Sunday, February 12, 2012

TEM VIỆT NAM CỘNG HÒA

Bộ Tem Với Dấu Ngày Ðầu Tiên VNCH (1951-1975)

Trước năm 1975, việc sưu tầm dấu ngày phát hành đầu tiên không chỉ giới hạn trong các loại phong bì thường gọi là First Day Cover (FDC). Tùy theo hoàn cảnh thực tế, óc sáng tạo, cùng khiêú thẩm mỹ của cá nhân người sưu tập và óc thương mại của giới buôn bán tem mà bộ sưu tập dấu ngày phát hành đầu tiên của bộ tem VNCH đã hình thành trong khoảng những năm 1951-1975 có nội dung rất phong phú, đa dạng, và mỹ thuật.

Trong bài giới thiệu này, tôi sẽ điểm qua các hình thức khác nhau của dấu ngày phát hành đầu tiên, riêng phong bì (FDC) sẽ trình bầy sau cùng vì sự phong phú và phức tạp của nó.

1) Thiệp Ngày Ðầu Tiên. Ðây là những tấm thiệp in trên giấy dầy, gấp đôi lại. Thường thường những thiệp này nhỏ hơn khổ phong bì, và in thêm đôi ba chi tiết về bộ tem mới phát hành. Do đó, một số dân chơi tem, nhất là người Mỹ, đã nhầm lẫn và liệt kê những thiệp này vào loại tem tập (booklet) của VNCH. Hình in trên thiệp (cachet) cũng là những hình in trên phong bì đầu tiên. Vỉ thế, tôi nghĩ loại thiệp này cũng do chính những tay buôn bán tem sản xuất phong bì đầu tiên sản xuất chứ không ai khác. Vì kích thước của các thiệp đầu tiên nhỏ đến tủn mủn, cách trình bầy có khi lại vụng về... là những lý do giải thích nhiều người trước năm 1975 không thích sưu tầm thiệp đầu tiên. Nhưng ngày nay ai muốn tìm lại các loại thiệp ngày đầu tiên thì hơi muộn.

Hình 1: Vài mẫu thiệp đầu tiên

Name: Picture 026.jpg Views: 157 Size: 57.0 KB


2. Tờ Ngày Ðầu Tiên. Phương cách sưu tầm này được hình thành là do hoàn cảnh thực tế ở VNCH trước năm 1975: thị trường lúc ấy không có sẵn các loại stock sheet hay an bum nào thích hợp để gài FDC thành một bộ lưu giữ được an toàn và lâu dài. Do đó, một số dân chơi tem mới nẩy ra sáng kiến thực hiện tờ đầu tiên. Những tờ đầu tiên này rất khác nhau tùy từng dân chơi. Có khi chỉ là một tờ giấy trắng đơn thuần với bộ tem và dấu ngày đầu tiên. Có khi là một tờ từ tập vở nắn nót viết tên bộ tem, chắc xuất phát từ một cậu học sinh trung học. Có khi là một tờ với hình vẽ tô mầu bằng tay, được chau chuốt đến mức tối đa. Phải nói bộ sưu tập tờ ngày đầu tiên rất phong phú, muôn tờ muôn vẻ, tùy quan niệm riêng và khiếu thẩm mỹ của người thiết kế.

Hình 2: Vài mẫu tờ đầu tiên của tư nhân

Name: Picture 028.jpg Views: 153 Size: 51.1 KB
Name: Picture 029.jpg Views: 154 Size: 43.6 KB
Name: Picture 030.jpg Views: 156 Size: 58.3 KB


Có khi người thiết kế công phu và kiên nhẫn làm tờ đầu tiên trong nhiều năm liên tiếp vì cùng đề tài, như trường hợp tờ đầu tiên bộ tem Người Cầy Có Ruộng trong ba năm 1973-1975 sau đây.

Hình 3: Tờ đầu tiên nhiều năm liên tiếp
Name: Picture 031.jpg Views: 157 Size: 50.3 KB

Từ khoảng năm 1966, tờ đầu tiên trở thành một sản phẩm thương mại khi giới con buôn bắt mạch được nhu cầu của dân chơi tem đã in sẵn hình rồng và phụng hay mẫu tem.

Hình 4: Tờ đầu tiên có hình in bán sẵn

Name: Picture 032.jpg Views: 157 Size: 42.8 KB
Name: Picture 033.jpg Views: 153 Size: 80.8 KB



3. Sách Ngày Ðầu Tiên. Ðồng dạng với tờ đầu tiên, nhưng thay vì những tờ rời nhau, đây là nhiều tờ đã đóng thành tập 44 trang do hiệu buôn bán tem của cụ Chinh (và con là bà Lê Thị Cát) đường Cao Thắng Sài Gòn sàn xuất.

Hình 5: Sách ngày đầu tiên

Name: Picture 034.jpg Views: 152 Size: 38.2 KB
Name: Picture 035.jpg Views: 153 Size: 27.1 KB


4. Thiệp cực đại. Thiệp cực đại hay maxicard là hình ảnh của chính mẫu tem hay liên hệ trực tiếp đến mẫu tem. Ngày 12/9/1952 nhân kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày VN gia nhập Liên Hiệp Bưu Chính Quốc Tế, Sở Bưu Ðiện Việt Nam phát hành một thiệp cực đại theo mẫu tem. Thiệp này được ghi là “Carte postale,” tức là bưu thiếp, in tại nhà in tem thư Thomas de la Rue (London, Anh quốc) với số lượng 5.000 cái, có đánh số. Giá mặt $5.00. Thời VNCH không có ai sản xuất thiệp cực đại một cách đầy đủ và liên tục, trừ cụ Phạm Văn Trường. Vì thế, bộ thiệp do cụ Trường thiết kế ngoài gía trị bưu hoa còn có một giá trị quan trọng hơn, là tài liệu lịch sử, phản ánh những hình ảnh thời sự và xã hội của một thời đại. Ngoài cụ Trường, một số nhà sưu tập tem trong một vài trường hợp cũng thiết kế thiệp cực đại như bác Nguyễn Bảo Tụng, ông Vũ Văn Giớí...

Hình 6: Từ trái: mẫu maxicard chính thức và duy nhất của Bưu Ðiện (1),
của tư nhân cụ Phạm Văn Trường (2) và bác Nguyễn Bảo Tụng (3)
Name: Picture 036.jpg Views: 151 Size: 65.3 KB


5. Ảnh Ngày Ðầu Tiên. Gần gũi với thiệp cực đại là ảnh ngày đầu tiên. Sản phẩm này có lẽ là sáng kiến của một tay chơi tem sống trong nghề nhiếp ảnh. Ðó là những bức ảnh đen trắng, đôi khi là mầu, chụp bộ tem mới phát hành. Rồi bộ tem thật được dán lên và lấy dấu ngày đầu tiên. Trừ phi người chụp ảnh đã có thể có tem trước khi phát hành -điều này tôi nghĩ khó có thể xảy ra-, cách sưu tầm này rất công phu vì người thiết kế phải chạy đua với đồng hồ trong khoảng thời gian không quá 12 giờ, từ khi Bưu Ðiện mở cửa buổi sáng cho đến khi đóng cửa buổi chiều, nguời thiết kế phải hoàn tất nhiều công đoạn. Trước hết là mua bộ tem mới. Sau đó đem về nhà hay tiệm để chụp lại, rồi rửa thành ảnh. Rồi dán bột tem mới vào ảnh. Sau đó lại trở lên Bưu Ðiện xin dấu. Các ảnh ngày đầu tiên là một sản phẩm độc đáo, riêng tư, đã phong phú hóa nghề chơi. Người có sáng kiến làm ra ảnh ngày đầu tiên có cái hãnh diện là đã thiết kế được một vật phẩm bưu chính đặc biệt không ai có. Các ảnh ngày đầu tiên chỉ thấy xuất hiện ba năm 1972-1974 mà thôi.

Hình 7: Vài mẫu ảnh ngày đầu tiên

Name: Picture 037.jpg Views: 154 Size: 48.0 KB
Name: Picture 038.jpg Views: 154 Size: 67.8 KB






(Còn tiếp)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
23 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor, Biby, chienbinh, dammanh, Dat_stamp, exploration, gtvt1989, hat_de, huuhuetran, manh thuong, MeTemViet, Mocanh, nam_hoa1, Ng.H.Thanh, nguyenquanghuyth, nino huynh, Pink Kole, Poetry, Red-Cross, shinichi, Tien, tuananh.tuan, xihuan
#2
Cũ 22-08-2011, 08:53
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP

Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 428
Cảm ơn: 2,559
Đã được cảm ơn 4,843 lần trong 458 Bài
Mặc định
Bộ Tem Với Dấu Ngày Ðầu Tiên VNCH (1951-1975)
(Tiếp theo và hết)



6. Ấn Phẩm Ngày Ðầu Tiên. Ðây là cách dùng những tài liệu liên quan đến bộ tem mới để lấy dấu ngày phát hành đầu tiên. Ðây là sáng kiến của những người chơi tem lão luyện. Thường người ta dùng tài liệu chính thức của chính phủ, như truyền đơn (nay gọi là tờ bướm), chương trình buổi lễ, tem nhãn, vé số, tờ lịch, thiệp Tết... hay bất cứ một ấn loát phẩm nào liên hệ đến đề tài trên tem cũng được. Ấn phẩm ngày đầu tiên là vật phẩm chưa chắc thuộc loại quý nhưng khá hiếm. Hiếm vì số lượng thực hiện rất ít, hầu như người có sáng kiến làm ấn phẩm ngày đầu tiên chỉ cốt làm riêng cho bộ sưu tập của mình, thảng hoặc có dư đôi ba cái là cho bạn bè thân thuộc mà thôi.

Hình 8: Một số mẫu ấn phẩm ngày đầu tiên
Name: Picture 039.jpg Views: 149 Size: 62.4 KB

Name: Picture 040.jpg Views: 150 Size: 46.9 KB

Name: Picture 041.jpg Views: 151 Size: 28.9 KB


7. Phong bì Ngày Ðầu Tiên. Ðây là cách sưu tầm phổ thông nhất trong giới chơi tem quốc tế. Trong hai thập niên 1950 và 1960, giới hoạ sĩ chuyên nghiệp VNCH hầu như không có ai chú tâm đến việc thiết kế mẫu phong bì ngày đầu tiên. Có lẽ chỉ có hai hoạ sĩ ngoại lệ là Lâm Văn Bê tự Ðức Minh đã thiết kế mẫu phong bì đầu tiên cho bộ Thanh Thiếu Niên 4T (phát hành ngày 25/11/1965) và bộ Thể Dục Thể Thao (phát hành ngày 14/12/1965), và Phạm Thăng thiết kế một số mẫu phong bì đầu tiên cho các tay buôn bán tem ở Sài Gòn. Vì thế, các loại phong bì bán ngoài thị trường trong hai thập niên này đều do một số những người buôn bán tem đứng ra in để đáp ứng nhu cầu thiết thực của dân làng tem mỗi khi Bưu Ðiện phát hành tem mới. Phải đợi đến năm 1974, khi Tổng Cục Nha Bưu Chính VNCH đứng ra thường xuyên thiết kế mẫu phong bì ngày đầu tiên (từ bộ Hùng Vương, 2/4/1974) và sử dụng kỹ thuật in offset tối tân thì FDC VNCH mới đạt tiêu chuẩn quốc tế làm hài lòng những nhà sưu tầm tem khó tính. Loại phong bì này vừa có tính cách chính thức, vừa in ấn mỹ thuật lại kèm thêm bản chi tiết kỹ thuật vể bộ tem nên được giới chơi tem lùng mua, gía cao hơn hẳn các loại phong bì do giới buôn bán tem sản xuất.

Hình 9: Từ trên xuống: mẫu FDC chính thức và

thường xuyên của Bưu Ðiện và mẫu FDC do tư nhân in

Name: Picture 042.jpg Views: 148 Size: 68.5 KB


Thật ra, lần đầu tiên Bưu Ðiện VN phát hành phong bì ngày đầu tiên chính thức là dịp phát hành mẫu tem Giúp Thương Binh ngày 21/12/1952. Ðó là mẫu phong bì hai mầu đen và nâu, khổ 16.5cm x 9.5cm, số lượng phát hành là 10.000 chiếc, có đánh số. Phong bì in tại nhà in Thomas de la Rue (Luân Ðôn, Anh quốc) với hình ảnh hai thương binh ngồi trên ghế dài, phiá sau là một Bà Phước đang ủy lạo họ, giá mỗi phong bì là $10.00.

Hình 10: Hai mặt của mẫu FDC đầu

tiên do Bưu Ðiện phát hành năm 1952

Name: Picture 043.jpg Views: 149 Size: 32.3 KB


Vì tình trạng chiến tranh, phong bì do tư nhân sản xuất đều phải chịu sự kiểm duyệt của chính quyền trước khi in. Do đó, phong bì thương mại nào thời VNCH cũng đều có chữ viết tắt ở mặt sau. Hoặc là HÐKD (Hội Ðồng Kiểm Duyệt), hoặc là UBKD (Ủy Ban Kiểm Duyệt), hoặc là KD (Kiểm Duyệt), hoặc là KSALP (Kiểm Soát Ấn Loát Phẩm). Chính những chữ viết tắt này đã làm khó dễ nhiều tay chơi ngoại quốc. Hiện nay, thỉnh thoảng tôi còn thấy có tay sưu tầm tem người Mỹ thắc mắc và đoán gìa đoán non về những chữ viết tắt này trên tạp chí tem tại Hoa Kỳ.

Nói một cách cụ thể, người buôn bán tem đầu tiên sản xuất phong bì có hình (cachet) là cụ Chinh ở đường Cao Thắng (Hiệu Chơi Tem Quốc Tế) năm 1957 khi bộ Cao Nguyên được phát hành. Sau đó là anh Trần Quang Hà đường Petrus Ký Chợ Lớn, anh Ngô Nhị Tường đường Hoàng Hoa Thám Gia Ðịnh... Từ giữa thập niên 60 thêm Nguyễn Thế Long (xưng là sinh viên y khoa Sài Gòn), Nguyễn Ðăng Quang (xưng là sinh viên kiến trúc Sài Gòn), Duy Minh tức nhà in Phượng Hoàng Sài Gòn, và Philavina Chợ Lớn... Vì có nhiều loại phong bì như thế, dân làng tem lúc ấy bị cái khổ nạn là chọn lựa sưu tầm phong bì ngày đầu tiên như thế nào? Sưu tầm một cái rõ ràng là thiếu, nhưng sưu tầm hàng 30-40 cái mỗi lần tem phát hành thì vừa tốn tiền vừa tốn thì giờ quá! Chẳng hạn như bộ Danh Lam Thắng Cảnh phát hành ngày 02/12/1964 có tới 31 FDC khác nhau, nhưng ai dám chắc con số đáng kể này đã gồm đủ tất cả các FDC của bộ tem?!

Hình 11: 31 FDC khác nhau của bộ

Danh Lam Thắng Cảnh đã gọi là đầy đủ chưa?

Name: Picture 044.jpg Views: 149 Size: 54.4 KB

Name: Picture 045.jpg Views: 149 Size: 53.3 KB

Name: Picture 046.jpg Views: 150 Size: 48.5 KB


Con tem mệnh giá 1đ trong bộ Danh Lam Thắng Cảnh này sau đó đã được in khổ nhỏ, phát hành ngày 02/01/1970. Vì thế tem và dấu ngày đầu tiên của cả hai lần phát hành trên một phong bì thật là một vật phẩm độc đáo mà dân chơi tem hữu duyên mới có.

Hình 11B: FDC đặc biệt với bộ DLTC

phát hành hai lần qua hai lần in khác nhau

Name: Picture 047.jpg Views: 151 Size: 38.0 KB


Trong những tháng cuối cùng của chế độ VNCH, nhiều bộ tem sửa gía liên tiếp được phát hành. Mẫu tem sửa giá cuối cùng phát hành ngày 25/4/1975, tức chỉ 5 ngày trước khi tổng thồng bất đắc dĩ Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

Một số người Việt gốc Hoa trong dịp này vẫn thiết kế phong bì ngày đầu tiên. Có những mẫu rõ là in chưa xong vì phần trống in hình (cachet) vẫn còn để trắng. Có mẫu chữ Việt viết sai dấu, hay không có dấu. Có mẫu chữ Anh viết sai chính tả. Nhưng đây là những phong bì sát với ngày tàn của một chế độ. Những thiếu sót của chúng phản ánh tình trạng hỗn loạn bất thường và là dấu tích của một biến cố làm đổi đời của cả một dân tộc. Ðó là giá trị lịch sử của những phong bì này. Rồi còn giá trị bưu chính của chúng nữa: đây là chứng tich cụ thể nhất cho biết một cách chính xác ngày phát hành của từng mẫu tem sửa giá trong hai năm 1974 và 1975 tại VNCH. Chính vì không có những mẫu phong bì này làm tài liệu tham khảo, các nhà làm tổng mục quốc tế tại Hoa Kỳ (Scott), Pháp (Yvert&Tellier), Anh (Stanley Gibbons), và Trung Quốc (Dragon) đều liệt kê một cách sai lầm thứ tự thời gian phát hành của những mẫu tem VNCH này.

Hình 12: Phong bì sửa giá và phát hành

năm (5) ngày trước khi chế độ VNCH sụp đổ.

Name: Picture 048.jpg Views: 149 Size: 25.1 KB


Hy vọng những thông tin này giúp ích ít nhiều cho làng tem trong nước

No comments: