Tuesday, September 11, 2012

ĐỀ ÁN CẢI CÁCH GIÁO DỤC VIỆT NAM


Đề án cải cách giáo dục của Đại Sứ Michalak

Tháng 4-2008



1. Tóm tắt: Hệ thống giáo dục Việt Nam đang bị khủng hoảng, và sự thiếu sót tài nguyên nhân lực có phẩm chất là một trong các yếu tố lớn nhất hạn chế sự phát triển kinh tế và phát triển của Việt Nam. Các viên chức cao cấp Việt Nam, kể cả Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ý thức thử thách này, và đã thẳng thắn yêu cầu sự trợ giúp của Mỹ trong việc thay đổi cách Việt Nam giáo dục dân chúng. Dời đổi từ hệ thống thất bại ngày nay, được bảo vệ bởi phần lớn tầng lớp các nhà giáo dục thiếu phẩm chất và cố chấp, bảo thủ, sẽ không dễ dàng, nhưng Mỹ có cơ hội độc nhất để tạo một khác biệt lớn và lưu dấu tích trên hệ thống giáo dục Việt Nam trong tương lai. Để bắt đầu, Thủ Tướng Dũng đã đề nghị rằng Việt Nam xây cất một Viện Đại Học Mỹ "bằng gạch và xi-măng cụ thể" [1], trong đó Mỹ cung cấp Viện Trưởng, cùng ban tham mưu giảng dạy và quản trị then chốt. Ông cũng yêu cầu sự trợ giúp của Mỹ trong việc tung ra các nghiên cứu Ph.D tại Mỹ cho ít nhất 2,500 thanh niên Việt Nam, trên căn bản rằng các thanh niên nam nữ này sẽ trở về nước như là cốt lõi cho thành phần tinh hoa đại học và chính trị của quốc gia trong các thập niên sắp tới. Nhiều sinh viên này sẽ được Việt Nam tài trợ.



2. Tôi tin rằng việc đáp ứng tích cực các yêu cầu trên, có thể là trong sự liên kết với buổi hội họp mùa Hè này giữa Tổng Thống Bush và Thủ Tướng, rõ ràng nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ. Trong đáp ứng lời kêu gọi của Việt Nam, chúng ta sẽ bảo đảm rằng không chỉ hàng chục triệu sinh viên, học sinh Việt Nam, mà còn cả cha mẹ - bị ám ảnh về nền giáo dục - sẽ thấy Mỹ như là một người bạn then chốt cho tương lai cá nhân và tập thể của họ. Mỹ được xem là "tiêu chuẩn thế giới" mà Việt Nam cố gắng vươn tới. Sự tham dự tích cực bây giờ sẽ tạo cơ hội cho Sứ quán ảnh hưởng cả thái độ của người Việt Nam về Mỹ, lẫn hỗ trợ ngay trong nước cho một chính phủ dân chủ. Sử dụng tài nguyên sẵn có, chúng ta đã tham gia trong nhiều chương trình và đề án để giúp Việt Nam hiện đại hóa hệ thống giáo dục và đào tạo thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Việt Nam. Bổ sung nguồn trợ giúp ngoại quốc mới lúc này và yểm trợ tạo nên một chiến lược rộng khắp cho các mối quan hệ cộng tác sẽ tối đa hóa ảnh hưởng của Mỹ vào hệ thống giáo dục Việt Nam và vì thế, tương lai sẽ tạo hình cho xã hội Việt Nam. Các yêu cầu đối với Mỹ, USAID và đề án giáo dục FCS được kê ở đoạn 18. Hết phần Tóm Tắt.



TÌNH HÌNH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

-----------------------------



3. Việt Nam đang đối diện với khủng hoảng trong hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp gây tổn thương cho mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập thế giới. Các viên chức thiếu huấn luyện trong quản trị giáo dục, giáo chức được huấn luyện tồi tệ và bị trả lương thấp, và nạn tham nhũng gây khó khăn cho hệ thống ở mọi tầng lớp. Ngoài ra, các cơ hội giáo dục cao hơn bị hạn chế bởi vì hệ thống chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ người xin nhập học. Năm 2007, các đại học Việt Nam chỉ có chỗ cho 300,000 sinh viên trong tổng số 1.8 triệu ứng viên thi vào đại học. Một thống kê làm bực bội các chuyên viên là mặc dù số sinh viên đại học tăng gấp đôi so với năm 1990, số giáo sư trong thực tế vẫn không đổi. Tuy nhiên, theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới, ngay cả với sự gia tăng này, Việt Nam sắp vào hạng chót trong tỷ lệ sinh viên được nhập đại học, chỉ có 10% ở bậc đại học, so với Trung quốc 15%, Thái Lan 41%, và Nam Hàn 89%. Ngay cả các sinh viên may mắn được vào đại học chạm trán với một hệ thống mà trong đó, giảng viên bị trả lương chặt chẽ theo một hệ thống căn cứ trên từng lớp hoặc từng công tác, không có cơ chế hữu hiệu đối với việc bảo đảm phẩm chất giảng dạy. Bằng Ph.D được mua, và việc phong bổ giáo sư là một diễn trình hành chính quan liêu, không phải là một vinh dự liên quan đến nghề dạy học.



4. Tệ hơn nữa, nạn tham nhũng lan tràn qua hệ thống như bịnh ung thư. Giới giáo chức và quản trị lãnh lương thấp kém đi mua chức vị, rồi tống tiền cha mẹ học sinh, là những người đã trả lệ phí nhập học, rồi trả thêm nữa để giáo sư cho điểm con em mình. Cho đến nay, gian lận bài thi toàn quốc được dẫn dắt bởi giáo sư là phổ biến, đặc biệt khi e rằng kết quả xấu sẽ phản ảnh tệ hại trên "hệ thống." Có thể tiên đoán Việt Nam rơi tuột phía sau các nước lân cận trong việc đào tạo kiến thức và cải cách (đổi mới). Năm 2006, hai đại học danh tiếng nhất của Hà Nội - Đại Học Quốc Gia Việt Nam và Đại Học Kỹ Thuật Hà Nội - chỉ cho ra có 34 ấn bản khoa học, so với 4,556 ấn bản ở Đại Học Quốc Gia Seoul và gần 3,000 ấn bản ở Đại Học Bắc Kinh. Việt Nam cũng hạng thấp trong một cách đo lường khác về khả năng cải cách, số bằng ứng dụng, chỉ nộp có hai bằng ứng dụng trong năm 2006 so với 40,000 ở Trung quốc.



5. Các thất bại trong hệ thống giáo dục Việt Nam cũng do các đại học không thể đào tạo các quản trị gia có trải qua huấn luyện và các nhân viên có khả năng mà nền kinh tế hiện đại hóa của Việt Nam cần đến. Sự thiếu sót nguồn nhân lực có phẩm chất là yếu tố lớn nhất và duy nhất hạn chế sự lớn mạnh kinh tế và phát triển trong tương lai, một sự kiện được Chủ Tịch thành phố Hồ Chí Minh lặp lại trong buổi họp ngày 17-4-2008 với Bộ Trưởng HHS Leavitt. Để trích dẫn thí dụ về sự thiếu sót này, một công ty kỹ thuật cao của Mỹ phỏng vấn 2,000 sinh viên mới tốt nghiệp, tất cả được xem là thành phần "ưu tú nhất" của Việt Nam, tìm ra rằng chỉ có 40 ứng viên hội đủ điều kiện tối thiểu để tuyển dụng. Tình hình này không phải do chi tiêu cho giáo dục không đủ, chiếm 4.3% GDP, tức Việt Nam chi nhiều hơn Trung quốc, Đại Hàn, Philippines, hay Thái Lan. Đây là điều mỉa mai đáng buồn, khi mà nhiều cha mẹ trong xã hội Khổng giáo này hết lòng hy sinh để bảo đảm rằng con em họ được giáo dục tốt đẹp. Nếu đem tất cả phí tổn ra mà tính, các bậc cha mẹ tại Việt Nam thực sự chi tiêu khá hào phóng để nâng cao học vấn cho con em mình, nhưng kết quả nhỏ đến độ chán nản.



MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VIỆT NAM

------------------------------------



6. Giới lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam ý thức các vấn đề này, và muốn cải thiện hệ thống giáo dục. Người chỉ định của Thủ Tướng Dũng để lãnh đạo thay đổi là Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng, kiêm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, và là một người nhận học bổng Fulbright. Nhân đã phác họa một chương trình có tham vọng tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc gia và đã bày tỏ sự kém hiệu năng nghiêm trọng của nó. Ưu tiên gồm có việc hoàn tất nền giáo dục phổ thông (với chú trọng vào việc ghi danh các bé gái, người thiểu số và bất hạnh, nhiều người trong nhóm này vẫn còn nằm bên ngoài hệ thống), sửa đổi mới lại các chương trình huấn luyện giáo chức, khảo sát và đại tu chương trình giảng dạy toàn quốc cho tất cả môn học ở mọi trình độ, phát triển một hệ thống thuần nhất, chính thức, và một sách lược thẩm định, thiết lập một đại học hạng nhất, được thế giới thừa nhận và cải thiện tiêu chuẩn phẩm chất đối với giáo sư qua tu nghiệp và cạnh tranh. Ông cũng đã nhấn mạnh sự quan trọng của khả năng ngoại ngữ - đặc biệt là Anh văn - đối với sinh viên, khởi sự thủ đắc ngoại ngữ ngay từ bậc tiểu học, cũng như gia tăng năng lực trong ngành Tin Học. Để thực hiện các thay đổi này, ông cũng nhấn mạnh việc huấn luyện quản trị cho các hiệu trưởng, viện trưởng, và khoa trưởng và đã yêu cầu rằng tài nguyên chính phủ phải được đầu tư nhiều hơn trong các định chế đại học ở mọi trình độ và rằng lương của giáo chức phải được tăng lên một cách đáng kể.



7. Bộ Trưởng Nhân bày tỏ sự cởi mở lần đầu tiên đối với việc tham dự của Mỹ trong việc tái cấu trúc hệ thống giáo dục Việt Nam. Ông đề nghị các cải cách dựa trên một số mô hình kiểu Mỹ, kể cả bắt buộc đi học, thiết lập các tiêu chuẩn phẩm chất tối thiểu, sự thừa nhận văn bằng chính thức trên toàn quốc, các chương trình phát triển học trình, và một hệ thống tín chỉ cho giáo dục phổ thông ở trình độ đại học. Thêm vào đó, giới lãnh đạo Đại Học Quốc Gia Việt Nam đã nhận ra mục tiêu hàng đầu của họ là huấn luyện các giáo sư trẻ và viên chức, đặc biệt trong lãnh vực quản trị giáo dục cao cấp, phương pháp giảng dạy, và Anh văn. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET) đã mô tả các mục tiêu tương tự cho mối quan hệ lãnh đạo tại tất cả trường đại học và trung học. Các viên chức thẳng thắn nói với chúng tôi rằng họ rất muốn việc huấn luyện này xảy ra tại Mỹ.



8. Lấy thí dụ về sự cởi mở của Việt Nam đối với tập quán giáo dục Mỹ, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã cho phép 10 phòng tại 9 đại học áp dụng chương trình Mỹ, gồm có học trình, họa kiểu môn học, tài liệu giảng dạy, và phương pháp giảng dạy nghiêng-về-sinh-viên, với tất cả môn học được dạy bằng tiếng Anh. Thí dụ, Đại Học Cần Thơ rập khuôn chương trình Sinh Vật Phân Tử và Sinh Hóa của Đại Học Tiểu Bang Michigan, và Đại Học Kinh Tế Quốc Gia rập khuôn Phòng Tài Chánh thể theo chương trình của Đại Học Tiểu Bang California, Long Beach. Thêm vào đó, một chương trình Luật mới sẽ mở cửa tại Đại Học Cần Thơ vào mùa Thu này sẽ biểu hiện cho sự từ bỏ có tính chất gốc rễ đối với khuynh hướng học thuộc lòng và thuần túy lý thuyết được sử dụng bởi các trường luật Việt Nam hiện hữu, bằng cách áp dụng khuynh hướng nghiên cứu theo từng trường hợp (điển cứu) rất phổ biến ở hầu hết các trường luật Tây phương. Chương trình luật Cần Thơ sẽ tồn tại, cám ơn cho ba năm cố gắng liên tục của một giáo sư có văn bằng từ cả Harvard lẫn một đại học tại Netherlands. Một cải cách khác là Đại Học Quốc Gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh (VNU-HCMC), đã mở "Đại Học Quốc Tế" mà phương tiện tiêu chuẩn để giảng dạy là tiếng Anh và tất cả môn học chính đều căn cứ theo kiểu mẫu Mỹ, Úc và các nước Tây phương khác. VNU-HCMC tuyển dụng nhiều kiều bào (kể cả Mỹ) vốn là giáo sư đại học bên cạnh các giáo sư Việt Nam có bằng từ ngoại quốc.



VIỆT NAM TÌM KIẾM HỖ TRỢ TỪ NGOẠI QUỐC

---------------------------------------------------



9. Việt Nam đối diện với khoản thâm thủng có thể là $100 triệu mỗi năm để tài trợ các kế hoạch giáo dục, và đang cố gắng khóa lỗ hổng này bằng cách tìm kiếm hỗ trợ quốc tế để chi trả và giúp thực hiện cải cách. Trong buổi họp mới đây với Đại Sứ Michalak, Phó Thủ Tướng Nhân đặc biệt yêu cầu sự hỗ trợ của USG trong hai lãnh vực then chốt, mà ông nói rằng sẽ có tác động lớn trên mối quan hệ Mỹ-Việt Nam:

-Việc xây dựng một đại học Mỹ tại Việt Nam; và,

-Từ nay đến năm 2020, huấn luyện tại Mỹ cho 2,500 Ph.D. người Việt Nam.



10. Đại Học Mỹ sẽ hoàn toàn là Mỹ, với sự quản trị, học trình, phương pháp giảng dạy và kiểu cách giảng dạy của Mỹ. Các giáo sư Mỹ sẽ nhận diện loại trang thiết bị nào cần thiết và giám sát tất cả các quyết định về quản trị và giảng dạy để bảo đảm rằng đại học hội đủ các tiêu chuẩn Mỹ. Chủ Tịch của viện đại học sẽ là người Mỹ trong 10 năm đầu tiên, và tất cả môn học sẽ được dạy bằng tiếng Anh. Ở khả năng tối đa, đại học sẽ chấp nhận từ 5,000 đến 10,000 sinh viên mỗi năm, và sẽ chuyên môn hóa trong một số lãnh vực (có thể là bảy), bao gồm ngành quản trị công cộng và kinh doanh và kỹ thuật sinh vật. Trong kế hoạch này, mỗi lãnh vực hay phân khoa sẽ được sắp đặt bởi một đại học Mỹ khác. Để tạo ra một Đại Học Mỹ, Ông Bộ Trưởng nói rằng chính phủ Việt Nam sẽ vay mượn $100 triệu để tài trợ cho việc mua đất, xây cất các kiến trúc, và trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm. Ông trông vào Mỹ để tuyển dụng và tài trợ nhân viên quản trị và giảng dạy trong 10 năm đầu tiên. Trong kế hoạch của ông, 80% ban giáo sư sẽ là người Mỹ khi đại học mở cửa, với tỷ lệ giảm xuống còn 20% vào năm thứ 10 vì người Việt Nam chấm dứt việc huấn luyện có phẩm chất. Phác thảo dự trù chi phí cho nhân sự Mỹ là $100 triệu cho 10 năm.



11. Huấn luyện 2,500 Ph.D. người Việt Nam tại Mỹ là một phần trong kế hoạch lớn hơn để huấn luyện 20,000 Ph.D., một nửa trong nước và một nửa ngoài nước. Mỹ, qua Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation VEF), hiện đang tài trợ nghiên cứu cho khoảng 70 Ph.D. mỗi năm, nhưng chỉ trong lãnh vực thuần túy khoa học. Vì thế Việt Nam yêu cầu trợ giúp của Mỹ trong việc tạo ra một hệ thống để nhận ra các trường học Mỹ và bảo đảm các việc giảm giá phí hoặc tìm nguồn tài trợ cho thêm 160 ứng viên Tiến Sĩ mỗi năm để đáp ứng mục tiêu tham vọng này. Các chương trình Việt Nam hiện nay sẽ tài trợ phần nào hoặc trọn bộ giá phí cho một số sinh viên.



ĐỀ ÁN GIÁO DỤC CỦA SỨ QUÁN

-----------------------------



12. Thời gian đã chín mùi để khai triển lớn các chương trình trao đổi giáo dục với Việt Nam. Các lãnh đạo và dân chúng Việt Nam đồng ý rằng cải cách giáo dục là tối quan trọng cho sự phát triển liên tục của quốc gia, họ xem hệ thống Mỹ là tốt nhất thế giới, chính phủ sẵn sàng nhận trợ giúp của Mỹ, và cả các đại học Mỹ và Việt Nam đều nôn nóng đào sâu thêm quan hệ cộng tác. Sự thành công sẽ trả giá bằng cả lợi ích ngắn hạn lẫn lâu dài cho mối quan hệ song phương, khi chúng ta mô phỏng - trong lãnh vực giáo dục - tác động sâu sắc mà trợ giúp được nhắm đến một cách chặt chẽ có trong việc cải cách hệ thống quản trị kinh tế của Việt Nam.



13. Có những trở ngại cần vượt qua. Trong khi giới lãnh đạo cao nhất hỗ trợ mạnh mẽ cho một cuộc cải cách giáo dục đến tận gốc rễ, thì có những người trong Chính Phủ và Đảng Cộng Sản Việt Nam (Communist Party of Vietnam CPV) sợ rằng sự cởi mở và tự do trao đổi tư tưởng là một bộ phận trọn vẹn của bất cứ hệ thống giáo dục nào có tầm cỡ thế giới. Tuy nhiên, nếu giả sử phản kháng này phải được vượt qua thì không có cách nào hay hơn bằng qua giáo dục. Một trở ngại khác, hiện đang làm điêu đứng Phó Thủ Tướng Nhân, là việc đấu tranh chống lại các lợi ích đã được trao cho giới quản trị và giáo sư hiện tại, lợi ích mạnh nhất đối với những người đã mua chức vị với lời hứa thu lại và sẽ không bị êm ả sa thải. Nói một cách thẳng thắn, đây là lý do then chốt tại sao Phó Thủ Tướng kêu gọi đến một Đại Học Mỹ và các Tiến sĩ được Mỹ huấn luyện. Đối phó với sự phản kháng hung hãn, chiến lược của ông là sắp đặt song song các hệ thống tốt nhất để chứng minh rằng có sự phá sản trong giới lãnh đạo trường học ngày nay. Một di sản bất hạnh khác của tinh thần kế hoạch tập trung là các đại học có khuynh hướng chỉ thẩm định thành quả căn cứ trên số lượng thay vì phẩm chất. Hiện nay, có bao nhiêu bài giảng được căn cứ để trả tiền và thăng thưởng các giảng viên, không dựa trên phẩm chất của kinh nghiệm giảng dạy.



14. Thêm vào đó, người ta có thể tranh luận rằng các mục tiêu của Phó Thủ Tướng về việc huấn luyện Ph.D là có dụng ý tốt nhưng lầm lẫn. Một chương trình đào tạo ít Ph.D. hơn nhưng cho nhiều người có bằng M.A. và M.S. có thể tạo ra một tác động khổ cỡ hơn, với nhiều giáo sư hơn để nhắm vào trình độ mà Việt Nam cần nhất. Trong khi Việt Nam tất nhiên sẽ cần đi vào các sưu tầm và nghiên cứu tiên tiến, hệ thống giáo dục quá tệ ngày nay mà chúng ta tin rằng mục tiêu 10 năm nên là cải cách hệ thống để nó trở nên có khả năng đào tạo ứng viên mà sẽ đương nhiên trở thành tầng lớp các nhà phát minh và cải cách. Một bằng Cao Học là đúng ngay vào trình độ để giảng dạy kỹ thuật, tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, kế toán, nông nghiệp và nhiều môn học khác. Một giảng viên với bằng Cao Học của Mỹ và việc hiểu biết về sự quan trọng của tự do suy nghĩ và tham gia của sinh viên vào giáo dục sẽ thể hiện một cải thiện sâu sắc qua hầu hết các nhóm giáo sư Việt Nam. Một khi Việt Nam có một tập hợp lớn các người tốt nghiệp trên căn bản được huấn luyện chu đáo thì việc di chuyển vào nghiên cứu sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.



15. Tuy thế, các rào cản và tranh luận có thể được vượt qua hoặc sửa đổi khi thực hiện với giả sử sự hỗ trợ nhắm đến là đúng. Điều quan trọng là chúng ta nắm cơ hội ngày hôm nay, và khai thác cả các yêu cầu của Phó Thủ Tướng lẫn sự ngưỡng mộ tổng quát của người Việt Nam đối với tập quán giáo dục Mỹ. Nếu chúng ta đi qua cánh cửa mở này, với hỗ trợ rõ ràng của các lãnh đạo, chúng ta sẽ tham gia trong một cơ hội độc nhất để ảnh hưởng sâu đậm vào hệ thống giáo dục của Việt Nam. Qua các chương trình của riêng chúng ta, và bằng cách tìm kiếm để phát triển mối quan hệ cộng tác công và tư, chúng ta có thể đi xa hơn các mục tiêu của Sứ quán bằng cách giúp viên chức Việt Nam và định chế giáo dục đạt được các mục tiêu sau đây:



-Đưa học trình Mỹ vào các lãnh vực khác nhau;

-thực hiện kiểu cách giảng dạy Mỹ, trong đó nhấn mạnh ý nghĩ sáng tạo, việc giải quyết vấn đề, và khả năng lãnh đạo thay vì cách học thuộc lòng;

-gia tăng kiến thức về Mỹ và định chế Mỹ qua các lớp có hướng quốc tế hóa và trong các môn học nghiên cứu Mỹ;

-cải tiến sự giảng dạy tiếng Anh, do đó khiến sinh viên sở đắc tin tức về Mỹ và một thế giới rộng hơn cho riêng họ;

-khuyến khích nghiên cứu tại Mỹ, qua đó cung cấp cho các nhà lãnh đạo trong tương lai kinh nghiệm trực tiếp ngay từ gốc về xã hội và giá trị Mỹ;

-mở rộng và đào sâu cộng tác với các đại học, công ty Mỹ, và NGOs; và,

-sở đắc việc huấn luyện mà họ cần trong việc quản trị giáo dục.



16. Để hiểu rõ hơn và làm dễ dàng cho các cố gắng giáo dục Mỹ hiện nay, Đại sứ Michalak triệu tập một Hội Nghị Giáo Dục ở Hà Nội vào ngày 24-25 tháng 1-2008. Sự kiện phá vỡ nền tảng này đã mang gần 200 người Mỹ đóng cọc trong các cố gắng cải cách giáo dục của Việt Nam - kể cả hơn 100 đại học Mỹ, công ty Mỹ và NGOs với các chương trình giáo dục quan trọng - để chia sẻ tin tức về hoạt động và thử thách của họ và để bàn thảo làm thế nào để sự cộng tác có thể giúp tất cả các phía nhận thức có hiệu quả hơn về các mục tiêu giáo dục. Hội Nghị cũng khiến Sứ quán tăng thêm kiến thức về sự dồi dào của hoạt động giáo dục của các tổ chức công và tư của Mỹ, và nhờ vậy mà hoạch định một sách lược hữu hiệu và toàn diện để gia tăng ảnh hưởng Mỹ vào khu vực giáo dục đang thay đổi nhanh chóng của Việt Nam. Chúng ta cũng xác nhận rằng, trong việc phục vụ lợi ích quốc gia của Mỹ, chúng ta cũng có thể đáp ứng các yêu cầu trợ giúp giáo dục Mỹ của lãnh đạo Việt Nam. Một hội nghị thứ hai, dự định đầu năm tài chính 2009, được phác họa để hòa hợp các nhà giáo dục Việt Nam và Mỹ. Trong khi làm như thế, sẽ hỗ trợ trực tiếp một chương trình Phục Vụ Thương Mại Ngoại Quốc để khuyến khích các liên kết chương trình kỹ thuật tin học giữa đại học Việt Nam và Mỹ.



17. Sử dụng tài nguyên sẵn có và thêm tin tức thu nhận từ Hội Nghị Giáo Dục, sách lược giáo dục của Sứ quán gồm các phần sau đây:



-Chương trình Fulbright ở Việt Nam: Mỗi năm, chương trình gửi khoảng 25 sinh viên ưu tú đến Mỹ để học bậc Cao Học trong nhiều lãnh vực, kể cả Quản Trị Giáo Dục Cao Cấp, và gửi 10 giáo sư giảng dạy lâu năm đến Mỹ để nghiên cứu cải thiện phẩm chất giảng dạy. Ngoài ra, vài chương trình Fulbright khác xếp chỗ tại các đại học Việt Nam cho 20 giáo sư và nhà sưu khảo Mỹ đối với các chương trình duyệt xét lại học trình, sắp đặt các môn học mới và văn bằng, và huấn luyện ban quản trị và giảng huấn. Để mở rộng Chương Trình Fulbright, Sứ quán trông tìm đóng góp ban đầu từ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET), và cũng sắp tung ra cuộc vận động để bảo đảm chắc chắn tặng dữ từ các công ty Mỹ hoạt động trong Việt Nam nhằm khuếch trương nỗ lực quan trọng nhất này. (Sứ quán đang làm việc với Văn Phòng Fulbright và các văn phòng khác để bảo đảm rằng Sứ quán tuân thủ tất cả luật lệ mâu-thuẫn-lợi-ích - conflict-of-interest regulations.)



-Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (VEF): VEF hiện đang tài trợ khoảng 70 Ph.D. mỗi năm. Sứ quán đang khai phá đường hướng để mở rộng phạm vi của chương trình này, cả tài trợ lẫn các lãnh vực nghiên cứu do Sứ quán yểm trợ.



-Huấn luyện tiếng Anh cho giáo sư: nếu có giáo sư giỏi hơn thì sẽ mở rộng khối sinh viên có khả năng học hỏi ở Mỹ và gia tăng phẩm chất chung về giảng dạy bằng tiếng Anh, mà hiện nay là rất kém. Căn cứ trên các cố gắng đáng kể hiện nay của Sứ quán trong lãnh vực này qua sử dụng English Language Fellows (ELF) và các chương trình liên quan đến Regional English Language Officer (RELO) ở Bangkok, Sứ quán đã yêu cầu và nhận được tài trợ ECA cho 10 người thuộc chương trình Fulbright English Teaching Assistants (ETAs), sẽ bắt đầu công việc ở 10 đại học vào tháng 9-2008 trong thời gian một năm. Sứ quán cũng đang làm việc với các giáo sư và viên chức then chốt Việt Nam để thúc đẩy cho việc thành lập VietTESOL, qua đó sẽ cung cấp sự huấn luyện chuyên nghiệp cho các giáo sư Việt Nam dạy tiếng Anh.



-Một nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ: Chúng tôi đang làm việc trên nhiều mặt để khuyến khích một số lớn sinh viên Việt Nam có phẩm chất cao hãy lợi dụng hệ thống giáo dục Mỹ cao hơn. Các khảo sát thường cho thấy Việt Nam thừa nhận rằng trường học Mỹ cung ứng phẩm chất giáo dục cao nhất, tuy thế cho đến nay, hàng ngàn sinh viên phải tìm kiếm cơ hội ở Úc và các nước khác, trong niềm tin rằng tiêu chuẩn Mỹ quá cao, đặc biệt là thủ tục xin chiếu khán. Chúng tôi đang cố gắng để sửa sai lầm về niềm tin này qua hoạt động bất thường. Thuyết trình, thảo luận trên mạng, và các cố gắng bất thường khác - thường được đảm trách bởi chính các nhân viên sứ quán - vì thế sẽ tiếp tục là điều cần thiết để bảo đảm gia tăng con số sinh viên Việt Nam được biết về và lợi dụng các cơ hội để du học ở Mỹ. Kết quả khá hài lòng, với số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ đang tăng theo một tỷ lệ lũy tiến.



-Trao đổi mở rộng: Chúng tôi nương vào các chương trình sẵn có để các viên chức đại học có thể quan sát tập quán giáo dục Mỹ. Các viên chức tại Đại Học Quốc Gia Việt Nam (Vietnam National University - VNU) nói với chúng tôi rằng mục tiêu quan trọng nhất của họ gồm có: việc huấn luyện cho các viên chức và giáo sư trẻ của VNU trong ngành quản trị giáo dục cao cấp, phương pháp giảng dạy, và tiếng Anh, ưa chuộng tại Mỹ hơn. Ngoài ra, MOET chủ trương gửi tất cả viện trưởng và phó viện trưởng đại học và hiệu trưởng trung học tham dự các chương trình huấn luyện ở ngoại quốc. Chỗ ở sẽ kiếm cách để yểm trợ các chương trình huấn luyện này, bao gồm sử dụng các chương trình International and Voluntary Visitor và sự sẵn lòng tiếp nhận tham dự viên của các đại học Mỹ.



-Sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ đối với mối quan hệ cộng tác công và tư: Các viên chức Sứ quán thường gặp đại diện của các đại học Mỹ muốn bung ra hoặc mở rộng cộng tác với các đại học Việt Nam để cung cấp hướng dẫn và cố vấn và/hoặc tài chính để làm cho dễ dàng việc trao đổi. Hiện tại, hơn 60 đại học Mỹ có chương trình liên kết với đại học Việt Nam, kể cả trao đổi hai chiều về giáo sư, khai triển học trình, chương trình chuyển lớp "2+2" (trong đó sinh viên Việt Nam học hai năm cuối của bậc Cử Nhân tại đại học Mỹ và nhận văn bằng Mỹ), và huấn luyện sư phạm cho ban giảng huấn trong các lãnh vực đặc biệt như Anh ngữ, y tá, kỹ thuật, và kinh doanh.



-Đề án Foreign Commercial Service Educational Initiative: USDOC đang thực hiện một chương trình tiếp thị mạnh mẽ, chờ được tài trợ, để tiếp tục xây dựng sự quan tâm của các định chế Mỹ về việc học ở trình độ cao hơn của thị trường giáo dục Việt Nam. Chương trình gồm có sự thiết lập du học hoa kỳ (duhochoaky.vn -người Việt đối với việc đi Mỹ học:"StudyInTheUS.com"), các hội chợ thương mại trong thực tế và các hoạt động ghép đôi có liên quan để bắt liên lạc với các định chế Mỹ về việc học ở trình độ cao hơn với các trường và người tuyển dụng hàng đầu của Việt Nam, và việc tiếp thị mạnh mẽ và hỗ trợ hậu cần cho hội chợ giáo dục hàng năm của IIE tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc vận động tiếp thị nhắm đến việc gia tăng nhanh chóng số sinh viên Việt Nam đi học ở Mỹ cũng như số chương trình giáo dục Mỹ tại Việt Nam. Trọng tâm đặc biệt sẽ là Anh ngữ đào sâu, đại học cộng đồng và các mảng tiếp thị bậc Cử Nhân.



-Làm việc với Văn Phòng State's Trade Facilitation Office: Cố gắng này nhằm phổ biến cho các tiểu bang Mỹ về lợi ích có thể nhận được bằng cách chủ động hơn trong sự kinh doanh và giáo dục tại Việt Nam. Chúng tôi trích dẫn thí dụ của tiểu bang Oklahoma, là một cơ chế đầu tiên của Mỹ tìm kiếm kinh doanh và sinh viên tại Việt Nam, và hiện là nơi nhận sinh viên Việt Nam du học Mỹ lớn hàng thứ ba tại Mỹ.



-Hội Nghị Giáo Dục Thượng Đỉnh: Sứ quán đang gửi hai chủ tịch đại học đi tham dự Hội Nghị Giáo Dục Thượng Đỉnh và sự kiện địa phương tiếp theo (hiệp hai) do Bộ Trưởng Ngoại Giao Rice chủ trì, Secretary of Education Spelling, và USAID Administrator Fore vào cuối tháng 4-2008. Qua sự tham dự của họ, chúng tôi hy vọng thấy một gia tăng về số lượng và loại trao đổi giữa các đại học Mỹ và Việt Nam.



THỈNH CẦU HÀNH ĐỘNG: CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MỚI CẦN CÓ NGUỒN TÀI NGUYÊN WASHINGTON MỚI

----------------------------------------



18. Trong khi chúng ta đã tạo được nhiều tiến triển, nguồn tài nguyên lớn hơn sẽ cho phép chúng ta đẩy chương trình này đi xa hơn nữa. Ở mức tối thiểu, chúng ta có thể giúp Việt Nam đào tạo giới lãnh đạo và công nhân có khả năng cần thiết để duy trì sự bành trướng kinh tế và để nâng nhiều dân hơn thoát khỏi nạn nghèo đói. Nhìn rộng hơn, Mỹ có cơ hội để tạo hình cho một hệ thống giáo dục Việt Nam trong cách thức mà, về lâu dài, sẽ mang lại một Việt Nam nhiều dân chủ hơn, tôn trọng nhân quyền hơn và tự do ngôn luận, và do đó ràng buộc một cách chặt chẽ với Mỹ. Thấy điều này, hỗ trợ cải cách giáo dục là đồng nghĩa với các mục tiêu căn bản nhất của Sứ quán. Vì thế, chúng tôi đã nhận ra các đề án sau đây cần có nguồn tài nguyên bổ sung từ Washington:



-Ngân quỹ $3 triệu cho giáo dục đã được yêu cầu trong Kế Hoạch Sách Lược Sứ Quán năm tài chính 2010 (FY2010 Mission Strategic Plan (MSP) vừa mới làm xong. Mặc dù quyết định sử dụng ngân quỹ này như thế nào chưa được kết thúc, chúng tôi suy xét USAID mang đến một ban thẩm định để xét đến các lựa chọn thống nhất với ý kiến do chính phủ Việt Nam đưa ra và phổ biến ở Hội Nghị Tháng 1. Một khả năng là khai triển một chương trình cải cách để tái cấu trúc tập quán giáo dục quốc gia trong các lãnh vực như dạy tiếng Anh, và thẩm định và huấn luyện giáo sư. Đề án này có thể rập khuôn theo Chương Trình Ngôi Sao của USAID, qua đó Mỹ tạo ra một khác biệt quan trọng tại Việt Nam trong lãnh vực cải cách kinh tế, điều lệ và luật pháp. Trợ giúp nhắm đến trong lãnh vực giáo dục sẽ có kết quả tương tự trong các thay đổi tích cực, có ý nghĩa để dẫn đến một Việt Nam tốt hơn và được chuẩn bị để thành công trong nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, USAID sẽ kiếm cách để gia tăng các chương trình hiện tại, như chương trình Ngôi Sao, để cổ võ việc huấn luyện cấp lãnh đạo nhiều hơn.



-Thành lập một Đại Học Mỹ ở Việt Nam. Như đã ghi chú ở trên, việc ủng hộ thành lập một Đại Học Mỹ ở Việt Nam sẽ đòi hỏi ngân quỹ lên đến $100 triệu qua 10 năm để trả cho gần 100 giáo sư và quản trị gia Mỹ.



-Việc tài trợ tăng lên để yểm trợ du học Mỹ và mục tiêu của chính phủ Việt Nam về việc đào tạo 2,500 Ph.D. tại Mỹ từ nay đến năm 2020. Hỗ trợ của chính phủ Mỹ cho mục tiêu này có thể hướng qua sự mở rộng các chương trình của Cơ Sở Giáo Dục Việt Nam (VEF), cả việc gia tăng tài trợ cho VEF lẫn tiềm năng mở rộng lãnh vực nghiên cứu được VEF tán thành, như đã ghi ở đoạn 11. Thêm vào đó, việc tài trợ có thể được bảo đảm bằng cách tung ra Chương Trình Học Bổng Fulbright Presidential Scholarship Program tương tự như chương trình ở Indonesia, tức là gửi độ 30-40 sinh viên Ph.D. đến Mỹ mỗi năm. Một chương trình tương tự ở Việt Nam có thể chú trọng đến việc nâng đỡ số sinh viên M.A. và M.S..



-U.S. Foreign Commercial Service Educational Fair tại Việt Nam. Ý kiến này, hiện đang xem xét, cùng với các hoạt động khuyến khích xuất cảng FCS khác, sẽ xây trên các cố gắng hiện nay của Sứ quán bằng cách mang đến Việt Nam các đại học quan tâm đến việc tuyển sinh viên và việc phát triển quan hệ với các đại học Việt Nam. Việc tài trợ của cơ quan Trade Development Authority (TDA) cho các đề án liên quan đến tuyển lựa sinh viên Việt Nam du học Mỹ đã được đề nghị và cũng sẽ thích hợp, vì lãnh vực "thương mãi trong phục vụ" này có thể sinh sản dễ dàng hàng trăm triệu đô-la hàng năm cho sự thịnh vượng kinh tế Mỹ.



-Sự khai triển một chương trình theo khuôn mẫu "Africa Education Initiative" (AEI) mới của chính phủ Mỹ, thực hiện qua USAID. Qua khoảng thời gian bốn năm, Mỹ cung cấp $400 triệu để huấn luyện nửa triệu giáo sư và cấp học bổng cho 300,000 người trẻ. Một chương trình tương tự, giữ cho phù hợp với các mục tiêu của Việt Nam, sẽ có các hiệu quả rất tích cực.



KẾT LUẬN

----------



19. Nhiều người sẽ đọc đề án này như là một thao diễn "hoang tưởng"[2], có lẽ lắc đầu và thắc mắc rằng vì sao người Trưởng Sứ quán gửi ra các giả sử quá bao quát. Một cách rõ ràng, các đề nghị của chúng tôi cần được cứu xét trong bối cảnh của các nhu cầu cạnh tranh. Tuy nhiên, tôi hy vọng đọc giả nhận thức rằng chúng tôi đã chỉ làm được đến đâu với nguồn tài nguyên hiện tại, và cũng hiểu thấu rằng hiện nay chúng tôi đối diện với một cơ hội độc nhất và quan trọng như thế nào. Các yêu cầu cải cách của người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, người sẽ họp với Tổng Thống Bush trong vài tháng tới, đã cổ vũ tôi soạn thảo bản tin này. Hiện nay, với một phần nhỏ chi tiêu cho vài hoạt động và chương trình khác trong vùng, chúng tôi có thể chỉnh hình lại cho quốc gia này trong cách thức bảo đảm có một tác động tích cực, sâu đậm cho nhiều thập niên sắp tới. Nếu chúng ta muốn Việt Nam vào năm 2020 trông giống như Nam Hàn hơn là Trung quốc, bây giờ là lúc hành động.



April 2008



1. Summary: Vietnam's educational system is in crisis, and the lack of qualified human resources is one of the biggest factors limiting Vietnam's development and economic growth. Top Vietnamese officials, including Prime Minister Nguyen Tan Dung, are aware of this challenge, and have explicitly asked for U.S. assistance in changing how Vietnam educates its people. Moving from today’s failed system, protected by a hide-bound and largely unqualified hierarchy of educators, will not be easy, but the United States has a unique opportunity to make a big difference and put its stamp on Vietnam's education system well into the future. As a start, Prime Minister Dung has offered to pay for a "brick and mortar" American University, with the United States providing the institution's president, plus key administrative and teaching staff. He has also asked for our help in launching the Ph.D studies in the United States of at least 2,500 young Vietnamese, on the understanding that these men and women will return as the core of the nation’s political and academic elite in the decades to come. Many of these students would be funded by Vietnam.



2. I believe that responding positively to these requests, perhaps in conjunction with the meeting this summer between President Bush and the Prime Minister, is strongly in the U.S. national interest. In responding to Vietnam's call, we would ensure not only that Vietnam's tens of millions of students, but also their education-obsessed parents, see the United States as a key partner in their personal and collective futures. The United States is seen as the model of "Global Standards" that Vietnam seeks to emulate. Positive engagement now will create windows of opportunity for the Mission to influence both Vietnamese attitudes toward the United States and domestic support for democratic, participatory government. Using existing resources, we are already engaged in many programs and initiatives to help Vietnam modernize its educational system and educate the next generation of Vietnam’s decision-makers. Adding new foreign assistance resources now and supporting the creation of a wide range of strategic public-private partnerships will maximize American influence on Vietnam’s educational system and thus on the future shape of Vietnamese society. Specific requests for new State, USAID and FCS education initiatives are listed in paragraph 18. End summary.



STATE OF EDUCATION IN VIETNAM

-----------------------------



3. Vietnam is facing a crisis in its education systems at all levels that jeopardizes its pursuit of economic progress and global integration. Officials lack training in education administration, teachers are poorly trained and underpaid, and corruption plagues the system at every level. In addition, opportunities for higher education are limited, as the system can accommodate only a fraction of those seeking admission. In 2007, Vietnamese universities had places for only 300,000 of the 1.8 million candidates who sat for university entrance exams. Although the number of university students has doubled since 1990, the number of teachers has remained virtually unchanged, a statistic disturbing to experts. Even with the increase, however, Vietnam ranks last regionally in the percentage of college age students enrolled in tertiary education, with only 10% in universities, below China’s 15%, Thailand’s 41%, and South Korea’s 89%, according to World Bank statistics. Even those students lucky enough to attend a university face a system in which instructors are paid on a strictly piece-work (by the class) system with no effective mechanisms for ensuring quality of instruction. Ph.D’s are purchased, and being named a professor is a bureaucratic process, not an honor linked to a career in teaching.



4. Even worse, corruption has spread like a cancer through the system. Poorly paid administrators and teachers purchase their positions, then shake down parents, who pay for admission to schools, then pay extra to have teachers grade their children. Until recently, cheating led by teachers on nation-wide tests was common, especially when the poor results would reflect badly on “the system.” Predictably, Vietnam is falling behind its neighbors in generating knowledge and innovation. In 2006, Hanoi's top two universities - Vietnam National University and Hanoi University of Technology - produced just 34 scientific publications, as compared to 4,556 at Seoul National University and nearly 3,000 at Peking University. Vietnam also scores low in another measure of capacity for innovation, the number of resident patent applications, having filed only two patent applications in 2006 compared with 40,000 in China.



5. Failures in Vietnam’s educational system also result in universities being unable to produce the number of educated managers and skilled workers needed by Vietnam's modernizing economy. This lack of qualified human resources is the single biggest factor limiting Vietnam's future development and economic growth, a fact reiterated by the mayor of Ho Chi Minh City during his April 17 meeting with visiting HHS Secretary Leavitt. To cite one example of this shortage, an American high-tech company that interviewed 2,000 recent graduates, all considered to be among Vietnam’s “best and brightest,” found only 40 applicants that met minimum hiring requirements. The situation is not the result of insufficient public spending on education, which at 4.3% of GDP, is higher in Vietnam than in neighboring China, Korea, The Philippines, or Thailand. This all is sadly ironic, as many parents in this Confucian society would mortgage their souls to ensure their children get a good education. If all outlays are counted, parents here actually spend quite liberally to advance their children's education, but to depressingly little effect.



VIETNAMESE EDUCATION PLANS AND GOALS

------------------------------------



6. Vietnam’s top leaders recognize these problems, and wants to improve its education system. Prime Minister Dung's point person in leading change is Nguyen Thien Nhan, Deputy Prime Minister, concurrently Minister of Education and Training, and a Fulbright scholar. Nhan has designed an ambitious program to restructure the national educational system and address its grave deficiencies. Priorities include completing the universalization of education (with emphasis on enrollment of girls, minorities and the disadvantaged, many of whom are still not in the system), revamping teacher training programs, overhauling the national curricula for all subjects at all levels, developing a formal consistent accreditation and assessment strategy, establishing a top-tier and internationally recognized university and improving quality standards for teachers through continuing education and competition. He has also emphasized the importance of foreign language acquisition - especially English - for students beginning in primary school, as well as increased competence in Information Technology. To make these changes possible, he is also emphasizing management training for school principals, rectors, and deans and has requested that greater government resources be invested in academic institutions at all levels and that teachers’ salaries be significantly increased.



7. Minister Nhan has expressed unprecedented openness to U.S. participation in restructuring Vietnam's educational system. He has proposed reforms modeled on a number of U.S.-style practices, including mandatory enrollment, establishment of minimum quality standards, national accreditation, curriculum development programs, and a credit-based system for general education at the tertiary level. In addition, Vietnam National University administrators have identified as their top goal training for its officials and young professors, especially in the areas of higher education management, teaching methodology, and English. The Ministry of Education and Training (MOET) has described similar goals for all university and high school leadership. Officials have explicitly told us that they would like much of this training to take place in the United States.



8. As an example of Vietnamese openness to American education practices, the Ministry of Education and Training has authorized ten departments at nine universities to adopt American programs lock, stock, and barrel, including curricula, course design, teaching materials, and student-oriented teaching methods, with all courses taught in English. For instance, Can Tho University has replicated Michigan State University's Biochemistry and Molecular Biology program, and the National Economics University has modeled its Finance Department after the program at California State University, Long Beach. In addition, a new law degree program that will open its doors at Can Tho University this fall will represent a radical departure from the purely theoretical and rote-based approach used by the existing Vietnamese law schools, by adopting the case study approach common to nearly all Western law schools. The Can Tho law program will come into existence thanks to three years of unceasing effort by a law professor with degrees from both Harvard and a university in the Netherlands. Another innovator is Vietnam National University, Ho Chi Minh City (VNU-HCMC), which has opened an "International University" at which the standard medium of instruction is English and all majors are based on American, Australian and other Western models. VNU-HCMC employs numerous expatriate (including American) faculty members in addition to Vietnamese professors with foreign degrees.



VIETNAM LOOKING TO FOREIGN COUNTRIES FOR ASSISTANCE

---------------------------------------------------



9. Vietnam faces a deficit of perhaps $100 million per year in funding its educational plans, and is trying to close the gap by seeking international support in paying for and helping implement reforms. In a recent meeting with Ambassador Michalak, Deputy Prime Minister Nhan specifically requested USG assistance in two key areas, which he said would have a big impact on U.S.-Vietnam relations:



--Founding an American university in Vietnam; and,

--Training 2,500 Vietnamese Ph.D.s in the U.S. by 2020.



10. The American University would be American through and through, with an American management, curriculum, teaching methodology and teaching styles. American professors would identify what equipment would be necessary and oversee all other academic and management decisions to ensure that the university meets U.S. standards. The President of the University would be American for the first ten years, and all courses would be taught in English. The university would, at maximum capacity, accept 5,000 to 10,000 students per year, and would specialize in a number of fields (possibly seven), including business and public administration and biotechnology. In this plan, each field or faculty would be set up by a different American university. To create the American University, the Minister said that the GVN plans to borrow $100 million to fund the purchase of land, construction of buildings, and equipping of laboratories. He is looking to the United States to recruit and fund the faculty and administrators for the first ten years. In his plan, 80% of faculty would be American when the university opens, with the percentage dropping down to 20% at the end of ten years as qualified Vietnamese finish training. Rough initial estimates of costs for the American personnel are $100 million over ten years.



11. Training 2,500 Vietnamese Ph.D.s in the U.S. is part of a larger plan to train 20,000 Ph.D.s, half in Vietnam and half abroad. The United States, through the Vietnam Education Foundation (VEF), currently funds the U.S. study of about 70 Ph.D.s per year, but only in the hard sciences. Vietnam is thus asking for U.S. assistance in creating a system to identify U.S. schools and secure cost reductions or find funding for an additional 160 doctoral candidates each year in order to meet this ambitious goal. Current Vietnamese programs would fund some or all costs for some of these student.



MISSION EDUCATION INITIAITVES

-----------------------------



12. The time is ripe to significantly expand educational exchange programs with Vietnam. The leaders and people of Vietnam agree that educational reform is critical to the nation's continued development, they view the U.S. system as the world's best, the government is receptive to U.S. assistance, and both U.S. and Vietnamese universities are eager to deepen partnerships. Success will pay both short-and long-term benefits to bilateral relations, as we replicate in the educational sphere the deep impact that tightly targeted aid has in reforming Vietnam's system of economic governance.



13. There are hurdles to overcome. While the nation’s top leadership has strongly endorsed radical educational reform, there are those in the government and Communist Party of Vietnam (CPV) who fear the openness and free exchange of ideas that are an integral component of any world-class educational system. If this resistance is to be overcome, however, there is no better way than through education. Another hurdle, which is currently bedeviling Deputy Prime Minister Nhan, is battling against the vested interests of today’s professors and administrators, the most powerful of whom purchased their positions with the promise of gain and will not be displaced quietly. Frankly, this is one key reason why the Prime Minister is appealing for an American University and U.S. trained Ph.Ds. In the face of fierce resistance, his strategy is to set up parallel, superior systems to prove the bankruptcy of the die-hards in command of schools today. Another unfortunate legacy of the central planning mentality is that universities tend to judge their performance solely on quantity rather than quality. Currently, it’s lectures delivered that count when paying and promoting instructors, not the quality of the educational experience.



14. In addition, one could argue that the Prime Minister's goals of training Ph.Ds is well intentioned but misguided. A program that produces fewer Ph.D.s but more M.A. and M.S. degree holders could produce a more sizeable impact, with more professors targeted at the level Vietnam needs most. While Vietnam will eventually need to move into advanced studies and research, the educational system is so bad today that we believe the 10-year goal should be to reform the system so that it becomes capable of producing the candidates who will eventually become the class of inventors and innovators. A master’s degree is the right level for teaching engineering, English as a second language, accounting, agriculture and many other subjects. An instructor with a U.S.-issued master's degree and an understanding of the importance of free thought and student involvement with education would represent a profound improvement over most of the current crop of Vietnamese professors. Once Vietnam has a large body of well-trained basic college grads, moving into research will make much more sense.



15. Still, these barriers and arguments can be overcome or modified in execution given the right targeted assistance. The important thing is that we seize today's opportunity, and capitalize on both the Prime Minister's requests and the general admiration of Vietnamese for American educational practices. If we walk through this open door, we will be engaging, with the explicit support of top leaders, in a unique opportunity to profoundly influence on Vietnam's educational system. Through our own programs, and by seeking to develop private-public partnerships, we can further Mission goals by helping Vietnamese officials and educational institutions reach the following goals:



--incorporate American curricula in a variety of fields;

--implement American teaching styles, which emphasize creative thought, problem solving, and leadership skills rather than rote learning;

--increase knowledge of the United States and American institutions through internationally-oriented classes and in American studies courses;

--improve English language instruction, thus enabling students to acquire information about the United States and the wider world on their own;

--promote study in the United States, which gives future leaders first-hand experience of American society and values;

--expand and deepen cooperation with American universities, companies, and NGOs; and,

--acquire the training they need in educational administration.



16. To better understand and facilitate current wide-ranging American educational efforts in Vietnam, Ambassador Michalak convened an Education Conference in Hanoi on January 24-25, 2008. That groundbreaking event brought together almost 200 American stakeholders in Vietnam’s education reform efforts - including more than 100 American universities, companies and NGOs with significant educational programs - to share information about their activities and challenges and to discuss how cooperation can help all parties realize their education goals more effectively. The Conference also enabled the Mission to enhance its knowledge of the breadth of

American public and private sector organizations' educational activities, and thus to plan a comprehensive and effective strategy to increase U.S. influence on Vietnam's rapidly changing education sector. We also confirmed that, in serving U.S. national interests, we can also be responsive to the requests of Vietnamese leaders for U.S. educational assistance. A second Conference, planned for early in FY2009, is designed to bring together American and Vietnamese educators. In doing so, it will directly support a Foreign Commercial Service project to promote linkages between American and Vietnamese university information technology programs.



17. Using existing resources and additional information gained at the first Education Conference, the Mission education strategy includes the following components:



--The Fulbright Program in Vietnam: Each year, this program sends about 25 students of exceptional promise to the U.S. for Master’s Degree study in a variety of fields, including Higher Education Administration, and sends ten senior university professors to the U.S. for research designed to improve the quality of their instruction. In addition, several different Fulbright programs place up to twenty American professors and researchers at Vietnamese universities for programs to revise curricula, set up new courses and degree programs, and train faculty and administrators. To expand the Fulbright Program, the Mission is seeking first-ever contributions from the Ministry of Education and Training (MOET), and is also about to launch a campaign to secure donations from U.S. companies operating in Vietnam in order to increase this flagship effort. (The Mission is working with State's Fulbright Office and other offices to ensure that it adheres to all conflict-of-interest regulations.)

--The Vietnam Education Foundation (VEF): VEF currently funds about 70 Ph.D.s per year. The Mission is exploring ways to expand the scope of this program, both in terms of funding and the fields of study it supports.



-- English language training for teachers: Better teachers will expand the pool of students able to study in the United States and increase the overall quality of English language instruction, which is now quite low. Building on the Mission's current considerable efforts in this area through use of English Language Fellows (ELF) and programs involving the Regional English Language Officer (RELO) based in Bangkok, the Mission has requested and received ECA funding for ten Fulbright English Teaching Assistants (ETAs), who will begin work at ten universities in September, 2008, for one academic year each. The Mission is also working with key Vietnamese officials and professors to jumpstart the creation of VietTESOL, which will provide professional training to Vietnamese English teachers.



--An aggressive Public Diplomacy effort: We are working on multiple fronts to encourage a larger number of highly qualified Vietnamese students to take advantage of the American higher education system. Surveys repeatedly show that Vietnam recognizes that U.S. schools provide the highest quality education, yet many thousands of students have, to date, sought opportunities in Australia and other countries, believing that U.S. standards are too high, particularly with regard to the visa process. We are working hard to correct the record through outreach. Presentations, webchats, and other outreach efforts - often undertaken by consular officers themselves - will thus continue to be necessary to ensure that increasing numbers of Vietnamese students are aware of and take advantage of opportunities to study in the United States. The results are gratifying, with the number of Vietnamese students studying in the USA growing at an exponential rate.



--Expanded Exchanges: We will leverage existing programs to enable university officials to observe American educational practices. Vietnam National University officials tell us that their top goals include training for VNU's officials and young professors in higher education management, teaching methodology, and English, preferably in the United States. In addition, MOET intends to send every university rector and vice rector and every high school principal on training programs abroad. Post will seek ways to support these training programs, including use of International and Voluntary Visitor programs and American universities willing to host participants.



--USG support for public-private partnerships: Mission officers regularly meet representatives of American universities interested in launching or expanding cooperation with Vietnamese universities to provide guidance and advice and/or funds to facilitate exchanges. Currently more than 60 American universities have joint programs with Vietnamese universities, including two-way teacher exchanges, curriculum development, "2+2" transfer programs (in which Vietnamese students finish the final two years of undergraduate study at American universities and receive American degrees), and pedagogical training for faculty in specific fields such as English, nursing, engineering, and business.



--The Foreign Commercial Service Educational Initiative: USDOC is implementing an aggressive marketing plan, pending funding authorization, to continue to build interest among U.S. institutions of higher learning in the Vietnam education market. The program includes the establishment of the duhochoaky.vn (Vietnamese for “StudyInTheUS.com”) web-portal, virtual trade fairs and related matchmaking activities to connect U.S. institutions of higher learning with top Vietnamese schools and recruiters, and heavy marketing and logistics support for IIE's annual education fair in Hanoi and Ho Chi Minh City. The marketing campaign is aimed to dramatically increase the number of Vietnamese students studying in the U.S. as well as the number of US. educational programs in Vietnam. Special focus will be on the intensive English, community college and undergraduate market segments.



--Working with State's Trade Facilitation Office: This effort is intended to publicize the benefits that U.S. states can receive by being more active in education and business in Vietnam. We will cite the example of the state of Oklahoma, which was one of the first U.S. entities to seek business and students in Vietnam, and which is now the third largest recipient of Vietnamese students in the United States.



--Higher Education Summit: The Mission is sending two university presidents to attend the Higher Education Summit and follow-on regional event hosted by Secretary of State Rice, Secretary of Education Spelling, and USAID Administrator Fore at the end of April, 2008. Through their participation, we hope to see an increase in the number and type of exchanges between the U.S. and Vietnamese universities.



ACTION REQUEST: NEW EDUCATIONAL PROGRAMS

REQUIRE NEW WASHINGTON RESOURCES

----------------------------------------



18. While we are already making progress, greater resources will allow us to advance this agenda much further. At a minimum, we can help Vietnam produce the managers and skilled workers needed to keep its economic expansion on track and to lift more of the population out of poverty. Looking more broadly, the United States has the opportunity to shape the Vietnamese educational system in a way that, in the long term, will result in a Vietnam that will be more democratic, more respectful of human rights and freedom of speech, and therefore more closely tied to the United States. Seen in this light, supporting educational reform is synonymous with our most fundamental Mission goals. Therefore, we have identified the following new initiatives requiring additional resources from Washington:



--$3 million fund for education requested in the recently completed FY2010 Mission Strategic Plan (MSP). Although decisions on how this fund would be used have not been finalized, we envision USAID bringing in an assessment team to look at options consistent with the ideas put forth by the GVN and flowing out of the January Conference. One possibility would be to develop a reform program to revamp national educational practices in such areas as English teaching and teacher training and assessment. This initiative could be modeled after USAID’s STAR Program, through which the U.S. has made a significant difference in Vietnam in the area of economic, regulatory and legal reforms. Targeted assistance in the area of education will similarly result in significant, positive changes that lead to a Vietnam better prepared to succeed in the global economy. In addition, USAID will look into ways to augment current projects, like the STAR program, in order to promote more executive and leadership training as part of the portfolio.



--Creation of an American University in Vietnam. As noted above, supporting the creation of an American University in Vietnam would require funding of up to $100 million over ten years to fund approximately 100 American professors and administrators.



--Increased funding to support study in the United States and the GVN's goal of educating 2,500 Ph.D.s in the U.S. by 2020. USG support toward this goal could be channeled through expansion of Vietnam Education Foundation (VEF) programs, both by increasing VEF's funding and potentially by broadening the fields of study it supports, as noted in para 11. In addition, funding might be secured by launching a Fulbright Presidential Scholarship Program similar to the one in Indonesia, which sends about 30-40 Ph.D. students to the U.S. each year. A similar program in Vietnam could focus on boosting the number of M.A. and M.S. students.



--U.S. Foreign Commercial Service Educational Fair in Vietnam. This idea, currently under consideration, along with other FCS export promotion activities, would build on current Mission efforts by bringing to Vietnam U.S. universities interested in recruiting students and in developing relationships with Vietnamese universities. Trade Development Authority (TDA) funding for initiatives related to recruitment of Vietnamese students for study in the United States has been suggested and would also be appropriate, as this “trade in services” area could easily generate hundreds of millions of USD per year to an industry central to American economic prosperity.



--Development of a program modeled on the USG’s new “Africa Education Initiative” (AEI), implemented through USAID. Over a period of four years, the U.S. is providing $400 million to train half a million teachers and give scholarships to 300,000 young people. A similar program, scaled to meet Vietnam's objectives, would have very positive effects.



CONCLUSION

----------



19. Many will read this message as a "blue sky" exercise, perhaps shaking their heads in wonder that a Chief of Mission would forward such a broad range of suggestions. Clearly, our proposals need to be considered within the universe of competing demands. I hope readers recognize, however, just how much we are already doing with current resources, and also grasp just how significant and unique an opportunity we face today. The innovative requests of the top leader of Vietnam, who will be meeting with President Bush in a matter of months, spurred me to draft this message. With just a fraction of spending now devoted to some of other programs and activities in the region, we can reshape this nation in ways that guarantee a deep, positive impact for decades to come. If we want the Vietnam of 2020 to look more like South Korea than China, now is the time to act.



Michael W. Michalak, a career Foreign Service Officer, was sworn in as the United States Ambassador to Vietnam on August 10, 2007. Prior to this position, Ambassador Michalak served as the U.S. Senior Official to APEC, Bureau of East Asian and Pacific Affairs.

In his over 30 years of service with the U.S. Department of State, Mr. Michalak has worked in Tokyo, Japan; Sydney, Australia; Islamabad, Pakistan; Beijing, China; as well as Washington, DC, where he was assigned to the Bureau of East Asian and Pacific Affairs, the Office for Japan and the Office of Chinese and Mongolian Affairs. He received a group award for valor for his actions in time of crisis when the U.S. Embassy in Islamabad was burned down.

Born in Detroit, Michigan, Mr. Michalak received his Bachelor of Science and Master of Science degrees in Physics from Oakland University in Rochester, Michigan, and Catholic University of America in Washington, DC, respectively. He received a second Master's degree in Public Administration from the John F. Kennedy School of Government at Harvard University in Cambridge, Massachusetts. He speaks Chinese, Japanese and French.

http://www.state.gov/r/pa/ei/biog/81626.htm
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ambspeech210408.html
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ambspeech210907.html
--------------------------------------------------------------------------------

[1] dịch chữ "brick and mortar": a "traditional" business with a physical presence. Contrast with dot.com

No comments: