NHỮNG NGHỀ TRONG KỸ NGHỆ VĂN HỌC ĐÃ VÀ ĐANG TÀN LỤI
Cuộc đời vô thường, cuộc đời biến đổi, cái cũ thay cái mới. Từ xưa đến nay bao nghề đã thay đổi. Từ khi người ta chế ra súng đạn thì nghề làm cung tên, gươm giáo đã chết. Từ khi có hơi nước và điện, người ta lập nhà máy xay thì quạt gió trở thành vô dụng.
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ nói đến những nghề liên quan đến văn học, khoa học, giáo dục...
Ngày nay computer ra đời, cho nên xuất hiện e-book. Nếu cứ đà này thì trong tương lai, chúng ta không cần đi thư viện, cứ ở nhà, mở computer ra là khối sách báo, tha hồ đọc, khỏi mất công ra thư viện, khỏi tôn tiền mua.
Và như vậy, nhiều nghề sẽ chết.
Trước tiên là nghề in sách báo. Nhà in chỉ còn in các nhãn hiệu cho hàng hóa. Nhà xuất bản, nhà báo sẽ không còn nữa. Không còn nghề văn, nghề viết lách. Trước đây, nhà văn thời Pháp thuộc như Lê Văn Trương và Việt Nam cộng hòa như Bình Nguyên Lộc được trả nhuận bút hậu hỉ, đủ tiền nuôi vợ con và xây nhà. Thời XHCN, nhà văn viết một bài được trả một tô phở. Tại hải ngoại, sau 2000 thì không còn nhà xuất bản. Nhà văn phải bỏ tiền ra in. Tiền ra chứ không có tiền vào. Như vậy không còn bản quyền phải không?
Các thư viện sẽ đóng cửa, hoặc chỉ mở một hai ngày trong tuần. Ngành thư viện học sẽ chết, các nhân viên thư viện mười người thì chín người nhận được thư cám ơn.
Hậu quả là nhà in, nhà làm làm giấy, làm mực in, nghề vẽ tranh bìa co lại. Ngày xưa cô hàng sách hàng Bồ, hàng Đào đẹp lắm , nhưng khi Pháp đến, không ai mua giấy bản, mực tàu cho nên "cô hàng bán sách lim dim ngủ".Sang thế kỷ XXI, tiệm sách hải ngoại đã biến hình thành nơi bán các đĩa nhạc, hàng lưu niệm...
Vì computer ngự trị, nghề sản xuất máy đánh chữ, sửa máy đánh chữ, nghề làm thư ký đã biến mất.
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ nói đến những nghề liên quan đến văn học, khoa học, giáo dục...
Ngày nay computer ra đời, cho nên xuất hiện e-book. Nếu cứ đà này thì trong tương lai, chúng ta không cần đi thư viện, cứ ở nhà, mở computer ra là khối sách báo, tha hồ đọc, khỏi mất công ra thư viện, khỏi tôn tiền mua.
Và như vậy, nhiều nghề sẽ chết.
Trước tiên là nghề in sách báo. Nhà in chỉ còn in các nhãn hiệu cho hàng hóa. Nhà xuất bản, nhà báo sẽ không còn nữa. Không còn nghề văn, nghề viết lách. Trước đây, nhà văn thời Pháp thuộc như Lê Văn Trương và Việt Nam cộng hòa như Bình Nguyên Lộc được trả nhuận bút hậu hỉ, đủ tiền nuôi vợ con và xây nhà. Thời XHCN, nhà văn viết một bài được trả một tô phở. Tại hải ngoại, sau 2000 thì không còn nhà xuất bản. Nhà văn phải bỏ tiền ra in. Tiền ra chứ không có tiền vào. Như vậy không còn bản quyền phải không?
Các thư viện sẽ đóng cửa, hoặc chỉ mở một hai ngày trong tuần. Ngành thư viện học sẽ chết, các nhân viên thư viện mười người thì chín người nhận được thư cám ơn.
Hậu quả là nhà in, nhà làm làm giấy, làm mực in, nghề vẽ tranh bìa co lại. Ngày xưa cô hàng sách hàng Bồ, hàng Đào đẹp lắm , nhưng khi Pháp đến, không ai mua giấy bản, mực tàu cho nên "cô hàng bán sách lim dim ngủ".Sang thế kỷ XXI, tiệm sách hải ngoại đã biến hình thành nơi bán các đĩa nhạc, hàng lưu niệm...
Vì computer ngự trị, nghề sản xuất máy đánh chữ, sửa máy đánh chữ, nghề làm thư ký đã biến mất.
Nhưng vẫn có nhiều vấn đề rắc rối. Không phải ai cũng biết dùng computer và có tiền để xài computer. Dùng computer thì phải tốn tiềm mua máy, tiền điện, tiệm mua internet, tiêền bảo trì. Việt Nam 80 triệu dân có được một triệu máy computer không?
Như vậy, những người không có computer phải đến thư viện hoặc đến các cửa hàng internet.
Một khó khăn nữa là khoa học tiến bộ. Ngày mai ta sẽ có một cái gì đó thay thế computer, vậy thì các e book có còn dùng được không?
No comments:
Post a Comment