Wednesday, February 8, 2012

DU LỊCH VIỆT NAM V


Việt kiều về ăn Tết đạt kỷ lục, tour du lịch nhộn nhịp


NHIỀU TÁC GIẢ

DU LỊCH VIỆT NAM



Việt kiều về ăn Tết đạt kỷ lục, tour du lịch nhộn nhịp

NGUYỄN THIÊN THỤ
sưu tập

PHẦN V
Ý KIẾN BÁO CHÍ VÀ NGƯỜI TRONG NƯỚC



Thứ năm, 2/2/2012, 17:38 GMT+7
BÀI XXXIX
Nạn lừa đảo du khách ở Việt Nam đã đáng báo động

Về bài báo của một du khách nước ngoài chê Việt Nam, những người làm du lịch ở Việt Nam đã thẳng thắn nhìn vào những mặt trái được nêu ra.

Hội An được đánh giá là điểm du lịch hầu như không có nạn bắt chẹt du khách.

Hội An được đánh giá là điểm du lịch hầu như không có nạn bắt chẹt du khách.

Ngày 30/1, tờ Huffington Post có đăng bài viết của anh Matthew Kepnes kể lại cảnh khổ của anh khi du lịch Việt Nam với tiêu đề "Tại sao tôi không trở lại Việt Nam". Dù những sự việc diễn ra cách đây 4 năm nhưng hiện trạng này thực tế vẫn diễn ra hiện này. Trong hơn 100 bình luận ở dưới bài viết của anh Kepnes được dịch và đăng tải lại trên Ngôi Sao, hầu hết đều đồng ý với blogger người Mỹ. Nhiều bạn đọc còn kể thêm vô số cảnh khổ sở, bị bắt chẹt, lừa đảo trên chặng đường khám phá đất nước Việt Nam xinh đẹp.

Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam, khẳng định, những ý kiến của anh Kepnes rất đáng trân trọng, cần được tiếp thu để rút kinh nghiệm, nhất là vấn đề chèo kéo khách, cướp giật, vệ sinh môi trường. Tình trạng kinh doanh du lịch bùng phát tự do nên kiểu làm ăn chụp giật, "chặt chém" khách diễn ra nhiều nơi.

"Người Việt Nam vốn thích khen nên ít nói đến lời chê, chúng ta cần quen dần với những lời chê để sửa mình tốt hơn. Đây là tiếng chuông báo động nhắc nhở người làm du lịch để chấn chỉnh lại", ông Bình chia sẻ.

Trong năm vừa qua, cũng xảy ra một số sự cố với khách du lịch như vụ bị giật tài sản, mất cả hộ chiếu của cặp du khách Hong Kong, Kay và Doris. Sự cố của đôi bạn trẻ đã gây xôn xao trên báo chí và mạng Internet.

Cặp đôi này đã bày những bức ảnh được chụp trong chuyến du lịch kèm thông báo về chuyện bị mất tài sản. Tuy nhiên, họ từ chối nhận tiền giúp đỡ vì "không phải muốn kiếm tiền và để mọi người hiểu cả hai đang trong tình huống thế nào và cần sự giúp đỡ ra sao".

Thật may mắn, họ đã được trả lại giấy tờ. Kay cũng tỏ ra rất lạc quan: "Tôi nghĩ ở bất cứ nước nào trên thế giới này thì cũng có nạn trộm, cướp bóc và các loại hình tội phạm khác nhau chứ không riêng gì ở Việt Nam. Đây là một sự cố không ai muốn xảy ra. Tôi chỉ kể lại câu chuyện của mình cho mọi người để vừa tìm kiếm sự giúp đỡ vừa để người khác rút được kinh nghiệm khi đi du lịch xa".

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch VN, cũng thẳng thắn nhìn vào thực trạng của du lịch Việt Nam. Ông khẳng định, nạn lừa đảo du khách đã đáng báo động, câu chuyện của anh Kepnes cũng không phải là cá biệt. Bởi vậy, theo ông Cường, giải pháp hàng đầu nâng cao du lịch của Việt Nam sắp tới là nâng cao trách nhiệm của người lãnh đạo và chính quyền địa phương.

http://ngoisao.net/tin-tuc/an-choi-xem/2012/02/nan-lua-dao-du-khach-o-viet-nam-da-dang-bao-dong-189909/

Phương Linh


BÀI XL
Nạn đeo bám du khách ở Sa Pa: Làm thế nào để giải quyết triệt để?

Đi du lịch Sapa (Lào Cai), ngoài niềm vui được tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú, không khí trong lành và những sắc màu văn hóa dân tộc, có một điều khiến du khách than phiền nhiều là việc bị trẻ em và người lớn bám "nhằng nhẵng" gạ mua đồ. Tình trạng này càng nhiều hơn vào những mùa khách quốc tế, từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau.

Ấn tượng không tốt

Trên các nẻo đường tại trung tâm thị trấn Sa Pa, nhất là đoạn "phố Tây" tập trung nhiều khách sạn, nhà hàng, đâu đâu cũng thấy những người bán hàng trong trang phục dân tộc, sau lưng đeo gùi và trên tay luôn cầm sẵn những chiếc dây đeo tay thổ cẩm, hoặc những chiếc vòng bạc. Ngay tại cửa các khách sạn trong thị trấn luôn có vài người túc trực.

ca phe du lich, quan ven duong, du lich hoan my, dulichhoanmy

Nhiều trẻ em bản địa vây lấy khách du lịch.

Khi thấy có du khách, họ vây lấy và mời chào. Nếu du khách tỏ ý không mua thì cả một nhóm người đi theo và mời chào liên hồi, hết người này đến người khác. Ông bà William (Canađa) cho biết, ông bà đã bị "vây quanh" khi đi chợ Sa Pa, và dù đã ra hiệu không mua nhưng những người này vẫn tiếp tục đi theo. "Khi chụp ảnh, tôi có mời những người bán hàng đứng cùng chụp và họ đồng ý, nhưng sau khi chụp xong thì họ đòi tiền", ông William bày tỏ.

Không chỉ có khách nước ngoài bị làm phiền, mà ngay cả với những khách trong nước cũng rất bức xúc. Chị Hồng Điệp (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Khi ra khỏi khách sạn thường bị các em nhỏ dân tộc bám rất lâu và buộc lòng phải mua bằng được. Tôi và gia đình phải mua rất nhiều vòng bạc. Khi không mua thì buộc phải cho tiền vì không muốn bị làm phiền. Họ đi theo đến cửa khách sạn hoặc tận nhà hàng, chỉ đến khi chủ quán bảo ra ngoài mới thôi".

Còn chị Linh Chi, Giám đốc Công ty Sắc Việt nhận xét: Trong 1 năm trở lại đây Sa Pa đã bị thương mại hóa khá nhiều. Tình trạng du khách bị trẻ em và người dân tộc ở đây đeo bám và bán hàng gây phiền nhiễu khá phổ biến. "Chúng tôi thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng để lại hình ảnh không đẹp trong lòng du khách. Chính quyền địa phương cần sớm can thiệp, giải quyết", chị Linh Chi khẳng định.

Giải pháp tổng thể

Qua tìm hiểu, hầu hết những người bán hàng rong tại đây đều là những người dân sống ở các bản quanh khu vực thị trấn, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn thu nhập chính của họ là đi bán hàng rong. Nếu muốn giải quyết dứt điểm tình trạng này thì việc đầu tiên là cần có biện pháp để họ có nơi bán hàng ổn định.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VH,TT&DL Lào Cai cho biết: "Đây là vấn đề nan giải và chưa dẹp được. Cấp quản lý địa phương đặt câu hỏi: Vì sao họ chèo kéo khách? Có một thực tế là đồng bào làm ra những mặt hàng thổ cẩm rất đẹp, như ở Tả Phìn. Nhưng khi hướng dẫn viên dẫn khách tới bản lại chỉ để khách xem thôi, về đến thị trấn thì mới tư vấn khách mua để ăn phần trăm từ các shop bán hàng.

Đồng bào không bán được hàng đương nhiên phải chèo kéo khách. Hơn nữa, họ là chủ thể du lịch, nhưng các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch lại thu nhiều lợi nhuận. Lợi nhuận không phân phối đều, không có chính sách điều tiết sẽ dẫn đến chèo kéo. Do đó, để giải quyết tận gốc vấn đề này phải khôi phục các làng nghề và biến đó thành sản phẩm. Chúng tôi đã làm thí điểm ở bản Cát Cát, người dân ở đây không phải mang hàng đi đâu cả. Họ bán ở nhà, có cả khung dệt để khách quan sát, tìm hiểu. Du khách rất thích. Nhưng đấy chỉ là thí điểm. Muốn đại trà, chính quyền cơ sở phải có chính sách mở rộng mô hình này. Do đó, vấn đề là phải đầu tư cho người dân bản địa được hưởng lợi ngay từ bản làng, hoặc tại thị trấn phải quy hoạch một điểm chỉ đồng bào dân tộc kinh doanh mặt hàng thổ cẩm. Tôi rất mong có một địa điểm, để đồng bào vừa se lanh dệt vải, vừa nhuộm tràm, bán sản phẩm. Nhưng có một thực tế, đất bây giờ, các doanh nghiệp cứ chỗ nào đẹp là xí luôn phần và không chịu đầu tư".

Muốn giải quyết vấn nạn đeo bám hàng rong phải có những biện pháp kiên quyết, tổng thể. Trong đó cấp chính quyền cơ sở vào cuộc, đưa quy định vào hương ước. Người dân đi bán là trái với hương ước của họ. Bên cạnh đó, cần để cho họ một chỗ bán ngay tại làng hoặc một điểm nào đó, ông Sơn cho biết thêm.

Bài và ảnh: Xuân Cường

http://www.dulichhoanmy.com/quan-ven-duong/9772-nan-deo-bam-du-khach-o-sa-pa-lam-the-nao-de-giai-quyet-triet-de-.html

Theo Tin tức - Ngày 14/10/2011


BÀI XLI. Du lịch Đà Nẵng: Tình trạng mất trật tự an ninh tái diễn

Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, hiện tình trạng mất trật tự, chèo kéo, sách nhiễu khách du lịch của những người đạp xích lô, cò, hàng rong... ở địa phương đang tái diễn và rất phức tạp, đặc biệt trên địa bàn quận Hải Châu.

Tuy nhiên, biện pháp phối hợp giải quyết giữa các ngành hữu quan lại kém hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ phải bỏ tiền để lo công tác an ninh trật tự và vệ sinh môi trường trước khi có đoàn khách của đơn vị mình đến địa phương.

Lao Động, 6/3
http://vietbao.vn/Du-lich/Du-lich-Da-Nang-Tinh-trang-mat-trat-tu-an-ninh-tai-dien/10714506/254/

BÀI XLII. Khách nước ngoài bị quấy nhiễu giữa thủ đô

426249101_DSC_4984

Trên phố Hàng Dầu, chỉ với đôi quang gánh cùng vài ba mặt hàng như túi dứa, nải chuối, chùm nho... những phụ nữ này đi dọc theo con phố, quan sát những vị khách nước ngoài qua lại đây.

1599204707_DSC_4985

Dù bị từ chối, người phụ nữ này vẫn lao tới, định đặt đôi quang gánh lên vai vị du khách.

601897510_DSC_5050
Sau một hồi bị chèo kéo mua vài quả chuối với giá 50.000 đồng, vị khách này đã lắc đầu quay đi.

45289808_DSC_5009
Các du khách Nhật trong vòng vây của đội quân bán hàng rong trên phố Đinh Liệt.


840375670_DSC_5096

Cảnh gạ gẫm khách mua quanh hàng trên phố Cầu Gỗ. Vẫn là những bài quen thuộc, lượn lờ quanh phố và chào mời, gây tâm lý e dè cho du khách

1823442403_DSC_5026
Đeo bám khách mua bản đồ, quạt... trước cửa đền Ngọc Sơn. Tại đây luôn có khoảng chục người từ trẻ em, người già liên tục đeo bám, chào mời mỗi khi khách bước vào cổng đền.

1838553787_DSC_5114

Tại khu vực Nhà hát Lớn, vị du khách này mặc dù đã từ chối, nhưng người bán hàng này vẫn lẽo đẽo đi phía sau, tay cầm áo phông gạ gẫm

Còn vị khách này đành bấm bụng rút tiền mua chiếc áo phông để khỏi bị làm phiền khi qua Nhà hát Lớn.
http://tintuc.timnhanh.com.vn/xa-hoi/20100813/35aa9edb/Khach-nuoc-ngoai-bi-quay-nhieu-giua-thu-do.htm



BÀI XLIII. Độc chiêu vòi tiền khách Tây ở phố cổ Hà Nội 26/03/2010 14:03

Bước ra từ ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, vị khách nước ngoài bị dúi vào tay một túi dứa đã gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ. Trong khi người này nói... tiếng Tây thì chị bán hàng chỉ vào chiếc ví. Người khách hồn nhiên giở ví, để lộ ra những đồng tiền nhiều mệnh giá. Người bán hàng nhón lấy một tờ mệnh giá 500.000đ rồi đút vào túi quần…" href="http://www.vtc.vn/2-242259/xa-hoi/nghiet-nga-doi-cu-ba-93-tuoi-an-xin-mua-quan-tai.htm">» Nghiệt ngã đời cụ bà 93 tuổi ăn xin mua quan tài


Chu Hữu Sơn bị tạm giữ ở Công an phường Hàng Buồm.
Nhân dịp Hà Nội chào đón 1.000 năm tuổi, lượng du khách đổ về phố cổ Hà Nội ngày càng nhiều cho thấy sự quan tâm đến khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử của du khách quốc tế. Thế nhưng tại đây, lại đang phát sinh tình trạng đeo bám khách, bắt chẹt khách của một số người bán hàng rong. 1 phút bị... gánh quang gánh = 1 USD Quần bò, áo cánh, giày bata, vai tung tẩy đôi quang gánh, trên đặt vài quả dứa, nải chuối là hình ảnh đặc trưng của những phụ nữ bán hàng rong chuyên chọn khách Tây.


Mỗi khi nhìn thấy "ông Tây, bà đầm", họ xán lại. Không cần biết khách có "ok" hay không, họ vẫn nhấc đôi quang gánh từ vai mình, đặt lên vai khách và chụp luôn cả chiếc nón lên đầu họ. Có thể sau giây lát bất ngờ, khách sẽ cảm thấy thú vị khi được gánh gồng nên đứng tạo dáng cho người cùng đoàn chụp ảnh. Nhưng cũng có người dẫu không phũ phàng gạt phăng đôi quang gánh khỏi người mình nhưng liên tục lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Những hình ảnh như thế này tôi đã gặp nhiều lần trong cuộc "thị sát" phố cổ trưa 23/3.


Đọc đến đây, hẳn bạn đọc sẽ hỏi, những người bán hàng rong ép du khách gánh đôi quang gánh của mình để làm gì? Tại sao đối tượng bị "bắt" gánh lại là người nước ngoài? Tôi xin nêu ra đây sự việc mà mình tận mắt chứng kiến để bạn đọc thấy rõ mục đích của những "kiều nữ" bán hàng rong. Tại ngã tư Lò Sũ - Hàng Dầu, khi xuất hiện một gia đình du khách nước ngoài, lập tức hai người phụ nữ bán hàng rong sáp lại. Một người nhấc vội đôi quanh gánh đặt lên vai cậu thanh niên.

Trong khi cậu này cố giữ thăng bằng đôi quang gánh trên vai, chị bán hàng đã chuyển chiếc nón từ đầu mình sang đầu cậu kia. Trước sự sốt sắng của người bán hàng, cậu thanh niên đành đứng tạo dáng và ra hiệu cho bố chụp ảnh. Khi người cha vừa bỏ máy ảnh xuống, lập tức người bán hàng rong cầm túi chuối, túi dứa mời mua.

Cả gia đình này đều lắc đầu, song người cha vẫn tế nhị rút ra tờ 1 USD đưa cho người bán hàng. Họ bước đi yên ổn mà không phải chịu sự nì nèo đòi mua hàng. Đến đây, hẳn bạn đọc đã biết, động cơ của việc "ấn" quang gánh lên vai khách du lịch của người bán hàng rong là gì. Nếu nhìn nhận rằng, đây là việc cho thuê quang gánh để chụp ảnh giống như các cô bé dân tộc Mông ở Sa Pa đòi khách phải cho tiền mới được chụp thì có thể thông cảm.



Tuy nhiên, tiếp tục tìm hiểu về công việc của những người bán hàng rong, chúng tôi thấy sự việc không chỉ dừng lại ở mức độ này. Trước cửa số nhà 98 Mã Mây, có 3 người phụ nữ bán hàng rong (cũng là loại chuối, dứa) đang đợi khách ở vỉa hè. Nơi đây gần với ngôi nhà di sản 87 Mã Mây đã được thành phố bảo tồn nguyên trạng, một địa chỉ mà nhiều du khách ngoại quốc ghé thăm.

Khi thấy hai người khách trung tuổi, một nam một nữ đi ra, 3 người phụ nữ này lập tức tiếp cận. Hai người khách tỏ ra lúng túng khi bị mời chào nhiệt tình thái quá và miễn cưỡng phải đứng lại giữa đường để giao dịch. Vị khách nam bị dúi vào tay một túi dứa đã gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ. Trong khi người này nói... tiếng Tây, chị bán hàng chỉ vào chiếc ví. Người khách hồn nhiên dở ví, để lộ ra những đồng tiền nhiều mệnh giá. Người bán hàng đưa tay, nhón lấy một tờ mệnh giá 500.000đ.



Và cũng rất nhanh, người này đút ngay vào túi quần. Trong khi người khách nam bước đi, người khách nữ trước đó được đưa cho một túi chuối (chừng 4-5 quả) đã nhẹ nhàng đặt trả lại ở quang đằng sau mà người bán không hề biết. Hành động của nữ du khách chỉ có thể lý giải là do, chị quá bất ngờ trước việc người đồng hành của mình phải mua túi dứa bé tẹo với cái giá cắt cổ và vì không muốn tiếp tục bị ép trả tiền với kiểu, mở ví ra cho người bán chọn một tờ tiền mệnh giá cao.

Việc mua bán này đã lọt vào mắt những người đang ngồi ở quán trà vỉa hè phía đối diện. Ai cũng bất bình khi thấy, người bán hàng ngang nhiên rút đồng tiền xanh lét (500.000đ) khi chỉ bán cho khách túi dứa trị giá 5.000đ. Thấy khách uống nước tỏ vẻ bất bình trước hành vi "chặt chém" ngang nhiên này, chị chủ quán bảo, thường xuyên thấy cảnh này. Sau mỗi "phi vụ" như vậy, người bán đều chuyển địa điểm để tránh bị khách hàng của mình đòi lại tiền. Cũng theo chị bán nước, cách đây không lâu, tại khu vực này đã có một cuộc xô sát giữa những người dân sở tại và người bán hàng rong.

Lý do là một chị bán hàng rong đã bán 5 quả chuối với giá 200.000đ, bất bình về hành vi xấu này, một bà cụ đã lên tiếng phản đối. Tiếng qua, tiếng lại, người bán hàng rong bị đuổi khỏi khu vực này. Lân la trên phố cổ, nghe những câu chuyện "thông tấn xã vỉa hè" về hoạt động bán hàng rong "chặt chém" (mà hành vi này chỉ xảy ra với người bán chuối, dứa, chứ không có ở những người bán các mặt hàng khác), tôi lượm lặt được vô khối chuyện. Trong đó, có hành trình biến tướng của việc bán hàng rong.

Cần sớm giải quyết nạn đeo bám, "chặt chém" khách du lịch

Tôi đến Công an phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, nơi mỗi ngày có khoảng 1.000 du khách tham quan, lưu trú để tìm hiểu về vấn đề này. Trung tá Bùi Xuân Hùng, Trưởng Công an phường cho biết, hiện tượng đeo bám khách du lịch là vấn đề còn nhiều tồn tại. Điển hình phải kể đến một số người bán sách báo, quà vặt, hàng rong đã đeo bám, gây phiền hà cho du khách. Từ đầu năm đến nay, Công an phường đã xử lý 40 trường hợp. Nói về chế tài xử phạt hành vi này, đồng chí Hà Quyết Thắng, Phó trưởng Công an phường cho biết, mức phạt mới chỉ ở mức 30.000đ- 100.000đ. 21h ngày 23/3, Công an phường đã bắt giữ Chu Hữu Sơn, 52 tuổi, hộ khẩu gốc ở số 125 Hàng Buồm, một đối tượng chuyên đeo bám khách du lịch để bán ma túy giả. Kiểm tra trong người Sơn và cốp xe, thu 1 gói lá cây ép màu nâu (nghi là cần sa); 2 gói nilon nhỏ trong đựng chất dẻo (nghi thuốc phiện); 5 viên nén màu hồng (nghi là ma túy tổng hợp); 2 gói tinh bột đá (nghi ma túy tổng hợp).


Kết quả giám định cho biết, các chất trên đều âm tính với ma túy. Theo lời Sơn, hắn tiếp cận khách nước ngoài mời mua ma túy với giá rẻ. Nghe hắn khai cách bào chế ma túy, chúng tôi giật mình. Cần sa được chế từ lá ngải cứu; ma túy tổng hợp được chế từ thuốc thần kinh (vốn có màu hồng sẵn); ma túy chấm đá được làm từ... bột đá. Chấn chỉnh hoạt động bán hàng rong, ép giá, đeo bám khách du lịch là việc làm cần thiết, nhất là khi ngày càng nhiều du khách đổ về phố cổ nhân dịp 1000 năm Thăng Long. Nếu không kịp thời ngăn chặn, những hành vi trên sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch của Hà Nội.
http://www.vtc.vn/2-243102/xa-hoi/doc-chieu-voi-tien-khach-tay-o-pho-co-ha-noi.htm

BÀI XLIV .NỮ QUÁI TẠI BỜ HỒ

Báo tổng hợp) - Nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao...

Nhóm phụ nữ trong vai người buôn bán tụ tập chờ "con mồi">Ngày nào cũng vậy, khoảng 9h30 sáng, nhóm phụ nữ này bắt đầu tụ tập tại đầu phố Cầu Gỗ. Sau đó, họ chuẩn bị vài túi dứa xanh gọt sẵn, mấy quả chuối để lỏng chỏng trên đôi quang gánh và bắt đầu một "ngày làm việc". Ai cũng đi đôi giầy ba ta buộc chặt chân gọn gàng. Khi “hóa trang” xong, nhìn hình thức bề ngoài, họ không khác gì mấy người buôn bán gồng gánh quê chân chất, nhưng thực chất chỉ nhăm nhe rình rập "chộp" những vị nước ngoài đang còn bỡ ngỡ để moi tiền. Những phụ nữ này thường đứng "săn" khách ở vị trí có đông người nước ngoài qua lại, mắt láo liên nhìn các hướng để xác định “con mồi”.

Khi "con mồi" xuất hiện, họ bắt đầu tiếp cận bằng vẻ niềm nở, vồn vã để tạo sự thân thiện với du khách, sau đó vội vàng ấn đôi quang gánh vào vai mời chụp ảnh, tiếp theo là các hành vi úp nón lên đầu khách, lấy túi dứa dúi vào tay họ... Lúc này du khách vẫn chưa biết được ý đồ của mấy “bà bán rong”, chỉ khi bị đòi đến 5 đô la một túi dứa, hoặc 50-100 nghìn đồng, thậm chí nhiều hơn cho việc "thuê quang gánh chụp ảnh" hay "mua hàng" thì khách mới té ngửa. Sau đó lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ, họ dùng số đông để áp đảo và thường thắng thế trong lúc đôi co với khách nước ngoài. Một thủ đoạn khác cũng rất trắng trợn, họ chuẩn bị sẵn nhiều tiền lẻ, khi khách trót trả tiền bằng đô la hay tiền mệnh giá lớn, họ moi ra một vốc tiền lẻ dúi vào tay khách rồi... chuồn.


Kết thúc màn "thuê quang gánh" và "bán hàng" như vậy, bao giờ cũng là cái lắc đầu, nhún vai ngán ngẩm chấp nhận việc đã rồi. Cứ thế rất nhiều du khách đã sa bẫy nhóm phụ nữ này, để rồi hằn lại một ấn tượng rất xấu về thủ đô Hà Nội, nơi đang chuẩn bị bước sang tuổi... 1000. Trong khi chính quyền và nhân dân Thủ đô đang nỗ lực quảng bá với bạn bè quốc tế về Hà Nội nghìn năm thì cảnh tượng những người đội lốt hàng rong lừa đảo du khách diễn ra một cách công khai tại một không gian văn hóa tiêu biểu giữa thủ đô là điều không thể chấp nhận được. Phóng viên Dân trí đã mất gần một tuần "theo" nhóm phụ nữ này để ghi lại những hình ảnh không đẹp dưới đây.

Lao tới ấn quang gánh vào du khách


Những hành động thiếu văn hóa khiến du khách bất bình


Nhưng không vì thế mà họ dễ dàng buông tha


Kẻ trước, người sau úp nón và ấn quang gánh vào vai du khách và ... đòi tiền


Bị “hàng rong” quây thô bạo, nhiều du khách không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình


Nếu một người ép được du khách thì cả nhóm lao vào để dở nhiều thủ đoạn khác nhằm lấy tiền


Nhóm “hàng rong” này thường nhắm đến những du khách hiền lành đi đơn lẻ




Nếu du khách bất cẩn thì sẽ bị nhóm “hàng rong” móc tiền rất tinh vi và điệu nghệ


Khi chưa hay, du khách vui vẻ vì lầm tưởng đây là những người bán hàng tốt bụng


Rồi ngã ngửa khi bị đòi tiền

Dưới đây là trọn màn lừa đảo:

Chèo kéo và chụp nón

Rồi mồm năm miệng mười để dồn du khách

Từ 5 đến 7 đô la cho vài ba quả chuối hoặc vài miếng dứa gọt sẵn

Bị đòi tiền giá cắt cổ khách đã phản ứng lại nhưng đành chấp nhận


BÀI XLV. Hà nội ... 36 pho phuong VN ngay` nay

Các bạn thân,

Hơn ba năm nay, tôi chưa trở lại Hànội, nhưng thời gian trước đó,tôi đã về Hànội nhiều lần và đã ở đó nhiều tháng mỗi lần. Tôi biết Hànội ngày nay đãthay đổi rất nhiều, tôi đã gặp nhiều chuyện bực mình, đã phải nghe lối nói chuyện thô tục rất khó chịu... nhưng so với những sự việc mà tác giả bài viết dưới đây gặp phải thì tôi tha^'y tôi vẫn còn may mắn lắm...

http://www.hanoitravel.com.vn/tours/northern/img-northern/nt01.jpg

Tôi nghĩ có lẽ sự thật ngày nay Hànội đúng như vậy , mọi sự ngày càng quá đồi tệ vì có lần vô tình tôi được coi một màn kịch trên truyền hình ở Sàigòn, trong đó có đoạn một diễn viên hỏi một nữ diễn viên là :
" Em nói em là người Hànội mà sao anh thấy em nói ngọng quá, toàn lói lói nàm nàm..."
thì được trả lời "Đúng em nà người Hàlội , nhưng nà người Hàlội mới...".

Pinceau


http://www.fig.net/news/news_2008/hanoi_july_2008/hanoi_1_1000.jpg

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài...

Đầu tháng năm năm ngoái, tôi có dịp theo đoàn nghệ thuật Q. (nơi tôi đang công tác) ra Hà Nội để tham gia hội diễn toàn quân. Ðoàn tôi xuống sân bay Nội Bài vào buổi cuối chiều. Hà Nội đã vào hạ, nhưng chưa nóng gay gắt như Sài Gòn, thời tiết dịu dàng, vô cùng dễ chịu.

Trên con đường cao tốc rất đẹp và hiện đại nối sân bay với Ha` nội đô, không nhiều lắm xe cộ nối nhau lao vun vút, thỉnh thoảng có những bác nông dân tỉnh bơ dắt trâu đủng đỉnh băng qua đường. Hai bên đường, những thửa ruộng lúa chín vàng trải dài vút tầm mắt, cách quãng lại có những tấm biển khổng lồ, quảng cáo điện thoại di động hay băng vệ sinh, biểu hiện của một thành phố thời hiện đại.


http://vietnamontrails.com/Pictures/hanoi1.jpg

Về tới nội thành, trời đã tối hẳn, đoàn chúng tôi nghỉ tại một nhà khách quân đội ở đường Tầu Bay . Tối hôm đó tôi cứ trằn trọc, chỉ mong tới sáng để đi thăm thú thủ đô.

Tất cả những vẻ nên thơ, những địa danh nổi tiếng, những món ăn bất hủ của Hà Nội, thực ra tôi đều đã biết, nhưng là biết qua tưởng tượng, qua những tập bút kí, những đoạn tản văn hoặc những ca từ của các ca khúc viết về Hà No^.i .

Ôi những cây bàng lá đỏ , ôi Hồ Gươm, Tháp Rùa , ôi Hồ Tây lộng gió , ôi hoa sữa đường Nguyễn Du, An hồ Thiền Quang thơ mộng ... Ôi... Ôi... Ôi... Chưa kể các món ăn . Người Hà Nội sành ẩm thực lắm, nào phở, nào bún ốc, nào chả cá Lã Vọng..., nghĩ tới tôi cứ ứa hết nước dãi.

Sáng hôm sau, hai người bạn và tôi tranh thủ đoàn chưa có kế hoạch tập luyện bèn rủ nhau đi chơi ngay. Ra khỏi nhà khách một quãng, thấy mấy thanh niên ngồi túm tụm, mỗi người trên một chiếc xe máy, đồ chừng họ là xe ôm, nhưng không dám chắc lắm, bởi xe họ mới và là loại khá xịn.

Chúng tôi tiến lại gần, còn đang phân vân thi` một người trong bọn họ nhìn chúng tôi quát to: " Thích soi à? " Chúng tôi chưa kịp hiểu gì thì một người khác lại quát: "Cụp mẹ mày pha xuống!" rồi một người khác : " Bố mút mẹ mày pha ra bây giờ ! " Chúng tôi hoàn toàn không hiểu gì cả , nhưng thấy họ có vẻ hung dữ nên chúng tôi vội lảng ra xa .

May quá có một chiếc tắc xi đi ngang, chúng tôi leo lên tắc xi và đi vào khu trung tâm. Ngồi trên xe, tôi đem câu chuyện trên kể với anh lái tắc-xi và được anh cho biết " soi " tức là nhìn, " pha " là mắt . Ðại ý là mấy thanh niên v=E 1a rồi bảo chúng tôi không được nhìn và phải cụp mắt xuống.

Hồ Gươm quả thật danh bất hư truyền, đẹp đến na~o lòng. Tháp Rùa nổi lên giữa hồ trên=2 0một cù lao cỏ nhỏ xinh xinh. Xung quanh hồ là những cây liễu thướt tha soi bóng, hoàn toàn đúng với nh ững gì các nhà văn đã từng viết.

Thật là một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn. Tháp Bút đúng là hai cây bút, chọc thẳng lên trời, biểu hiện cho tri thức kẻ sĩ Bắc Hà. Tuy xung quanh hồ có một vài toà nhà mang kiến trúc vô cùng dị hợm, nhưng cũng không làm xấu được Hồ Gươm bao nhiêu. Có một điều khá đặc biệt, cách Tháp Bút chừng hai trăm mét, ngay trên lối đi dạo quanh hồ là một công trình mang kiến trúc của một cái lô cốt thời Tây.


Rất nhiều người ra vào đó, người nào khi vào mặt cũng khó đăm đăm , nặng trình trịch, khi ra thì rất tươ i, cứ như họ vào đó để chích đo-pinh . Về sau mới biết , đó là cái toa-lét công cộng . Giời ạ ! Khác nào một hột mụn cơm, một nốt vá chó giữa má nàng hoa hậu.

Chúng tôi rủ nhau ăn sáng, thực đơn sẽ quyết định là phở. Tôi ra sức ca tụng với hai người bạn (đều là dân Miền Tây) rằng phở là món ăn quốc tuý của Việt Nam, nhưng phở với đầy đủ phẩm chất của nó phải là phở Hà Nội.

Chúng tôi vào một quán phở nằm trên một con đường tôi không nhớ tên nhưng cũng thuộc khu trung tâm . Quán vắng tanh , nhưng ngay cạnh đó là một quán phở khác, đông nghẹt. Khách ăn vào chen nhau mua ra, trên tay mỗi người lăm lăm tô phở. Hết bàn ghế, họ ngồi xổm ngay trên vỉa hè húp xì xoạp, vừa ăn vừa sỉ mũi xoèt xoẹt.

Chúng tôi chọn quán này vì nó vắng, có bàn ghế mà ngồi. Ông chủ quán bưng ra ba tô tái chín, bốc hơi nghi ngút, ngửi mùi tôi đã rạo rực. Một anh bạn tôi, theo thói quen, nói rất dõng dạc: "Cho xin chén giá chụng đi". Ông chủ quán quay lại nhìn chúng tôi như nhìn người ngoài hành tinh , rồi bảo: " Giá chụng hả? Vào Sà Ghềnh mà ti`m ", ông ta nói
với cách nhái giọng Miền Nam , thái độ chẳng thân thiện gì. Tôi hết hồn, cấu mạnh vào đùi anh bạn, rồi nói nhỏ vào tai hắn:

"Ăn đi, đòi hỏi vớ vẩn, người Hà Nội họ nền nếp lắm, lần sau nói năng phải thưa gửi đàng hoàng."

Suốt buổi sáng và cho tới chiều hôm đó, chúng tôi bát phố Hà Nội, toàn đi bộ, rạc hết cặp giò. Ðường phố Hà Nội cũng như Sài Gòn, nghĩa là rất nhiều xe máy, kẹt xe liên tục.

Trước đây, tôi nghĩ Sài Gòn chắc nhiều xe máy và sự chấp hành luật giao thông của người dân chắc kém nhất Việt Nam . Nay tôi thấy tôi nhầm, lượng xe thì hai thành phố như nhau, nhưng người Hà Noi chạy xe láo kinh khủng , không có luật lệ gì hết nếu không có mat cảnh sát.


http://www.venere.com/img/hotel/4/4/2/7/267244/image_hotel_exterior_frontview_3.jpg

Về phương diện này dân Hà Nội là bậc thầy. Ngoại trừ khu vực được gọi là phố cổ, người dân xây nhà với những lối kiến trúc kinh dị, không ai giống ai, cái thì giống điện Kremlin , cái thì như lâu đài Ba TB 0, lộn xộn đứng gằm ghè bên nhau. Về mặt này, Hà Nội cũng ăn đứt Sài Gòn. Có lẽ do đặc tính người Hà Nội là nghệ sĩ nên họ luôn thích sáng tạo.

Chúng tôi ghé vào một tiệm băng đĩa, (nghe nói người Hà Nội cũng sành âm nhạc, hơn nữa có rất nhiều những CD "độc", hàng Trung Quốc m0 những tiệm Sài Gòn không bao giờ có, bởi không nhập hàng này, người Sài Gòn không thích nhạc cổ điển ) quả thật, tôi đã không thất vọng.

Chúng tôi chọn được mấy CD của Mozart, Tchaikovsky. .. do dàn nhạc hoàng gia Anh trình bày đàng hoàng. Chợt nhìn thấy trên kệ có để một CD của một cô bạn ca sĩ, tôi hỏi thử: "CD ca sĩ TT bán có được không anh?""Con dở hơi, có cho' mua ... mà bán cho chó."

Ở tiệm đĩa ra, tôi muốn về lắm rồi. Quả thật tôi không còn tin vào những áng văn thơ trác tuyệt viết về Hà Nội mà tôi đã đọc. Nào là bàng lá đỏ... Có đâu, đường phố trụi thùi lụi, có mà bàng bê tông thì có. Nào là quán cóc liêu xiêu... Có đâu, toàn quán nhậu tạp nham. Nào Hồ Tây chieu nay, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi... Có mà mời gọi, cứ thử lên đó ngồi xem, kể cả ngồi xuống đất cũng có mấy thằng cô hồn ra đoi` tính tiền chỗ.

Còn người Hà Nội thanh lịch thì bây giờ tôi cảm thấy rờn rợn, tự nhiên tôi nghi ngờ sự hiểu biết của mình về nghĩa từ thanh lịch. Nhưng chúng tôi vẫn chưa về được, vì một anh bạn nhất quyết đòi đi mua quần áo gì đó. Anh bảo vợ dặn phải mua.

Chúng tôi ghé vào một tiệm quần áo, sau khi xem, anh hỏi: "Chị có kiểu quần X, áo Y, váy Z... Mà của Trung Quốc ấy?" Chi chủ quán liếc xéo anh rồi bảo: "Anh giai thành phố Hồ Chủ Tịch mà kém tắm thế, muốn đồ Trung Quốc hả? Lên Ðồng Xuân, Bắc Qua ấy, đây chỉ có hàng Anh, Mỹ... Anh dùng tạm, không thì phắn mẹ ló đi cho em nhờ. Cháo ám!" Tôi biết, thứ hàng Anh, Mỹ của chị ta có bán rất nhiều trong khu bán sỉ trên chợ An Ðông.

Chieu hôm đó, chúng tôi ăn cơm trong một quán cơm bình dân gần nơi ở của đoàn. Nghe nói bia hơi Hà Nội ngon lắm, thấy quán này cũng có bán, chúng tôi gọi uống thử. Không ngon như đồn đại, tôi thấy nó nhạt và chua. Trong quán, có một anh cũng ngồi ăn và uống bia, anh ta chắc là một tay buôn chuyến đồ nông phẩm, vì tôi thấy chiếc xe của anh hai bên phía sau có chở hai cái sọt.

Ăn xong , anh trả tiền, rồi càu nhàu: "Bia với bọt nhạt như nước nồn, chua nhoen nhoét như cứt mèo, nàm mẹ nó be rượu cho xong ." Chị chủ quán bình thản: "Như lước lồn thì ló mới nghìn rưỡi, còn muốn không như lước lồn thì những ba nghìn rưỡi cơ. Buôn cứt người còn chê cứt mèo. Sốt ruột." Anh chàng định sửng cồ, nhưng thấy chị chủ quán tay lăm lăm con dao thái thịt, chắc khong phải tay vừa, nên anh cun cút đi mất.

Quả thật, cách đối thoại của người Hà Nội vô cùng khó hiểu, hình như nó mang nhiều tính ẩn dụ. Thì người Tràng An mà lại, ho ra thơ, thở ra văn. Có điều tôi thấy quá nhiều người phát âm sai chính tả.

Ở trong đoàn có mấy cô diễn viên múa là người Hà Nội, họ kể rằng bây giờ người Hà Nội ta.p nham, nói ngọng nhiều lắm . Nhưng tôi nghĩ, nói ngọng tức phát âm không chuẩn do khiếm khuyết ở lưỡi hoặc dây thanh quản. Họ không thế, họ không nói ngọng mà phát âm sai chính tả. Hình như đây là một thứ mốt của người Hà Nội, kiểu như cái mốt nói chen tiếng Tây.

Tối hôm đó, tôi kể chuyện đi chơi và phát biểu cảm tưởng của tôi cho mấy cô diễn viên múa người Hà Nội . Các cô cười ngặt nghẽo và bảo: "Hà Nội là như thế đấy, các anh không quen nên thấy sốc đó thôi, bọn em thấy bình thường".

Ðung' thật, những gì gây sốc hoặc dị ứng cho ta, đều là do không quen, chứ không hẳn là những thứ đó không tốt. Một cô múa tiết lộ với tôi :

" Ở Hà Nội còn nhiều nơi đẹp thơ mộng lắm, không hề như những ấn tượng của anh đâu. Ở những nơi đó anh s=E 1 thấy
Hà Nội hiện ra đúng như những gì anh đã nghĩ. Em ví dụ cho anh nhé, như vườn Bách Thảo chẳng hạn, ở gần Lăng Bác
ấy, anh đã đi chưa ? Không phải là bách thú Thủ Lệ đâu nhé " .

Mấy hôm sau, chúng tôi tới chơi nhà của một trong mấy cô múa đó. Nhà cô ở khu phố cổ, rất gần với Hồ Gươm. Chúng tôi chui vào một con hẻm. Lúc này là bốn giờ chiều, trời còn đang sáng rỡ, vậy mà vừa bước chân vào hẻm, chúng tôi không còn nhìn thấy nhau nữa, nó tối như hũ nút vì bên trên hẻm cũng là nhà.

Ði chừng ba chục mét thì tới một cái sân, rộng chừng hai chục mét vuông, là của chung cho tám hộ gia đình, trong đó có hộ của cô bạn chúng tôi. Nhà cô, nhân khẩu c3 năm người, gồm bố mẹ và ba đứa em cô, tất cả sinh hoạt gói trong mười lăm mét vuông.

Cô cho biết, đây là cảnh sống của tuyệt đại đa số cư dân phố cổ, nhưng sống tại phố cổ vẫn là ao ước của nhiều người, nhà cửa ở đây đắt hơn kim cương. Tôi ngồi chơi một lát rồi lỉnh đi mất, tôi có ý định tìm tới vườn Bách Thảo, mong lấy lại một chút thi vị của Hà Nội.


http://media-cdn.tripadvis  or.com/media/photo-s/00/1a/55/da/old-hanoi.jpg

Tôi tới vườn Bách Thảo thì trời đã nhá nhem tối. Trong vườn,20không khí nhẹ nhõm mát mẻ, quả thật cô diễn viên múa đó đã không đánh lừa tôi. Ðây đúng là một vườn địa đàng. Các loại cây cổ thụ xoè tán uy ngiêm, trên gốc già cỗi là những loài cây kí sinh, chen nhau mọc xanh rì, càng làm tăng vẻ huyền bí.

Trong vườn cũng có hồ, có những con đường nhỏ rải nhựa chạy uốn lượn ngoằn nghoèo. Giữa vườn có một trái núi đất (sau tôi được biết tên, đó là Núi Nùng) có vẻ như là tự nhiên, chứ không phải như những hòn giả sơn vẫn có nhan nhản trong các khu du lich ở Sài Gòn. Núi Nùng rất đẹp, đủ chủng loại cây mọc trên nó, có đường đi lên và trên đỉnh ... hinh như có một ngôi chùa hay một cái miếu gì đó.

Dọc con đường nhỏ, có đặt những chiếc ghế đá, đây đó có một vài cặp tình nhân đang ngồi tâm sự. Cảnh vật, không khí này, với vẻ u tịch mơ màng khiến tôi chợt nhớ tới một bài ca về Hà Nội. Thậm chí tôi còn cất tiếng hát khe khẽ. Tôi theo con đường nhỏ leo lên đỉnh Núi Nùng. Chà, núi cao ra phết, tôi đã khá mỏi chân.

Chợt tôi thấy đâu đó một mùi um um rất khó chịu, tôi nhìn quanh và phát hiện ra một đám cháy nho nhỏ, xung quanh là mấy thằng nhóc chừng mười ba, mười bốn tuổi đang la hét cười như nắc nẻ. Tò mò, t4i tiến lại gần, thì ra cái mùi là lạ kia phát ra từ đám cháy. ( Về sau, cô diễn viên múa có giải thích cho tôi rằng cái mùi đó là do bọn trẻ con đốt ho^.t của một loại trái cây, thứ trái đó người ta gọi là quả thối, một thứ quả đặc sản của Núi Nùng. Bọn trẻ đốt để khủng bố các cặp tình nhân .)

Thấy lạ quá, tôi tiến vào gần hơn, thì một thằng nhóc, mặt câng câng hất hàm bảo tôi : " Nhìn cái đéo gì ? Thích gì ?" Tôi hốt hoảng, bật lui rồi quay trở xuống. Xuống đến chân núi, tôi đã mỏi chân lắm, thấy một chiếc ghế đá còn trống, tôi bèn ngồi xuống .

Vừa dựa lưng vào lưng ghế, tôi chợt thấy dính nhép đằng sau, đưa tay quờ ra sau, tôi linh cảm ngay thấy đie^`u chẳng lành.
Một mùi thối hung hãn khủng khiếp bốc lên. Thôi đúng rồi, có đứa nào chơi ác, nó ỉa lên lưng ghế.

Thế là nguyên mảng lưng áo tôi dính nhoe nhoét, toàn cứt. Thực ra cứt nó chỉ là sản phẩm của bộ máy tiêu hoá, với nguyên liệu đầu vào là những thứ thơm tho. Có điều cũng nguyên liệu đó nếu đưa vào những bộ máy tiêu hoá khác, như của con heo chẳng hạn, thì nó sẽ cho ra sản phẩm kém chất lượng hơn nhiều, mùi cứt heo so với cứt người thì
kém xa về độ tàn bạo.

Chỉ có bụng dạ con người mới có khả năng để cho ra những thứ thối tha như thế. Tôi lâm vào tình thế khó xử quá, cởi áo vứt đi thì cởi trần từ đây về nhà sao được, từ đây về tuốt đư ng Tầu Bay đâu có gần gụi gì. Mà nếu để nguyên thế này ra ngoài đường thì thiên hạ họ chửi bố lên cho, có khi họ còn đánh ấy chứ. Dám lắm.

Cuối cùng tôi quyết định cứ để nguyên thế mà về, tôi bảo anh xe ôm rằng tôi sẽ trả tiền gấp đôi, anh ta mới chịu. Trên đường, tôi đi tới đâu, dân tình giạt ra tới đó, có mấy thằng du côn khạc nhổ chửi bới ầm ĩ. Mặc kệ, tôi còn cảm thấy thích, coi đây là một sự trả thù đời nho nhỏ.

Ðoàn tôi đã thi xong . Mọi người đều phấn khởi vì hôm thi, ai cũng làm tốt phần việc của mình, cả đoàn chắc mẩm đạt được thành tích đề ra, tức là đứng thứ ba toàn đoàn . Thực lực đoàn tôi có thể tranh chấp ngôi nhat nhì,

Ðấy là luật bất thành văn của bất kì cuộc hội diễn nào. Biết như thế nên lãnh=2 0đạo đoàn chỉ đề ra chỉ tiêu đứng thứ ba . Thế nhưng mọi viec không như dự tính, kết quả đoàn tôi đứng thứ hai tinh' từ dưới lên .

Hôm đi nghe kết quả về, ông trưởng đoàn mặt cứ như đưa đám, phen này về ăn nói ra sao với cấp trên, chương trình đầu tư mấy trăm triệu chứ bỡn à. Tôi nghe tr ong đoàn người ta bàn tán rằng, hồi bắt đầu dàn dựng chương trình , ông A. ( một cây đa cây đề trong làng ca múa nhạc quân đội, trưởng ban giám khảo ) đã vào đoàn và đặt thẳng vấn đề, nếu đoàn đưa cho ông mấy trăm triệu đó, ông sẽ lo dàn dựng toàn bộ chương trì nh và bảo đảm chỉ tiêu đứng thứ ba ( giống như một thứ thầu khoán và bảo hành công trình ).

0A Chả hiểu sao ông trưởng đoàn tôi không đồng ý. Trong khi tất cả các đoàn phía nam đều do mot tay ông A. lo hết. Thế bảo sao chả về áp chót. Ghê thật. Ðúng là thời hiện đại, kinh tế thị trường. Môi trường văn hoá nghệ thuật cũng không thoát khỏi sự chi phối của nó .

Các ông quan văn hoá đầy mình... còn hành xử như thế , trách quái gì ba cái chuyện nói ngọng... với ỉa bậy .

Ngày mai đoàn tôi lại về Sài Gon`. Ðoàn đứng vị trí thứ mấy với tôi chẳng quan trọng, tôi chỉ là thằng nhạc công và tôi đã làm tốt phần việc của mình . Những chuyện "maphia" đó thuộc phần các vị chu'c sắc. Tôi chỉ biết, tôi đã được du hí nửa tháng trời ở thủ đô.

Thế là mãn nguyện.
http://saigonecho.com/main/giaitri/truyenphiem/9005-H%C3%A0%20n%E1%BB%99i%20...%20%2036%20ph%E1%BB%91%20ph%C6%B0%E1%BB%9Dng%20VN%20ng%C3%A0y%20nay%20!!!.html


BÀI XLVI. Tát khách hàng vì vào xem mà không mua

Cách cư xử thô bạo, đốt vía, thậm chí tát khách hàng nếu vào xem mà không mua khiến nhiều người e ngại đi chợ ở Hà Nội.
Vừa bán hàng vừa dọa khách / Bị ăn chửi vì mua sắm ít

Minh Phương, sinh viên đại học Khoa học Xã hội Nhân văn không thể nào quên lần bị ăn tát khi đi mua guốc ở chợ Ngã Tư Sở. Lúc vào, cô bán hàng tươi cười đon đả, nói Phương cứ xem hàng thoải mái. Sau khi xem kỹ mà không thấy đôi nào ưng, Phương ra khỏi quầy hàng thì cô chủ hàng thay đổi thái độ.

"Bà đó kéo mình vào tát cho 2 cái rồi còn bảo: 'Xéo! Không tao đánh chết bây giờ'. Mình ức lắm, định nói lại bà ta nhưng nghĩ gây chuyện tại địa bàn của người ta chỉ thiệt thân”, sinh viên này tâm sự.

Không chỉ Phương, nhiều sinh viên khác cũng đã từng gặp rắc rối khi đi mua đồ tại các chợ. Tú, sinh viên năm cuối trường Đại học Quốc gia Hà Nội kể lại, hồi còn học năm thứ ba, cô ra chợ Nhà Xanh định mua quần bò. Thấy một chiếc đẹp, hỏi giá tới 400.000 đồng. Khi sinh viên này chỉ trả 150.000 đồng thì bị người bán mắng té tát.

“Họ bảo không có tiền thì cấm vào ám hàng họ. Nhưng mình nghĩ thuận mua vừa bán, họ bán thì bán, không bán thì thôi chứ sao lại cư xử thô bạo như vậy.”, Tú bức xúc nói.
Nhiều người chọn đi siêu thị vị ngại rắc rối khi mặc cả hoặc xem mà không mua hàng Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Nhiều người chọn đi siêu thị sau những bực mình khi đi chợ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Chị Hà, giáo viên một trường THCS từng choáng váng vì người bán hàng tại chợ Hôm. “Lúc mua, rõ ràng cô ấy nói nếu con mình mặc không vừa thì có thể ra đổi thoải mái. Sáng hôm sau, tranh thủ lúc trống tiết, mình ra đổi, cô ấy chẳng nói chẳng năng đem giấy và bật lửa ra đốt quanh người mình. Chưa kịp hiểu gì thì cô ý chửi như hắt nước vào mặt: ‘Định ám hàng bà mà đổi với chác giờ này. Đã mua hàng rồi miễn đổi, bực mình’. Chẳng biết ai mới là người bực mình nữa”, chị Hà phẫn uất.

Ngoài những trường hợp trên, còn vô số những va chạm dở khóc dở cười giữa chủ kinh doanh trong chợ và khách hàng với nguyên nhân cũng xoay quanh chuyện không mua khi không tìm được đồ ưng ý hoặc mặc cả với giá thấp hơn nhiều mức nói thách, đổi đồ...

Một số người sau những sự cố mua bán ở chợ đã chuyển qua mua hàng ở siêu thị để tránh bực mình. Chị Hà cho biết, sau lần bị đốt vía tại chợ chị chuyển sang đi siêu thị mua hàng để tránh các “phiền phức không đâu” dù giá có cao hơn một chút.

Theo kinh nghiệm của bác Minh, một người thường xuyên mua đồ tại chợ, những bạn trẻ tuyệt đối không nên chê hàng khi mới bước chân vào các quầy hàng. “Mình thích thì mua, không thích thì thôi, chứ không nên chê hàng của người ta. Trừ khi mình định mua sản phẩm đó rồi, chê nỉ non một chút, thể hiện mình chưa ưng lắm để người ta giảm bớt giá thì được”, bác Minh khuyên.

Khi mua khách hàng cũng nên thỏa thuận rõ với người bán về việc đổi hay trả lại hàng. Nếu đổi được thì trong phạm vi thời gian bao lâu, nên đổi lúc nào mà cả hai đều thuận tiện. Tốt nhất, nên mua ở những cửa hàng quen.

Cô Thụy, bán hàng lâu năm tại chợ Mơ giãi bày, người bán thấy khách vào thì mừng lắm, khách không mua, họ chưng hửng nên tức. Tuy nhiên, khách có không ưng hàng, ưng giá thì người bán hàng cũng không nên chửi mắng, đốt vía... vì còn lấy duyên để người sau mua.

“Bán hàng mà cư xử như vậy là không được, nhưng không phải người bán nào cũng vậy đâu, con sâu làm rầu nồi canh thôi. Gặp những người như vậy thì khách cứ tránh xa ra, chí ít cũng để giữ không khí vui vẻ và thoải mái khi đi mua sắm”, cô Thụy nói.

Xuân Ngọc
http://vnexpress.net/GL/Doi-song/Mua-sam/2010/07/3BA1E5A6/


BÀI XLVII. Nạn ‘chặt chém’ ở Hà Nội liên quan đến yếu tố vùng miền?

Không phải tất cả nhưng gần đây nhiều du khách miền trong khi tới Hà Nội kêu rằng họ bị chặt chém, đến cả đi toilet vì "nói giọng miền Nam"...

Nghe giọng Nam là “chém”

Không biết tự bao giờ Hà Nội đã được các du khách ngoại tỉnh, đặc biệt là người miền Nam đặt cho cái tên “miền đất dữ” hay “đất ớn”. Không ít người dù rất muốn đến thăm Hà Nội đã quyết định hoãn vô thời hạn ý định này khi được người khác kể cho nghe những kinh nghiệm “xương máu” về Thủ đô.

http://afamily1.vcmedia.vn/lz22gR5gAUy5ERF6knDuUrImpNtM4c/Image/2011/11/221111afamilyDLnoi1_aadc8.jpg

Vây kín, chèo kéo, bắt chẹt du khách ở Hà Nội khiến nhiều người “một đi không trở lại”. (Ảnh minh họa).
Chị Nguyễn Bích P – công tác trong ngành truyền thông ở Bình Thuận là một trong những người có nhiều kỷ niệm “đau” nhất. “Nhiều bạn bè của tôi nhắc nhau ra Hà Nội thì không nên mua gì, vì từng chứng kiến việc người bán cứ thấy khách nói tiếng miền Nam là nói thách và tìm cách lập lờ bán giá cao hơn. Có lần tôi vô chợ Đồng Xuân mua một cái áo, thấy chị bán hàng xởi lởi và tôi mua luôn một cái áo giá gần 400 nghìn, sau mang về mới biết giá người Hà Nội mua ngay gần đó chiếc tương tự nhưng giá chỉ bằng một nửa”, chị P kể.

Nhưng có lẽ kỷ niệm mua chiếc áo đắt gấp đôi chỉ vì nói giọng miền Nam của chị P chưa bi hài bằng câu chuyện “đi vệ sinh cũng bị tính giá khác” của bạn chị: “Đi ăn phở mà nói giọng Nam thì cũng thường bị tính đắt hơn 10.000 đồng/bát. Có lần tôi đi uống cà phê vỉa hè, lúc đứng dậy cũng bị tính 50.000 đồng/ly, trong khi để ý người bên cạnh uống ly cà phê y chang thì chỉ bị tính có 10.000 – 15.000 đồng/ly.

Thậm chí có lần tôi vô vệ sinh công cộng, lúc quay ra cũng bị người ta đòi 5.000 đồng, trong khi những người không nói giọng Nam thì tính chỉ 2.000 đồng. Tức quá, quay ra chất vấn thì người thu tiền nói tỉnh queo: “À, tại chị đi lâu hơn”… Thật không thể hiểu được!”.

“Bạn tôi ở Sài Gòn ra chơi, có lần đi chơi chỉ chừng 12km (sau này mới biết), thế mà bị anh taxi cho đi loanh quanh hơn tiếng đồng hồ, lúc tính tiền thành ra hơn 500.000 đồng. Từ đó chị ấy khiếp vía, rất sợ đi taxi ở Hà Nội”, chị P kể tiếp.

Hẳn nhiều người còn nhớ những câu chuyện rất “nổi tiếng” về dịch vụ taxi của Hà Nội mà hầu hết “nạn nhân” là những người từ nơi khác đến, không thông thạo đường phố thủ đô như chuyện một du khách TP.HCM phải trả hơn 800.000 đồng cho chuyến xe từ đường Đại Cồ Việt về Bờ Hồ.

Mới đây nhất là trường hợp một đại biểu tham dự Đại hội đồng cảnh sát quốc tế (Interpol) đã phải trả 200 USD và 100 đô la Singapore cho quãng đường chưa đầy 10km từ phố Phan Bội Châu về Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình.

http://afamily1.vcmedia.vn/lz22gR5gAUy5ERF6knDuUrImpNtM4c/Image/2011/11/221111afamilyDLnoi2_2eaa5.jpg

Không ít du khách bức xúc vì bị bắt chẹt do “nói giọng Nam”. Ảnh minh họa.
“Tôi không hiểu vì sao một số người bán hàng Hà Nội lại có thể làm như thế? Lấy tiền của một vài người khách lạ thêm chục ngàn đâu có khiến họ giàu lên chút nào nhưng hậu quả thì vô cùng lớn. Người ta sẽ kể cho tất cả bạn bè, họ hàng về những tai nạn này và kết quả là cả thủ đô Hà Nội bị tiếng xấu”, anh Huỳnh Văn Khánh – một du khách Cần Thơ than thở.

Anh Khánh than với người viết bài này khi đang ngồi bên bờ hồ Hoàn Kiếm và vừa phải trả 15 ngàn đồng cho một ly nước mía ở gần đó: “Trước khi ra Hà Nội, một số bạn bè tôi đã cảnh báo và tôi cũng đã rất cảnh giác nhưng rồi cuối cùng vẫn “bị” như thường. Người bán hàng giải thích rằng vì ly nước của tôi lớn hơn nhưng thực tế thì không có gì khác. Có lẽ tôi phải trả nhiều tiền hơn vì đã lỡ nói giọng Nam”.

Chậm, kém và chộp giật

“Tiếng xấu” mà anh Khánh nói không phải bây giờ mới có mà nó đã được những người đã đi Hà Nội loan truyền khá rộng rãi từ lâu nay.

Chị Nguyễn Thị L. – cán bộ của Chi cục Thuế Tân Bình (TP.HCM) cho biết, trong chuyến đi tập huấn kết hợp du lịch Hà Nội đầu tháng 11 vừa qua, vợ chồng chị đã phải đề phòng bằng cách đặt tour của một công ty lữ hàng lớn với giá đắt hơn khá nhiều so với các công ty khác với hy vọng rằng chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn.

Nhưng khi chuyến đi đã khởi hành, vợ chồng chị mới phát hiện ra rằng mình đã bị “bán lại” cho một đơn vị tổ chức tour vô danh nào đó của tư nhân. “Ở trong Nam, chúng tôi hoàn toàn không có tình trạng này, đăng ký mua tour của Saigon Tourist là được đi đúng tour, không bao giờ bị ghép sang tour du lịch của các đơn vị khác”, chị L. phản ánh.

http://afamily1.vcmedia.vn/lz22gR5gAUy5ERF6knDuUrImpNtM4c/Image/2011/11/221111afamilyDLnoi3_26231.jpg

Tình trạng đường phố bẩn thỉu, rác rưởi và lối giao thông “không giống ai” cũng làm Hà Nội mất điểm trầm trọng.
Với một công ty lớn mà chất lượng phục vụ còn như vậy thì sẽ chẳng có gì quá lạ khi những người bán hàng ngoài chợ “ghê gớm và ngoa ngoắt” với khách tỉnh lẻ, khách từ vùng miền khác. “Bữa đi chợ Đồng Xuân hôm vừa rồi, giữa lúc chúng tôi đang xem và lựa đồ, chưa kịp hỏi giá của món đồ đã bị người bán hàng giật lại không cho lựa với lý do… lựa chọn lâu la”, chị L kể và khẳng định: “Ở trong Nam, chúng tôi không bao giờ bị gặp cung cách phục vụ như vậy”.

Sự kém trong các dịch vụ du lịch của Hà Nội còn thể hiện ở thói quen hay bắt chẹt khách.

Theo chị Nguyễn Bích P (Bình Thuận), một “kỷ niệm buồn” ở Hà Nội gắn với một địa chỉ nổi tiếng. “Có vẻ như nhiều hàng quán ở Hà Nội bán hàng hơi kiêu căng. Có lần tôi vô quán Chả cá Lã Vọng nổi tiếng trên phố Chả Cá. Đi cùng nhóm bạn 6 người, nhưng chúng tôi chỉ gọi 5 suất vì trong nhóm có một người ăn chay chỉ đi chung cho vui. Thế nhưng người phục vụ nói 6 người phải lấy đủ 6 suất, lấy 5 suất không bán. Trao đi đổi lại mãi người ta vẫn nhất quyết không bán 5 suất”.

Đáng buồn là hầu hết các du khách ngoại tỉnh đến Hà Nội đều đã từng phải gánh chịu chất lượng dịch vụ kém của thủ đô với những nhận xét rất giống nhau rằng: Dịch vụ gì của Hà Nội cũng chậm, thái độ phục vụ của nhân viên kênh kiệu, hách dịch thậm chí là “khinh người” kiểu như “ăn bát phở mà gọi khản cổ không được, xin thêm miếng chanh thì bị lườm cháy mặt”.

“Ra Hà Nội 2 tuần, đến giờ nói thật là tôi và chồng tôi đều đã cảm thấy rất “ớn” vì dịch vụ và cung cách phục vụ của những người làm trong ngành dịch vụ, phục vụ ở Thủ đô”, vợ chồng chị L. cho biết.

Những tiếng xấu này của Hà Nội bao giờ mới được gột rửa hết?
KHÁNH PHONG

Nguồn: http://infonet.vn/Detail.aspx?ArticleID=3127

http://www.xe3mien.vn/showthread.php?14443-Nghe-gi%E1%BB%8Dng-Nam-l%C3-%E2%80%9Cch%C3%A9m%E2%80%9D
BKBĐ 198


XLVIII. Nạn đeo bám khách du lịch lại tái diễn

Nan deo bam khach du lich lai tai dien

(LĐ) - Mặc dù mới chỉ là những ngày, tháng của đầu năm mới Tân Mão - thế nhưng theo quan sát của chúng tôi, số người bán hàng thường đeo bám khách du lịch ở quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, cũng như một số địa điểm khác… đã bắt đầu hoạt động trở lại.

Khu vực hồ Hoàn Kiếm từ lâu luôn là địa điểm tụ hội đông của người ngoại tỉnh thuộc đủ thành phần, lứa tuổi, hằng ngày bám trụ mưu sinh. Từ lâu, thực trạng này đã làm xấu đi cảnh quan bởi sự nhếch nhác, đồng thời còn khiến du khách quốc tế buồn lòng để rồi những ấn tượng về du lịch và hình ảnh tốt đẹp của đất nước, con người Hà Nội nói riêng và của VN nói chung. Không thể chấp nhận nổi cảnh những người lớn tuổi bám theo khách nước ngoài để mời mọc họ mua tranh ảnh, quà bánh, đồ lưu niệm với một thái độ rất quyết liệt và thiếu văn hóa. Rồi nữa, trẻ ăn mày cũng đông đúc không kém bám theo rất kiên trì, để xin tiền khách. Đến nỗi, khách muốn ngồi ghế đá để ngắm khung cảnh mùa xuân bảng lảng khói sương của mặt nước hồ Hoàn Kiếm bồng bềnh cũng không yên thân khi người này mời, kẻ kia... bám! Có không ít du khách nổi cáu phát khùng lên vì không chịu được thực trạng này. Và khi thấy khách nổi đóa lên như vậy, thì những kẻ đeo bám cũng không vừa, khi chúng buông những lời chửi tục tĩu rồi mới chịu bỏ đi...

Không chỉ ở khu vực hồ Hoàn Kiếm, mà hầu như ở bất cứ khu danh lam thắng cảnh nào có du khách nước ngoài viếng thăm trong địa bàn thành phố cũng luôn đầy rẫy những kẻ đeo bám. Ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng Dân tộc học, khu vực hồ Tây, đền Cổ Loa... ở nơi nào cũng luôn có vài ba chục người thường trực đeo bám, đó còn chưa kể tới một lực lượng đáng kể những kẻ đeo bám theo kiểu “di động”, nghĩa là họ đi xe máy bám theo ôtô của khách du lịch để bán hàng...

Vấn đề đeo bám khách du lịch luôn làm đau đầu sở du lịch ở các địa phương, bởi lẽ vì tình trạng này cũng là một nguyên nhân không hề nhỏ khiến cho khách du lịch quốc tế đến nhiều... nhưng ít khi trở lại. Được biết, các chiến dịch truy quét những người hành nghề đeo bám ở các địa phương luôn được thực thi, nhưng xem ra kết quả thì không hề khả dĩ, bởi lẽ sự kiên quyết là không hề có. Ngay như ở Hà Nội, mà thực tế là khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm, mặc dù có tới cả vài chục người làm công tác giữ gìn trật tự quanh hồ, nhưng tình trạng này đâu có giảm.

Thiết nghĩ, chúng ta nên kiên trì và kiên quyết dẹp bỏ hết đội quân đeo bám ở các địa điểm du lịch tại tất cả các địa phương trên cả nước. Có thể, việc “xóa sổ” được vấn đề này không hề dễ, nhưng cũng không thể không làm nổi, mà vấn đề ở đây là, chúng ta có quyết tâm hay không mà thôi (?!).

Gia Long

http://www.baomoi.com/Nan-deo-bam-khach-du-lich-lai-tai-dien/137/5692349.epi

BÀI XLIX. Chiêu chặt chém du khách hải ngoại
sạch túi có một không hai

– Sau khi chuyện khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) bị lên án và tẩy chay vì lối phục vụ “chặt chém” quá quắt khiến du khách bức xúc tột độ, rất nhiều người đi du lịch đã chia sẻ những câu chuyện bị “chặt chém”, “hành hạ” khó tin của mình ở các địa điểm du lịch khắp mọi miền đất nước.

Nhức nhối nhất: Đồ ăn, khách sạn

Một thành viên trên diễn đàn tttvnol chia sẻ câu chuyện đi Sầm Sơn (Thanh Hóa) của mình như sau: “Tôi mua dừa tươi, đã mặc cả rất kỹ. Họ nói 100.000 đồng/quả, tôi mặc cả xuống còn 30.000 đồng/quả và họ đồng ý bán. Khi thanh toán tiền cho 2 quả dừa, họ nói 130.000 đồng khiến tôi tưởng họ nhầm, Nhưng không phải, vì họ nói tôi mới mặc cả cho quả thứ nhất, quả thứ hai chưa đả động gì đến. Tôi hoảng quá, không mua nữa thì họ chửi đến phát ngại, mà mua thì ấm ức không chịu nổi”.

Như thấy mình trong câu chuyện này, các thành viên khác cũng ào ào tuôn ra những chuyện bức xúc mình từng gặp phải.
Có du khách cho biết còn bị “thịt” ở Sầm Sơn theo cách rất chi là bất ngờ, như kiểu đánh úp khách: “Biết là khu này hay chặt chém, chúng tôi đã mặc cả rất kỹ giá của từng món ăn rồi ghi ra giấy, bắt chủ quán ký vào, sau đó mới ngồi xuống ghế.

Ăn uống xong đứng dậy thanh toán, cả hội gần chục người choáng nặng khi em nhân viên cho biết nhà hàng thu thêm 20.000 đồng tiền ghế ngồi/khách; 20.000 đồng tiền gia vị, chanh ớt cho cả nhóm; 100.000 đồng tiền phục vụ; 50.000 đồng tiền vệ sinh, dọn dẹp rác rưởi, vv… Chúng tôi đôi co một hồi thì họ bảo quy định ở đây là thế. Vì không muốn lằng nhằng, cãi nhau mất vui, chúng tôi đành ngậm ngùi thanh toán, trong lòng bức xúc khôn tả”.

Một khách du lịch đi Sầm Sơn bức xúc thuật lại: “Tôi đặt 2 triệu để chắc chắn là có phòng, với giá phòng toàn 500.000 đồng, cao gấp đôi giá ở Hà Nội. Đến sát ngày đi, khách sạn gọi điện hỏi đoàn chúng tôi ăn gì nhưng cả đoàn đã thống nhất sẽ ăn tự do, đến nơi thấy gì ngon, thích thì ăn. Chủ khách sạn cho biết quy định của là đã thuê phòng là phải ăn đồ ăn của khách sạn.
Thấy quy định quá vô lý, chúng tôi không đồng ý thì bà ấy cho biết sẽ không cho thuê nữa vì như thế là không tuân thủ quy định khách sạn. Cuối cùng vì đã quá sát ngày nên tất cả muối mặt chịu đựng, nếu không thì không còn chỗ mà ở”.

Từ các địa điểm du lịch nổi tiếng ở như Hạ Long, Cát Bà, Chùa Hương, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu đến các khu vực nổi tiếng “vừa vừa” trong cả nước đều từng khiến du khách hoảng hốt vì mức độ 'chặt chém', nhất là vào cao điểm mùa du lịch, và đặc biệt xảy ra nhiều ở các khu du lịch miền Bắc và miền Trung.

Một du khách từng đi Vũng Tàu khốn khổ kể lại: “Vợ chồng tôi đặt phòng trước rồi, 900.000 đồng/đêm. Cả hai hí hửng đến thì khách sạn thông báo không còn phòng vì có người gọi hủy phòng. Vợ chồng tôi cãi nhau với chủ khách sạn thì họ không những không giải thích mà đuổi ra luôn. Trời thì mưa, cả hai phải vật vờ đi tìm khách sạn, nhớ lại vẫn không thể nào chấp nhận nổi cách phục vụ như thế”.

Chưa kể sau đó, hai vợ chồng du khách này chỉ ăn “cơm bình dân” với các món bình thường như cơm trắng, tôm nhỏ (4 con), canh rau nhưng bị “móc ví” mất 800 ngàn!

Nhiều khách du lịch đi chơi cuối cùng mua thêm cái bực vào thân vì khách sạn quảng cáo là 3 sao, giá cũng 3 sao nhưng thực tế thì chất lượng chưa nổi 1 sao!

Tại Đà Lạt, có không ít người mếu máo cho biết mình mất hết cả tiền bạc, nữ trang, mỹ phẩm xịn chỉ vì gửi chìa khóa cho lễ tân.
Đến khi phát hiện thì không thể nào chứng minh được là khách sạn lấy, vì quy định của khách sạn là khách phải gửi các đồ có giá trị, mất là họ không chịu trách nhiệm!

Những “quái chiêu” khiến khách phát hoảng

Khốn đốn nhất là những dịch vụ 'quái chiêu' khiến du khách phát ốm. Trên các diễn đàn, nhiều người đọc những câu chuyện du khách bị “chăn” xong mà không thể nhịn nổi cười, đặc biệt là chuyện thuê ngựa để chụp ảnh, thuê ngựa để cưỡi thử ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Đi du lịch, khách bị chặt chém đủ đường, từ khách sạn tới hàng ăn, đồ uống và các dịch vụ vui chơi giải trí khác

Một du khách thuật lại: “Tôi đưa con gái và vợ đi Sầm Sơn, con gái thấy ngựa đẹp nên cứ đòi xem. Y như rằng một thanh niên mời chào chụp ảnh, giá 20 ngàn đồng/bức. Thế là chụp xong 2 kiểu, tay thanh niên vỗ vào mông con ngựa khiến nó lồng lên làm vợ chồng tôi hốt hoảng.

Khi dừng lại nó đòi 120 ngàn cho 6 kiểu, vì trong lúc ngựa phi, nó đã chụp thêm 4 kiểu! Không trả là không xong với nó”.
Cũng liên quan đến con ngựa, có du khách cay đắng móc ví, muốn khóc mà không khóc được vì tức. Khi cả đoàn du lịch đi ra hòn Trống Mái chơi, một thanh niên ngỏ ý mời một phụ nữ trong đoàn cưỡi ngựa thử với giá 5 ngàn đồng. Hí hửng trèo lên và chạy một đoạn rồi xuống ngựa, cậu ta hét “500 ngàn” với lý do 5 ngàn tính cho 1 bước chân ngựa, còn chạy vài vòng như thế phải trên 100 bước, tính 500 ngàn là còn rẻ (!?) Cãi nhau một hồi, cuối cùng người phụ nữ vẫn phải ngậm đắng rút ví 300 ngàn đồng trả cho kẻ “ăn cướp” trắng trợn.

Chưa hết, hiện nay ở các khu du lịch cứ ra đến cửa là có “ma cô”, “cò mồi”. Vì thế, đã có không ít bậc phụ huynh khốn đốn vì chúng toàn lừa dắt trẻ con ra chỗ kín cho ăn kẹo, trong khi đó một kẻ khác sẽ chạy ra thông báo cho bố mẹ chúng biết là lũ trẻ đang ở đâu.
Sau đó, hai “kẻ cướp” đường hoàng “xin được bồi dưỡng”, ít nhất cũng phải 200 ngàn đồng!

Một địa danh du lịch nổi tiếng là Đà Lạt cũng không ít lần khiến du khách xanh mặt. Một thành viên trên webtretho từng đi du lịch ở đây kể lại: “Lúc cả nhà đi thăm thắng cảnh có một thợ ảnh cứ bám theo dỗ ngọt. Mới đầu đi chơi thì bảo cứ chụp rửa ra cái nào đẹp mới lấy tiền, sau đó thì cứ theo khách suốt cả ngày chụp ảnh các nơi cho tới khi khách về khách sạn.

Rồi hắn bảo cái nào đẹp sẽ phóng to cỡ của tờ giấy A4, tôi không đồng ý nhưng cứ làm. Tối đến khách sạn thông báo tiền chụp ảnh gần 4 triệu cho cả ngày đi chơi bao gồm cả ảnh nhỏ và ảnh to. Thật quá đáng hết mức”.
Anh Văn Hùng ở Hà Nội từng đi du lịch tại Sầm Sơn thuật lại câu chuyện khá bức xúc. Nhóm bạn 4 người của anh đi du lịch ở đây, biết là sẽ bị 'chặt chém' không thương tiếc nên đã mặc cả trước với mọi thứ. Đến ngày cuối, cả nhóm hý hửng vì mình quá kinh nghiệm, không bị 'chém' gì.
Để 'tổng kết' thành tích này, nhóm đã đi hát karaoke ở ngay gần bãi biển. Trước khi vào hát, chủ quán đòi 500 ngàn cho 1 giờ hát, nhóm mặc cả xuống được 200 nghìn 1/giờ. Sau khi hát xong 1 giờ, đến lúc thanh toán tiền, chủ quán đòi 800 nghìn đồng.

Cả nhóm ngớ người ra thanh minh là đã mặc cả từ đầu là 200 nghìn, nhưng chủ quán lúc này 'mặt lạnh như tiền' tuyên bố xanh rờn: 200 nghìn là 1 người, 800 nghìn là 4 người!

N.Anh
http://phovui.vietbao.com/yaf_postsm514578_Cam-bay-don-chao--Viet-kieu--ve-que-an-Tet--du-lich.aspx

L. Hãi hùng xe ôm bám xe khách

21/2/2012 14:25 Đội quân xe ôm chừng 30 người, hành nghề quanh khu vực Bến xe Trung tâm Quy Nhơn thường xuyên đeo bám, rượt đuổi các ô tô để tranh giành khách, gây ra không ít phiền hà cho hành khách trên những chuyến xe vào đây

Nhiều người hành nghề xe ôm đang bám đuôi xe khách vào bến (ảnh chụp lúc 15 giờ, ngày 18.2.2012, ngay cổng sau Bến xe Trung tâm Quy Nhơn, đường Võ Liệu, TP Quy Nhơn).

Theo quan sát của chúng tôi, những người hành nghề xe ôm đứng thành từng nhóm 3 đến 5 người dưới lòng đường, trên vỉa hè dọc đường Võ Liệu, đường Tây Sơn đoạn gần siêu thị Metro và đối diện với nghĩa trang liệt sĩ. Có những xe ôm đeo bám theo xe khách từ QL 1D về tới bến, khi tới đường Võ Liệu, việc đeo bám càng quyết liệt hơn. Ô tô khách 77H-4627 chạy trên đường Tây Sơn đang tiến về hướngBến xe Trung tâm Quy Nhơn, khi xe vừa quẹo vào đường Võ Liệu đã “được” 4 xe ôm “săn sóc”, đeo bám giành khách.

Trước cảnh tượng rượt đuổi kinh hoàng của mấy bác xe ôm, những người đi đường phải nép sát vào lề để bảo toàn tính mạng. Xe chưa dừng hẳn, mấy bác xe ôm chỉ tay về phía hành khách, rồi … tả đặc điểm để “xí” khách. Theo luật bất thành văn của đội quân xe ôm, mỗi khi họ “xí” ai thì buộc hành khách đó phải đi xe của họ, bằng không phải đi bộ vì xe ôm khác không được chở. Chị Nguyễn Thị Thúy, hành khách đi trên ô tô khách chạy tuyến Kon Tum - Quy Nhơn, chia sẻ: “Ngồi trên xe nhìn xuống thấy mấy chú xe ôm đuổi sát đuôi xe mà vã mồ hôi. Tôi cảm giác như mấy xe máy này muốn “ăn tươi” ô tô vậy!”.

Để kiếm được hành khách, cánh xe ôm này phải nhanh, lì, liều và đôi lúc đã đánh nhau khi bị người khác cướp mất khách. Cũng chính nhanh và liều nên đã có không ít trường hợp xe ôm đeo bám theo xe khách bị tai nạn, như trường hợp của anh Trần Văn H., phường Ghềnh Ráng. Một lần bám theo xe khách, vì chạy quá nhanh nên khi quẹo xe qua một đoạn đường nhiều cát, anh đã bị ngã lăn quay xuống đường. Sau cú ngã suýt chết ấy cũng là lúc anh bỏ luôn nghề xe ôm.

Đóng vai hành khách, tôi lên xe của một bác xe ôm trước cổng siêu thị Metro. Ngồi sau xe, tôi lo lắng bảo chạy chậm lại nhưng bác tài này tự tin, trấn an: “Thấy thế thôi nhưng rất an toàn, cứ yên tâm! Tôi phải chạy nhanh vì còn phải kiếm khách nữa… Giờ này, xe các nơi về nhiều nên tôi phải quay lại bến ngay để bắt khách”.

Trung tá Nguyễn Tùng Tam, Đội trưởng Đội cảnh sát giao thông Công an TP Quy Nhơn, cho biết: Đến nay, đã có trên 100 trường hợp bị xử lý vì hành vi chạy xe thành đoàn gây cản trở giao thông. Lực lượng sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát quanh khu vực này. Đi đôi với việc xử lý trực tiếp, hiện nay, lực lượng tuần tra kiểm soát cũng đang tiến hành xử lý nguội đối với những trường hợp xe ôm chạy thành đoàn gây cản trở giao thông tại khu vực bến xe Trung tâm.

Tiếp xúc với những người dân trên đường Võ Liệu, Tây Sơn, chúng tôi nhận được những lời than vãn, kêu ca về tình trạng đeo bám xe khách của cánh xe ôm. Bác N. V. Th.- sống ở khu vực này, cho biết: “Thấy cảnh tượng rượt đuổi mà khiếp, táo bạo còn hơn săn bắt cướp”.

Đành rằng mỗi nghề đều có cách kiếm sống riêng, nhưng không thể viện cớ tranh thủ kiếm khách để biện minh cho việc dùng xe rượt đuổi, đeo bám gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông. Ngoài việc cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm, những người hành nghề xe ôm cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm về công việc mình đang làm để bảo vệ chính mình cũng như sự an toàn cho mọi người.


Theo: Báo Bình Định
http://xahoi.com.vn/xa-hoi/van-hoa-xa-hoi/hai-hung-xe-om-bam-xe-khach-81223.html


Phóng sự du lịch
LI. Kỹ nghệ đeo bám khách du lịch ở Huế

- Huế là một thành phố du lịch, thành phố Festival Việt Nam đã và đang thu hút nhiều khách du lịch. Thế nhưng, đến Huế du khách khó thoát khỏi cảnh bị bao vây đeo bám bởi đội quân hàng rong, ăn xin đông đảo.

Thoát nơi này mắc nơi kia

Đến với Huế, chắc chắn du khách sẽ tới Đại nội. Đây là điểm tham quan đặc trưng của Huế nói chung và Việt Nam nói riêng. Bến xe Nguyễn Hoàng là nơi dừng chân của du khách trước khi vào Đại nội Huế. Tại đây, có một đội quân đeo bám du khách hoạt động thường xuyên, cứ thấy khách du lịch xuống xe là vây quanh đeo bám năn nỉ mua hàng.

alt
Từ bến xe Nguyễn Hoàng vào Đại nội, du khách bị hết người này đến người khác chèo kéo

Từ bến xe, du khách sẽ đi bộ vào Đại Nội tham quan, trên đường đi sẽ bị đội quân đeo bám cho tới đầu Cửa Ngăn mới buông tha. Cửa Ngăn được xem là bức thành chặn việc đeo bám du khách của những người bán hàng lưu niệm, đổi tiền, tranh… Vì vào đây sẽ bị lực lượng bảo vệ khu vực Đại nội ngăn cấm. Do đó, khách vào điểm này sẽ vắng bóng những người bán hàng.

Thoát qua Cửa Ngăn, vào khu vực Đại nội, du khách luôn dừng bước xem những khẩu thần công, thì cũng là lúc xuất hiện đội quân chụp ảnh, bán hoa quả vây quanh chào mới liên tục. Tưởng rằng bước qua ranh giới du khách sẽ thoát khỏi sự chèo kéo, nhưng đâu cũng vào đấy, luôn bị đội quân thợ ảnh, đạp xích lô, bán hoa quả… vây quanh.

Khác với Đại nội, lăng Minh Mạng là điểm tham quan về kiến trúc lăng tẩm vua chúa thời nhà Nguyễn. Tại đây, có rất nhiều gian hàng lưu niệm bày bán xung quanh khu vực bến xe phục vụ khách du lịch. Vừa bước khỏi xe, khách chưa thở đã bị từng đoàn quân chạy tới bám lấy. Con đường từ bến xe vào lăng được xem là ranh giới giữa khu vực lăng và khu dân cư, nên đội quân bán hàng không thể hoạt động.

Trên con đường chừng 300m này có một hàng thép gai dựng lên để ngăn cách với nhà dân. Khu vực có lực lượng bảo vệ nên đội quân chèo kéo chỉ hoạt động phía trong hàng rào, liên tục có những cánh tay đưa lên xin tiền, mời mua hàng. Đặc biệt nhất, là đội quân bán hàng đã phá hàng rào thép gai để khi nào không có bảo vệ thì chạy ra ranh giới đeo bám theo khách.

Tại ranh giới này, một hình thức đeo bám mà không thể tưởng tượng nổi là những người mẹ bồng con nhỏ và “tỏ vẻ” khóc than thảm thiết đứng trong hàng thép gai xin tiền khách du lịch.

Những lúc không có bảo vệ thì bồng con chui qua hàng rào đeo bám du khách khóc than mong bố thí. Và ngày nào cũng vậy, khi bảo vệ di tích xuất hiện thì mọi hoạt động trở về vị trí trong ranh giới bằng hình thức đưa tay qua hàng thép gái, vắng bảo vệ thì đội quân chèo kéo nhảy ra bám lấy du khách...

Ở Huế không chỉ Đại nội, lăng Minh Mạng mà tất cả các điểm tham quan du khách đều xảy ra nạn đeo bám du khách.

Khách xin đừng đeo bám, vẫn không buông tha

Thấy một xe chở khách du lịch vừa dừng lại ở bến xe Nguyễn Hoàng, xe chưa mở cửa nhưng đội quân, người thì đưa danh thiếp khách sạn, người thì xách chai nước, người đồ lưu niệm, nón mũ, người cầm tiền… đã chực sẵn vây quanh du khách.

Khách vừa bước xuống xe, đội quân đeo bám chia năm xẻ bảy, đeo bám từng du khách. Người thì mời mua hàng lưu niệm, người đổi tiền… Khách lắc đầu liên tục nhưng vẫn bám theo để mời. Nếu một du khách chỉ cần dừng lại xem hàng thì sẽ bị đeo bám quyết liệt và người bán hàng rong bằng mọi cách “ép” khách mua cho bằng được.

alt
Cảnh tượng thường bắt gặp ở Huế
Ở Huế việc du khách bị chèo kéo diễn ra từ lâu và ngày một tiếp tục gia tăng. Khách du lịch đi bất cứ đâu cũng không thoát khỏi nạn đeo bám. Chính những người đeo bám đã làm cho du khách phải buồn lòng về Huế, đã đánh mất ấn tượng về một thành phố du lịch, hình ảnh tốt đẹp về con người Huế.

Đại đa số khách du lịch đều không thiện cảm với đội quân đeo bám, nếu không muốn nói là họ còn bực mình vì đội quân ấy gây không ít phiền phức cho họ.

Trước việc phổ biến tình trạng du khách bị chèo kéo, đeo bám, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã giao cho lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác có những biện pháp ngăn chặn. Tuy vậy, tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Tại các kiốt bán quà lưu niệm, chụp ảnh, điểm đỗ xích lô trước các di tích, bến xe, lực lượng công an thành phố phối hợp với công an phường, UBND phường, tiến hành cam kết ngăn chặn việc chèo kéo du khách. Còn với những người đạp xích lô, xe thồ thì thông qua các nghiệp đoàn, tổ xích lô, xe thồ tự quản, các cơ quan chức năng thực hiện những biện pháp như tuyền truyền, cam kết…

Tuy là lực lượng chủ chốt trong việc xử lý tình trạng du khách bị chèo kéo, nhưng khi tiến hành xử lý những người vi phạm thì Công an TP Huế không có chế tài xử phạt, mà chỉ tiến hành các biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, cam đoan, cam kết, xua đuổi…

Thượng tá Trương Đình Đức, Phó Công an TP Huế cho biết: Việc giải quyết tình trạng du khách bị chèo kéo đã được công an thực hiện mấy năm nay.

Biện pháp chủ yếu là sắp xếp lại tổ chức như thông qua phường, nghiệp đoàn xích lô, khách sạn… để các chủ quầy hàng phục vụ du lịch, người đạp xích lô, xe thồ, người giới thiệu khách sạn… phải cam đoan, cam kết. Còn với những người bán hàng rong, là những người hay chèo kéo du khách, khi chúng tôi phát hiện thì xử lý bằng cách lập hồ sơ gửi về các địa phương để giáo dục, cam kết...

Việc chèo kéo du khách là hành vi thiếu văn hóa, đã làm cho du khách bực bội. Tuy vậy nó không nằm trong hành vi vi phạm pháp luật nên không có chế tài xử lý theo quy định pháp luật. Với những đối tượng chèo kéo du khách thì việc giáo dục vẫn là chính, để họ tiếp tục kinh doanh làm ăn và thực hiện việc đảm bảo mỹ quan trật tự văn hóa du lịch.

Ông Trương Đình Đức cho biết thêm: “Ngoài những biện pháp trên, những người bán hàng rong có hành vi chèo kéo khách khi phát hiện thì chỉ kiểm tra, đẩy đuổi mà thôi. Trong thời gian qua tình trạng chèo kéo du khách trên địa bàn TP Huế đã giảm xuống, nhưng để hết thì khó”.

Chùm ảnh khách du lịch bị chèo kéo tại Huế:

alt
Cửa Ngăn là ranh giới ngăn cấm nạn chèo kéo trước khi vào Đại nội tham quan
alt
Du khách bị đội quân bán hàng rong, chụp ảnh chèo kéo cho đến vào trước Đại nội
alt
Một du khách bị ba người đeo bám
alt
Khi không có lực lượng bảo vệ, đội quân chèo kéo vượt rào bồng con thơ vây du khách xin bố thí.
alt
Hai vị khách, 3 người đeo bám, khách muốn tránh cũng chẳng được
alt
Mặc dù nạn chèo kéo không phong phú như bến xe nhưng trước Đại nội không thoát cảnh bao vây

BÀI LII.Du khách thăm chợ Bến Thành khổ vì nạn đeo bám
Với kiến trúc cổ và nhiều mặt hàng phong phú, chợ Bến Thành là tâm điểm dừng chân của nhiều du khách quốc tế khi đến tham quan TP HCM. Thế nhưng buồn làm sao khi nhiều du khách ngoại quốc từng ghé chân nơi đây lên tiếng phàn nàn, hoặc "tháo chạy" vì không chịu nổi đám đông gồm dân bán dạo và "cò" mua sắm đeo bám theo kiểu… "mua mới tha". Chợ Bến Thành nằm giữa trung tâm quận 1, sát "nách" khu phố Tây, đối diện Trạm điều hành xe buýt Bến Thành nên lúc nào cũng nườm nượp khách du lịch ghé tham quan. "

Như khu phố Tây và đường Đồng Khởi (con đường đẹp và đắt giá nhất TP HCM với giá 1m2 được tính bằng tiền tỷ), chợ Bến Thành là "mỏ vàng" của những kẻ chuyên sống bằng việc đeo bám du khách. Hễ thấy dáng khách là chúng bâu đen, đeo bám họ dai như đỉa đói, dù khách xua tay nhưng chúng vẫn cứ bám chặt. Sáng 30/3, tại cổng Đông của chợ, chúng tôi mục kích cảnh tượng chướng mắt trước cảnh gần chục người bán hàng rong bâu lấy nhóm du khách người Pháp. Chịu không nổi, các vị khách quyết định trả tiền mua đại món đồ nào đó để rước lấy sự "bình yên" và đây là lúc họ bị bọn cò… chém đẹp với giá cao gấp chục lần, có khi hàng chục lần giá trị gốc của món hàng.

Nhiều lần đưa khách ngoại quốc đến tham quan chợ Bến Thành nên anh Nguyễn H.T., hướng dẫn viên Công ty lữ hành M.P trên đường Phạm Ngũ Lão (quận 1) rất "am tường" các ngón đòn làm phiền khách của dân bán hàng rong như chúng tôi mục kích. Anh T. cho biết, dân bán hàng rong ở chợ chia làm nhiều nhóm, luôn kè kè điện thoại di động bên mình, hễ phát hiện bóng dáng du khách là í ới gọi nhau kẻ chờ đầu trên, người phục đầu dưới… quần đảo đến khi nào họ chịu mua mới thôi. "Mức độ chém đẹp của dân bán hàng rong chẳng nhằm nhò gì với "cò" mua sắm. Bọn này chuyên gạ khách đến các quầy hàng dụ họ mua sản phẩm, chủ yếu là hàng lưu niệm rồi buộc chủ kinh doanh trả huê hồng cho chúng có khi lên đến hơn 40% tổng giá trị mua sắm.

Du khách thăm chợ Bến Thành khổ vì nạn đeo bám
"Cò" vây khách rất chặt tại chợ Bến Thành.

Bật mí điều này, anh Bình, đồng nghiệp với anh T. bỏ nhỏ rằng anh có người thân đang kinh doanh tại chợ Bến Thành nên nhẵn mặt các cò mua sắm và dân đeo bám: "Phường bán hàng rong chỉ quần khách ở vòng ngoài. Riêng cò mua sắm thì đảo vòng trong. Nói chung tình trạng cò mua sắm tại chợ Bến Thành diễn tiến từ nhiều năm qua.

Hồi năm 2000, trước nạn "cò" đòi chi hoa hồng lộ liễu gây nhiều bất bình cho tiểu thương, trao đổi với báo giới, Phó Ban quản lý là ông Phạm Văn Tân có nói rất khó dẹp nạn cò đòi chi hoa hồng dù chợ đã nhiều lần mở chiến dịch" - anh Bình, khẳng định.

Theo các hướng dẫn viên và một số tiểu thương kinh doanh tại chợ Bến Thành, từ năm 2007, do bị quân bán hàng rong chặt chém và bị sụp bẫy cò mua sắm quá nhiều nên khách du lịch đề cao cảnh giác, họ ngại đến chợ Bến Thành hoặc có đến thì hạn chế việc mua sắm vì sợ… dính bẫy. Điều này khiến việc đưa tour của các hãng lữ hành cũng như công việc kinh doanh của không ít tiểu thương gặp nhiều khó khăn.

Để tự cứu mình, nhân viên hướng dẫn cùng tiểu thương nỗ lực bảo vệ khách nhưng khuyên khách không nên mua sắm từ dân bán dạo hoặc những người lạ tự dưng đến mời chào đi mua sắm, cũng như quyết không chi hoa hồng cho cò. "Khi biết được điều ấy, bọn chúng hung hãn đe doạ chúng tôi" - anh T., nói.

Bà M. tiểu thương ở chợ, trăn trở: "Gây sự với cò sẽ gặp nhiều bất lợi nhưng chúng râm ran, đồn đại rằng sản phẩm của mình kém chất lượng, giá đắt. Mà như thế thì có ai dám ghé mua. Do vậy để không bị dính vào bi kịch "đấu tranh" khó "tránh đâu", lắm chủ kinh doanh phải chọn giải pháp nâng khống giá trị hàng hoá cao hơn giá trị thật nhiều lần đặng trả chi phí môi giới cho cò".

Để trả lại môi trường văn minh, trong sạch cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng cho chợ Bến Thành, thiết nghĩ Ban quản lý chợ cần có giải pháp quyết liệt giải quyết nạn hàng rong, cò mua sắm đeo bám, trục lợi khách. Nếu gặp khó khăn trong cuộc chiến ấy, Ban quản lý chợ có thể nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương. Chứ với thực trạng du khách bị cò đeo bám xâu xé như hiện nay thì e rằng hình ảnh thiếu thiện cảm trong lòng du khách, khiến họ đến và không dám trở lại, không giới thiệu cho bạn bè, người thân. Đã như thế thì ngành du lịch tại Việt Nam khó mà có chỗ đứng vững chắc trên bản đồ du lịch trong khu vực và thế giới Du khách thăm chợ Bến Thành khổ vì nạn đeo bám



LIII.Mánh khóe “chặt chém” du khách ở Vũng Tàu

TT - Rất nhiều khách du lịch đã dính bẫy các quán ăn “chặt chém” khi đến TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). PV Tuổi Trẻ thâm nhập các quán và tận mắt chứng kiến “công nghệ chặt chém” khách với đủ các chiêu thức.


Quán Như Ý trên đường Phan Chu Trinh, P.2, TP Vũng Tàu - Ảnh: N.Khải

Sáng 2-2, ba người khách gồm hai nam, một nữ từ TP.HCM được một “cò” dẫn đến quán ăn Như Ý (306 Phan Chu Trinh, P.2). Ông Đức order (đảm nhận khâu đặt các món ăn) của quán - cầm thực đơn ra mời khách chọn món. Khách gọi hai đĩa cơm sườn, một đĩa cơm chiên Dương Châu. Ông Đức mồi chài: “Quán em bán đồ hải sản tươi sống thôi. Ăn cơm thì gọi lẩu ăn kèm” và gợi ý: “Anh chị gọi mấy lạng tôm sú loại nhỏ và cái lẩu nhỏ nha? Có nghêu, ốc hương, ghẹ đều hàng tươi sống hết, chỉ mấy trăm nghìn đồng thôi”. Khoảng một giờ sau, ba người khách này trố mắt nhìn khi hóa đơn tính tiền là 3.099.000 đồng.

Cân đểu, nâng khống hóa đơn Một ngày hai lần dính bẫy Gần 19g30 ngày 8-2, anh Cao Văn Trung cùng vợ bước ra từ quán ăn Hưng Phát 2 với nét mặt đầy thất vọng. Anh cho biết mình là Việt kiều đã định cư bên Úc 20 năm mới về VN. “Ở đây món ăn không ngon và quá mắc với ba món tôm, ốc, chả giò chiên mà tôi phải trả đến 1,3 triệu đồng” - anh kể. Trong một ngày anh đã bị “chặt đẹp” đến hai lần, buổi sáng tại quán Như Ý với giá 1,3 triệu đồng chỉ với vài món thì quá mắc. Cả hai lần đều do “cò” giới thiệu. Anh Trung nói: “Mấy ông chạy vòng vòng phát giấy, thấy giá cả đàng hoàng nên vợ chồng tôi ghé ăn”. Anh cho biết giá niêm yết ở tờ rơi và lúc tính tiền hoàn toàn không giống nhau.

“Tôi chưa thấy ở đâu giá mắc đến vậy. Vợ chồng tôi định ở Vũng Tàu chơi lâu nhưng kiểu này thì phải về sớm”. Lúc này ông Đức đã đi khỏi đây, một thực khách nữ thắc mắc: “Sao lúc nãy ông kia nói làm tôm nhỏ, ghẹ chỉ mấy lạng? Sao giờ ghẹ tính 1,6kg, tôm gần 1kg? Lẩu nhỏ kiểu gì mà hơn 800.000 đồng?”. Đáp lại chỉ có câu trả lời quanh co của người quản lý, ba người khách thẫn thờ đành trả tiền rồi bỏ đi. Ông Văn, đầu bếp quán Như Ý, nhận xét: “Thằng Đức order đúng là sát thủ gọi món ở Vũng Tàu này mà”. Ông Văn cho biết những đối tượng mà ông Đức “nặng tay” nhất là khách nước ngoài rồi mới đến khách từ TP.HCM. Những ngày thâm nhập tìm hiểu tại quán ăn Như Ý, chúng tôi phát hiện quán sử dụng tới ba chiếc cân để cân hải sản.

Dưới bếp đặt hai cái, một loại 12kg để cân hàng nhập về, một cái loại 5kg dùng để cân hải sản lúc lên thớt (đầu bếp sử dụng). Cái còn lại loại 12kg đặt gần bể chứa hải sản tươi sống để cân cho khách khi có nhu cầu. Trong đó chỉ có hai cân dưới bếp là chính xác, còn cân loại 12kg đặt dưới bể chứa hải sản mỗi lần cân trọng lượng “ảo” sẽ tăng xấp xỉ 300g. Trưa 5-2, bà Hương - chủ quán - bắt từ trong bể chứa hải sản hai con tôm tích rồi lấy cân đặt dưới bể chứa ra cân, nói với khách: “Em ơi, bảy lạng rưỡi (nhưng thực chất chỉ bốn lạng rưỡi - PV). Giá một ký tôm tích trong bảng giá quán Như Ý là 1.300.000 đồng. Như vậy, khách sẽ trả 975.000 đồng cho hai con tôm tích và bị móc túi tới 390.000 đồng. Ông Văn thủng thẳng: “Người nào khó tính thì mình cân cho họ tin. Nhưng kiểu nào cũng không thoát được”. Trưa 6-2, một cặp vợ chồng từ TP.HCM ghé vào quán Như Ý.

Người phụ nữ gọi một đĩa tôm sú nhỏ, ông Linh - người lấy thực phẩm - vớt trong thau sáu con tôm sú lên cân nhưng khi bà Hương xuống bếp không cần nhìn vào bàn cân, lấy bút kê vào phiếu gọi món ăn là 600g tôm sú (thực tế thấp hơn). Độ 10 phút sau, khi tôm được rim chín, bà Trinh - người quản lý - nhìn phiếu rồi kê vào hóa đơn: tôm sú lớn 6 con 900g, giá 675.000 đồng, xem như nâng khống thêm 300g. Cầm tờ hóa đơn tính tiền, đôi vợ chồng không giấu nổi bực tức. “Lúc nãy nói làm đĩa tôm nhỏ rim, tô canh cá mú rẻ nhất mà giờ tính tiền thế này?” - người vợ nói. Bà Trinh trả lời: “Tôm rim bà thường ăn là tôm nuôi. Quán này bán tôm biển giá nó khác”. Hai người khách lắc đầu, rút tiền trả và gói tôm thừa mang đi.

Hóa đơn các món ăn với giá trên trời 3.042.000 đồng tại quán Như Ý vào tối 4-2, bên cạnh là tờ rơi dụ khách với mức giá rất mềm - Ảnh: N.Khải

Cầm đồ để có tiền trả quán Quán Hưng Phát 2 (189 Hoàng Hoa Thám, P.Thắng Tam) có cách “chặt chém” êm hơn, thủ thuật của bà Hòa - order của quán - là quảng cáo món lẩu thập cẩm, lẩu Thái với giá trên 100.000 đồng để dụ khách chọn, nhưng lẩu bưng lên sẽ kèm theo một đĩa hải sản được tính tiền riêng. Khách ăn xong mới tá hỏa khi kêu một cái lẩu chỉ có giá trên 100.000 đồng nay thành vài triệu đồng. Chiều 7-2, một “cò” dắt mối quán ăn bằng xe máy dẫn gia đình anh Phan Đức Tiến (ngụ P.Phước Long B, Q.9, TP.HCM) vào quán Hưng Phát 2 ăn trưa. Lúc này, bà Hòa đon đả ra ghi thực đơn và không quên mời khách ăn món lẩu. Nhân viên quán bưng lên một nồi lẩu tôm sú có bốn con kèm theo một đĩa mực tươi. Sau bữa ăn, anh Tiến té ngửa khi hóa đơn tính tiền là 1,2 triệu đồng.

Thấy khách phản ứng dữ dội, một nhân viên nam của quán ăn mở nhạc to hết cỡ để át tiếng cãi nhau. Khách vừa đi khỏi, bà Hòa cười ruồi: “Chửi chán cũng phải trả tiền thôi”. Té ngửa vì bị “chặt chém”, nhiều thực khách không thể đủ tiền trả cho quán, phải cầm cố tài sản để có tiền thanh toán. 13g ngày 5-2, nhóm bốn người bạn học chung ở Trường THPT Hiệp Bình (Q.Thủ Đức, TP.HCM) mang 1,5 triệu đồng vào quán Như Ý ăn trưa. Nhưng khi tính tiền cả nhóm té ngửa với hóa đơn lên tới 2.860.000 đồng. Phương, một người trong nhóm, phải theo một nhân viên giữ xe của quán đến một tiệm cầm đồ cầm hai điện thoại lấy 1,3 triệu đồng để thanh toán. Đội ngũ “cò” giúp sức Giúp sức để chủ quán “chặt chém” du khách là lực lượng “cò” mồi chài quán ăn rất đông đảo.

Từ “cò” chạy xe máy đến “cò” chạy taxi dùng đủ mánh để chèo kéo khi các quán ăn sẵn sàng chơi đẹp bằng hoa hồng 20-30% số tiền móc túi khách cho “cò”. Dọc đường Thùy Vân, Hoàng Hoa Thám... lực lượng “cò” đi xe máy lên đến hàng chục người. Bà Hai, quản lý quán Hưng Phát 2, khẳng định: “Mỗi ngày một “cò” có thể kiếm được trên 1 triệu đồng, những ngày nghỉ lễ, số tiền còn tăng hơn nữa”. “Cò” Liêm của quán Hưng Phát 2 cho biết công việc của các “cò” là cầm một xấp tờ rơi của quán ăn Hưng Phát 2, kèm theo giá cả các món ăn rồi dụ khách vào quán. Các món ăn trên tờ quảng cáo ghi giá khá mềm để khách không bị choáng. Khi khách chịu vào, nhân viên quán “gài” ăn những món sang như lẩu hải sản, lẩu cá, tôm...

Sáng 2-2, “cò” Phong bám theo một chiếc xe 12 chỗ, nhanh chóng vứt tờ giấy quảng cáo vào đầu xe cho tài xế. Ngay chiều hôm đó, tài xế đã chở nguyên cả đoàn gần mười người khách vào quán Hưng Phát 2. Công việc chỉ có bấy nhiêu nhưng tối hôm đó, ông Phong đến nhận tiền hoa hồng là 1.700.000 đồng. “Cò” Phong cười: “Có ngày tao kiếm được 4.000.000 đồng lận. Làm nghề này tuy bị khách chửi nhiều nhưng cũng sống khá”. Ngày 3-2, ngay sau khi báo chí đưa tin quán Hiệp Ký 1 (195B Hoàng Hoa Thám, P.Thắng Tam) “chặt chém” khách, giới “cò” quán ăn bàn luận rất sôi nổi. “Cò” Liêm phân bua: “Khách đi taxi lại có thêm người nước ngoài vô quán.

Không bị “chặt chém” mới là chuyện lạ”. Sau đó ít ngày, quán ăn Hiệp Ký 1 tạm thời đóng cửa. Nhóm “cò” khoảng 3-4 người từ quán ăn này đổ qua kéo khách cho quán Hưng Phát 2. “Cò” Lành từ quán Hiệp Ký 1 mới về “đầu quân” cho quán này nói: “Mấy ngày tết tui kiếm được hơn chục triệu đồng. Có ngày làm được gần 3 triệu lận”. Bà Hương, chủ quán Như Ý, cho biết sẵn sàng chi 20% cho “cò” chạy xe máy dẫn khách tới quán: “Nếu khách ăn 10 triệu đồng, cò sẽ được 2 triệu đồng”. Còn các “cò” chạy taxi giới thiệu được nhiều khách dễ tính nên hoa hồng được hưởng cao hơn. Những chiếc “máy chém” này luôn làm hãi hùng khách du lịch.

Tài xế taxi tiếp tay Trong những ngày thâm nhập các quán ăn “chặt chém” tại TP Vũng Tàu, chúng tôi chứng kiến nhiều tài xế taxi móc nối với các quán ăn có tiếng “chặt chém” khách để ăn chia hoa hồng. Chiều 10-2, tại ngã ba Hoàng Hoa Thám - Thùy Vân, một nhóm gồm năm tài xế taxi của Hãng Petro ngồi bàn nhau về việc đưa khách vào các quán Hưng Phát 2 và Như Ý (quán có tên trong danh sách “đen” được các cơ quan chức năng TP Vũng Tàu công bố trước đây).

Tài xế Nguyễn Văn Thương khoe: “Trưa nay mới dẫn sáu khách vào quán ăn Hưng Phát 2”. Ông này giải thích rành rẽ: “Bình thường, xe chở khách vào quán ăn sẽ nhận tiền hoa hồng 30%, đưa khách vào khách sạn sẽ được 20% và chở vào bãi biển kiếm được 50%”. Có ngày riêng thu nhập kiếm “thêm”, ông ta đã bỏ túi gần 5 triệu đồng. Thông thường sau khi thực khách thanh toán tiền hoặc cuối ngày, tài xế taxi sẽ quay lại để lấy hoa hồng. Một tài xế taxi cho biết tùy đối tượng khách mà giới thiệu khách vào quán nào, nhưng đa số giới thiệu vào quán ăn Như Ý. 13g45 ngày 10-2, chúng tôi đón taxi Hãng Petro đậu trên đường Thùy Vân. Khi nghe khách cần đến một quán cơm bình dân, tài xế Vinh liền cho xe rẽ vào đường Phan Chu Trinh rồi dừng lại trước quán ăn gia đình Như Ý. Ông Vinh nói: “Quán này cơm, lẩu, hải sản giá bình dân lắm. Mấy anh đi trên 15 người thì càng rẻ. Thấy không, quán ăn ngon, rẻ nên khách đông nghịt kìa”. Thấy khách chưa vừa ý, ông Vinh mồi chài tiếp: “Giá rẻ lắm. Ăn càng đông càng rẻ, anh gọi nhóm bạn đầy đủ tới đây rồi tui gọi lên tổng đài đặt bàn”.
LIV.Người ngoại quốc nhận xét gì về người VN?
November 4, 2011

Saturday, October 15, 2011

Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn


mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập… Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.

Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại…(!), và luôn ép người khác khen mình. Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.


Đấy là lý do trực tiếp làm tôi viết bài này, nên trước khi nói về người Việt như tiêu đề, xin cho tôi có một hai câu về “Lá cờ Nhân văn” thế giới, như sau: Ông Vũ đã đúng khi nói có Lá cờ Nhân văn thế giới. Nhưng ông đã sai khi nói chưa có ai nắm lá cờ đó, và ông càng sai nữa khi nói Việt Nam có thể nắm lấy Lá cờ đó và lãnh đạo thế giới! Thứ nhất, nếu đã tồn tại một lá cờ nhân văn thế giới, thì nhất định nó cũng đang tồn tại chủ nhân tương xứng, cả hai đều chỉ là khái niệm. Chủ đó phải là dân tộc có tính nhân văn nhất thế giới và được các dân tộc khác công nhận, bởi lá cờ này không thể cướp được, đúng không ạ? Ông Vũ nói nó vô chủ là rất cơ hội (hèn chi ông được tham dự ĐH Đảng X với tư cách doanh nhân, nếu tôi không nhầm?).

Nhưng theo tôi, nó đang ở trong tay dân tộc nào, đất nước nào đang có nền văn hóa nhân văn nhất (ở thời điểm này) thu hút được nhân tài và thế hệ trẻ được cả thể giới đến học, làm việc và ở lại sống nhiều nhất, sinh ra nhiều người tài năng và thành công nhất cho thế giới. Theo ông Vũ, đó sẽ là Việt Nam ? Nước ta đang và sẽ thu hút được bao nhiêu người nước ngoài đến học? Ông hãy góp ý thế cho ĐH XI nhé! Chúc mừng ông. Trở lại với tiêu đề chính, cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?”

“Không được rắc compliments!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese”

Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!” Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn.


Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/họ cười khinh cho. “Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”-


Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?”

“Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên.

“Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt! Nhưng nội dung và diễn biến của cuộc nói chuyện thân tình trên thì tôi dù muốn cũng không bao giờ quên được. Sự thực là tôi đã phải trăn trở rất nhiều, dằn vặt rất nhiều với điều này từng ngày từ đó: Đặc điểm bản chất của người Việt là gì so với người nước khác? Tại sao người nước ngoài lại đang nhìn chúng ta tệ hại như thế: Gian và tham? Tôi đã không thể phản bác được ông bạn người Anh của mình dù tôi với nó “cùng ngôn ngữ”: đều mê The Beatles! Có ăn nhằm gì đâu! Nó vẫn bảo lưu quan điểm! Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.”


Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…” “Vậy mày gian thế nào?” Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại.

Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!” Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”

Đó là câu chuyện của hơn 10 năm trước. Tôi đã kiểm tra độ khách quan của đánh giá đó suốt 10 năm qua với rất nhiều người nước ngoài từ các vùng, miền, đất nước có văn hóa và chính trị khác nhau, mà tôi có thể tiếp cận. Đa số câu trả lời kiểm chứng (không phải tất cả) xác nhận sự khách quan và tính gần đúng của nhận xét của bạn tôi. Nhận xét đó đã bắt tôi suốt hơn mười năm qua phải tìm hiểu văn hóa và bản chất dân tộc ta là gì?


Tại sao chúng ta lại để đến nông nỗi này?! để người khác nghĩ và đánh giá mình là dân tộc gian, tham?! Người Việt gian tham ư?! Đau xót lắm, nhưng tôi vẫn không phản bác được bạn mình, với những gì tôi và chúng ta vẫn thấy xung quanh trên đất nước chúng ta… Nó là cái văn hóa gì?! Hôm nay, có lẽ tôi đã trả lời được câu hỏi đó cho mình. Dân tộc ta không phải thế! Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì? Chúng ta phải đợi đến vụ gieo hạt sau thôi? http://www.gocnhinalan.com/tro-chuyen-voi-alan/nguoi-ngoai-quoc-nhan-xet-gi-ve-nguoi-vn.html
Trần Thành Nam


LV. TỔNG BÌNH THAY KẾT LUẬN

Nhiều người Việt Nam nhất là Việt cộng thường vỗ ngực khoe khoang dân tộc ta anh hùng, đảng ta bách chiến bách thắng, đảng ta đỉnh cao trí tuệ cho nên khi nghe ai chỉ trích thì nổi giận, bảo rằng người ta vu khống, người ta vong bản, phản quốc, là tay sai đế quốc Mỹ, ăn tiền Mỹ để nói xấu Việt Nam. Chỉ có họ là yêu nước dù họ cam tâm làm tay sai cho Tàu, dù họ cướp đất của dân, và dù họ làm công an chìm nổi đánh dân oan đòi đất và thanh niên yêu nước biểu tình chống Trung quốc xâm lược. .. Ôi, người Mỹ có kẻ viết "Người Mỹ xấu xí" tại sao người Việt lại bất bình khi người Việt hay người ngoại quốc nói về "Người Việt xấu xí"?

Theo tôi, lời của Matt Kepnes là đúng, Ở Việt Nam, ai cũng bị chém, bị chặt vì cái nạn nói thách, nhất là người bán hàng thấy bạn là người lạ, từ Saigon ra Hà Nội hay từ Huế vào Cần Thơ.
Tôi đã về miền Trung. Đi xe xich lô ra xa sân ga, họ đòi 30 ngàn, tôi trả 20 ngàn, họ đồng ý. Khi đến nơi, tôi đưa 20 ngàn họ không lấy. Họ bảo hai mươi ngàn cứng, nghĩa là 200 ngàn, trong thời mà thầy cô dạy cấp ba lương mỗi tháng 300 ngàn.

Khi lên tàu hỏa, khắp nơi đều có hành khách, khách ngồi ghế, khách đứng và khách ngồi xộp hoặc trên ghế thấp nhỏ. Nhiều người kể cả khách ngoại quốc tìm không ra chỗ ngồi vì đã có người chiếm.Thí dụ ghế số XX30 thì có những 5 hay 3 cái vé tàu số XX30. Đấy là do bạn gian phi trong ngành đường sắt bán ra lấy tiền bỏ túi. Bọn cấp trên biết thế nhưng im lặng để đàn em dâng tiền tháng tháng.

Tôi cũng nghĩ rằng đa số người Việt Nam nay đã nhiễm văn hóa cộng sản, còn thiểu số vẫn còn tính chất Việt Nam tốt đẹp. Tôi tin như vậy vì tuyệt đại đa số người Việt hải ngoại rất tốt ngoại trừ Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Thích Vô Hạnh. Tôi tin như vậy vì người Việt trong nước một số rất tốt như Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung, hòa thương Quảng Độ, thượng tọa Thiện Minh, linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Lễ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhạc sĩ Việt Khang đã tranh đấu cho tự do ,dân chủ Việt Nam. Ngoài ra một số cán bộ cộng sản cao cấp và tướng lãnh đã thay đổi tư duy mà trở về với dân tộc như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang.. ..Và đa số ngoại quốc ghê tởm Việt Nam nhưng một vài kẻ nào đó vẫn yêu Việt nam. Đọc Những Thiên Đường Mù, tôi thấy người Nga đã căm thù ,khinh bỉ người Việt. Tôi đây tuy ở Canada cũng bị người Liên Xô nhìn bằng con mắt thù hận và cực kỳ khinh bỉ bởi vì các anh em Việt Nam tại Liên Xô , những đồng chí yêu quý của đảng Cộng sản đã làm ô danh người Việt, là vì "một con sâu làm rầu nồi canh"!
Một vài quan ông quan bà lên tiếng bênh vực cho tệ nạn trong du lịch nhưng những bài báo trong và ngoài nước, những cảm tưởng của đồng bào trong và ngoài nước và người ngoại quốc đã cho ta thấy những sự thực quá phũ phàng, những sự thực không thể chối cãi ,

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn thẳng thắn nhìn nhận:
Tình trạng đeo bám, nài nỉ, thậm chí bắt buộc mua hàng với giá “chặt chém” khách du lịch là một vấn nạn kéo dài. Có thời điểm cả nước tập trung làm quyết liệt thì ngăn chặn được phần nào, nhưng chỉ cần buông lỏng một chút là lại đâu vào đấy. Nhất là khi mùa lễ hội đang ở cao trào, nạn đeo bám và “chặt chém” càng leo thang. Đây thật sự là một vấn đề nhức nhối, làm phương hại uy tín của ngành du lịch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hấp dẫn của điểm đến VN.
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=343568

Tờ VnExpress dẫn lời ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, cho rằng: "Người Việt Nam vốn thích khen nên ít nói đến lời chê, chúng ta cần quen dần với những lời chê để sửa mình tốt hơn. Bài viết này không quá lo ngại, nhưng là tiếng chuông báo động nhắc nhở người làm du lịch cần chấn chỉnh".

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam nhận xét, báo chí đã đưa nhiều hình thức lừa đảo khách du lịch, do vậy bài viết 'Tại sao tôi không trở lại Việt Nam' của Matt Kepnes trên tờ Huffington Post (Mỹ) không phải là cá biệt.
http://www.tinmoi.vn/khach-nuoc-ngoai-bi-lua-dao-khong-phai-ca-biet-02744713.html

Sự thật thì ở nhiều quốc gia như Ý, Pháp, Trung quốc cũng có nạn móc túi, bán cao giá, bán hàng giả .. . nhưng không đến mức độ công khai trắng trợn như ở Việt Nam ta.. Các quốc gia kể cả Việt Nam ngày xưa đều có tệ trạng này nhưng không trầm trọng như trong chế độ cộng sảbn ngày nay. Nạn lưà đảo, cướp bóc ở Việt Nam đã quá phổ biến thành quốc nạn. Ngày xưa kể cả thời VNCH, thỉnh thoảng mới có vài người phạm tội. Ngày nay sống trong chế độ cộng sản, 99% phải trộm cắp mà sống. Nông dân phải trộm lúa HTX, cán bộ cửa hàng Quốc doanh ăn cắp hàng hóa bán ra ngoài. Bọn cán bộ cao cấp trở thành"giai cấp mới" sống thoải mái, còn cán bộ cấp thấp phải ăn hối lộ và buôn bán móc ngoặc:
"Quan cao ăn cung cấp/ Quan thấp ăn cổng hậu"

Trước 1075, khám Chí Hòa chỉ có vài quan lớn bị giam, còn sau 1975, khám Chí Hoà đầy nhóc các đồng chí đảng vĩ đại!

Cái nạn ăn cắp, ăn cướp, gian dối là do chủ nghĩa Mác Lê chủ trương cướp tài sản tư bản, nhưng ở Liên Xô, Trung Quốc, VIệt Nam được mấy tay tư bản? Tại Việt Nam thời Pháp thuộc có 4 đại tư bản"Nhất Sĩ, Nhì Xương, tam Phương, tứ Định" . Vì muốn ăn cướp của dân cho nên cộng sản vu gán dân nghèo tội danh địa chủ, hoặc phản động. Việc này đã xảy ra từ Liên Xô, Trung Quốc. Việt Nam là thằng học trò ngoan, sao chép chính sách của thầy. Trong CCRD, cộng sản bắt nông dân phải tố điêu, cáo gian. Đó là hành động gian trá, phi pháp. Sau khi cướp tài sản, ruộng đất, nhà cửa của tư sản, họ chia cho dân nghèo, sau đó thì ra lệnh tập trung ruộng đất vàoHTX.
Thế là nông dân bị lừa, trở thành nông nô đói khổ trong các HTX nông nghiệp Thế là một vụ siêu lừa và siêu cướp trong thế giới chúng ta.

Sau khi chính sách kinh tế chỉ đạo thất bại, Đặng Tiểu Bình bỏ chủ nghĩa cộng sản, theo chủ nghĩa duy tiền. Thời quân chủ và tư bản, con em nhân dân được đi học, được chữa bệnh miễn phí, nay dưới chế độ XHCN, nhân dân phải trả tiền mọi thứ. Khi Trung Quốc và Việt Nam bãi bỏ bao cấp thì các địa phương phải tự lo mà sống và nhân dân lâm vào cảnh sống chết mặc bay. Tỉnh này cướp tỉnh khác, cơ quan này lừa cơ quan khác. Tình trạng cướp bóc, lừa đảo trở thành công khai và trắng trợn trong xã hội Cộng sản.

Sau khi mở cửa, bọn đầu đảng nắm mọi nguồn kinh tế, cùng bọn chân tay thân tín tạo thành giai cấp mới, thành tư sản đỏ. Vô sản vẫn là vô sản. Thế là công nhân, nông dân bị cướp, bị lừa! Muốn mau giàu chúng cướp tài sản nhà nước, cướp đất đai, nhà cửa của nhân dân và các giáo hội, chúng cướp trắng trợn và lừa đảo trong các cơ sở kinh doanh như Vinashin, Air Vietnam, tập đoàn dầu khí Việt Nam.. Tại Hà Nội cũng như Saigon, nạn chiếm công viên, sông bãi, đường sá .. trở thành phổ biến. Chưa có nước nào cầu vừa xây thì sập, đường vừa làm đã nứt nẻ và đầy ổ gà! Đó chính lừa đảo, cướp bóc của ađ3ng cộng sản.

Ôi Lenin, Stalin, Hồ Chí Minh khi chưa nắm quyền thì đòi tự do báo chí và thực thi dân chủ nhui7ng tất cả các ông này ngồi trên đầu bộ chính trị và quốc hội. Stalin đã giết hàng trăm đại biểu quốc hội và bao tướng lĩnh Liên Xô.Đó là một quả lừa vĩ đại! Hồ Chí Minh bán Phan Bội Châu, theo Hoàng Tùng ông Hồ không hoạt động ở Thái Lan mà tự nhận là hoạt động tại Thái Lan, ông Hồ là người Trung Quốc, ông bán biên giới và hải đảo Việt nam cho Trung Quốc mà miệng ca tụng tình đồng chí, anh em Trung Xô,
và giết Nông Thị Xuân để làm thánh, ông và Lê Duẩn dỗ dành bọn Giải Phóng miền Nam rồi đá cho nó một phát , đó là những bậc thầy của Ba Giai Tú Xuất, mà con cháu họ đã và đang học tập đạo đức và hành động của Hồ Chí Minh và Lê Duẩn! Ngoài ra còn biết bao trò gian dối, lừa gạt trong đảng như buôn bán nô lệ dưới hình thức xuất khẩu lao động, nạn thi cử gian đối với hàng ngàn thạc sĩ ,tiến sĩ ma.

Nói chung cộng sản đã tạo ra một xã hội trộm cướp, lừa đảo, từ tổng bí thư, chủ tịch, thủ tướng, đại tướng đều là những kẻ đại gian, đại ác thì dân chúng gồm đàn bà, thanh niên và trẻ con sao cho khỏi ô nhiễm môi trường!

Muốn bài trừ tệ nạn trộm cướp, dối trá, lừa gạt thì phải diệt trừ chủ nghĩa cộng sản.Đó nguồn gốc của mọi tệ đoan xã hội hiện nay.

No comments: