kỹ thuật thông tin, tình báo, vừa được tiết kiệm ngân sách, vừa làm thống nhất thông suốt bộ máy điều hành, và chỉ huy. Ban tham mưu và chiến lược của Mỹ đã có quyết định cắt giảm binh sĩ, sĩ quan và các “tướng tá già”của Mỹ là đã thông suốt, đổi mới.

Đấy cũng là cơ hội tốt đẹp cho các tướng tá trẻ lên nắm quyền chỉ huy, lãnh đạo, phù họp với chiến thuật nhanh gọn, cho chiến lược hải quân lưu động, di chuyển trên biển. Tất cả những nổ lực ngoại giao của Mỹ hơn ba năm qua, để có sự bố trí quân sự trong chiến lược cờ vâycủa Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương, là để nhằm mục đích ổn định hòa bình, phát triển kinh tế, làm thịnh vượng toàn khu vực. Nghị sĩ Joe Lieberman đã tuyên bố thẳng thừng là: “Muốn ôn định hòa bình tức là chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh.” Thiển nghĩ, thế cờ vây của Mỹ qua chiến lược quân sự, chính trị, kinh tế để đối phó với mọi tình huống xảy ra ở Thái Bình Dương hay ở Biển đông đã quá minh bạch.

Chỉ có lãnh đạo lú lẩn, rù rờ VC là chưa thông suốt, nên còn mơ ngủ trong chính sách “khỉ đu dây” để giữ đảng, làm thân khuyển mã, tôi mọi, nô lệ cho Tầu phù. Thật không gì dơ bẩn, xú uế, ô nhục cho bọn lãnh đạo đảng hai bao cao su đã qua sử dụng như Trọng Lú, Dũng Sà Mâu, Tư Sang bọ xít...

. Có thể nói quan điểm và nhận định của tác giả Đào Văn Bình đã quá lỗi thời, và quá nghiên về phía CSVN Hà nội, Tầu cộng trong ý đồ tuyên truyền để làm mọi người mất tin tưởng vào thế lực quân sự, chính trị của Mỹ. Đào Văn Bình có ngộ nhận về nền kinh tế, kỹ thuật của Tầu cộng đang phát triển.

Ông Đào Văn Bình ngớ ngẩn viết: “Ngay hôm nay, tại Hoa Kỳ, vào các hệ thống bán lẻ khổng lồ của Mỹ như Costco, Wal-mart, Target, các tiệm bán máy móc, đồ điện tử như Best Buy, Fry-Electronics, Office Max…chúng ta không sao tìm thấy mặt hàng USA mà toàn Made in China.” Thật tội nghiệp cho kiến thức của ông Đào Văn Bình vô cùng. Ông ta đã quên nhận xét là ngoài sản phẩm gia dụng đó trên thị trường Mỹ còn cả sản phẩm made in Vietnam, made in Indonesia, made in Philippines, Pakistan, India, Thailand.....

Tất cả những gì Đào Văn Bình phát hiện chỉ là các sản phẩm gia công của Tàu, của VC, Indonesia... do các tư bản Mỹ, Âu châu mang đến cho các nước có công nhân giá rẻ thôi. Điều chắc chắn là ông Đào Văn Bình chưa bao giờ thấy xe auto made in China lưu hành trên xa lộ của Mỹ đúng không?

Tại sao? Vì China, Tầu cộng chưa có khả năng kỹ thuật cao như các nước Nam Hàn, Nhật, Pháp, Đức, Thụy Điển....Tầu cộng cũng sản xuất xe auto được, nhưng chưa đủ điều kiện an toàn để cho nhập vào Mỹ. Nhưng ông Đào Văn Bình đừng quên là tư bản ngoại quốc đầu tư ở Tàu cộng đã và đang di dời một số công nghiệp của họ ở Tầu cộng sang các nước có nền chính trị ổn định, và nhân công rẻ hơn.

Hơn nữa, sản phẩm sản xuất từ Tàu cộng, nhất là thực phẩm đang bị thế giới tẩy chay vì phẫm chất xấu, và chứa quá nhiều hóa chất tai hại cho sức khỏe và nhân mạng con người. Các tư bản ngoại quốc đang nghiên cứu tiềm năng phát triển ở Miến Điện để chuyển đầu tư gia công đến Miến điện, nơi đó đang có chính sách miễn thuế trên 8 năm. Nếu miến điện quyết tâm khẳng định, đi theo con đường dân chủ, tự do để phát triển giàu mạnh và thịnh vượng, chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội để cho nhiều tư bản ngoại quốc đến đầu tư hơn.

Khi tư bản ngoại quốc di dời máy móc của họ sang các nước khác có nhân công rẻ hơn, kinh tế, doanh nghiệp của Tàu cộng sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ về kinh tế, chính trị, xã hội, khi có nội loạn xảy ra. Như chúng ta đã biết, dưới gầm trời này không có cái gì là bất biến, bất diệt, vĩnh cửu cả. Trước đây hơn mười năm qua những cuộc thăm dò địa chấn ở California, các nhà địa chất học đã dự đoán là trong vòng 30 năm sẽ có một cuộc địa chấn cấp 8 Richter ở nam California, có thể một phần đất của California sẽ bị tách ra khỏi lục địa. Nhưng hơn mười năm qua số người dân nhập cư ở bang California vẫn đông đảo hơn là số người dân rời bỏ bang CA.

Con người đã có sự chọn lựa để sinh tồn. Con người thích chọn tự do hơn là nô lệ. Trong khi đó ngay sau 30/4/ 75 làng sóng người chạy giặc nội xâm Hà nội ở Việt Nam Cộng Hòa cả triệu người, dù biết là họ đi tìm tự do trong con đường chết ở Biển Đông. Tự do là cái giá phải trả bằng máu, bằng sinh mạng, thà chết vinh hơn là sống nhục dưới chế độ CSVN. Sự kiện đó vẫn đang tiếp tục diễn ra ở Bắc Hàn, ở Cộng sản Việt nam, ở Cuba, và ở Tầu cộng. Nhà văn Dương Thu Hương đã viết một câu để đời là nếu “cây cột đen biết đi nó cũng bỏ chạy”.

Nói cách khác, cả thế giới loài người đều hãi sợ và ghê tởm chế độ cộng sản còn hơn dã thú, rắn độc. Sống chung với cộng sản, hòa họp, hoà giải với cộng sản là một điều sẽ không bao giờ xảy ra. Đó chỉ là ảo tưởng. Cộng sản VN cũng đã dở trò “khỉ đu dây” với hai nước cộng sản Nga, và cộng sản Tầu, nhưng hậu quả là một tai hại lớn cho họ. Cộng sản Nga đã làm lơ khi Tầu cộng dạy cho CSVN một bài học đích đáng.

Tầu cộng đã tàn sát người dân Miền Bắc cận biên giới Trung Việt quá dã man, và bọn lãnh đạo giòi bọ Hà nội phải triều cống, vạch lại biên giới, lãnh thổ. Ngay trong nội bộ đảng, cũng đã xảy ra nhiều cuộc thanh trừng, giết hại lẫn nhau đẩm máu, dã man, tàn nhẫn, dơ bẩn qua mỗi thời đại tổng bí thư. Việt cộng đã liên minh với Tầu cộng trong tình đồng chí, nghĩa nô lệ.

Lãnh đạo giòi bọ, ruồi nhặng Hà nội vẫn phải làm nước chư hầu, van xin cho có được cờ máu sáu sao như đã diễn ra khi Tập Cận Bình đến Hà nội thị sát. Thử hỏi còn gì ô nhục cho đảng mafia Hà nội và 14 tên thái thú CSVN gia nô, bưng bô ở Bộ Chính Trị.

Đảng cộng sản Hà nội vẫn phải ôm nhục mà chịu thần phục, không dám cho dân đi biểu tình, vì sợ mất đảng. Phải chấp nhận cho Tầu cộng tự do ra lệnh cấm ngư dân Việt đánh bắt cá ở Biển Đông. Đảng CSVN đã biến thành một loại đảng bán nước buôn dân như Lê Chiêu Thống.

Còn lãnh đạo giòi bọ, ruồi nhặng Nguỹên Tấn Dũng, Trọng Lú, Tư Sang, Sinh Hùng cũng là một loại cẩu nô, khuyển mã như Trần Ích Tắc thôi. Sống chung với Tầu phù, Tàu khịa sao lại phải làm thân khuyển mã, ô nhục như vậy? Mỹ đã liên Minh với Nhật, Nam Hàn đã có dư nửa thế kỹ, và liên minh Mỹ Nhật, Mỹ Nam Hàn gần đây càng chặt chẽ hơn, cũng như liên minh giưã Úc và Mỹ đã diễn ra tốt đẹp như chúng ta đã thấy.

Nếu liên minh chỉ để lợi dụng nhau, để ăn mày, để xin xỏ, van lạy thì sự liên minh đó không bao giờ bền chặt. Nhưng nếu liên minh trong sự bình đẳng, mỗi bên đều có trách nhiệm trong tinh thần xây dựng, phát triển ổn định về quân sự, kinh tế, chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, tôn trọng lẫn nhau để dân có sự thịnh vượng, giàu mạnh thì sự liên minh đó sẽ bền vững lâu dài.

Liên minh để sống hoàn toàn dựa vào nước bạn, để ăn cắp, tham nhũng, buôn lậu, tự do gông cùm, xiềng xịch, ngục tù, đánh cướp dân, không tôn trọng luật quốc tế như CSVN thì chẳng bao giờ hiện thực. Nói một cách dễ hiểu hơn: một người chỉ biết trồng cần sa, buôn lậu, giao tiếp với đĩ điếm, côn đồ Vịệt cộng, không thể kết bạn với một người Việt tỵ nạn CSVN Hà nội đã có đời sống tự do, tôn trọng luật pháp, có nghề nghiệp chuyên môn. Liên Minh với Mỹ, hay liên Minh với Nhật, cả hai nước phải có cấu trúc hóa học về cơ chế, luật pháp, chính thế tương đồng.

Điều này thật quá khó khăn cho lãnh đạo CSVN Hà nội vì họ không có những điều kiện tối thiểu đó. Vì dưới chế độ CSVN không có tự do, không có dân chủ, không có nhân quyền, mà chỉ có ngục tù, gông cùm, tù đày, trộm cướp giữa ban ngày. Dưới cơ chế CSVN Hà nội chỉ có luật rừng, công an là luật, họ muốn giết người tùy tiện, họ muốn hiếp dâm học sinh tùy thích, họ muốn đánh cướp người dân, bất cứ lúc nào như sự việc đã xẩy ra ở Tiên Lãng gần đây nhất, hay bất cứ nơi nào.

Ở dưới chế độ CSVN không phải chỉ có giới trí thức chân chính, địa chủ, tư bản, tư sản bị đánh cướp, bị giết hại, mà cả giới nông dân, công nhân cũng bị đàn áp, bị giết hạị, bị đánh cướp, bị gông cùm, bị ngục tù. Trong phần “tạm kết luật” của tác giả Đào văn Bình thì quá tào lao, ảo tưởng. Tác giả Đào Văn Bình đã quên là chúng ta đang sống ở đầu thế kỹ XXI, không phải ở thế kỹ XI, hay XVII. Do đó không có lý do gi các nước Đông Nam Á phải chung sống với nước khổng lồ Tầu cộng.

Nam Hàn và Nhật Bản còn gần gũi Tàu hơn so với các nước ông Nam Á, nhưng cả hai nước đâu phải sống chung với Tầu cộng, và cũng chẳng quan tâm tới Tầu cộng. Đáng lý ra tác giả Đào văn Bình phải tự hỏi là tại sao hai nước nhỏ như Nam Hàn, và Nhật bản lại hùng cường, dân giàu, thịnh vượng. Trong khi đó thì CSVN lại tụt hậu, nghèo đói, lãnh đạo giòi bọ, ruồi nhặng VGCS chỉ biết ăn mày, đi bằng hai đầu gối, quỳ lạy lãnh đạo Tàu cộng như thế sao.

CSVN Hà nội muốn được làm chư hầu của Tầu cộng bằng mọi giá, nhưng chưa được thỏa thuận. Cả đảng và lãnh đạo giòi bọ, ruồi nhặng trong Bộ Chính Trị đã van xin Tập Cận Bình dán cho một ngôi sao trên lá cờ máu Tàu cộng, mà vẫn chưa được trọn vẹn. Thật là ô nhục cho các quan thái thú Trọng Lú, Nguỹên Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng.

Nhất là tên hề Nguỹên Tấn Dũng, ăn mặc đồng phục với Đới Bỉnh Quốc, Tập Cận Bình cho ra vẻ thái thú của một nước nhược tiểu chư hầu. Chỉ tiếc là Tàu cộng đã biết quá rõ bọn lãnh đạo Việt khấu Hà nội có nhị tâm, có lòng lang dạ thú, tráo trở, tham tàn, dã man, khát máu nên còn e dè, thận trọng cân nhắc. DTK Mỹ Trở Lại Á Châu Như Thế Nào?

@CSVN PHUONG BAN NUOC HAI DAN.jpg

@@ congsanBanNuoc.gif
DOT CO MAU & HO CHI MINH.JPG

No comments: