LÊ XUYÊN - CHÚ TƯ CẦU
Hồ Nam
Lê Xuyên (Lê Bình Tăng) vào đời đi làm chánh trị phiêu bạt giang hồ từ đất Nam kỳ lục tỉnh ra tận ngoài Bắc chống Tây để giải phóng dân tộc; bị Tây bắt bỏ tù. Nhờ ở tù mà ra tù cưới được một cô vợ Bắc Kỳ vào loại sắc nước hương trời.
Ra tù Lê Xuyên [Lê Bình Tăng]
cưới vợ xong bèn trở về miền Nam làm báo
cùng Bẩy Bốp Phạm Thái [tác giả truyện Năm
Người Thanh Niên từng được giải
thưởng của Tự Lực văn đoàn]. Vào
nghề báo ban đầu Lê Xuyên chưa ký bút hiệu Lê
Xuyên mà ký bút hiệu Lê Nguyên; cũng chưa viết tiểu
thuyết mà viết bình luận chính trị. Giữa
thập niên 50 nhà bình luận chính trị Lê Nguyên khá nổi;
nhưng vì tổ chức chính trị của ông chống
đối quyết liệt chế độ gia đình
trị của Thủ tướng Ngô đình Diệm,
tờ báo của tổ chức Lê Nguyên viết bình luận
bị đóng cửa. Bẩy Bốp Phạm Thái nhanh chân
chạy được sang Nam Vang sống lưu vong. Lê
Nguyên chậm chân nên bị mật vụ của chính
phủ gia đình trị Ngô đình Diệm ''vồ''
được, nhốt vô khám Chí Hòa nhiều năm.
Lê Nguyên nằm khám Chí Hòa
năm năm, lăn lóc với đủ hạng
người từ thượng vàng tới hạ cám. Lê
Nguyên chỉ nghe kể chuyện tiếu lâm và không nói
năng gì. Năm 1961 sau khi chế độ Ngô đình
Diệm bị Vương văn Đông làm binh biến
''liểng xiểng'' bác sĩ Trần Kim Tuyến trùm
mật vụ của chế độ Ngô đình Diệm
tung đàn em ra làm chủ báo, đã cho người sang Nam
Vang kiếm nhà văn Nhị Lang về làm Chủ bút tờ
Saigon Mai. Nhị Lang nói với bác sĩ Tuyến rằng Nhị
Lang chỉ làm Chủ bút Saigon Mai với điều
kiện phải vô Chí Hòa đem Lê Bình Tăng về làm
Thư ký tòa soạn; bác sĩ Tuyến đồng ý với
điều kiện của Nhị Lang nhưng đòi
Nhị Lang phải hứa với bác sĩ Tuyến
rằng Lê Bình Tăng ra tù làm báo không được
viết bình luận nữa vì Tổng thống Ngô đình
Diệm không ưa văn bình luận của Lê Bình Tăng.
Lê Bình Tăng làm Thư ký
tòa soạn tờ Saigon Mai giữa lúc báo chí Saigon bị
cơn sốt truyện võ hiệp của Kim Dung làm điên
đảo mà Saigon Mai thì lại chậm chân không kiếm
được bộ tiểu thuyết nào của Kim Dung
để câu độc giả; thành ra Nhị Lang
phải vấn kế Lê Bình Tăng tìm lối thoát cho
Saigon Mai; Lê Bình Tăng nói chuyện này dễ thôi để
Lê Bình Tăng viết cho Saigon Mai một trường thiên
tiểu thuyết loại tiểu thuyết đồng quê
bảo đảm ai đọc cũng sẽ ''dính''
mỗi ngày phải tìm đọc thêm; thế là
trường giang tiểu thuyết Chú Tư Cầu ra
mắt độc giả với tác gỉa là Lê Xuyên.
Với lối văn
tả thực duyên dáng với cách thức khai thác
đời sống tình dục của một anh nông dân
chăn vịt ''tưng tửng'' tên Tư Cầu; Lê Xuyên
đã dẫn dắt người đọc vào cái không gian
thanh thoát đầy quyến rũ của đồng quê
Nam bộ và làm cho người đọc cồn cào
với những cuộc tình nóng bỏng, những cảm
xúc chăn gối cồn cào thịt da. Lối viết
truyện của Lê Xuyên không suồng sã xác thịt như
Bồ Tùng Linh nhưng những câu đối thoại
của Lê Xuyên thì chỗ nào cũng ẩn chứa hơi
thở của dục tình.
Lê Xuyên tà tà trong
mười mấy năm trời cứ hai năm cho ra
một bộ trường giang tiểu thuyết và vài
truyện ngắn rồi đã trở thành nhà văn
viết tiểu thuyết về đời sống phòng the
của người nông dân Nam bộ không lẫn vào đâu
được. Cái tài của Lê Xuyên là cứ tà tà viết
mỗi ngày ít trang sau cữ cà phê sáng trước khi bắt
đầu làm nhiệm vụ Thư ký tòa soạn làm tin
đặt tưạ đề cho những bản tin.
Trong những lần nói chuyện
với tôi về nghệ thuật viết tiểu
thuyết Lê Xuyên thú thật những truyện ông viết
các nhân vật đều gần như có thật cả có
người ông từng sống chung lúc thiếu thời
ở quê như chú Tư Cầu có người ông nghe
kể chuyện khi nằm trong khám Chí Hòa tuy nhiên nhân vật
có thật chỉ là cái cớ để cho đầu óc
của nhà văn hư cấu tưởng tượng thêm
mắm thêm muối mới được người
đọc theo dõi. Nhà văn giỏi là nhà văn biết
''bịa chuyện'', biết ''nói dóc'' cứ như thật
bởi người đọc từ xưa đến
giờ ai cũng thích những chuyện khác thường,
những chuyện khó tin chứ cứ sự thật
trần trụi đem vô truyện ai mà thèm đọc.
Sau năm 1975 vừa là nhà
văn, vừa là nhà báo, vừa là lãnh tụ đảng phái
quốc gia, Lê Xuyên bị cộng sản nhốt vô
đề lao Gia Định. Vô tù bị giam với đám đao búa, tôi vô
cùng kinh ngạc khi thấy tên trùm đao búa là loại tù cha
[trưởng phòng giam] vô cùng lễ phép với Lê Xuyên
một điều đại ca, hai điều đại
ca xếp chỗ cho Lê Xuyên nằm bên cạnh hắn ta
nhưng Lê Xuyên lại từ chối xin được
đổi chỗ ra nằm cạnh cầu tiêu và yêu
cầu nhà sư nằm tại nơi đây đến
nằm cạnh ''tù cha''. Lê Xuyên ở tù rất ít nói
chỉ nằm im quay mặt vô tường nghe thôi. Tôi hỏi
Lê Xuyên tại sao anh ít nói anh cười bảo tôi rằng
nói dễ vạ miệng tốn hơi có hại cho sức
khỏe.
Ra tù người ta bon chen
đủ thứ Lê Xuyên lại ra lề đường
Ngô Quyền ở quận 5 gần nhà ngồi bán thuốc
lá lẻ nhưng bán thuốc lá lẻ chỉ là cái cớ mà
chính là nhìn đời. Thiên hạ rủ làm chính trị rủ
vượt biên Lê Xuyên đều từ chối và nói
rằng Lê Xuyên đang suy nghĩ và nghiền ngẫm sự
đời để viết một cái gì đắc ý
nhất vì từ trước tới giờ chỉ toàn
viết để kiếm cơm thôi.
Thế rồi Lê Xuyên bị bạo bệnh nằm bẹp một chỗ cả năm trời rồi ra đi một cách âm thầm như đã sống như vậy cả đời tôi hỏi vợ con Lê Xuyên về cái tác phẩm Lê Xuyên nghiền ngẫm lúc cuối đời Lê Xuyên đã viết được bao nhiêu trang rồi người nào cũng lắc đầu và nói Lê Xuyên có chịu viết gì đâu.
Thế rồi Lê Xuyên bị bạo bệnh nằm bẹp một chỗ cả năm trời rồi ra đi một cách âm thầm như đã sống như vậy cả đời tôi hỏi vợ con Lê Xuyên về cái tác phẩm Lê Xuyên nghiền ngẫm lúc cuối đời Lê Xuyên đã viết được bao nhiêu trang rồi người nào cũng lắc đầu và nói Lê Xuyên có chịu viết gì đâu.
Hồ Nam
No comments:
Post a Comment