Wednesday, February 8, 2012

TUYỂN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT KIỀU I


NHIỀU TÁC GIẢ

TUYỂN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT KIỀU


NGUYỄN THIÊN THỤ
sưu tập


LỜI NÓI ĐẦU

Trong mấy chục năm nay , hai chữ Việt Kiều và hình ảnh Việt kiều đã in sâu đậm trong xã hội Việt Nam. Không những cá nhân, gia đình Việt Nam trân trọng mà chính phủ XHCN ban đầu thì chửi mắng Việt kiều là bọn phản quốc, chạy theo Mỹ ngụy thì nay lại gọi họ là "khúc ruột ngàn dặm".

Ban đầu tôi thấy trên báo chí và các website vài bài viết về Việt kiều . Càng tìm kiếm thì thấy có nhiều bài rất hay.Việt kiều đã trở thành một chủ đề trong văn học Việt Nam. Đúng vậy vì khắp thế giới đều có người Việt Nam, Không những người miền Nam bỏ Tổ quốc đi tìm tự do mà sau đó những đồng chí anh em XHCN cũng bỏ nước ra đi theo dòng kiều nạn, mà những đảng viên và con cái theo chủ trương xuất cảng lao động sang các nước XHCN cũng bỏ Thiên đường cộng sản mà chạy qua Tây Âu và các nước tư bản.

Cuối thế kỷ XX, Việt Nam xuất cảng lao động khắp thế giới, một hình thức buôn nô lệ và nhập cảnh trái phép, và việc hôn nhân, việc du học tại Nam Hàn, Đài Loan, Mỹ, Canada, Phi Luật Tân, Singapore đã làm tăng con số Việt kiều đã lên khoảng ba triệu người. Thực chất, cộng sản khinh rẽ Việt kiều, nhất là Việt kiều tại Mỹ nhưng bề ngoài họ cũng vuốt ve Viêt kiều. Việt kiều có giá lắm vì kiều hối đổ về hàng năm sáu bảy tỷ chứ chẳng phải chơi!

Nếu ai đó hỏi Việt kiều là gì thì câu trả lời cũng khó. Tự Điển Wikipedia định nghĩa Việt kiều hay người Việt hải ngoại là người dân tộc Việt định cư bên ngoài nước Việt Nam.Từ điển Thiều Chửu định nghĩa chữ "kiều" () là "ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân. Cụm từ "Việt kiều" được những người sống tại Việt Nam dùng để gọi những người Việt sống ở nước ngoài chứ không phải là thuật ngữ được chính họ sử dụng.[

Định nghĩa đó thật ra cũng bao quát, không chính xác. Du học sinh , người đi lao động, đi du lịch có phải là Việt kiều không? Chắc chắn là không, nhưng trăm biến ngàn hóa, họ đã ở lại hợp pháp và bất hợp pháp... Nhân dân ta cứ cho rằng ai sống ở nước ngoài là Việt kiều nhưng chính phủ Việt Cộng dường như có định nghĩa khác. Việt kiều là những người làm việc cho chính phủ Việt cộng ở nước ngoài, còn bọn khác thì không phải là người Việt nữa! Tuy vậy, bề ngoài họ vẫn gọi nhập nhằng tất cả người ở ngoài Việt Nam là Việt kiều để dối trá lường gạt(Cộng sản bao giờ cũng có hai mặt thật và giả).. Thôi, ở đây cứ tạm gọi những người Việt sống xa xứ là Việt kiều cũng không thiệt hại gì đâu ngoại trừ những ai mang trái tim búa liềm!

Có một bài viết của ai đó bằng Anh ngữ về Việt kiều. Tôi xin giới thiệu:

"Việt Kiều"-Vietnamese Overseas

What is a Việt Kiều? Việt Kiều is a Sino-Vietnamese word which translates to “overseas Vietnamese.” It is used by people in Vietnam to refer to the ethnic Vietnamese people living outside of Vietnam. According to some sources, there are about three million overseas Vietnamese, of which many left Vietnam as refugees a little before or after 1975. The Vietnamese community that lives overseas often refer themselves as Người Việt Hải Ngoại (literally translating to Overseas Vietnamese), or occasionally Người Việt Tự Do (meaning Free Vietnamese), not Việt Kiều.

Generally, Việt Kiều’s can be categorized into five groupings that may or may not interact with each other: Group 1 refers to people who have been living in territories or countries outside of Vietnam prior to 1975. They often reside in Cambodia, Laos, and China. Some migrated to France or Quebec, Canada during the French colonial days. Many Vietnamese in Vietnam do not consider them as Việt Kiều. Group 2 refers to Vietnamese who escaped Vietnam after 1975 as refugees.

Their descendants also considered to be part of this group. These Vietnamese people immigrated to United States, Canada, and Australia. Group 3 refers to Vietnamese who worked in the former Soviet Union and opted to stay there. This group mainly resides in Eastern or Central Europe. Group 4 refers to Vietnamese who have recently moved to other Asian countries for economic reasons, such as Japan and Taiwan. This group also includes women who marry men from Taiwan and South Korea (many through marriage agencies), and follow their spouse back to their country.

Group 5 is a newly emerging group of Vietnamese who attend high school and/or college in the United States or other countries. After they complete their education, they opt to stay in those countries to live and work as permanent residents. Việt Kiều is not a term for self-identification for many overseas Vietnamese. As a Vietnamese refugee, I often use it loosely to self-identify myself as a Vietnamese-American without all the hassles of answering about my background. It is a term that may have a negative connotation for some ethnic Vietnamese, who live overseas. However, for me, this phrase explains why I look Vietnamese but do not speak the language nor have a strong cultural connection.

Whenever I meet a Vietnamese person on the street or in a store, they stop and stare at me. Some may ask if I’m Singaporean or Thai. Then proceed to say, “But, you look Vietnamese.” As soon I speak in my “pigeon” Vietnamese, “I am Việt Kiều.” The people stop staring and asking questions as though that little statement makes so much sense why my speech or characteristics do not seem to match with my Vietnamese physical appearance. Some people add a clarifying nationality, such as Việt Kiều Mi for Vietnamese-American, Việt Kiều Phap for Vietnamese-French, or Việt Kiều Uc for Vietnamese-Australian depending on where they reside.

I have no problem considering myself as a Việt Kiều Mi. I am not considered Vietnamese by the Vietnamese people nor am I really considered American by the American people. I’m both. For many people, this may present an identity crisis. I did have those crises growing up in the U.S. with my strange eating habits and Vietnamese name that no American seemed to pronounce accurately. However, having been back in Vietnam and knowing that I cannot really be fully Vietnamese, I am proud to be from both cultures. Overseas Vietnamese is just the right term for me—Vietnamese in heritage but have very ‘overseas’ beliefs and educational background.

http://www.saigonparents.com/index.php?option=com_content&view=article&id=29%3Astories-about-people-and-life-in-hcmc&catid=40%3Astories-of-interests&Itemid=65&lang=en

Tôi xin dịch :
Việt kiều là một từ ngữ Hán Việt dịch tiếng Anh là "Oversea Vietnamese", chỉ số người Việt sống ở nước ngoài , nay thì có ba triệu người. Những người này là dân tị nạn trước và sau 1975. Những cộng đồng người Việt thì tự gọi là " Người Viêt Hải Ngoại " hay " Người Việt Tự Do". Một cách tổng quát , chúng ta có thể chia thành năm loại, có thể những nhóm này liên hệ với nhóm khác hay không.

(1). Nhóm thứ nhất: người Việt ở hải ngoại trước 1975.Họ sống tại Cambodge, Lào, và Trung Hoa. Một số sống ở Pháp , Quebec (Canada) trong thời chiến tranh Việt Pháp nhưng một số người Việt Nam không gọi họ là Việt kiều.

(2). Nhóm thứ hai ra đi sau 1975 được coi là người tị nạn. Các thế hệ sau thuộc về nhóm này
(3). Nhóm ba là những người đi lao động Liên Xô, Đông Âu rồi ở lại.
(4). Nhóm thứ tư là những người sang châu Á như Nhật Bản, Đài Loan vì lý do kinh tế.
(5).Nhóm thứ năm là những du sinh đi Mỹ và các nước khác rồi ở lại xin thường trú.
Một số người Việt hải ngoại không xưng là Việt kiều. Người tị nạn như tôi thì xưng là người Mỹ gốc Việt dù chẳng ai để ý đến gốc gác quốc tịch.
Nghĩa rộng của Việt kiều là người Việt sống ở ngoại quốc. Tuy nhiên, dù tôi không nói tiếng Việt nhưng có liên hệ đến văn hóa Việt Nam.

Khi tôi gặp một người Việt Nam ở ngoài đường hay trong một cửa hàng, họ chăm chú nhìn tôi rồi hỏi tôi là người Singapore hay Thái Lan, nhưng họ nói tôi có vẻ là người Việt Nam. Tôi nói tiếng Việt trọ trẹ rằng tôi là Việt kiều. Họ chăm chú nhìn tội và nói rằng tôi nói tiếng Việt không rành không hợp với hình dáng Việt Nam của tôi. Một số người dùng từ Việt kiều chỉ rõ nơi cư trú như Việt kiều Mỹ, Việt kiều Pháp, Việt kiều Úc.

Với tôi, tôi không quan tâm đến cái danh từ "Người Mỹ gốc Việt"của tôi. Người Việt Nam không coi tôi là người Việt, người Mỹ cũng không coi tôi là người Mỹ Tôi là cả hai. Với đa số người Việt Nam đó là một khủng hoảng về căn cước. Tôi đã bị khủng hoảng này vì tôi lớn lên ở Mỹ, ăn uống lạ lùng và cái tên kỳ dị. Khi trở lại Việt Nam, tôi biết rõ tôi không hoàn toàn Việt Nam , nhưng tôi tự hào cả hai nền văn hóa. Danh từ Việt kiều rất thích hợp với tôi, vì Việt Nam là di sản mà tôi thừa hưởng và hải ngoại là niềm tin và giáo dục của tôi.


Những bài viết về Việt kiều có nhiều loại: truyện, tin tức và bình luận. Tôi gọi chung là truyện ký cho tiện.Tài liệu về Việt kiều thì nhiều lắm, chúng tôi chỉ lấy một số tiêu biểu và xin các tác giả cho phép được tập trung trong tuyển tập này cho tiện việc tìm hiểu một hiện tượng xã hội, một sắc thái tâm lý của Việt Nam quốc nội và hải ngoại trong thế kỷ này.

Nguyễn Thiên Thụ
Canada tháng 2 năm 2012


M ỤC L ỤC

LỜI NÓI ĐẦU

TẬP I

I . Bài Học Chưa Thuộc của Việt Kiều Về Việt Nam Cưới Vợ, Huy Phương
II.Lấy chồng Việt kiều. Nguyên Trần..
III. Ðưa tiễn Viêt kiều..Phùng Nhân
IV .Bi kịch các ông chồng Việt kiều lấy vợ bên VN. Tác giả: Vô danh.
V. Chồng “Việt kiều” và những cuộc ly hôn cay đắng Tác giả . Vô danh.
VI. Bi kịch 'phòng the của cô dâu Việt An Đông
VII.Chàng dược sĩ béo Việt kiều. Dương Thùy Trân.

TẬP II.

VIII. Vì sao đàn ông Việt kiều thích về Việt Nam lấy vợ ? Ngọc Lan.
IX.Hôn nhân “xuyên đại dương” và những bi kịch đau lòng.Không tên.
X. Ra đi bằng mọi giá. Song Chi
XI.Lũ muộn. Nguyễn Hữu Hoàng.
XII. Bi hài chuyện Việt kiều - hào quang tỏa sang.Bảo Vũ.
XIII.Chuyện lấy chồng Việt Kiều của tôi .Không tên.
XIV.Me tôi. Đặng Thị Hồng

TẬP III

XV. Chuyện dài lấy vợ Việt Nam.Chu Tất Tiến XVI.
Trốn vợ, về Việt Nam…Chơi Gái .Không tên.
XVII.. Trả nợ. Tĩnh Tâm.
XVIII. Thằng Chồng Việt Kiều Của Tôi ! Vô danh
XIX. Việt kiều ở Mỹ lo chồng sập bẫy tình. Mai Trang
XX. Việt kiều mất giá ! Huỳnh Thủy Châu.
XXI. Cái kết không có hậu của mối tình với Việt kiều.Hải Yến.
XXII.Xuất Cảnh. Thảo Trường

TẬP IV

XXIII.Người Già Có Nên Về Sống Tại Việt Nam Không?Kim Hà.
XXIV. Người lớn tuổi có nên về nước sống? Thanh Thương Hoàng.
XXV. Kinh Nghiệm của một Cao Niên Từng Về VN. Vô Danh.
XVI. Tình không đẹp như mơ.Nguyễn Thị Thanh Dương.
XXVII.Gả con cho giặc. Nguyễn Thị Thanh Dương.
XXVIII.Muà Xuân Trên Cây Sầu Ðông.Nguyễn Thị Thanh Dương
XXIX. Lấy chồng Việt kiều Úc.Nguyễn Văn Tuấn.
XXX.Ngoại kiều háo ngọt đến Việt Nam lấy vợ theo kiểu… du lịch sex.Phương Dung.

TẬP V

XXXI. Nỗi khổ Việt kiều . Vô Danh
XXXII. Việt kiều về nước.Nỗi lòng khó nói.Vô Danh.
XXXIII. Chuyện Lấy Chồng Việt Kiều. Hương Hoàng
XXXIV. Chuyện Lấy Chồng Việt Kiều. Hương Hoàng
XXXV. Lấy chồng Việt kiều, sướng hay khổ? Mèo Con .
XXXVI. Đồng Đô la bất hạnh..Gã Siêu.
XXXVII.Những Giọt Lệ Hồng. Diệu Nga,

TẬP VI

XXXVIII.Phó thường dân (5): Con dân – con cá – cò mồi.Tưởng Năng Tiến
XXXIX. Ai bảo Việt kiều là khổ?Hoàng Hải Thủy
XL Việt Kiều và mùa Xuân ở Sài Gòn.Văn Quang
XLI.Cú Phôn Đường Dài. Nguyên Nhung.
XLII.Chồng về Việt Nam lấy vợ.Nguyễn Tài Ngọc
XLIII.Mánh khóe làm tiền tại SàiGòn. Nguyễn MẠnh San.
XLIV.Cháu ngoan bác Hồ thích lấy chồng ngoại. Trúc giang.

TẬP VII

XLV. Mối tình Việt– Pháp và điều kỳ diệu của tình yêu. Hương Thảo Nguyên.
XLVI. Nhật ký viết về mẹ chồng của một cô dâu Việt tại Nhật Bản. Huê Lâm.
XLVII.Việt Kiều hồi hương.Vô danh.
XLVIII. Việt kiều tại Liên Xô.Dương Thu Hương.
XLIX.Người Việt ở Nga thắt lưng buộc bụng.Vũ Điệp.
L .Lục bình trên dòng kênh đen .Vũ Đông Hà.
LI. Thảm cảnh của những cô gái Việt lấy chồng Đài Loan.Vô Danh.

TÂP VIII.

LII. I am đàn bà.Y Ban
LIII.Mắc bệnh điên vì lấy chồng Đài Loan.Vô danh
LIV.Thảm cảnh của những cô gái Việt lấy chồng Đài Loan.Vô Danh.
LV. Lấy chồng Hàn Quốc, chuyện không dễdàng.Lê Huy Khoa.
LVI. Lấy chồng Hàn Quốc. Freesia Phan.
LVII. Hàn Quốc sẽ điều tra sớm vụ cô dâu Việt bị sát hại. Vô Danh.
LVIII. Lấy chồng xa xứ.Võ Đắc Danh.
LIX. Tiếng nói phụ nữ.Trần Thị Nguyên





I . Bài Học Chưa Thuộc của Việt Kiều Về Việt Nam Cưới Vợ,
HUY PHƯƠNG

Bài gửi Jun 16, 2011 7:35 am

Tại Trà Vinh, Việt kiều Luân Quyền Ðạt 46 tuổi, đã nổi cơn điên dại và được đưa vào bệnh viện tâm thần ở Biên Hòa, lý do là ông về việt Nam cưới vợ, và bị gia đình vợ đưa vào bẫy lừa để lấy số tiền trên 20,000 Mỹ kim.


Ảnh Minh Hoạ

Chuyện ông Việt kiều này bị lừa như thế nào, báo chí bên nhà không nói rõ, nhưng cũng chẳng ai nghe chuyện này mà ngạc nhiên. Về Việt Nam lấy vợ là chuyện dài, là những bài học đắt giá nhưng lại là những bài học rất khó thuộc. Khó thuộc là vì những bài học này không giống nhau và những người đàn ông ở xứ văn minh, tử tế này thường lấy cái tâm địa ngay thẳng hiền lành để về kết hôn với những người đàn bà lớn lên trong một xã hội, đất nước đã tha hóa, những con người đã đổi thay từ gốc rễ mà lối hành xử của họ khó có thể lường được, nó đã vượt qua ranh giới của đạo đức, luân lý, và lòng chân thật của một con người bình thường.

Tôi có một người cháu họ là một người thợ máy sửa xe hơi, 40 tuổi, ở Mỹ trên 20 năm, đã ly dị vợ, có dịp về Việt Nam, được người quen giới thiệu với một gia đình có cô con gái mới 18 tuổi. Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, anh chàng đã ngây ngất vì nhan sắc của cô này, nhất là sự trẻ trung hiếm có, mà ở Mỹ, với địa vị của anh, nằm mơ cũng không thấy. Tuy tuổi tác hai bên có đôi chút chênh lệch, nhưng một bên thì có vợ trẻ, một bên thì được lấy chồng Việt kiều, được sang Mỹ, nên một lễ hỏi được cấp tốc cử hành và anh chàng lên đường về Mỹ với tấm lòng thơ thới, hân hoan, đợi ngày có visa để “rước nàng về dinh”.

Tuần trăng mật qua mau, và để cho vợ dễ hòa nhập với đời sống mới, anh chàng sắp xếp cho vợ đi học ESL. Chính trong những ngày này, cô vợ đã thường xuyên liên lạc với một nhân vật giấu mặt nào đó bên kia đường dây điện thoại, để cho đến một ngày kia “cánh hồng bay bổng tuyệt vời, đã mòn con mắt phương trời đăm đăm”, nàng ra đi, không một lời từ giã và không để lại một dấu vết nào.

Ba năm sau, cơn hận tình nguôi ngoai, chàng nghĩ là đã nhầm lẫn vì đã lấy một cô vợ còn quá trẻ, nên lần này quyết tâm làm lại cuộc đời, đi tìm một cô 22 tuổi. Ba năm sau gặp lại cậu cháu, mới biết rằng số anh chàng Việt kiều này quá hẩm hiu, hai lần cưới vợ Việt Nam thì hai lần làm tò vò nuôi nhện, bây giờ chỉ còn biết “ngồi khóc tỉ ti”, vì hai cô vợ chẳng biết đi đường nào!

Nhiều ông bạn già góa hay bỏ vợ, nghĩ mình với sức mạnh của đồng đô la trong tay, có thể hưởng thụ với thời gian cuối đời cho bõ những ngày gian khổ, tù đày hay bị vật vã bởi gông cùm hôn nhân, đã về Việt Nam cưới những cô vợ trẻ hơn mình bốn, năm mươi tuổi, để con cháu xa lánh, người đời cười chê (hay ganh ghét mà đàm tiếu!) Nhưng những cuộc hôn nhân này thường sớm gãy đổ, vì bạn tôi thì sức tàn lực kiệt, đồng đô la giới hạn, cô em thì chỉ mượn đường ra đi, tương lai phơi phới trước mặt.

Trước năm 1990, chỉ có những người vượt biển đến Mỹ, phần lớn là phái nam, nên xảy ra tình trạng trai thừa gái thiếu. Từ năm 1990 trở về sau, phong trào HO đem nhiều gia đình cựu tù nhân đến Mỹ làm cho tình trạng nam nữ trở nên quân bình.

Thông thường người ta cho rằng những người đàn ông về Việt Nam lấy vợ thường là “có vấn đề”, vì khó lòng kiếm vợ ở Mỹ. Thực tế là ở xứ này, thanh niên không bằng cấp, thu nhập thấp, share phòng, đi xe cũ “đời năm Dậu” có dễ lấy vợ không? Ðàn bà ở Mỹ có chút nhan sắc, có học, nhất là có bằng cấp, có việc làm ổn định thường không chịu kết hôn với người ngang tầm hay thua mình. Cô công nhân lương $10.00 thì phải có ông chồng lương $16.00, nha sĩ mà kết hôn với kỹ sư chắc khó bền, nữ bác sĩ thực ra khó lập gia đình nếu không gặp bác sĩ. Ở Mỹ, đàn ông được xếp sau cả chó mèo.

Ở Mỹ, đàn bà không lệ thuộc vào chồng chứ đừng nói chịu cảnh chồng chúa vợ tôi, cơm bưng nước rót, chỉ một cái tát tai là đủ cho cảnh sát hụ còi đến nhà còng tay. Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa là chồng thua vợ một bậc. Vậy thì để khỏi bị khinh rẻ, được chiều chuộng, được ngon ngọt và khỏi mặc cảm về thân phận mình, chỉ có cách là... hiên ngang về Việt Nam lấy vợ.

Ðàn ông định cư Mỹ đã lâu quan niệm đàn bà con gái ở bên nhà nhu mì, hiền hậu, đảm đang chăm lo việc nhà, không lấn lướt, ăn hiếp chồng như phụ nữ ở Mỹ, cộng với nhan sắc và sự trẻ trung, và món hàng không hề khan hiếm, tha hồ lựa chọn. Còn chuyện gì x ? y ra khi đem vợ về Mỹ là chuyện khác.

Người Việt kiều Mỹ về lấy vợ Việt Nam, trong câu chuyện này xin tạm gọi anh là Mike Nguyễn, một người có địa vị xã hội, học vấn, tài sản trung bình. Anh có vợ và một con, có một dịch vụ làm ăn tạm đủ sống và anh cũng tự cho mình làm đầy đủ bổn phận với gia đình, không hề lăng nhăng, trăng hoa với ai. Anh chỉ có một nỗi khổ vợ chồng “khắc khẩu”, chỉ nói chuyện ba câu là đã cãi nhau như chó với mèo. Anh chồng nói đen thì vợ nói trắng, chồng nói có thì vợ nói không. Kẻ thù gây chuyện trong gia đình chính là cái máy truyền hình và con chó chihuahua, vì những lúc ở nhà thì bà vợ mê phim bộ, hết Hồng Kong đến Ðại Hàn và chăm sóc con chó nhỏ hơn là bày tỏ một cử chỉ dịu dàng với anh.

Buồn chán, anh chàng đi Việt Nam một chuyến, thăm mồ mả ông bà và du lịch vài nơi. Tại đây anh gặp cô gái bạn của người em ngày xưa làm người hướng dẫn và họ đã có những ngày thân mật bên nhau. Một bên là người có gia đình rồi nhưng thiếu hạnh phúc. Một bên độc thân và gợi ý, ao ước có được một tấm chồng “lý tưởng” như anh. Trong khi vợ anh nói những lời nặng nề, ngang bướng, thì mỗi lần điện thoại về Việt Nam, anh được nghe những lời dịu ngọt: “Dạ! Em nghe anh đây!” với bao nhiêu lời âu yếm hứa hẹn, tưởng như không thể sống không có nhau. Về lại Mỹ, trong một cơn cãi vã kịch liệt, bị những lời nói khinh miệt, anh chàng tự ái “ta cũng đàn ông”, “không có vợ này thì có vợ khác”, giao nhà cửa, con cái cho vợ để về quê... cưới vợ.

Mike Nguyễn đi Việt Nam, tổ chức cưới vợ rồi chờ đợi trong hạnh phúc. Nhưng chỉ sau 8 tháng khi đem cô này qua Mỹ, Mike Nguyễn đã biết cô ta chẳng yêu mình, chỉ mượn đường ra khỏi nước. Cô có công ăn việc làm nhưng thu vén gửi về cho gia đình và ra điều kiện phải nuôi cô trọn đời vì anh đã về Việt Nam cưới cô sang đây. Thất vọng, chán ngán và muốn ly dị, Mike Nguyễn được cô vợ mới đưa hai điều kiện: - mua xe, bảo hiểm và thuê người dạy lái xe cho cô, hoặc là phải, - giữ nguyên tình trạng này (sống riêng) trong hai năm, mới cho ly dị (để chờ thẻ xanh?).

Bỏ của chạy lấy người, Mike chấp nhận điều kiện thứ nhất, nhưng chỉ trong vòng hai tuần sau, khi đưa đơn ly dị, được sự cố vấn của ai đó, cô vợ tố cáo với cảnh sát là bị bạo hành và bị hiếp dâm. Lên xuống tòa án, cảnh sát, lo sợ, điên đầu theo vụ án, từ một thanh niên có sự nghiệp, năng nổ làm việc, thương yêu vợ con, thanh niên trong câu chuyện này trở thành một kẻ không nhà, bỏ công việc và phải rời đi tiểu bang khác.

Ðau khổ, hối hận và nghĩ mình có lỗi với vợ, nhất là với đứa con trai duy nhất còn nhỏ tuổi, anh trở về xin tha thứ, nhưng bát nước đã đổ đi không vớt lại được. Tiền bạc đã cạn, danh dự cũng không còn, tương lai thì đen tối. Hiện nay người đàn bà Việt Nam không còn là người đàn bà ngày hai ba mươi năm về trước, ngày mà chúng ta phải bỏ nước ra đi. Họ lớn lên trong một xã hội gian trá, lọc lừa, sống chỉ biết đồng tiền, chua như trái cam trồng ở Giang Bắc. Hãy cứ nhìn các quan chức hay những đứa trẻ lớn lên trong xã hội ấy thì biết.

Mike Nguyễn đã nhờ một chương trình truyền hình để đưa câu chuyện của mình lên, hy vọng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai, già hay trẻ đang hăm hở về Việt Nam... cưới vợ và đặt nhan đề cho câu chuyện là “Ai ngu hơn tôi?”

Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Hòa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc. Anh Luân Quyền Ðạt mất một số tiền, đã hóa điên, nhưng còn may mắn hơn anh chàng Mike Nguyễn trong chuyện này, vì chưa đưa người vợ mới cưới sang Mỹ, để rồi như một lời hát của Lam Phương: “Anh đã lầm đưa em sang đây!”

Theo Tạp ghi Huy PhươnG

http://www.viethamvui.net/t33221-topic


II. LẤY CHỒNG VIỆT KIỀU
NGUYÊN TRẦN

Cả cái xóm Lò Heo Gia Định ngày hôm hay xôn xao rộn rịp hẳn lên vì là ngày đám cưới của Lài, con gái vợ chồng Sáu Huờn với một thanh niên xồn xồn Việt Kiều tại Canada nghe nói là kỹ sư canh nông, giám đốc một hảng phân bón tại Toronto. Thiên hạ bàn tán xôn xao với tâm trạng mừng thì ít mà ghen ghét thì nhiều: - Con Lài thiệt đúng là chuột sa hủ nếp - Phen nầy Sáu Huờn tha hồ mà đếm đô la Họ làm như hể là Việt Kiều thì cứ leo lên cây ngoài đường mà hái …đô la để về Việt Nam cưới vợ vậy đó. - Gái lỡ mà vớ được chồng Việt Kiều thì còn hơn là trúng số độc đắc cá cặp.


Gọi Lài là gái lỡ thì cũng không gì quá đáng vì năm nay cô đã 30 tuổi rồi vẫn còn phòng không chiếc bóng mà theo quan niệm của dân ta thì là: Trai ba mươi tuổi còn son Gái ba mươi tuổi đã toan về già Cứ luận về chữ nghĩa Việt Nam thì “toan về già” là “lỡ” rồi chứ còn gì nữa. Nói nào ngay, Lài tuy không phải loai chim sa cá lặn nhưng coi cũng được lắm chớ phải chơi đâu. Hồi trước khi chưa mất nước cũng có lắm chàng trai theo đuổi cô nhưng chưa ai kịp xúc tiến trong vòng lễ giáo thì đùng một cái giặc tới mang cái hoang tàn đổ nát cho cả nước cộng thêm chính sách độc tài toàn trị, đàn áp dã man thì mạnh ai nấy chạy lo kiếm miếng ăn cho bản thân còn bở hơi tai nói chi tới việc cưới hỏi cho nó mệt.

Từ đó nhờ ơn bác và đảng, Lài đã hiên ngang đứng vào danh sách gái lỡ trong xóm nhưng Sáu Quờn luôn bào chữa là tại con mình cao số. Con gái lớn lên trong thời buổi HOA ĐỎ NỞ RỘ như vậy thì thường là phải ế độ hay là lấy chồng xứ lạ như Đại Hàn, Trung Cộng, Đài Loan… Mỗi ngày, Lài phải vào làm tổ hợp gia công may mặc ở Cầu Sơn còn Sáu Quờn phải chạy xe ôm, bà Sáu Quờn thì bán rau ở chợ Bà Chiểu để sống lây lất qua ngày. Riêng thằng Quan em nàng thì làm phụ xế xe bus chạy tuyến đường Phú Định-chợ Bến Thành.

Cuộc đời gia đình Sáu Quờn cứ lặng lẽ buồn hiu như lục bình trôi cho tới một hôm, ông mai mối Năm Đầy tài xế taxi ở cùng xóm dẫn Năng một kỹ sư Việt Kiều Canada tới hỏi cưới Lài thì vợ chồng Sáu Quờn và Lài ok một cái rụp vì tất cả đã thấy ánh sáng cuối đường hầm.


Nói hổng phải cường điệu chớ ở Việt Nam mặc dù tiếng là sống trong thiên đường xã hội chủ nghĩa nhưng đói rách tả tơi ( lẽ dĩ nhiên là ngoại trừ bọn cán bộ lãnh đạo và bè lũ tay sai) nên gia đình nào mà có con lấy chồng lấy vợ Việt Kiều thì chắc chắn là đời lên hương. Riêng thằng Quan em Lài, thì mừng vô kể vì hy vọng là anh rể Việt Kiều tương lai sẽ cho nó 3,000 đô la để lo việc xuất khẩu lao động sang Ba Lan theo chính sách bán dân đi ở đợ để thâu tiền của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ông kỹ sư còn nói là sau khi cưới xong thì sẽ lo thủ tục xì pông xo cho Lài qua Canada không quá một năm vì thuộc diện vợ chồng thì nhanh lắm.

Trong câu chuyện cầu hôn, thỉnh thoảng trong khi khoe tài, Năng chêm vài câu “broken English” với cách phát âm ngọng ngịu và accent tầm xàm nghe muốn nổ cái lỗ tai luôn: - Cái “dóp” (job) của con rất là xì –trét (stress), thỉnh thoảng phải đi công tác ơ rao đờ “quơ” ( around the world ) nên con cần cưới vợ để cùng nhau chia xẻ. “Gơ”(girl) bên Canada thiếu gì người muốn lấy con, nhưng con muốn cưới vợ ở Việt Nam nhiều tính tốt như đức hạnh chăm chỉ.

Nghe chàng rể tương lai ăn nói chí tình xen lẫn vài tiếng Ăng Lê, vợ chồng 6 Huờn và Lài lé con mắt luôn. Chớ sao? Người ta là Việt Kiều yêu nước ủa lộn! Việt Kiều trí thức mà. Từ đó thì cả nhà Sáu Quờn ai cũng vui mừng và hãnh diện ra mặt nhất là bà Sáu thì đi đâu cũng khoe chàng rể Việt Kiều trí thức của mình. Bà còn căn dặn trướv với Lài qua tới bên Canada đừng quên gởi tiền về cho gia đình sống ấm no đầy đủ.

Tới hôm nay là cái ngày đám cưới thì con đường Nguyễn văn Thành Lò Heo ngay từ đầu ngõ hẽm đã giăng hoa kết tụ cho tới tận căn nhà cô dâu đã được tân trang trông rực rỡ hẳn lên. Nhờ Năng khéo ngoại giao nên trong lễ rước dâu có cả Sơn tên công an khu vực cũng tham dự cho nó xôm tụ. Đám cưới được tổ chức long trọng tại nhà hàng Á Đông tuốt trong Chợ Lớn . Gần 200 khách đa số là bà con bằng hữu phía nhà cô dâu mà vợ chồng Sáu Quờn cố mời cho đông để nở mặt nở mày dòng họ. Dễ gì có đươc chú rể Việt Kiều mà lại là kỹ sư nữa chớ. Điều thấy cười là vào thời điểm đó, tiền mừng đám cưới thường là từ 50,000 tới 100,000 đồng nhưng có lẽ những khách mời tham dự thấy chú rể Việt Kiều giàu sang nên đã hè nhau tự động đại hạ giá xuống còn có 10,000 đồng thôi làm chú rể lỗ vốn thí mồ luôn.

Nhưng “no problem”, Việt Kiều mà, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ. Đừng có “no” để chú rể “no” Sau đám cưới, Năng bay ngay trở về Canada nói là phải lo kiểm soát kết toán công ty phân bón và lo việc sponsor Lài cho nhanh chóng. Từ đó, Lài vẫn phải tiếp tục may mặc, Sáu Huờn vẫn phải chạy xe ôm, bà Sáu thường nhật bán rau, còn Quan thì cứ ôm chân phụ xế xe bus nhưng nói chung cuộc sống gia đình tương đối đở hơn trước vì mỗi hai ba tháng thì kỹ sư Năng từ Canada gởi giúp gia đình vợ một trăm đô. Chàng ta giải thích cho hiện tượng viện trợ nhỏ giọt là phải dành dụm cho tương lai của hai vợ chồng và đám con sẽ có. Hợp lý quá đi chứ! Có còn hơn không nhất là Lài hoàn toàn thỏa mãn vì ước mơ sống ở nước ngoài của cô sắp thành hiện thực. Thắm thoát rồi giây phút đoàn tụ cũng tới.

Lài đã có giấy nhập cảnh vào Canada. Không hiểu tại sao Lài lại hớn hở vui mừng khi sắp từ bỏ thiên đàng xã hội chủ nghĩa của nhân dân anh hùng để qua tới xứ đang dãy chết của bọn tư bản bốc lột??? Ngày Lài ra đi, ngoài ông bà Sáu Huờn và Quan, còn có nhiều bà con bạn bè ra tận phi trường Tân Sơn Nhất để tiễn đưa cô về một phương trời huy hoàng sáng lạn, nơi mà hầu hết người trong nước đều mơ ước được đặt chân tới. Riêng bà Sáu Huờn thì không quên nhắc nhỏ với con gái là nhớ gởi tiền về. Sau 18 giờ bay thì chiếc boeing 747 của hảng Cathay Pacific đưa Lài tới Toronto thành phố lớn nhất Canada. Kỹ sư Năng ra tận phi trường Pearson đón vợ.

Hành trang xuất giá của Lài chỉ có một va li nhỏ thôi vì theo mấy người bà con trong nước dạy bảo là đừng mua sắm gì nhiều, qua bên đó thì tha hồ chọn lựa chứ ai mà chở củi về rừng. Ngắm nhìn phi trường sạch sẽ tối tân tráng lê, Lài mừng thầm là cuộc đời mình đã bước vào khúc quanh mới đầy tương lai hứa hẹn. Nàng lẽo đẽo theo chồng ra tới parking với hàng hàng lớp lớp xe hơi bóng lưỡng đang đậu ngay hàng thẳng lối.

Nàng cứ nhìn mãi những chiếc xe mới toanh để đoán xem chiếc xe nào là của chồng mình cho tới lúc Năng kéo hành lý nàng quẹo vào dãy xe đang đậu, Lài bước nhanh đến một chiếc xe du lịch láng coóng nhưng rồi bỗng lỡ bộ khi thấy Năng bước thêm vài bước rồi dừng lại trước một chiếc xe cũ rích đầy rỉ sét loang lỗ lại thêm cái kiến bị răn nứt. Lài thấy sửng sốt bàng hoàng: “ Trời ! Năng đi chiếc xe tệ lậu như thế nầy sao?” trong khi Năng vừa cất hành lý Lài vào trunk vừa nói cho đở quê: “ Anh định mua xe mới đó chứ!


Nhưng thấy em gần qua nên thôi để dành tiền mua nhà cho hai đứa luôn”. Xe chạy trên xa lộ Gardiner Express Way rộng rãi thênh thang láng mượt rồi rẽ vào thành phố Toronto nguy nga tráng lệ với những cao ốc chọc trời, khu thương xá sầm uất, xe cộ tấp nập. Một lúc sau, xe bắt đầu vào một khu vực nghèo nàn tối tăm với những căn nhà dơ bẩn tồi tàn.

Và sau cùng thì cũng tới nhà của Năng, đó là một căn apartment bachelor nằm trong một building cũ kỹ bệ rạc. Khi lên tới tầng 7 để bước vào cái bachelor thì thiệt là hỡi ơi! Đó là một căn phòng vuông vức cở 7m tối tăm u ám làm Lài thấy muốn chóng mặt luôn. Cái gì mà vừa là chỗ ngủ, chỗ ăn , phòng khách, nhà bếp, nhà tắm tum húm có một khoảnh đó mà thôi. Lài muốn bật ngửa ra than thầm “Trời ơi! Kỹ sư gì mà ở chỗ tồi tệ vậy sao?”.

Trong phút chốc, Lài bắt đầu nghi ngờ “ cuộc sống nhung lụa” mà Năng đã vẽ ra cho nàng từ lần đầu gặp nhau ở Việt Nam. Vài ngày sau đó, Năng đưa Lài đi làm giấy tờ an sinh xã hội và bảo hiểm sức khỏe mà ở chỗ nào nàng cũng thấy có một thông dịch viên ngồi kèm với viên cán sự giúp nàng hoàn tất mọi thủ tục. Không hiểu công việc điều hành nhà nước ở Canada thế nào nhưng nàng nghe Năng giải thích rằng “ anh có thể thông dịch cho em nhưng vì anh là chồng em nên chính phủ Canada không tin anh, họ muốn thông dịch viên của họ cho chắc ăn hơn”.

Nghe Năng nói vậy thì Lài cả tin vì chồng nàng là kỹ sư canh nông tốt nghiệp bên Canada thì chắc chắn phải giỏi tiếng Anh chứ hổng lẽ học hành thi cử ở đây bằng tiếng…Việt Nam hay sao !!! Sau vài ngày để Lài nghỉ ngơi tỉnh táo cho quen giờ giấc khí hậu Toronto, Năng chở Lài tới tiệm Fancy Nail ở trung tâm phố Tàu Toronto để học nail vì theo lời anh ta nghề nầy dễ kiếm tiền, không cần chữ nghĩa rất thích hợp cho hoàn cảnh Lài.

Chị Ngọc chủ tiệm tiếp Lài với sự thân thiện cởi mở, chị giới thiệu Lài với mấy người thợ nam nữ trong tiệm như chào đón một thành viên mới trong đại gia đình Fancy Nail. Chị hẹn Lài ngày mai trở lại để học việc. Có một điều Lài để ý là từ hôm nàng đặt chân tới Toronto tới nay đã hơn hai tuần rồi mà không thấy Năng đi làm và anh ta nói rằng phải xin nghỉ ít lâu để lo mọi việc an cư lạc nghiệp cho Lài xong xuôi hết rồi sẽ đi làm.

Sau hai tháng học nghề không lương, Lài chính thức ra nghề cũng tại tiệm chị Ngọc. Khi Lài lãnh 1,000 đô tiền lương hai tuần lễ đầu tiên về, Năng chẳng những giữ lấy hết mà còn hạch sách nàng phải giao luôn tiền tip. Từ đó cứ mỗi kỳ lương của Lài là Năng tịch thu hết. Anh ta chỉ phát tiền chợ mỗi ngày theo kiểu tiền đong gạo phát.

Anh ta cũng không cho nàng giao thiệp tiếp xúc với ai với lý do dân tình ở đây nhiều chuyện và xấu xa lắm. Tối ngày Lài chỉ ở tiệm nail rồi về nhà thật là chán nãn. Nhớ tới mẹ ở Việt Nam đang trông chờ sự tiếp tế của con gái, nàng xin Năng cho nàng gởi tiền về giúp gia đình thì anh ta bảo còn bao chuyện phải lo, từ từ đã. Trong khi đó thì Năng vẫn tiếp tục ở nhà không làm ăn gì cả. Hỏi thì anh ta bảo không thấy khoẻ chưa đi làm được . Một sáng sớm, trước khi Lài ra trạm bus để đi làm thì có một cú phone tới nhà trong khi Năng còn ngủ nên Lài bắt phone thì bên kia đầu giây có tiếng đàn ông nói: - Xin lỗi chị tôi là Xuân thầu trùng đây. Nhờ chị nói lại với anh Năng là tối nay bắt đầu bắt trùng rồi.


Sáu giờ chiều xe tôi tới đón Lài lấy làm ngạc nhiên là từ hồi đó tới giờ đâu nghe Năng nói là bắt trùng gì đâu. Mà bắt trùng để làm chi? Còn thầu trùng là ai? Một lát sau, Năng thức giấc, Lài báo tin là Xuân mới phone nói chiều nay tới chở anh ta bắt trùng và nhân đó nàng hỏi anh ta đó là cái gì. Tới nước nầy thì Năng để lộ mặt thật ra: - Tôi bắt trùng để kiếm tiền chứ làm gì. Lài sửng sốt: - Thế sao hồi đó anh nói với tôi anh là kỹ sư canh nông giám đốc hảng phân Năng trơ trẽn : - Thì phải nói vậy mới lấy được cô chứ. Lài sửng sờ nhìn Năng với đôi mắt thù hằn khinh bỉ. “Thằng lưu manh nầy đã lộ bộ mặt xảo quyệt hạ cấp rồi đây” Đúng vậy!


Năng chỉ là một gã dốt nát lười biếng, từng canh me ở Việt Nam để vượt biên năm 1980. Qua tới đây thì quen thói lười biếng lọc lừa nên anh ta luôn kiếm chuyện gian lận chính phủ để ăn welfare và đi bắt trùng lãnh tiền mặt. Vậy là cả gia đình Lài đã bị một cú lừa ngoạn mục. Ai bảo ham lấy chồng Việt Kiều. Cũng nên nói thêm có lẽ duy nhất tại Toronto có một cái nghề rất đặc biệt là nghề bắt trùng thường từ tháng 4 đến tháng 11 mỗi năm. Nghề nầy tuy cực nhọc vì phải mỏi mệt khom lưng ở các farm suốt đêm lạnh lẽo gió sương để bắt trùng nhưng kiếm được lắm tiền nên nhiều người nhất là Việt Nam, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi …Ngoài ra, chủ trùng trả bằng tiền mặt khỏi phải đóng thuế lại càng hấp dẫn người ta hơn. Có nhiều sắc dân Âu Châu mỗi năm qua Toronto nghỉ Hè thăm gia đình 2,3 tháng đồng thời bắt trùng suốt thời gian “du lịch”luôn. Quả là nhất cử lưỡng tiện.


Có người bắt giỏi kiếm một đêm bốn năm trăm đô như chơi. Trùng bắt được giao cho các nhà thầu để chở sang Mỹ bán cho các công ty cosmetic làm mỹ phẩm như son phấn. Mấy bà thích môi son má phấn đọc tới đây thấy sợ chưa? Kể từ đó sinh hoạt của hai vợ chồng Năng Lài thì cứ đều đều, ban ngày Lài làm ở tiệm nail, ban đêm thì Năng đi bắt trùng. Tất cả mọi việc nặng nhẹ trong nhà do một tay Lài quán xuyến. Ngoài ra mỗi sáng khi bắt trùng về, Năng lăn đùng ra ngủ trong khi Lài phải giặt gịa những bao đựng trùng dơ bẩn và hôi nồng. Làm ở tiệm nail mệt đừ người rồi lại còn quần quật ở nhà như con ở làm Lài thấy ngán ngẩm vô cùng. Nhưng điều làm nàng buồn nản hơn hết là Năng độc quyền tóm giữ tất cả tiền bạc trong nhà nên nàng mang tiếng là thợ nail mà trong túi không có đồng xu.

Đã vậy hắn còn nói đạo đức: - Tất cả chi phí trong nhà, anh lo toan hết thảy, em đi đâu cũng có anh thì giữ tiền làm gì lỡ mất uỗng lắm Việc thâu tóm tiền bạc của chồng làm Lài khổ tâm nhất là nhớ tới việc gởi tiền về cho gia đình Việt Nam mà mẹ nàng luôn nhắc nhở. Cho tới một thời gian sau, Năng mới cho nàng gởi nhưng chỉ có có 100 đô nhỏ giọt mỗi 2,3 tháng thì làm sao mà cha mẹ nàng và đứa em trai sống cho nỗi. Năng cứ hát cái tuồng cũ rích đã hết ăn khách là phải save tiền để mua nhà và cho con cái mai sau. Trong khi đó, ở quê nhà gia đình Sáu Quờn nhất là bà Sáu Quờn đã hoàn toàn thất vọng về Lài. Bà luôn chê bai “ thời buổi nầy mà nó gởi cho “mấy tháng 100 đô thì có nước cạp đất ăn, tưởng nó qua tới Canada thì mình sẽ khá hơn, ai dè còn tệ hơn trước nữa” .

Nhưng khổ một nổi là bà không tin Năng đang siết tiền con gái bà mà cứ cho rằng đứa con gái ruột thịt đã trở nên xấu xa ích kỷ, quên hết tình cha mẹ chị em chứ bà không bao giờ nghĩ rằng Năng ke re cắt rắt với Lài vì theo bà thì Năng vốn tiêu xài như ông hoàng trong thời gian ở Việt Nam (để mà mắt bà già vợ mà) thì đâu có tiếc chi tiền cho gia đình vợ. Chẳng những bà vỡ mộng mà Quan cũng đã tan tành giấc mơ lao động Ba Lan. Trước cái cảnh cười đau khóc hận nầy, Lài thật không biết làm thế nào để mẹ và gia đình hiểu được sự bẽ bàng cay đắng mà nàng đang gánh chịu. Nàng chỉ biết tự dằn vật uất nghẹn với ý nghĩ mình quá vô dụng không lo lắng bảo bọc gì cho cha mẹ và đứa em trai để gia đình oán hận nàng một cách oan uổng. Quá thua buồn và uất ức, Lài vào tiệm nail tâm sự hết với chị Ngọc, nghe xong Ngọc kêu trời: - Trời! Sao lại có hạng đàn ông bần tiện lưu manh thế kia. Em phải đứng lên phản đối mới được để còn giúp đở cho cha mẹ chứ em.

Nếu cần chị sẽ dẫn em tới human right. Câu chuyện tới tai Quân cũng là thợ nail làm chung tiệm. Quân là người chân chỉ hạt bột hiền lành tử tế với mọi người. Đã từ lâu chàng để ý đến Lài nhưng vì nàng là hoa có chủ nên Quân đành ôm kín mối tình câm. Nay biết được chuyện Lài bị chồng bạc đãi, chàng liền bày tỏ sự chia xẽ cảm thông và luôn dịp tỏ tình cùng Lài. Trong tận cùng của sự đọa đày khốn khổ, Lài như vớ được cái phao cứu mệnh nên đã đáp ngay tình yêu của Quân. Và trong một ngày đẹp trời, Quân đưa Lài tới văn phòng luật sư nạp đơn xin ly dị anh chồng lưu manh điếm đàng với lý do wife abuse.

Khi ra tòa với chứng cớ rành rành, Lài làm tiệm nail gần 3 năm mà trong túi không có một xu, bao nhiêu sổ sách ngân hàng, thẻ tín dụng tài sản chỉ có một tay Năng đứng tên trong lúc hắn ta không làm gì ra tiền cả (vì bắt trùng đâu phải là nghề nghiệp chính thức hay gọi nôm na là nghề chui) nên Tòa phán quyết cho Lài được ly dị và tài sản chia đôi. Cũng may cho Lài là nàng sớm phát giác ra tâm địa xấu xa ích kỷ của Năng nên tránh không để mang thai.

Thực ra, tự thâm tâm nàng cũng không quên công ơn Năng bảo lãnh sang Canada nhưng nếu so sánh sự đối xử quá tàn tệ nếu không nói là bốc lột quá đáng của Năng đối với nàng thì công chỉ có một còn tội tới hai. Sau khi chia tay với Năng, Lài hưởng được số tiền mặt hơn 20,000 đô, một số tiền to lớn mà nàng có nằm mơ cũng không dám mơ như vậy. Từ đó mối giao tình của Quân với Lài càng gắn bó hơn.

Tình yêu của Quân thực sự mang đến cho Lài hạnh phúc vô biên. Và càng hạnh phúc hơn với sự khuyến khích ân cần của Quân, nàng đã gởi về cho gia đình 5,000 đô để cha mẹ xây xài và cho Quan lo việc xuất khẩu lao động Ba Lan. Nàng cũng báo tin ông bà Sáu Quờn rằng nàng đã ly dị Năng, gã đàn ông lưu manh bốc lột luôn cấm cản nàng gởi tiền cho gia đình và sắp làm đám cưới với Quân, một thanh niên có lòng yêu thương nàng thực sự và chính Quân đã đôn đốc nàng gởi tiền giúp cha mẹ và em Quan. Hạnh phúc đã mở rộng chẳng những cho hai vợ chồng Quân- Lài mà con cho cả ông bà Sáu Quờn và đứa em Quan đã tròn mộng đi Ba Lan lao động. Toronto April 27, 2011 Nguyên Trần
ucchau.ndclnh.com/index.php?..


III. ÐƯA TIỄN VIỆT KIỀU

Phùng Nhân



Sáng hôm nay cả nhà ông Mười Bái đều dậy sớm, để lo chuẩn bị đưa ông Tư Nam lên phi trường Tân Sơn Nhứt Sài Gòn, nên ai nấy cũng bận rộn liền tay. Vì hai cái va ly bự nằm chình ình để chờ dồn thêm hành lý, nhưng ông Tư Nam nghe quặn thắt trong lòng, khi đi tới bàn thờ thắp mấy cây nhang, mà ông nghe dường như có một tiếng nói vô hình đang réo gọi. Khi ông ngước nhìn lên tấm ảnh bán thân của ông già dường như đang nhìn ông trách móc, là tại sao ông nỡ bỏ xứ ra đi, để cho vợ và 3 đứa con phải bỏ mình trên biển cả. Trong phút giây đó ông nghe lạnh cả người, nên đôi mắt đỏe hoe có lẽ ông đang khóc thầm cho số mạng.


Ðứng như vậy một hồi cho bớt cơn ray rứt, rồi Tư Nam đi vô buồng lựa ra một bộ đồ mỏng để một lát nữa bận đi, còn cái áo khoát thì máng đó một chút nữa xách theo lên trên máy bay rồi sẽ mặc Thời gian tít tắt nhỏ giọt buồn buồn, khi anh ngồi nhìn hai vợ chồng thằng Huy đang cụ bị mấy xâu tôm thẻ phơi khô, mà bữa hổm ông “sui” biểu tụi nó xách về để gởi cho anh đem về bên nước Úc. Còn bà vợ của ông Mười Bái thì lo xếp đặt mấy kí khô cá kèo vào trong mấy lớp bọc Nylon, để về tới bên Úc biếu xén cho bạn bè để gọi là ăn lấy thảo.

Trong phút giây cảm động đó. Tư Nam nhìn bà, rồi nói: - Thiếm Mười nhớ lấy băng keo băng lại cho kỹ nó nghen, đừng để mùi hôi bay lọt ra ngoài thì bị mấy thằng quan thuế phi trường, tụi nó lấy liệng vào thùng rác thì rất uổng. Bà Mười Bái nhăn răng ra hỏi lại: - Bộ mấy thằng Úc ở bển không biết ăn cá khô hả anh Tư? Ông Tư Nam nhăn răng ra cười, rồi đáp lại: - Tụi dân da trắng đâu phải như mình, nó đâu bao giờ biết tới con khô hay con mắm gì đâu. Mà tụi nó chỉ ăn toàn là thịt nướng, với hem (hamburger) không hà thiếm ơi...

Trong lúc ngồi nhìn cả gia đình đang chộn rộn để tiển anh đi, bỗng dưng Tư Nam nghe một chút buồn phiền chạy dài trong tâm trí. Khi anh nhớ lại cách nay chẳng bao lâu, cũng chính thằng Huy đã làm cho anh khổ sở. Còn bây giờ nó đã có vợ rồi, không biết cái máu giang hồ bụi đời của nó có còn không, hay là ngựa quen đường cũ cũng có ngày bỏ nhà đi như lúc trước!

Càng nghĩ đến cảnh đó nhiều chừng nào làm cho Tư Nam như có một mãng sương mù đang bao phủ, khi anh nhìn thấy con dâu đang lo lắng dọn dẹp nấu cơm. Chừng nửa giờ đồng hồ sau thì một bữa cơm nóng được dọn ra, với những món ăn đặc sản; như cá kèo kho hầm để vảy mềm rụm tới xương. Còn cá chốt nái thì nấu canh chua bông so đủa.

Trong lúc ăn cơm, thì vợ ông Mười Bái nhìn anh hỏi: - Ở bên Úc có mấy món nầy hôn anh Tư? Ông Tư Nam và thêm miếng cơm, rồi nói: - Cá kèo đông lạnh thì có, nhưng cá chốt thì không. Còn bông so đủa lâu lâu cũng có bán, nhưng nó mắc quá thiếm Mười ơi. Tới $25 đô một kí lô ăn làm sao cho nổi, nhưng đến khi ăn vô thì nó lại chẳng có mùi vị gì, có lẽ vì nó khác phong thổ hay sao, mà tôi chỉ ráng mua nó ăn một lần cho biết rồi thôi. Vợ ông Mười Bái hỏi tiếp: - Có ếch nhái gì hôn anh Tư? Ông Tư Nam mỉm cười, rồi nói: - Mấy thứ đó thì có. Nhưng nó đã đông lạnh đâu hồi nào, mà chỉ có cặp đùi thôi, nên xào lăn với củ hành nó không còn ngọt nước như ếch nhái ở bên mình.

Rồi bà day qua ông Mười Bái nói: - Một chút nữa ăn cơm xong, cha sắp nhỏ đi giựt dùm tôi hai quày dừa nạo nghen? Ông Mười Bái hỏi lại: - Ðể làm chi vậy? Bà vợ cười mỉm rồi mới trả lời: - Ðặng biểu mấy đứa nhỏ bỏ theo xe, để khi lên tới trển cho anh Tư có khát nước để cho ảnh uống. Vừa lúc đó thì có chiếc xe Van Toyota đầu cá mập bao đi lên phi trường cũng chạy tới đậu ngoài bờ ngựa, rồi ông tài xế khóa cổ lại mới bước vô, nên có tiếng chó sủa vang lên trước cửa. Ông Mười Bái lật đật rót nước ra mời, rồi ông bước ra nhà sau hối thúc mấy đứa nhỏ ăn riết cho mau, để còn lo tắm rửa rồi đưa bác Tư tụi bây đi lên phi trường Sài Gòn cho kịp. Phải nói không có cái cảnh nào đưa tiển nhộn nhịp cho bằng cảnh đưa tiển Việt kiều, nên cả nhà ông Mười Bái bận rộn liền tay.

Người thì lột dừa nạo bỏ vô bao Nylon, người thì lo xách mấy cái va ly đi ra bỏ ngoài cốp xe rồi khóa lại. Ðúng 12 giờ trưa thì mọi việc đã xong xuôi, nên bà Mười Bái hối mấy đứa nhỏ ra xe, rồi nhìn ông chồng hỏi nhỏ: - Cha sắp nhỏ đem đồ ra xe đủ hết chưa? Nếu đủ rồi thì mình đi, đừng để trễ mà kẹt xe rồi đi không kịp... Từ trong nhà đi ra ngoài bờ ngựa chẳng có bao xa, vậy mà chòm xóm cũng gởi vói theo mấy lời đưa tiển.

Làm cho Tư nam nghe một nỗi ngậm ngùi, khi nghĩ tới ngày mai thì anh sẽ ở trên một đất nước xa xôi, nếu bị thất nghiệp hay đau óm không làm gì có tiền, thì chắc phải gởi nắm xương tàn nơi đất khách, chớ làm gì hài cốt được đem trở về đây. Ôi quê hương trước mặt, nhưng nếu không có tiền chưa chắc gì về được... Chiếc xe vẫn chạy trên một lộ trình quen thuộc, nhưng ông Tư Nam chỉ ngồi làm thinh để nghe gậm nhấm nỗi buồn. Khi chiếc xe qua được chiếc bắc Rạch Miễu rồi, anh mới day qua ông tài xế hỏi: - Nhắm còn sớm hôn anh?

Nếu còn thì mình ghé vô Sở Thú Sài Gòn cho mấy đứa nhỏ nầy chơi một lát... Ông tài xế day qua nói: - Mình đi như vầy cũng vừa chớ không có sớm đâu anh Tư ơi. Vì bắt đầu lên tới Bình Chánh thì thế nào cũng kẹt xe dồn cục. Ngọn gió chướng non hiu hiu thổi tới, làm cho mọi người ngồi dựa ngữa ra sau một hồi thiu thỉu ngủ. Ðến khi xe chạy qua khỏi cầu Bến Lức chừng vài cây số, thì có tiếng còi xe bóp kêu vang lên inh ỏi, làm cho Tư Nam giựt mình thức dậy hỏi: - Tới đâu rồi vậy anh? Ông tài xế quay qua đáp - Qua cầu Bến Lức rồi, nãy giờ làm một giấc có ngon hôn? Ông Tư Nam dụi mắt xong, nói: - Cũng được... Ông tài xế mỉm cười, rồi hỏi nữa: - Ði trên máy bay ngủ được hôn?

Tư Nam đáp nhỏ: - Họ thì ngủ ngáy khò khò. Còn tôi thì không ngủ được anh ơi. Khi nào cuồng chưn quá, thì đi vô Toilete dúng cho dãn chưn một chút mà thôi. Chiếc xe Van vẫn chạy với một tốc độ đều đều trên đường lộ. Ông tài xế cũng là một người chủ xe, nên ổng lái rất cẩn thận đàng hoàng, cho nên chiếc xe nầy từ khi mua về cho tới hôm nay chưa trầy trụa. Khi ông ta chạy lên tới xa lộ Ðại Hàn, rồi bóp kèn rà thắng để quẹo cua.

Tới lúc đó thì ông ta mới bắt đầu chạy chậm lại cũng như bao nhiêu chiếc xe trước mặt. Rồi chạy thêm chừng chừng một giờ đồng hồ nữa, thì ông ta quẹo vô ngã chạy tới phi trường. Nên Tư Nam nhìn ông ta rồi nói: - Có kẹt xe hôn anh? Ông ta mỉm cười trả lời: - Sài Gòn thì lúc nào cũng như vầy, nên đi đâu mình phải biết trừ hao mới kịp. Tư Nam đổi lại thế ngồi, rồi anh ngó xuống hai bên đường để nhìn ngó cảnh xe Honda lạng lách với nhau. Quả thật mới bỏ xứ đi có hơn mười năm nay mà cái gì cũng lạ. Từ người phụ nữ đeo khẩu trang để ngừa bụi bặm vào miệng vào lỗ mũi, cho tới cách ăn mặc gì mà quái gở trông chẳng giống ai.

Quả thật cuôc sống ở đây hôm nay đổi khác. Trong lúc anh còn đang nhìn cảnh lạ, thì ông tài xế quay qua hỏi: - Năm tới có về chơi nữa không anh Tư? Tư Nam lấp lửng trả lời: - Cũng không biết chắc nữa... Ông ta mau miệng nói tiếp: - Năm tới có về nhớ xe tôi nghen anh Tư... Tư Nam mỉm cười rồi đáp: - Cái đó thì phải như vậy rồi, còn phải hỏi...

Hai ông nói chuyện láp giáp một hồi, thì chiếc xe chạy vô cổng phi trường Tân Sơn Nhứt Sài Gòn, rồi dừng lại trước cửa khu vực giành riêng cho du khách xuống hành lý để chuẩn bị đem cân, Ông tài xế nhìn Tư Nam nói nhỏ: - Thôi anh Tư đi về bên Úc mạnh giỏi nghen. Nhớ năm tới về lại đây ăn tết cho vui. Rồi ông ta day qua Mười Bái nói: - Bây giờ hai ông bà đi vô trong đó lo từ giả với anh Tư. Còn tôi thì đem chiếc xe ra đậu ở ngoài kia.

Chừng nào hai ông bà đi về, thì cứ việc đi ra ngoài đó có tôi đợi sẵn. Tư Nam đứng ngơ ngác nhìn quanh quất một hồi rồi mới đẩy cửa bước vô, thì quả thật ở nơi đây người ta đón đưa rất là tấp nập. Mặc dầu chưa tới chuyến bay, nhưng người ta đã đẩy hành lý đứng nối dài, thấy vậy anh nhìn vợ chồng Mười Bái rồi nói: - Bây giờ chú thiếm với mấy đứa nhỏ vịn vô chiếc xe đẩy nầy, để cho tôi chụp vài pô hình về bển rửa coi chơi nghen... Vợ ông Mười Bái cười tủm tỉm rồi nói nhỏ: - Biết đâu chừng vài năm nữa tụi em làm ăn khá, rồi đi du lịch qua bển thăm anh, hén anh Tư... Ông Tư Nam mỉm cười, rồi đáp: - Ráng lo làm ăn ngon lành đi, khi nào khá giả tôi mua vé máy bay cho chú thiếm đi qua bển chơi ba tháng cho biết với người ta.

Tư Nam chụp nãy giờ cũng gần hết một cuốn phim, khi còn năm pô nữa thì anh canh sẵn, rồi biểu vợ chồng thằng Huy đi lại ngồi sát trong lòng, sau đó anh biểu ông Mười Bái cứ đưa lên rồi bấm nút. Trong lúc ngồi chụp hình như vậy, làm cho anh chạnh lòng nhớ lại ngày xưa, còn mấy ngày nữa thì đi vượt biển, anh dắt hết vợ con đi lên trên chợ An Hóa để chụp hết mấy pô hình, nhưng bây giờ mấy tấm hình đó không biết thất lạc ở nơi đâu, mà hổm rày anh có hỏi bên vợ anh tìm hoài mà không được. Trong phút giây xúc động đó, anh ôm thằng Huy vào lòng rồi nói: - Một lát nữa cha đi rồi, con ở lại bên nây nghe lời chú thiếm nghen hôn, đừng có cãi vả mà cha hay được thì cha sẽ khổ tâm dữ lắm.

Thằng Huy vẫn ngồi làm thinh, mà trên đôi mắt của nó long lanh hai giòng lệ xót. Thấy vậy Tư Nam nhìn nó nói: - Tại cuộc đời của cha khổ quá, nên cha lo mà nói vậy thôi. Chớ cha rất tin tưởng nơi con, vậy con đừng trách cha mà tội nghiệp. Ngừng lại một hơi, rồi ông ôm con dâu vào lòng nói nhỏ: - Ðã là vợ chồng thì phải ráng chịu đựng cực khổ với nhau nghen con, đừng có rầy lộn mà chòm xóm nghe được họ cười, rồi hạnh phúc gia đình không còn nguyên vẹn. Tội nghiệp cho vợ thằng Huy vì cảm động nên nó khóc ngon lành, có lẽ đây là lần đầu tiên nó nghe được một lời dạy dỗ của cha chồng sau khi đám cưới.

Ông Tư Nam lấy tay vỗ lên lưng nó, rồi nói: - Nếu ở bên nầy tụi con thấy cái đập nào còn khai thác được, thì cứ việc viết thơ qua nói lại với cha, để cha gởi tiền về cho đặng lo gầy dựng. Còn bây giờ hai đứa cứ sống tạm với chú Mười con đi, cha cũng biết một cái họng đập đó thì chỉ đủ sống đắp đổi qua ngày thôi, chớ không thể nào khá lên cho được. Vừa lúc đó thì có tiếng loa phóng thanh, kêu gọi hành khách đi chuyến bay VN Airlines hãy lo chuẩn bị hành lý để đi qua cửa kiếng. Ông Tư Nam quay lại ôm thằng Huy vào lòng thêm lần nữa, rồi ông gạt nước mắt đẩy chiếc xe hành lý đi qua cửa kín phi trường để cách ly. Mọi hình bóng của người thân sẽ đứng khuất dần, khi ông bắt đầu làm thủ tục trình vé máy bay, rồi cân hành lý gởi đi cùng với những người Việt Nam khác nữa.

Tất cả hình bóng của những người thân yêu rồi sẽ phai dần, khi anh đi vô tới cửa bên trong để cho người công an bận sắc phục màu vàng rà soát lại cuốn sổ Passport. Bất giác làm cho anh rùn mình sợ hãi, khi nhớ lại cách nay chừng vài năm, anh đã có đi tham dự một cuộc biểu tình ở trên Canberra, để chống lại sự hà khắc độc tài, mà đảng cộng sản Việt Nam đang cai trị... Rồi mọi sự xét hỏi cũng được thông qua, Tư Nam thở phào nhẹ nhỏm. Khi anh bước qua cánh cửa cuối cùng, để đi vào ngồi đợi bên trong, anh mới nghe thấm thía câu “nghìn trùng xa cách”, biết bao giờ mới được trở lại sống với quê hương. Ôi quê hương còn đó, nhưng đã xa mờ.

Vì chiếc thuyền tỵ nạn đã đưa anh đi ra ngoài xa hải phận, chỉ còn lại những lượng sóng bạc đầu, với những tiếng thét đau thương, cuả những người vượt biển chẳng may gặp sóng to gió lớn, hay bị hải tặc cướp bốc hiếp dâm, rồi đục chìm con thuyền để phi tang tông tích. Bất giác làm cho Tư Nam rơi lệ, khi anh nhớ lại giờ nầy không biết hai vợ chồng thằng Huy, với vợ chồng Mười Bái còn đang đứng đợi ở phi trường, hay đã lên xe để đi trở về xã Châu Hưng, để ngày mai đi xuống giữ đập ở xã Tráng Dù, mà cuộc sống phải vất vả mỗi ngày mới có được miếng cơm. Ôi quê hương với con người còn bao nỗi khó, liệu anh có phụ giúp được gì, hay chỉ có một lời hứa suông mỗi khi nổi hứng mà thôi.

Bao nhiêu ý nghĩ còn đang lảng đảng mơ hồ, thì trước mắt Tư Nam người ta lại đứng dậy xách hành lý trên tay, để chuẩn bị bước qua một cánh cửa kiếng nữa. Rồi từ đó đi thẳng ra ngoài máy bay, được mấy người chiêu đãi viên đi lại săn đón chỉ dẫn chỗ ngồi. Một cuộc trở về cũng giống như một cuộc ra đi, làm cho anh nghe bồi hồi cảm xúc mà không nói nên lời. Nên trên khóe mắt của anh đang có những giọt lệ khô, mà Tư Nam đã biết trước nhưng không làm sao tránh khỏi .

-Phùng Nhân

http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=812:ea-tin-vit-kiu&catid=2:short-stories&Itemid=29
IV .Bi kịch các ông chồng Việt kiều lấy vợ bên VN

Tác giả: không rõ


Chúng tôi gặp ông N.V.T. tại một công trình xây dựng ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang). Đó là một kỹ sư xây dựng tốt nghiệp tại Mỹ. Hối hả về quê tránh cơn bão tài chính ở Mỹ để sống yên vui bên người vợ mà mình gửi tiền về mua đất, xây nhà.

Bi kịch các ông chồng Việt kiều lấy vợ bên Việt Nam


Nào ngờ, ông T. bị ném ra đường không thương tiếc. Không chỉ có ông T. mà trong những ngày cuối năm con chuột, đầu năm trâu này, nhiều người rơi vào hoàn cảnh tương tự vì đã dày công nuôi vợ người khác mà không hề hay biết.

Nhà bán, vợ đi mất

Năm 1978, ông theo gia đình sang Mỹ định cư. Suốt thời gian đi học rồi đi làm, ông quen nhiều bạn gái nhưng vẫn không tìm thấy tình yêu trong họ.

Cách đây 4 năm, trong một lần về Mỹ Tho, ông quen và đem lòng yêu thương cô T.T.K. Cô gái này không ngần ngại cho ông biết đã có một đời chồng, phải đi làm thuê cho một gia đình để nuôi hai đứa con nhỏ. Thương mẹ thì phải thương con, ông T. chấp nhận làm cha hai đứa nhỏ sau khi đăng ký kết hôn với K.

Sau đám cưới, ông T. quay về Mỹ với giao hẹn là mỗi năm về thăm mẹ con cô từ một đến hai lần. Qua đó, đúng ba năm, ông sẽ làm thủ tục bảo lãnh mẹ con K. sang Mỹ sinh sống. Hằng tháng, ông T. gửi về cho K. từ 500 đến 700 USD để cô không còn đi làm thuê nữa.

Cuối năm 2006, K. đột nhiên từ chối việc theo ông T. sang Mỹ với lý do không biết nói tiếng Anh. Cô còn đề nghị ông T. hồi hương, mua nhà tại Mỹ Tho để sống đến hết cuộc đời. Ông T. đã ra sức làm việc gửi tiền về Việt Nam để K. mua một căn nhà ở ngoại thành Mỹ Tho.

Tháng 10 năm ngoái, do khủng hoảng tài chính nên công ty cho ông tạm nghỉ việc chờ đến khi cơn bão đi qua, ông T. hối hả mua vé máy bay về Việt Nam vì những tưởng mình đã có nhà và vợ con ở đó.

Nhưng khi ông gõ cửa căn nhà mình mua ngày nào thì người chủ không phải là K., mà là một phụ nữ khác. Bà ta cho biết đã mua lại căn nhà này từ cô K. với giá 2,2 tỷ đồng. Còn K. hiện đi đâu thì bà không hề biết.


Về nước trước ông T. hai tháng, ông L.V.M. (Việt kiều Mỹ), nguyên quán ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) khó khăn lắm mới tìm được cô vợ xinh đẹp ở quận 4, TP HCM.

Nhưng, khi tìm được rồi, ông M. không thể ôm cô vợ vào lòng để thỏa nỗi nhớ qua bao ngày xa cách. Bởi bên cạnh cô còn có một thanh niên lực lưỡng tự xưng là chồng, đứng ra ngăn cản hai người đoàn viên. Còn cửa hàng mua bán xe máy mà ông gửi tiền từ Mỹ về cho Ph tạo dựng cũng đã sang tay người khác.

Sau khi về nước, ông T.V.N. (nguyên quán Long An) lặn lội xuống tận tỉnh An Giang để tìm vợ vì được tin cô đã mua nhà sinh sống tại TP Long Xuyên. Nhưng khi đến Long Xuyên thì ông N. được tin cô X. đã bán nhà dời về quê ở Rạch Giá (Kiên Giang). Một lần nữa, ông N. đón xe đò sang Rạch Giá để tìm vợ.

Tại đây, ông N tìm được nhà X. đang ở. Nhưng, trong lúc gõ cửa, gọi tên vợ thì ông N. bị một người đàn ông có râu quai nón túm cổ áo đánhhoa cả mắt. Lúc đầu, người đàn ông này tưởng ông N. là gã tình địch ở Mỹ Tho đến tìm X., nhưng sau đó biết đây là người chồng hợp pháp của X. bên Mỹ mới về thì hai người ngồi lại tâm sự với nhau.

Người đàn ông đánh ông N. tên là Đ. cho biết, khoảng một năm trước, ông gặp X. tại một quán bia ở Mỹ Tho. Cô bảo có chồng Việt kiều Mỹ nhưng mất liên lạc đã ba năm, đang làm thủ tục ly dị.

Trong hoàn cảnh vợ mới chết, Đ. đưa X. về Rạch Giá chung sống như vợ chồng. Được mấy tháng thì cô ta thường xuyên bỏ về Mỹ Tho sống bên gã trẻ tuổi, đẹp trai hơn. Mỗi lần bỏ đi, cô ta không quên quơ của Đ. một mớ tiền. Nghe Đ. kể đến đây thì ông N. biết điều gì đã xảy ra với mình, buồn bã đón xe đò về Mỹ Tho tìm X. để xúc tiến thủ tục ly hôn.

Trắng tay sau ly hôn

Đã nhiều tháng nay, anh H.T.G. không thể quay trở về Mỹ vì trong túi không còn lấy một xu. Tình cảnh buộc anh phải quay về quê nội ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) sống nương nhờ nhà người chú họ, chờ gia đình bên Mỹ gửi tiền sang.

Cách đây ba năm, G. đến TP HCM và quen L.T.M.Tr., quê ở Cái Bè, đang theo học nghề trang điểm cô dâu tại quận 8, TP HCM. Sau khi kết hôn, anh G. bỏ tiền để mua một căn nhà ở Mỹ Tho, chung sống với Tr được một tuần thì trở về Mỹ làm ăn. Mỗi tháng, G gửi tiền về cho Tr. tiêu xài.

Tháng 9/2008, G. về Mỹ Tho thì hay tin Tr. đã bán nhà, rời khỏi Mỹ Tho cùng với một người trai trẻ. Anh G. cất công tìm và biết được Tr. đang sống với người tình tại TP Cần Thơ.

Ngay khi tìm được Tr., anh G. chưa kịp nói lời nào thì bị một gã thanh niên từ nhà sau đi lên đấm vào mặt. Anh ta còn “la làng” anh G. là một con “dê xòm” đến ve vãn vợ của mình. Tr. cũng kêu là mình bị quấy rầy rồi thẳng tay đuổi anh G. ra khỏi nhà.

Về Mỹ Tho, anh G. dự định viết thư tố giác Tr. vi phạm chế độ một vợ một chồng, nhưng ý định đó chưa kịp thực hiện thì anh bị một nhóm thanh niên chặn xe đánh một trận tơi bời trên địa bàn phường 6. Trước khi rút đi, bọn chúng còn nói: “Nếu biết xấu hổ vì bị vợ cắm sừng thì hãy làm đơn ra tòa ly dị!”.

Cơn bão tài chính ở Mỹ khiến ông T.M.S. (nguyên quán Tiền Giang) không thể kiếm sống bằng nghề mua bán ôtô. Vì vậy, vào tháng 5/2008, ông quyết định về nước tránh bão bên cô vợ trẻ ở TP HCM. Khi về đến nơi thì ông phải tức tốc thuê taxi về Mỹ Tho, vì shop thời trang của ông mua tặng vợ năm nào đã được sang tên người khác.

Đến Mỹ Tho, ông S. tìm không gặp Y. và được tin cô ra Bình Dương làm công nhân cho một công ty may. Ra Bình Dương, đến tận công ty mà người quen của ông ở Mỹ Tho chỉ dẫn cũng không gặp được Y. Người cán bộ nhân sự ở đây cho hay, Y. lấy chồng và nghỉ việc đã bốn tháng rồi.

Lủi thủi về Mỹ Tho, ông S. tình cờ gặp Y. đi ăn tối với một người đàn ông khác. Ông S. gọi đến ngồi cùng bàn, liền bị gã trai đi cùng Y. đánh rồi nhảy lên xe máy phóng đi.

Mấy ngày sau, ông S. tìm được chỗ ở của Y., không đề nghị cô quay lại với mình, mà chỉ yêu cầu cô nói thật bán cái shop thời trang bao nhiêu và chia lại ông phân nửa. Y. bảo bán được 600 cây vàng, đồng ý giải quyết rắc rối với ông tại tòa án.

Khổ thay, trước tòa, ông S. không chứng minh được cái shop thời trang đó có là của mình, trong khi đó Y. đưa ra đầy đủ chứng cứ chứng minh đã vay mượn để mua cái shop thời trang đó trước khi kết hôn với ông S. Cuối cùng, án ly hôn cũng đã tuyên, nhưng tài sản thì không được chia đôi.

Luật sư Cao Minh Triết (Tiền Giang) cho biết, ngày càng có nhiều đàn ông Việt kiều nhờ ông tư vấn ly hôn với người vợ đang ở địa phương. Lý do mà họ đưa ra là bắt gặp vợ chung sống như vợ chồng với người khác, bị hắt hủi.

Hầu hết những cuộc ly hôn ấy, người chồng đều bị thiệt về khâu phân chia tài sản, bởi khối tài sản tạo ra ở Việt Nam đều do người vợ đứng tên chủ sở hữu. Do đó, họ dễ dàng rao bán hoặc chuyển dịch sang người khác.

http://vinanet.dk/forum_posts.asp?TID=7855&PN=17


V. Chồng “Việt kiều” và những cuộc ly hôn cay đắng
Tác giả không rõ.

Thứ năm, 08/09/2011 09:40

Có một thực tế không thể phủ nhận là nhiều phụ nữ lấy chồng Việt Kiều đã sống rất hạnh phúc nên không ít cô gái khác vẫn cứ mơ tưởng..Mỏi mòn chờ... bảo lãnh- Một nguyên đơn trong vụ án xin ly hôn vào cuối tháng 6/2007 tại Tòa án nhân dân TP.Đà Nẵng nhớ lại và kể cho chúng tôi nghe câu thuyện thật “hoàn cảnh”. Đó là trường hợp chị Trần Thị N.Y (SN 1982, ngụ tổ 37, Phường An Hải Tây, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng). Vào năm 2001, thông qua bạn bè Y quen với anh Nguyễn Văn Lợi, Việt kiều Úc khi anh này về thăm người thân ở Đà Nẵng.

Lúc đó cô mới 19 tuổi, kinh nghiệm sống hầu như chưa có gì trong khi chàng Việt kiều thì hào hoa, ga lăng nên Y đã bị cuốn vào cuộc tình một cách nhanh chóng. Lợi cũng không giấu diếm chuyện ở bên Úc, anh ta đã có gia đình nhưng không hạnh phúc và đang làm thủ tục ly hôn. Vì thế, Y đặt rất nhiều hy vọng vào mối quan hệ này và cô đã sống hết mình với chàng Việt kiều trong những dịp Lợi về thăm quê hương.

Năm 2003, khi Y biết mình có thai thì cũng là thời điểm Lợi giải quyết xong việc gia đình ở bên Úc và hai người làm thủ tục kết hôn tại Đà Nẵng. Sống với nhau được hơn một tháng thì Lợi trở về Úc để tiếp tục công việc làm ăn với lời hứa sẽ lo thủ tục bảo lãnh cho Y.

Cuối năm 2003, Y sinh một bé gái, Lợi có về thăm vợ con được một lần. Khỏi phải nói Y hạnh phúc, nở mày nở mặt thế nào khi được chồng ở nước ngoài về thăm. Nhưng rồi bao nhiêu kỳ vọng Y đặt vào Lợi đã nhanh chóng tan thành mây khói sau lần về thăm duy nhất ấy. Biệt tin quá lâu, Y không còn kiên nhẫn đợi chờ được nữa nên cất công tìm đến những người bà con của Lợi ở Đà Nẵng để hỏi tin tức. Y cay đắng khi biết rằng Lợi đang quay lại chung sống với người vợ đã ly hôn trước đó.

Sau bao đêm dài ôm con khóc thầm cho số phận, Y cảm thấy không còn hy vọng gì ở cuộc hôn nhân xa xôi cách trở và vô vọng này nên cô gởi đơn đến Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng xin được ly hôn và tự nuôi con. Cô không yêu cầu Lợi đóng góp mặc dù cô chỉ đi phụ bán hàng lương ba cọc ba đồng.



Hôn nhân rồi sẽ về đâu nếu có sự toan tính, thực dụng?
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)


Có một thực tế không thể phủ nhận là nhiều phụ nữ lấy chồng Việt Kiều đã sống rất hạnh phúc nên không ít cô gái khác vẫn cứ mơ tưởng. Thế nên mới có những bi kịch xảy ra. Chị Đinh Hoàng T.S (SN 1981, ngụ Phường Hòa Khê, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng cũng không ngoại lệ. Cuộc hôn nhân giữa T.S với người chồng Việt kiều Mỹ tên là Kenvin Luong Nguyen đã làm cay đắng đời cô. Đến với nhau hoàn toàn tự nguyện, T.S và Kenvin giao thề hẹn ước sẽ trọn đời bên nhau.

Sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ chung sống được một thời gian ngắn thì Kenvin quay lại Mỹ. Hơn 7 tháng sau, chị T.S sinh được bé gái xinh xắn, đáng yêu và đặt tên là NĐ Sonfa. Hai tháng sau, Kenvin về thăm vợ con, chị S cũng nhanh chóng xúc tiến làm thủ tục nhập quốc tịch Mỹ cho con gái theo yêu cầu của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM.

Mặc dù Kenvin cũng đã giữ lời hứa bảo lãnh cho vợ sang Mỹ, nhưng trong khi chờ đợi làm thủ tục thì giữa hai vợ chồng đã nảy sinh mâu thuẫn. Vì sống quá xa nhau, không có điều kiện để hòa giải nên mâu thuẫn ngày càng trầm trọng và kết cục là phải ly hôn. Bé Sonfa còn nhỏ nên chị xin được nuôi con đến 3 tuổi, sau đó sẽ phải giao lại cho ông Kenvi tiếp tục nuôi dưỡng.

Nỗi niềm các ông chồng Việt hụt giấc mơ sang trời Tây

Theo các phẩm phán, nguyên đơn trong các vụ xin ly hôn đối với một bên ở nước ngoài không chỉ là các “nàng Tô Thị” mà có cả các đấng mày râu đất Việt. Một số chàng trai khoái vợ Việt Kiều đã nếm phải trái đắng khi các bà vợ này lúc đầu rất thích “khế ngọt quê hương”, nhưng sau khi cưới đã biết mùi biết vị liền mặc cho ông chồng nói gì cũng không chịu “đưa chàng về dinh” nữa.

Nhiều ông chồng cũng kỳ vọng một ngày không xa sẽ được chung hưởng hạnh phúc ở những miền đất hoa lệ, nhưng rồi vì một lý do nào đó, các bà vợ ngoại không chịu bảo lãnh hay bảo lãnh không thành. Thế là các ông bị rơi vào cảnh “hôn nhân treo”. Đi không được, lấy vợ khác cũng không xong, nhiều ông đã tự giải thoát bằng cách mang đơn đến tòa án.

Cách đây gần 5 năm ông N.T.T (ngụ Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng kết hôn với bà Lê T (SN 1965, quốc tịch Mỹ). Từ khi kết hôn đến nay, bà T rất ít khi liên lạc với ông và cũng không về Việt Nam thăm chồng. Bà T. có hứa sẽ bảo lãnh cho ông T. sang Mỹ để đoàn tụ nhưng mòn mỏi chờ đợi cũng chỉ là lời hứa suông.

Gần 5 năm, cuối cùng ông T bất ngờ nhận được thông báo của Lãnh sự quán Mỹ là hồ sơ bảo lãnh của ông đã bị hủy bỏ vì bà Lê T. đã rút đơn bảo lãnh và được biết ở Mỹ, bà đã xúc tiến thủ tục xin ly hôn với ông. Trong thư gửi về Việt Nam sau đó, bà T. lạnh lùng cho biết, hai người không có con chung, không có tài sản chung và không nợ nần ai nên… “xin anh hãy ở lạii, đừng vương vấn làm gì” mà khiến ông T. tê tái cõi lòng.

Không được “bền lâu” đến 5 năm như ông N.T.T, cuộc hôn nhân của ông T.V.T (cũng ở TP Đà Nnẵng) với bà Bùi Thị Bích Q (ngụ ở Mỹ) chỉ mặn nồng chăn gối được 3 tuần trăng mật rồi đã phải chia tay. Sau khi quen nhau, và chung sống chưa được một tháng thì bà Q. trở về Mỹ. Trước khi kết hôn, hai bên thỏa thuận sẽ qua Mỹ đoàn tụ nhưng nay ông T còn mẹ già, không thể qua Mỹ theo bà Q được.

Ngược lại bà Q cũng không thể về Việt Nam vì gia cảnh riêng. Trong khoảng thời gian xa nhau, giữa hai người tình cảm cứ nhạt dần, rồi cả những cuộc cãi vã không có điểm dừng. Nhận định khả năng đoàn tụ không còn, ông T và bà Q chọn giải pháp thuận tình ly hôn, không còn ràng buộc nhau về mặt pháp lý cũng như tình cảm riêng tư, để rồi mỗi người lại mải miết đi tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc mới của đời mình.

Những cuộc chia tay trên hầu hết đều để lại nỗi đau cho những cô gái, những đấng mày râu đất Việt ham lấy “Kiều”, lấy “ngoại”. “Dẫu biết rằng ly hôn là chuyện bình thường nhưng trong những cuộc ly hôn này sao thấy có cái gì đó cay cay trong mắt” - một thẩm phán xét xử các vụ ly hôn nói. Không phải tất cả các trường hợp kết hôn với người ở nước ngoài đều gặp phải bi kịch chia ly, thực tế có rất nhiều đôi rất hạnh phúc dù đã được bảo lãnh hay một bên còn ở trong nước.

Có sự quan tâm đến nhau, có trách nhiệm và tin tưởng nhau thì khoảng cách nửa vòng trái đất cũng chẳng có ý nghĩa gì so với tình cảm của họ. Còn đối với những đôi lứa kết hôn không trên nền tảng tình yêu thực sự mà vì mục đích khác thì nỗi buồn chia tay chỉ là vấn đề thời gian.
http://2sao.vn/p0c1049n20110908094823531/chong-viet-kieu-va-nhung-cuoc-ly-hon-cay-dang.vnn
VI. Bi kịch 'phòng the' của cô dâu Việt
An Đông
Thứ bảy, 22 Tháng 10 2011 00:55

Cắt phăng "cậu nhỏ" của chồng, cắn gần đứt tai chồng vì đòi "quan hệ", bị bạo hành tình dục... là những chuyện dở khóc dở cười xảy ra với các cô dâu Việt ở xứ người.

Theo thống kê, phụ nữ Việt Nam kết hôn nhiều nhất với đàn ông Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Canada, Pháp, Mỹ… Các cô dâu lấy chồng ngoại đông nhất xếp theo thứ tự nhóm 1 là TP HCM, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hải Phòng, Hậu Giang. Nhóm 2 là Cần Thơ, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang.

Cắt phăng "cậu nhỏ" của chồng

Tờ Thời báo Taipei đưa tin, vào ngày 15/10 vừa qua, một phụ nữ Việt Nam tên là Pan, 30 tuổi, đã cắt "của quý" của chồng "hờ" và ném nó xuống sông để trả thù cho việc anh này ngoại tình và đánh đập cô. Tuy nhiên, sau khi hành hung ông chồng người Đài Loan, Pan đã gọi điện tới số máy 119. Lúc xe cấp cứu tới, Pan không có ở nhà, mà đã tới một đồn cảnh sát để đầu thú.

Ngày 15/10 vừa qua, một phụ nữ Việt Nam đã cắt "của quý" của chồng và ném nó xuống sông. Ảnh minh họa

Theo phía cảnh sát, người phụ nữ Việt này đã cắt đi một nửa dương vật của chồng tại căn nhà riêng của hai vợ chồng ở tỉnh Chiayi, miền Nam Đài Loan. Pan cho biết, cô và chồng đã cãi cọ về những phụ nữ khác từ sáng sớm (15/10), rồi đợi đến khi anh ta uống thuốc ngủ và đi ngủ thì mới ra tay. Cô không cảm thấy hối hận gì về việc làm này vì chồng cô năm nay 29 tuổi, thất nghiệp và nghiện ngập. Trong thời gian 2 năm chung sống, cô phải chịu đựng các trận đòn dã man, dù bản thân mang về nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Hiện, Pan bị giam giữ vì tội tấn công người khác. Nếu bị kết án, cô dâu Việt có thể bị tù tới 12 năm.

Trước đó, vào tháng 7/2011, bà Catherine Kiều Becker, 48 tuổi, ở bang California (Mỹ) cũng đối mặt với án chung thân và cáo buộc cắt bộ phận sinh dục của chồng.

Cảnh sát cho biết, bà Catherine Kiều được cho là đã bỏ thuốc vào bữa tối của chồng hôm 11/7, khiến ông này buồn ngủ. Sau đó, bà ta trói chồng vào giường. Khi ông này tỉnh dậy, bà ta liền hành động. "Bà ta trói chồng vào giường. Khi ông ta tỉnh dậy, bà ta lấy dao cắt bộ phận sinh dục. Sau đó, bà ta ném cái đó vào máy xử lý rác và bật nút", một phát ngôn viên cảnh sát cho hay.

Kiều sau đó gọi tới tổng đài hỗ trợ khẩn cấp 911 và nói với nhân viên tại đó rằng chồng bà ta "đáng bị như vậy". Cảnh sát tới ngôi nhà của họ ở thành phố Garden Grove, phía Đông Nam Los Angeles và thấy một người đàn ông bị trói trên giường, máu chảy ra từ chỗ kín. Ông chồng lập tức được đưa đến bệnh viện và đã trải qua cuộc phẫu thuật khẩn cấp.

Các công tố viên quận Cam cũng cho biết, vụ án xảy ra sau khi có cuộc tranh cãi giữa bà Kiều và chồng, một người đàn ông 60 tuổi.

Cắn gần đứt tai chồng vì đòi "quan hệ"

Cô dâu người Việt, 29 tuổi, rất hoảng hốt khi người chồng 61 tuổi tên Chin Weng Seng, làm tài xế taxi ở thành phố Kuala Lumpur (Malaysia) đòi gần gũi, nên đã cắn vào tai chồng, sau đó ném lọ dầu vào mắt chồng và dọa sẽ cắt một số phần “nhạy cảm” của người đàn ông này trước khi bỏ đi.

Không những thế, người chồng tên Chin Weng Seng còn rất lo sợ mình đã nhiễm HIV từ vợ. “Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy bị nhiễm HIV để ngăn tôi chạm vào người”, ông Chin nói.

Ông Chin với đôi tai gần đứt và con gấu bông của người vợ.Ảnh: Daily Chilli

Ông Chin cho biết, ông chọn người phụ nữ này vì đây là người ưa nhìn nhất trong số những bức ảnh mà trung tâm mai mối cho xem; đồng thời ông phải bỏ ra khoản tiền tiết kiệm khoảng 5.700 USD để "mua" vợ. Thế nhưng, trong suốt 3 tháng kết hôn, ông Chin đã phải ngủ 7 đêm ngoài ga tàu điện vì vợ khóa trái cửa không cho ông vào nhà.

Cảnh sát phòng khiếu nại của Kuala Lumpur cho biết, sẽ cố gắng tìm ra người vợ Việt Nam, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành động đó, cũng như sẽ đòi lại tiền cho ông Chin từ công ty môi giới.

Bị bạo hành tình dục

Sang Hàn Quốc làm dâu, đêm nào cũng bị ông xã Chae Seung Byeong (39 tuổi) "đòi hỏi", rồi bị đòi bán gả cho người khác, cô dâu Việt Dương Thị Bích Phụng (22 tuổi, quê ở ấp Long Bình, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đã phải trốn khỏi nhà chồng.

"Tưởng con được sung sướng nơi xứ người, thế nhưng hai tuần sau khi Phụng đi, tôi nhận điện thoại của con gái báo nó bị đối xử tàn tệ. Chồng đêm nào cũng đòi quan hệ, lại quá hung hãn khiến Phụng bị đau và tìm cách né tránh", bà Đậm, mẹ của cô dâu Dương Thị Bích Phụng kể.

Cũng theo lời người mẹ này, con gái bà gọi điện về thổn thức cho biết do không hiểu tiếng Hàn nên khi bị chồng quan hệ làm đau, cô chỉ có thể ra dấu. Song, nhà chồng không hiểu, cho là cô dâu chống đối lại, không muốn cho chồng quan hệ. Vì thế, đến giữa tháng 7/2011, Phụng bị gia đình chồng dọa bán cho người khác để lấy lại tiền sính lễ. Ngày 25/7, bà Đậm rụng rời khi nhận được điện thoại từ nhà sui Hàn Quốc, báo là Phụng đã bỏ trốn, nên đòi trả lại 600 USD, rồi lạnh lùng cúp máy.

Có thể nói rằng, trên thực tế, rất nhiều cô dâu Việt ở xứ người đã không chịu được cảnh bạo lực tình dục, những trò quái đản trong quan hệ vợ chồng và những khác biệt về văn hóa phòng the... Một cô dâu Việt tại thành phố Busan (Hàn Quốc) tâm sự: “Trong số những đàn ông Hàn lấy vợ Việt có những người do bị bệnh bạo lực tình dục, vợ cũ là người bản xứ không chấp nhận nên mới ly dị. Ở đây, tôi từng nghe chị em tâm sự rằng nhiều ông chồng tìm cách quan hệ với vợ một cách quái dị như phim. Thậm chí, có cô còn bị mẹ chồng, chị chồng bắt quan hệ với chồng trước mặt họ để xem khả năng làm vợ của cô dâu Việt... Nhiều người chịu không được nỗi nhục, hổ thẹn nên đã bỏ trốn để làm lại từ đầu!”.

An Đông (BaoDatViet tổng hợp)

http://tapchihuongviet.eu/index.php/sc-khe-i-sng/i-sng/4897-bi-kch-phong-the-ca-co-dau-vit



VII.CHÀNG DƯỢC SĨ BÉO VIỆT KIỀU

(trích từ “Tìm Chồng”, của tác giả Dương Thùy Trân)

(LTS: đây chỉ là đoạn trích trong tiểu thuyết của tác giả DTT. Nhưng qua đoạn trích này chúng ta có thể hiểu được một phần của cuộc sống Việt Kiều trên đất Mỹ. Các bạn đừng vội đánh giá câu chuyện, mà chỉ tìm hiểu; vì câu chuyện nào cũng phản ánh một phần của thực tế) Trong vòng hai tiếng đồng hồ sau khi đăng ảnh tôi nhận được 60 email (đấy là cái ảnh mới có hở lưng thôi đấy nhé). Tôi thấy cũng hơi hoảng vì biết lấy đâu ra thời gian mà đọc và trả lời hết những lời giới thiệu và email này. Bố mẹ cũng biết chuyện tôi tìm chồng trên mạng.

Mặc dù rất lo lắng nhưng bố mẹ cũng chả dám cản. Vì bố mẹ chắc cũng nghĩ ân hận vì ngày 18, 20 trẻ trung rực rỡ lại cứ bắt tôi học toán giải tích với thống kê, học nói tiếng Anh và tiếng Pháp, bây giờ lại cứ nằng nặc giục phải lấy chồng, sao mà muốn nhiều thứ thế. Nếu muốn vậy, giá mà ngày xưa bớt chút thời gian học những thứ như “Nghệ thuật trang điểm” “Nghệ thuật lấy chồng” thì với đầu óc sáng láng, học một biết mười, biết đâu bây giờ tôi đã là vợ tổng thống hay tỉ phú chứ đâu có phải ngồi hì hục viết email thế này.

Vì không thể đọc hết được những email hàng ngày tràn ngập cái hộp thư, tôi thể theo nguyện vọng của bố mẹ ,ưu tiên những ứng cử viên người Việt. Người đầu tiên mà tôi lựa ra là một chàng dược sĩ người Nam . Anh sang đây từ năm hai tuổi, hiện giờ thì cũng khoảng 30, làm ở bệnh viện gần chỗ tôi ở nhưng nhà thì lại cách xa những hai tiếng, gia đình có 12 anh chị em, bố là bác sĩ, mẹ là giáo viên đã về hưu, là con út, các anh chị đều đã lập gia đình và ra ở riêng. Sau một khoảng thời gian email qua lại, tôi gửi anh số điện thoại riêng và chúng tôi nói chuyện qua điện thoại. Giọng của anh rất nhẹ nhàng khiến tôi có cảm tình.

Chúng tôi hẹn gặp ở một nhà hàng Tàu sau giờ làm việc. Nhà hàng Tàu này cao, rất rộng như một phòng tiệc lớn, có thể chứa tới hàng trăm người, nằm ngay ở con phố chính, phía bên kia đường là một siêu thị lớn bậc nhất thành phố, ngay ở trung tâm của khu các công ty, nên phần lớn khách hàng là công chức, ăn mặc chỉn chu. Khung cảnh bên trong khá đẹp và lịch sự, hai mặt là cửa kính nên có thể ngồi trong nhìn ra suốt đường phố, mặt trước dựng tượng hai con ngựa trắng khổng lồ gợi nhớ tới những chiến trận Trung Hoa xưa.

Chính giữa cửa hàng có một dãy bar tròn, những chai rượu cũng được xếp theo hình vòng cung tròn, dành cho những người đến ăn một mình hoặc ngồi chờ bàn trống, hoăc chỉ để uống và gặp gỡ bạn bè. Xung quanh là các bàn ăn. Nói là đồ ăn Tàu nhưng cả người phục vụ, người nấu bếp và người ăn chẳng có ai là người Tàu cả, thậm chí người Á Đông cũng thấy rất ít, phần lớn là người Mỹ trắng. Người phục vụ có tới hai phần ba là nữ, tuổi khoảng trên dưới hai mươi, phần lớn là người Mỹ trắng, tóc vàng mắt xanh, mặc quần âu đen với áo sơ mi, và trang điểm rất cẩn thận , dáng người rất thon thả gọn gàng, xinh xắn.

Nhà hàng này có điểm đặc biệt là bếp lớn đặt ngay ở một phía, nhìn ra phòng ăn lớn, nên khách hàng có thể quan sát xem đồ ăn được nấu thế nào. Đầu bếp toàn là đàn ông cao lớn khoẻ mạnh, người Mỹ trắng và người Mexico . Ở đây có những món nhiều người thích như khai vị xà lách cuộn với thịt gà băm nhỏ, ăn vừa mát ruột lại vừa lạ miệng, hay món tôm tẩm mật ong xào với lạc, thịt bò xào mềm kiểu Mông Cổ, món cơm rang thập cẩm, cơm cũng có hai loại, cơm nấu bằng gạo trắng và gạo nâu. Đồ ăn ở đây được chuộng vì ngon và ít chất béo, khung cảnh lại thích hợp cho cả ăn trưa và ăn tối.

Tôi cũng chẳng biết nó có thực là món Tàu chính cống không hay cũng bị thay đổi nhiều rồi cho hợp với khẩu vị người Mỹ nhưng cũng thấy dù không phải cao cấp nhưng nơi này đủ mức sạch sẽ và lịch sự, giá cả phải chăng và cái chính là lúc nào cũng đông nghìn nghịt. Như vậy rất tốt cho công cuộc hẹn hò từ trên mạng, vì khi gặp người lạ thì tốt nhất là gặp ở chỗ đông người. Khi thoáng nhìn thấy chàng Việt Kiều lần đầu tiên, tôi thấy hình dáng cũng giống như hình dung từ lời tả trên điện thoại.

Người thấp đậm, cao khoảng 1.68m, da trắng, mặc áo sơ mi, quần Âu, trông có vẻ bồn chồn chờ đợi. Anh nói bản thân cũng chưa hò hẹn thế này bao giờ. Khi chúng tôi ngồi xuống bàn ăn, có dịp nhìn kỹ, tôi mới giật mình. Anh ta thật là béo. Khuôn mặt béo ngang, thịt đầy cổ, cả khuôn mặt, mũi, miệng đều rất mờ nhạt, không rõ nét, rất khó nhớ và khó tả .

Tôi thấy chỉ có đôi mắt to, rất sáng, rất nhanh nhẹn, lông mi dài và cong, và nghĩ bụng: “Thôi thì cứ chịu khó nhìn vào mắt của chàng vậy”. Cuộc chuyện trò diễn ra khá trôi chảy, có lẽ do chúng tôi đã nói chuyện điện thoại trước đó, vả lại cả hai cùng là người Việt nên dễ hiểu nhau hơn. Lúc quay về, xe của cả hai đều bị tắc nghẽn trên đường ra khỏi nhà đậu xe lớn, nhiều tầng. Xuống xe, điều khiển giao thông. Tôi ngồi trong ô tô nhìn ra, thấy chàng dược sĩ đứng giữa mấy làn xe, đeo kính đen, người thâm thấp, tròn tròn, trông rất “Việt kiều”, hay là trông cũng giống mấy tay trong phim chưởng Tàu.

Tôi thấy buồn cười. Anh ta không hấp dẫn tôi về hình thức nhưng xem chừng là người khá thông minh, tháo vát. Chàng Việt kiều gọi điện lại cho tôi ngay sau buổi hẹn và chúng tôi tiếp tục gặp gỡ. Tôi phát hiện ra rằng chơi với người béo rất có lợi. Do khoái ăn nên họ biết rất biết cách ăn. Chàng chẳng du lịch, chẳng phim ảnh, chẳng thể thao, chẳng âm nhạc, chỉ khoái tìm những tiệm ăn ngon. Tôi cũng hơi ngạc nhiên về trình độ thưởng thức văn hoá khiêm tốn của chàng nhưng rồi tặc lưỡi. Con người ta có ai là hoàn hảo, mà gì chứ ăn thì tôi cũng khoái lắm. Tôi đang ở thời kỳ rất ham ăn ( chỉ tội không béo lên được).

Chàng cũng kinh ngạc về cái tài ăn uống của tôi. Thế là chúng tôi cứ gặp nhau là đi ăn. Cả hai đều thích đồ Việt Nam. Ăn phở chán, anh dẫn tôi đi ăn cá nướng ở khu Việt Nam. Ở đây có một khu trung tâm toàn là cộng đồng người Việt, khi bạn đến , bạn tưởng lạc vào một góc phố nào đó ở Sài Gòn. Người sống ở khu này không cần biết tiếng Anh, vì người bán, người mua, hàng hoá, tên tiệm đều bằng tiếng Việt. Các cô gái Việt ở khu này thì xem chừng chia làm hai loại, một thì tóc dài đen cặp sắt áo sơ mi, trang điểm và phong cách khá quê mùa, loại thứ hai nhuộm tóc xanh đỏ tím vàng, lông mày cạo nhẵn rồi vẽ lên, đi guốc rất cao mặc hở bụng hay hở ngực, trông thì có vẻ đua đòi hơn là thanh lịch gợi cảm.

Ngoài ra, cảm giác chung của tôi về khu phố này là rất đông, rất bẩn, rất lộn xộn, đầy sức sống, rất ngon, và rất rẻ. Tiệm cá nướng mà chàng dẫn tôi tới nằm hơi xa trung tâm một chút , khá rộng, nhưng thiết kế theo kiểu nào đó mà tôi thấy hơi tối, trang trí khá sơ sài. Nhìn quanh, tôi cứ thán phục mãi là những bác phục vụ già len lỏi được giữa lối đi hẹp tí giữa các dãy bàn sin sit lẫn nhau ấy. Các tiệm ăn Việt Nam có đặc điểm là người phục vụ phần lớn đàn ông đã khá lớn tuổi, vì có lẽ chị em phụ nữ đi làm móng tay hết cả.

Tiệm có một cái thực đơn dày như một quyển từ điển và đặc chữ là chữ ( với cơ man lỗi chính tả), thôi thì không chỉ có cá nưóng mà còn có đủ các loại hải sản trên đời, kể cả nghêu, sò , ốc, hến, lươn, trạch. Tôi ngồi lẩm nhẩm mãi vẫn không đọc hết , nên mãi vẫn không quyết định được là nên ăn món nào. Anh bảo: - Ở đây có món cá nướng cuốn gỏi là ngon nhất. Anh trai của anh lấy vợ Campuchia, mà mỗi lần đến sang đây thăm gia đình, chị ấy đều đòi đi ăn món cá nướng này. Để anh gọi em thử nhé. Cá nướng đúng là ngon thật. Họ nướng thế nào mà da cá thơm và giòn mầu nâu vàng. Tôi đoán họ quết một chất gì lên làm da cứng hơn, sau đó cuộn vào giấy nướng rồi cho vào lò.

Nhưng tôi vẫn nghĩ mãi chưa đoán ra là làm thế nào để khử hết mùi tanh. Còn chàng dược sĩ thì chả đoán già đoán non gì cứ ngồi tì tì chén và đẩy đĩa về phía tôi: - Em ăn đi, cái phần này ngon lắm, ăn đi kẻo nguội. Cá nướng cuộn với bánh tráng thêm các loại rau thơm, giá, dứa, cà rốt làm chua, chấm với mắm nêm pha tỏi và chanh, ngon tuyệt trần. Tôi thấy tinh thần sảng khoái hẳn lên, thấy cái sự vụ tìm chồng này cũng không đến nỗi nào.

Tấn công món cá nướng xong, chúng tôi ngồi nhìn nhau cười hỉ hả. Chàng lại dụ: - Mình đi ăn chè đi. Ở gần đây có một tiệm chuyên bán chè ngon lắm. Đó là một tiệm bán đủ các loại chè trên đời, chè cốm, chè ngô, chè xôi, chè đậu xanh, chè đậu đen, chè bí…, tôi chỉ nghe thôi đã thấy nước dãi chảy đầy miệng vì thèm, $1/ 1 cốc, tha hồ mua.

Tiệm này nhỏ thôi và chỉ bán chè cho người tới đem đi chứ không ngồi lại ăn, vậy mà lúc nào cũng đông khách xếp hàng vì chè rất ngon. Tôi chọn chè đậu xanh( nên sau này mỗi lần tới thăm tôi anh ta lại mang cho tôi chè đậu xanh với nước cốt dừa) Dù vào tiệm Việt nhưng cả hai chúng tôi đều nói tiếng Anh.

Chàng không nói được tiếng Việt. Tôi mặc dù nói được nhưng cũng chả dám thò ra từ nào vì giọng Bắc, người phục vụ chủ yếu người Nam, nghe giọng Bắc không được rõ lắm và đặc biệt là không ưa người Bắc. Giọng của tôi thì rõ ràng là giọng Hà Nội ngọt ngào như ca sĩ Thuý Vân (theo lời bình luận của một người bạn), thế mà đã không được cảm tình thì chớ, nhẹ thì bị người ta lườm, nặng hơn nữa thì chả hiểu người ta cho cái gì vào đồ ăn của mình.

Nhưng nếu dùng tiếng Anh thì nhiều khi người phục vụ cũng không hiểu vì họ chỉ biết tiếng Việt. Nên nhiều khi, tôi chỉ cười thật tươi và chỉ số đồ ăn, kể ra cũng không được tiện lợi lắm. Có điều đồ ăn thường là ngon và rẻ nên tôi cũng chả nề hà gì mấy cái chuyện cỏn con. Tôi nhắc lại với các bạn là chàng rất thích các loại ẩm thực, vì thế mà đồ ăn là cách biểu lộ tình cảm của chàng chăng. Mỗi lần tới thăm, chàng cũng đem đủ các món ăn vặt từ chè đậu xanh tới vải thiều. Có một lần, chàng lái xe hai tiếng xuống thăm chỉ để đưa cho tôi một túi thịt lợn quay.

Tôi đã từng được tặng nhiều thứ từ đồ trang sức, đồ trang điểm, nước hoa, quần áo, vé máy bay, đến sách, truyện, thơ, khung ảnh, búp bê, gấu bông, hoa hồng, thậm chí cả sỏi, thế nhưng chàng dược sĩ là người đầu tiên bê thịt lợn quay đến nhà tôi. Mối tình ăn uống của chúng tôi xem ra cũng phát triển khá bình yên. Tôi không hẳn là rất thích chàng nhưng cũng có một chút cảm tình vì xem ra chàng thực sự nhiệt tình với tôi, bởi đi làm 6 ngày một tuần nhưng chủ nhật được nghỉ lại lái xe hai tiếng tới thăm tôi. Điều này làm tôi thực sự cảm kích vì tôi biết một ngày nghỉ cuối tuần quí giá đến mức nào với những người đi làm. Vả lại, những lời chàng tâm sự lúc đầu nghe thật cảm động khiến tôi cũng thấy xuôi xuôi.

Chàng bảo chàng hay dọn dẹp nhà cửa, sau này nhất định rửa bát cho vợ, lại ưa đọc sách nâng cao trình độ trên đường đi tàu tới nơi làm việc. Chàng tô vẽ trước mắt tôi hình ảnh một anh rất chăm chỉ, ngoan hiền. Cho đến một lần nói chuyện khiến tôi bắt đầu ngờ ngợ về bản chất của chàng. Buổi đầu nói chuyện, chàng tâm sự: - Nhà anh ở bên bờ biển, hai tầng, ở một mình cũng buồn. Sau đó, một lần, tôi chợt hỏi thế bữa trước em gọi điện không gặp anh. Chàng bảo: - Anh đưa mẹ đi chợ. - Ủa, sao anh nói anh ở một mình? – Không, anh ở với mẹ. Em biết không, anh chuyển từ xứ lạnh sang đây vì bố mẹ anh ta già rồi, phải ở nơi nào ấm áp. - Vậy à.

Tôi thầm thắc mắc, sao chuyện ở với mẹ cũng phải nói dối, nhưng thấy cũng chưa có gì lớn, nên bỏ qua. Rồi một lần khác, tôi hỏi: - À, thế ngày mai anh xuống chỗ em được không? - Không, anh phải đón cô em họ ở chỗ làm về - Em họ anh? Sao em chưa nghe kể bao giờ? - À, ừ, em họ anh ở cùng anh. - Em họ sao không ở với bố mẹ cô ấy mà ở cùng anh? - Ồ, bố mẹ cô ấy ở VN. - A, vậy là em sang đây đi học à? - Ừ, vừa học vừa làm. - Sao mấy bữa trước anh không phải đi đón em họ? - À, anh trai anh đi đón. - Anh trai anh cũng ở gần nhà anh à?

- Không, anh trai và chị dâu ở cùng anh. - Ồ, sao em chưa nghe anh nói bao giờ. Vậy nhà anh chắc rộng, có mấy phòng? - Nhà có năm phòng, vợ chồng ông anh một phòng, còn lại bốn phòng cho bố, mẹ, anh, và em họ. - Ủa, sao bố mẹ anh không ở cùng phòng? - A… Ờ.. mẹ anh bị bệnh nên phải ở riêng. - Sao anh ở cùng bố mà em không nghe nhắc bao giờ vậy? - Bố anh đang ở Việt Nam . - Bố anh về chơi lâu chưa? - A, cũng gần 6 tháng rồi. - Sao ở lâu vậy? - À, bố anh ở Việt Nam là chủ yếu, sáu tháng mới qua lại một lần rồi lại về Việt Nam

- Vì vậy mà bố mẹ anh không ở cùng nhau à? - Ừ, bố anh có tính trăng hoa, xưa là bác sĩ toàn dính líu tới y tá, gia đình một tay mẹ anh lo hết. Giờ về VN ở với ai đó. - Vì vậy mà bố mẹ anh ở riêng phòng? - Ừ.. - Nghĩa là không phải vì mẹ anh bị bệnh. - Không. Nỗi nghi ngờ lớn dần trong tôi về tư cách của chàng dược sĩ, nói câu trước mâu thuẫn câu sau.

Vì vậy, tôi càng động viên chàng đưa tôi tới thăm nhà vì tôi muốn xác minh lại những gì chàng kể cho tôi nghe. Sau nhiều lần hẹn hò, cuối cùng chúng tôi cũng tới nhà chàng khi không có ai ở nhà. . Đó là một căn nhà khá rộng rãi, nằm ở một thành phố biển, tôi thấy cũng không có gì đặc biệt ngoài việc khu xung quanh có vẻ là một khu thuộc tầng lớp cao. Khi chúng tôi vừa bước ra khỏi nhà, chuẩn bị đi thì một chiếc ô tô đỗ xịch trước cửa. Tôi thấy một thanh niên rất gầy, một cô gái nhỏ, và một người đàn bà gầy, nhỏ mà tôi đoán là mẹ của anh dược sĩ. Người đàn bà có vẻ khắc khổ, xách mấy túi đồ đi chợ từ trên xe xuống.

Cả ba người đều nhìn tôi lạ lùng và không thân thiện, và nhìn anh có vẻ như không bằng lòng. Tôi định tới chào nhưng anh béo lập tức kéo tôi đi. Trên đường về, tôi hỏi: - Đó là mẹ, anh trai, và em họ anh à? - Ừ, mẹ anh mới đi chợ về. Thấy anh có vẻ không muốn nói tiếp về đề tài đó, tôi chuyển hướng: - Khu nhà của anh bên bờ biển chắc là đắt tiền. Với giá cả hiện nay, có lẽ cũng gần triệu đô. - Ừ, ở biển bao giờ cũng đắt. - Anh mua nhà lâu chưa? - Cũng được vài năm thôi. - Vậy anh mua nhà khi chưa ra trường? - Ừ, chỉ số vay nợ của anh rất tốt, nên được vay tiền mua nhà - Em tưởng chưa có thu nhập thì khó vay được một món tiền lớn như vậy?

- Ồ, đúng vậy, anh trai của anh đứng tên vay với anh nữa - Anh trai mà em vừa nhìn thấy ấy à? - Không, người anh khác đang là bác sĩ phẫu thuật ở Texas . - Vậy anh trai cũng sở hữu căn nhà cùng anh? - À, ờ, các anh chị khác cũng góp tiền đặt cọc nữa. - Vậy nhà của cả nhà chung chứ không phải của anh, nhưng anh trai anh và anh đứng tên trả nợ. - A, đúng vậy, em thật thông minh. A ha, tôi thầm nghĩ : “ Vậy là từ xưa tới nay, anh độc nói dối. Nói dối là một việc bất đắc dĩ, sao anh chàng này lại nói dối trơn miệng những việc không đáng nói dối như là ở với ai, nhà của ai? Mà xem chừng thái độ của anh và của gia đình anh đều có vẻ không bình thường. Chắc chắn có một điều gì lớn anh đang giấu diếm.”

Tôi quyết định thử , nên nói: - Anh ở xa vậy, mỗi ngày đi làm bốn tiếng cả đi cả về, sao không chuyển xuống gần chỗ làm và gần em hơn? - A, anh khó mà chuyển được, vì anh sẽ phải trả tiền nhà ở trên kia và trả tiền thuê nhà dưới này. - Vậy thì anh nói với anh trai là không muốn đứng tên nhà nữa, tự mua nhà riêng mình có phải tốt hơn không? - Anh cũng nói rồi nhưng gia đình anh không đồng ý cho anh tách ra. - Ồ, vậy thì anh cứ chuyển ra đâu ai cản anh được? - Anh trai dọa sẽ tố cáo anh nếu anh làm vậy. - Tố cáo? Trời, anh làm chuyện gì mà sợ bị tố cáo? - À.. Ờ.. Hiện giờ anh chưa thể nói được. - Chuyện liên quan đến gia đình à? - Ồ, chả có chuyện gì đâu. Tối nay mình đi xem phim đi.

Tôi cảm thấy toàn thân như run lên vì khinh ghét. Tôi ghét nhất là thói nói dối quanh co. Tôi còn nhiều việc phải làm hơn là ngồi đoán xem câu nào anh ta nói thật, câu nào nói dối, nên tôi thấy bao nhiêu cảm tình của tôi dành cho chàng Việt kiều đều dần dần cạn hết. Tôi chỉ mong rũ khỏi mối quan hệ này thật nhanh vì thấy con người này dứt khoát không thể tin đươc, càng không thể cùng tôi đi tiếp quãng đường đời. Sau khi về tới nhà, tôi gọi điện nói với rằng không muốn tiếp tục gặp gỡ vì anh không thành thực với tôi. Anh ta cũng không gọi điện lại vì biết rằng không thể đáp ứng điều kiện nói ra sự thật mà tôi đưa ra.

Thật ra, tôi đưa ra điều kiện đó vì tôi nghĩ anh không thể đáp ứng được. Tôi tưởng thế đã là xong nhưng hai tháng sau, vào một hôm trời tối, tôi ra khỏi công ty muộn, đi tới chỗ để xe, chợt nghe tiếng ai gọi, hoá ra là chàng dược sĩ. Anh ta khóc ròng trong xe ô tô khi ngoài trời mưa như trút nước. - Anh gọi điện cho em nhưng em đã đổi số điện thoại nên tới công ty tìm em. - Em đã nói hết từ lần cuối chúng ta nói chuyện rồi. Anh còn tìm em làm gì nữa.

Tôi bực mình. - Anh đang giải quyết dần những việc rắc rối mà anh dính vào. Chuyện bí mật ngày xưa anh không thể nói cho em, đó là.. - Anh không cần phải nói cho em đâu. - Không, anh muốn cho em biết. Người em họ mà em gặp đó… trên giấy tờ, là … vợ anh. - Ối! - Ử, anh làm thủ tục cưới giả để đưa cô ấy từ Việt Nam qua đây. Cho nên anh còn nhiều ràng buộc. Anh trai anh lại dùng việc này để dọa anh, buộc anh phải tiếp tục đóng góp trả căn nhà.

Tôi lặng người đi vì kinh hoàng, choáng váng. Vậy là tôi về danh nghĩa, từng đi lại với một người đàn ông có vợ mà không hề biết. Và tôi muốn nói to lên rằng: ” Anh kể cho tôi làm gì cơ chứ. Tôi đâu còn quan tâm “. Nhưng có lẽ đó là cố gắng cuối cùng của anh Việt kiều để lấy lòng tôi. Anh ta thật là ngốc. Anh ta không biết rằng lòng tôi đã rất chán ghét con người hời hợt và ghê tởm sự dối trá của anh ta. Tôi dứt khoát ra khỏi xe, đóng cửa lại.

Anh ta vẫn khóc ròng. Trời vẫn mưa như trút nước. Tôi sang xe mình,ngồi xuống, giũ nước mưa ra khỏi tóc và nổ máy xe. Tiếng máy nổ giòn át tiếng mưa. Tôi biết rằng con người ấy đã bị xóa khỏi thời hiện tại của tôi. Tôi chỉ còn nghĩ tới những việc phải làm xong nhanh để có dành thời gian đọc tiếp những email mà tôi chưa mở. … Tất nhiên, câu chuyện này vẫn còn để lại những cảm giác khó chịu trong lòng. Và có những lúc tôi thầm ước, giá như mà ta có thể bấm nút Xóa một bộ phận nào đấy của trí nhớ khi có những điều xảy ra trong cuộc đời mà ta thực sự muốn quên...
http://laychongvietkieu.wordpress.com/2011/08/22/chang-d%C6%B0%E1%BB%A3c-si-beo-vi%E1%BB%87t-ki%E1%BB%81u/


No comments: