Wednesday, February 8, 2012

DU LỊCH VIỆT NAM II


DU LỊCH VIỆT NAM
PHẦN II
SƠN TRUNG
sưu tập

VIỆT KIỀU



BÀI I. Sài Gòn và miền Nam
sau 32 năm dưới chế độ CS?

- Nguyễn Văn Trấn
12.09.2008 | In ra | Đóng cửa sổ này

Sài Gòn và miền Nam sau 32 năm dưới chế độ CS? - Nguyễn Văn Trấn

Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ - ghi lại một cách trung thực.
Tôi thấy bộ mặt Sài gòn đổi mới với:Những khách sạn 5 sao, 4 sao lộng lẫy. Đổi mới với những nhà hàng "vĩ đại" trên các tuyến đường du lịch. Với những trung tâm "thư giãn" sang trọng, quý phái cỡ câu lạc bộ Lan Anh. Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century Hà Nội. Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỹ, giáo sư Mỹ, chương trình học của Mỹ, giảng dạy bằng tiếng Mỹ - học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỹ - 600US$ đến 1000US$/tháng. (Giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con?). Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử "đỏ", các nhà giàu mới - thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau, và các quan chức đỏ đô la đầy túi. Họ đến đây để "thư giãn", uống rượu, đánh bạc, cá độ và tìm gái. Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP, XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỹ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XO. Vụ MPU.18 cá độ hàng triệu US đô la đã bị phanh phui là một thí dụ cụ thể. Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử, và tiểu thư con các quan chức lớn, nhảy đã rồi... "lắc" suốt đêm, vài hôm sau - đâu cũng vào đó...

Tôi cũng thấy Sàigòn - người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự. Ở xa xa, có cái trông giống như chiếc hộp quẹt, nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại. Vật liệu nhập cảng đắt tiền. Nhà trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi xỉ vô duyên, lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường.

Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiễm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ, ngày đêm đinh tai nhức óc, và 3.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa kể đến xe hơi. Và hệ thống cống rãnh lạc hậu, mỗi khi trời mưa lớn nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa. Hệ thống đổ rác còn lạc hậu, không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 8.000.000 dân nhung nhúc như kiến. Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ, hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể. Máu kinh tế Việt Nam bị loãng ra.

Nhưng chế độ xã hội chủ nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoảng chừng 1000 đô la Mỹ... chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt... Thuốc lá và bia - bia nội, bia ngoại - có đủ... Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt ở Sài Gòn. Đảng viên, cán bộ - giai cấp thống trị - nhậu... Già nhậu, trẻ nhậu... con nít cũng tập tành nhậu.

Hút thì khỏi nói... Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm thống trị - đã lột xác - không còn quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5, Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút - thậm chí con nít 9, 10 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá. Các hãng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng, nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mốc mốc, không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê lên tỉnh.

Tôi còn thấy Sài gòn với hiện tượng "tiếm công vi tư" lộng hành, ngang ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê. Chưa thỏa mãn - ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng.

Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy. Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gỡ của 2 đường Nguyễn Trãi và Lê Lai cũ, ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ. Còn nhiều, rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhãn ở khắp Sài Gòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể: Một công thự tại vườn Tao Đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên giám đốc công viên Tao Đàn) - mặt tiền ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ) - bèn có màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du, trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn mỹ kim - ngon ơ!

Tương tự như vậy - ở góc đường Thành Thái và Cộng Hòa cũ, trước sân nhà của ông Hiệu trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 - phố thương mãi, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mãi bên hông trường Trương Minh Ký, đường Trần Hưng Đạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng. Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ - bây giờ là Câu lạc bộ Lao Động - nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo, giày vớ thể thao... buôn bán ầm ĩ, náo nhiệt suốt ngày. Công an chiếm đất công, xây nhà tư.

Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn. Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai? Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ rệt hơn: "... Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng. Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng sao?" ("Nhật ký Rồng rắn" của tướng Trần Độ).

Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu cứt ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất. Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Tự Do... những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng "khẩu trang", găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay trên đường phố. Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi nylon, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống.

Những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường, những anh phế binh cụt tay, cụt chưn, lê lết trên một miếng ván gỗ đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình), những em bé mặt mũi lem luốc đang bươi những đống rác để lượm các bao nylon, lon coca, chai bia đem về bán... hay những em bé rách rưới lang thang trước những tiệm ăn chờ khách ăn xong nhào vô bưng tô súp cặn húp vội đỡ lòng, còn những trẻ khác - mắt láo liên trông chừng công an, tay chìa chiếc hộp, làm dấu mời khách đánh giày - những em bé gái đang hì hục đẩy khách lên đồi cát bằng miếng ván có gắn bánh xe ở "Đồi cát bay" Phan Thiết. Hỏi "sao em không đi học"? - Trả lời: "Nhà không đủ cơm ăn, con làm cái nầy để kiếm thêm cơm ăn”.

Nhiều bà mẹ nhăn nhó ôm thằng bé mặt mày xanh lét, không còn chút máu, chờ suốt buổi sáng trước tiếng quát tháo ầm ĩ vẫn chưa tới phiên mình vào bệnh viện chữa trị cho con. Nghe nói mấy năm trước đây có nhiều bà mẹ đứng trước bệnh viện Chợ Rẫy chờ bán máu mình để qua cơn đói khổ ngặt nghèo như nhà văn Trần Trung Đạo đã mô tả. Lại nghe một bệnh nhân đứng cạnh đó, cũng chờ đến lượt mình, than thở: "Ở đây là vậy đó ông ơi! Chữa bệnh phải có tiền - trước nhứt phải qua cửa - lọt qua cửa thì còn nhiều khâu - khâu nào cũng phải chìa tiền. Muốn sống - phải có tiền. Chết cũng phải có tiền".



Bộ mặt Sài gòn "đổi mới" bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền trang trí cây cảnh như một mảng vườn thượng uyển của vua chúa ngày xưa, những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố... nhiều người chóa mắt, choáng váng, cho là "Việt Nam bây giờ tiến bộ quá".

Riêng phó thường dân tôi tự nghĩ: Như vậy có phải là tiến bộ không? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt: Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng... Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê của báo The Economist - bằng: 555 US $ năm 2007 (Hà Nội bốc lên 730 US $) chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh. So với các nước láng giềng: Thái Lan: 2550 US $ - Phi luật Tân: 1040 US$ - Nam Dương: 1160 US$ - Tân gia Ba: 24840 US$. (The Economist World, năm 2007 - p.158, 176, 238).


Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu đặt câu hỏi: Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn, vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia? - thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên CSVN (tại chức hoặc giải ngũ), hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê - giai cấp giàu có bây giờ là ai? giai cấp địa chủ là ai? Có phải là do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có?


Hiện tượng người Bắc XHCN chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mại quan trọng ở Sài Gòn - khống chế mọi lãnh vực trọng yếu ở miền Nam: Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng "đánh Tây, đuổi Mỹ" - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do trước 75) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của Sài gòn


Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn và các khu phố sầm uất nhứt vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc cộng sản - từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong - cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Đắc, Phạm thị Trước... hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cất lại, nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v.v.. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ


Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN. (Tất nhiên là vợ con, thân nhân cán bộ lớn). Những cô gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra). Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - với vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc...


Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên... mà người dân thường có nhà cửa phố xá cũng đều bị "giải phóng" ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách: Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xả tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung rồi chủ nhà chịu không nổi phải bỏ đi, đổi tiền để vô sản hóa người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê... Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào "mua" nhà Sài Gòn với giá gần như cho không và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Sài Gòn



Mang xe tăng T.54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên "xẻ dọc Trường Sơn" bằng máu, nước mắt và xác chết... vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là "giải phóng" nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Sài Gòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi thủ đô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực.

Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc. (Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn Tấn Dũng đang du học Mỹ là trường hợp điển hình). Như vậy hành vi nầy gọi là gì? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với lương tâm thuần lương của mình - các ông tự gọi mình đi. Đến thời "mở cửa" - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn gấp bội.

Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương - đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đường sá, xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỹ tiền tệ quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt.

Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn no bóc ké. Nhiều công trình vừa xây cất xong đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu.

Một thí dụ điển hình: Một bệnh viện gần chợ "ủ cua" Long Hồ - quê hương của Phạm Hùng - nước vôi còn chưa ráo đã muốn sụp. Hiện đóng cửa không sử dụng được. Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mãi ở những khu thương mãi quan trọng nhứt - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử. Trong khi dân chúng miền quê - nhứt là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt. Giàu thì giàu quá sức.

Nghèo thì nghèo cùng cực. Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời "Bắc thuộc" - "Năm Bắc thuộc thứ 2: Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh. - Năm Bắc thuộc thứ 6: Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán. - Năm Bắc thuộc thứ 12: Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười."


Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi. Bộ Mặt Thôn Quê Miền Nam Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi, mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 32 năm dưới chế độ cộng sản. Để được trung thực - người viết ghi những điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua. Thôn quê miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện.

Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối. Đường xá có tu sửa phần nào. Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn (đường xóm Cái nứa, Cái chuối xã Long Mỹ VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. "Cầu tre lắt lẻo", cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ). Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái bè, Cái răng) nay không còn thấy nữa. Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn.

Tương tự như vậy - dọc theo bờ sông Long Hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất xen kẽ những mái lá bạc màu. Vùng Trà ốp, Trà cú (Vĩnh Bình), chợ Thầy Phó (Vĩnh Long) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi Hai bên đường xe chạy từ Mỹ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa, hàng quán dầy đặc, động cơ ồn ào, người ta chen chúc.

Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở. Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất... hoặc thụt sâu vào trong, không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai oằn, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu, vườn mận Hồng Đào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương. Dưới sông - từ kinh Vĩnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang - hai bên bờ toàn là nhà sàn, phía sau chống đỡ sơ sài bằng những trụ cây tràm.

Mỗi nhà hoặc 2, 3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau. Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống, phóng uế - cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi. Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá Basa, cá điêu hồng v.v.. ở dọc bờ sông khá dài. Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh. Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tiền và sông Hậu - người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỹ A, chèo ghe tam bản, bơi xuồng như thời trước 75 nữa.

Hỏi một ông già tên Ph. tại Cái Răng, được trả lời:
"Đi lấy Đại Hàn, Đài Loan hết rồi ông ơi!" Tôi hỏi thêm: "Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập... các cô gái nầy không sợ sao ông? - "Biết hết - mấy cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Đại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch. Cô khác thấy vậy ham. Phần nghèo, phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may." Câu chuyện gái Việt lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan hiện không ai là không biết.

Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Đinh Hợi - trong bài: "Nỗi đau từ những con số"- có nói đến số phận của 65000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Đài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng do tờ báo nầy viết: "Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô gái đang "bày hàng" để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến lượt mình" Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007, viết: "Hơn 60 cô gái, tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển.

Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỷ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái. Dịch vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong vòng nửa tháng mà công an đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện. Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm". Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn Tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ: Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học, để lần lượt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm, được anh trả lời: "Đó là những người con gái đi lấy chồng Đài Loan và Đại Hàn.

Hàng bên trong là những người đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng. Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa". Tôi nhìn kỹ các cô gái nầy tuổi rất trẻ khoảng chừng 18 đến 20... đứng cặp với những anh Tàu già sồn sồn - có một người tàn tật.

Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn mặc và nghe họ nói chuyện - tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Đây là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề. Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức "môi giới hôn nhân lậu" - sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái, nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mãi dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma Cau... để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục, các cô gái làm điếm, hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ.

Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An. Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhãn xảy ra hằng tuần - thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh, quận 11, Sàigòn. Cho dù chánh thức hay lậu, hậu quả cũng gần giống nhau. Chánh thức thì có giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí. Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An. Hậu quả giống nhau, nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Đài Loan, Đại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn - ban ngày làm nô dịch, ban đêm phục vụ tình dục, rồi bán vào động mãi dâm lấy tiền gỡ vốn lại. (Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Đài Bắc là một bằng chứng).

Còn lậu thì... bán thẳng vào ổ điếm. Biết bao nhiêu thảm cảnh, biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại. Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu đã từng lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa lời! Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập nầy khi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn không?

Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt? Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con gái này thật sự là họ tự nguyện. Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện, hối lộ để được giới thiệu.

Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn? Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp. Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển cận như sau: Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt, chương trình công nghiệp hóa, đô thị hóa bừa bãi, không được nghiên cứu cẩn trọng, đất đai canh tác bị thu hẹp. Dân số gia tăng. Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào, nông dân miền Nam thiếu đất canh tác.

Các cô gái miền Tây quẫn bách vì không có việc làm kinh niên - cuộc sống vô vọng mịt mờ - có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng nhiếc, đay nghiến khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có chồng Đại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ.Và cũng vì hấp thụ một nền giáo dục của chế độ CS (sinh sau 75), những người trẻ tuổi không có ý niệm về luân lý đạo đức cũ..., thang giá trị bị đảo lộn nên họ không đặt nặng danh dự, sĩ diện như thời trước... Do vậy - khi bị dồn vào đường cùng, họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chân...

Nhưng động lực chánh là nghèo.
Nghèo... Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Đại Hàn và Đài Loan... là để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực, vô vọng không lối thoát. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa lúa nuôi sống cả nước - sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy, nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)?

Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê CS Việt Nam - thì tỷ lệ ĐBSCL năm 1998: ĐBSC: 37%. ĐBSH: 29%. Năm 2002: ĐBSCL: 13 %. ĐBSH: 9%. (Nhà x.b Thống kê - Hànội, trang 13 - LVB trích dẫn). Dù theo tiêu chuẩn nào: tiền tệ (tính bắng tiền hay bằng gạo) - mức sống (bao gồm lương thực, nhà ờ, mức sống văn hóa) - ĐBSCL vẫn nghèo hơn ĐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hóa. Đó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học.

Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt, nghe tận nơi của người viết: Cái nghèo ở Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau, ăn bữa sáng lo bữa chiều - cái nghèo của một nông dân, nhà dột nát, khi trời mưa lúc ban đêm không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà, phủ cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc...

Cái nghèo của một người đi mượn tiền, mượn gạo tới ngày hẹn không tiền trả. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ, mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa, mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân. Tục ngữ bình dân có câu: Ít ai giàu 3 họ, khó 3 đời. - Có. Tôi quen biết ông Sáu S. làm nghề chài lưới ở sông Long Hồ. Đời con là anh Tư Te tiếp nối nghề nầy: nghề đi nhủi tép. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay (2007) tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch. Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te.

Đời ông nội - nghèo! Đời cha nghèo! Đời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó. Cộng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo - không đổi đời cho người nghèo thành giàu được. Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo. Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác - còn công nghiệp không có khả năng biến nông dân thành thợ thuyền, trong khi dân số lại gia tăng quá tải. Cho nên thất nghiệp không thể tránh. Nghèo là hiện thực. Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong một bài phổ biến trên mạng, viết: "Nông dân đã nghèo, đất đã kém đi, nhưng mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn, lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m vuông đất thì lấy gì mà giàu có được?".

Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa. Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Đối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt cầm lồng đèn đỏ đi sau... Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia, để tài trợ các chương trình y tế, giáo dục - các chương trình tạo công ăn việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rỗng tuếch?

Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền địa phương - theo lệnh Đảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả, chiếm nhà dân một cách bạo ngược. Lòng dân phẫn uất, kêu la than khóc. Oán hận ngút trời xanh! (19 Tỉnh miền Nam đã biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàgòn). Như vậy có gọi là phát triển không? Kết Luận - 32 năm nhìn lại: Người ta thấy miền Bắc đã "giải phóng" dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. "Giải phóng" miền ĐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ

. "Giải phóng"quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển..."Giải phóng" phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm "vợ nô lệ", đi làm điếm ở Kampuchia, TháiLan... - 32 năm nhìn lại: Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2003) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con vật ở Singapour (2005). Chỉ trong năm 2005 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNICEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam). - 32 năm nhìn lại:

Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L''expresse ngày 29-8-2002: "Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở đó". - 32 năm nhìn lại: Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc. Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước.

Một đảng viên kỳ cựu của chế độ Cộng sản đã lên tiếng cảnh cáo: "Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu". Nguyễn Văn Trấn

http://vietnameseutah.org/modules.php?name=News&file=print&sid=129

BÀI II. VIỆT KIỀU ANH QUỐC VỂ ĂN TẾT

Mất một tiếng đồng hồ chờ đợi mới nhận đủ hành lý, một Việt kiều Anh quốc từ sân bay Nội Bài về lại nhà ở Hà Nội mới hay vali bị bẻ khóa, nhiều món đồ đã “không cánh mà bay.”Khổ chủ là bà MN sáng 25 tháng 12 cho VNExpress biết sự việc xảy ra cách nay một tuần lễ tại phi trường Nội Bài.

Bà từ London trở về Hà Nội thăm nhà mang theo hai vali lớn không kể chiếc túi xách mang vai.Cuộc hành trình kéo dài 11 tiếng đồng hồ đưa bà MN đến Nội Bài. Chờ hơn một tiếng đồng hồ, bà MN mới nhận lại được hai chiếc vali. Về đến nhà xem lại, bà MN tá hỏa khi thấy một chiếc bị bẻ mất khóa. Một số quà gồm hai chiếc đồng hồ đeo tay và ba gói mỹ phẩm cùng một số quần áo hàng hiệu đã biến mất.



Chuyển hành lý máy bay. (Hình: VNExpress)

Ði khiếu nại với công ty dịch vụ sân bay, bà MN mới hay rất nhiều hàng hóa bị mất trộm trên chiếc máy bay của hãng Vietnam Airlines từ London đến Nội Bài ngày hôm đó. Trong số các nạn nhân của nạn “chôm chỉa” này có một cán bộ cao cấp của ngành hải quan. Ông này bị mất nhiều món hàng đắt tiền đã mua để tặng vợ và người thân.

Ông cán bộ chỉ lắc đầu thú nhận rằng sân bay Nội Bài thường xảy ra các vụ mất mát hàng trong hành lý của khách ký gửi theo chuyến bay.Theo VNExpress, một viên chức lãnh đạo hãng Vietnam Airlines cũng bị mất trộm hai máy vi tính xách tay để trong valise cách nay không lâu. Ông này thú nhận rằng ông không thể tưởng tượng được có một ngày chính mình là nạn nhân của nạn ăn cắp hàng hóa trong hành lý mà thủ phạm có thể không ai khác hơn là nhân viên thuộc quyền.Ngay sau khi vụ mất trộm hàng đựng trong hành lý mới nhất xảy ra tại sân bay Nội Bài, VNExpress cho hay giới chức thẩm quyền đã lập tức khuyến cáo mọi người “không nên để hàng có giá trị trong hành lý ký gửi.”Cũng theo VNExpress, ngoài nạn trộm cắp hàng mà người ta nghi ngờ do các nhân viên phục vụ mặt đất thực hiện, còn có nạn thất lạc hành lý mà không biết bao giờ mới tìm lại được.

Ðặc biệt vào dịp Tết, số chuyến bay đến Việt Nam dầy đặc và hành khách nhập cảnh quá đông, tệ nạn thất lạc hành lý xảy ra liên tiếp tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.Cách nay hai năm, một Việt kiều bị một Việt kiều khác “cầm nhầm” valise trên băng chuyền qua máy soi.

Hai tháng sau, ông này mới tìm lại được kiện hàng bị thất lạc sau thời gian mệt mỏi kiếm tìm, khiếu nại lung tung.Có người cho rằng vì cửa ngõ hàng không không có người kiểm soát thẻ trước khi hành khách ra khỏi sân bay là nguyên nhân dẫn tới nạn thất lạc hành lý.

Tuy nhiên, nhiều người phản đối lập luận này cho rằng không có sân bay nào trên thế giới kiểm soát thẻ hành lý ở cửa ra sân bay.Vấn đề đáng nói ở các sân bay Việt Nam, đặc biệt tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất, là nạn mất cắp thường xảy ra trên đường vận chuyển từ máy bay vào đến băng chuyền.Có lẽ không có sân bay nào trên thế giới lại bắt buộc 100% hành lý phải đưa qua máy soi X-ray trước khi khách hàng ra khỏi cổng sân bay.Một số Việt kiều cho biết họ đã bị nhũng nhiễu tại công đoạn này.

Nhiều người quá mệt, chỉ muốn rút ngắn thời gian để trở về khách sạn hoặc ra ngoài với người thân đang chờ đợi quá lâu, đành móc túi chung tiền cho nhân viên hải quan phụ trách việc soi hành lý.Người ta ước tính mỗi ngày có khoảng 5,000 hành khách đến Tân Sơn Nhất trong dịp Tết, phải “vui vẻ” với nhân viên hải quan 20 đô mỗi khách thì hải quan bỏ túi xấp xỉ 100,000 đô.Hầu hết các sân bay trên thế giới hiện nay không buộc hành khách phải đưa hành lý qua máy soi, trừ
những trường hợp có nghi ngờ mang hàng lậu.
--
Đời là bể khổ....Qua được bể khổ.... là qua đời
Làm giàu không khó, nhưng khó ở chỗ làm mãi mà không giàu.
-----

Việt kiều ăn Tết

Việt kiều về Tết quê nhà
Tiền đô phải đổi hết ra tiền Hồ
Ngân hàng Nhà nước mại dô
Qui theo hối suất đồng đô rẻ bèo

Việt kiều áo gấm ì xèo
Góp tiền xóa đói giảm nghèo... giùm nha
Chơi xuân kẻo nữa xuân già
Đàn ông kiếm ghệ, đàn bà... trai tơ

Việt kiều áo gấm nhởn nhơ
Về quê ăn Tết, Đảng quơ sạch tiền!
Còn tiền xả láng... mua tiên
Hết tiền, hai jobs chẳng phiền lụy ai
January 17, 2012

Hồ Công Tâm
----
Tin VN "Bán Ra 300 Đô ở VN, Bị Phạt 4,800 Đôla"

Sau khi bị tịch thu; Đã phạt ở 2 quận Hà Nội

HANOI -- Nếu bạn về thăm Việt Nam, xin nhớ một điều cốt tủy: đưa đôla Mỹ ra phố bán sẽ là vi phạm luật pháp, theo các quy định mới về luật mua bán ngoaị tệ. Không chỉ bị phạt tiền, mà số lượng đôla Mỹ đó cũng sẽ bị nhà nước tịch thu. Bản tin trên thông tấn NDHMoney vừa cho biết về trường hợp “Bị phạt 100 triệu đồng vì bán 400 USD trái phép ở phố Hà Trung.”. Trong bản tin ghi 2 trường hợp khác nhau, ở 2 quận khác nhau tại Hà Nội: trường hợp đầu là bán ra 300 đôla, trường hợp sau là bán 400 đôla. Con số 100 triệu đồng VN này tương đương 4,800 đôla Mỹ, theo hối suất tính trên
Bản tin NDHMoney từ Hà Nội cho biết, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố thông tin về việc xử phạt đối với hành vi mua bán ngoại tệ trái phép tại Hà Nội. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, vừa qua, Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính về mua bán ngoại tệ đối với 2 doanh nghiệp tại Hà Nội.
Theo đó, Doanh nghiệp tư nhân Kim Hạnh, địa tại Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội bị bắt quả tang đang bán ngoại tệ trái pháp luật với số tiền là 300 USD. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đã xử phạt doanh nghiệp này 100 triệu đồng và tịch thu 778 USD nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Thông tấn NDHMoney còn ghi nhận thêm: “Bên cạnh đó, ông Lê Văn Phú đại diện hộ kinh doanh tại số 25B Hà Trung, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng bị xử phạt 100 triệu đồng do bán 400 USD trái pháp luật cho khách hàng. Ngoài ra, đơn vị kinh doanh này

BÀI III. Du Lịch VN: 4 nổi lo và nguy cơ "một đi không trở lại"

Trung tu di tích nửa tây nửa ta; nhà vệ sinh bẩn thỉu, buôn bán chụp giật vô tổ chức và dịch thuật một cách cẩu thả, thiếu nghiêm túc - Đó là 4 vấn đề nổi cộm của du lịch Việt Nam trong con mắt của một Việt Kiều mà theo ông này đây có thể là nguyên nhân của nguy cơ "một đi không trở lại"...

Chúng tôi gồm 3 gia đình đi theo tour của Công ty Du lịch Thanh Niên - TPHCM. Chương trình 5 ngày tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở miền Bắc.

Trùng tu di tích: Nửa Tây nửa ta

Ở nhiều nơi, nhất là các đền, chùa cổ kính tôi có dịp ghé thăm đều có nhiều dấu hiệu xuống cấp. Một vài nơi có trùng tu, nhưng rất tiếc là kiểu trùng tu nửa Tây nửa ta, không phản ánh nét văn hóa kiến trúc Đông phương chút nào.

Chẳng hạn như trong khu Hoa Yên, giữa một ngôi chùa cổ kính, người ta lại xây những trụ đèn điện theo kiểu của Tây vào thế kỷ 18 hay 19, còn cái quầy (chẳng biết để làm gì) thì lại là một căn nhà vuông bằng xi măng, lợp tôn. Nhìn qua nhiều kiểu trùng tu, ai cũng có cảm giác là cái hồn dân tộc đã bị biến mất. Tôi thật không hiểu nổi tại sao các cơ quan có trách nhiệm lại để cho tình trạng xây dựng bừa bãi, tình trạng trùng tu có vẻ như vô... văn hóa như thế.

Có nơi, như trước đền thờ vua Lê Đại Hành, những cây cột cờ làm bằng tre, nhưng hỡi ôi, những cây tre thì xiêu vẹo, cờ thì rách rưới trông cực kỳ thảm hại. Nếu người nước ngoài đến đây (và trong thực tế họ đã đến) nhìn thấy cái cảnh đó, họ sẽ nghĩ gì về tinh thần và lòng kính trọng tổ tiên của người Việt chúng ta?!

Vệ sinh công cộng: Quá kinh hãi!

Tất cả (xin nhấn mạnh: tất cả những nơi mà tôi có dịp ghé qua, từ vịnh Hạ Long cho đến chùa Hương, vấn đề nhức nhối nhất là vệ sinh công cộng. Những nhà vệ sinh dơ bẩn khủng khiếp và hôi hám kinh người, đến độ có người không dám bước chân vào!

Ngay cả những nhà xí có thể bước chân vào (và có thu lệ phí) thì cũng rất ư là tạm bợ, vá víu. Ngay cả ở Thái Lan, một nước đang phát triển, mà vệ sinh công cộng của họ cũng khá hơn nước ta, khá hơn cả trăm lần. Tôi có thể nói một cách thành thật và thẳng thắn rằng: Ngày nào Việt Nam chưa giải quyết được khâu vệ sinh thì ngày đó du lịch Việt Nam chưa thể nói là “phát triển” được.

Ngay cả trong các nhà hàng có tiếng ở Hà Nội cũng có vấn đề về vệ sinh. Một hôm, chúng tôi ghé chơi khu thịt chó Nhật Tân (Hà Nội), mới bước chân vào một quán nổi tiếng, ai cũng ngao ngán trước quang cảnh lộn xộn, đầy rác rưới dưới sàn nhà. Có thực khách bàn bên cạnh chắc là say quá nên ói ra ngay trên sàn xi măng, và nhân viên nhà hàng đứng nhìn tỉnh queo! Thật là khủng khiếp. Một hôm khác, chúng tôi ghé qua tiệm chả cá danh tiếng, cũng thấy tình trạng vệ sinh khiếp đảm như vậy.

Buôn bán chụp giật, vô tổ chức

Ngày nay, ở bất cứ chỗ nào có du khách là có những cụm, nhóm người buôn bán đủ thứ hàng hóa. Buôn bán tự nó không phải là vấn đề đáng nói, nhưng việc tổ chức buôn bán mới là vấn đề đáng bàn.

Trước mỗi đình chùa, thậm chí ngay trong khuôn viên khu di tích lịch sử, người ta dựng những cái chòi lụp xụp, tạm bợ để bán nước giải khát và bánh kẹo. Chẳng hạn như đường vào chùa Hương, trong ngày lễ hội, người ta dựng lên hàng trăm, hàng quán lấn chiếm hai bên đường để bán hàng. Còn khách thì tha hồ vứt rác xuống sông hay ngay trên đường đi!

Trong suốt chuyến đi, dù vui, tôi cảm thấy cực kỳ khó chịu với nạn chèo kéo diễn ra ở hầu hết các điểm tham quan. Cứ mỗi khi xe vừa đến, chưa kịp xuống xe, đã có một đội quân bán hàng rong vây kín cửa xe. Nạn vòi vĩnh du khách qua các thủ thuật dịch vụ cũng đáng nói.

Tôi nhớ hôm tham quan chùa Hương, trước khi xuống xuồng chèo, có một cô gái đến hỏi là cho cô ấy đi theo có được không, tôi vô tình trả lời là được. (Sau này, qua trò chuyện, tôi mới biết tất cả đều có bố trí của ban quản lý, mỗi nhóm du khách thường có một hay hai người đi kèm để chụp ảnh). Cô và một cô bạn của cô đi một xuồng khác cũng chèo theo xuồng chúng tôi, và cứ mỗi đoạn sông có cảnh đẹp, cô đề nghị chụp hình, và chúng tôi cũng đồng ý.

Tưởng đâu thế là xong, ai ngờ hai cô theo chúng tôi leo núi mãi đến chùa Hương, và nài nỉ chụp hình. Trên đường về, chúng tôi trả công chụp hình cho hai cô hơn số tiền quy định năm chục ngàn. Nhưng chả hiểu sao hai cô cứ đi theo mỗi chúng tôi và xin thêm tiền.

Tôi cứ bị ám ảnh với câu hỏi: Hoàn cảnh nào đã đưa đẩy đến tình trạng đó? Cái nghèo. Đương nhiên rồi. Nhưng còn nhân cách thì sao?

Dịch thuật: Thiếu nghiêm túc, cẩu thả

Vì nhu cầu khách nước ngoài, phần lớn những nơi danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử đều có những tấm bảng ghi chép vài nét đại cương về di tích bằng tiếng Việt, Anh có nơi thêm cả tiếng Pháp. Có thể nói rất nhiều bản dịch tiếng Anh đều có vấn đề. Nó thể hiện một sự làm việc thiếu nghiêm túc, cẩu thả. Ở đây, tôi chỉ đưa ra vài ví dụ. Chẳng hạn ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám:
“Van Mieu – Quoc Tu Giam is an extremely significant cultural, historical landmark, consisting of two parts:
Van Mieu (The Temple of Literature) was built in 1070, is dedicated Confucius, to sages and to the director of Quoc Tu Giam, Chu Van An, who is the most remarkable teacher of Vietnamese education.
Quoc Tu Giam (the first national university) was built in 1076 and trained thousands of scholars for the country over seven hundred years of its activities...

Ngoài cách hành văn lủng củng, chú ý dòng chữ “teacher of Vietnamese education” và cách dùng động từ “trained thousands of scholars [...] over seven hundred years”.

Ở chùa Trấn Quốc, người ta viết một dòng chữ Anh sai be bét văn phạm, y như là viết tiếng Anh bồi: “Suggest all the people no wear the short to the pagoda”. Còn ở lăng vua Tự Đức, chữ “worship” bị biến thành “workship” trong: “After his death the building became a temple of workship dedicated to him and later...” v.v...

Bức xúc về thực trạng trên, song tôi vẫn tin rằng nước ta có nhiều tiềm năng về du lịch. Nền văn hóa của ta đa dạng và phong phú, và vẫn là miền đất mới đối với du khách Tây phương. Để hấp dẫn du khách Tây phương, ngành du lịch Việt Nam phải xử lý cho được 4 vấn nạn trên và phải tự mình làm khác với Thái Lan (du lịch Thái Lan chủ yếu là nhờ kỹ nghệ sex), phải tung ra và phát triển những sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái mà hiện nay đang trên đà ăn khách.


Ngành Du Lịch VN hiện nay thật ra chỉ là "tiền ông bỏ túi bà", tôi chỉ thấy toàn là du khách người Việt, Việt Kiều hay Việt trong nước, lát đát lâu lắm chỉ thấy du khách Tây Phương đi lang thang đâu đó trong các thành phố lớn. Ngay cả Phạm Ngủ Lão - Ðề Thám tại Sài Gòn là nơi tập trung Tây Ba Lô cũng chỉ thấy lát đát vài người. Nguyễn Văn - Việt kiều Báo Người lao động

-- Kẻ Sỉ Bắc Hà
http://greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00C7SO


BÀI IV. Vấn đề du lịch VIET NAM

Nguyễn Văn Tuấn Dr. (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney , Úc Theo một thống kê thăm dò ý kiến những du khách đến Việt Nam thì có đến trên 70% những người hỏi trả lời rằng họ sẽ không quay lại Việt Nam một lần nữa.
Tôi gọi đó la hiện tượng "Một lần đi không trở lại".
Một câu hỏi vẫn ám ảnh tôi là tại sao có hiện tượng này, trong khi đất nước này có nhiều cảnh đẹp và con người nói chung là hiếu khách và cũng dễ mến.



Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đi du lịch ở trong nước, vì đơn giản là mỗi lần về Việt Nam là một chuyến về quê thăm nhà và bà con.
Nhưng có cơ hội đi đây đi đó, Tôi cũng quan sát được đôi điều thú vị, ít ra là có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có hiện tượng "một đi không trở lại".

Vấn đề sản phẩm du lịch

Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, nhưng chúng ta chưa biết tận dụng thế mạnh này.
Chúng ta còn nhiều bãi biển có thể nói là đẹp chẳng thua bãi biển nào trên thế giới.
Chẳng hạn như bãi biển Nha Trang, chỉ có thể mô tả là quá đẹp và lại rất dài (khoảng 9 km).
Phú Quốc cũng có một số bãi biển đẹp hoang sơ đến mê hồn.


Hôm tôi ghé khu Mũi Dương (Phú Quốc), với những hàng dương thẳng tắp và cát trắng đó là một nơi hết sức lý tưởng để nghỉ mát và tắm biển.
So với các nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng đi qua, những bãi biển của ta có thể nói là đẹp hơn nhiều.
Chẳng hạn như bãi biển Gold Coast nổi tiếng của Úc chẳng là cái thá gì của bãi biển Nha Trang!
Thế những Gold Coast được quảng cáo rất hay, và được gìn giữ rất cẩn thận nên không có ô nhiễm như các bãi biển ở nước ta.



Điều đáng buồn nhất là hầu hết những thắng cảnh nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng, và đây có thể là một "downfall" của Việt Nam .
Ở Nha Trang, đi trên cáp treo nhìn xuống biển mà thấy đau nhói vì rác rưởi mênh mông
Ở Phú Quốc ở những bãi biển đẹp tuyệt vời mà nhìn thì mắt bị đau vì những bãi rác khổng lồ.

Có những nơi mang tiếng là khu di tích lịch sử cấp nhà nước mà việc bảo tồn thì chẳng ra gì.
Tháp Bánh Ít (xây từ thời cuối thế kỷ 11 ở Qui Nhơn), được công nhận di tích lịch sử quốc gia tháng 12/1982 mà rác vỏ cam quít ngập đầy trong tháp!
Nhìn vào cách trùng tu tháp này Tôi chỉ biết lắc đầu dơ tay lên trời cho sự dốt nát của người làm công việc trùng tu.


Thuở đời nay, bên cạnh những viên gạch có độ tuổi hàng ngàn năm được hun đúc và xây rất nghệ thuật, người ta trát vào đó những viên gạch dỏm và… xi măng.
Trông nó thô kệch làm sao.
Tôi thật không hiểu nổi tại sao lại có cách làm vô văn hóa như thế, và tại sao mấy ông quan văn hóa lại để tình trạng này xảy ra.

Còn ở dinh Độc Lập (nay là dinh Thống Nhất) thì bị xuống cấp nghiêm trọng.
Phòng ốc loang lổ, dơ bẩn, rồi lại có những cái lô-cốt có lẽ tồn tại từ thời bao cấp của những người Bộ-đội từ Bắc mới vào Nam xây để trồng rau để "cải thiện đời sống" vẫn còn chình ình phía sau dinh, trông rất phản cảm. Còn phía trong, những toilet (ôi thôi ! những toilet) ở đây không được tu sửa nên bước vào phòng là mùi hôi thối nồng nặc.
Ấy thế mà người ta tổ chức hội nghị khoa học quốc tế ở đây mới chết người chứ !
Ở những nơi này, người ta đều thu phí vào nhưng chẳng biết số tiền đó được sử dụng cho việc gì, chắc chắn không phải cho việc bảo trì rồi.


Đó là chưa kể đến đội quân chèo kéo du khách lúc nào cũng bu quanh họ làm họ hết hồn hết vía.
Thật ra, chẳng đâu xa, ngay phía ngoài những khách sạn 5 sao sang trọng, mỗi khi khách bước ra là bị đội quân này vây đến nỗi có khách dơ tay lắc đầu than trời.
Những người buôn gánh bán bưng này không còn thi vị như trước nữa, mà họ đã trở thành một lực lượng hung-hãn có thể bóp méo hình ảnh một nước Việt Nam thân-thiện
Thật ra, phần lớn lực lượng chèo kéo này là người từ "miền ngoài"(Thanh Hóa, Nghệ An Hà Tĩnh, v.v…) vào, chứ không hẳn là người miền Nam .
Nhìn thấy những cảnh này, Tôi - một người Việt- thấy rất xấu hổ cho cái văn hóa đặc thù đó.
Tôi sẽ không trách các du khách đó nếu họ nói "Tôi sẽ không bao giờ quay lại xứ sở này".Dịch vụ nghèo nàn và kém Dịch vụ du lịch ở Việt Nam nếu đem so với Thái Lan thì còn kém quá xa. Ngoại trừ một số công ti du lịch lớn, đại đa số các công ti du-lịch trung và nhỏ thì chưa cónhững hướng dẫn viên chuyên nghiệp,am hiểu lịch sử và tình hình đại phương để thuyết-phục khách du lịch.
Ở những nơi có nhiều thắng cảnh như Phú Quốc, còn thiếu rất nhiều nhân viên du-lịch có khả năng hướng dẫn du khách..
Nhiều khi Tôi hỏi những em làm hướng dẫn ở địa phương,các em ấy chỉ nói "không biết và kèm theo một…Nụ cười!




Hôm ở Qui Nhơn, Tôi ghé thăm khu bảo tàng Quang Trung và nghe một cô hướng dẫn thuyết trình về những trận đánh gắn liền với tên tuổi của vua Quang Trung mà không biết nên cười hay khóc.
Tôi nghĩ Em nhầm lẫn giữa tuyên truyền và hướng dẫn du khách, nên những lời nói và cách nói của em biến em thành một cái loa tuyên truyền rất… khôi hài.

Một vấn đề sinh tử ở Việt Nam là vệ sinhGhé qua bất cứ khu du lịch nào, dù là những khu nổi tiếng "danh lam thắng cảnh", cái nỗi kinh hoàng nhất với du-khách là nhà vệ sinh.
Hình sau đây cho thấy giữa một khu bảo tàng Quang Trung được xây khá hoành tráng mà nhà vệ sinh thì kinh-khủng và Tôi dám chắc rằng chẳng có du khách nào dám vào đó.
Thật ra, chẳng cần đi đâu xa, du khách chỉ cần ghé qua cái toilet của nhà ga sân bay Phú Bài (Huế) hay sân bay Cam Ranh (Nha Trang), thậm chí nhà ga sân bay nội địa


Tân Sơn Nhất thì sẽ thấy ngay người Việt Nam nói chung không quan tâm đến vệ sinh cá nhân.
Ở những nơi (hãy tạm cho) là "văn minh" này, Tôi thấy những cái toilet cũ kĩ, dơ bẩn, nhếch nhúa, và có khi được thiết kế một cách rất… ngu xuẩn. Ngu xuẩn như thế nào?
Chẳng hạn như ở nhà ga sân bay Phú Bài, người ta thiết kế cái toilet đi tiểu chắc là cho những người đàn ông cao 2 m trở lên, hay như cái cầu toilet mà nếu đóng cửa thì người ngoài vẫn có thể nhìn vào thấy mồn một !

Hay như ở nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất, nơi tập trung nhiều chuyến bay hàng ngày, mà chỉ có một toilet, đến nỗi khi mỗi chuyến bay là có một hàng người dài chờ đi toile Thật khó mà tưởng tượng nổi tại sao một đất nước đang đổi mới lại có những người thiết kế những thứ toilet quái đản như thế hay những cái đầu quản lí với một cái toilet! Nói đến vệ sinh cá nhân làm Tôi nhớ đến chuyện…giấy.

Những ngày lưu lại thành phố Qui Nhơn tôi ở trong khách sạn Hải Âu...
Theo quảng cáo và chứng nhận của Tổng cục Du lịch thì khách sạn này có hạng 4 sao tức là thuộc vào hạng khách sạn cao cấp.

Khách sạn được xây gần bờ biển, và người thiết kế khách sạn phải nói là giỏi, vì ở bất cứ phòng nào, khách vẫn có thể nhìn ra biển, đều có thể mụch kích cảnh núi rừng hùng vĩ, và đều có thể nhìn xuống thấy toàn bộ cảnh quan của thành phố. Phòng ốc cũng sạch sẽ, hiện đại, được trang bị hệ thống internet và wifi tuyệt vời, chắc chắn là hơn những khách sạn 5 sao mà Tôi từng ở Hà Nội và Sài Gòn, hay các thành phố lớn như Montréal, Los Angeles, San Francisco , New York, Florence,
v...v....

Nhưng nếu có một khách sạn nào mà du khách không muốn quay lại ở thì Hải Âu là một khách sạn như thế.
Phòng ốc tuy rất tuyệt vời, nhưng phần lớn đều… hôi thối.
Nói chính xác hơn là hôi thối mùi thuốc lá.
Có lẽ vì khách sạn cho phép khách hút thuốc lá trong phòng, nên vào phòng nào cũng hôi mùi thuốc lá không chịu được.


Chỉ trong vòng vài phút mà Tôi phải thay đổi đến 4 phòng để có một phòng có thể tạm sống được.
Tôi góp ý cho mấy người làm quản lí, nhưng nhìn qua thái độ của họ tôi không hi vọng gì họ sẽ thay đổi.

Điều đáng nói nữa là khách sạn 4 sao nhưng trong phòng không có đến một cái cơ bản nhất của khách: đó là giấy serviette.
Tôi hỏi thì người ta trả lời là khách sạn không có chính sách cung cấp hộp giấy trong phòng; muốn thì phải mua. Trời! mới nghe qua, Tôi tưởng mình nghe lầm.
Khách sạn 4 sao gì mà không có giấy ???


Họ cho biết nếu cung cấp hộp giấy trong phòng thì khách sẽ ăn cắp hết.
À, thì ra họ sợ khách ăn cắp giấy, nên làm khổ du khách.
Đây có lẽ là một lối suy nghĩ nhỏ mọn, chỉ vì tiết kiệm vài ba ngàn đồng mà họ bỏ qua cái lớn hơn : đó là thu hút khách.

Thực khách ở những nhà hàng Việt Nam đều quen với tình trạng không có giấy serviette.
Buồn cười nhất và có lẽ tục-tĩu nhất là trong các nhà hàng hạng trung, người ta sử dụng giấy đi cầu để … lau miệng và lau tay.
Còn những nhà hàng hạng "bình dân", người ta cắt những mảnh giấy báo thành những mảnh vuông nhỏ khoảng 3 x 3 cm để làm giấy...
Có nơi thì cung cấp những cái khăn lạnh (và dĩ nhiên là tính tiền), nhưng những ai có
kinh nghiệm thì không dám sử dụng mấy cái khăn này vì chúng hàm chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh trong đó.


Theo báo chí phản ảnh thì mấy khăn lạnh này được "tái sinh" bằng một công nghệ kinh khủng: sau khi dùng xong, người ta tẩy và thấm nước qua loa rồi xịt vào đó những loại
dầu thơm rẻ tiền của Trung Quốc, và vô bao rồi đem đi giao cho các nhà hàng.
Do đó, Tôi không ngạc nhiên chút nào khi mở ra thì thấy khăn vẫn còn những vết dơ bẩn hiển hiện trong khăn!
Thật là kinh khủng!
Người ta chỉ vì lợi nhuận mà làm bất cứ chuyện gì, kể cả chuyện lây bệnh ?

Cái gì cũng giả...

Nạn làm giả ở VN đã và đang làm cho hình ảnh nước ta đã méo mó càng xấu xí hơn.
Có thể nói ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng có đồ giả, đồ dỏm.
Quần áo, đồng hồ, máy móc, vật dụng gia đình, rượu bia, thức ăn,v.v…đều có thể giả, và du khách có khi phải trả cái giá đắt cho sự giả tạo này.
Chẳng riêng gì du khách, ngay cả người dân trong nước cũng thiếu tin tưởng vào hàng hóa "Made in Vietnam ".
Nạn làm đồ giả ở nước ta đang trở thành một Quốc Nạn.

Kinh nghiệm cá nhân của Tôi có lẽ là một bài học ?

Trên đường từ Kiên Giang về TPHCM, Tôi và anh bạn ghé vào một quán ăn vừa giải lao vừa nhâm nhi, Tôi kêu hai chai bia "Ken", thì thằng Em dơ tay ngăn lại ngay.
Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì nó giải thích: coi chừng bia giả.
Trời, bia mà giả à ? Nó giải thích rằng trong thời gian gần đây bia Heineken do bán quá chạy nên bị giả nhiều, nhất là bia chai vì chai dễ giả hơn là bia lon.
Hễ bất cứ cái gì có vẻ nổi tiếng trên thị trường thì có đồ giả hay đồ nhái ngay.

Hôm ở Qui Nhơn, hai lần đi mua bin để vào máy chụp hình là hai lần bị bin giả.
Bin cũng được đóng hộp và bao bì rất "xịn", nhưng chụp chưa đầy 5 tấm hình thì … hết bin.
Tôi đã phải trả 30.000 đồng cho 8 cục bin như thế.
Tiền thì tốn chẳng bao nhiêu, nhưng giận nhất là đứng trước một cảnh đẹp, ưng ý mình, mà đành bó tay vì máy nói "Battery Empty" (hết bin) để ghi lại.
Có khi Tôi muốn thốt lên lời chửi thề cho hả dạ, nhưng nghĩ lại thì biết chửi ai đây ?
Chửi cái văn hóa dỏm, cái văn hóa lường gạt của dân mình ư ?
Đành phải ngậm miệng và bấm bụng chịu đau thôi..

Giá cả quá đắt...

Tôi đã nói qua những dịch vụ kém cỏi của du lịch Việt Nam , nhưng có cái làm chùng bước du khách nhất là giá cả quá đắt đỏ.
Khách sạn o Việt Nam bây giờ, dù là khách sạn không sao, giá vẫn 40-50 USD/phòng.
Khách sạn 3 sao trở lên thì giá tuy còn quá rẻ so với các khách sạn cùng hạng ở Tây phương, nhưng lại khá đắt so với các khách sạn trong vùng Đông Nam Á.
Với những dịch vụ nghèo nàn như ở nước ta thì Tôi nghĩ sẽ không khó cho du khách khi họ chọn đi Thái Lan và Mã Lai vì ở những nơi này giá cả còn rẻ (hơn Việt Nam) mà dịch vụ thì lại tốt hơn gấp mấy lần..

Có một hiện tượng ở những tỉnh lẻ là người ta hay "chém" du khách và Việt kiều.
Một hôm, Tôi và một người bà con vào quán Bảy Mẫu trên đường Xuân Diệu, Thanh-
Pho Qui Nhơn...
Quán ăn thuộc loại bình dân,chứ chẳng phải sang trọng gì, nhưng vì nằm gần biển nên Tôi muốn ngồi đó mà ngắm biển cho vui mắt.
Tôi gọi 1 con cá lớn bằng gang tay, nửa con gà luộc, và 4 lon bia "Ken".
Đến khi gọi tính tiền, Tôi thấy con số tròn trĩnh 300.000 đồng.


Nhìn qua thì tôi biết mình bị "chém", nhưng Tôi làm bộ hỏi: con số 300 ngàn tròn quá hả em ? Người tính tiền là một em bé trai khoảng 19 tuổi gì đó cười mà không nói gì trước câu bình phẩm của Tôi.
Nhưng Tôi vẫn vui vẻ trả, cho dù người bà con muốn cãi cọ và "kiếm chuyện" vì anh ấy là dân địa phương và thấy giá bất hợp lí.

Tưởng bị chém ở quán là xong, ai dè lên xe taxi lại bị chém tiếp.
Từ quán Bảy Mẫu đến Khách sạn Hải Âu chỉ khoảng 2 hay cao lắm là 3 cây số, và vì
đêm đó (28/12, khoảng 10 pm) Việt Nam thắng Thái Lan nên để an toàn kêu taxi đi về khách sạn.
Chiếc taxi của hãng Mai Linh (rất tiếc là tôi quên số) đi đến đường Nguyễn Tất Thành thì không đi thêm được nữa vì quá đông người và xe gắn máy.
Tôi đành bảo anh tài xế cho Tôi xuống xe cuốc bộ khoảng 500 thước gì đó.
Nhìn đồng hồ tôi thấy 30 ngàn đồng!


Tôi biết mình bị chém, vì quãng đường đó chỉ tốn 15 ngàn là cùng.
Thôi thì đêm nay vui nên mình có thể cho anh ta thêm chục ngàn cũng chẳng sao.
Nghĩ thế Tôi vui vẻ trả tiền...Nhưng vì ban đêm và Tôi tin anh ta, nên cầm tiền thối,
Tôi không để ý là anh ta lấy bao nhiêu ?
Đến khi về khách sạn thì thấy anh ta lấy đến 50 ngàn đồng!
Thế là bị chém đến 3 lần...
Cũng là một chuyến đi đáng nhớ đời.

Có khi họ "chém" trước mặt mình chứ chẳng lén lút gì.
Chẳng hạn như hôm đi thăm khu du lịch sinh thái Hàm-Hô (Bình Định).
Ông anh Tôi (người địa phương) vào mua vé, mỗi vé giá 12 ngàn đồng.
Nhưng đến khi cầm vé thì thấy trên giấy ghi là 10 ngàn đồng, anh Tôi bèn hỏi tại sao thêm 2 ngàn đồng ?


Người bán vé thản nhiên nói vì phải thêm phần bảo hiểm !
Hỏi bảo hiểm gì thì anh chàng bán vé không trả lời được và bắt đầu nói ngọng.
Tôi nói với ông anh "Thôi, cãi cọ làm gì với 2 ngàn đồng, mình bỏ qua cho chuyến đi được vui".
Ông anh Tôi còn ấm ức nói : Làm ăn kiểu này thì mai mốt ai dám vô đây ?
Đúng, Tôi cũng nghĩ như anh, với cách làm tiền trắng trợn như thế thì du-khách có thể mỉm cười cho ăn, nhưng Họ sẽ không quay lại một lần nữa.
Cuối năm 2008 ngành du lịch đang than vản vì du khách đến Việt Nam giảm so với năm ngoái.
Thật vậy, nhiều khách sạn Tôi ở qua đều than trời về tình trạng phòng trống, không có người thuê.


Cũng may mà có khách Việt kiều về thăm quê, chứ nếu nguồn khách này giảm nữa thì quả là một thất bại.
Nói gì thì nói, tình trạng "một đi không trở lại" là một xu hướng hết sức đáng ngại.
Các giới chức đang bàn kế hoạch để thu hút du khách trở lại Việt Nam .
Theo Tôi có lẽ hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không.
Tôi nghĩ du khách có thể quay lại Việt Nam nếu ngành du lịch chấn chỉnh lại dịch vụ,
xóa bỏ nạn chèo kéo du-khách, điều chỉnh giá cả cho hợp lí, và một điều không thể thiếu được : Do la Vệ-Sinh.

Nguyễn Văn Tuấn (Sydney Australia)
http://niemtin.free.fr/dulichkhongtrolai.htm

BÀI V
Trút lòng nạn nhũng nhiễu tại sân bay Tân Sơn Nhất

11:54 PM Thứ năm, ngày 08 tháng tư năm 2010-

- Giờ đây khi trở về lại Việt Nam hành khách có cảm giác an toàn hơn và cảm thấy sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) có văn minh hơn nhưng đó chỉ là bề nổi…Trai Hàn tuyển vợ Việt ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất Ám ảnh kẹt xe cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất “Giải cứu” đường vào sân bay Tân Sơn Nhất Sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu đo thân nhiệt hành kháchLời Tòa soạn:Với tư cách của một người trong cuộc, bạn đọc Hoài Nguyên đã có những góp ý chính đáng về tệ trạng tiêu cực của một số cán bộ hải quan tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Nói như tác giả “Viết lên lời góp ý tới Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm mau chóng thay đổi một Việt Nam tươi sáng, văn minh và thịnh vượng”. VietNamNet xin đăng tải ý kiến của bạn đọc Hoài Nguyên.

Cách đây 5 năm, sân bay Tân Sơn Nhất là một nơi tổng hợp về mức độ phức tạp như móc túi, quấy nhiễu, lừa bịp và bắt nạt hành khách. Giờ đây khi trở về lại Việt Nam hành khách có cảm giác an toàn hơn và cảm thấy sân bay Tân Sơn Nhất có văn minh hơn. Nhưng tất cả đó chỉ là bề nổi của đám bèo đang nở hoa mà ít ai thấy được bên dưới đám bèo đó là những gì ?

Sau bao năm bị tai tiếng về quấy nhiễu hành khách ở nước ngoài về tại trạm hải quan TSN. Những hình ảnh vừa giận vừa tức và vừa nhục nhã cho cả Tổ quốc thân yêu của mình. Sau những đại hội Đảng và những lần lắng nghe tiếng nói kiều bào qua trang đối ngoại www.nguoivienxu.com cuối cùng cũng được Đảng, Nhà nước quan tâm và chỉnh đốn.

Từ 5 năm trở lại đây tình hình sân bay TSN có khả quan hơn. Khi trở về Việt Nam không còn bị nhân viên hải quan quấy nhiễu hay trắng trợn đòi tiền nữa. Cái cảm giác được coi trọng và ánh mắt của những kiều bào trở nên thân thiện hơn đối với các nhân viên Hải Quan sân bay TSN. Đó cũng là một điểm đáng khen ngợi về sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã làm tốt nên ngày nay mới có một hình ảnh người hải quan TSN đẹp trước ánh mắt khách kiều bào.
Thế nhưng đó cũng chỉ là cái bề nổi của đám bèo đang nở hoa mà thôi. Bên dưới đám bèo đó thì có biết bao nhiêu quái vật đang âm thầm hút máu, rỉa rói và quấy nhiễu kiều bào mà không mấy ai được bảo vệ. Khách kiều bào phải kêu ai khi còn trong khu vực cách ly? Kiều bào với tâm lý trong lòng nôn nóng được gặp người thân và mệt mỏi khi phải ngồi hàng mấy chục giờ trên máy bay. Với tâm lý đó mà các cán bộ làm việc tại sân bay tha hồ quấy nhiễu.

Cái ải đầu tiên tại quầy nhận hành lý

Kiều bào được các nhân viên tại đây phục vụ ân cần khi vừa ra khỏi cổng hải quan. Mới thoạt đầu khách kiều bào tưởng rằng mình sẽ được giúp tìm hành lý hộ quá nhiệt tình của các nhân viên sân bay. Sự phục vụ đến mức quá chu đáo cho dù hành khách từ chối không cần sự giúp đỡ nhưng cũng được đeo bám theo phục vụ. Khi nhận hành lý xong cũng được nhân viên ấy phụ đẩy ra cổng cho dù hành khách khỏe mạnh và không có gì nhiều hành lý phải đẩy phụ cả. Đeo bám phục vụ khách kiều bào ra gần tới cổng thì nhân viên nọ nói nhỏ: “Anh cho em tiền cà phê đi $5 hay $10 đô gì cũng được!” (hành khách khó lòng từ chối)

Cái ải thứ hai là quầy kiểm tra hành lý (scanner)Nhân viên ở đây thì tha hồ mà làm tội kiều bào khi trong hành lý của họ có mang theo iphone, laptop hay bất kỳ đồ dùng điện tử đắt giá nào. Tất cả họ điều bị giữ lại để quấy nhiễu; nào là đóng thuế, mang hàng hóa không khai báo hay là nhập hàng cũ vào Việt Nam là trái phép hoặc là đem hàng hóa quá giá trị quy định phải nộp thuế nhập khẩu. Họ nào là hăm dọa đóng thuế cao, sẽ đem tiêu hủy nếu đồ cũ hay đòi mời kiều bào vào văn phòng làm việc riêng…Tất cả những chiêu kể trên chỉ nhằm mục đích moi tiền kiều bào từ $20 tới $100 đô tùy thuộc vào kiều bào mang theo thứ gì mà chi cho đúng.

Với tâm lý mệt mỏi khi phải ngồi hàng giờ trên máy bay và sắp gặp người thân nên trong đa số kiều bào điều phải chấp nhận giải pháp mau lẹ là chi tiền cho xong. Theo pháp luật người quan sát máy scanner nhiệm vụ của họ chỉ theo dõi hành lý có đem vật cấm hay không mà thôi. Thế nhưng họ kiêm luôn chức vụ xử lý rác thải (hàng cũ phải tiêu hủy và phạt vạ).

Họ lợi dụng đặc quyền biến hành lý cá nhân của khách hàng thành hàng hóa (trong kê khai có ghi hàng hóa trên 10 triệu phải đóng thuế). Thế nhưng khi định nghĩa thế nào là hàng hoá và thế nào là hành lý cá nhân thì không ai trả lời. Nếu như hành lý trong valy đều gọi là hàng hóa thì tất cả mọi kiều bào khi về tới sân bay TSN đều phải đóng thuế nhập khẩu vì tất cả hành lý của họ có giá trị trên 10 triệu đồng Việt Nam. Lợi dụng khuyết điểm của luật pháp quy định về hàng hóa không được rõ ràng, cán bộ tại quầy scanner chơi chữ “hàng hóa” với kiều bào tha hồ quấy nhiễu để làm giàu bất chính.

Tính trung bình mỗi kiều bào nộp cho họ $20 đô và mỗi ngày sân bay tiếp đón chừng 200 kiều bào về nước. Trong 200 khách kiều bào đó, tính 50% khách có iphone và laptop thôi thì vị chi họ thu được $20 x 100người = $2.000 đô/ngày. Tính theo tiền Việt Nam là 38.4 triệu đồng/ngày. Móc túi kiểu này liệu có được pháp luật dung tha hay không?.

Đối với kiều bào cho ăn mày $5 hay $10 đô không phải cần suy nghĩ và thời gian móc tiền chi ra chỉ tốn có 15 giây, nhưng hình ảnh của nhân viên làm việc tại sân bay TSN vẫn luôn đeo bám trong tâm tư của kiều bào về hình ảnh của một Việt Nam… Sự thật bao giờ cũng mất lòng nhưng điều này là vết nhơ làm bẩn đi một hình chữ S trân trọng và hiền hoà. Một hình ảnh làm xấu đi tập thể cán bộ trong sạch. Một hình ảnh làm ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Một hình ảnh làm cho lớp trẻ kiều bào khi về nước ấn tượng nhất về một đất nước và con người Việt Nam thấp kém và không thân thiện.
http://www.tinmoi.vn/Trut-long-nan-nhung-nhieu-tai-san-bay-Tan-Son-Nhat-11145683.html


BÀI VI
Hà Nội gió !!! - Trần Mộng Tú


Print E-mail

Gió mùa đông bắc làm em khóc
Hà Nội, anh ơi phố rất gầy! (tmt) Tôi trở về nhà sau một chuyến bay dài đỏ mắt. Không biết ai là người đầu tiên đặt tên cho những chuyến bay đêm là 'đỏ mắt' thật là hay. Chập chờn giữa thức và ngủ cả mười ba, mười bốn tiếng thì chắc chắn mắt xanh như cô Kiều của cụ Nguyễn Du cũng thành mắt đỏ. Chữ nghĩa mang ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của ta rất nhiều, có những chữ mình không thể nào thay bằng chữ khác được. Chúng tôi đi trong một Hà Nội đầy gió, người Hà Nội đặt tên cho gió này là Gió Mùa Ðông Bắc. Có không biết bao nhiêu thi sĩ, bao nhiêu nhạc sĩ đã xúc động về những cơn gió này và viết ra bao nhiêu tác phẩm làm thăng hoa đời sống con người để ngay cả khi đang sống trong một hoàn cảnh khó khăn nhất, con người vẫn tìm ra cái đẹp của nơi mình đang sống.

Khí hậu của tháng Mười Một và tháng Chạp âm lịch là khí hậu lạnh và đẹp nhất trong năm của miền Bắc. Gió hay trở lạnh đột ngột như một người đi xa bỗng trở về không báo trước. Có thể mới buổi sáng trời còn rất ấm không có gì báo hiệu là một ngày lạnh, nhưng đến trưa gió ở đâu bỗng kéo về chật phố. Gió chen chúc vào đám đông đang đi trên đường, gõ cửa những ngôi nhà, hàng quán, ngồi sát vào những người buôn bán hai bên vỉa hè rất là hồn nhiên. Chẳng cần nói năng gì cả. Chỉ cần có mặt, tôi đến, tôi ngồi xuống và tôi ở lại. Giống như Caesar ngày trước I came, I saw, I conquered. Thế là mọi người chạy ùa đi mua áo ấm để ngồi chung với gió. Chúng tôi đã được đi, được ngồi chung với Gió Mùa Ðông Bắc trong suốt mười ngày ở Hà Nội.

Bây giờ ngồi đây nhớ Gió Mùa Ðông Bắc, muốn khóc. Suốt từ Sài Gòn, đi xe ca theo tour Tiền Giang, Hậu Giang, Phan Thiết, Nha Trang, Hà Nội rồi bay ra Phú Quốc, ta nhìn thấy sự phồn thịnh luôn luôn đi bên cạnh nghèo đói một cách rất rõ ràng. Miền Bắc, miền Trung ở quê vẫn còn khổ và nhiều người rất nghèo trong khi ở thành phố Sài Gòn, Hà Nội, hàng đêm người ta đổ xô ra phố tiêu tiền (không biết tiền ở đâu ra mà nhiều thế!) Ở những nhà hàng, những quán ăn thì người trong nước tiêu phung phí hơn Việt Kiều. Thử vào một chỗ ăn chơi như vào bar chẳng hạn, thì có thể chỉ nhìn chai rượu gọi sẽ nhận ngay ra ai là Việt Kiều ai là Việt Việt (chữ một cậu cháu tôi dùng để gọi người trong nước).

Việt Kiều xài sang gọi chai rượu 150 mỹ kim, trong khi đó Việt Việt gọi chai rượu 1.500 mỹ kim. Tôi quê mùa, hỏi cháu: - Chai rượu gì mà đắt vậy? - Con không biết, nhưng thấy họ trả 1.500 mỹ kim cho chai rượu; họ đi năm, sáu người tiêu một buổi tối năm ngàn đô là chuyện nhỏ. Nghe nói một tối tiêu năm ngàn đô là chuyện nhỏ thì chắc ai cũng biết cái xuất xứ của những số tiền nhỏ đó thật là mù mịt. Ăn uống ở các tiệm bây giờ cũng đắt hơn gấp năm sáu lần của ba năm trước và không ngon.

Trung bình chúng tôi ăn một bữa cho một người là từ ba cho đến bẩy mỹ kim. So với ở Mỹ thì rẻ, nhưng với tiền lương của một người trung bình là 700.000 đồngViệt- khoảng hơn 40.00 mỹ kim một tháng- thì làm sao trả được. Tôi tự hỏi, Sài Gòn bây giờ hình như không ai nấu ăn trong nhà hay sao mà tối nào các tiệm, các quán cũng tấp nập khách ăn? Bao giờ nhìn chung quanh các bàn cũng rất nhiều người địa phương ngồi ăn, phần đông là giới trẻ, và trung niên.

Trên bàn đầy ắp thức ăn và bia, nước ngọt. Lương của một công chức không biết con số thật là bao nhiêu? Tôi có một người em họ xa ở Hà Nội, làm phó giám đốc một công ty nhà nước gì không rõ mà anh đi xe BMW, khi chúng tôi tới thì vợ đang du lịch ở Singapore, con thì đi du học ở Mỹ, một năm hết ba mươi ngàn Mỹ Kim tiền học, chưa kể chi phí ăn ở.

Nghe mà giật mình. Theo cách anh nói chuyện thì ở Việt Nam bây giờ du học tự túc ở Pháp và Ðức như một phong trào cho các con ông lớn. Học giỏi hay không thì chưa rõ, nhưng mà đã là con của những ông lớn thì phải xuất ngoại, phải du học. Sang bên đó không học được thì ở chơi một thời gian, may mắn kiếm được người lấy thì ở lại, không thì về. Nghe anh nói, tôi nhớ đến một ca làm việc của mình ở Mỹ.

Khi tôi đến thăm tại gia cho một sản phụ được hưởng Phiếu Y Tế (Medical Coupon) tôi mới biết đó là một sinh viên Việt Nam du học tự túc, có bầu và ở lại. Cô là sinh viên du học mà không nói được một câu Anh Ngữ nào. Căn nhà cô ở thuê là một apartment water front. Tôi hỏi tiền đâu mà cô trả tiền nhà thì được cô ạ cho biết căn apt. này cha mẹ cô chuyển tiền sang mua, trả bằng tiền mặt, cho một người bà con có quốc tịch Mỹ đứng tên. Nghe mà giật mình, vì tôi biết căn apartermen đó ở Seattle ít nhất là 400.000 Mỹ kim, bởi gần sát mặt hồ.

Khi có những người giầu không rõ xuất xứ lợi tức như thế thì người nghèo có xuất xứ rất rõ ràng. Họ sống bằng những món tiền kiếm được hàng ngày rất khiêm tốn. Nếu đi dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm ta sẽ luôn luôn bắt gặp những người (một cụ già, hay một đứa trẻ đang tuổi đi học) bán vé số, hoặc nước trà. Bán vé số thì lấy vé của nhà nước đi bán lại mỗi vé số giá có hai ngàn, không biết lời được bao nhiêu?

Trong khi đó giá một gói xôi khoảng bốn ngàn đồng- một Mỹ kim bằng 15.900 đồng- Vốn liếng của người bán nước trà tất cả chắc chưa đến ba Mỹ kim: Một cái ấm ủ trong cái khăn cũ kỹ, vài cái ly thủy tinh nhỏ, năm ba cái kẹo lạc, kẹo vừng. Họ ôm cái gia sản bán buôn đó trong vòng tay gầy guộc, mời khách bên hồ. Hy vọng họ kiếm đủ cơm ăn cho một ngày hôm đó. Ngay ở trong khu phố có tấp nập khách du lịch, thỉnh thoảng ta vẫn thấy một người gánh hai cái thúng hầu như chẳng có gì trong đó, chỉ có vài ba mớ hành, mấy củ su-hào, mấy quả chanh đem đi bán. Chắc đây là những thứ kiếm được trong vườn nhà.

Tiền thu về may ra đủ cho một gói xôi, hay hai chiếc bánh mì không nhân. Có cô bé lên năm cầm từng chiếc kẹo cao su lẻ bán cho du khách, cô bé nhỏ xíu, đen thui, ốm nhách mà cái mặt tươi như một bông hoa Mười Giờ chạy theo con gái tôi, đưa cái kẹo ra mặc cả bằng thứ tiếng Mỹ ngô ngọng, thấy vừa buồn cười, vừa tội nghiệp.

Cô con gái tôi trêu cho em cười bằng cách nói tiếng Việt cũng ngô ngọng với em và gần như muốn bế em lên, vì em bé xinh quá! Ôi tuổi thơ Việt Nam! Khi em lớn lên, em sẽ có ước vọng gì? Ði càng về miền quê càng thấy những người nghèo. Ở những nơi ruộng nước như lối vào Tam Cốc, Bích Ðộng ở Ninh Bình hay Suối Trong, Suối Ðục ở Chùa Hương thì những người dân quê vẫn ngâm một nửa người trong nước nguyên ngày mò ốc, lưới tép kiếm ăn. Một kí tép khoảng hai chục ngàn, ngâm nước nguyên ngày được khoảng ba đến năm kí, kiếm được 60.000 -100.000 đồng cho nguyên một gia đình bốn năm người, trong đó có cả tiền học cho con.

Trẻ con đi học cho biết đọc, biết viết rồi nghỉ vì không có tiền trả tiếp, lại đi ngâm mình dưới nước giống cha mẹ thôi. Suốt một đời họ ngâm dưới nước. Người chèo thuyền chỉ cho chúng tôi xem một vài nấm mộ chôn một nửa chìm dưới nước, nói là mộ của những ông bà cụ già suốt đời mò cua, xúc tép ở đây, họ muốn con cháu họ chôn mình như thế, vì họ đã có câu: 'Sống ngâm da, chết ngâm xương' để chỉ đời sống gắn liền với nỗi vất vả này. Du khách Âu Châu đổ vào Việt Nam một ngày một đông hơn, sau sau vụ khủng bố11/9/2001.

Cả nước sống về nguồn lợi thu nhập được của du khách. Du khách nước ngoài vào, mang theo bao sự thay đổi. Việt Kiều đóng một vai trò không nhỏ trong môi trường này. Mỗi người đem một ít về cho thân nhân, giúp vốn buôn bán, xây lại nhà cửa, mai mối cho lấy chồng nước ngoài. Cho nên ta thấy có những con hẻm lầy lội, nghèo nàn tự nhiên mọc lên một cái nhà hai ba, thậm chí bốn từng. Cửa kính, cửa sắt đứng cô đơn như một anh hề sau khi vãn hát.

Những cô gái được tân trang từ đầu đến chân để lấy chồng nước ngoài, trông như những con búp bế vô hồn. Ðã có một số cô bằng lòng lấy bất cứ ai, dù đó là anh cắt cỏ hay rửa chén bên Mỹ, bên Úc. Ngay cả một anh ăn tiền tàn tật cũng vẫn lấy. Cứ lấy để đi đã, sang đó không ở được thì bỏ.

Những câu chuyện đó bây giờ không có gì là mới lạ nữa, chỉ có sang bên đó mà sau năm năm không bỏ chồng thì mới gọi là 'Lạ'. Người không có thân nhân lo cho thì sẽ rơi vào bất cứ một bàn tay không lương thiện nào đó, và đã xẩy ra bao nhiêu thảm kịch. Ban đầu thì còn là chuyện thương tâm, sau đi đến nỗi quốc nhục. Nhiều cô gái quê lớn lên trong cảnh nghèo sẽ làm bất cứ điều gì, không đắn đo để được thoát ra cảnh mò ốc, bắt cua, làm ruộng.

Cô ở tỉnh thì chạy theo những nhu cầu vật chất và cũng một phần muốn có một cuộc sống nhàn nhã, không phải vật lộn với đời sống xã hội khó khăn hiện tại, nên họ không ngần ngại làm gái bao cho những người nước ngoài. Chúng tôi đã gặp trên con đường từ Bắc vào Trung, ra Nam một vài cô rất trẻ, khoảng 17 đến 22 đi cặp đôi với những người đàn ông luống tuổi nước ngoài như Thụy Sĩ, Ðức, Pháp, Ðại Hàn, Ðài Loan.v.v.

Trên bãi biển Phú Quốc nơi chúng tôi tắm, một lúc chúng tôi gặp ba người Ðức độ ngoài sáu mươi tuổi cùng tắm với ba cô gái Việt rất trẻ. Họ ngồi ngay ở mấy cái võng, và bàn ăn dưới gốc dừa cạnh chúng tôi. Họ nói tiếng Anh với mấy cô, mấy cô nói rất ít, ngoài lắc, gật và cười ròn rã. Một lúc sau có thêm một người nữa dắt một cô đến, họ làm quen và nhập bọn với nhau. Họ ngồi ngay cạnh chúng tôi, nên dù không chú ý cũng nghe rõ tiếng những người đàn ông nói với nhau: - Gái ở đây hiền và dễ bảo hơn gái Sàigòn. -

Sống ở đây, cần bao nhiêu một tháng, kể cả tiền trả cho mấy cô này? - Rẻ lắm, chỉ độ năm trăm mỹ kim thôi. Hình ảnh mấy ông già da nhăn nheo đó đùa rỡn dưới biển với mấy cô má hồng còn lấm tấm mấy cái mụn dậy thì, trông chẳng khác gì cảnh ông nội, ông ngoại ra bơi với cháu. Thật đáng buồn! Tôi nhìn sang con gái tôi, cô đang nằm phơi nắng trong bộ áo tắm, cuốn tiểu thuyết The memoirs of a Geisha úp trên mặt, tôi thấy cô thật là may mắn biết bao! Cô được đi học, có có việc làm tử tế, cô kiếm sống được bằng kiến thức và lòng tự trọng.

Nếu cô chẳng may sinh ra và lớn lên trong một cái làng, cái tỉnh nghèo nàn nào đó Việt Nam, không được đi học đến nơi, đến chốn, thì có gì bảo đảm cô sẽ không là một trong những cô gái đang bơi lội dưới kia? Cái nghèo khó luôn luôn kéo theo cái bất hạnh. Giữa mênh mông sóng biển, nhìn những cô gái trẻ đang bơi trong nước, bỗng những cành đào Nhật Tân hiện ra trong trí tôi. Những cành đào hiếm hoi còn sót lại năm nay ở làng này vì người ta đang cào xới đất để xây những cao ốc trên đó. Rồi những cô gái làng này không còn hoa đào để bán, không còn đất để trồng cúc, trồng lay-ơn, trồng hoa hồng nữa.

Họ sẽ đi đâu và sẽ làm gì để sống? Họ sẽ lại ra những bãi biển với những người đàn ông già như ông nội hay sao? Khu đất cổ truyền trồng hoa, nổi tiếng về hoa đào Nhật Tân còn không cứu được, còn bị san bằng để xây cao ốc thì những cô gái Nhật Tân có ai cần để ý tới là họ sẽ trôi ra biển hay đi về đâu! Người thanh niên hai mươi tám hướng dẫn tour cho chúng tôi than: - Tụi con bây giờ, những người lợi tức thấp, khó kiếm vợ và kiếm bồ lắm. Họ cặp với người nước ngoài hết rồi cô ơi!' Tôi hỏi.: - Nhưng các cô ở miền quê như Phú Quốc này, thì làm sao gặp được những người du khác ở xa đến, trong khi họ lại không biết ngoại ngữ? - Dễ lắm cô ạ. Cứ cô nào đi trước kiếm được một người thì lại chỉ dẫn giới thiệu cho cô sau.

Mấy ông du khách đó lại giới thiệu cho nhau. Cứ cái đà này thì con gái Phú Quốc chẳng còn ai cho tụi thanh niên chúng con ở đây nữa. Mấy tỉnh miền Tây bây giờ cũng thế hết, con gái họ bỏ đi Sàigòn kiếm sống bằng cách làm gái bao cả. Anh ta nói như một tiếng than. Tôi ngồi im nghe không biết nên an ủi thế nào. Ở Sàigòn thì gặp mấy người chạy taxi kể lể: - Cô ơi! Mấy thằng cha Ðại Hàn bây giờ nó khôn lắm. Nó sang đây giành giật của Việt Nam vừa đàn bà vừa tiền. Nó không cần biết tiếngViệt, nó bỏ tiền ra thuê một cái mặt bằng, thuê bao luôn một cô vợ ở đây đứng trông tiệm (bán đồ cho khách du lịch) làm người ở và làm vợ tạm thời cho nó. Cô ta được trả vài ba trăm đô một tháng là mừng lắm rồi.

Làm ăn một thời gian vài ba năm thôi, hết hạn, nó trả tiệm lại, trả cô nhà quê ra đường, ôm tiền về nước. Mấy thằng Ðài Loan cũng vậy. - Còn mấy ông già Việt Kiều nữa cô ơi! Ðến tuổi hưu trí rồi, về Việt Nam kiếm một cô bồ chỉ bằng tuổi con gái, con dâu mình. Giữ đấy, như một thứ vợ nhỏ, cho một tháng hai ba trăm đô la. Mỗi năm đi, về hai, ba lần hưởng thụ. Cơm bưng, tình bưng đến tận miệng. Trong khi ổng không có ở đây thì các cô muốn làm gì thì làm, khi ổng qua thì các cô phải hoàn toàn phụng sự ổng là được rồi.

Anh nói thêm: - Chuyện này đều đều từ nhiều năm nay rồi. Các cô rủ nhau, dắt mối cho nhau, Ðại Hàn giới thiệu cho Ðại Hàn, Ðài Loan giới thiệu cho Ðài Loan, Việt Kiều giới thiệu cho Việt Kiều. Mỗi người một tiêu chuẩn, một dịch vụ khác nhau. Ai cũng vui vẻ hài lòng cả. Tôi nghe, mà lòng buồn ruời ruợi. Có lẽ những phụ nữ chọn cuộc sống này họ thấy còn hơn là phải sang Ðài Loan làm nô lệ cho cả một gia đình, hay bị bán vào những nơi họ không hề lựa chọn. Tôi nhớ đến một bản tin đọc được ở báo trong nước về một người đàn bà Việt Nam muốn sang Ðài Loan kiếm tiền giúp gia đình. Hai vợ chồng vay mượn một số tiền mười ngàn mỹ kim để được sang bên đó làm công nhân, hay ở mướn gì đó qua trung gian môi giới.

Không biết vì một lý do đau thương, tủi nhục nào, người vợ đã không cho chồng biết, âm thầm chịu đựng rồi đi đến chỗ tự tử chết. Người chồng vừa đau đớn vừa bị món nợ mười ngàn mỹ kim hối thúc, tự tử chết theo vợ, để lại mấy đứa con thơ. Thử hỏi có bản tin nào đau thương hơn bản tin này! Trong khi đó thì ở một mặt khác của xã hội, những cô gái của cả Sài Gòn, Hà Nội bây giờ sống rất là thời thượng. Họ đi làm những công việc văn phòng chỉ để lấy danh nghĩa đi làm, họ có một nguồn lợi tức ở đâu đó cung cấp chuyện tiêu pha ăn, mặc hàng ngày cho họ mình không biết. Họ rất giỏi về lãnh vực tìm bạn Việt Kiều trên mạng. Mỗi tối ngồi hàng giờ để chat với một ai đó, rồi đưa đến hò hẹn. Một cậu Việt Kiều ở Mỹ hay Úc, trước khi về Việt Nam, có thể tìm trên mạng cho mình một cô bồ ra tận phi trường đón.

Cô ta nói tiếng Anh tương đối, hướng dẫn các dịch vụ ăn chơi, cô chỉ bảo tận tình và cho cậu cái cảm tưởng là cô không đến vì tiền của cậu (cô có tiền rồi!) cô sẵn sàng mời cậu về nơi cô ở thay vì ở khách sạn (tình cho không, biếu không), cô hiền lành, chiều chuộng hết mình, rồi cô cho cậu biết cha mẹ cô là những người có địa vị trong xã hội, cô mời cậu ra Bắc hay lên Ðà Lạt, hoặc Nha Trang gặp họ.

Trong khi chuyện trò, cô thường nói là 'Em không thích sống ở Mỹ', cô cho cậu cái cảm tưởng cậu là người may mắn, gặp được một cô không giống những cô mà trước đây cậu thường nghe tả. Có thể cậu Việt Kiều này sẽ gặp ông bố của cô bồ là một Kỹ Sư nhà nước hay một ông bác sĩ thật (Một bác sĩ xuất thân là y tá và được thăng bác sĩ nhờ tuổi đảng thâm niên). Và cô 'không thích sống ở Mỹ đâu' chỉ có nghĩa là cậu lấy cô rồi cậu sẽ ở lại Việt Nam, và cô có cơ hội vào quốc tịch Mỹ. Có trời mà biết những gì sẽ sẩy ra sau tấm màn sân khấu này.

Những vở kịch này hiện nay đang diễn ra thường xuyên ở Việt Nam. Những người thân quen ở Việt Nam chỉ biết dặn dò: - Cháu coi chừng đấy, gái Việt bây giờ có cả ngàn chiêu, không biết đường nào mà đỡ đâu. Tôi được nghe kể, còn một phương cách kiếm chồng nước ngoài cao hơn thế nữa là các cô con ông lớn thứ thiệt, có đăng ký tên trong những cái bar sang trọng. Khi chủ nhân thấy có một đám khách Việt Kiều trẻ nào, thuộc loại mặt mũi sáng sủa, lịch sự, học thức, ăn xài sang vào bar là lập tức họ thu dọn chiến trường, dẹp hết những cô tầm thường đang làm việc ở đó, gọi những cô gái con các ông lớn trong danh sách đến.

Các cô ăn nói lịch sự, có học đến làm quen chuyện trò với khách, và sau một buổi tối, nhiều cậu đã được mời về nhà, giới thiệu với gia đình. Nhà sang trọng, có xe hơi, và tài xế riêng, cha mẹ niềm nở đón tiếp. Hỏi ra thì được biết cha mẹ các cô toàn là những nhân viên cao cấp của chính quyền cả. Những cậu được mời này, chắc chắn sẽ quay lại và kết thân cùng cô gái. Mọi việc kế tiếp thì chỉ có Trời mới biết là sẽ được xếp đặt như thế nào. Ôi! Những chuyện quê nhà thì nói sao cho hết. Chuyện vui thì qua mau, chuyện buồn thì ở lại. Mỗi lần về là một lần xót xa. Cứ nhủ lòng thôi không về nữa.

Thế mà một hai năm sau, nguôi ngoai một chút lại thu xếp quay về. Hà Nội bỗng dung nhan đổi khác nhờ những cơn Gió Mùa Ðông Bắc. Thanh niên, thiếu nữ giấu trong chiếc áo len, áo dạ, những mơ ước lãng mạn của mình. Họ khoác tay nhau ngồi xuống những quán ăn đơn sơ ngay ở vỉa hè. Chuyền tay nhau những chén lục tào xá, bánh trôi, bánh chay. Họ ăn bằng mơ mộng của tuổi trẻ, ăn bằng hoang mang của những ngày cuối năm, ăn bằng nôn nao của mùa xuân đang tới. Gió lãng mạn, gió phiêu du, gió làm gầy những con phố, làm trái tim đập dịu dàng và làm những bài thơ bỗng nghiêng xuống, nằm sát vào những chiếc lá cuối đông. Bây giờ ngồi đây nhớ Gió Mùa Ðông Bắc, muốn khóc.

Về Sài Gòn để được chen lách giữa những đám xe cộ, nhất là xe gắn máy. Ðể nhìn khói bụi mù đường, nghe những tiếng gọi nhau ơi ới, những tiếng rao hàng, hòa vào giữa tiếng xe nổ, tiếng còi xe inh ỏi. Ðể trong lúc chen lấn giữa dòng người, dòng xe, thỉnh thoảng lại nhìn cái bảng tên đường lạ hoắc, cố đoán ra trước đây là đường gì? Rồi chợt nghe đau nhói trong ngực về một kỷ niệm thân yêu cũ ở con đường mình đang đi. Nước mắt ứa ra, hình dung lại một buổi chiều êm ả đã xa lắm rồi. Tình đã quan san từ đáy mắt (Ðinh Hùng) Về để lại đi xuồng máy nguyên ngày trên Tiền Giang, ghé vào những rạch, chỗ người dân làm bánh tráng, làm kẹo dừa, đan võng, đan giỏ, để được ngắm những người dân miềm Nam giản dị, chất phác, nhìn những vất vả của người mẹ, người cha: Quê hương là cây cầu khỉ
khẳng khiu như cánh tay cha
quê hương gánh hàng nặng trĩu
mẹ về tất tả chợ xa
quê hương áo bà ba trắng
khăn lau lệ mẹ vắt vai
quê hương mồ hôi cha đổ
cho con miếng ngọt miếng bùi. (tmt)

Về để đi ra Bắc, lên tận Yên Bái, đến ngôi nhà sát bên sông Hồng của người anh họ, được soi mặt trong thau nước múc lên ở lòng sông, có phù sa lắng hồng đáy chậu. Ðược ngồi trong một cái bếp còn đun củi, bám đầy bồ hóng, được dùng gáo múc nước, được ăn măng trúc, măng mai. Nhớ về câu thơ cũ trong bài Trấn Thủ Lưu Ðồn: Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc, măng mai
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng Về để được chen chân đi trong phố cổ Hà Nội nhỏ hẹp, có rác và cống trên từng bước đi, được đi trong nắng, trong gió Hà Nội nhớ lại thủa ấu thơ, ngơ ngác đi qua nhà thờ xưa như đứa bé tan Lễ ra, lạc mẹ: Lâu lắm em mới về Hà Nội
đi trên viên gạch tuổi thơ ngây
gió mùa đông bắc làm em khóc

Hà Nội, anh ơi phố rất gầy! (tmt) Mấy ngày hôm nay Hà Nội lạnh, Hà Nội vào Tết, Hà Nội chạy ùa ra phố mua áo ấm, gió mùa đông bắc thổi vạt áo bay tung, hai mẹ con đi sát vào nhau, chen chân trong khu chợ đêm trong phố cổ. Cảm tưởng hương vị của một ngày cuối đông đang tan trong cổ mình như những câu thơ: Hà Nội rủ nhau mua áo ấm
gió mùa đông bắc thổi qua len
khăn san quàng vội vào cổ gió

trên vai một chiếc lá rơi nghiêng (tmt) Người, xe, hàng quà hai bên vệ đường cùng đan vào nhau, gần như dẫm lên chân nhau. Hàng Ðào với những cửa tiệm sang trọng bán quần áo tơ lụa cho du khách, Hàng Bạc lấp lánh những vòng vàng những xuyến bạc, và kiềng trạm, Hàng Mã một mầu đỏ đến căng từng mạch máu của đèn lồng, giây pháo giả, vàng mã. Người ta đổ xô đi mua về để đốt cho ông Táo lên trời. Cứ thế đi theo dòng người, hai mẹ con bập bềnh trôi. Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
(Bùi Giáng) Ðúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
TRẦN MỘNG TÚ

http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=21160#.TyyproHeySo

BÀI VII
CUỐI NĂM VỀ QUÊ

Bút ký của Trần Mộng Tú


1. Ừ, em sẽ về Em sửa soạn về Việt Nam, em gấp cái áo, em gấp cái quần; cái áo dầy cho Hà Nội, cái áo mỏng cho Sài Gòn. Chao ôi, em gấp áo lót như gấp hồn, gấp áo mặc ngoài như gấp hai cánh tay, em gấp quần như gấp hai chân. Em bỏ lọ thuốc, em bỏ lọ dầu nóng, em bỏ lọ kem thoa mặt, cái lược, cái gương soi, và cuối cùng em bỏ khúc ruột ngàn dặm của em vào va-li, em về. Em sẽ ngồi trên máy bay hơn mười bốn tiếng; em ngủ, em đọc sách, em ăn, em thức, em đọc kinh, em lần tràng hạt, tất cả đều lơ mơ

.Nhưng cái khúc ruột ngàn dặm của em nó sẽ không lơ mơ chút nào cả, nó co dần lại, ngắn dần lại, khi em sắp về đến quê nhà. Quê nhà, hai chữ thân yêu đó, mỗi ngày hiện ra trước mặt em biết bao hình ảnh, biết bao tin tức, văn bản, xa gần, gửi tới tấp trên cái khung hình của máy điện toán.Trên máy bay, em sẽ nằm ngửa đầu ra ghế, nhắm mắt lại, em sẽ để cho những hình ảnh những dòng chữ đó mở từ từ ra như một cuộn phim trong đầu mình. Hình những thiếu nữ Việt mới lớn, thướt tha xinh đẹp, duyên dáng, trong những chiếc áo dài đủ kiểu, từ cổ điển đến cách tân, những hình ảnh được dựng trên một sân khấu để mang đi nước ngoài, với nhãn hiệu: “Duyên Dáng Việt Nam.”

Rồi hình ảnh kế tiếp là những trẻ em thành phố, mặc đồng phục vừa tan học túa ra từ cổng trường, như đàn chim câu ra tổ; đường phố chen chúc, xe cộ ngược xuôi..Khúc phim kế tiếp là những cảnh xử án, cảnh biểu tình, cảnh người dân kêu oan; cảnh linh mục, thượng tọa, tu sinh, tín đồ, ra trước tòa án; khúc phim cứ từ từ mở ra dài thêm, kéo ra đến hình ảnh những người nghèo khổ ở ngoại ô, xa thành phố, sống hàng ngày bên những đống rác, có trẻ em không được đi học, có người già không được trợ cấp; ở thôn quê, những túp lều như cái chòi chăn vịt, trước của lều có một người tàn tật ngồi hiu hắt, không phân biệt được họ tàn phế vì bảo vệ cho phần đất nào của quê hương mình. (Có cần phân biệt như thế không?Họ ngồi nhìn những cây cầu gẫy, trên con sông khô cạn.


Tiếp theo, những hình ảnh, những bài viết lạ lùng kinh hoàng về một xã hội Việt Nam đổi mới như: “Vũ khỏa thân ở đám tang”; những khuôn mặt thanh niên, thiếu nữ non nớt nhưng đầy hoang đàng, phá phách, hưởng thụ trong những hộp đêm; bệnh viện cho trẻ sơ sinh chưa chết mang về nhà chôn. Chưa hết, cuốn phim còn mở ra những cảnh gái Việt mãi dâm đông đảo trên các nước Á Ðông láng giềng, gái Việt nổi tiếng vừa đẹp vừa rẻ. Trên màn hình nhỏ của máy bay, em sẽ thấy, máy bay, bay ngang trên mặt biển Thái Bình Dương. Cái hình máy bay như một con chuồn chuồn kim, la đà trên một tấm thảm mênh mông xanh biếc


.Nhìn hình, khúc ruột ngàn dặm của em sẽ bị kéo dài ra khỏi cái va-li quần áo, rồi nó cuộn lại thành một mớ rối bù, bay lơ lửng bên trên lưng con chuồn chuồn kim đó. Mới đây nhất, email của em nhận được một trang có tên “Tỵ Nạn Việt Nam,” gửi vào, em chỉ vào đọc có hai lần, không có đủ tinh thần đọc tiếp những tin tức quá bi thảm về thuyền nhân. Mặc dù những tin tức này, cách đây hai mươi năm em có nghe, có đọc. Nhưng mở lại những trang quốc nạn bi thương đó, tinh thần em sẽ suy sụp lắm, khúc ruột em sẽ đứt ra từng đoạn ngắn, em không nối lại được. Cái nước mình bé tí teo, người dân mình bé tí teo, sao cái bất hạnh nó to lớn thế! Nó bao phủ từng sinh vật bé tí bằng một cái chăn đen thui, rồi nó quấn lấy con người bé tí ở trong đó thật chặt bằng chính sợi ruột của nạn nhân nên không bao giờ tung ra được

Tại sao người ta lại gọi là “buồn đứt ruột” hay “thấy vui trong bụng” nhỉ? Cái ruột nó quan trọng đến thế nào? Theo y học, nó giống như một cái đường cống của ngôi nhà thân thể. Nếu cái đường cống bị cắt ra từng đoạn, nước sẽ trào ra lênh láng, làm suy sụp cả nền nhà. Ruột đứt thì làm sao cứu vãn được thân thể.


Em đi Việt Nam hay em về Việt Nam, tức là em mang theo cả tim, gan, máu, ruột mình về. Chỉ ngày mai, khi máy bay thả bàn chân em chạm xuống mặt đất của thành phố cũ, em sẽ được đi lang thang, được nhìn ngang, nhìn dọc, nhìn lên trời, ngó xuống đất, lau giọt mồ hôi trên trán; em sẽ vừa đi vừa nghe ruột mình chuyển động. Nếu em là khúc ruột xa ngàn dặm, thì quê nhà thế nào cũng phải có những khúc ruột bị hao hụt, phải tìm đến em để gắn vào. Sẽ có người chạy đến gần em, kêu lên: “

A! khúc ruột thất lạc đây rồi!Em sẽ cầm bài thơ đưa ra cho người đó, nói: “Khúc ruột xa ngàn dặm đây, xin người cầm lấy.” Em mong người đó nhận, vì thơ em viết từ ruột viết ra mà. Nhưng những câu thơ, những bài văn em viết có gắn khít khao vào đâu không? Hay ở quê nhà, trong những nơi đô hội, ruột của họ làm bằng những thứ khác, mà những câu thơ, bài văn em rứt ruột viết ra không nối vào được. Em về, em sẽ thở bằng lồng ngực cũ trong không gian mới, em phải tự mình biết cách thích nghi với hoàn cảnh. Em cứ thở như em đã thở hơn ba mươi năm về trước, em nhìn theo cách của riêng em, em sẽ thanh lọc và em tưởng tượng.

Em biết, ngay giữa Sài Gòn đổi mới em vẫn tìm được trên con đường cũ, dấu viên gạch bể năm xưa, dù người ta có cào nó đi, thay vào đó viên gạch mới. Bàn chân cũ của em vẫn tìm ra dưới viên gạch mới đó những hạt cát thân quen. Em về, dù cho bao nhiêu dâu bể chăng nữa, em vẫn tìm ra trên những khuôn mặt xa lạ lạnh lùng đó, một nụ cười của người trăm năm cũ, có thể của thầy giáo, của ông chú, của bà bác hay của cha, mẹ em, những người đã qua đời.

Em sẽ ngồi xuống góc đường của một con phố cổ Hà Nội, nhìn cụ già co ro vì gió mùa Ðông Bắc cuối năm, ngồi bán nước trà buổi sáng, để nghe thương yêu tràn ngập trong lòng. Khúc ruột ngàn dặm của em sẽ lên tiếng gọi: “Mẹ, cha ơi!” để em thấy mình giơ tay áo lên chặm những hạt nước mắt đang lăn trên má. Ừ, em sẽ về, em về, để biết rằng: Chao ôi, sao mình vẫn quá đỗi Việt Nam!

Tôi đứng nhìn chiếc vòng đai 'Carousel' đang quay vòng tròn, mang hành lý ra cho hành khách của chuyến bay từ Taipei thả xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Mặc dù, tiếng Việt trên chuyến du hành bắt đầu nghe được nhiều nhất ở trạm chuyển tiếp Taipei, nhưng tại đây, mới đúng hoàn toàn bắt đầu thế giới của người Việt Nam. Hình ảnh rõ nét nhất là hành lý. Tôi đi xa khá nhiều lần, đến những thành phố khác nhau, nhưng chưa tới một phi trường nào có hành lý thả xuống cái vòng tròn 'Carousel' giống như những hành lý thả xuống Việt Nam.


Những chiếc thùng to hết cỡ giới hạn và nặng chắc cũng đến mức cuối của sức nặng cho phép, thường là thùng cạc-tông, băng keo vải mầu xám, chằng ngang, chằng dọc, tên họ Nguyễn, họ Trần, hay họ Lê, viết bằng bút nỉ đen cả bốn mặt thùng. Tôi biết trong đó là: quần áo, kẹo, bánh, phấn son, thuốc gội đầu, thuốc bổ, thuốc bệnh, sữa bột,... và tất cả tình thương của người gói, người gửi, ép vào trong thùng. Tôi nhớ lại cảnh đi mua thêm, đi thu xếp những thứ tích trữ từ lâu, gói ghém, cân đo nặng, nhẹ, cho vào thùng.


Thỉnh thoảng lại có người bạn đến gửi một gói nhỏ cho thêm vào đó. Cái thùng cứ mỗi ngày một to thêm, và phải lấy bớt ra, cân đi, cân lại, cho chính xác. Nếu người ta có thể gói một bát mây, một ly nước mưa, hay một chén không khí của vùng trời Âu Mỹ về cho thân nhân quê nhà, chắc người ta sẽ chẳng đắn đo gì. Tôi cũng đang đứng chờ lấy ra, một trong những chiếc thùng đó. Những chiếc thùng bị sây sát, có khi bị rách góc, méo mó đến tội nghiệp, trông giống như người lính trở về từ mặt trận, nhầu nhĩ tang thương!Tôi bỗng thấy giữa những chiếc thùng này với chiến tranh đã đi qua hình như có một gạch nối rất mơ hồ. Sau khi khám xét, hỏi han, mang nhiều, mang ít, chiếc thùng được chở ra phía ngoài.


Thân nhân đang chờ đón với bao nỗi hân hoan, được người, được của. Chiếc thùng mang về một địa chỉ nào đó, được mở tung ra, giữa những tiếng cười vui, cặp mắt sáng rỡ. Anh được ra đi trong chương trình H.O trở về thăm nhà, anh nhìn thân nhân mở thùng quà, khác chi nhìn xuống chính thân phận mình đang được mở ra. Anh khác thùng quà ở chỗ, cái sây sát anh gói ở bên trong và cái ngọt ngào, tốt đẹp anh sơn phết bên ngoàiAnh tha hồ muốn bỏ bao nhiêu buồn tủi, hạnh phúc, tình thương vào thùng quà, không cần cân đo nặng, nhẹ. Anh gói tất cả vào bên trong, miễn sao cái thùng thân thể anh, những cái băng vải không sây sát để anh được nhìn như một tặng phẩm tương đối tươm tất là anh vui rồi.


Không biết đến bao giờ, người trở về mới hết mang theo những chiếc thùng “dâu bể” như thế nữa. Tôi được một độc giả chưa gặp mặt bao giờ, chị đến từ email và chở tôi trên chiếc Honda của chị nguyên một ngày. Chị mang đến cho tôi một chiếc mũ an toàn còn mới tinh, chị mới mua cho khách phương xa, và một bao có hai cái khẩu trang bằng giấy mỏng (loại đeo một lần, vứt đi), chị mở ra, đội nón, đeo cái khẩu trang che miệng, che mũi cho tôi.Chị nói, đi xe ôm cho biết, cứ nhắm mắt lại. Nhưng tôi mở mắt, và tôi thỉnh thoảng la lên một tiếng, làm chị giật mình. Trước tiên chị cho ăn phở, ngay tại đầu ngõ, chỗ nhà cháu tôi. Ðây là tiệm phở bán cho du khách và người khá giả, giá đến 37,000 đồng VN một tô nhỏ, tiệm bình dân giá 10,000 đồng đến 20,000 đồng.


Tiệm phở tên “Hùng”, chủ nhân từ Oregon bên Mỹ về kinh doanh. Người giầu lại giầu thêm. Tôi chưa kịp đổi tiền, chị phải đãi tôi phần ăn sáng, hơi cao với giá chị vẫn thường trả. Phở khá sạch sẽ và ngon, khách ra vào tấp nập.Ðĩa rau sống xanh mướt với ngò gai, húng lủi, húng quế hào sảng để giữa bàn, như vừa được hái ở vườn vào, đĩa ớt cay hai mầu cam nhạt và đỏ, thái mỏng, để bên cạnh những miếng chanh cốm, cắt đôi trông vừa nồng nàn, vừa thiết tha mời mọc! Tất cả như muốn nói đến cái khác biệt của phở Mỹ, phở Việt rất rõ rệt. Ðặc biệt tiệm phở này, từ nhân viên múc phở, nhúng bánh, đến chạy bàn, đều rất trẻ. Cô cậu nào cũng từ 18 đến 25 tuổi là cao nhất. Sau ăn sáng, địa điểm đầu tiên tôi nhờ chị đưa đi mua sách, chị biết tiệm sách có giảm giá 30%.


Loay hoay hơn một tiếng trong hiệu sách, tôi mua được hơn mười cuốn, phần đông là sách dịch từ văn bản Trung Hoa. Mua hai cuốn Căn Phòng Riêng (A room of One's Own) của Virginia Woolf do nhà văn hải ngoại Trịnh Y Thư dịch, nxb Tri Thức VN in, sẽ mang về làm quà cho hai người bạn văn: Thơ Thơ và Nguyễn Tường Thiết. Chúng tôi ngưng xe lại ở giữa đường để uống nước dừa cho qua cơn khát. Cái xe bán nước nhỏ của chị hàng nước, dựng ở một gốc cây me già, sát lề đường. Khói xe, bụi đất cứ việc bay bám đầy chị. Chị có nón lá, khẩu trang che chở được phần nào hay phần đó. Cái bàn nhỏ, hai cái ghế nhựa nhỏ, đang có hai người đàn ông ngồi, một người uống trà, người kia uống bia.

Nắng trên trời như đàn bướm trắng sà xuống đậu trên hai khuôn mặt màu bánh mật. Chị bạn mới của tôi trả giá, chọn dừa, chê cùi dừa già, cùi dừa non mãi; còn tôi nao nức hỏi chuyện bán mua của chị hàng nước. Chị cho biết những trái dừa khách uống xong, chị bán lại cho những người làm mứt, họ lựa những quả có cùi già về cậy ra, xên đường bán cho hàng tết. Cùi dừa mua hôm nay, có thể hai ba hôm sau mới bắt đầu làm (cần thu gom đủ số dừa) nên chắc chắn dừa sẽ bị mốc và ôi. Người làm mứt sẽ ngâm thuốc tẩy cho sạch, trước khi xên đường, rồi cho mầu xanh, đỏ.


Ba ngày tết bán món gì mà không được.Ai cũng cần có một chút ngọt ngào trong nhà cho ngọt quanh năm. Người Việt ở quê nhà, bao tử, ruột già chắc đã quen với độc tố và hóa chất, nên số bị ngộ độc không làm hốt hoảng số chưa bị. Những người dân quê ở xứ dừa Bến Tre, chắc cũng buồn lòng vì những trái dừa tươi ngon của họ bị dân thành phố làm cho mang tiếng một cách oan ức. Phải chăng những cô gái Bến Tre nổi tiếng với làn da trắng như cơm dừa, cũng đang bị điêu đứng vì chính cái nhan sắc mình có hay không? Dù không nóng khủng khiếp như Tháng Bảy, Tháng Tám, thời tiết Sài Gòn vào gần tết được cho là mát, cũng đủ làm người đến từ xứ của gió, mưa Seattle bị đổ mồ hôi nhớp nháp.

3. Buổi sáng Sài Gòn ... Sáng sớm ngày thứ hai ở Sài Gòn, Frank rủ đi bộ. Ngày hôm qua anh đã tìm đường trong thành phố một mình rồi. Áo vải mỏng dài tay, quần ngắn, giầy vải, kính râm, nón vải, chúng tôi bắt đầu hòa mình vào Sài Gòn buổi sáng. Từ nhà người cháu, ở đường Nguyễn Trãi, Frank hướng dẫn tôi ra công viên có tên là: “Công Viên 23 tháng 9”, anh nói, ngày đó là ngày kỷ niệm “Chiến thắng Ðiện Biên Phủ”, sau hỏi lại, mới biết ngày đó là ngày “Nam Bộ Kháng Chiến” (23 tháng 9 năm 1945).


Tôi đi theo Frank, mỗi lần phải băng qua đường, tôi nắm chặt tay anh, đi băng qua đầu những chiếc xe lớn nhỏ (nhiều nhất là xe gắn máy) tôi cứ nhắm mắt đi theo, không dám nhìn, vì nếu nhìn sẽ thấy tất cả xe cộ đang cùng một lúc, tông vào mình. Trước khi đến công viên, chúng tôi ghé nhà thờ Huyện Sĩ, viếng Chúa. Trong khuôn viên nhà thờ, núi Ðức Mẹ Lộ Ðức, tượng Thánh Giuse và tượng thánh tử đạo Gấm, đứng chung cùng với khoảng hơn mười chiếc xe hơi Nhật, Mỹ và rất nhiều xe gắn máy xếp hàng như một bãi đậu.Tôi không biết vì sân nhà thờ rộng, nên cho thuê làm chỗ đậu xe để kiếm lợi tức hay nhà thờ bắt buộc phải nhường một phần đất cho thành phố sử dụng.


Tôi vào quỳ trong nhà thờ, cầu xin cùng Thiên Chúa, cho đất nước mình, một ngày một tốt đẹp hơn, cho dân mình ai cũng được no cơm, ấm áo. Công viên khá lớn, được thành lập từ sau 1975, trên nền của nhà ga xe lửa bị phá đi, và rời về quận Ba (ga xe lửa này xây từ thế kỷ 19). Chiều dài công viên kéo suốt chiều dọc của đường Phạm Ngũ Lão, chiều ngang là khoảng cách ở giữa của hai con đường song song Lê Lai và Phạm Ngũ Lão. Công viên trải dài từ Công Trường Quách Thị Trang (chợ Bến Thành) đến chợ Thái Bình, đường Nguyễn Trãi thì ngừng. (Chắc gặp phải bài Bình Ngô Ðại Cáo của cụ Nguyễn Trãi.)


Sáng Thứ Bẩy nên công viên không đông, Frank nói, ngày hôm qua đông hơn, tuy nhiên cũng vẫn có người đến tập thể dục ở những dụng cụ được đặt chung quanh vòng ngoài của công viên. Tôi còn thấy, ở phía trong công viên, một nhóm người đang tập khiêu vũ theo âm nhạc trên một nền gạch được xây cao hơn và có mái (Tôi nhớ, mấy năm trước, khi sang Hồng Kông, tôi thấy rất nhiều công viên có chỗ dậy khiêu vũ giống thế này). Những hàng cây trong công viên, thân thẳng với những tán lá khá dầy, đang nghiêng xuống nhìn hai người lạ mới tới. Hòa trong tiếng nhạc dập dình, tiếng bước chân của chúng tôi trở nên e ngại, rụt rè.


>Khách sạn, thì giữa trung tâm thành phố coi như đường nào cũng có một, hai cái. Du khách da trắng không nhiều lắm (chắc không phải dịp hè) nhưng Việt kiều khá nhiều, phần đông là người lớn tuổi về ăn Tết. Cứ thấy cách họ đi đứng, ăn mặc sẽ nhận ra ngay.


Một số ít, quần áo vải, giầy vải, một tay cầm chai nước khư khư, một tay ôm cái túi vải sát vào ngực, một số nhiều hơn diện quá so với những người chung quanh. Sài Gòn với những cô gái mặc áo dài, tiếp tân trong những khách sạn, hay những nhà hàng đắt tiền; Sài Gòn với áo bà ba, nón lá của những người tất tả ngược xuôi hàng gánh, hàng bưng trên khắp mọi ngả đường; Sài Gòn với những nón sắt, khẩu trang, váy ngắn, chân dài thì ít, váy dài chân ngắn nhiều hơn;Sài Gòn với những ngôi chùa xây mãi không xong, (còn đợi đóng góp nước ngoài tiếp tục gửi về) với những nhà thờ đồ sộ được xây trong những xóm đạo ngỡ không thể nào cáng đáng nổi (cũng tiền của tín hữu nước ngoài);

Sài Gòn với những cửa hàng bán sản phẩm nhập cảng, không biết bán cho ai? Vì du khách nước ngoài, những người có tiền, không ai đến Việt Nam để mua những cái ví xách tay mấy mười mấy ngàn Mỹ kim; Sài Gòn các cửa tiệm ở trung tâm thành phố, các ngôi nhà to, đẹp trên những con phố đắt tiền hoàn toàn do những người nói giọng “Hà Nội mới” làm chủ; Sài Gòn với những cụ già xác xơ, ốm yếu, chạy theo du khách bán vé số ngoài đường; với những em bé, quắt queo, đen đủi không kịp lớn theo tuổi, ngay trong giờ đáng nhẽ phải ở trường học, lại lang thang bán áo thun, bán nón vải, hoặc ăn xin.


Và cũng chỉ có Sài Gòn ra đường buổi sáng, mới gặp được người cha chở cả một gia đình trên chiếc xe gắn máy: Cậu bé lên năm, quàng chiếc cặp nhỏ ngồi trên cùng, người cha cầm tay lái, cô bé lên bẩy mặc đồng phục học sinh ngồi ép sát vào cha, và cuối cùng là người mẹ. Bà ngồi hai chân quặp hai bên hông và trong lòng bà hình như có một cái bọc nhỏ, nhìn kỹ khi xe bị chậm lại để quẹo một khúc quành, không phải cái bọc đâu, bà mẹ đang cho một em bé sơ sanh bú. Bà cho con bú trên đường ra chợ, ngay trên xe gắn máy, lạ lùng và kinh hoàng! Sài Gòn nhìn và ngẫm nghĩ mãi, không biết tả thế nào cho đúng.


Nó giống như một nồi lẩu thập cẩm, sôi bập bềnh những thực phẩm trong đó, không nhìn rõ được những gì, cho cái muỗng vào, có thể may mắn múc được miếng khả dĩ lành; nhưng không may, cũng rất dễ vớt được một miếng ăn vào trúng độc. Cái nồi lẩu đó do đầu bếp nào sửa soạn, đặt ra giữa bàn ăn? Không rõ, nhưng tất cả những người ngồi chung quanh đó đều ăn, không ăn thì đói. Sài Gòn, những cây me già ngày xưa vẫn đứng đó, tình yêu tuổi trẻ của chúng ta vẫn đứng đó.Công viên Lê Văn Tám (tên một nhân vật được phong tặng anh hùng, bây giờ được chính người kể chuyện là Trần Huy Liệu thú nhận là chỉ bịa ra để tuyên truyền) trăm năm sau cũng không thể nào xóa được những vết tích của những nấm mộ xưa. Ai đó tưởng rằng có thể xóa nhòa tất cả, nhưng không, đám mây năm nào vẫn trôi trên bầu trời cũ.

Nắng chấp choáng, hai bàn chân chập vào nhau, tôi rưng rưng bước.4. Ðất nước tôi thon thả giọt đàn bầu Con gái tôi mới lấy chồng được một năm, cô muốn giới thiệu cho cha mẹ chồng và chồng của cô về quê mẹ mình, cô rủ bên chồng làm một chuyến du lịch Việt Nam. Không muốn để con đi một mình, tôi phải đi theo tháp tùng vì biết cô sẽ lúng túng khi giới thiệu ngôn ngữ và phong tục Việt Nam, dù cô nói tiếng Việt khá thông thạo. Tôi dắt theo chồng, con gái, con rể và sui gia đi trên tuyến du lịch Ðồng Bằng Sông Cửu Long. Chiếc xe hơi có gắn máy lạnh, chở ba mươi lăm du khách, rời Sài Gòn đi ra ngoài thành phố, trên quốc lộ 1.

Tôi ngồi phía sát bên cửa kính để nhìn ra ngoài cho rõ.Xe bắt đầu vào Bình Chánh, đi về hướng Long An. Ðường sá hai bên, chỗ nào cũng đang đập phá, rỡ đất để xây công xưởng, tư xưởng hoặc cao ốc. Bây giờ đi về miền quê không đồng nghĩa đơn thuần là thấy đồng lúa, nương khoai, bãi rau xanh ngát nữa. Ðiều trước tiên tôi thấy là những bảng hiệu: Bán Vật Liệu Xây Cất, Công Ty Sắt, Thép; Trường Kỹ Nghệ Long An; Car Dealer Lifan, Ford New Holland; Máy Cày-Máy Ủi Ðất. Cũng mừng cho đất nước mình, trông như đang hưng thịnh. Anh hướng dẫn viên du lịch, nói tiếng Anh không thông thạo lắm, nhưng đủ để khách nước ngoài tương đối hiểu anh nói gì.


Anh nói: Long An nơi nổi tiếng về trái thơm, dưa hấu ruột vàng, và gạo nếp. Vựa lúa Long An góp một phần không nhỏ vào số gạo xuất khẩu hàng năm của cả nước. Gạo Việt Nam xuất khẩu hàng năm trên thế giới, đứng thứ hai, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên lợi tức của một nông dân mỗi năm là 450 Mỹ kim cho một đầu người, nên trẻ em con nhà nông vẫn không được đi học, vì cha mẹ không có đủ tiền đóng học phí cho các em. Anh nói tiếp: Các em được đi học hay không vẫn trông vào quỹ từ thiện của nước ngoài.


Tôi không biết anh định nói, quỹ nước ngoài là quỹ của mấy ông Tây, bà Mỹ hay của Việt kiều.Khi vào khu vực tỉnh Long An, Bến Tre chúng tôi được chuyển sang thuyền máy. Hai chiếc thuyền máy chở ba mươi lăm người đi dọc theo sông Cửu Long bát ngát.Chúng tôi gặp rất nhiều những ngôi nhà nổi trên sông, thật ra không phải nhà, mà là vựa chứa cá. Ðó là một cái mảng có mái, diện tích như một ngôi nhà lớn, có nước đá giữ cho cá tươi và đặc biệt mảng nào cũng có một, hai, con chó canh gác cá, không cho kẻ trộm lấy cá khi không có chủ mảng ở đó.

Nước đá làm từ nước sông lấy thẳng lên, không lọc, nên chỉ dùng được trong việc giữ cá. Sông Cửu Long cung cấp cho ngư dân hơn năm trăm loại cá khác nhau. Ngoài cung cấp cá, sông còn cung cấp cả cát, và đất sét vét từ hai bên sông.Những mảng chở cát, to đến có thể chở được 800 tấn trên một mảng, mỗi mảng được kéo theo bằng một thuyền máy phía trước. Suốt dọc sông đi, tôi thấy số mảng chở cát, và số mảng giữ cá nhiều ngang bằng nhau. Những người cha của miền Ðồng Bằng Sông Cửu Long này suốt đời ở sông thả lưới bắt cá, tài xế chạy máy tàu hay vét đất bên bờ, trong khi những người mẹ là người vá lưới sửa tàu. Tàu máy chúng tôi đi qua thỉnh thoảng lại bắt gặp ngay sát bờ, những phụ nữ tuổi trạc 25-40 đang sửa thuyền đánh cá, một công việc làm tay rất vất vả.


Tôi thấy những thân hình bé nhỏ, nón lá đội úp, có người còn bịt cái khăn rằn che ngang miệng, nên không nhìn rõ hết mặt chỉ thấy một phần mũi hay một phần cằm. Người nào cũng đen đủi vì nắng và bùn tẩm vào da thịt, quần áo; tay cầm búa, cầm rìu, tay uốn cong những nẹp sắt, các bà vá những con tàu âu yếm như vá áo cho chồng, con. Chao ôi, thân cò eo sèo mặt nước cả mưa nắng hai mùa! Thỉnh thoảng một đám lục bình trôi qua, cụm hoa màu tím nhạt, một màu tím đẹp bình thản, chịu đựng, bền bỉ như phụ nữ trên sông nước Cửu Long này.Mùi nước, mùi sông, mùi nắng, mùi gió, mùi cá, và ngay cả những đám mây trắng trên cao đang buông xuống, tất cả đều như có thoảng hơi bùn, làm nên một mùi rất đỗi thân quen: Mùi quê hương yêu dấu! Chúng tôi được tàu ghé vào đất liền, cho khách du lịch ăn trưa và xem làm kẹo dừa, xem gà chọi. Bến Tre là xứ dừa, ngày trước con gái Bến Tre nổi tiếng tóc mướt dầu dừa, da trắng sữa dừa. Bây giờ các cô không biết lưu lạc phương nào!


Chỉ còn mấy em mới lớn đứng cắt kẹo dừa bằng dao, gói kẹo dừa bằng tay. Du khách được nếm kẹo, uống rượu cất bằng nước dừa, có pha thêm mật ong. Sau mua bán, chúng tôi được chuyển sang xuồng máy nhỏ. Cứ bốn người một thuyền. Tôi để con gái ngồi với chồng và bố mẹ chồng một thuyền, vợ chồng tôi ngồi với hai người lạ, một thanh niên Hòa Lan đi du lịch một mình, và một phụ nữ nữa cũng đi một mình, đến từ Úc.

À, nhớ ra rồi, những khóm này là khóm bần. Chẳng biết ai đặt tên cho cây nghe tội thế! “Bần”! Bần là nghèo, chắc những bụi cây này sẽ mãi mãi ở đây thôi. Chúng tôi lại rời thuyền lên bộ. Ði vào vườn cây ăn trái, qua con đường làng nhỏ, hai bên thỉnh thoảng có những ngôi mộ xây nổi trên vườn nhà, tôi vừa đi vừa tò mò ngắm những bức hình, đọc năm sinh, năm tử trên những mộ bia. Những cụ già suốt đời sống ở miệt vườn, chết ở lại trên phần đất của giòng họ mình, họ đã nhìn thấy bao nhiêu du khách người Mỹ, người Việt đi qua trước mặt, hồn họ đã cảm nhận được điều gì? Lên đây chúng tôi được cho ăn trái cây vườn.


Mỗi người một đĩa nhỏ, có: một trái chuối cau, mấy lát dưa hấu nhỏ, mấy lát thơm, mấy lát sa bô chê (sapotier), và chúng tôi được mời nghe hát cổ nhạc. Ban nhạc gồm có bốn người đàn ông, tuổi giữa năm mươi, sáu mươi. Nhạc sĩ ngồi theo thứ tự: đàn Ðộc Huyền (đàn Bầu), đàn Kìm (đàn Cò), đàn Nguyệt (tròn như mặt trăng) và đàn Guita cổ (chỉ có 5 giây). Hai người hát vọng cổ là một cô tuổi dưới 30 mặc nguyên một bộ áo dài, quần dài màu hồng và một người đàn ông trung niên. Ðiều thiếu sót là người hướng dẫn không cắt nghĩa cho du khách đó là cổ nhạc. Và nghe hát vọng cổ thì phải vỗ tay lúc người ca hạ giọng ở câu cuối.Cô gái hát một bài vọng cổ “Chia tay mười hai con phượng hoàng” rồi một bài trách người yêu bỏ ra đi tìm công danh ở chốn xa xăm, quên người con gái nơi quê nhà.


Không thấy ai vỗ tay khi mình xuống sáu câu, nên đến khi người đồng ban lên hát cô phải đứng vỗ tay, làm mẫu. Ngay từ lúc những nhạc công rộn rã mang nhạc khí ra, tôi nhìn, thấy đã lòng rưng rưng rồi. Khi họ ngồi xếp hàng trước mặt tôi, thì thật sự, núm ruột xa ngàn dặm (của tôi) quặn thắt. Tôi thấy thương cho sự lạc lõng của họ ngay trong làng, trong xóm của họ.Trong số ba mươi lăm khách du lịch bằng thuyền máy trên sông Cửu Long ngày hôm đó, chỉ có một người rưỡi là Việt Nam (tôi nguyên và con gái tôi một phần hai Việt Nam,) phần còn lại, họ là Mỹ, Ðức, Úc, Thụy Sĩ. Ban nhạc chơi đàn thật điệu nghệ. Tiếng đàn bầu thánh thót trước tiên, làm tôi nhớ câu: “Ðàn bầu ai gảy thì ngheLàm thân con gái chớ nghe đàn bầu.”Tiếng đàn đó quyến rũ đến thế nào mà ông bà ta ngày trước phải thốt lên như thế!


Giờ đây, đang gảy lên để cho một mình tôi thưởng thức, tôi vừa thấy mình đặc biệt vừa ngậm ngùi thương cho người nhạc sĩ. Rồi tiếp theo là tất cả tiếng đàn cùng cất lên, tôi vừa nghe vừa chậm nước mắt. Những cái tai chung quanh tôi họ nghe như thế nào nhỉ? Không lẽ “Ðàn gảy tai trâu” là trường hợp này đây? Ðất nước tôi bây giờ từ thành thị đến thôn quê đều sống nhờ vào du khách, nên linh hồn của người nằm ở phần đất trên kia, chắc cũng đã quen với những tiếng chân của du khách phương xa, họ có rộn ràng chờ đón du khách?Cũng như những nhạc công này, chắc họ đã quá quen với những lần gảy đàn và hát vọng cổ cho toàn người ngoại quốc, không biết một chút gì về cổ nhạc Việt Nam. Tôi ngồi đây, tự cho mình có cái may được cả ban cổ nhạc trình diễn cho một riêng mình. Tôi đã qua thời con gái, nên tôi được phép nghe đàn bầu. Tôi còn được nhỏ giọt lệ cho riêng tôi và cho những giọt đàn thon thả đó.

TRẦN MỘNG TÚ

http://viet-studies.info/TranMongTu_CuoiNamVeQue.htm

No comments: