Monday, February 27, 2012

NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ TIÊN LÃNG

Vụ Tiên Lãng - sự bùng nổ của mâu thuẫn
2012-01-17

Qua Sớ Táo Quân của Ban Việt Ngữ Đài ACTD nhân dịp sắp bước sang Tân Niên Nhâm Thìn, quý Thần Táo trình tấu Ngọc Hoàng lắm cảnh nhiễu nhương ở trần thế VN, và chắc chắn không quên “biến cố Tiên Lãng”.

Photo courtesy of phapluat.com

Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012

Thần “Táo Anh” tâu rằng:

Cướp đất cướp đai
Cướp đầm, cướp của
Tiên Lãng một thủa
Bão biển xoá cào
Người dựng đê bao
Ngăn làn sóng dữ
Bao năm công sức
Một khắc trắng tay
Bởi luật đất đai
Làm giàu (cho) quyền thế

Blogger Trần Trương cũng trích dẫn mấy vần thơ:

Ôi, Hải Phòng thành phố tai ương
Ta đau xót vì quan Tiên Lãng

để viết bài tựa đề “Dân tiến bộ hơn quan”, lưu ý rằng “vụ cưỡng chế đất của nông dân bằng những quyết định sai trái của chủ tịch huyện Tiên lãng, Hải Phòng, vẫn đang nóng lên từng ngày trong dư luận xã hội.

Khi viết bài “Lý lẽ của một tên cường hào mới”, tác giả Lương Kháu Lão “bỗng nhớ lời răn dạy của cha ông xưa” rằng:

Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

với đoạn mở đầu như sau:

Tôi thấy phẫn nộ khi phải chứng kiến cảnh các anh công an tuổi đời còn rất trẻ, hùng hổ xô đẩy, lôi kéo những cụ già đáng tuổi bà, tuổi mẹ mình.

Blogger Mẹ Nấm

"Rất nhiều người chúng ta, trong đó có các bạn trẻ, các thế hệ học sinh chỉ được biết sơ sơ khái niệm “địa chủ cường hào ác bá”qua sách vở, qua phim ảnh. Tôi sinh ra trong thế kỷ 20 cũng chỉ biết như vậy thôi. Đại loại đó là thành phần giai cấp “ngồi mát ăn bát vàng, tước đoạt ruộng đất của nông dân bằng mọi thủ đoạn đen tối và tàn ác, đẩy họ vào hoàn cảnh bần cùng…” vì thế Đảng Lao động Việt Nam trước đây tức Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay phát động quần chúng “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” rồi “tiến hành cách mạng thổ địa, tiêu diệt giai cấp địa chủ phong kiến” khiến bao nhiêu người chết oan trong cải cách ruộng đất…

Ấy vậy mà từ khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, làm cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hơn ba chục năm, hòa đồng cùng thế giới bước vào thế kỉ thứ 21 đầy hứng khởi, nhân dân Việt Nam từng tự hào là “anh hùng trong đấu tranh và xây dựng”, là “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa”, là “tấm gương cho các dân tộc bị áp bức và bóc lột noi theo” đã xuất hiện nguy cơ trở lại thời kỳ bị phong kiến đế quốc đô hộ cách đây hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm."

Người dân đã quá bất mãn...

Blogger Mẹ Nấm không khỏi liên tưởng tới trường hợp chị Dậu ở thế kỷ 21 khi nhìn “cảnh cùng quẫn của gia đình anh Vươn – nạn nhân chính của biến cố Tiên Lãng. Theo blogger Mẹ Nấm thì người nông dân đương nhiên phản ứng khi họ bị cướp mất cái ăn, cái mặc, dù phản ứng đó theo kiểu “một mạng đổi một hay nhiều mạng”. Blogger Mẹ Nấm không khỏi xót xa:

1326334767.img-250.jpg
Chị Thương, vợ anh Vươn và chị Hiền, vợ anh Qúy. Photo courtesy of phapluat
"Là người đã chứng kiến nhiều cuộc cưỡng chế, tôi thấy mình đau đớn và bất lực trước đôi mắt thất thần của các cụ già cả đời cống hiến cho cách mạng, những người mẹ Việt Nam có chồng, con là liệt sỹ, trước những đứa trẻ vừa khóc vừa nhặt sách vở vương vãi, trước những người đàn ông lặng lẽ ngồi nhìn cảnh đổ nát với đôi mắt đỏ đục, trước những người đàn bà vật vã khóc than."

Nhưng rồi tác giả phẫn nộ:

"Tôi thấy phẫn nộ khi phải chứng kiến cảnh các anh công an tuổi đời còn rất trẻ, hùng hổ xô đẩy, lôi kéo những cụ già đáng tuổi bà, tuổi mẹ mình. Đã lặng người đi khi đứng trước cảnh tan cửa nát nhà của nhiều gia đình có công với cách mạng, có cống hiến cho chế độ và kẻ mang danh đi cướp ngày đó chính là lực lượng bảo vệ nhân dân.…

Tôi cũng đã từng nghe những câu quát nạt, và chứng kiến thái độ thật hung hãn của lực lượng tham gia cưỡng chế. Và tôi tự đặt ra câu hỏi, sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ như thế, những con người đó nghĩ gì? Có giây phút nào họ thấy trăn trở trước những đau đớn, mất mát kia không? Có lẽ họ chỉ còn cái xác nói được tiếng người…

Nhân dân đã trao quyền lực vào tay quân đội và công an, với niềm tin là lực lượng này sẽ hoàn thành sứ mạng với dân tộc, đảm bảo kỷ cương trật tự xã hội, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của ngành, không phải để chứng kiến lực lượng này quay ngược mũi súng vào nhân dân như hôm nay."

Qua bài “Biện pháp hại dân”, nhà văn Nguyễn Quang Lập “gầm lên” vì càng thấy rõ những biện pháp bất chấp pháp lý và đạo lý của quan quân Tiên Lãng hành hạ vợ con, em dâu anh Đoàn Văn Vươn, vừa xích, đánh đập họ khi dẫn đi dọc đường, “đi đến đâu là đánh đến đấy”, “chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy”, như chính chị Nguyễn Thị Thương – vợ anh Vươn – kể lại:

"Họ đánh rất là đau. Họ dùng những gậy sắt họ đánh vào chân, vào đầu, vào bụng. Họ thúc vào bụng. Em kêu là đang có bầu thế nhưng mà họ vẫn cứ đánh. Họ đánh ở ngoài đường, trước tất cả mọi người chứng kiến".

Nhà văn Nguyễn Quang Lập trích dẫn lời GS Ngô Bảo Châu cho rằng “ Muốn làm mất thể diện của chính quyền thì cũng không thể làm tốt hơn mấy ông này”, và khẳng định rằng “ Các biện pháp hại dân của quan quân ông Chủ tịch huyện còn tàn bạo hơn các biện pháp hại dân thời ‘Tắt đèn’ của Ngô Tất Tố và ‘Bước đường cùng’ của Nguyễn Công Hoan”.

Qua bài “Vì sao súng nổ ở Cống Rộc”, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh cho biết sau khi đọc kỹ đơn của anh Đoàn Văn Vươn kêu cứu đến Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cùng những văn bản, quyết định của Toà án NDTP Hải Phòng, của UBND huyện Tiên Lãng, tác giả mới thấy được “âm mưu, sự tráo trở cũng như sự lộng hành của bọn cường hào ác bá mới tại đây”. J.B. Nguyễn Hữu Vinh cho biết:

"Cũng qua đó, chúng tôi hiểu được nỗi đau đớn, bức xúc và tinh thần của người dân chân chất nơi đây đã từng tin tưởng vào hệ thống chính trị hiện tại. Và như một cô gái trọn tình chung thủy, khi bị phụ tình và tráo trở trắng trợn đã bị dồn đến bước đường cùng liều lĩnh."

Người dân thực sự không thể nào hiểu được tại sao Tòa án Nhân dân lại che chở và bênh vực cho cán bộ, công an thay vì bênh vực lẽ phải, bênh vực người dân thấp cổ bé họng.

Blogger Cánh Cò

Theo blogger Cánh Cò, một khi người dân bị đẩy vào bước đường cùng để phải chống lại lực lượng cưỡng chế thì đó là lúc giới cầm quyền phải xem xét lại hệ thống của chính mình. Blogger Cánh Cò nhận xét:

"Sự bất ổn của hệ thống làm người dân phản kháng chứ không phải sự phản kháng của họ gây bất ổn cho xã hội. Vụ Đoàn Văn Vươn rồi sẽ là vụ án kinh điển trong lịch sử đương đại khi các nhà viết sử muốn làm một luận chứng về sự sụp đổ của một nhà nước vốn đi lên bằng những vụ việc tương tự như những năm đầu của thế kỷ 20.

Đó là mặt trái và cũng là hậu quả của luật sở hữu đất đai. Riêng về việc tuân thủ luật pháp của các công bộc nhà nước thì sao, đặc biệt là các tòa án Nhân dân các cấp? Người dân thực sự không thể nào hiểu được tại sao Tòa án Nhân dân lại che chở và bênh vực cho cán bộ, công an thay vì bênh vực lẽ phải, bênh vực người dân thấp cổ bé họng."

... dẫn đến bùng nổ

Qua bài “Âm vang tiếng súng Đoàn Văn Vươn”, tác giả Phạm Đình Trọng nhận xét rằng dù không cầm súng bắn, nhưng Đoàn Văn Vươn không những tiêu biểu cho ý chí lấn biển, mở mang bờ cõi, mở mang đất sống cho gia đình, cho quê hương, đất nước, mà còn tiêu biểu cho ý chí phản kháng hành động giới cầm quyền thu hồi, cưỡng chiếm, cướp trắng thành quả hàng chục năm trời lao động bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của người dân.

giaoduc.net-250.jpg
Nhà ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong diện tích cưỡng chế nhưng đã bị phá. Photo courtesy of giaoduc.net
Vẫn theo tác giả, “Tiếng súng Đoàn Văn Vươn là sự bùng nổ của mâu thuẫn đang chứa chất ở nhiều nơi trong xã hội ta hôm nay, mâu thuẫn giữa người nông dân lao động sáng tạo trên mảnh đất mồ hôi xương máu của họ với hệ thống quyền lực nhân danh Nhà nước quản lý mảnh đất đó”. Tác giả Phạm Đình Trọng nhận xét:

"Những người nổ súng vào quyền lực Nhà nước sẽ bị pháp luật Nhà nước xét xử. Nhưng tiếng súng phản kháng quyền lực Nhà nước chỉ là cái ngọn. Cái gốc là luật đất đai đã tước đoạt quyền làm chủ của người nông dân trên mảnh đất của chính họ. Cái gốc là sự tha hóa, sự xa dân đến mức đối lập lợi ích với dân, sự lợi dụng quyền đại diện Nhà nước quản lý đất đai nhưng ứng xử với đất đai không vì lợi ích Nhà nước, không vì lợi ích toàn dân mà chỉ vì lợi ích của cá nhân và phe nhóm.

Sự tha hóa của quan chức đại diện Nhà nước quản lý đất đai đã xuất hiện ở mọi miền đất nước tạo nên dòng người dân mất đất cầm đơn đi khiếu kiện nối dài trong thời gian. Nhưng sự tha hóa của quan chức trong quản lý đất đai như được dung túng. Chưa có nỗi oan khuất mất đất đai của dân nào được giải quyết thỏa đáng, chưa có sự tha hóa nào của quan chức trong quản lý đất đai được nghiêm trị và sự tha hóa cứ lan rộng, kéo dài."

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý tới “Bom nổ, lỗi hệ thống và chỉnh đảng”, nhận xét rằng “Ngay sau khi ông Nguyễn Phú Trọng phát động đợt chỉnh đốn trong toàn Đảng từ trên cao xuống đến cơ sở vì sự sống còn của Đảng thì quả bom Đoàn Văn Vươn phát nổ làm rúng động dư luận”. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh phân tích:

"Quả bom ấy là sự phản ứng tuyệt vọng của một người nông dân chân chất hiền lành bị đẩy đến bước đường cùng bởi những sai lầm của hàng loạt cơ quan chức năng cộng với lòng tham của bọn cường hào mới, đang nhanh chóng sinh sôi ra từ những lỗ hổng của cơ chế.

Trong trường hợp này là lỗ hổng của cơ chế về quản lý đất đai. Sự không rõ ràng về quyền sỡ hữu đất đai đã làm cho các cấp chính quyền địa phương vận dụng một cách tùy tiện vào việc quản lý, giao và thu hồi đất. Từ đó kích thích sự phát triển lòng tham của một số vị quan chức, đẩy dần họ vào vòng tay của một nhóm lợi ích để rồi họ tự diễn biến thành một tầng lớp cường hào mới. Hệ quả: Người nông dân bị tước đoạt đất đai một cách tàn nhẫn."

Quả bom ấy là sự phản ứng tuyệt vọng của một người nông dân chân chất hiền lành bị đẩy đến bước đường cùng bởi những sai lầm của hàng loạt cơ quan chức năng cộng với lòng tham của bọn cường hào mới...

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh

Tác giả trích dẫn lời nhà báo Huy Đức cho rằng nếu VN công nhận quyền sở hữu đất đai, thì một cách công khai, nỗ lực lấn biển của gia đình anh Đoàn Văn Vươn phải được coi như một hình thức thụ đắc ruộng đất mà ông cha ta đã áp dụng tự ngàn xưa để con cháu VN ngày nay hưởng được dải giang sơn gấm vóc từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Và nếu như người dân Việt hiện có được quyền sở hữu đất đai, thì giới cầm quyền không thể “hành chính hoá các giao dịch dân sự liên quan đất đai”, tạo điều kiện cho các đại gia “thậm thụt với đám cường hào thu hồi những mảnh đất của dân mà họ không mua được”.

Câu hỏi được nêu lên là “Liệu có chỉnh đốn được không khi cỗ máy được vận hành bởi một hệ thống có lỗi luôn chạy theo hướng đẩy họ vào chỗ sai lầm?”.

Blogger Trần An Lộc cảnh báo rằng “Nếu một nông dân Đoàn Văn Vươn bị lãnh án tử hình, chung thân hay 5, 10 năm gì đó... thì thú thật, đó là lời cảnh báo rằng giòng sinh mạng của dân tộc đã tuyệt sinh”.

Nhân sắp bước sang Tân Niên Nhâm Thìn, Thanh Quang xin chúc quý vị cùng người thân, bằng hữu vạn sự an khang.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/gunshot-farmer-author-tq-01172012165425.html

Quyết định của Thủ tướng dưới cái nhìn một Luật gia

2012-02-22
Sau quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính quyền Hải Phòng tiếp tục gây cho dự luận rất nhiều câu hỏi về cách giải quyết sự việc mà Thủ tướng chính phủ đã quyết định.

Mặc Lâm phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh để biết thêm quan điểm của ông về các diễn tiến vừa qua.

Trung ương phải vào cuộc
Mặc Lâm : Xin cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Thưa ông, dưới cặp mắt một luật gia ông nhìn nhận thế nào về quyết đinh vừa rồi của Thủ Tướng đối với trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn?

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Tôi cho rằng quyết định của Thủ Tướng là phải thừa nhận một thực tế đã diễn ra ở Hải Phòng. Điều này không thể nói ngược lại được, vì vậy buộc lòng Thủ Tướng phải thừa nhận điều đó. Nhưng có một điều mà người dân rất ngạc nhiên là Thủ Tướng vẫn tiếp tục cho rằng ông Vươn là “phạm tội giết người và chống lại người thi hành công vụ”. Đây là điều hết sức bức xúc, bởi vì theo “logic” của vấn đề là nếu một khi Thủ Tướng đã kết luận những việc làm sai trái của Tiên Lãng, Hải Phòng thì hành động của ông Vươn là hành động tự vệ chính đáng chống lại những việc làm phi pháp của chính quyền, do đó mà không thể kết tội ông Vươn là “giết người và chống người thi hành công vụ” được.

Hiện nay kiến nghị trên mạng Nguyễn Xuân Diện hiện tại đã trên 1.000 người ký tên rồi. Vấn đề ở chỗ là bản thân Hải Phòng, từ xã, huyện cho đến thành phố những người đã gây ra việc này, như tôi đã nói nhiều lần rằng đây chính là những người có tội, đó là “thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”. Như vậy theo tôi, không nên để cho Hải Phòng xử lý vụ này, mà trung ương phải vào cuộc. Trung ương đây kể cả ông Tổng bí thư đảng tức là ông Nguyễn Phú Trọng.


Bởi vì qua Nghị Quyết 4/BCHTW lần thứ 11 thì ông Trọng nói cũng rất quyết liệt, và người dân nghe nói thì người ta cũng mừng, “sẽ làm trong sạch, sẽ chống tiêu cực, chống tham nhũng”, mà người đứng đầu của địa phương phải chịu trách nhiệm cao nhứt về những vấn đề tiêu cực của địa phương.

Theo tôi, không nên để cho Hải Phòng xử lý vụ này, mà trung ương phải vào cuộc. Trung ương đây kể cả ông Tổng bí thư đảng tức là ông Nguyễn Phú Trọng.
Luật gia Lê Hiếu Đằng

Nếu ông Tổng Bí Thư đã phát biểu như vậy thì theo tôi, ông Tổng Bí Thư và các cơ quan trung ương phải vào cuộc, không nên để cho Hải Phòng Bởi vì những người như ông Thành, ông Thoại, ông Ca bây giờ không đủ tư cách để thụ lý vụ này nữa. Nhất là, mới đây nhất, trong buổi nói chuyện với các cụ cách mạng lão thành ở Hải Phòng thì ông Thành – một người cùng họp với Thủ Tướng – nhưng sau khi ra về thì lại không chấp hành những kết luận của Thủ Tướng, mà nói ngược lại, do đó tạo nên sự bất bình đối với các đồng chí cách mạng lão thành ở Hải Phòng, và họ đã còn kiến nghị chính thức lên trung ương rồi.


Vì vậy tôi nghĩ rằng đối với ông Thành thì rõ ràng ông ta là người đứng đầu cao nhứt ở Hải Phòng nhưng không đủ tư cách để xử lý vụ việc này nữa, mà ông ta có thể nói như là một “đồng phạm”, hay là nói theo ngôn từ của luật pháp là “bao che tội phạm”. Ông ta không đủ tư cách để thụ lý vụ này mà các cơ quan trung ương phải thụ lý. Hơn nữa, đối với trách nhiệm của người đứng đầu cao nhứt, như ông Tổng Bí Thư đã phát biểu, thì theo tôi là nên cách chức ông Thành, thay thế người khác.

Tôi được biết ông Thành không phải chỉ sai phạm trong vụ Tiên Lãng mà chung quanh vụ đất đai ở Hải Phòng thì ông Thành từ trước tới nay đã có nhiều sai phạm rồi. Điều này chứng tỏ rằng ông Thành không đáng ở cương vị cao nhất của một thành phố quan trọng như thành phố Hải Phòng, một thành phố trực thuộc trung ương.

Luật pháp ở đâu?
Mặc Lâm : Vâng, thưa ông, với tư cách là nguyên phó chủ tịch Măt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP.HCM, vấn đề vận hành trong nội bộ đảng ông nắm rất vững. Có dư luận cho rằng ông Thành sở dĩ dám công khai tuyên bố những câu chống lại Thủ Tướng, không phải “trên bảo dưới không nghe” như người ta nói, nhưng hình như có một thế lực nào đó chống lưng để ông ta làm việc này. Nếu thực sụ việc này xảy ra thì di hại của nó như thế nào, ông có thể cho biết được không?

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Tôi cho rằng sở dĩ ông Thành dám nói những việc đó thì có hai khả năng. Một, như chúng ta biết ở Việt Nam có một tình trạng như chúng ta nói là “trên bảo dưới không nghe”, hoặc là coi thường những ý kiến cấp trên, xem cấp trên nói như vậy đó nhưng mà thật ra thì giữa lời nói và việc làm của cấp trên không đi đôi với nhau, thành ra chúng ta gọi là “lờn thuốc”, tức là cấp dưới người ta coi thường cấp trên và người ta không thực hiện những ý kiến, những kết luận của cấp trên. Đó là một khả năng.

Nhưng cũng có khả năng thứ hai, đó là phía sau ông Thành là một thế lực nào đó bao che ông ta, thì ông ta mới dám đi ngược lại kết luận của Thủ Tướng. Tôi nghĩ khả năng này có nhiều. Nói thiệt, một bí thư thành ủy mà muốn cho mình được tiếp tục cái chức đó và lên cao hơn nữa thì nếu không có thế lực chống đỡ thì không dám hành động như vậy.

Do đó, khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận thì dân người ta mừng, nhưng người ta vẫn còn ở trong tâm trạng chờ xem giữa lời nói và việc làm như thế nào, coi thử chỉ đạo của Thủ Tướng có quyết liệt hay không. Bởi vì người ta nghĩ rằng với tư cách một đại biểu quốc hội ở Hải Phòng thì lẽ ra Thủ Tướng phải vào cuộc sớm hơn, chứ không phải mất hơn một tháng sau; với tư cách đại biểu thì anh thấy dân như vậy, anh thấy sự việc xảy ra như vậy, thì anh phải cùng với đoàn đại biểu Hải Phòng vào để xem cái sự việc như thế nào.

Nhưng sau khi kết luận rồi thì Thủ Tướng phải có những biện pháp mạnh mẽ buộc Hải Phòng phải thực hiện. Nhưng chúng ta thấy từ ngày có kết luận đến giờ thì cũng chẳng có ý kiến gì chỉ đạo thêm, mà ngược lại cứ để cho Hải Phòng hết đưa ông Thoại ra làm trưởng ban chỉ đạo giải quyết vụ Tiên Lãng, khi thay thế thì ông Thoại, ông Ca vẫn còn trong cái ban giải quyết đó. Rồi bây giờ đến ông Thành nói, thì tôi nghĩ là quần chúng đang trông chờ thái độ cương quyết hơn nữa, có trách nhiệm hơn nữa của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Thành với tư cách là bí thư thành ủy, một ủy viên trung ương đảng, thì người ta cũng chờ thái độ kiên quyết hơn nữa của TBT Nguyễn Phú Trọng để thực hiện một cách cụ thể nghị quyết của BCH/TW lần thứ IV vừa rồi, như ông Trọng đã long trọng tuyên bố trước nhân dân về vấn đề xây dựng đảng, về vấn đề chống tiêu cực, chống tham nhũng.

Đảng không thể đứng trên luật pháp, và đảng cũng không thể đứng ngoài luật pháp được. Đó là tinh thần mà ngay bản thân các vị lãnh đạo cũng nhắc nhở cán bộ đảng viên điều đó.
Luật gia Lê Hiếu Đằng

Mặc Lâm : Thưa ông, xin được một câu hỏi cuối cùng, theo kinh nghiệm của người dân thì trước đây chính Thủ Tướng Phan Văn Khải đã than một câu rằng bản thân ông là thủ tướng mà cũng không có quyền giải nhiệm một ông bộ trưởng. Trong trường hợp Tiên Lãng liệu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có gặp phải lực cản cũng lớn như vậy hay không, mặc dù Thủ Tướng cũng rất muốn làm những điều mà người dân đang trông mong?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho rằng khi được bầu làm Thủ tướng thì có nghĩa là dân đã giao cho anh trọng trách đó rồi, còn vấn đề nội bộ trong đảng thì đó là vấn đề khác. Với trách nhiệm thủ tướng thì anh phải kiên quyết giải quyết chứ không thể nói vì thế lực này vì thế lực kia ngăn cản như ThủTướng Phan Văn Khải nói thì còn gì chế độ này? Như vậy thì thủ tướng không có quyền lực gì hết thì người dân khi bị nạn còn biết trông chờ vào ai đây?

Tôi cho rằng nói như vậy chỉ là một cách nói thôi, cách nói mà tôi cho là thiếu trách nhiệm, và nó không biểu tỏ thái độ kiên quyết của một vị đứng đầu chính quyền trong khi giải quyết những vấn đề của dân. Tôi nghĩ luật pháp đã quy định rồi thì không thể nào mình nói vì lý do này không thực hiện được. Quan hệ giữa Thủ tướng với tư cách ủy viên bộ chính trị với Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, thì đó là trong nội bộ, còn vấn đề ra quốc hội, chính phủ, thì phải làm việc theo luật pháp.

Đảng không thể đứng trên luật pháp, và đảng cũng không thể đứng ngoài luật pháp được. Đó là tinh thần mà ngay bản thân các vị lãnh đạo cũng nhắc nhở cán bộ đảng viên điều đó. Vì vậy các vị đứng đầu cao nhứt của đảng và nhà nước cũng phải làm việc theo tinh thần như vậy.
Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.

http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opi-high-rank-ab-pm-deci-ml-02222012104053.html

Huỳnh ngọc Tuấn – “Luật Pháp” tại Việt Nam


Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) - Tôi không bao giờ ngây thơ để tin rằng nhà nước CSVN hành xử theo luật pháp, đó là kinh nghiệm xương máu của tôi đã trải qua 37 năm từ ngày Việt nam Cộng hòa bị sụp đổ và bản án 10 năm tù cộng với 4 năm quản chế vì cái gọi là “Tuyên truyền chống chế độ Xã hội chủ nghĩa”. Một xã hội không thượng tôn luật pháp thì điều gì cũng có thể xảy ra. Việc công an đánh chết người một cách dễ dàng và không bị trừng phạt, hoặc trừng phạt không thích đáng. Việc cướp đoạt tài sản của Công dân núp dưới chiêu bài thu hồi đất, hoặc cưỡng chế xảy ra thường xuyên và có hệ thống…
*
Sau năm 1975, nhà cầm quyền Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CS đã thực thi một chính sách hà khắc về mọi phương diện để kiểm soát và chi phối đời sống người dân.
Ở VN chi phối mọi mối quan hệ xã hội không phải là Luật pháp mà là ý chí của Đảng CS. Đảng CS có toàn quyền tuyệt đối trong mọi quyết định, từ những việc có liên quan đến vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc cho đến kinh tế, văn hóa và đời sống của nhân dân. Đảng CS vừa có trong tay sức mạnh “cứng” như nhà tù, công an hùng hậu, quân đội đông đảo và cả hệ thống “Pháp luật” để phục vụ cho quyền uy đó.

Và họ có cả “quyền lực mềm” như: nguồn tài nguyên quốc gia, hệ thống báo chí, đài phát thanh, truyền hình, giáo hội quốc doanh… cho nên họ có thể kiểm soát và chi phối xã hội bằng sức mạnh của quyền lực “cứng” hoặc sử dụng quyền lực “mềm” như chiếc đũa thần chỉ đạo từ trên cao, và dân chúng bị biến thành một bầy cừu, một thứ con rối mà không hề hay biết hoặc hay biết nhưng bất lực hoặc đồng lõa.

Còn cái gọi là “trí thức xã hội chủ nghĩa” chỉ là một bộ phận của cái quyền lực “mềm” đó. Đảng CS biến trí thức thành nô lệ, hoặc thành phần ăn theo đảng, nhận ân huệ từ đảng. Cho nên trong một thời gian quá dài, vai trò của trí thức chỉ là những tiếng nói xu phụ, không hề có phản biện, người trí thức chỉ là người “lao động trí óc” chứ không phải là kẻ sĩ, tầng lớp tinh hoa của xã hội, người sáng tạo và dẫn đường.

Người ta nói quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối, cho nên trong một chế độ mà quyền lực của đảng là tuyệt đối thì cái đảng độc tài đó sẽ nhanh chóng đi vào con đường tha hóa và việc gì cũng có thể xảy ra.
Trong thời gian cai trị của các ông: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, và kéo dài đến thời của Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, sự lộng hành của quyền lực tuyệt đối đã lên đến đỉnh điểm, người dân sống trong sự cùng cực của đói nghèo, tối tăm và sợ hãi.

Trong giai đoạn kinh hoàng này, một công an xã cũng có quyền đưa giấy triệu tập, bắt người, giam giữ và tra tấn mà không cần quyết định của Tòa án hay viện kiểm sát (viện công tố). Có vô số người là nạn nhân của thời kỳ “vàng son” này, nó để lại trong tâm thức người dân sự sợ hải thường trực, nó triệt tiêu ý thức về phẩm giá của con người đến mãi ngày hôm nay. Sự dã man, tàn bạo của một thời mãi ám ảnh người dân và nuôi lớn cái tham vọng về quyền lực tuyệt đối của đảng.

Người ta không thể nào quên được một thời mà công an tỉnh là “ông trời con”…. toàn quyền sinh sát trong tay, một tên du kích hay xã đội cũng có quyền kiểm tra hộ khẩu và bắt người, giam giữ, tra tấn. Những cuộc bố ráp của công an và du kích trên các đường phố, xóm làng để thị uy làm người dân khiếp sợ, hình như đảng và nhà nước muốn nhắc nhở cho người dân biết về thân phận cá chậu chim lồng của họ và quyền lực vô song của đảng, đảng luôn bảo nhân dân phải “tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng”.

Cách hành xử như vậy đã trở thành quán tính của nhà cầm quyền CSVN, cho nên VN bây giờ khi đã mở rộng bang giao với thế giới, ký kết những công ước quốc tế (quan trọng bậc nhất là công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị) nhưng thói quen và cả ý đồ chính trị đều không thay đổi. Họ ký Công ước quốc tế để đạt mục tiêu chính trị. Họ muốn cho cộng đồng quốc tế thấy rằng, họ là một chính thể tôn trọng những giá trị Dân chủ văn minh, là một thành viên có trách nhiệm của LHQ để tranh thủ sự ủng hộ và đầu tư của mọi quốc gia và cũng để đạt được sự chính danh, nhưng trên thực tế thì họ không hề có ý định tuân thủ luật pháp quốc tế mà họ đã tham gia. Có lúc họ công khai vi phạm với một nụ cười nhạt trên môi, hoặc có lúc giải thích vòng vo đầy sự ngụy biện và vô căn cứ.

Trong buổi làm việc với Đoàn thanh tra Tỉnh Quảng Nam vừa qua, ông Trần Minh Thái – phó chánh Thanh tra tỉnh QN(trưởng đoàn thanh tra) nói với tôi:
– Nhà nước VN tham gia Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị nhưng “không trực tiếp” áp dụng.
Tôi không hiểu và hỏi lại: “không trực tiếp” nghĩa là sao và yêu cầu ông Thái giải thích cụ thể thì ông vòng vo, ấm ớ.
Cũng trong buổi làm việc này ông Nguyễn Đình Bảy- phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp nói với tôi rằng “Quan hệ giữa Nhà cầm quyền và nhân dân cũng như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nếu cha mẹ làm sai mà con cái đi rêu rao với hàng xóm thì đâu có được, cần phải trừng trị”

Tôi không kiềm chế được nữa trả lời với ông ta:
– Ông ăn nói thật là vớ vẩn, quan hệ giữa nhân dân và nhà cầm quyền là quan hệ giữa người chủ đất nước là nhân dân với người được ủy quyền theo nhiệm kỳ là nhà cầm quyền. Cách nói của ông chứng tỏ cái não trạng độc tài ,phong kiến và coi thường nhân dân của người Cộng sản vẫn không thay đổi.

Cả năm người trong đoàn Thanh tra đều đỏ mặt và lúng túng bào chữa.
Có đâu như ở Việt Nam, luật pháp được hiểu nửa vời và áp dụng nửa vời. Nhưng một khi luật pháp được hiểu nửa vời và áp dụng nửa vời thì không còn là luật pháp nữa. Đảng CS VN dùng ý chí của mình để thay cho Luật pháp và nếu cần họ sẵn sàng khinh miệt nhân dân và quẳng cả điều 69 Hiến Pháp của họ vào sọt rác với nụ cười khinh bạc!!

Tôi không bao giờ ngây thơ để tin rằng nhà nước CSVN hành xử theo luật pháp, đó là kinh nghiệm xương máu của tôi đã trải qua 37 năm từ ngày Việt nam Cộng hòa bị sụp đổ và bản án 10 năm tù cộng với 4 năm quản chế vì cái gọi là “Tuyên truyền chống chế độ Xã hội chủ nghĩa”.
Một xã hội không thượng tôn luật pháp thì điều gì cũng có thể xảy ra. Việc công an đánh chết người một cách dễ dàng và không bị trừng phạt, hoặc trừng phạt không thích đáng. Việc cướp đoạt tài sản của Công dân núp dưới chiêu bài thu hồi đất, hoặc cưỡng chế xảy ra thường xuyên và có hệ thống. Việc bắt người tùy tiện với những tội danh mơ hồ và những bản án vi phạm Hiến pháp và Luật pháp quốc tế.

CSVN sử dụng quyền uy tuyệt đối của mình để duy trì cái mà họ gọi là “ổn định xã hội” và họ tự hào về điều này. Nhưng sự kiện vừa xảy ra tại Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã làm cho họ choáng váng. Chuyện giải tỏa đền bù không thỏa đáng, (một hình thức tước đoạt đất đai của nông dân) là hiện tượng phổ biến tại VN… nhưng những người nông dân hiền lành thấp cổ bé miệng vẫn nương cậy vào luật pháp để mưu tìm công lý và cái niềm tin ngây thơ và mong manh này cũng chẳng mang lại công lý cho nhiều nạn nhân.

Anh Đoàn Văn Vươn có lẽ đã nhận thức được điều đó nên anh đã cùng gia đình chọn cách hành xử khác. Anh đã sử dụng vũ lực để chống trả vũ lực, anh đã tự vệ để giữ tài sản mồ hôi nước mắt và cả xương máu của mình. Chúng ta không đủ thẫm quyền để khuyên người nông dân phải chọn hình thức đấu tranh nào cho phù hợp khi họ bị đẩy vào đường cùng. Chúng ta đau lòng khi thấy cả nhà anh vướng vào tù tội, nhưng chúng ta tôn trọng quyết định đó của anh Đoàn Văn Vươn.

Nhưng tại sao lại có hiện tượng Đoàn Văn Vươn?
Câu trả lời chắc có lẽ xuất phát từ hình ảnh đẫm máu của một Đại tá Gaddaffi, một thời uy quyền tuyệt đối, một tay che cả mặt trời, hình ảnh Gaddaffi chui từ ống cống lên, miệng lắp bắp van xin đã đi vào tâm thức của người dân một cách vô tình. Tôi thiển nghĩ nếu tình trạng bất công và vô pháp luật tại VN tiếp tục được duy trì thì một ngày không xa bạo lực sẽ là sự chọn lựa của người dân để phản kháng lại nhà cầm quyền. Đến lúc đó máu của cả hai phía sẽ đổ xuống, để một trang sử đau thương của dân tộc được lật qua nhưng hận thù vẫn còn ở lại.

Chúng ta không hề mong muốn điều này, nhưng quyết định là ở trong tay những người cộng sản.
– Một tiên liệu về vụ án Đoàn Văn Vươn – có 2 khả năng xảy ra:
1. Những nhà lãnh đạo CSVN sẽ đứng về phía lãnh đạo Hải Phòng – Tiên Lãng, bằng cách giơ cao đánh khẻ hoặc giải quyết theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” như từ trước đến nay đối với những tên cường hào ác bá tại huyện Tiên Lãng và xử phạt anh Vươn cùng gia đình những bản án nặng nề nhằm răn đe người dân để bảo vệ đàn em và quyền uy của chế độ.

Nếu như vậy thì những người lãnh đạo CSVN sẽ đứng ra nhận lãnh trách nhiệm về phía mình vì họ là những người có quyền lực và trách nhiệm cao nhất, bất chấp luật pháp, dư luận trong và ngoài nước, bất chấp lòng dân, công lý và lương tri để duy trì cái gọi là “sự đúng đắn và sáng suốt tuyệt đối của Đảng”. Như vậy lịch sử sẽ phán xét họ như đã phán xét đối với những nhà độc tài tại Bắc Phi và Trung Đông.

2. Hy sinh những kẻ coi thường pháp luật và cường hào ác bá, điều này sẽ dẫn đến những hệ quả sau:
- Những người lãnh đạo đảng CS và chính quyền tại địa phương sẽ không còn dám cường quyền hống hách, tùy tiện hành xử dẫn đến việc đảng CS và chính quyền sẽ suy yếu. Điều này tác động đến lòng trung thành của đảng viên vì với họ vào Đảng là để có quyền uy và tiền bạc
Nhưng những nhà lãnh đạo đảng CS nếu có bản lĩnh và tầm nhìn xa, dám hy sinh những tên vi phạm pháp luật và cường hào ác bá thì họ sẽ đánh bóng được hình ảnh của họ, còn giữ được một chút niềm tin của nhân dân vào luật pháp của chế độ và sự khả tín của đảng CS…

Cân nhắc lợi hại thì hy sinh những tên cường hào ác bá vẫn là thượng sách. Có lợi cho đảng CS và các nhà lãnh đạo hiện nay vào thời điểm này, thời điểm mà một trật tự thế giới và khu vực đang hình thành. Đó là “trật tự của sự phồn vinh, an ninh và Dân chủ” như bà Ngoại trưởng Hoa kỳ Hillary Clinton đã nói.
CSVN phải lựa chọn, hoặc là hội nhập với trật tự mới để được tồn tại, hoặc là chống lại để bị xóa sổ hoàn toàn.
Sự kiện Đoàn văn Vươn đẩy CSVN vào thế tiến thoái lưỡng nan,nhưng trong những điều xấu phải biết chọn điều ít xấu nhất!
Chúng ta hãy chờ xem những “đỉnh cao trí tuệ” sẽ giải quyết vụ việc này như thế nào.
Huỳnh Ngọc Tuấn
danlambaovn.blogspot.com

http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://phamdinhtan.wordpress.com/2012/02/22/hu%E1%BB%B3nh-ng%E1%BB%8Dc-tu%E1%BA%A5n-lu%E1%BA%ADt-phap-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam/

Thanh Quang, phóng viên RFA-
Phản ứng “lạc điệu” của chính quyền Tiên Lãng

Kể từ khi gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng lâm nạn, “biến cố Đoàn Văn Vươn” ngày càng trở thành đề tài gây phẫn nộ trong công luận trong và ngoài nước liên quan tình trạng “cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”.

Người dân huyện Tiên Lãng tụ tập tại khu đất nhà ông Đoàn Văn Vươn sau quyết định của chính phủ -Photo courtesy of phapluat-


Sai lầm có hệ thống
Mặc dù công luận “lề phải” lẫn “lề trái” mạnh mẽ ủng hộ gia đình nạn nhân Đoàn Văn Vươn, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng kết luận việc làm sai trái của phía cầm quyền địa phương, nhưng phản ứng “lạc điệu” mới đây của ông Nguyễn Văn Thành, UV BCH TW Thành ủy Hải Phòng, khiến công luận lại càng sôi sục.

Qua bài tựa đề “Tôi Không Tin”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh có đoạn nhận xét:
“Dù mọi người rất phẫn nộ việc ông Nguyễn Văn Thành, UVBCH TW, Bí thư thành ủy Hải Phòng phát biểu tại CLB Bạch Đằng những điều trái ngược với kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng, vẫn tiếp tục giọng điệu vu khống báo chí, bôi nhọ gia đình anh Vươn…thì tôi vẫn không tin rằng đó là phát biểu của ông Nguyễn Văn Thành với tư cách cao quý là Ủy viên Ban chấp hành TW, Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Có lẽ đó là phát biểu của ông Thành với tư cách là tòng phạm với bè lũ cướp đất ở Tiên lãng. Đó là hành vi tương đương với hành vi đạp đổ căn chòi tạm trú của vợ con nạn nhân, đã bị đẩy vào bước đường cùng, của bọn xã hội đen đê tiện nên chắc chắn không phải là hành vi của một quan chức “phụ mẫu chi dân” cao quý.”

Theo tác giả Bùi Văn Bồng của bài “Ông Thành đã sai lầm có hệ thống”, ông Thành không thể không am tường công sức, tiền nợ khổng lồ cùng mồ hôi, nước mắt và cả máu của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã bỏ ra cho khu đầm thuỷ sản vừa được trù phú thì bị giới cầm quyền Tiên Lãng cưỡng chiếm, nhất là thời điểm xảy ra khởi kiện của phía nạn nhân thì ông Thành đang giữ chức Chủ tịch UBND TP Hải Phòng. Thế nhưng, theo tác giả Bùi Văn Bồng, “không hiểu đàng sau đó vì động cơ gì, ông Thành vẫn dung túng cho chính quyền huyện Tiên Lãng tiếp tục ruồng ép ông Vươn để thu hồi đất”.

Tệ hại hơn nữa, vẫn theo tác giả, “ông Thành cũng nói dối như ông Thoại, ông Ca”, đưa ra bản báo cáo có nhiều chỗ “bưng bít, bao che, giấu giếm khuyết điểm”, “đánh lạc hướng dư luận”, “mở đường cho sự phạm pháp trắng trợn, công khai hoành hành”. Tác giả Bùi Văn Bồng nhận thấy việc làm cùng cung cách của ông Thành có vấn đề như vậy nên không khỏi nêu lên câu hỏi rằng “Thế thì ông Thành còn đòi lãnh đạo ai?”

Nhưng có lẽ quan chức Bí thư Thành Uỷ Hải Phòng này gây phản ứng đáng kể là khi ông ta nói chuyện tại CLB Hưu trí Bạch Đằng, như tác giả Bùi Văn Bồng cho biết:
“Gây dư luận xôn xao và bất bình nhiều nhất là vào sáng 17-2, nói chuyện thời sự với các cán bộ trung cấp, cao cấp ở Hải Phòng đã nghỉ hưu (CLB hưu trí Bạch Đằng), ông Bí thư Thành còn phát biểu nhiều chỗ sai với kết luận của Thủ tướng, tiếp tục bênh che cho những cái sai của hệ thống lãnh đạo từ huyện Tiên Lãng lên thành phố, tố cáo cả báo chí, vẫn tìm cách đổ lỗi cho gia đình nông dân họ Đoàn.

Đến mức, ông Hoàng Châu (83 tuổi) – nguyên cán bộ tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng, phải lên tiếng là :“Trong phát biểu, ông Thành chủ yếu nói ông Vươn sai, bênh che cho nhóm lợi ích. Tôi lập tức lên bục phản ứng, phát biểu 4 vấn đề: Bí thư nói không đúng kết luận của Thủ tướng. Nói sai về báo chí. Việc nói như vậy và coi thường chúng tôi, những cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu. Với tư cách một đảng viên, tôi đề nghị Bộ Chính trị đình chỉ công tác Bí thư thành ủy của ông Nguyễn Văn Thành”.

Thủ tướng can thiệp nửa vời
Nhân nhắc tới chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải trực tiếp can thiệp trong “biến cố Đoàn Văn Vươn” vì phản ứng mạnh mẽ của dư luận, blogger Một Người VN lưu ý rằng thực ra dư luận quan tâm và kỳ vọng vào sự can thiệp ấy không phải chỉ nhằm “xử lý một vụ án Đoàn Văn Vươn”, mà để “thiết lập án lệ cho vô số những vụ việc tương tự”, để “định tính, định hình lại cho vấn đề quản lý đất đai của nhà nước” trước cách hành xử “cướp đêm là giặc cướp ngày là quan” của các quan chức “cường hào ác bá đỏ” hiện nay đang “chà đạp và hành hạ nhân dân”, nói chung. Blogger Một Người VN nhận xét:

“Nhưng Thủ tướng đã làm không dứt điểm, chưa đạt được điều mà người dân mong đợi. Thủ tướng đã vào cuộc ấn tượng, tỏ ra sáng suốt, bản lĩnh, chính trực nhưng lại dừng lại giữa chừng, khiến sự việc tiếp tục diễn biến như 1 pha tấu hài mà những lãnh đạo biến chất của Tiên Lãng cũng như thành phố Hải Phòng đã sửa đổi kịch bản và giành lại được vai diễn chính.


Một khuôn mẫu để thiết lập lại giá trị công bằng xung quanh chuyện đất đai đã được vẽ ra nhưng để rồi vẫn còn treo lơ lửng.
Sau buổi họp báo và kết luận, Thủ tướng đã lại bàn giao vụ việc lại cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng mà không trực tiếp can thiệp nữa, không khác nào Thủ tướng đã đem túi nọc trả về cho con rắn độc và thả nó ra. Lẽ ra, tính chất và mức độ của vụ việc đủ nghiêm trọng để chính quyền trung ương thành lập 1 ban chuyên án, hay ít nhất cũng phải có một ban thanh tra cấp trung ương trực tiếp theo dõi và giải quyết. Vậy mà cuối cùng chỉ giao lại cho chính tổ chức đã gây ra sai phạm kèm theo không một sự giám sát cấp cao nào. Thế cho nên, bọn họ đã lại tiếp tục mưu đồ xấu, trắng trợn coi thường và giễu cợt Thủ tướng như thách thức.”


Qua bài “Vụ Tiên Lãng: Đại biểu dân cử sao ít lên tiếng?”, tác giả Nguyễn Lâm lưu ý rằng “Mặc dù Thủ tướng đã có kết luận về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, nhưng đó mới chỉ là hành động của người đứng đầu Chính phủ. Từ phía các đại biểu dân cử, lẽ ra có thể làm hoặc lên tiếng nhiều hơn”, và “Tiếng vọng của Tiên Lãng cần được dội lại ở nghị trường, đừng để nghị trường lặng lẽ tiếng dân, đừng để Tiên Lãng chìm trong quên lãng ở nghị trường”.


Biến cố “Đoàn Văn Vươn” ngày càng gây nhiều phản ứng phẫn nộ trong công luận, mà có lẽ một trong những phản ứng gây nhiều chú ý nhất là từ Khôi Nguyên Giải Liêm Chính do Tổ chức Minh bạch Quốc tế trao tặng hồi năm 2007, bà Lê Hiền Đức.
Qua bài “Hóc búa Tiên Lãng”, nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn dùng ngôn ngữ của giới đánh cờ tướng để khẳng định rằng bác Lê Hiền Đức ở tuổi ngoại bát tuần “đã đi một nước chiếu làm ngỡ ngàng cả làng cờ VN trong vụ Tiên Lãng”. Nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn nhận xét:


“Sau tiếng súng ở Tiên Lãng, nhiều người còn chưa hết bàng hoàng, bối rối hay mới chỉ dám đưa đẩy thăm dò thì người được Giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2007 đã ra ngay tuyên bố: “Đối với ông Đoàn Văn Vươn và rất nhiều người dân lao động cần cù, chân chính khác, chính quyền huyện Tiên Lãng, thậm chí cả chính quyền thành phố Hải Phòng thật sự là bọn cướp ngày, là mối hoạ lớn.

Thủ tướng đã vào cuộc ấn tượng, tỏ ra sáng suốt, bản lĩnh, chính trực nhưng lại dừng lại giữa chừng, khiến sự việc tiếp tục diễn biến như 1 pha tấu hài….
Blogger Một Người VN

Ông Đoàn Văn Vươn đã kêu cầu nhiều lần, nhiều nơi song chẳng ích gì bởi bọn cướp ngày kia quyết tâm cưỡng đoạt lấy được thành quả lao động của ông… chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.” Tuyên bố đã làm cả những “kỳ thủ” hết sức uy tín phải lên tiếng thán phục, có vị còn tự nhận làm “em” bà già Lê Hiền Đức, dù hơn hẳn 5 tuổi.”


“Kỳ thủ hết sức uy tín đó” chính là blogger lão thành Tô Hải, khẳng định rằng “một mình chị đã là người dám tuyên bố” về tình cảnh ông Đoàn Văn Vươn và người thân “còn phải nằm trong vòng lao lý” như vừa nói. Nhạc sĩ Tô Hải lưu ý rằng:
“Nay lao lý vẫn lao lý, cửa nát nhà tan vẫn cửa nát nhà tan, màn trời chiếu đất vẫn màn trời chiếu đất, việc giải quyết vụ việc đã được giao cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng thực hiện đúng theo kiểu xử lý nội bộ… rõ ràng dưới con mắt tôi, xin nhắc lại, chính quyền trung ương của Việt Nam vẫn chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi”.

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

Qua bài “Suy nghĩ cùng bác Lê Hiền Đức”, blogger Hà Sĩ Phu nhân tiện đề cập tới “Lỗi hệ thống” trước những “vấn nạn xã hội” hiện nay, xem đó là “căn bệnh trầm kha” có “gốc rễ, cội nguồn” từ “lỗi hệ thống”.
TS Hà Sĩ Phu phân tích:
“Trong một chế độ Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác-Lê làm nền tảng để đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước một cách “trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối” thì LỖI HỆ THỐNG không tìm ở trong Chủ nghĩa, trong lòng sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thì tìm ở đâu? Nếu khuyên nhau coi đây là vùng không nên chạm đến thì xin im lặng cho khoẻ, đừng bày vẽ phản biện phản biếc làm chi cho mất thì giờ?

Phải giải quyết ngay những vụ việc là cần thiết, nhưng khoanh giới hạn nhận thức trong những vụ việc cụ thể, trong một chính sách cụ thể, một thói hư tật xấu cụ thể chẳng những không chữa được “bệnh căn” mà vô tình còn che khuất tầm nhìn, hoặc tự bịt mắt, làm cho xã hội cứ bùng nhùng như chơi ú tim, chữa chỗ này hỏng chỗ khác, ngày một nặng thêm. Hãy xem bác Lê Hiền Đức, một người hoạt động thực tiễn, chỉ đối mặt với những vụ việc cụ thể, mà thực tiễn tự nhiên dẫn bác đến những phản đề hết sức tổng quát, hoàn toàn ngược với các quan điểm tuyên huấn của chế độ.”

Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý… thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.
Bác Lê Hiền Đức

TS Hà Sĩ Phu lưu ý rằng để ứng phó tình trạng “bê bối, thối rữa” của hệ thống, các quan chức ra sức làm giảm mức nghiêm trọng bằng cách gọi đó là những “thiếu sót, khuyết điểm” chủ yếu là của cán bộ “cấp dưới” bị “thoái hoá”, làm “trái với đường lối chung, chứ “trên” vẫn trong sạch, còn lãnh tụ cùng chủ nghĩa thì “vĩ đại”, “thiêng liêng”. Nhưng, vẫn theo lời TS Hà Sĩ Phu, bác Lê Hiền Đức thì khác:

“Về độ trầm trọng bác gọi thẳng những tội lỗi của cấp xã cấp huyện đang diễn ra khắp nước bằng đúng tên của nó là nạn “CƯỚP NGÀY”, sau đó bác chứng minh sự “cướp ngày” này gắn liền với cấp thành phố, cấp tỉnh. Bác viết:“Con ơi nhớ lấy câu này – Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Đối với ông Đoàn Văn Vươn và rất nhiều người dân lao động cần cù, chân chính khác, chính quyền huyện Tiên Lãng, thậm chí cả chính quyền thành phố Hải Phòng thật sự là bọn cướp ngày.

.“Nhưng tôi nói rằng chính ‘thằng’ TỈNH là ‘thằng’ cướp đất, chính ‘thằng’ TỈNH là ‘thằng’ ăn đất của dân.
Quan trọng hơn, từ đó bác phóng chiếu bọn Cướp ngày ấy lên cấp Trung ương bằng đoạn viết như sau:“chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi”.

http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/tl-leader-wrong-doing-tq-02212012171451.html

LÀM TRÁI PHÁP LUẬT DÂN ĐI TÙ,
QUAN KIỂM ĐIỂM


Nguyễn Bá Chổi

(danlambao)

Kính thưa quý vị,

Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý niên trưởng,

Đúng như "kỳ vọng nơi thủ tướng" và "uy tín TT Dũng sẽ tiếp tục nâng cao", trong cuộc họp "được dư luận quan tâm" diễn ra chiều ngày 10/2 ở Văn phòng Chính phủ tại Hà Nội bàn về vụ cưỡng chế thu hồi đất của anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý, người đứng đầu Hành Pháp kiêm luôn Tư Pháp Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra quyết định rất là kỳ nhông, và qua quyết định này, uy tín "chưa hề phạt ai (các đồng chí cán bộ) như tấm gương công hàm... Phạm Văn Đồng" càng được nâng cao.

Theo thông cáo của chính phủ đưa ra sau cuộc họp, ông Thủ tướng kiêm thẩm phán tối cao kết luận hai quyết định thu hồi đất với ông Vươn năm 2008 và 2009 của huyện Tiên Lãng là trái pháp luật.

Ông "kiêm" nói thêm: "Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật."

"Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm."

Nghe ông "kiêm" kết luận như trên sau khi nghiên kíu hồ sơ điều tra vụ cướp đất cướp thủy sản cào "chòi" do tướng cướp CaCa cung cấp, bà con "phản biện trung thành" luôn "kỳ vọng" vào ngài "thủ tướng xuất sắc nhất châu Á" trên Báo Rác và báo Xú Xì, thế nào cũng bắt nhốt bầy quan "làm trái pháp luật". Nhưng "mặc dù phê bình lãnh đạo thành phố Hải Phòng, ông Dũng chỉ yêu cầu những người này làm kiểm điểm rút kinh nghiệm".

Thế là "kỳ vọng" đã hóa thành kỳ nhông. "Kỳ đà là cha cắc ké; cắc ké là mẹ kỳ nhông; kỳ nhông là ông kỳ đà". Thì đúng rồi, một nòi nhà "kỳ" chúng nó cả.

Chỉ có thằng/con Nhân Dân là khác nòi nên phân biệt đối xử là logic. Cùng là "làm trái pháp luật", nhưng nòi nhà "kỳ" thì kiểm điểm, còn nhà Dân thì đi tù, mặc dù Dân sở dĩ làm trái pháp luật là vì bị bọn giống "kỳ" chúng có binh hùng tướng mạnh lại còn có cho hợp đồng tác chiến dí vào đường cùng.

Câu danh ngôn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói "Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm" từng được bác Hồ khẳng định "sông có thể cạn núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi" nhưng nay thì đã thay đổi.

Bằng chứng rõ ràng là CS Nguyễn Tấn Dũng nói "tui làm thủ tướng mấy năm chưa phạt ai", nay ông chủ trì làm phán quan trước một bầy cán bộ từ cấp tỉnh xuống cấp huyện xã, rồi công an bộ đội làm sái pháp luật như ông nói mà ông có phạt ai đâu.

Sau buổi "làm viêc" mà những "kỳ vọng" bà con ấp ủ và tin tưởng hồ hởi phấn khởi đặt vào thủ tướng đã hóa ra một bầy kỳ nhông biến hóa đủ màu nhưng chính "hắn" cả, tiếng tăm của TT lại càng được nâng cao trên triều sóng thần tsunami phẫn nộ từ dân oan và dân không oan.

Nguyễn Bá Chổi

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG VC VỀ VỤ TIÊN LÃNG: DIỆT CỎ PHẦN NGỌN

Trịnh Viên Phương
(danlambao)

Kính thưa quý vị,

Kính thưa quý thân hữu quý chiến hữu cùng quý niên trưởng,

Cuối cùng thì người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng kết luận vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng- Hải Phòng. Tất cả đã được phơi bày nhưng có nhiều vài điều cần suy nghĩ từ kết luận của ông Thủ tướng chính phủ.

1. Vẫn là cách làm việc theo cách "chỉ đạo". Ở cấp cao thì Thủ tướng chỉ đạo cho Tòa án tối cao. Ở địa phương thì tỉnh ủy chỉ đạo cho tòa án tỉnh, huyện ủy chỉ đạo cho tòa án huyện. Khi cần thì Thủ tướng thò tay xuống chỉ đạo luôn cho Tòa án làng xã. Như vậy thì tòa án từ trên xuống dưới, từ nhỏ đến to làm việc không theo nguyên tắc độc lập trong xét xử mà phải làm theo sự chỉ đạo. Trong kết luận của thủ tướng, thêm một nữa xác định pháp luật hiện hành đã bị khống chế bởi đảng cầm quyền từ trung ương đến địa phương: "Chỉ đạo Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này."

2. Cơ quan bảo vệ pháp luật: Viện kiểm sát, công an, tòa án cũng bị khống chế trong sự chỉ đạo đảng. Xưa nay các vụ án về chính trị được đưa ra xét xử "công khai" thì người ta luôn biết có sự chỉ đạo của đảng nhưng tìm bằng chứng thì không được. Qua kết luận này thì Thủ tướng chính phủ đã công khai và chính thức chứng minh cho nhân dân biết là các cơ quan được gọi là "bảo vệ pháp luật" nhưng chính là làm theo chỉ đạo. Cần nhắc lại Tòa án Hải Phòng được chính phủ chỉ đạo kỳ này cũng là nơi từng xét xử "vụ án" Phạm Thanh Nghiên, "vụ án " nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

3. Đối phó với các cơ quan truyền thông báo chí thì Thủ tướng một mặt nhờ ông Bộ trưởng Vũ Đức Đam ra khen vuốt mặt báo chí nhưng buổi làm việc chiều ngày 10.2.2012 thì hầu hết phải ngồi chờ từ sáng đến chiều tối sau đó thì ông Bộ trưởng ra "họp báo" đọc kết luận được soạn từ trước và trả lời sơ sài, chung chung các câu hỏi của báo chí. Chỉ một ít phóng viên của báo "lề đảng" được cấp thẻ vào dự phiên họp báo này. Nội dung và hình ảnh cho các báo thì chỉ được vào trang web của chính phủ lấy về và loan tin. Ngay cả các cơ quan truyền thông là công cụ của chính phủ mà họ họ còn sợ và e dè thì các phóng viên của các hãng thông tấn thù địch như VOA, BBC, AFP, AP, RFI, RFA... hay các blogger khác thì còn khuya mới mon men được đến cổng của các cuộc họp báo này. Cách trả lời chất vấn trong cuộc họp báo dù là "người trong nhà" với nhau nhưng ông Vũ Đức Đam cũng trả lời theo kiểu qua loa, mang tính chất đối phó.

4. Kết luận của thủ tướng chính phủ cho thấy các quan chức ở địa phương từ tỉnh đến huyện đều là "vi phạm pháp luật". Nhưng chính thủ tướng thừa nhận là Luật đất đai đã ban hành và sửa đổi 5 lần trong thời gian ngắn. Nghĩa là Quốc hội bù nhìn đã không làm tốt khâu "làm luật". Luật mới ban hành chưa khô dấu mực thì đã sửa đổi và ban hành cái mới. Không chỉ Luật đất đai mà nhiều Bộ luật khác đầy kẻ hở và kẻ lợi dụng các kẻ hở này chính là các quan chức. Ngay bản thân chính phủ và cá nhân Thủ tướng cũng vi phạm luật pháp rành rành thì làm sao mà chỉ đạo cho nghiêm khắc.

Sẽ còn nhiều điều khác nữa nhưng chỉ điểm sơ qua vài nội dung trong kết luận của Thủ tướng cũng như cách trình bày trong họp báo cho thấy kỳ này đảng cầm quyền ra tay vụ Tiên Lãng như là cách chữa cháy, xoa dịu dư luận. Sẽ không có một quan chức cường hào nào bị xử lý thỏa đáng như mong đợi của người dân. Gia đình ông Đoàn Văn Vươn còn đi nhiều chặng đường gập ghềnh khác để lấy lại một phần quyền lợi chính đáng bị mất của mình. Và hàng triệu dân oan trong 70 % vụ khiếu kiện đất đai hiện nay chỉ thấy rằng việc hái sao trên trời dễ dàng hơn là tin vào các quan chức từ trung ương đến địa phương trả lại tài sản đất đai bị các quan chức của đảng cấu kết nhau từ trung ương đến địa phương cướp đi.

Trịnh Viên Phương

No comments: