Thẻ căn cước
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Thẻ căn cước hay thẻ nhận dạng cá nhân là một loại tài liệu nhận dạng có thể được sử dụng để xác minh các khía cạnh của bản sắc cá nhân của một người dưới hình thức một thẻ nhỏ, kích thước theo một tiêu chuẩn nhất định, nó thường được gọi là một thẻ nhận dạng (IC). Thẻ căn cước là những điểm cơ bản về gốc tích, quan hệ thân tộc, đặc điểm nhân dạng, đủ để phân biệt từng cá nhân trong xã hội.Đây là một phần hay một loại của giấy tờ tùy thân, tức là giấy tờ cần mang theo để chứng minh cá nhân. Trong sự vắng mặt của một tài liệu nhận dạng chính thức và phổ quát cho toàn quốc (như tại Hoa Kỳ), một số nước chấp nhận giấy phép lái xe là phương pháp hiệu quả nhất của các giấy tờ chứng minh. Hầu hết các quốc gia chấp nhận hộ chiếu như là một hình thức nhận dạng.
Ở một số quốc gia, việc sở hữu một thẻ chứng minh theo quy định chính phủ, là bắt buộc trong khi ở những nước khác, khi không có tài liệu nhận dạng được quy định chính thức, nó có thể là tự nguyện, trong một số trường hợp có thể được yêu cầu. Hầu hết các quốc gia có quy định rằng công dân nước ngoài cần phải có hộ chiếu của quốc gia họ, hoặ trong trường hợp khác là thẻ danh tính của một quốc gia từ đất nước gốc của họ, nếu họ không có giấy phép cư trú ở trong nước sở tại.
Mục lục |
Thông tin trong thẻ căn cước
Nội dung căn cước gồm: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; họ, tên cha, mẹ; nơi thường trú; đặc điểm nhận dạng, vân tay, ảnh.Thẻ căn cước là giấy chứng nhận ghi tóm tắt lý lịch của mỗi cá nhân, do chính quyền cấp cho các công dân.
Vì không có thẻ căn cước cấp quốc gia, nhiều giấy tờ được cấp bởi một số chính quyền địa phương hay cơ quan chính phủ được sử dụng như giấy tờ tùy thân, như là giấy khai sinh, thẻ an sinh xã hội, bằng lái xe, hay thậm chí là hộ chiếu.
Việt Nam
Đến năm 1946, theo Sắc lệnh số 175 - b ngày 6.9.1946 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thẻ công dân được sử dụng thay cho thẻ căn cước. Từ năm 1957, thẻ công dân được thay bằng giấy chứng minh;
Tại miền Nam Việt Nam, dước chế độ Việt Nam Cộng hòa, thẻ căn cước được sử dụng phổ biến đến cuối tháng 4 năm 1975.
Từ khi thống nhất đất nước sau chiến tranh, năm 1976, giấy chứng minh nhân dân được sử dụng thống nhất trong cả nước. Từ năm 1999, được thay bằng chứng minh nhân dân theo quy định của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và được cấp cho Công dân Việt Nam khi đủ 14 tuổi trở lên.
Mẫu giấy CMND của công dân Việt Nam thống nhất toàn quốc, có hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, gồm 2 mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt, được ép nhựa trong. Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.
|
||||
XIN GIỚI THIỆU 2 THỂ CĂN CƯỚC (HÀ NỘI) NĂM 1947
Nửa trái : Ngày sinh 10/10/1904, nơi sinh, quê quán, địa chỉ.
Nửa phải : chiều cao 1m56,5. Nhận dạng : Léger naevus à xxx sous arrière xxx gauche bouche (những chỗ xxx không đọc được, tạm dịch là nốt ruồi mờ dưới mép trái). Vân tay bàn tay trái tính từ ngón cái từ trên xuống.
* Mặt không có ảnh
Nửa trái : Đã từng mang giấy thông hành số 2240A (Giấy thông hành đã thu hồi).
Nửa phải : Họ tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp (t.p. có thể là viết tắt của travaux publics, nếu vậy nghề nghiệp là đội trưởng công trình công cộng)
Thẻ 2
* Mặt có ảnh
Nửa trái : tương tự thẻ 1
Nửa phải : chiều cao 1m50. Nhận dạng : nốt ruồi mờ 4mm phía trên đuôi lông mày trái.
* Mặt không có ảnh
Nửa trái : Đã từng mang giấy thông hành số 2237A (Giấy thông hành đã thu hồi). Phần chứ dưới mờ chắc nói bà này là vợ ông Trần Ngọc Đức.
Nửa phải : tương tự thẻ 1. Nghề nghiệp buôn bán.
Chung cho cả 2 thẻ
Con dấu : Service de la sûreté du tonkin * identité * hanoi (bộ nội vụ bắc kỳ * chứng minh thư * hanoi)
Dân Mỹ không có thẻ căn
cước, dân chúng Mỹ chống đối việc cấp thẻ căn cước vì họ cho làm thế là
vi phạm quyền tự do của nhân dân. Dân Canada cũng không có căn cước.
Những khi hữu sư cần nhân dạng, tên tuổi chinh xác, người dân phải xuất
trình bằng lái xa hay thẻ quốc tịch (citizenship). Tại Việt Nam, thời Pháp thuộc, thực dân chia nước ta thành ba miền Trung Nam Bắc. Dân trong mỗi miền qua lại thì không cần thẻ căn cước, nhưng khi qua miền khác, phải mang theo căn cước tuy rằng chảng ai hỏi đến. Sau khi cướp chính quyền, cộng sản đặt ra chứng minh nhân dân, di sang làng này làng khác thi phải có giây tờ tùy thân, nào là chứng minh thư, giấy phép đi đường, giấy giới thiệu mua vé tàu, vé xe , giấy phép mang lương thực..Ngay ở trong nhà cũng phải xuất trình giấy tờ khi công an nửa đêm đến nhà kiểm tra hộ khẩu! Ôi, độc lập tự do nghe mà thảm! |
No comments:
Post a Comment