TRUYỆN I
Phó thường dân (5): Con dân – con cá – cò mồi
Tưởng Năng Tiến
Thời gian trôi qua hơn 35 năm tôi mới dám nghĩ lại đến phận đời phó thường dân của mình. Chuyện cũ, chuyện mới, chuyện ngắn, chuyện dài, chuyện bên ni, bên nớ.
Con Cá
Năm mới sắp đến bà con cô bác hải ngoại bắt đầu rục rịch chuyện đi về Việt Nam ăn/chơi Tết. Ai nấy cũng rần rần chạy đầu trước, lục ngõ sau, hơ hớt hốt hụi cho chuyến về cố hương.
Việt kiều chính hiệu con nai vàng hay người rơm, người rừng nếu không về cuối năm thì cũng ráng gởi chút đỉnh cho anh em, họ hàng hưởng Tết. Dễ thường số lượng kiều hối chính thức cộng với kiểu gởi chui cũng đạt gần 10 phần trăm tổng sản lượng quốc gia chứ không phải chơi. Y chang đàn cá hồi Đại tây dương (Atlantic salmon) mà ông Tưởng Năng Tiến đã ví von về người Việt hải ngoại.[1]
Người ta nói con cá nó sống vì nước. Vậy mà đám phó thường dân sau 1975 thì hết nước sống. Lớp bị bắt đi cải tạo lao động, lớp bị đánh tư bản mại sản bắt đi kinh tế mới. Lớp bắt đi thủy lợi, phải gia nhập thanh niên “xung phong” (không chịu xung phong thì gia đình bị tổ trưởng dân phố công an phường đến thăm hỏi dài dài). Thế nên mạnh ai nấy chạy tìm đường sống.
Ngay cả hiện giờ—trong thời kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa”—cả đạo quân thời cửu vạn, ô sin lay lắt tìm nước sống. Không thiếu gì người phải bỏ nước ra đi làm người rơm, người rừng, theo dạng xuất khẩu lao động, thông hành du lịch mại dâm, v.v… cá cược đời tàn cho số mệnh nổi trôi, kiểu Vinashin ra biển lớn!
À mà ta đâu còn chủ quyền biển lớn nào nữa để mà ra? Anh cả nước lớn đã thè cái lưỡi bò dài thòng đớp hết. Tàu thuyền đánh cá nào xớ rớ anh ủi thẳng cho mà chìm xuồng. Ngay cả cỡ “sói biển” Mai Phụng Lưu cũng chào thua, đành chấp nhận bỏ biển, bỏ nghề sinh nhai.[2]
Đám cá hồi này ra biển lớn, trầy vi tróc vẩy, chịu làm mồi hà bá. Nên có gì đáng ngạc nhiên đâu khi mỗi lần về nguồn là hết xíu quách. Vậy chứ mà xem VTV4 quảng cáo thì khác à nhen.
Việt kiều người nào người nấy cũng bộ kẻng súng sính, phốp pháp, nhởn nhơ, phơi phới. Những hình ảnh bóng mướt này được lồng trong những lời “ân tình” của bài ca con cá (“dù bất cứ ở đâu cũng chung dòng máu lạc hồng luôn luôn hướng về tổ quốc”). Nghe cái bổn cũ soạn đi soạn lại kêu gọi thống thiết Việt kiều về đóng góp xây dựng quê hương hằng năm một này mà não lòng, rụng rún.
Cò mồi
Năm Mão gần đến cửa rồi nên phó thường dân tôi nhìn lại năm Dần sau lưng để học kinh nghiệm. Lục lọi các tài liệu, và xem lại vài đoạn video trong lưu trữ thì gặp ngay cái cảnh đoạn Youtube tưng bừng “Tết Việt Kiều”[3] kiêm/kèm phóng sự “Đại hội Việt kiều” ở Hà Nội.
Hổng biết họ đào ra đâu được mấy người Vẹt kiều rất là “ấn tượng” để phỏng vấn. Tiêu biểu những khuôn mặt thì đủ mọi thành phần ca sĩ, văn sĩ, giáo sư, thương gia, cựu chính trị gia. Đủ xị. Những mặt sàng lọc này ca tụng hết cỡ cái tâm tình quê hương nghe thấy rơi ống điếu.
Dùng thủ thuật khêu gợi lòng luyến tiếc quá khứ thì chưa đủ thấm lòng những “người con xa xứ”—“Việt kiều là máu của máu, thịt của thịt, một bộ phận không thể tách rời của dân tộc”. Quá phải rồi, bán máu thịt xứ người đem về tiếp máu quê hương. Máu mủ gì. Đẩy người ta ra biển thâu tiền, đuổi người ta lên rừng khai hoang, đày người ta vào trại cải tạo lao tù.
Thêm một nhà văn(g) bên Đức hư cấu “con người không có hộ chiếu là con người vô gia cư”, “dù có tỷ đô cũng không thể mua đươc tiếng bánh chưng sôi lịt sịt bay qua lũy tre làng … có tiếng ríu rít của đám trẻ thơ đang chạy ở cái vườn nhà … hoặc là cái tiếng giết lợn eng éc… hoặc là cái tiếng bò kêu, cái tiếng gà gáy, ở Đức không có”. Mèn đét ơi, anh này văn(g) vẻ mùi còn hơn sáu câu vọng cổ hoài lang.
Ai đời có gã phát biểu, “Đảng ta đâu chỉ có một người nên không phải độc tài, đảng ta có nhiều người nên rất là dân chủ”. Dân chủ kiểu gì? Kiểu “Đảng lãnh đạo (độc quyền, độc đoán, độc tài), nhà nước quản lý (theo chủ trương-đường lối-nghị quyết của Đảng), dân làm chủ (nhưng để Đảng “no” dùm bằng cách đứng tên sổ đỏ)” thì chính thị kỳ đà – cắc ké – kỳ nhông rồi!
Rồi lại thêm một anh chàng GS mào đầu, “Chính phủ đã làm nhiều cho cởi mở, cũng như thể chế chính trị bắt đầu có cái hướng chấp nhận sự khác biệt”. Hổng biết chàng này ở bụi nào ra mà nói nghe quải thiệt. Cởi mở cỡ (hồi) nào đây cha?
Mẹ Nấm, cô Quỳnh, chỉ viết vài hàng tổng kết thành tích công an cuối năm, trích dẫn báo lề phải 100%, mà đã được mời lên phường (“uống trà”) nghe lên lớp. Cô Tạ Phong Tần, nhà báo tự do “liên quan” đến Điếu Cày và HS-TS-VN, thì được mời đi “uống trà” đến té đái! Chuyện công dân lên phường này mà không vượt kỷ lục trên toàn thế giới[4] như “chuyện thường ngày ở huyện” thì thôi.
Còn những ai được ưu ái hơn thì xin mời dùng “trà (nhà) đá”. Gần đây nhất là bà Hồ Thị Bích Khương, mục sư Nguyễn Trung Tôn, anh ba Sài Gòn đi nhà đá theo chân Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và cùng chung số phận với nhiều người đã phản biện với nhà nước trước đây. Đảng CSVN, chính phủ cởi (khóa) mở (nhà tù) tống giam những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền, công đoàn, nông đoàn độc lập, tự do tôn giáo thì có. Cởi mở kiểu anh chàng GS này tiếp thị thì vái (dzái) dài thôi.
Trong đám Vẹt kiều này thì đặc biệt nhất là cặp đào/kép Tuyết Mai/Cao Kỳ thiệt là nhập vai. Ngày xưa phó thường dân coi cải lương trên truyền hình mê nhứt là đào Thanh Nga và kép Thanh Sang. Cũng ưa không kém là kép Văn Chung chuyên đóng vai nịnh thần, gian thần, và dâm quan. Các đào kép đóng vai chánh tà rõ ràng nên cảm xúc thương ghét cũng rạch ròi.
Bây giờ xem cặp tài tử Tuyết Mai/Cao Kỳ thì hổng biết họ đóng cái tuồng chi. Văn Chung giờ đã về hưu. Còn Cao Kỳ về vườn từ lâu nhưng ráng đóng vai nịnh thần để lãnh “huy chương vàng” bỏ túi. Chắc chắn trăm phần trăm đạt danh hiệu nghệ sĩ ưu tú chứ không phải giỡn đâu.
Cặp đào/kép Tuyết Mai/Cao Kỳ kể lể đóng góp xây dựng đất nước cái kiểu kiếm cơm à la “thời thượng” không mất li ti sợi tóc nào. Đêm thì hát phòng trà “đem tiếng ca cho đời”, ngày thì hót món phở Mai “quốc hồn quốc tuý” để gầy dựng túi tiền. Hoặc ung dung ngồi sa lông tha thiết gởi lời ủy lạo chiến sĩ ngoài Hoàng Sa/Trường Sa. Thiệt tình hết thuốc chữa.
Mà tưởng kiểu gì! Chứ lối hành trình về với quê hương đem những năm tháng ngày thừa còn sót lại của đời mình để đóng góp như kiểu gánh hát Tuyết Mai/Cao Kỳ thì hết chỗ chê.
Phó thường dân tui thấy đảng và nhà nước nên làm mạnh đi—phải thực thi nghị quyết 36 cho thêm phần hiệu quả hơn. Đảng và nhà nước phải suy tính lập kế hoạch làm sao góp hết đám dân vô sản, phá sản, người rơm, người rừng cho về đóng bộ, nhận vai cò mồi (hay “cai thầu văn hóa nô dịch”) để diễn tuồng cho đỡ đời cơ cực.
Phó thường dân tôi chợt nhớ lại lúc thời đi học xa nhà phải đón xe lam. Ở bến xe nào bao giờ cũng có mấy tay bịp bài ba lá. Mấy tay này luôn có đám cò mồi bảnh bao đứng chung quanh đặt tiền và nhà cái chung tiền cho cò mồi tá lả. Thấy tưởng như thiệt! Đám cò cười hể hả quơ tiền vào túi trong khi luôn miệng thúc người khác cá tiền vào. Nhiều người thấy quá dễ, đặt tiền độ, được cho nhử ăn ván đầu, rồi được đám cò hùa thêm vào, tưởng bở nên hăng máu chơi xả láng. Thế là sạch túi.
Còn nữa. Ngoài đám cò mồi thì lại có thêm giới Việt kiều thời thượng: sáng (cà) phê, phở; trưa sushi, bulgogi, martini; chiều pasta, vodka; tối phòng trà, ta cứ tà tà.
Không phải Việt kiều hồi hương, cũng chẳng là cựu lưu vong (expat). Phải gọi cho đúng tên đúng mặt để chẳng hổ ngươi.
Đây là những nhân vật đã nhập vai đô thị toàn cầu (cosmopolitan) nhuần nhuyễn chỉ dừng chân lãng tử (sojourner) nơi này. Họ tự gắn víu vào thời trang đương đại, va vịn trong văn hoá đa chủng, và sành điệu siêu kỹ nghệ. Họ khoác áo “tân thực dụng” (neo-pragmatism), đóng vai trùm tác nhân cung phụng cho hệ thống tư bản tài chánh xuyên quốc gia, và dĩ nhiên không cần ngâm nga hay gồng mình trong hoạt cảnh khi chọn vai đóng làm nhịp cầu tạo lợi nhuận cho giới thống trị (cả tư bản xanh lẫn tư bản đỏ).
Những đào kép ni chỉ nghĩ cho riêng mình (me, me, me, and me), và mong vơ được tất cả (having a cake and eat it too). “Thu tiền đô, chi tiền đồng”. Thế nhưng lúc nào cũng sướt mướt đầu môi, rung rung xúc động trước ống kính thu hình để tuyên bố “làm một cái gì cho đất nước”.
Thôi đi má! Kỹ nghệ phở (bên) Tây thì cạnh tranh không nổi nên đành về vùng đất (thị trường) sơ nguyên ( “Vietnam is still a virgin land!”) để mở Phở Ta hồi 9 giây, 9 phút, 9 giờ ngày 9 tháng 9 năm 2009—mơ “làm thời trang cho sợi bánh phở Việt nam” trở thành “một nét văn hóa thưởng thức thức ăn truyền thống Việt cao cấp”. Thời mở cửa ít xe đạp mà lắm xe máy, nhưng ta về ta đi ô tô (Tadioto) ngao du Ba Vì (Đình) cho bảnh bao nghệ sĩ.[5]
Quanh đi quẩn lại thì vẫn mòn gương mặt cũ, vài phát ngôn(g) viên đại diện (ai cho / cho ai) Việt kiều để mại dô hàng độc.
Con dân
Qua đại hội XI, Đảng CSVN lại “vũ như cẩn”—qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Người dân nghe xong mà không tán thán “bótay.com” hay bị tâm thần phân liệt (schizophrenic) thì cũng là chuyện lạ. Cứ như là tay phải tát má trái, và chân trái đá mông phải, nói một đằng làm một nẻo, nửa gà nửa vịt nửa đười ươi. Ai hiểu nổi cái “quá độ chủ nghĩa xã hội” là cái quái gì.
Thiên hạ chỉ thấy công an quá quắt, cán bộ quá quắt, và bộ chính trị trung ương đảng quá quắt. Đám “đầy tớ nhân dân” tác ai tác quái quá độ này tùy tiện coi trời bằng vung, coi dân là thằng.
Gần đây nhất Đảng đã đánh tiếng là sẽ chủ trương thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân. A hèm, vậy chứ khẩu hiệu “công nông” giờ bỏ đi đâu đây? Hay là đổi thành “thương công nông”? Chắc dzậy rồi. Chỉ đáng thương cho người nông dân bị mất đất khiếu kiện từ năm này qua năm nọ không ai giải quyết. Thật đáng tội cho người công nhân lao động bị bóc lột, lương chết đói chẳng một công đoàn nào trợ giúp.
Thiệt ra chủ trương “đảng hóa” doanh thương này là một hình thức hợp thức hoá cho băng đảng CSVN tạo chuỗi rễ trong thương nghiệp tự do để nắm trọn hai đầu doanh nghiệp nhà nước (DNNH) và doanh nghiệp tư nhân. Đảng CSVN trở thành chủ xị lãnh tiền bảo kê và nhà cái ăn tiền xâu. Những doanh nghiệp tư nhân vào Đảng sẽ được bảo vệ. Doanh nghiệp tự do sẽ là đám con ghẻ. Hơn chuyện Tấm Cám là chắc.
Kết quả? Dân ta bị đặt đâu ngồi đó như là con dân. Bộ chính trị, trung ương đảng còn hơn bố của dân.
Ngày xửa, ngày xưa (ít gì cũng xưa hơn thời cha sanh, mẹ đẻ của phó thường dân này) ở thời vua chúa, con trời (thiên tử) trị vì thiên hạ thì ông vua coi dân như con. Còn bây giờ ra rả, oang oang trên loa phường là Việt Nam đang phăng phăng sang “thời kỳ quá độ” mà sao quay lại thời phong kiến hồi nào vậy cà?
Tưởng qua rồi tháng ngày “con vua thì lại làm vua, con sải ở chùa phải quét lá đa”. Sao bây giờ có chuyện sắp xếp sắp xếp trắng trợn cậu ấm Nông Đức Tuấn (con cựu TBT Nông Đức Mạnh), Nguyễn Thanh Nghị (con TT Nguyễn Tấn Dũng) thành ủy viên “ưu tú tài đức”? Đám thường dân, phó thường dân vậy rồi thì là mà…sẽ khó (khổ) ba (vạn) đời[6]. Làm sao sống với lũ này được!
Người dân đâu phải là con giun, cái kiến để cứ bị dày xéo mãi. Người dân không phải là con dân. Phải trả quyền công dân, quyền làm người cho nhân dân Việt Nam.
Người dân không là con cá, chẳng phải con cò. Họ là những Công Dân.
© 2010 Vietsoul:21
[Loạt bài Phó Thường Dân: (1) Anh tám hồ hởi – (2) Nôị-thực-dân – (3) Sợ – (4) Kỳ đà – cắc ké – kỳ nhông – (5) Con dân – con cá – cò mồi – (6) Bình vôi – bái vật – bà đồng – (7) (Vô) Hậu - (8) Gió mưa là chuyện của trời … – (9) Vô liêm sỉ - man rợ – (10) Phế-anh-hùng – (11) Luật Lệ(nh) … – (12) Nhà em có nuôi một con két … – (13) Cái nhà là nhà của ta …]
[1] Tưởng Năng Tiến – Năm Cọp Nói Chuyện Cá, talawas
[2] Làm gì khi ngư dân bỏ biển?, Bauxite Việt Nam
[4] Chuyện Hà Sĩ Phu & mấy con đinh vít – Tưởng Năng Tiến, Đàn Chim Việt (danchimviet.info)
[5] “Viet Kieu”, overseas Vietnamese, are moving home
[6] Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, Dân Làm Báo (danlambaovn.wordpress.com)
http://vietsoul21.net/2011/01/21/pho-thung-dan-5/
TRUYỆN II
Trước khi đi vào chuyện “Ai bảo Việt Kiều là Khổ?, mời quí vị đọc – hay đọc lại nếu 60, 70 năm xưa quí vị đã đọc bài này – bài “Ai bảo chăn trâu là khổ?” trong QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ. Tên của bài là “Chăn trâu” nhưng với những Khứa Lão năm nay – 2011 – tuổi đời Bẩy Bó, Tám Bó, bài này được gọi là bài “Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Bài 31. Chăn Trâu
Ai bảo chăn trâu là khổ?
- Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Ðầu tôi đội nón mê như lọng che. Tay cầm cành tre như roi ngựa. Ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ. Trong khoảng trời xanh, lá biếc, tôi với con trâu thảnh thơi vui thú, tưởng không còn gì sung sướng cho bằng.
Giải nghĩa: nón mê: nón rách; ngất nghểu: có ý nói ngồi trên mình trâu lấy làm đắc ý.
Làm văn: Trả lời những câu hỏi sau đây: Ta thường chăn trâu ở đâu? – Ta chăn trâu để làm gì? – Ði chăn trâu có gì là thú vị?
o O o
Tôi – CTHÐ – đọc bài Chăn Trâu QVGKT trên đây năm tôi 10 tuổi, khoảng năm 1941, 1942. Vào những năm 1960, khi tôi 30 tuổi, nhớ lại bài tập đọc năm xưa, tôi suy loạn tác giả bài “Chăn trâu” này là một công tử tỉnh thành, mùa hạ nghỉ học về quê chơi, đi chăn trâu, chăn bò chơi, nên thấy việc chăn trâu là thích thú, nên thơ. Ông tác giả bài “Chăn Trâu” này như ông Tầu Kim Thánh Thán, ngày hè ra đồng xem người ta tát nước – nước bạc văng lên từng đợt – thấy :
“Ngày hè ra đồng xem người tát nước, chẳng phải là khoái ru?”
Người đứng xem người khác tát nước thì thấy khoái – khoái ra rít – nhưng người làm việc tát nước duới nắng hè cháy da thì không khoái ru chút nào. Chuyện ấy em nhỏ lên ba cũng biết, ta chẳng cần biện loạn chi nhiều.
Như tôi, những năm 1940 hay 1941, một mùa hè tôi được về sống cả tháng ở làng quê tôi. Nhà tôi có con bò, một chú nhỏ trạc tuổi tôi được bà nội tôi mướn ngày ngày dắt bò ra đồng cho bò ăn cỏ. Tôi theo chú bạn quê ra đồng chăn bò. Làng tôi ở phủ Gia Lâm, giữa sông Ðuống và Ðường Số 5 Hà Nội-Hải Phòng, làng không giầu, không nghèo, làng tôi như cả ngàn làng quê khác trong vùng đất gọi văn huê là lưu vực sông Hồng Hà, làng tôi ít đất; vì ít đất nên làng tôi không có bãi cỏ cho bò gặm cỏ, làng tôi chỉ có bãi tha ma là nơi có chút cỏ cằn cho mấy con bò gầy gặm. Bãi tha ma nhỏ, bò gặm cỏ đến nỗi cỏ cùn mòn không sao mọc lên được. Tôi ra đấy chơi nửa ngày đã chán ngấy, vì không có gì để chơi ở cái bãi tha ma cỏ cằn ấy. Chỉ một lần cưỡi bò ra đồng, rồi cưỡi bò về nhà, chú chăn bò dắt bò cho tôi cưỡi, đũng quần tôi vàng vàng hôi mùi lông bò cộng mùi da bò rất khó ngửi.
Năm 1979 tôi nằm phơi rốn trong Phòng 7 Khu C 1, Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu. Có em tù trẻ kết thân với tôi, nhận tôi là Bố Già. Nó lấy cơm canh, rửa bát cho tôi, cạo gió, đấm bóp cho tôi những tối tôi bị cúm. Nó ít tuổi hơn con trai lớn của tôi. Bố nó là Việt Minh tập kết ra Bắc năm 1954, lấy mẹ nó người Bắc, đẻ ra nó ở ngoài Bắc. Quê bố nó ở Trà Vinh nên đặt tên nó là Nguyễn Trà Vinh.
Theo bố mẹ vào Nam, Vinh được vào ngành công an. Những buổi tối bố rởm, con rởm nằm tềnh tang bên nhau trên bệ xi-măng nhà tù, nó kể tôi nghe vài chuyện ngày xưa còn bé của nó ở Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghiã:
“Bọn con mấy thằng để ý, buổi tối có anh chị đưa nhau vào bụi cây, bờ sông là bọn con rình. Vừa đúng lúc anh chị làm nhau là một thằng trong bọn con bò tới, chớp cái quần của chị, rồi chạy. Thường chị ả là cô giáo, công nhân viên chức, bị mất quần chỉ có nước khóc. Anh chàng phải đi tìm bọn con, xin chuộc quần bằng tiền. Chúng con lấy tiền ăn quà vặt thôi, mấy anh chị này làm gì có nhiều tiền.”
“Chúng nó đểu lắm, bố ơi. Trong khu nhà con có lò làm bánh mì. Bánh làm xong để lên cái bàn trong cái phòng có cửa sổ mở ra vườn sau. Có thằng trong bọn con nghĩ ra cách lấy trộm bánh, đứng ngoài vườn dùng cành tre thò qua cửa sổ vào xiên cái bánh, kéo ra. Thằng nọ bảo thằng kia. Lại tham, xiên trộm bánh của nó quá nhiều. Nó biết, nó rình bắt trọn tụi con mấy thằng. Nó bắt bố mẹ bọn con phải nộp tiền đền số bánh bọn con lấy trộm. Bọn con lấy 100, nó nói nó mất 200, 300. Chúng nó đòi bao nhiêu, bố mẹ bọn con phải chung tiền trả hết.”
“Con làm công an, bận đồ vàng, chỉ không có súng lục. Thằng bạn con cũng là công an, bận quần áo dân, đem cái xe đạp của con đến bán cho bọn mua xe vỉa hè, thường là bán ở đầu đường Gia Long. Xe bán không giấy tờ gì cả. Thằng bạn con lấy tiền đi rồi, con đến, chỉ cái xe, nói xe này của tôi, mới bị lấy mất ở… Thấy con bận đồ vàng công an, bọn mua xe chịu trả xe ngay: “Xe của anh, anh lấy đi.” Con làm được vài vụ như thế, bọn mua xe chúng nó biết. Hai thằng chúng nó đi theo con đến chỗ đường vắng, chúng nó chặn con lại, chém con. May mà con chạy thoát. Chắc chúng nó chỉ muốn dọạ con, không dám chém thật, vì con là công an.”
Về chuyện “Chăn trâu sướng lắm chứ!” tên con rởm trong tù của tôi kể:
“Bố chẳng biết gì về chuyện chăn trâu cả. Chăn trâu là khổ nhất trần đời. Mùa rét, mưa dầm, gió lạnh, thằng nhỏ chăn trâu chỉ có cái áo tơi lá mặc ngoài, suốt ngày ngoài đồng, bụng đói, thân rét, khát cũng không có nước mà uống. Còn chuyện bắt vịt của người ta mà ăn Bố nói thì lại càng buồn cười. Ðồng quê miền Bắc không có nhiều vịt như ở miền Nam, xong cũng có những đàn vịt thả cho đi kiếm ăn ngoài đồng. Mình bắt vịt của người ta không khó, đào mấy cái hố, đàn vịt đi qua, con nào sa xuống hố là không lên được. Người chăn vịt đâu có biết. Mình bắt được vịt nhưng làm sao mà làm thịt nó? Thịt vịt nấu không chín, tanh lắm.”
Tên con rởm trong tù của tôi nói về chuyện nó bị bắt:
“Bọn con mấy thằng công an định cướp một cái tầu sắt để vượt biên. Mới lấy được vài người khách thì bị lộ.”
o O o
Quí vị vừa đọc chuyện “Chăn trâu suớng hay khổ,” nay mời quí vị sang chuyện chính của bài Viết ở Rừng Phong hôm nay, bài “Ai bảo Việt Kiều là khổ?”
Trong bài này – Viết ở Rừng Phong Tháng 10, năm 2009 – quí vị thấy ảnh ông Nhà Văn Văn Quang, tác giả loạt bài “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự,” ngồi trong Ao Sen của ông trong trang viện của ông ở Lộc Ninh. Tôi gọi nhà ông là Trang Viện vì nhà có vườn, có cây ăn trái, có giếng nước, có ao sen, có máy phát điện. Ông Văn Quang mua khu nhà đất này khoảng năm 2005, khu này ở gần nhà bà Nhà Văn Thụy Vũ.
Ông bỏ tiền ra hiện đại hoá nhà này. Nhà có đủ tiện nghi: điện nước, quạt trần, bếp gaz, tủ lạnh, máy lạnh, máy đun nước nóng để tắm, máy bơm nước từ giếng lên, tô-lô-phôn, computer, không thiếu thứ gì. Nhiều ông bạn ông từ Mỹ về, lên thăm trang viện Lộc Ninh của ông, đưa ra nhận xét ông không đi HO sang Mỹ, ông ở lại trong nước là phải, là hay, đời sống của ông ở Sài Gòn đàng hoàng hơn đời sống của những ông bạn sĩ quan, bạn thợ viết của ông ở Mỹ rất nhiều.
Sống ở Sài Gòn, ông viết bài gửi sang Mỹ, Úc qua Internet, bài gửi đi nhanh, tiện dụng, báo Việt lấy bài đăng ngay, khỏi sắp chữ, không phải đánh máy lại mất công. Nhiều báo Việt và người Việt ở nước ngoài đăng, đọc những bài viết về chuyện Sài Gòn và người Sài Gòn của ông Văn Quang.
Ông Văn Quang rất thích trang viện Lộc Ninh của ông nhưng năm 2008 ông phải bán nó vì ông còn một căn nhà ở Cư Xá Nguyễn Thiện Thuật, Sài Gòn. Ông bà lên trang viện sống nhiều lắm là hai, ba tháng lại phải về Sài Gòn sống vài tháng. Trong những tháng về Sài Gòn ấy ông phải muớn người giữ trang viện Lộc Ninh của ông. Người được mướn chỉ giữ nhà thôi, cây trái trong vườn không được chăm sóc. Ông bà có tuổi rồi, đi lại phiền toái dù nay từ Lộc Ninh về Sài Gòn mất có 4 giờ đồng hồ ngồi xe đò 12 chỗ có máy lạnh. Trang viện ra giá 70.000 USD – U Ét Ðê, nôm na là Ðô-la Mỹ – một Việt Kiều ở Úc về chi 70.000 USD mua liền một khi, không trả giá.
Giữa năm 2009, bọn Công An Thành Hồ đến nhà ông Văn Quang ở Cư Xá Nguyễn Thiện Thuật, lấy đi dàn máy computer, phone bàn, phone cell của ông. Chúng không bắt giam ông, chúng chỉ gọi ông đến Công An Quận – không phải Sở – khai về những bài ông viết ra gửi ra nước ngoài. 300 bài Lẩm Cẩm trữ trong máy của ông bị mất. Từ đó loạt bài “Lẩm Cẩm Sài Gòn..” ngừng ngang. Ông nhắn ra nước ngoài cho các bạn ông:
“Tôi được người ta dùng Lễ đối xử, tôi muốn dùng Lễ đáp lại..”
Tôi nghĩ ý ông muốn nói bọn Công An tịch thu máy viết của ông, cấm ông viết, chúng không nói ra nhưng em nhỏ lên ba nghe chuyện cũng biết chúng sẽ bắt ông nếu ông cứ viết ra nước ngoài như ông từng viết trong mấy năm. Nhưng chúng không bắt giam ông, không nói nặng, không đe doạ ông, chúng không tịch thu tiền đô của ông, ông muốn các bạn ông ở nước ngoài đừng làm ồn ào vụ ông.
Các ông bạn ông ở Mỹ, Úc tôn trọng ý ông, tất cả Im Re.
World Cup đến, tôi nhớ ông Văn Quang. Ông rất mê đá banh. Ông kể những năm vất vả trong những trại tù khổ sai đất Bắc Cộng khỉ ho, cò gáy, chuột rừng ăn xác tù, tù ăn thằn lằn, rắn mối, chuột, cào cào, châu chấu. ông và các ông bạn sĩ quan mê đá banh vẫn có cách theo dõi được những trận đấu Euro, World Cup ở những vùng trời bên kia trái đất. Ông kể năm 1988 ông về Sài Gòn, căn phòng ông mướn ở đường Sư Vạn Hạnh năm ấy không có TiVi, ông ra quán cà phê gần nhà xem World Cup trên máy của quán. Nhà ông ở có lệ sau 12 giờ đêm là khoá cửa sắt. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Nôm na là sau 12 giờ đêm nhà không ai ra vô. Xem xong trận đấu lúc 2, 3 giờ sáng, ông ngồi lơ mơ ở quán chờ sáng bạch mới về nhà.
Ông Văn Quang không được viết gì về World Cup năm nay, tôi chắc nỗi buồn bực vì không được viết của ông không giảm theo ngày tháng.
Ngày 12 Tháng 6, 2010, từ Sài Gòn, ông Văn Quang gửi bản tin ngắn dưới đây qua Internet. Ðây là bản tin thứ nhất của tác giả Lẩm Cẩm từ ngày ông bị cấm viết:
“Xin tặng quý vị bản theo dõi World Cup rất tiện lợi. Quý vị ở Mẽo chỉ việc thay giờ phía trên cùng. Mỗi khi xem xong trận nào quý vị ghi kết quả vào, bảng sẽ tự động cập nhật để theo dõi xem đội nào nhất nhì, biết ngay đường vào vòng trong.
Bản này tôi lập theo giờ VN và 4 trận hôm 11/6 và 12/6. Vị nào mê đá banh thì làm chơi.
Hai Bàn Cờ.”
CTHÐ: Bà Trần Khải Thanh Thủy bị bắt giam, ông Văn Quang bị cấm viết.
Tôi ấm ức mà tôi không làm gì được
CTHÐ. Rừng Phong, Kỳ Hoa. Ngày 7 Tháng Ba 2011.
Từ sau ngày bị cấm viết ra nước ngoài, ông Nhà Văn Văn Quang không liên lạc gì với tôi như trước nữa. Phone không, I-Meo cũng không. Tôi vừa nhận ké được tấm ảnh của ông Văn Quang gửi đi từ Sài Gòn, nên hôm nay tôi viết bài này.
Ðây là lời Nhà Văn Văn Quang ghi về tấm ảnh:
March 4, 2011.
“Bữa ăn đầu tiên ở nhà tao từ ngày tao bị làm phiền – (Tháng 6 năm 2009) – đến nay. Tao mới nhờ người biết nhiều về computer mua dùm tao một cái máy printing có cả scan và copy, khoảng 100 USD. Máy chạy rất tốt và tiện dụng. Tao mời mấy người tao thường gặp trong tiệm cà-phê đến nhà tao thưởng thức mấy món ăn “gia truyền” của tao.
Từ trái sang phải là Hoàng Khởi Phong – (ở Mẽo về SG sống với con) – Nguyễn Quốc Thái, Quốc Anh – (anh bạn trẻ chuyên viên computer) – Vũ Dũng – (người dịch nhiều sách từ trước 75) – và Nguyễn Khắc Nhân – (cũng ở Mỹ, vợ chết, về SG thuê một căn chung cư gần nhà tao, ở với một em thơm như mít.) HBC.”
o O o
CTHàÐông: HBC là Hai Bàn Cờ, tên Nhà Văn Văn Quang tự nhận. Trong ảnh: người ngồi góc trái của ảnh là Nhà Văn Văn Quang.
Tôi có hân hạnh được quen biết, được nghe nói đến vài ông trong số các ông văn nghệ sĩ trong ảnh. Ông Hoàng Khởi Phong là nhà văn, nhà báo nổi tiếng ở Cali. Ông chạy thoát truớc Ngày 30 Tháng Tư 1975 nên ông không phải sống qua một ngày tù tội nào trong gông cùm Bắc Cộng, ông tỏ ra ghét nghe ai kể lể về những chuyện người miền Nam bị bọn Bắc Cộng bỏ tù ở quê nhà. Ông không ưa thấy những hồi ký Tù Ðày được xuất bản hay đăng trên những tờ báo Việt ở Mỹ. Mấy năm trước, khi ông Hoạ sĩ Ðằng Giao đem tranh sang bán ở Mỹ, ông HK Phong là nhân viên Nhật báo Người Việt, ông làm cuộc phỏng vấn Hoạ sĩ Ðằng Giao. Vào bài, ông viết ngay:
“Tôi chán nghe những chuyện tù đày của mấy anh rồi. Anh đừng kể chuyện anh bị tù, tôi không nghe đâu.”
Chắc vì muốn có bài giới thiệu trên báo Người Việt, Hoạ sĩ Ðằng Giao nói ngay:
“Tôi chỉ kể với anh về việc làm tranh của tôi thôi.”
Nguyễn Quốc Thái là nhân viên Công Ty Xuất bản-Phát Hành Sách Báo Phương Nam. Nghe nói Phương Nam là Công Ty của Nhà Nước, rất lớn, nhiều phương tiện, nhất là nhiều tiền. Ông Nguyễn Quốc Thái nhiều lần sang Pháp, sang Mỹ vì công việc của Phương Nam.
Ký giả Nguyễn Khắc Nhân chạy được sang Mỹ trước Ngày 30 Tháng Tư 1975. Ông là một trong số mấy ông văn nghệ sĩ Sài Gòn sớm nhất từ Kỳ Hoa về Sài Gòn sau ngày bọn Bắc Cộng phải mở cửa đón khách Việt Kiều mang đô-la về nước. Ông NK Nhân về Sài Gòn lần đầu năm 1990, hay 1991. Năm 1990 tôi vừa từ nhà tù trở về mái nhà xưa. Hoạ sĩ Ðằng Giao chở ông NK Nhân trên Honda ghé nhà tôi cho ông thăm tôi. Ông cho tôi 50 đô. Khi chia tay, ông nói:
“Nhân sẽ về Sài Gòn làm báo.”
Tôi hiểu ý ông muốn nói là “bọn Bắc Cộng sẽ bị mất quyền đảng trị, sẽ phải trả tự do cho nhân dân như ở các nước Ba-lan, Tiệp, Hung.” Khi ấy ông sẽ về Sài Gòn làm báo tư nhân tự do. Năm 1995 tôi gặp lại ông NK Nhân ở Cali, ông làm tờ báo Người Việt San Diego.
Những ngày nhứ lá, tháng như mây…1990 rồi 1995, rồi 2011..Với tôi, ông Ký giả Nguyễn Khắc Nhân là người làm được như lời ông nói. Làm được một nửa cũng là làm được. Năm 1990 trong Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sài Gòn, ký giả Nguyễn Khắc Nhân nói ông sẽ về Sài Gòn; năm 2011 ông đã về sống ở Sài Gòn.
Dường như – tôi viết với sự không dzè dzặt thường lệ – Ông Ký giả Lê Văn Vũ Bắc Tiến là ông “cựu ký giả Sài Gòn thứ nhất” bỏ Kỳ Hoa để về sống và chết ở Sài Gòn, tiếp đó là các ông Tạ Tỵ, Mặc Thu, Khai Trí từ Mỹ về Sài Gòn, ông Thái Tuấn từ Pháp về Sài Gòn. Bốn ông này về nước sống những ngày cuối đời trong êm ả, không gây điều tiếng gì. Chắc còn nhiều ông Việt Kiều bỏ Mỹ về nước để chết ở quê hương mà tôi không được biết.
“Ai bảo Việt Kiều là khổ?” Không thể nói những ông Việt Kiều ở Mỹ về nước sống là khổ được. Xong cũng không thể nói: “Không, Việt Kiều về nước sống sướng lắm chứ.” Phải viết trong số những ông Việt Kiều ở Mỹ về nước sống thơ thới không có những ông HO. Tức không có những ông người Việt bị bọn Bắc Cộng liệt vào loại “ngụy quân, ngụy quyền” và bị chúng bắt đi tù khổ sai trên 3 năm. Những Ông Tù Ngụy này được chính quyền Mỹ nhận là những người “tị nạn chính trị – political refugee,” và đón sang Mỹ. Khi qua 65 tuổi các ông HO được trợ cấp hàng tháng khoản tiền gọi tắt là SSI.
Cũng đủ sống thôi nhưng SSI của các ông HO sẽ mất nếu các ông ra khỏi nước Mỹ. Các ông Việt chạy được sang Mỹ sớm, có đi làm, có lương hưu, dù các ông sống ở đâu trên thế giới tiền lương hưu của các ông – gọi tắt là SSA – cũng được gửi đến cho các ông. Các ông Việt HO ở Mỹ có quyền về VN trong 21 ngày. Quá hạn ấy SSI của các ông bị mất, nhưng trở về Mỹ, các ông xin lại, Sở Xã Hội lại cấp SSI cho các ông. Các ông HO chán cuộc sống tha hương ở Kỳ Hoa có thể bỏ Kỳ Hoa về sống luôn ở Sài Gòn với điều kiện con các ông ở Kỳ Hoa mỗi tháng gửi cho các ông 300 USD. Có 300 USD một tháng, ông Việt Kiều HO bỏ Mỹ nào cũng có thể sống ở Sài Gòn như ông Nguyễn Khắc Nhân.
Người Mỹ gốc Việt, người Mỹ gốc Mỹ, có quyền không sống ở Mỹ mà vẫn là công dân Mỹ với điều kiện cứ 5 năm họ phải về Mỹ sống vài tháng. Những ông Việt HO có quốc tịch Mỹ có thể về Sài Gòn sống vài năm, khi chán Sài Gòn các ông lại về Mỹ.
Các ông Việt Tù từ Sài Gòn đi sang Mỹ, trở thành Việt Kiều HO các ông từ Mỹ đi về Sài Gòn, rồi các ông từ Sài Gòn đi về Mỹ. Những ông Việt Kiều HO hay Không HO có “một lần đi, có năm, bẩy lần về.”
Những ông Việt Kiều như ông Hoàng Khởi Phong, ông Nguyễn Khắc Nhân là những ông Việt Kiều “đẻ bọc điều.”
Viết đến đây tôi mất hứng. Xin tạm chấm dzứt Chương Trình Văn Nghệ Tạp Lục của Ban Tùm Lum.
http://hoanghaithuy.wordpress.com/2011/03/15/ai-bao-viet-kieu-la-kho/
Việt Kiều và mùa Xuân ở Sài Gòn
Văn Quang
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=18818&z=12
Việt Kiều và mùa Xuân ở Sài Gòn
Wednesday, February 16, 2005 Văn Quang
Như tôi đã có dịp thưa với bạn đọc, tôi cũng đã được gặp lại "cố nhân" và những đứa con tôi sau 27 năm xa cách. Nỗi niềm xúc động ấy chẳng nói ra thì ai cũng biết nó là kỷ niệm cho cả một đời người. Nhưng ở đây tôi không kể về những chuyện riêng tư mà chỉ xin trích dẫn những sự kiện có tính cách chung nhất của hầu hết những bà con từ nước ngoài trở lại VN trong những ngày tháng vừa qua. Đôi khi đó chỉ là những chuyện lẩm cẩm đúng nghĩa nhất nhưng cũng có thể lại mang nhiều ý nghĩa nhất.
MỘT KINH NGHIỆM THÚ VỊ CHO CÁC BẠN VIỆT KIỀU
Dọc con đường từ đó đến chợ Bến Thành, tiệm buôn san sát đủ các thứ linh tinh. Có thể nói bạn muốn mua gì ở đây cũng có. Kể cả mua phim sex, sách vở, tranh ảnh lảm nhảm. Tranh "nhái" của những danh họa nổi tiếng thế giới cho đến một món đồ kỷ niệm rất nhỏ và rất VN. Có những bức tượng thiếu nữ rất tinh xảo bên cạnh những bức rất vụng về. Giá cả thì trên trời dưới đất, chẳng có tiêu chuẩn nào bởi hàng hóa ở đây cũng không có tiêu chuẩn. Thuận mua vừa bán, có thế thôi. Cùng một món hàng, có người mua 20 đô la, có người mua chỉ trăm ngàn tiền Việt.
- Có toilet ở gần đây không ?
Câu hỏi làm tôi bí, nhìn ngơ ngáo mà chẳng thấy được chỗ nào có cái nhà vệ sinh. Nếu là con trai thì tôi dám tìm cái bờ tường nào vắng vẻ để "giải quyết hậu quả". Cái kiểu này thì dân lao động hoặc mấy cậu trai vẫn làm ẩu. Nhưng chúng lại là con gái nên không thể làm như thế được. Cuối cùng tôi cũng... "thông minh" lắm mới tìm ra một cách rất thuận tiện. Nhìn thấy một tiệm ăn gần đó, tôi vẫy con gái đi theo. Nó ngơ ngác vì chúng tôi vừa ăn xong vào tiệm ăn làm gì. Nhưng chỉ vài giây sau là nó hiểu ngay. Tôi đưa nó ung dung đi thẳng vào phía toilet. Gặp anh bồi bàn cản tôi lại:
- Ông đi đâu ?
- Tôi muốn xem thực đơn để đặt một bữa tiệc.
Anh bồi bàn chỉ tay về phía comptoir:
- Đi lối này.
Và cũng mong rằng những người có trách nhiệm cố gắng tìm ra một biện pháp nào đó cho thành phố "văn minh sạch đẹp" hơn. Nếu cứ để như bây giờ, có lắm khu phố vắng cứ khai um, nhất là vào những buổi trưa, nắng càng vàng thì càng... khó thở.
Ở một vài nơi hiện nay cũng đã có những nhà vệ sinh công cộng phải trả tiền. Thường là 500 đồng cho một lần "đi nhẹ" và 1.000 đồng cho một lần "đi nặng".
Nhưng làm thế nào để phân biệt "tiểu" hay "đại" quả là một điều khó khăn, chẳng lẽ cứ phải đứng canh? Có lần, một ông đi "tiểu" nhưng đi hơi lâu nên chỉ trả có 500 đồng, liền bị những người bán vé "lườm" bằng ánh mắt nghi ngờ rất khó chịu. Chi bằng cứ làm hai dãy nhà, mỗi dãy dùng vào một nhu cầu riêng cho đỡ lộn xộn. Đó cũng là một cách kiếm tiền không mấy vất vả cho sở vệ sinh thành phố. Kiếm tiền cách này chả mấy lúc mà thành phố ta giàu cũng nên.
ĐẾN CHUYỆN XE CỘ
Một hai năm trước, tôi còn thấy vài ông Việt kiều ngồi xe ôm. Nhưng đến năm nay thì hầu như không còn ông bà Việt kiều nào có can đảm ngồi lên chiếc xe ôm nữa. Chung quy chỉ mấy anh xe ôm đói dài. Đường sá Sài Gòn bây giờ "ghê gớm" quá. Xe nhiều như mắc cửi, bất kỳ lúc nào, giờ nào, không cần đợi đến giờ "cao điểm" cũng chật như nêm và vì bất kỳ cái gì cũng có thể kẹt đường ngay tức khắc.
Lại còn nạn đào đường, dịp này thành phố "nở rộ" lên cái "thiên tai đào đường". Đào bới lung tung, đầu phố cuối phố, đường lớn đường nhỏ cũng đều bị đào, hết đào lại xới, hết đường chính đến đường phụ. Thậm chí con đường vào chung cư Nguyễn Thiện Thuật của tôi, từ xưa được ví như đường bàn cờ, có thể đi thông ra cả bốn ngả đường, nguyên hai tháng vừa qua cũng kẹt cứng, mấy bác tài xế xe hơi cứ loanh quanh, chẳng còn biết vào bằng đường nào.
Chúng tôi kêu một cái taxi, chẳng anh tài nào dám mò vào. Kết luận là cứ ngồi đó mà đợi dài người. Taxi ở Sài Gòn, có khi gọi một cái thì ba bốn cái lao đến, có khi đợi hoài mà chẳng biết có xe nào đến hay không. Khách có gọi tổng đài taxi thì cũng chẳng làm gì hơn được. Một cách nào đó cần phải thông tin cho khách biết họ có xe hay không. Đó là điều cần thiết. Bến bãi thì hoàn toàn kể như không có, sự phân công giữa các hãng xe và tài xế cũng không có, mạnh anh nào anh ấy kiếm ăn. Còn khách bộ hành, muốn đón taxi thì cứ đứng đường mà đợi. Gặp hôm trời mưa, vào đúng giờ tan sở, tha hồ mà ngoắc.
RỒI ĐẾN NHỮNG CON ĐƯỜNG
Ở đây cần phải nói đến trách nhiệm của những người trông coi về trật tự của một thành phố lớn và phức tạp như hiện nay. Nó phát triển ồ ạt theo kiểu luật rừng. Đến nay các vị ấy như đã "hết hơi", khả năng chỉ được có đến thế, không thể làm hơn được, thuê mướn đến mấy ông chuyên gia nước ngoài về "vẽ đường cho hươu chạy" thì lại không quen, không biết gì về cấu trúc của VN nên vẽ đường cho hươu chạy bậy. Chẳng thiếu gì những con đường phá đi làm lại rồi lại làm lại phá đi.
Cái kết luận cuối cùng vẫn là bao giờ có đủ phương tiện công cộng như xe điện, xe buýt đủ tiện nghi, đường sá mở rộng thênh thang thì lúc đó mới nên nghĩ đến chuyện hạn chế phương tiện xe gắn máy. Ai cũng biết lúc này xe gắn máy là cái chân của 90% người dân, cái cần câu cơm của hầu hết những người dân lao động dù là dân định cư lâu đời hay nhập cư. Hà Nội và Sài Gòn đều cần phải nghĩ lại về cái sự hạn chế này.
HẠ LONG VÀ NHA TRANG
Một bà bạn tôi sau hơn 30 năm mới trở lại thăm Sài Gòn, bà có vẻ thích thú trong cái sự lạ lẫm về những nơi chốn cũ không còn nhận ra được nữa. Dĩ nhiên bây giờ nó được xây cất đẹp đẽ hơn, nhà cửa san sát, phố xá sáng rực. Có một chút ngậm ngùi nào đó, nhưng niềm vui nhiều hơn nỗi buồn. Mừng cho cuộc sống của người dân Sài Gòn bây giờ khá hơn. Có lẽ trong óc tưởng tượng của bà Sài Gòn có đẹp hơn, lớn hơn, nhưng không như những gì bà đang nhìn thấy hôm nay. Vâng, tất nhiên, đó là cái nhìn của hơn ba mươi năm sau và dù sao thì nó cũng chỉ là cái mặt nổi, bà chưa có thì giờ và không có thì giờ đi sâu hơn vào những nơi khác.
Bà đi Hạ Long, Sa Pa và tất nhiên không quên ghé thăm Hà Nội. Bà hài lòng vì Hạ Long lúc này đẹp tuyệt. Những đứa con tôi cũng khen khung cảnh thiên nhiên của Hạ Long trời cho và việc xây dựng hạ tầng với những tiện nghi khá đầy đủ phục vụ du khách. Tất nhiên giá cả thì hơi đắt nên chúng chỉ ở có một đêm rồi vội phóng về Hà Nội. Chúng hơi tiếc vì thời gian quá ngắn. Chúng hẹn tôi lần sau sẽ cùng đi Hạ Long và ở lâu hơn. Tôi cười khoe với chúng:
- Hạ Long thì bố thuộc như lòng bàn tay. Nửa thế kỷ trước, vào đầu năm 1954, bố đã ở ngoài đó hai tháng.
Những đứa con trố mắt nhìn nghi ngờ, tưởng tôi nói dóc chơi cho vui. Nhưng tôi giải thích:
Hồi đó chỉ có núi và đồi, không có nhà dân. Cái ấn tượng còn in sâu trong lòng những anh sinh viên sĩ quan là chiếc cầu khỉ cao 83m, dài có 70m, đã từng làm chết gần một trung đội trong những khóa trước. Đi một lần cầu khỉ Bãi Cháy rồi dường như từ đó bố có can đảm thêm để đi tiếp trên con đường của mình.
Các con tôi thú vị ra mặt, không ngờ ông bố khẳng khiu của mình lại "gan" đến thế. Tôi không dám dùng hai chữ "anh hùng" mặc dầu có lẽ trong đầu chúng cũng có đứa nghĩ như thế. Vả lại bây giờ người ta lạm dụng quá nhiều hai cái tiếng ấy nên đôi khi chỉ thấy buồn cười hơn là kính phục.
Có một nơi các con tôi cũng rất thích đó là Nha Trang với những chuyến đi thăm các hòn đảo nhỏ rất dân dã, nhất là mục đi thuyền thúng. "Chẳng may cho chúng"... tôi cũng lại ở Nha Trang đến 2 năm vào những năm 1954-1955 nên cũng chẳng còn xa lạ gì với tôi và tôi cũng đã có khá nhiều kỷ niệm với cái thành phố biển hồi đó còn nghèo nàn nhưng rất thanh tĩnh ấy. Các con tôi cũng đã có những kỷ niệm với cả hai nơi mà tôi đã sống. Lúc này chúng tôi mới thấy thật sự gần gụi nhau hơn sau những năm tháng xa cách. Cái tâm hồn VN nó bám vào cơ thể con người VN dù bây giờ các con tôi đã đi xa.
YÊU HÀ NỘI VÀ SỢ HÀ NỘI
Bà bạn tôi, là một người Hà Nội chính cống từ thời còn chưa đủ tuổi là một thiếu nữ. Bà vẫn mang trong lòng một tình yêu Hà Nội sâu sắc. Hơn 30 năm mới trở lại, tôi chắc bà hối hả vui mừng lắm. Bà đã từng có nhiều năm sống ở Sài Gòn, bà đã được trở lại và đã ngắm nhìn nó thay hình đổi dạng. Tôi nghĩ khi bà trở lại Hà Nội, bà sẽ có tâm trạng bồi hồi và thú vị hơn vì xa Hà Nội lâu hơn Sài Gòn nhiều và kỷ niệm của một thời thơ ấu bao giờ cũng hấp dẫn, thắm đượm... mùi sữa và tiếng cười. Từng góc phố, từng con đường sẽ nhắc nhớ bà tới những chuyện trẻ thơ và những ước nguyện có thể là vớ vẩn đầu đời... Nhưng những góc phố và những con đường Hà Nội bây giờ không thể nào cho bà một dấu vết nào nữa. Trừ phi bà đứng đó mường tượng ra con phố ngày xưa của mình. Là tôi nghĩ thế nhưng dĩ nhiên tôi không nói ra để làm tổn hại đến niềm háo hức của một người đi tìm lại hình bóng tuổi thơ của mình.
- Hà Nội của bà thế nào ?
Bà bỏ lửng câu nói ở đấy. Tôi nghĩ tình yêu Hà Nội của bà đến bây giờ có lẽ đã vơi đi quá nhiều rồi.
Chúng tôi vui vẻ chia tay và hẹn ngày tái ngộ, nhưng ngày ấy là bao giờ thì chưa biết. Tình cảm của những người Việt xa xứ mà tôi nhận được trong dịp cuối năm nay là như thế. Giản dị nhưng đằm thắm.
MỘT NGƯỜI ĐI THĂM LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA
Sau khi những đứa con tôi trở lại Mỹ, bỏ lại phía sau những kỷ niệm để tiếp tục sống cuộc sống của mình mà thời thế đã tạo nên cho nó, tôi cảm thấy bơ vơ. Vội chui lên căn nhà vườn "nhà không số phố không tên" của mình ở Lộc Ninh. Muốn đến Lộc Ninh phải đi qua thị trấn Bình Long và Lộc Ninh cũng là một cánh của chiến trường Bình Long ác liệt nhất trong giai đoạn cuối của cuộc chiến 75.
- Em còn nhớ rất rõ những giây phút cuối cùng với những báo cáo khẩn cấp về tình hình chiến sự của chiến trường Bình Long. Em cứ ngỡ rằng... chẳng bao giờ có một ngày trở lại đây như ngày hôm nay.
CÚM GÀ VÀ VIỆT KIỀU
Chúng tôi ngồi ăn ngay tại ngoài hàng hiên nhìn ra khu đất trống hoác, đất đỏ phủ đầy và chiếc ao mới đào, nước còn ngầu đục. Bữa cơm đãi khách có vài món cây nhà lá vườn giản dị. Có con gà luộc vàng ươm, cắt vài cái lá chanh nhỏ như sợi tăm cho nó ra vẻ quê mùa xứ Bắc. Nhưng mấy người em và cô cháu tôi không dám ăn thịt gà. Cô em tôi nói thẳng:
- Từ ngày về VN đến giờ chúng em "kỵ" thịt gà.
Cho đến khi tôi chỉ cái chuồng gà nhà tôi được nuôi rất kỹ, quanh chuồng và ngay cả trên chuồng có dăng tấm lưới, gà hoặc bất cứ bày chim di cư nào cũng không thể ra vô được. Vì thế nên bảo đảm không có cúm gà. Từ lúc đó thực khách mới dám đụng đũa và chỉ một lát sau con gà "bay" hết tiêu luôn. Cô em tôi thú thật: Từ ngày về VN đến hôm nay tụi em mới dám ăn thịt gà đấy. Có lẽ hầu hết bà con Việt kiều về VN lần này cũng như thế cả.
BA BỨC ẢNH NGHỆ THUẬT LÀM QUÀ ĐẦU NĂM
Trong dịp này, những người bạn Việt kiều của tôi cũng rất hào hứng khi thấy tôi nhận được ba bức ảnh của cụ Mạnh Đan và ông bạn Phạm Văn An gửi cho. Đó là món quà quý giá nhất mà tôi nhận được nhân dịp lễ Giáng Sinh và Mừng Năm Mới. Cụ Mạnh Đan là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng chắc các bạn đã biết, anh Phạm Văn An là "đệ tử chân truyền" của cụ. Tuy đã ngoài 80, nhưng cuối năm 2004, hai thầy trò vẫn cùng nhau đi khắp mọi miền chỉ để chụp ảnh. Một bức ảnh lớn khiến mọi người trầm trồ ca ngợi đó là bức "Gió đừng rung cây". Bức thứ hai là "Quê tôi" cũng của cụ Mạnh Đan. Bức thứ ba "Đường ta đi" của Phạm Văn An. Với ý nghĩ, những gì thuộc về nghệ thuật thì mọi người đều mong được thưởng thức nên tôi xin gửi đến bạn đọc để cùng chia sẻ những bức ảnh đẹp của quê hương. Cụ Mạnh Đan nói với tôi về bức ảnh "Gió đừng rung cây" rằng:
Tôi hiểu cơn lốc xoáy đã dành cho cụ, một chuyên gia hàng đầu về ảnh đen trắng nhưng lại có một tấm ảnh màu như thế này quả là món quà trời đất đã dành riêng cho cụ. Tôi nói để tôi làm khung, nhưng cụ nhất định không chịu, đòi tự mình làm khung cho tôi. Tôi đề nghị cụ để nguyên câu "Đố ai quyét sạch lá rừng/ Để tôi khuyên gió, gió đừng rung cây" cho nó... ca dao hơn. Cụ chỉ cười: "Tùy anh đấy". Và, bây giờ thì tôi để "tùy độc giả".
Những người thân của tôi đã trở về Mỹ, nhưng lại có một số bạn bè báo tin đang sắp trở lại VN. Người đi chơi Tết Tây, người về quê "ăn Tết ta". Chính nhờ cái không khí rộn ràng ấy mà mùa xuân đang dâng ngập trong lòng mọi người ở quê nhà.
Tôi viết bài này đúng vào ngày bắt đầu năm mới 2005. Tôi xin được gửi đến bạn đọc cùng các thân hữu lời cầu chúc An Khang Thịnh Vượng
Văn Quang
http://quangngai.net/forum/archive/index.php?t-1904.html
Trước tiên là nhắc đến Tết ở quê nhà, khiến những ngày Ðông rét ngọt như thế này, lòng kẻ xa quê lại càng nhung nhớ đến thắt ruột.
Gì chứ Tết ở quê nhà thì không nơi đâu sánh bằng.
Trước tiên là khu chợ Tết, bánh mứt, hoa quả bày tràn cung mây, nhưng những thứ ấy cũng không hấp dẫn bằng cái thú đi chợ hoa ngắm nam thanh nữ tú chen chân trên đường phố, người người quần là áo lượt. Ở quê người chả mấy khi có được những ngày hội đông đảo như thế, mà nếu có thì cũng không tìm đâu ra không khí náo nức mừng Xuân như những buổi chợ Tết ở quê hương. Hắn nhớ nhất đêm giao thừa cả nhà kéo nhau đi chuà lễ Phật xin xăm, hái lộc cầu bình an cho cả năm.
Bên này chùa chiền, nhà thờ cũng mở cửa làm lễ nghinh Xuân, nhưng đêm ba mươi rét cắt ruột, thò đầu ra gió thổi lồng lộng buốt nhức óc, bao nhiêu không khí ấm áp đầu xuân bay đi mất biệt. Mấy lần hắn cũng định thu xếp về quê hương ăn Tết một lần với gia đình, nhưng ngoài khoản vé máy bay, nghĩ đến món tiền biếu tết và lì xì lại làm hắn khựng ngay ước muốn đó.
Nhận thư bên nhà, hắn cũng chẳng đủ văn chương hay thú vị để trả lời một lúc những ba bốn lá thư gửi sang, trong đó ngoài những lời chúc tụng và ao ước sự no đủ, sung sướng cho người ở bên này, cuối cùng kèm theo nhiều ý nhắn gửi rất mông lung mà đầy những nhắc nhở gần xa. Thương thì thương lắm những người thân cuả mình đang nghĩ về nơi xa xôi như nghĩ về miền đất hưá, chẳng qua cũng chỉ vì khổ, từ cái khổ mà mơ ước, nhưng sống ở đâu thì cũng phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, rồi tin vào miệng những ông những bà về quê nổ như bắp rang, khoe sang khoe giàu mà làm khổ những người thân cuả mình đang đầu tắt mặt tối ở quê người.
Thôi thì sẵn đầu năm, gọi một cú phôn về thăm cả nhà, chúc tụng thế là xong, lâu nay đi cày tối mày tối mặt hắn đâu có cầm tới cây bút, tay chân đã cứng còng, ngồi gò gẫm mất thì giờ rồi cũng chẳng viết được gì. Viết gì người ta cũng không tin, đôi khi hắn thèm hét lên cho nhẹ bớt những lo lắng, những vất vả cuả cuộc sống hằng ngày oằn nặng trên đôi vai, những điều ấy chỉ làm người bên nhà cho là hắn ích kỷ, trốn tránh sự giúp đỡ cha mẹ, anh em.
Hắn sang đây chỉ có một mình, hồi mới sang cũng định đi học để có tý bằng cấp làm cần câu cơm cho xứng đáng, nhưng cả một gánh nặng bên nhà, hắn không đành lòng làm ngơ, ăn trợ cấp và theo đuổi việc học. Thôi đành đi làm vậy, ba cọc ba đồng nhưng tháng tháng có tý tiền gửi về giúp mẹ già, anh em đỡ khổ một chút, nhất là những năm quê nhà còn duy trì chính sách “bế quan toả cảng” chả thèm chơi với ai. Ðược ít lâu thì vướng vào nghiệp yêu, đàn ông ai không phải lấy vợ, thế mới hợp với lẽ âm dương của trời đất. Sống ở quê người thui thủi một mình cũng thèm không khí ấm cúng cuả bữa cơm nhà hơn là cơm hàng cháo chợ, ngoài ra còn lý do nữa, đàn ông không vợ tính hay dở hơi, dễ về chầu trời vì con tim thiếu nhịp đập.
Lấy vợ rồi có trăm thứ phải lo, nhất là khi lũ nhóc con ra đời, nỗi vất vả ấy tăng lên gấp năm gấp mười. Ấy là hắn chỉ có hai đứa con, vợ hắn cũng đi làm, hai đứa nhỏ phải gửi nhà trẻ, cho nên khoản tiền gửi trẻ cũng nuốt hết bao nhiêu tiền lương của hắn. Cứ tính toán mãi thì chắc đất nước này sẽ không có nụ cười trẻ thơ, các nhà trường phải đóng cửa, và cuối cùng chỉ còn lại những người lớn sống với nhau mặt mũi đăm đăm như khỉ ăn gừng.
Bây giờ hai đứa nhỏ đã lớn, nhưng lớn lại có nỗi lo cuả lớn, mà nỗi lo này có khi lại còn to bằng mười nỗi lo kia, chưa kể khoản thuế má xứ này ai có đi làm rồi mới thấy thất kinh, những thứ “dở thầy dở thợ” lại càng chết dở. Thà cứ nghèo “tận cùng bằng số” lại được hưởng chút mưa móc cuả chính phủ, hơn là đi làm để chỉ mỗi việc mua bảo hiểm sức khoẻ hắn đã muốn đau tim nín thở.
Riêng việc gửi tiền về Việt Nam, cũng nằm trong nguyên nhân làm gia đình hắn xào xáo, vì nhu cầu bên nhà thì nhiều, sự cung ứng lại không bao giờ đủ, cho nên mỗi lần nhận thư nhà gửi sang, mặt vợ hắn chưa gì đã nhăn nhăn , méo xẹo như bánh bao chiều ướt nước.
Có nhiều khi vấn đề viện trợ này đã làm vợ chồng hắn cắng đắng nhau mãi, những món chi tiêu bất ngờ dồn dập tới ngoài sự trù liệu , hắn lại phải dấu diếm để gửi tiền về bên nhà mà không dám nói cho vợ biết. Hắn nhận được thư nhà, đọc xong rồi dấu béng đi. Không phải hắn sợ vợ và theo đạo “thờ Bà”, nhưng hắn biết có đưa cho vợ coi thì trước tiên nhìn cái bản mặt chằm vằm, nhăn nhó cuả vợ , hắn cũng khổ lắm rồi. Hắn im lặng và chờ khi nào tiện thì dấu diếm gửi về theo nhu cầu bên kia, còn thì im lặng là vàng, không nói năng chi cho nhà cưả xào xáo thêm ra.
Lần này, hắn quyết định phải gọi về bên nhà. Nói hết, kể hết, để thông cảm với nỗi khổ của nhau, vì thực ra cuộc sống của mỗi người, có bao giờ lại chỉ toàn những điều may mắn, đẹp đẽ. Cũng tại mấy tay họ Nổ, “áo gấm về làng xem hoa dạo kiểng” nổ như bắp rang mà hắn bị vạ lây. Lần đầu đưa vợ con về Việt Nam thăm gia đình, hắn đã gần chết vì nghe mọi người than thở. Chẳng biết bên ấy họ xài tiền ra sao, chứ ân cần đưa biếu một trăm đô la hắn chỉ nhận lại được lời cám ơn hờ hững với vẻ mặt buồn buồn. Hắn cứ nghĩ hoài không ra, bên này đi làm nếu may mắn được thưởng cho một trăm, hắn đã mừng húm. Hoá ra không phải vì một trăm nó. . . nhỏ, chỉ tại vì sự mơ ước của người ta nó. . .lớn, mà thành ra món quà tặng bỗng trở nên rất. . . ít.
Còn nhớ lại cái thuở mới liên lạc lại được với người nhà ở Việt Nam, điện thoại viễn liên mắc ơi là mắc, mỗi phút kim đồng hồ nhúc nhích được tính tương đương với hột xoàn. Chưa kể là lần nào cũng phải ngưng chờ cho tiếng “sụt sịt” ở đầu dây bên kia giảm bớt niềm xúc cảm, còn con mắt người bên này cứ dán chặt vào cái đồng hồ sốt ruột vì thời gian sao nó đi gì mà lẹ thế, bên nhà càng thổn thức bên này càng sốt ruột ...
Sau này đến thời kỳ dễ chịu hơn, mỗi lần muốn gọi về nhà, mua một cái thẻ điện thoại nói hết bấy nhiêu phút là xong, nhưng mấy lần hắn đã bị lừa khi thời gian quy định là ba mươi phút, hai bên vừa ráp vào được hơn mười lăm phút thì đã nghe báo chỉ còn “zero” đồng, chuẩn bị lời tạm biệt kẻo không kịp. Thế là mất đứt mười tì, cả hai bên đều ngẩn ngơ vì câu chuyện trao đổi chưa ra ngô khoai gì cả. Bây giờ đã qua cảnh ấy, nhưng hết rồi một thời thương nhớ cách trở hai bờ đại dương, nhờ một lần về thăm nhà hắn đã trắng mắt ra khi biết mình không phải cái máy in ra bạc, đã làm thất vọng cho vô khối người thân ở bên nhà.
* * *
Bấm một lúc gần hai chục con số, hắn đã nghe đầu giây bên kia có tiếng chuông reo, đợi ba bốn hồi thì một giọng con gái cất lên:
” Alô, alô. . .”
Ðường giây lại bị nhiễu cho nên sau khi cả hai cùng “alô” thì im bặt, hắn vội nói to hơn:
” Có ai ở nhà không?”
Bên kia, lại nghe hỏi:
” Xin lỗi ông hỏi ai?“
Hắn mừng rỡ:
“ Chú Hùng đây, có ba ở nhà không?”
Ðứa con gái reo lên hớn hở:
” Dạ có, chú chờ ba con một chút. Ba ơi ba, có chú Hùng gọi”.
Bên kia đầu giây im lặng, sau đó thì vẫn giọng đứa cháu gái cất lên:
” Ba con đang tắm, chú chờ chút xíu nghe. Chú khỏe không? Thím và các em khỏe không? Chà, ở bển ăn Tết chắc vui lắm hén chú?”
Hắn nghĩ thầm, vui gì mà vui, đang buồn nẫu ruột đây, nhưng vẫn trả lời:
” Ừ khỏe, khỏe hết, nhưng bên này không có Tết đâu.”
Ðứa cháu lại tiếp tục nói theo mục đích của nó:
” Chú nhớ lì xì cho tụi con nghe chú. Năm nay em con sắp vào Ðại Học, nó phải đóng nhiều tiền lắm. Hôm rồi ba con có viết thư sang, chú có nhận được chưa?”
Hắn hừ hừ trong cổ họng, nói hết muốn nổi:
” Ừ, có nhận, nhận đủ. Ba tắm xong chưa?”
Con bé eo éo gọi, hắn tưởng tượng ông anh mình mẩy còn ướt nhem, quấn chiếc khăn lông chạy vội ra khỏi nhà tắm. Bên kia một giọng đàn ông khàn khàn cất lên:
“Alô, Hùng đó hả? Khỏe không em?”
Lại hỏi thăm sức khỏe, đầu tiên là mất cha nó 15 phút đồng hồ để hỏi thăm sức khoẻ và nghe ông anh kể bệnh. Kể ra hắn cũng hơi tệ với anh em, vì xa cách cả nửa vòng trái đất, ai cũng muốn hỏi thăm nhau về sức khỏe cái đã, như người Mỹ ngày nào cũng gặp nhau, ngày nào cũng hỏi “how are you?”, ngày nào cũng phải trả lời như cái máy, khỏe, khỏe, huống gì lâu lâu hắn mới gọi phôn về nhà. Hắn sốt ruột hỏi:
” Mẹ lúc này ra sao? Còn nhớ ra ai nữa không?”
Bên kia đầu giây, giọng ông anh càng thảm não:
” Mấy tháng nay mẹ không ăn uống gì mấy, mẹ chờ chú về rồi có nhắm mắt mới đành lòng. Chú thu xếp về thăm mẹ được không?”
Hắn nghe vã mồ hôi dù trời tháng mười hai lạnh như cắt. Thật tình thì cũng rất muốn về thăm mẹ, nhưng thời gian sau này trí nhớ cuả cụ đã lẫn lộn chẳng nhận ra ai với ai, nên có về cũng như không, chi bằng để khoản tiền ấy lo thuốc thang cho cụ thì tốt hơn. Với lại,nghĩ tới chuyến về quê lần trước, hai vợ chồng với hai đứa con, hắn bay mất mười mấy ngàn mà vẫn không đủ để quà cáp, chút đỉnh cho anh em, cháu chít, bạn bè, khiến hắn nghe xa xôi những lời trách móc, cho hắn chỉ là thứ Việt Kiều “kẹo kéo” .
Hắn định nói gì với ông anh mà quên tiệt, bên kia ông anh lại thao thao kể:
” Mẹ ho hoài, anh đưa đi nhà thương nhưng người ta bảo bịnh già, không có thuốc chữa. Chỉ khuyên bà cụ thay đổi chỗ ở nếu có điều kiện.”
Hắn mau mắn nói:
” Em cũng muốn về thăm nhà và gia đình, nhưng (thở dài), thôi thì anh đưa mẹ đi đổi gió ngoài Vũng Tàu, Long Hải gì đó.”
Bên kia ông anh như vớ được vàng:
” Ừ, anh cũng định nói với chú điều đó, nhưng ngại chú từ chối.”
Hắn ngạc nhiên:
” Từ chối cái gì, em đâu biết gì mà hỏi?”
Ông anh dù dừ một chút rồi thở ra:
” Ðó, vậy là chú bằng lòng nghen. Anh định ra ngoải mua cái nhà nho nhỏ cho mẹ ở, vùng biển khí hậu tốt lắm em ơi. Sài Gòn bây giờ nhà cửa chật chội, người đông đúc, xe cộ như nêm, muốn băng qua đường đợi nửa tiếng đồng hồ chưa sang được. Mẹ không có không khí để thở, tiền chú gửi về chỉ lo đủ trả tiền thuốc men và bác sĩ. Bà ho hoài, bác sĩ cũng bảo chỉ có ra ngoài ấy. . .”
Hắn giựt mình, đúng là tự nhiên chuyện này lại xọ ra chuyện kia. Hắn vội nói:
” Chứ không phải lâu lâu ra đó nghỉ ngơi khi nào khỏe thì về sao? Ồ, nhà cửa Vũng Tàu mắc lắm, em đâu có tiền, với lại…”
Hắn định nói cái chuyện hồi nãy hắn chưa nói được thì ông anh đã cắt đứt giòng tư tưởng của hắn:
” Em tiếc làm gì với mẹ. Mình chỉ có một mẹ thôi mà, mai mốt mẹ chết đi còn tìm đâu ra mẹ để mà báo hiếu. Anh biết có một chỗ đất lý tưởng mà lại rẻ, ở ngay Long Thành thôi, chỗ này khí hậu tốt mà anh cũng có thể lập vườn trồng cây ăn trái. Chú có mua thì cũng là của chú , sau này về quê có nơi nghỉ ngơi an hưởng tuổi già.”
Hắn nghĩ thầm trong bụng, “chả biết có sống được tới già để mà an hưởng không”. Hắn đang sắp chết dở đây, kinh tế tuột dốc, việc làm từ từ giảm bớt, mới tuần trước lão chủ đã tuyển một số người cho ở nhà ăn tiền thất nghiệp, không hiểu chừng nào thì tới lượt hắn đây. Hắn sợ nhất cái cảnh vưà sáng sớm, mới bước chân vào xưởng đã có người chặn đường mời lên văn phòng nói chuyện. Chuyện gì thì ai cũng biết, đó là cái lễ “farewell” rất âm thầm như đưa một cái áo quan ra nghĩa địa. Hắn thở dài, mắt liếc nhìn đồng hồ:
” Dạo này kinh tế khó khăn, em chẳng tính được chuyện gì đâu. Nếu mẹ không khoẻ, anh đưa cụ lên Ðà Lạt nhờ chị Ba trông hộ, tháng tháng em gửi tiền về để chị ấy lo…”
Giọng ông anh có vẻ buồn phiền:
” Chú nói thế sao được. Tôi là con trai thì phải lo cho mẹ chứ, nó là con gái, đã lấy chồng, con mình đã vậy còn con rể thì sao?”
Hắn chẳng hơi đâu cãi lý với ông anh lúc này. Con nào chả con, hễ có tiền thì đứa nào chả muốn rước mẹ về phụng dưỡng. Bên kia đầu giây, ông anh đổi đề tài như chớp:
” Thôi chuyện ấy tính sau, tạm thời chú gửi thêm tiền về để thuốc men, săn sóc cho mẹ, vật giá bây giờ đắt đỏ quá (ông anh lại rỉ rả làm một con toán về những chi phí cho bà mẹ). Bây giờ còn chuyện này nữa, chú có quen ai đem được cháu Hạnh sang bên đó cho có chú có cháu không?”
Hắn nhăn nhó lắc đầu, nhưng qua đường dây điện thoại, ông anh làm gì thấy được bộ mặt như khỉ ăn gừng cuả hắn. Ông thao thao tiếp tục câu chuyện theo ý muốn của ông:
“Chả dấu gì chú, có người đề nghị về kết hôn với cháu, chỉ lấy hai chục ngàn thôi. Anh định bàn với chú, nếu người ta mang được cháu đi thì chú ứng cho anh cái khoản tiền ấy nhé. Cháu nó đi được nó cũng mang ơn chú, với lại hai chục ngàn đâu có là bao, hì hì, sau này nó làm ăn khấm khá, nó sẽ trả lại chú.”
Giữa lúc đang lo sốt vó vì viễn ảnh thất nghiệp tới nơi, nghe ông anh nói “hai chục ngàn” một cách thản nhiên, hắn cứ vã mồ hôi hột. Hắn nói:
” Không ổn đâu anh, coi chừng bị chúng lừa mà tiêu cả chì lẫn chài đấy. Anh bảo cháu ở bên ấy hễ thương ai thì lấy người ấy, lấy nhau phải vì tình chứ không đem tình yêu mà đuà bỡn kiểu ấy. Hiện giờ em . . .”
Hắn chưa kịp nói hết ý thì tiếng ông anh đã đầy vẻ hờn giận:
” Bên này cả nhà trông mong vào chú, mà hễ nói việc gì ra chú cũng cản. Thôi, còn mẹ đấy, chú không gửi tiền về để lo cho mẹ thì bên này anh cũng phải lo, nhưng nếu có con ăn sung mặc sướng , nhà cao cửa rộng, còn mẹ thì thiếu thốn trăm bề, chú tính sao cũng được?”
Hắn định vặc lên với ông anh, nhưng chẳng lẽ gọi phôn về chúc Tết, anh em lại cãi nhau. Hơn nưã, tính hắn vốn hiền lành, ưa dấu kín nỗi khổ một mình, cho nên nghe ông anh hờn trách, hắn chỉ im lặng. Bên kia ông anh hình như cũng tức tôí, im lặng không nói gì, hắn lại sốt ruột nhìn đồng hồ. Cuối cùng, hắn dứt khoát:
” Chuyện lo cho mẹ thì em không từ chối, nhưng những chuyện vớ vẩn khác em không có khả năng, anh có trách em cũng chịu.”
Thấy không ép được ông em, ông anh đành chuyển sang chuyện khác:
” Thằng Út năm nay lên Ðại Học. Nhà xa, nó cần cái xế nổ, chỉ độ hai ngàn thôi, chú cho cháu cái xe đi học vậy.”
Thế là chuyện này đẻ ra chuyện kia, hắn thấy đời mình như vướng hết món nợ này đến món nợ khác, nhưng nãy giờ hai ba vấn đề hắn đều từ chối, nay lại tiếp tục từ chối nưã, hắn thấy có vẻ kỳ cục quá. Hắn tìm cách hoãn binh:
” Thong thả rồi em tính, bên này em cũng …”
Vẫn chưa nói hết câu thì đã nghe tiếng cười ha hả cuả ông anh từ bên kia đầu giây vọng sang:
“Chú bằng lòng cho cháu rồi nhé! Xa xôi quá, chứ ở gần chắc chú cho luôn chiếc xe hơi chứ tiếc gì.”
Hắn nghẹn họng, ruột rối như mớ bòng bong, lẩm nhẩm tính: “Lại hai nghìn, tháng giêng là giấy thuế má gửi về nườm nượp, cái nhà cũng đến lúc phải mua bảo hiểm”. Ðang nói chuyện với ông anh mà hắn lại nghĩ vẩn vơ đến chuyện “lay off” , người ta cũng đã thông báo cho nhân viên hay là công việc đã đến lúc kiệt quệ, tối qua cố nghe hết bài nói chuyện cuả tổng thống Obama về kinh tế, y tế , chiến tranh nhưng có nghe được đâu, lào xào những lời hưá hẹn … cho một chiếc xe không phanh đang trên đà xuống dốc. Trước mắt là nếu thất nghiệp lúc này, nỗi kinh hoàng nhất là không có bảo hiểm sức khoẻ cho cả nhà gồm hai vợ chồng với hai đưá con...
Hắn hừ hừ trong cổ họng như bị mắc nghẹn. Gần xa, xa gần, chính vì ở xa mà hắn mới khổ như thế, bởi vì chẳng ai nhìn thấy những cái lo cuả hắn, những cái trời ơi từ trên trời rơi xuống nơi xứ này, mà nhu cầu thì lại không đơn giản như ở quê nhà. Nếu ở Việt Nam, chỉ cần ba trăm đô hắn cũng gói ghém đủ chi tiêu cho một tháng, nhưng ở bên này thì không như thế được.
Bên kia đầu giây ông anh vẫn không ngớt than thở vài chứng bịnh cuả tuổi già. Hắn cũng chỉ ậm ừ cho qua, bởi vì chính hắn đây ngoài những thứ bịnh thể xác có nguyên nhân hẳn hoi, còn có thứ bịnh phiền, bịnh lo mà hắn chưa có người để chia xẻ. Đã có tiếng chuyển máy điện thoại:
“Em nói chuyện với chị nhé!”
Hắn lại nhìn đồng hồ. Bỏ mẹ rồi, nãy giờ hắn chưa chấm dứt được câu chuyện với ông anh thì lại sang bà chị, chưa kể là không nói chuyện được với bà mẹ vì cụ bị nghễnh ngãng đã lâu. Không nói cũng không được, bên kia đầu giây một giọng phụ nữ rè rè vọng sang:
” Chú khoẻ hả chú? “
Hắn nghĩ bụng : “Lại khoẻ, nãy giờ mất nhiều thì giờ cho cái vụ hỏi thăm sức khoẻ “, nhưng hắn cũng lịch sự trả lời:
“Cám ơn chị, em vẫn bình thường, còn chị thế nào?”
Như chớp được cơ hội, bà chị dâu bắt đầu rỉ rả vào máy:
” Ðau nhiều lắm chú ơi, đêm ít khi ngủ được, mình mẩy nhức như rêm, mà tới bữa cũng hổng muốn ăn cơm.”
Hắn nhớ tới kỳ về thăm nhà mấy năm trước, hắn đã ngạc nhiên khi cả nhà suốt ngày ngồi dán mắt vào cái truyền hình coi phim bộ, rồi ăn uống lai rai, chiếc bánh giò, đĩa bánh cuốn, ly cà phê sữa đá, cứ thế mà bồi dưỡng khi bận bịu theo dõi những màn chưởng mà lại có tý tình cảm ướt át lâm ly Trung Hoa trên màn ảnh. Tới bữa, mâm cơm dọn lên thì bụng đã ứ hự, còn ăn vào đâu được. Ðêm hai ba giờ sáng vẫn mải mê theo dõi các màn gay cấn trong phim bộ Đại Hàn, chưa kể còn sụt sịt khóc theo nhân vật chính cuả phim đang gặp cảnh hoạn nạn trên bước đường giang hồ, lưu lạc. Giá mà họ thấy được nỗi vất vả của thằng em bên này, muà Ðông giầm mình trong tuyết lạnh để đi làm, muà hè nắng chang chang đốt cháy da thịt, chưa kể nhiều thứ kèn cựa, bon chen trong sở làm khiến hắn nhiều khi muốn chảy nước mắt.
Hắn cũng nói theo cho có chuyện:
” Bây giờ già cả rồi, chẳng ai mà không bịnh này bịnh nọ. Em cũng vậy chị ơi, phải đi cày từ mờ sáng đến chiều tối, chả thấy mặt trời đâu. Bây giờ lại sắp sửa . . .”
” Bên ấy chú có thứ thuốc gì uống cho ăn được, ngủ được, mua gửi về cho anh chị một ít. Hay là cứ gửi tiền về đây chị mua cũng tiện, chẳng mất công chú gửi để tốn tiền cước phí, bên này bây giờ cái gì cũng sẵn, chỉ ngặt không có tiền thôi. Nãy giờ, anh đã nói chuyện với chú rồi phải hông? Thằng nhỏ đến hè này lên Ðại Học rồi, chèn ơi sau này nó cũng thông minh giỏi giang như chú vậy, chị mong chú mang được cả nhà qua bên đó thì thiệt là nhà mình có phước. Ðể chị nói cháu đi coi xe lần lần, hễ chú gửi “dzià” là nó mua ngay. Tụi nhỏ bên này tội nghiệp lắm chú ơi, không được bằng mấy em ở bển đâu, đứa nào cũng lên xe xuống ngựa. . . “
Hắn nghe mà muốn rụng cả tim vì sợ. Thế là khi khổng khi không hắn mắc thêm một món nợ. Mắc một món nợ chỉ vì không nói thẳng được điều hắn muốn nói. Bây giờ thì hắn sợ những cú phôn đường dài, vì chính nó cũng là món nợ mà hắn phải thanh toán, vợ hắn thế nào cũng cằn nhằn là “nói gì mà nói lắm thế!”
Hắn lại nhìn đồng hồ. Cần phải học tính dứt khoát cuả người Mỹ đi là vừa, nãy giờ hắn đã để tình cảm lấn áp thực tế quá nhiều, khiến hắn cả đời điêu đứng vì hai chữ tình cảm. Hơn một tiếng đồng hồ qua đi, hắn vội vã nói mấy câu từ biệt và sức khoẻ cuả mẹ già một lần nưã, chỉ biết ừ ào vì những lời dặn dò cuả bên kia, hình như hắn chả kịp nói gì, vì người bên đầu giây cứ thao thao bất tận không cần biết là hắn có sốt ruột không.
Ðặt chiếc máy điện thoại xuống, hắn thấy nhẹ cả người, thôi kệ đầu năm chỉ nói nhiều có một bận. Nhưng hắn bỗng nhớ ra có một điều hắn cần nói mà chưa nói được, “hắn sắp thất nghiệp rồi!”
Nguyên Nhung
Nguồn: congdongnguoiviet.fr
http://baovecovang.wordpress.com/2012/01/24/cu-phon-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-dai-nguyen-nhung/
Ông Thanh là người Việt Nam trạc khoảng 70, dáng vóc trung bình, "sắc đẹp" trung bình. Mặc dù sang Mỹ từ năm 1977, ông Thanh nói tiếng Anh rất kém cỏi. Lý do là vì ông ta không chịu đi học và vì môi trường ông ta tiếp xúc toàn là người Việt Nam: ông Thanh là chủ một tiệm phở ở thành phố kế bên tôi ở với khách hàng phần đông là người Việt.
Ông Thanh không phải nấu nướng vì đã có bếp lo. Khách đến ăn luôn luôn thấy ông ta đứng ở máy tính tiền để thu tiền. Ông ta cũng không phải lấy thực đơn khách hàng hay bưng thức ăn ra, dọn thức ăn vào vì đã có một cậu con trai và một vài người làm mướn lo việc đó. Bà Sáu vợ ông ta cũng trạc tuổi, làm cùng một chuyện chồng làm.
Thường thì hai người lo hai phiên sáng chiều khác nhau nhưng có những lúc cả hai người ở tiệm thì bà Sáu ra một góc bàn làm những chuyện lặt vặt như nhặt rau, thái hành, thái tỏi, và nói chuyện huyên thuyên với khách hàng. Hai vợ chồng là người đầu tiên mở nhà hàng Việt Nam khi mới sang đây, thức ăn nấu ngon miệng nên quán ăn lúc nào cũng đắt khách. Tám năm trước đây, bà Sáu hớn hở khoe cho tôi biết là mua được một miếng đất ở Vũng Tầu, mướn người xây một căn nhà trên miếng đất đó. Khi xây xong, hai ông bà sẽ về Việt Nam ở hưu luôn, giao tiệm phở này cho cậu con trai lo.
Mướn người xây mà không tin cậy vào bà con họ hàng ở Việt Nam trông nom nên ông chồng "hy sinh" về SàiGòn ở một thời gian ngắn hạn để lo xây xong cái nhà. Bà Sáu ở lại bên Mỹ lo quán ăn một mình. Bà vui rối rít trong thời gian ấy nói chuyện với khách hàng, gặp ai bà cũng khoe là sắp sửa về Việt Nam ở luôn với ông chồng.
Thế rồi bẵng đi một thời gian mấy năm tôi không đến nhà hàng của bà ăn. Một ngày khi vợ chồng tôi đến ăn thì không thấy ông chồng, mà mặt bà Sáu thì buồn so. Không cần hỏi chuyện, bà ấy kể cho tôi nghe là ông chồng không trở lại Mỹ, đã ở lại luôn Việt Nam: ông Thanh lấy một cô Việt Nam trẻ "bằng con ổng", 32 tuổi. Tiền mang về Việt Nam để xây nhà thì cái nhà ông ta đã để tên cho "con nhỏ" đứng tên vì Việt Kiều không đứng tên chủ nhà được. Bà Sáu nói ông ấy chỉ trở lại Mỹ làm giấy tờ ly dị chia gia tài. Căn nhà bốn phòng hai người mua hai mươi năm nay đã trả hết nợ, bây giờ đem bán để lấy tiền chia đôi.
Một thời gian nữa trôi qua, khi tôi trở lại tiệm ăn thì bà cho tôi biết là với số tiền chia hai, bà mua một condominium nhỏ hai phòng ngủ, đủ cho một mình bà ấy ở (condominium giống như apartment. Sự khác biệt là condominium người mua làm chủ, trong khi apartment chỉ để cho mướn). Già, sống một mình không có cách gì chăm sóc vườn tược nên bà chỉ cần cái condo là đủ. Bà Sáu có vẻ chua chát về cuộc đời. Gây dựng sự nghiệp với chồng mấy mươi năm nay để rồi gần cuối cuộc đời, ông chồng về Việt Nam lấy một cô gái trẻ măng, còn bà thì sống đơn chiếc trong tuổi về chiều.
Mấy tháng trước vợ chồng tôi trở lại ăn thì tôi rất ngạc nhiên thấy ông Thanh đứng ở quầy tính tiền. Với gương mặt đã mất đi sự vui vẻ của mấy năm về trước, bà Sáu nói với tôi là "con nhỏ" ở Việt Nam sau khi xài hết tiền của ổng đem qua, lấy cái nhà mới xây, đá ông chồng ra khỏi nhà vì "nó có một thằng bồ mới cỡ bằng tuổi nó".
Hết tình yêu, cạn tiền sinh sống, ông chồng quay trở lại Mỹ, xin lỗi vợ. Bà Sáu giận lắm nhưng không dám nghĩ đến cảnh tuổi già sức yếu sống một mình nên tha thứ người chồng cũ, và do đó ông Thanh đi làm trở lại ở quán ăn. Bây giờ tuy rằng vết thương lòng của bà Sáu không thể nào hàn gắn được vì chẳng những tình yêu vợ chồng mà một phần của cải cũng đã mất, bà cố nhắm mắt mong thời gian sẽ làm cho tâm dạ nguôi ngoai vì bà không có can đảm sống một mình trong tuổi già ở Mỹ.
Câu chuyện trên đây là một trường hợp tiêu biểu cho hàng nghìn chuyện tương tự mấy ông chồng chạy loạn sang Mỹ sau 1975, bây giờ tuổi xồn xồn thi nhau bỏ vợ, hay gian dối vợ về Việt Nam tìm bồ nhí, lấy vợ mới. Từ xưa đến nay người Việt Nam chúng ta có nhiều cá tính tốt không thua gì nước người: cần cù, siêng năng, nhẫn nhục, dũng cảm, tháo vát, bất khuất. Bây giờ mấy ông Việt kiều này lại cộng thêm cho người mình một cá tính mới: nhân từ và bác ái, thương bồ nhí, vợ mới ở Việt Nam. Họ muốn ra tay hiệp sĩ cứu những phụ nữ này ra khỏi cảnh nghèo khó.
Ngày xưa khi còn độc thân mới sang đây tôi mơ tưởng lấy vợ Mỹ vì người Tây Phương nhìn vô cùng xinh đẹp. Thế nhưng mơ là một chuyện, có xẩy đến hay không là chuyện khác: người tôi đen đúa, nói tiếng Anh lõm bõm chả em Mỹ da trắng tóc vàng nào thèm để ý đến nên tôi ngày đêm ở vào trường hợp "Anh ơi nếu mộng không thành thì sao? Mua chai thuốc chuột uống vô rồi đời".
Không được em Mỹ mê, tôi xuống cấp mê em Mễ, em Việt Nam ở Móng Cái, Hải Phòng, Bạc Liêu hay em loại "còn thương rau đắng mọc sau hè" cũng được, thế mà cũng chẳng em nào thèm lấy làm tôi lo sợ són đái ra quần. May là đến năm 26 tuổi thì có một cô này ở Paris sang chơi, hồn nhiên vô tư lự, ăn chay trường từ lúc mới lên ba, gặp tôi ở nhà thờ, thương hại sợ tôi sẽ sống kiếp mồ côi cả đời nên bằng lòng lấy tôi. Cái nghĩa cử cao đẹp đó tôi thề sẽ không bao giờ quên cho đến khi hui nhị tỳ.
Khi sắp sửa làm đám cưới, ông Mục sư nói với chúng tôi là phải qua một lớp giáo lý căn bản hôn nhân - ba hay sáu tháng gì đó, tôi không nhớ rõ - để học về lời Chúa dậy thì mới làm đám cưới trong nhà thờ được. Tôi từ chối không chịu học. Lý do của tôi là tôi đã hứa với vợ sắp cưới của tôi là tôi sẽ lấy nàng, ăn ở và đùm bọc nàng cho đến chết thì lời hứa của tôi với nàng đã quá đủ, không cần bất cứ một ai dậy cho tôi nhớ lời hứa đó, giảng morale tôi phải ăn ở với vợ mình như thế nào cho phải phép.
Ai có dậy tôi đến đâu mà chính tôi không giữ lời hứa yêu thương vợ thì sự dậy bảo đó hoàn toàn vô ích. Tôi nhất định không chịu học. Tôi bảo vợ tôi không cần làm lễ ở nhà thờ, chúng tôi ra tòa làm giấy hôn thú. Tính tôi lì lợm nên một khi tôi đã có lập trường khẳng định rồi thì Tề Thiên Đại Thánh hay Trư Bát Giới cũng không thay đổi được quyết định của tôi, huống chi là Đức Giáo Hoàng Phao-Lô Đệ Lục.
Trong đời sống vợ chồng, dù rằng trường hợp mỗi người có thể hơi khác biệt một tí, những ông chồng khác cũng như tôi cần phải nhớ hai điều ngày xưa khi mình mới lấy vợ. Thứ nhất là mình đã may mắn được vợ ghé mắt để ý đến (thay vì nàng có thể lấy Năm xích-lô, Hùng du đãng, Tư cà-thọt, hay Tâm chém mướn), và thứ hai, chính mình là người hứa sẽ chung sống trọn đời với vợ.
Rất hiển nhiên là những ông chồng bỏ vợ hay gian dối vợ về Việt Nam lấy bồ nhí, trí nhớ họ cũng bị bệnh quên Alzheimer's như các ca sĩ, MC về Việt Nam. Họ quên ngày xưa vào thuở hàn vi chính họ là người năn nỉ vợ lấy mình, chính họ là người nói sẽ săn sóc vợ cho đến trọn đời.
Trong lẽ đạo làm người, Khổng Tử dậy đàn ông nên theo Tam Cương, Ngũ Thường, và đàn bà thì theo Tam Tòng, Tứ Đức (Tam Cương: Quân, Sư, Phụ.Ngũ Thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,Tín. Tam Tòng: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử. Tứ Đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh).
Khi về Việt Nam tìm bồ nhí, các ông chồng đã mất đi bốn cái "Thường" trong Ngũ Thường: Nhân - không nhân từ với vợ mình, Nghĩa - không giữ nghĩa với vợ mình, Lễ -không tôn trọng vợ mình, Tín - không giữ lời hứa với vợ mình.
Đã không xấu hổ mất đi bốn trong năm căn bản đạo đức của đạo làm người, họ cũng không xấu hổ không chịu nhìn nhận là đàn ông xồn xồn gian dối vợ như họ thì ở bên Mỹ không ma nào thèm lấy, chẳng người nào có đạo đức trong người còn xem họ là bạn bè. Họ cũng không có liêm sỉ để nhận thức được là họ chẳng có tài cán gì như những người ngày xưa được đi du học: họ, cũng như tôi, chỉ may mắn sang đây nhờ tấm lòng nhân đạo của người Mỹ.
Lý do duy nhất con gái ở Việt Nam theo họ là vì đời sống Việt Nam quá nghèo khổ, phụ nữ Việt Nam cũng như bao nhiêu người khác tìm đủ mọi cách, bằng bất cứ giá nào, tìm cho được một cái phao cấp cứu, cho dù cái phao cấp cứu đó có vô lương tâm, vô liêm sỉ đến đâu đi nữa, miễn sao nó có thể kéo họ ra khỏi cái biển mịt mờ, nghèo đói, không tương lai, thẩy họ trên con thuyền tương lai xán lạn trực chỉ hướng về bên Mỹ.
Ở Hoa Kỳ bị mọi người khinh rẻ nhưng trái lại khi các ông về Việt Nam thì vươn vai bảy trượng, đổi tên Mỹ thành Michael Nguyen, David Tran, Scott Ly, Peter Le. Những ông nổ như tạc đạn này ngoài miệng ba hoa chích choè hãnh diện tôi là người Việt Nam thế nhưng trong lòng xấu hổ sợ bị gán danh cùng với 90 triệu người Việt khác nên phải dùng tên Mỹ dán trong thẻ xách tay, trong thẻ hành lý, trong khi nói chuyện, để không ai mà không biết ông ta là người đến từ đại đế quốc Hoa Kỳ.
Ông ta có thể hù những người ở Việt Nam vì họ đâu biết rằng ở bên Mỹ ông ta nói tiếng Anh như… c-t (tòa soạn tự ý đục bỏ vì chữ dùng làm mất vẻ thẩm mỹ của thành phố). Tôi sang Mỹ từ năm 1975, học nốt Trung học ở Mỹ, không phải gốc gác tiá em hừng đông đi cày bừa, thế mà 36 năm sau nói tiếng Anh chết lên chết xuống, về Việt Nam nói chuyện cẩn thận không dám thốt ra một chữ tiếng Anh vì mình xấu hổ phát âm sai, và vì không muốn người ở Việt Nam nghĩ rằng mình thuộc loại ta đây lòe thiên hạ.
Ấy thế mà những người này về Việt Nam sổ tiếng Anh nhiều còn hơn xe gắn máy ở SàiGòn, nhanh còn hơn đi chợ mua sắm bị người khác gạt. Lý do dễ hiểu là họ có thể hù người Việt Nam. Người Việt không biết tiếng Anh nên không thể nào biết mấy ông chồng này là anh lé giữa đám mù. Xin lỗi, tôi nói sai, lé là còn giỏi, phải nói là anh đui giữa đám mù mới phải.
Đối với những ông chồng tin Chúa, tôi muốn dùng Kinh Thánh thảo luận về vấn đề này. Tôi xin lỗi không phải vì méo mó nghề nghiệp mà trưng dẫn Kinh Thánh. Tôi cũng muốn trưng dẫn kinh Phật lắm, thế nhưng cho dù đã tra khảo và nghiên cứu cách mấy, tôi không tìm được bất cứ kinh Phật nào Đức Phật đề cập đặc biệt về vấn đề ly dị. Kinh Thánh thì khác, hầu như bất cứ những việc gì liên quan đến cách cư xử trong xã hội Chúa đều có luật pháp tỉ mỉ nói rõ vấn đề mình muốn tìm.
Trong Kinh Thánh Chúa dạy thế nào về ly dị? Tôi xin loan tin đáng buồn kèm theo 21 phát súng đại bác bắn mặc niệm là Chúa Jesus hoàn toàn không cho phép ly dị. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời còn cho ly dị ("Nếu ông nào lấy một người đàn bà làm vợ, không hài lòng vì thấy nàng có một điều gì xấu hổ nào đó, ông ta có thể viết một chứng chỉ ly dị đưa cho vợ và yêu cầu nàng rời khỏi nhà mình."
Phục Truyền Luật Lệ Ký, Deuteronomy 24:1) thế nhưng khi Chúa Jesus đến trong Tân Ước, thì không ai còn cơ hội ly dị nữa: ("Ngày xưa ai muốn ly dị vợ mình thì chỉ cần đưa cho vợ chứng chỉ ly dị, nhưng ta nói cho các ngươi biết rằng nếu ông chồng nào ly dị vợ mình (ngoại trừ lý do nàng phạm tội ngoại tình), thì làm cho nàng là nạn nhân của tội ngoại tình*, và người đàn ông nào khác lấy người vợ bị ly dị này sẽ phạm tội ngoại tình."
Ma-Thi-Ơ, Matthew 5:31-32). Jesus dậy một khi hai người lấy nhau thì là… tàn một đời hoa, un point final, ò e con ma đánh đu, không ai được ly dị ai nữa ("Ta phán cho các ngươi, những người đã lập gia đình rồi, là vợ không được ly thân chồng (nếu nàng ly thân thì sẽ ở giá cho đến chết hoặc tái giá với chồng mình), và chồng không được ly dị vợ."1 Cô-Rinh-Tô, 1 Corinthians 7:10-11)
Nhà tiên tri Malachi trong sách Ma-La-Chi, Malachi 2:10-14 đưa lý do tại sao vợ chồng phải ăn ở với nhau cho đến chết: Loài người được một Cha đời đời sáng tạo, không phải hai, và Chúa là người chứng kiến cuộc hôn nhân và lời thề thốt chung sống trọn đời của hai vợ chồng. Do đó không ai có thể trở mặt với Chúa ("Chúng ta chẳng phải chỉ có một Cha thôi sao? Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời tạo ra chúng ta sao?
Vậy thì tại sao chúng ta bất trung với nhau để phạm giao ước với tổ phụ của mình?" Malachi 2:10. "Đức Chúa Trời đã làm chứng (cho sự hôn nhân) giữa vợ chồng ngươi, thế mà ngươi (ngoại tình) không trung thành với vợ ngươi, là người bạn đời, và là người vợ ràng buộc trong giao ước hôn nhân." Malachi: 2:14).
Đức Chúa Trời ghét ly dị đến nỗi Ngài so sánh hành động ly dị vợ của người chồng là một hành động bạo lực (violent act): "Đức Chúa Trời của dân Do Thái phán rằng: Ta ghét người nào bỏ vợ của mình. Ta ghét người nào có hành động bạo hành như thế đối với vợ mà nghĩ đó là chuyện tầm thường không đáng kể như mặc một chiếc áo." (Malachi 2:16)
Do đó, luật lệ trong Tân Ước vẫn áp dụng cho đến bây giờ: dưới mắt Chúa, hôn nhân là chuyện vĩnh viễn. Nếu chẳng may một ông chồng lấy nhằm một bà chằng lửa hay một bà vợ lấy nhằm một ông chồng bê tha không chịu đi làm, tối ngày nằm nhà chờ sung rụng, chờ tối vợ đi làm về rồi hối thúc vợ nấu cơm nhanh nhanh cho mình ăn thì dù có tức mình đến đâu, không ai được ly dị ai cho đến chết.
Tôi biết mọi người sẽ nhảy dựng đứng khi đọc đến đây, bực mình khi thấy luật lệ đâu mà kỳ khôi, không thể nào hiểu được; nhất là mấy cô sẽ nghĩ nhỡ mình lấy nhằm một thằng chồng chết tiệt thì chẳng lẽ phải nấu cơm, hầu hạ cho nó ăn trọn đời, không được ly dị nó sao? Tôi xin trả lời là trí óc con người chúng ta nông cạn, không thể nào tìm hiểu hết được những huyền bí của tạo hóa, chẳng hạn như tại sao phụ nữ mê shopping, tại sao đàn bà nào cũng có hai mươi đôi giầy trở lên mang làm sao cho hết, tại sao đàn ông lười biếng tắm…
Chúa là Đấng sáng tạo loài người thì chắc chắn Chúa có câu trả lời, chúng ta chỉ không biết nó là gì đấy thôi, xin tất cả mọi người hãy bớt cơn nóng giận, uống vài ly nước miá cho hạ hỏa. Không, uống nước miá ở Mỹ sẽ tức trào máu họng không thể nào hạ hỏa được vì ở Việt Nam ly nước mía chỉ có 20 cents, trong khi ở Mỹ đến 3 dollars! Thay vì thế, hãy uống một ly nước chanh đường để hạ hỏa thì rẻ hơn.
Những ông chồng nào là Cơ-Đốc-nhân, theo Thiên Chúa Giáo cho dù là bất cứ đạo phái nào, Công Giáo hay Tin Lành đủ loại giáo phái khác nhau (Baptist -Hội Thánh Tin Lành Báp-Tít, Methodist - Hội Thánh Tin Lành Giám Lý, Seventh-Day Adventist - Hội Thánh Cơ Đốc Phúc Lâm, Assemblies of God - Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần, The Christian and Missionary Alliance CMA -
Hội Truyền Giáo Phước Âm Liên Hiệp, Pentecostal - Hội Thánh Tin Lành Ngũ Tuần) mà về Việt Nam tìm gái, nếu chỉ gian dối vợ không cho vợ biết thì đã phạm tội ngoại tình (Điều răn thứ 10: "Ngươi chớ tham nhà lân cận của ngươi, ngươi chớ mơ tưởng đến vợ người láng giềng." (Xuất Ê-Díp-Tô Ký, Exodus 20:2-17), hay "Hễ ai nhìn một người đàn bà với lòng thèm muốn thì đã phạm tội tà dâm trong lòng của họ rồi." (Ma-Thi-Ơ, Matthew 5:28). Nếu ly dị vợ hay sẽ ly dị vợ bên Mỹ để lấy con gái ở Việt Nam thì cũng đã phạm tội ngoại tình như tôi đã trưng dẫn Kinh Thánh ở trên.
Như thế, trốn vợ về Việt Nam đi chơi với gái, hay về Việt Nam lấy em xinh đẹp, ly dị vợ bên Mỹ thì trong cả hai trường hợp, trước mặt Chúa người chồng đều có tội. Khi chết ông chồng sẽ đi xe lửa tốc hành xuống địa ngục, ngồi ở hạng ghế cứng chứ không được hạng đắt hơn, ghế mềm. Tàu hỏa sẽ không dừng ở trạm Bà Rịa hay Ninh Hòa để xin được ân xá hay khoan hồng. Khi trở lại Mỹ, những ông chồng này không còn lý do đi nhà thờ làm gì nữa. Trong sổ địa ngục đã có tên ông mạ vàng 24 carat, chỉ chờ khi ông ngủm củ tỏi là cho ông đi máy bay Hạng Nhất đến địa ngục cho nhanh nên có đi nhà thờ cầu khẩn lạy lục đến đâu cũng vô ích.
Cho dù tin hay không tin vào bất cứ một đạo nào, những ông chồng ở hải ngoại về Việt Nam tìm khoái lạc chẳng khác gì những ca sĩ, MC về Việt Nam hát kiếm sống: họ không thấy xấu hổ trong hành động họ làm.
Ngày xưa họ bỏ chạy vì một chính thể, bây giờ họ lại vác mặt quay về cùng chính thể đó. Nếu tôi là chính thể hiện tại, tôi sẽ không cho phép những người này trở lại Việt Nam vì họ bất trung, phản chính nghĩa. Ngày xưa họ sợ tôi nên bỏ chạy, ích kỷ chỉ lo bảo toàn cho sinh mạng của họ, không cần biết người khác sống chết ra sao.
Bây giờ họ trở lại đất của tôi nhưng mang danh công dân của một nước khác, với mục đích duy nhất là chỉ để làm tiền, chỉ để kiếm gái, ích kỷ mang lợi cho riêng họ, và lại một lần nữa không cần biết đời sống người khác nghèo đói như thế nào, không đóng góp gì cho chính thể của tôi, cũng như không đóng góp gì cho chính thể trước.
Chính vì họ bất trung và ích kỷ trong lập trường sống mà trong đời sống hôn nhân, họ cũng bất trung với vợ ở bên Mỹ để mang cái lợi, ích kỷ riêng cho mình là tìm bồ nhí hay vợ mới ở Việt Nam. Thiện hay Ác là ở trong cái tâm, cái bản ngã của mình. Nếu một người đã có cái bản ngã Ác thì nó sẽ không bao giờ thay đổi: một khi họ khám phá ra bồ nhí, vợ mới cưới Việt Nam không còn mang lợi đến cho họ, họ sẽ bỏ như họ bỏ vợ bây giờ để tìm những người mới.
Mặc dù chúng ta ai cũng biết những ông chồng ở hải ngoại trốn vợ về Việt Nam chơi gái, hay ly dị vợ để lấy con gái trẻ hơn ở Việt Nam là vô liêm sỉ, chết thế nào cũng xuống địa ngục, tôi nghĩ chúng ta nên khoan hồng, cho ông ta chọn lựa cực hình khi xuống âm phủ:
Khi ông ta xuống gặp Diêm Vương, Diêm Vương cho ông ta biết là có ba cửa ngục với ba hình thức tra tấn khác nhau, ông ta được quyền chọn một. Diêm Vương dẫn ông đến cửa ngục thứ nhất. Ở nơi đây, tù nhân bị cởi hết quần áo, tay bị trói xích sắt treo toòng teng hổng chân, phía trước phía sau có người cầm roi mây quất nát lưng nát mặt, máu ra đầm đìa. Ông ta sợ quá, nói với Diêm Vương thôi, cho xem cửa ngục thứ hai.
Ở cửa ngục thứ hai, chưa đến mà ông đã nghe tiếng thét kêu la thảm thiết từ trong vọng ra. Khi đến nơi thì ông ta thấy tù nhân bị gác-dan dùng kìm kéo hết móng tay móng chân sứt hết cả ra, máu trôi lênh láng. Sau đó tay chân họ bị dây xích kéo căng ra bốn bên trên một lò lửa cháy bừng bừng cháy lưng, nám thịt. Ông ta sợ quá, xin cho xem cửa ngục thứ ba.
Đến cửa ngục thứ ba thì ông ta ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc, thế nhưng có tiếng cười, tiếng hát. Đến nơi thì ông thấy một phòng đầy phân người, trong đó tù nhân đứng trong phân cao ngập đến cổ. Tuy hôi thối kinh khủng, ông thấy mọi người cười hát và nói chuyện vui vẻ.
Nghĩ rằng tuy bị hôi thối nhưng thân thể không bị đau vì hành hạ tra tấn, ông chọn cửa ngục thứ ba để chịu tội. Diêm Vương bèn cho ông ta vào ngục, đóng cửa lại. Bước chân vào phòng, tuy là phân ngập đến cổ hôi thối, ông ta tự nhủ dần rồi sẽ quen, mừng là thân thể không bị hành hạ đau đớn. Định hỏi người bên cạnh ở trong ngục đã lâu chưa thì ông ta nghe tiếng chuông reng thật lớn, rồi người chủ ngục ở đó quát tháo với tất cả mọi người:
"Hết giờ nghỉ giải lao rồi! Xin mời tất cả đồng chí ngồi xuống!"
Nguồn: http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm
*Vì Chúa không đồng ý việc ly dị, thành ra trên nguyên tắc vợ chồng là vợ là chồng cho đến chết. Nếu người chồng ly dị vợ, vợ đi lấy người khác, vì dưới mắt Chúa không được ly dị, người vợ vẫn là vợ của người chồng trước nên khi người vợ ăn nằm với người chồng thứ hai thì có nghĩa là nàng phạm tội ngoại tình.
Đừng bỏ anh một mình!!!
Phó Tế Nguyễn Mạnh San
Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng
Tòa án liên bang Hoa Kỳ
Câu chuyện thứ nhất:
Vợ chồng anh chị Quyền được nhiều người biết đến như là một trong
những cặp vợ chồng đạo đức nhất trong một Giáo Xứ Việt-Nam tại một
tiểu bang, đứng vào hạng thứ nhì có đông người Việt cư ngụ. anh chị
còn luôn luôn sốt sắng tình nguyện tham gia đắc lực vào những công tác
của giáo xứ mỗi khi Cha Chánh Xứ hoặc Hội Đồng Điều Hành Giáo Xứ yêu
cầu.
Ngay khi nghe tin anh Quyền sắp sửa đi một mình về Việt-Nam 3 tuần lễ
để thăm nom Mẹ già, Cha Chánh Xứ liền nhờ một giáo dân nhắn tin cho
chị Quyền biết là Cha muốn gặp chị càng sớm càng tốt tại văn phòng
giáo xứ, để Cha có chuyện cần muốn nói với chị. Vừa mới nhận được lời
nhắn tin này, chị tức tốc đển gặp Cha Chánh Xứ và được Cha khuyên bảo
chị là: Cha được biết tin anh Quyền, chồng của chị sắp sửa đi về
Việt-Nam thăm Mẹ già của anh mà không có chị đi cùng. Vì quí mến gia
đình anh chị và các cháu như người thân trong nhà, nên Cha thành thật
khuyên chị nên đi cùng với anh ấy thì tốt hơn. Riêng Cha biết, có một
số người đạo đức, hiền lành, chân thật, giàu tình thương người nghèo
khổ như chồng của chị và cũng ở tuổi trung niên như anh ấy, đi về
Việt-Nam một mình trong lúc này, dễ bị người ta dụ dỗ đi vào con đường
tình ái lắm, nên tránh trước những cạm bẫy này vẫn tốt hơn.
Lẽ dĩ nhiên, không phải tất cả mọi người nào, khi đi về Việt-Nam một
mình, cũng sẽ dễ bị sa vào những cạm bẫy tội lỗi hay bị cám dỗ đâu, vì
mục đích về và hoàn cảnh về của mỗi người mỗi khác nhau, chúng ta
không thể vơ đũa cả nắm như thế được. Tuy nhiên, các vị tiền nhân
thường nói:
“Có đứng trước hang cọp một mình, mới biết mình sợ hay không sợ cọp”.
Câu nói này rất đúng trong nhiều trường hợp, và nếu không cần thiết
phải đứng trước hang cọp, thì chẳng nên thử thách đứng trước hang cọp
làm gì và nếu cần phải đứng trước nó, thì nên rủ thêm nhiều người cùng
đứng chung với nhau, vì cọp trong thấy nhiều người, sẽ làm cho nó
hoảng sợ, không dám bò ra khỏi hang, thế là mọi người được an toàn
sinh mạng.
Đấy chị xem, ngay trong giáo xứ của chúng ta, đã có một vài cặp vợ
chồng rất thương yêu nhau như cá với nước, như chim liền cánh, như cây
liền cành; nhưng sau những chuyến du lịch ngắn hạn hay dài hạn của một
số ít người chồng về Việt-Nam một mình, khi quay trở về Hoa Kỳ, vì vô
tình hay cố ý, họ đã bỏ quên con tim của họ ở Việt-Nam với Bồ Nhí, chỉ
còn mang theo thân xác không hồn về với vợ con, và sau một thời gian,
người vợ chịu không nổi cảnh quạnh hiu, cô đơn trong tâm hồn, mà vẫn
phải sống chung với người chồng đêm ngày chỉ mơ tưởng đến bồ nhí ở quê
nhà, thậm chí có những đêm người vợ nằm bên cạnh chồng, nghe thấy
chồng mình nằm mơ gọi rõ tên bồ nhí và chồng mình bây giờ chẳng khác
gì như một người máy robot không có trái tim, vì trái tim đã bỏ quên ở
quê nhà rồi, nên người vợ đành phải nuốt những giọt nước mắt đắng cay,
để ca khúc chia ly với chồng.
Nghe xong lời khuyên bảo của Cha Chánh Xứ, chị đáp: Vâng, trước tiên
con xin hết lòng cám ơn những lời chỉ bảo thật hữu ích của Cha dành
cho con và con cũng xin thành thật trình bầy ý nghĩ của con với Cha
là: Nếu người chồng nào đã mang bản chất ăn chơi bay bướm, dù ở bất cứ
nơi nào hay dù có mặt người vợ ở bên cạnh mình đi chăng nữa, thì tính
nào tật ấy, họ vẫn tìm đủ mọi cách che đậy, để thỏa mãn tính ăn chơi
bay bướm của họ.
Như Cha vừa nói, chồng con là người đạo đức, hiền lành chân thật, chỉ
biết làm việc siêng năng, săn sóc cho vợ cho con tối ngày, nên con
nhận thấy không cần thiết cho con phải đi theo anh ấy về Việt-Nam làm
gì, trước là để anh ấy có nhiều thì giờ riêng tư tâm sự và săn sóc Mẹ
già của anh ấy, sau là để cho con tiết kiệm được tiền bạc, không phải
mua vé máy bay, cộng thêm với những chi phí tốn kém khác cho riêng
con nếu con đi theo anh ấy, rồi lại phải đem gửi 2 đứa con gái còn nhỏ
tuổi của chúng con cho bà ngoại của chúng trông nom săn sóc.
Khoảng 7 tháng sau ngày chồng chị từ Việt-Nam trở về Hoa Kỳ, vào một
hôm, chị đem giặt quần áo dơ bẩn của chồng, tình cờ chị bắt gặp một lá
thư ở trong túi quần, gửi cho chồng chị từ Việt-Nam qua địa chỉ hộp
thư riêng của chồng chị tại ty bưu điện, mà từ trước tới nay chị không
hề hay biết điều này, chị vội mở lá thư ra đọc:
Anh Quyền yêu quí nhất đời của em, em vui sướng báo cho anh biết một
tin mừng là ngày hôm qua, em đi khám thai lần thứ hai, bác sĩ cho em
biết kết quả khám nghiệm bào thai lần trước, là em sẽ sanh con trai.
Thế là anh hoàn toàn được toại nguyện theo ý anh mong muốn bấy lâu nay
nhé, mà anh đã nói với em là làm sao em đẻ đứa con trai cho anh, để nó
nối dõi tông đường giòng tộc họ nhà Trần của anh nhé, vì anh chỉ có 2
đứa con gái trong khi vợ anh đã cai đẻ, không thể nào có bầu được nữa.
Đọc tới đây, chị bị hoa cả hai mắt, hai tay run lên cầm cập như đang
lên cơn sốt rét ngã nước, không cầm nổi lá thư, tim chị như ngừng đập
và cảm thấy khó thở, ngồi xuống sàn nhà bất động trong vài phút, rồi
chị lấy lại sự bình tĩnh để đứng lên. Chị nhớ lại những lời khuyên bảo
của Cha Chánh Xứ thì đã quá muộn và chị chỉ còn biết đấm ngực kêu to
lên một mình: Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Nếu tôi
chịu nghe lời khuyên bảo của Cha Chánh Xứ thì đâu có ra nông nỗi này.
Thế mới biết con người đạo đức, chân thật, hiền lành như chồng của chị
lại vẫn bị sa trước cám dỗ, cũng chỉ vì chồng chị đứng trước hang cọp
một mình nên mới bị cọp vồ, nhưng chồng chị không chết, mà chị bị chết
thay cho chồng, sự việc xẩy ra đúng như lời khuyên bảo dự đoán của Cha
Chánh Xứ.
Câu chuyện thứ hai:
Một Việt kiều tuổi trung niên về thăm quê hương,
trước là để có dịp thăm hỏi bạn bè thân thiết tại làng xưa xóm cũ, mà
ông đã phải bỏ nước ra đi tìm tự do cách đây 25 năm, sau là để được
thưởng thức những món ăn đặc sản dân tộc và các loại trái cây tươi
ngọt của đồng quê yêu dấu, hơn thế nữa đây lại còn là một dịp may hiếm
có trên đời, cho ông được nếm mùi hương thơm ngào ngạt, nặng tình quê
hương, với những bông hoa biết nói, tươi thắm đang tuổi xuân thì, mà
ước mơ này của ông chỉ có thể thực hiện được tại nơi quê nhà.
Qua sự trung gian giới thiệu của một người quen ông ở cùng xóm và ông
đã có dịp được thân quen với một cô gái xinh đẹp, tuổi độ trăng tròn
và chỉ vài tiếng đồng hồ nói chuyện với nhau, hai người đã biểu lộ
tình cảm mật thiết với nhau, hẹn hò gặp lại nhau tại một khách sạn 3
sao trong ngay đêm hôm đó. Thế rồi trong lúc hai bên sắp sửa bắt đầu
nhập cuộc giao hòa tình yêu hiệp nhất, thì đùng một cái, ông nghe thấy
có tiếng gõ cửa phòng, ông tức tốc mặc quần áo vào, đứng dậy bước ra
khỏi giường để đi mở cửa xem ai, trong khi cô bạn gái của ông vội chùm
chăn phủ kín thân thể từ đầu đến chân, nằm im thin thít, bất động như
xác chết. Cánh cửa phòng vừa mở, một chàng thanh niên mặc đồng phục
bước vào, đưa ngay cho ông coi một tấm thẻ hành sự ghi rõ tên tuổi và
chức vụ là một công an viên.
Anh này nói cho ông biết là ông và cô gái đang nằm trên chiếc giường
kia, đã bị bắt quả tang tội mãi dâm, anh ra lệnh cho hai người phải đi
theo anh ngay bây giờ, để đến văn phòng cơ quan chính quyền làm việc
ngay đêm nay. Trong khi chờ đợi cô bạn gái mặc quần áo trong buồng
tắm, anh công an lấy bút viết ghi ngày tháng năm vào một tờ giấy có in
sẵn sự việc xẩy ra, đưa cho ông và yêu cầu ông ký tên vào. Ông cầm tờ
giấy và ông đọc xong, ông trao ngay lại tờ giấy này cho anh công an
viên, kèm theo một tờ giấy $100 Mỹ kim tiền mặt, để yêu cầu anh bỏ qua
sự việc này, nhưng anh từ chối không nhận và bảo ông nếu muốn thế thì
ít nhất phải đưa thêm $400 Mỹ kim nữa mới đủ, bằng không, ông và cô
gái kia phải đi theo anh ta ngay, anh không thể chờ đợi lâu thêm nữa.
Ông biết tình trạng của ông như con cá đang nằm trên tấm thớt, nên ông
móc ví lấy ra thêm $400 đồng nữa cho xong chuyện.Vì sợ tên công an này
sẽ báo hiệu cho tên công an khác quay trở lại nữa, thì ông sẽ lại phải
tốn thêm tiền cho nó, hơn thế nữa, để đề phòng tình trạng Thường Trú
Nhân của ông không bị lôi thôi rắc rối đến pháp luật Hoa Kỳ, vì sắp
tới ngày ông phải đáp máy bay trở về Hoa Kỳ, ông liền hối thúc cô bạn
gái hãy mau chân cùng ông bước ra khỏi nơi đây, mặc dù ông chưa được
sơ múi tí gì mà đã mất toi $500 Mỹ kim rồi. Nhưng ông nghĩ kỹ lại, thà
rằng của đi thay người còn tốt hơn gấp triệu lần người đi thay của.
Trước khi chúng tôi tiếp tục trình bày phần kết thúc sự việc xẩy ra
của 2 câu chuyện vừa kể trên, chúng tôi xin rút tỉa một vài yếu tố
quan trọng, có liên quan đến vấn đề pháp lý, xẩy ra trong 2 câu chuyện
này, đối với pháp luật Hoa Kỳ như sau:
Câu chuyện thứ nhất:
1) Nếu thật sự cô bồ nhí của anh Quyền có bầu và đẻ con và sau khi áp
dụng thử nghiệm DNA để biết chắc là con của anh, theo luật pháp Hoa
Kỳ, anh Quyền vẫn phải có trách nhiệm cấp dưỡng tài chánh cho người
con ngoại hôn này cho đến khi nó tới tuổi trưởng thành, nhất là Hoa Kỳ
và Việt-Nam hiện tại là hai nước có sự bang giao quốc tế được giới hạn
với nhau trong một số điều luật đã được hai quốc gia tôn trọng.
2) Vấn đề phạm tội ngoại tình, nhất là trường hợp ngoại tình này cho
dù ở quốc ngoại, lại có chứng cớ hiển nhiên là có đúa con riêng, sau
khi đã cưới vợ, thì gần hết các tiểu bang của Hoa Kỳ không còn áp dụng
luật tội phạm ngoại tình, nhưng khi đơn thỉnh nguyện xin ly dị nhau
được đệ nạp tại Tòa, bên phía nguyên cáo chỉ dùng những chứng cớ ngoại
tình của bên phía bị cáo, để tranh tụng trước tòa, dành quyền thắng
lợi cho mình về phương diện được quyền ưu tiên nuôi dưỡng các con còn
nhỏ tuổi, tiền cấp dưỡng hàng tháng cho các con, tiền cấp dưỡng hàng
tháng cho người phấu ngẫu nếu có thể, tiền bạc của cải có thể được
chia cho bên phía nguyên cáo nhiều hơn bên bị cáo v.v.
3) Nếu mai kia đứa con ngoại hôn khôn lớn, có tên tuổi của người Cha
ghi trong giấy khai sanh của đứa bé và có thử máu để biết đích xác là
con riêng của mình, thì theo luật Di Trú Hoa Kỳ, người Cha được quyền
làm giấy bảo lãnh cho đứa con riêng sang Hoa Kỳ xum họp với người Cha.
Câu chuyện thứ hai:
Ông Việt kiều này nếu bị chính quyền Việt-Nam bắt giam về tội mãi dâm
hoặc tội nặng hơn nữa là dụ dỗ gái dưới tuổi vị thành niên vào con
đường mãi dâm, cho dù ông chưa có hành động cụ thể nào mua dâm với cô
gái, thì sau khi thi hành xong bản án của chính quyền Việt-Nam, ông sẽ
bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từ chối, không cho phép ông được quyền quay
trở về lại Hoa Kỳ theo như Luật Di Trú Hoa Kỳ đã quy định, đối với
tình trạng Thuờng Trú Nhân như ông.
Giả thử nếu ông may mắn được phép trở lại Hoa Kỳ, thì tội của ông vẫn
bị coi là một trọng tội về mặt hình sự, vì theo luật pháp Hoa Kỳ phạm
tội dụ dỗ gái dưới 16 tuổi vào hành động mãi dâm là một trọng tội và
nếu tội này xẩy ra tại tiểu bang Oklahoma có thể bị ngồi tù tối đa 10
năm, cộng thêm tiền phạt vạ là 5000 Mỹ kim đối và Sở Di Trú Hoa Kỳ sẽ
từ chối đơn xin nhập tịch hoặc có thể ông phải chờ đợi rất nhiều năm,
đơn xin nhập tịch của ông mới được tái cứu xét.
Những điều pháp lý trên đây có liên quan đến 2 câu chuyện kể trên, mới
chỉ là những điều quan trọng cần phải lưu ý, còn một số những điều
pháp lý khác không quan trọng, nên không cần thiết phải nêu ra ở đây.
Tiếp theo sau đây là phần kết thúc của 2 câu chuyện kể trên:
Người vợ của anh Quyền cho biết, trước khi chị có ý định nạp đơn xin
ly dị chồng về tội ngoại tình, chị đã nhờ người thân ở Việt-Nam điều
tra xem cô bồ nhí này thuộc thành phần nào trong xã hội và cô ta có
thật mang bầu hay không? Nếu mang bầu, phải thử DNA để biết chắc đứa
bé sanh ra, có thật sự là con của chồng chị hay không? Ít lâu sau
người thân cho chị biết, cô ta thuộc loại gái bia ôm và không mang bầu
như cô ta viết trong thư. Thế là chị bãi bỏ ý định nạp đơn xin ly dị
và sẵn sàng tha thứ cho chồng, vì hiểu rằng tại chồng mình hiền lành,
thật thà, giàu tình cảm nên mới dễ bị người ta dụ dỗ vào cơn mê hồn
trận tình cảm như thế và nếu chồng chị khôn ngoan như người ta, ăn
vụng biết chùi mép, thì làm sao chị biết được chuyện này, chị coi hành
động này của chồng mình như là chuyện giải sầu qua đường, tiền trao
cháo múc, không để lại cho chị một đứa con rơi là phúc đức lắm rồi.
Ông Việt kiều cho biết là ngay ngày hôm sau, khi ông đang đi thăm một
siêu thị khá lớn với một người bạn thân khác, ông bất chợt nhận ra tên
công an đang thân mật ôm eo ếch cô bạn gái của ông đêm hôm qua và hai
đứa đang bước vào siêu thị, nhưng vừa trông thấy ông, chúng liền quay
bước ra khỏi siêu thị ngay. Vài ngày sau, người quen ở cùng xóm với
ông, là người trung gian giới thiệu cô gái này với ông, cho ông biết
tên đó không phải là công an công éo gì cả, nó là thằng bồ thất nghiệp
của cô gái đó và chúng nó đã lập mưu kế để làm tiền ông đấy. Tuy nhiên
ông vẫn không tiếc $500 đồng Mỹ kim đã đưa cho nó, nếu đêm hôm đó, nó
đòi phải đưa cho nó $1000 đồng thì ông cũng vẫn phải đưa. Vì sau khi
đưa cho nó 5 tờ giấy $100 đồng rồi, thì ông vẫn còn cất giấu 5 tờ giấy
$100 đồng khác, nhét ở túi may bên trong quần đùi của ông. Dù sao tiền
mất mà tật không mang là may phước cho ông lắm rồi. Mặc dù nó không
phải là công an, nhưng nếu ông không đưa tiền cho nó, nó sẽ gọi công
an chính hiệu con nai vàng đến bắt giam ông, về tội dụ dỗ gái dưới
tuổi vị thành niên vào nghề mãi dâm và một điều tối quan trọng hơn
hết, nó cần phải gọi công an đến ngay, là để kịp thời ngăn chặn, không
cho phép ông được đụng chạm đến thân xác ngọc ngà người yêu của nó.
Ông thú nhận rằng: đây thật sự là một bài học kinh nghiệm quí giá cho
cá nhân ông và nếu lần sau có về thăm quê hương nữa, thì ông chỉ dám
thưởng thức những hương vị thơm ngon của các món ăn đặc sản thuần tuý
quê hương và các loại trái cây tươi tốt, chứ ông không còn dám muốn
nếm mùi hương thơm ngào ngạt của những bông hoa tươi thắm biết nói
câu: “Em Yêu Anh”.
http://hoiquanphidung.com/showthread.php?6468-M%C3%A1nh-kh%C3%B3e-l%C3%A0m-ti%E1%BB%81n-t%E1%BA%A1i-S%C3%A0iG%C3%B2n
No comments:
Post a Comment