KINH TẾ XHCN ĐƯA
QUẦN CHÚNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 14.06.2012. Cập nhật 28.06.2012
Web: http://VietTUDAN.net
Mô
hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã cáo chung với Nga và Đông Âu. Trung
quốc và Việt Nam vẫn bấu víu lấy nội dung của mô hình, mà chỉ thêm cái
đuôi “định hướng XHCN“ vào Kinh tế Thị trường để đánh lừa thiên hạ. Nội
dung vẫn giữ chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế mà chúng
tôi gọn lại là Mô hình Kinh tế XHCN.
Cuối
năm 2011, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, Ông Robert ZOELLICK, cũng như
Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, Bà Christine LAGARDE, đều họp báo tại
chính Bắc Kinh thôi thúc Trung quốc phải cấp bách Cải tổ từ căn nguyên
Mô hình Kinh tế XHCN bởi vì với Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới
hiện nay, Kinh tế XHCN đi xuống giốc và Mô hình đang tan rã.
Bài
viết này nhằm cắt nghĩa những lý do đưa đến tụt giốc Kinh tế và tan rã
của Mô hình Kinh tế XHCN. Có những lý do thuộc nội tại của Mô hình. Có
những lý do từ sự mất tin tưởng và từ sức ép của nền Kinh tế Tự do Thị
trường nước ngoài. Những lý do ấy được trình bầy qua những điểm sau đây:
=> Đối lực làm tan rã mô hình như một định mệnh theo lý luận của Marx
=> Sự xâu xé giữa những nhóm lợi ích quyền lực trong đảng cầm quyền
=> Áp lực từ nền Kinh tế Thị trường của nhữn nước ngoài
=> Hiện tình suy thoái của Kinh tế Việt Nam và những biện pháp vá víu
Đối lực làm tan rã mô hình như
một định mệnh theo lý luận của Marx
Lý luận của Karl Marx: TƯ BẢN tự hủy diệt
Ý
thức hệ Cộng sản dựa trên lý luận của Karl Marx về Định mệnh Kinh tế Tư
bản (Fatalité Economique Capitaliste). Kinh tế Tư bản đặt Tiền đề là TƯ
HỮU. Vì tư hữu (Propríeté Privée) mà phải có Tự do kinh doanh (Liberté d’Entreprise) và rồi Tự do Trao đổi ở Thị trường (Libre Echange au Marché).
Karl
Marx lý luận rằng nền Kinh tế Tư bản Tự do và Thị trường gồm những bóc
lột của giới Tư bản đối với giới Lao động. Nền Kinh tế ấy vô sản hóa
giới Lao động (Prolétarisation des Travailleurs) đến độ giới này chịu
không nổi mà phải đứng lên làm Cách Mạng Vô sản đòi lại những Tư sản cho
giới vô sản của mình. Dựa trên cách đo lường bằng sức Lao động cho
những Giá trị sản phẩm Kinh tế mà nhà đại Kinh tế gia cổ điển Anh, David
RICARDO, đã có sáng kiến đặt ra, Karl Marx nói đến việc đấu tranh của
giới Lao động. Theo David RICARDO, Giá trị của một sản phẩm Kinh tế được
đo lường bằng
sức Lao động hội nhập vào sản phẩm. Tư bản vì vậy được coi là sự chiếm
hữu sức Lao động từ giới Thợ thuyền để làm sở hữu của giới Tư bản. Giới
này quay lại dùng Tư bản để bóc lột thêm giới Thợ thuyền nữa. Karl Marx
gọi đây là vông thân Kinh tế (Alíenation Economique), nghĩa là Tư bản
thuộc Thợ thuyền, nhưng Thợ thuyền đưa tặng cho giới Tư bản để rồi giới
Tư bản quay lại bắt Thợ thuyền làm đầy tớ cho Tư bản.
Lénine
lấy Lý luận này của Karl Marx làm ý thức hệ cho Cách Mạng Vô sản và kêu
gọi đấu tranh giai cấp: NHỮNG NGƯỜI VÔ SẢN HÃY ĐỨNG LÊN ĐÒI LẠI TƯ BẢN
CHO ĐOÀN NGŨ THỢ THUYỀN, dù bằng những biện pháp đẫm máu (Lutte des
Classes sanglante). Nhưng giới Vô sản là đám đông, phải có một Nhóm
người đứng ra quản trị những Tư sản vừa thu hồi được. Nhóm người này là
đảng Cộng sản. Những Tư hữu trở thành Công hữu và do đảng Cộng sản nắm
giữ, chỉ huy và làm Kinh tế. Đó là nền Kinh tế Chỉ huy (Economie
Dirigiste) với Công hữu (Propríeté Collective) và với những Hoạch định
Kinh tế của Nhà Nước (Plans
Economiques Etatiques).
Theo dòng Lý luận của Karl Marx,
TƯ BẢN ĐỎ bóc lột cũng theo Dịnh Mệnh tự hủy diệt
Nếu
Karl Marx gọi việc Vô sản hóa là một tiến trình tự động (Processus
automatique) và việc sụp đổ của nền Kinh tế Tư bản là một Định Mệnh của
chính Tư bản (Fatalité d’auto-destruction du Capitalisme), thì Lịch sử
sự sụp đổ của Thế giới Cộng sản cũng cho thấy một Định mệnh tự hủy diệt
của TƯ BẢN ĐỎ bóc lột giới vô sản, đó là việc tự sụp đổ của Cộng sản do
chính giới Vô sản thiếu ăn đến cùng cực (Fatalité d’auto-destruction du
Communisme/du Capitalisme rouge).
Thực
vậy, trong lúc nền Kinh tế Tư hữu Tự do và Thị trường tiếp tục phát đạt
và Tư sản hóa dần dần giới Lao động, thì nền Kinh tế Công hữu và Chỉ
huy lại càng vô sản hóa giới Lao động đến cùng cực. Đến lúc mà giới Lao
động này quá đói khổ trong một nền Kinh tế do đảng Cộng sản chỉ huy, thì
họ đứng lên lật đổ nền Kinh tế chỉ huy này và đảng Cộng sản độc tài chỉ
huy.
Nga và các nước Đông Aâu đã bỏ độc tài độc đảng và lấy lại nền Kinh tế tư sản Tự do và Thị trường.
Viet
Nam và Trung quốc vẫn cố tình ngụy biện bám víu Ý thức hệ đã sai lầm
lịch sử ấy. Dù cố tình ngụy biện vì quyền hành cho độc đảng của mình,
nhưng cái Định mệnh tự hủy diệt vẫn lạnh lùng diễn ra.
Sau
khi Nga và Đông Âu từ bỏ mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, Trung quốc
và Việt Nam khép kính của để cố thủ giữ lấy nội dung mô hình Kinh tế
Cộng sản cũ khiến dân chúng đói nghèo đến cùng cực với việc khép kín.
Trung Cộng và Việt Nam đành phải tuyên bố MỞ CỬA cho Thế giới Tư bản với
nền Kinh tế tư sản Tự do và Thị trường.
Cái
Định Mệnh Tự Hủy Diệt (Fatalité d’auto-destruction) cứ lù lù tiến tới
và tăng tốc khi giai đoạn MỞ CỬA cho dân thấy sự thành công của Thế giới
tư bản. Giai đoạn MỞ CỬA có những phát triển Kinh tế do sự làm ăn với
Thế giới tư sản Tự do Thị trường. Đảng cố tình tuyên truyền rằng đó là
công của đảng. Nhưng Dân chúng khám phá ra những tham nhũng và lãng phí
có hệ thống của đảng, đó là kẻ thù của phát triển. Phải nói rằng sự phát
triển hiện nay là do sự nhẫn nại làm ăn của Dân chúng Việt Nam, do
nguồn vốn cung cấp hàng năm của khối người Tỵ nạn Cộng sản ở nước ngoài,
do tiếp
cận hạn hẹp làm ăn với Thế giới Tư bản. Chính đảng Cộng sản làm thất
thoát và trì hoãn việc phát triển này mới đúng. MỞ CỬA và HỘI NHẬP với
nền Kinh tế Thị trường tư bản, Kinh tế Trung quốc và Việt Nam có những
thu nhập, nhưng những thu nhập này lại lọt vào tay những đảng viên cầm
quyền khiến hố sâu Giầu—Nghèo mỗi ngày mỗi khơi rộng. Thu nhập Kinh tế
nằm trong tay một thiểu số nhóm lợi ích TƯ BẢN ĐỎ, còn quần chúng thì bị
bóc lột đến đói nghèo. Quần chúng đói nghèo này trở thành lớp VÔ SẢN mà
lý luận của Karl Marx đã coi như giai cấp nồng cốt lật lại giai cấp TƯ
BẢN dù XANH trước đây hay ĐỎ hiện nay. Việc đứng lên của giới VÔ SẢN lật
lại TƯ BẢN XANH hay ĐỎ là một Định mệnh Tự hủy diệt (Fatalité
d’autodestruction).
Đã
từ năm 2010, chính Thủ tướng ÔN GIA BẢO, trước Quốc Hội Trung quốc họp
ngày 14.03.2010, đã báo trước về Định mệnh tự hủy diệt này:
“L’inflation,
plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption
pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du
gouvernement”
(Lạm
phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và
tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn
định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).
Sự xâu xé giữa những nhóm lợi ích quyền lực
trong đảng cầm quyền
Cái
Mô hình chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế làm phát
sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ trong hàng ngũ đảng cầm quyền. Nếu
cái Định mệnh tự hủy diệt, theo lý luận của Karl Marx, đến từ giới VÔ
SẢN do TƯ BẢN XANH hay ĐỎ tạo ra, thì việc làm tan rã Mô hình Kinh tế
XHCN hiện hành còn đến từ chính giới Lạnh đạo xâu xé nhau về THAM NHŨNG,
LÃNG PHÍ.
Trong
Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khóa XI
được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 5 vừa qua, Nguyễn Phú Trọng nói
chính yếu về vấn đề tham nhũng. Đó cũng chính là một trong những vấn đề
quan trọng nhất được Ban chấp hành Trung ương đảng thảo luận trong suốt
cuộc hội nghị kéo dài đến chín ngày. Trước đây, nhiệm vụ Phòng chống
Tham nhũng được giao cho Nguyễn Tấn Dũng (Nhà Nước), nay việc đó được
chuyển về chính Bộ Chính trị (Đảng). Khi nói đến việc chống Tham nhũng
thì cả người trách nhiệm Đảng cũng như Nhà Nước đều lấy “Tinh thần Cách
Mạng “
làm phương tiện để diệt Tham nhũng. Nhìn như vậy thì việc chống Tham
nhũng không đi vào thực tế của vấn đề. Thực vậy, “Tinh thần Cách Mạng“
đã chết nghoẻo từ lâu rồi. Đảng (Bộ Chính trị) và Nhà nước (Nguyễn Tấn
Dũng), từ thằng trên xuống thằng dưới đều THAM NHŨNG, thì làm thế nào
đứng giữ trách nhiệm Phòng Chống Tham nhũng được. Đừng nói đùa để bịp
bợm. Hãy vào sự thực căn gnuyên của THAM NHŨNG.
Nhân chi sơ, Tính tham lam
Năm
1964, cách đây gần nửa Thế kỷ, tôi bắt đầu hội nhập đời sống Chính trị
Sinh viên tại Sài gòn, chống lại HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỨU QUỐC của Bác sĩ
Lê Khắc Quyến khởi xướng từ Huế tràn vào Miền Nam. Một Vị lão luyện
trong Chính trường đã khuyên tôi: “Khi cậu hoạt động Chính trị, thì phải
tránh hai điều: (i) đừng động chạm đến những vấn đề lăng nhăng đàn bà
con gái; (ii) đừng liên hệ đến những điều không sáng tỏ về tiền bạc. Khi
tránh được hai vấn đề ấy thì quần chúng sẽ tha thứ, cho dù cậu có dốt
về Chính trị “.
Ngày
nay, suy nghĩ về hai vấn đề này, tôi thấy đây là hai vấn đề thuộc về
thể xác từ khi chào đời, nghĩa là thuộc bẩm sinh. Có thể nói là “Nhân
chi sơ, tính Dâm dục và Tham lam!”. Cuộc sống thân xác của một con người
mang hai tính đó. Freud đã khẳng định rằng mọi hành động của một con
người có thể cắt nghĩa từ tính Dâm dục. Tính Dâm dục là sự thỏa mãn thân
xác cho xung động ham thích. Còn tính Tham lam của cải vật chất là để
trước hết bảo toàn sự sống còn thân xác. Hai tính đó có ngay từ lúc con
người mới sinh ra va mang cái xác con người. Khi lớn lên với Giáo dục,
từ Văn Hóa đến Tôn
Giáo, người ta dậy cho những GIÁ TRỊ thuộc phạm vi Tinh thần nhằm kềm
chế hai cái Tính bẩm sinh thuộc Thân xác là Dâm dục và Tham lam vật
chất. Vì vậy khi một đảng viên Cộng sản không còn Tinh thần Tôn Giáo,
Văn hóa hay Cách Mạng, thì không còn phương tiện kềm chế hai tính bẩm
sinh Dâm dục và Tham lam vật chất. Phòng chống Tham nhũng được trách
nhiệm bởi Nhà Nước (Nguyễn Tấn Dũng) hay bởi Đảng (Nguyễn Phú Trọng),
rồi cả hai lấy “Tinh thần Cách Mạng “ ra để chống, thì đều là chuyện mây
gió bịp bợm.
Phải diệt cái Hoàn Cảnh làm
Phát sinh và Lan tràn Tính Dâm dục và tính Tham lam
Hai
cái Tính Dâm dục và Tham lam vật chất thuộc bẩm sinh con người, thì ở
Xã hội nào cũng có giống nhau. Điều hệ trọng là Tổ chức Xã hội khả dĩ
ngăn chặn sự phát sinh và triển nở hai cái Tính bẩm sinh ấy. Chúng tôi
xin kể ra đây một vài tỉ dụ cho thấy rằng phải diệt cái HOÀN CẢNH làm
nẩy sinh và phát triển tính Dân dục và tính Tham lam, chứ không phải
diệt hai Tính bẩm sinh ấy.
Tỉ
dụ thứ nhất về Tính dâm dục. Chúng tôi còn nhớ lại rằng khi sống tu trì
trong Chủng viện, mỗi lần gặp khách đến thăm, nhất là phái nữ, thì phải
gặp ở Phòng Khách mở cửa sổ quang đãng, mọi người có thể nhìn thấy.
Thực vậy, cho dù một Thánh nhân, đã trải qua nhiều năm “diệt dục“, nhưng
khi Thánh nhân bị nhốt trong phòng tối cùng với một mỹ nhân, không ai
nhìn thấy, thì có ngày lòng Dục bẩm sinh nổi lên và Thánh nhân có thể hú
hí với mỹ nhân.
Tỉ
dụ thứ hai về Tính Tham lam vật chất. Một người được giáo dục và thực
hành Công lý nhiều năm. Nếu lúc này cho người đó Quyền hành độc đoán
sinh sát người khác và đặt bên cạnh người ấy một đống vàng, thì có lúc
người đó cũng lượm mấy thỏi vàng vào túi làm của riêng bảo đảm cho cuộc
sống thân xác của mình. Nếu ai nghi ngờ, thì người có quyền và đã biển
thủ vàng sẽ dùng quyền độc tài mà bịt miệng kẻ khác. Điều quan trọng là
đã tạo cho con người biển thủ trên đây cái HOÀN CẢNH vừa có quyền độc
tài, vừa ngồi bên cạnh đống vàng. Xin nhắc lại rằng ở thời Mao Trạch
Đông,
quyền độc tài còn mạnh hơn thời nay, nhưng THAM NHŨNG ít hơn vì thời
Mao Trạch Đông, không có đống vàng ở bên cạnh mà biển thủ, chứ không
phải thời Mao Trạnh Đông được giáo dục về Công lý kỹ càng hơn.
Dứt bỏ Cơ chế CSVN là diệt HOÀN CẢNH làm
nẩy sinh và phát triển THAM NHŨNG
Cơ
chế CSVN chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Đó là HOÀN
CẢNH làm nẩy sinh tham nhũng, lãng phí. Không cần phải đưa Phòng chống
tham nhũng từ Nguyễn Tấn Dũng về cho Nguyễn Phú Trọng. Cả hai đều không
chống nổi tính Tham lam bẩm sinh tự con người, mà PHẢI TÁCH RỜI ĐỘC TÀI
CHÍNH TRỊ RA KHỎI ĐỘC QUYỀN KINH TẾ thì mới có thể kềm chế được THAM
NHŨNG, LÃNG PHÍ. Nó giống như việc đừng nhốt chung trong Phòng tối một
Thánh nhân và một Mỹ nhân, cũng như đừng cho một nhà Độc tài quyền hành
Chính trị có toàn quyền về đống Vàng ở bên cạnh.
Chống
THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ không phải là diệt tính bẩm sinh THAM LAM VẬT CHẤT
của cá nhân, mà là diệt cái HOÀN CẢNH làm phát sinh và tràn lan tinh
THAM LAM. Bãi phân là HOÀN CẢNH để nẩy sinh và lan tràn giòi bọ. Giao
bãi phân cho Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng săn sóc, thì bãi phân
vẫn là bãi phân, nghĩa là vẫn một HOÀN CẢNH, mà giòi bọ vẫn nhung nhúc.
Phải HỐT ĐI BÃI PHÂN, thì giòi bọ mới hết chỗ (HOÀN CẢNH) nẩy sinh và
lan tràn vậy.
Mô
hình Kinh tế XHCN tạo ra THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ để tự đánh nhau giữa cấp
Lãnh đạo làm suy thoái Kinh tế quốc dân. Phải đập tan cái Mô hình Kinh
tế XHCN ấy vậy.
Áp lực từ nền Kinh tế Thị trường
của những nước ngoài
Ngày
18.05.2012, chúng tôi đã viết một bài cho báo ĐỐI LỰC về khuynh hướng
của TT.HOLLANDE là áp lực lên Kinh tế Trung quốc khi phải cứu vớt Kinh
tế Pháp và Liên Âu. Nội dung của bài viết này là việc Phỏng vấn chúng
tôi của một Cơ quan Truyền thông Pháp nhân dịp Ông HOLLANDE được bầu lên
Tổng thống Pháp.
Khuynh
hướng của Liên Âu là càng ngày càng áp lực lên Kinh tế Trung quốc thậm
chí đến nỗi Trung quốc hoảng sợ trước một viễn tượng Bảo Hộ Mậu dịch của
Liên Âu. Thực vậy, ngày 23.05.2012, Nghị Viện Liên Âu đã lấy những
quyết định thắt chặt lại Kinh tế Trung quốc. Chính vì vậy mà Cơ quan
Truyền thông Pháp trên đây lại Phỏng vấn chúng tôi ngày 29.05.2012 về
tầm ảnh hưởng của những điều quyết định của Nghị Viện Liên Âu. Nội dung
phần dưới đây là tóm tắt những trả lời Phỏng vấn của chúng tôi cho Cơ
quan Truyền thông Pháp theo sát những câu hỏi mà Cơ quan Truyền thông
Pháp đặt ra cho chúng
tôi. Trung quốc phản ứng liền và tỏ ra rất sợ hãi một viễn tượng Bảo Hộ
Mậu Dịch. Ơû phần cuối bài tóm tắt, chúng tôi viết thêm thông tin về
thái độ của những Công ty Liên Aâu muốn bỏ Trung quốc để chuyển sang
nước khác. Như vậy, Kinh tế Trung quốc đang tụt giốc, thì nay với Quyết
định của Nghị Viện Liên Aâu, đà tụt giốc càng xuống nhanh hơn.
Tóm tắt trả lời Phỏng vấn
của Cơ quan Truyền thông Pháp
CÂU HỎI 1: Vì những lý do sâu xa nào mà nghị viện châu Âu ra nghị quyết bảo vệ thị trường chống cạnh tranh của Trung Quốc?
TRẢ
LỜI: Quốc Hội Liên Âu am tường về chế độ Cộng sản và những mưu mô can
thiệp của Nhà Nước vào Kinh tế hơn là Quốc Hội Hoa kỳ vì một số đông Dân
Biểu Liên Âu thoát thân từ gốc chế độ CS Đông Âu. Họ không lầm về những
mưu mô của bàn tay Nhà nước vào Kinh tế. Ngay Chủ tịch Liên Âu cũng đã
từng tuyên bố Kinh tế Trung quốc chưa phải là nền Kinh tế Thị trường tự
do thực sự. Biết như vậy, nhưng Liên Âu vẫn yên lặng cho đến nay vì hy
vọng ở Thị trường lớn Trung quốc như bán Máy Bay, Máy móc cao và xây
những nhà máy Điện nguyên tử… Họ biết tỏ tường rằng không thể có sự cạnh
tranh thương mại và
kinh tế tương xứng đồng đều giữa hai nền Kinh tế vì Liên Âu chủ trương
Kinh tế Thị trường thực sự và Trung quốc vẫn chủ trương Kinh tế có sự
độc đoán của Nhà nước Cộng sản. Nhưng cho đến nay, ngày 23.05.2012, Quốc
Hội Liên Au mới lấy biểu quyết mạnh yêu cầu các Chính quyền các nước
thuộc Liên Âu đưa ra những biện pháp ngăn chặn sự cạnh tranh thương mại,
kinh tế không đồng đều giữa hai khối và đòi hỏi hàng hóa Trung quốc
phải tuân thủ những mẫu mực theo đúng khuôn mẫu Liên Âu.
Như vậy cái lý do sâu xa, không được nói ra minh nhiên, để đưa ra những đòi hỏi này đối với Trung quốc là trong ý hướng:
* thứ
nhất: ngăn chặn sự tràn lan của hàng hóa Trung quốc tại Liên Âu làm hụt
cán cân thương mại giữa hai khối tới 170 tỷ Euro mỗi năm;
* thứ hai: che chở sự sản xuất quốc nội tại mỗi quốc gia để cứu thất nghiệp tại Liên Au;
* thứ
ba: nếu muốn những chương trình phát động Kinh tế nâng cao độ phát
triển như TT.Hollande đang nhấn mạnh, thì nhất thiết phải làm hai điều
trên đây.
CÂU HỎI 2: Một số biện pháp mà nghị viện đưa ra?
TRẢ LỜI: Để thực hiện ý hướng theo lý do sâu xa vừa nêu trên, Nghị Viện Liên Au đưa ra những biện pháp sau đây:
* Biện
pháp thứ nhất: Liên Au phải đưa ra những biện chống lại việc Cạnh tranh
thương mại “bất chính “ của Trung quốc, nghĩa là đôi bên phải áp dụng
nguyên tắc tương xứng cạnh tranh để có sự đối tác đồng đều. Bản tin AFP
ngày 23.05.2012 từ Strasbourg viết: “Ils demandent à la Commission
d'appliquer le "principe de réciprocité" pour "rétablir une concurrence
équitable et garantir une meilleure application des mêmes règles pour
tous". Dénonçant la "concurrence déloyale des entreprises chinoises" sur
leur sol, "notamment grâce à des aides d'Etat déguisées", le Parlement
"demande à la Commission d'élaborer rapidement un instrument européen,
si possible en 2012, pour assurer la réciprocité dans le domaine de
l'ouverture des marchés publics". (Những Nghị viên yêu cầu Uûy Ban áp
dụng “nguyên tắc tương xứng “ để “tái lập cạnh tranh đồng đều và bảo đảm
việc áp dụng đúng đắn những quy luật chung cho mọi người. Tố cáo “việc
cạnh tranh bất chính của những xí nghiệp Trung quốc tại chính lãnh thổ
Trung quốc, “nhất là nhờ những hỗ trợ trá hình của nhà nước “, Quốc Hội
yêu cầu Uûy Ban thực hiện nhanh chóng một văn kiện Aâu châu, nếu có thể
trong năm 2012, để bảo đảm sự tương xứng trong lãnh vực mở những thị
trường công cộng.”
* Biện
pháp thứ hai: Đòi hỏi những hàng hóa Trung quốc, khi nhập vào Liên Âu,
phải theo những mẫu mực ấn định của Liên Âu. Theo thống kê mới nhất công
bố trong tuần vừa rồi, thì 58% hàng hóa Trung quốc lưu hành tại Liên Âu
không theo đúng mẫu mực đã ấn định. Bản Tin AFP ngày 23.05.2012 từ
Strasbourg viết: “Le Parlement va plus loin en "exige(ant) que tous
les biens en circulation sur le marché intérieur respectent strictement
les règles et normes européennes". (Quốc Hội còn đi xa hơn nữa là “đòi
hỏi tất cả các hàng hóa lưu hành ở Thị trường nội địa Liên Au phải tuân thủ nghiêm ngặt những mẫu mực ấn định của Aâu châu.)
* Biện
pháp thứ ba: Việc Trung quốc độc đoán ấn định tỷ giá đồng Nhân Dân tệ
thấp hơn sánh với tỷ giá thị trường sánh với đồng Euro cũng là biện pháp
của Trung quốc làm mất sự cạnh tranh tương xứng giữa hai khối. Bản Tin
AFP ngày 23.05.2012 từ Strasbourg viết: “Evoquant les problèmes posés
par la "sous-évaluation et la non-convertibilité alléguées du yuan",
les députés "invitent la Commission à démontrer comment le régime de
taux de change fixe porte atteinte à la compétitivité de l'Union, puis à
prévoir des actions prioritaires appropriés". (Nói đến những vấn
đề đặt ra do việc hạ thấp xuống và việc không hoán chuyển của đồng tiền
Yuan, những Nghị viên kêu gọi Uûy Ban chứng minh cho thấy làm thế nào
chế độ tỷ giá cố định vi phạm đến tính cạnh tranh của Liên Aâu và đồng thời dự liệu những hành động cho phù hợp.)
Ba
biện pháp trên đây được phép đưa ra trong khuôn khổ Tổ chức Mậu dịch
Thế giới, nhưng đó là những Biện pháp thuộc loại “không giá biểu“
(Mesures protectionnistes non-tarifaires) không được kể vào những Ký kết
Quan thuế (Droits de Douanes internationalement contractés) quốc tế.
CÂU HỎI 3: Phản ứng của Bắc Kinh qua tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao Hồng Lỗi như thế nào? Có đứng vững không?
TRẢ
LỜI: Ông Hồng Lỗi, Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung quốc, để phản
ứng lại qua cuộc Họp báo thường nhật tại Bắc Kinh, đã hai lần nhắc ra
chữ Bảo Hộ Thương mại. Nhưng Ông không dám tố cáo chắc nịch rằng Nghị
Viện Liên Âu chủ trương Bảo Hộ Thương mại, mà ông chỉ ước ao rằng Liên
Âu đừng “đi theo hướng Bảo Hộ Thương Mại“. Bản Tin AFP ngày 24.05.2012
từ Bắc Kinh viết về lời tuyên bố và sợ hãi Bảo Hộ Mậu dịch của ông Hồng
Lỗi, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao TQ: "Nous espérons que l'UE va traiter cette question de manière raisonnable et ne pas recourir au protectionnisme" (Chúng
tôi hy vọng rằng Liên Au sẽ ứng xử về vấn đề này một cách hữu lý và đừng đi vào con đường Bảo Hộ Mâu Dịch)
Trên
thực tế, thì Trung quốc, từ bản chất của chủ trương Kinh tế và Tiền tệ
do Nhà nước độc đoán quyết định, đã thi hành trong những năm trường việc
Cạnh tranh không đồng đều giữa hai khối, đã không tuân thủ nhữnng mẫu
mực hàng hóa và dùng độc đoán tỷ gia đồng Nhân Dân tệ một đàng nâng đỡ
cạnh tranh của hàng xuất cảng, đồng thời ngan cản nhập cảng hàng nước
ngoài.
Dù
ngầm ý của Nghị Viện Liên Âu là Bảo Hộ Thương Mại đi nữa, thì Nghị Viện
chỉ đưa ra những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires) được
phép trong khuôn khổ Tổ chức Mậu dịch Thế giới và ngăn chặn những vi
phạm từ phía Trung quốc. Bắc Kinh không thể phản kháng hay khiếu nại
Liên Âu về những biện pháp này.
CÂU HỎI 4: Hệ quả? TQ bị thiệt hại, giảm tỷ số tăng trưởng, nhưng họ sẽ làm sao? Dồn hàng dõm qua VN?
TRẢ
LỜI: Xuất cảng của Trung quốc đã liên tục giảm xuống trong thời gian
Khủng hoảng của Liên Au vì giới Tiêu thụ giảm hẳn Mãi lực. Chính Thủ
tướng Ôn Gia Bảo đã chỉ còn ao ước rằng độ Phát triển Kinh tế của Trung
quốc năm 2012 chỉ còn 7%. Những biện pháp mà Nghị Viện Liên Âu mới quyết
định sẽ làm cho độ Phát triển này giảm xuống hơn nữa. Xuất cảng Trung
quốc sang Liên Âu sẽ thụt xuống hẳn. Thụt xuất cảng có nghĩa là giảm Sản
xuất và Xí nghiệp đóng cửa để Thất nghiệp tại Trung quốc tăng, tạo hỗn
loạn Xã hội và Chính trị. Nếu Nhà nước vẫn nâng đỡ Xí nghiệp và giữ mức
độ Sản xuất, thì
hàng hóa trở thành quá nhiều và tồn đọng tại Trung quốc.
Cái
hậu quả sẽ tác hại lên Kinh tế Việt Nam. Hàng Trung quốc tồn đọng sẽ đổ
xuống Việt Nam để nhờ tái xuất cảng và giết chết Kinh tế Việt Nam. Bạn
vàng Trung quốc sẽ chồng chất lên Việt Nam những hàng tồn đọng, hư thối
và độc hại vậy.
Nhiều doanh nghiệp Châu Âu
muốn rút khỏi Trung Quốc
Cùng
ngày với Phỏng vấn của Cơ quan Truyền thông Pháp, 29.05.2012, theo
những câu hỏi trên đây, thì chúng tôi nhận được Bản Tin của Phóng viên
Trọng Thành dựa trên Tin của AFP nói về những Doanh nghiệp Aâu châu muốn
rút khỏi Trung quốc. Những Doanh nghiệp có thể nhận ra những khó khăn
sau đây:
* Họ thấy rõ những gian lận cạnh tranh bất chính tại lãnh thổ Trung quốc
* Họ
lo sợ rằng với thái độ ngăn chặn của Liên Au và Quốc tế đối với những
hàng sản xuất tại Trung quốc, họ sẽ bị đánh thuế cao hơn khi đem những
hàng ấy về Liên Au hay đi những nước khác, cho dù họ có thể lợi dụng
được một chút giá nhân công rẻ tại nơi sản xuất.
* Dân
chúng Liên Au và những nước khác, vì nạn thất nghiệp tăng quá cao, có
thể tẩy chay những hàng hóa của họ sản xuất từ Trung quốc .
Bản Tin của Phóng viên Trọng Thành viết như sau:
“Hôm
nay 29/05/2012, AFP loan tin, 22% doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc
muốn rút khỏi quốc gia này, vì giá nhân công cao và hệ thống pháp luật
bất ổn.
Điều
tra của Phòng Thương mại Châu Âu ở Trung Quốc đối với 557 doanh nghiệp
thành viên đưa ra nhận định : « Trung Quốc là một thị trường mang tính
chiến lược, ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp Châu
Âu, nhưng lại có một tỷ lệ lớn doanh nghiệp Châu Âu muốn tái định hướng
đầu tư và rời khỏi Trung Quốc, nơi giá cả ngày càng đắt đỏ », để chuyển
sang các quốc gia đang trỗi dậy khác.
Theo
điều tra trên, ba nỗi lo ngại lớn nhất của các doanh nghiệp Châu Âu tại
Trung Quốc là tốc độ phát triển chậm lại (nỗi lo của 65% doanh nghiệp),
giá nhân công tăng (63%) và kinh tế thế giới suy giảm (62%). Riêng về
giá nhân công, 59% doanh nghiệp được hỏi tỏ ra bi quan về tương lai
trước mắt, tỉ lệ này lên đến 75% đối với các doanh nghiệp tại vùng châu
thổ sông Châu Giang (khu vực Quảng Đông - Hồng Kông - Macao).
Ông
Davide Cucino, Trưởng Phòng Thương mại Châu Âu ở Trung Quốc, phàn nàn
là, có rất ít tiến bộ trong lĩnh vực pháp lý, liên quan đến các doanh
nghiệp. Theo lãnh đạo phòng thương mại Châu Âu, trong bối cảnh giá nhân
công tăng cao, thì hy vọng được đặt vào môi trường pháp lý sẽ được cải
thiện để mang lại công bằng cho cạnh tranh. Tuy nhiên, cho đến nay, có
tới 50% doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc bị lỡ cơ hội, vì các rào cản
pháp lý bất công.
Để
tiếp tục tồn tại tại Trung Quốc, 52% trong số các doanh nghiệp được
điều tra dự kiến sẽ đầu tư vào các khu vực mới, đặc biệt là các vùng sâu
trong nội địa, nơi mức lương trả cho nhân công thấp hơn và nơi mà các
doanh nghiệp nước ngoài được khuyến khích. Nhưng trong số 78% doanh
nghiệp có thái độ lạc quan về các hoạt động của công ty trong hai năm
tới ở Trung Quốc, thì chỉ có 36% tin tưởng là họ sẽ gặp được các điều
kiện thuận lợi.”
Hiện tình suy thoái của Kinh tế Việt Nam
và những biện pháp vá víu, thậm chí nguy hiểm
Từ
cuối năm 2011 và nhất là đầu năm 2012, Ngân Hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ
Quốc tế và Hội những Nhà Đầu tư đều lên tiếng thôi thúc Việt Nam cũng
như Trung quốc phải Cải tổ tận căn nguyên mô hình Kinh tế đang tụt giốc
trầm trọng đà phát triển của hai nước. Tìm hiểu căn nguyên của tụt giốc
Kinh tế, chúng tôi đã viết nhiều bài nói rằng đó chính là THAM NHŨNG,
LÃNG PHÍ phát sinh và lan tràn như giòi bọ trong Cơ chế chủ trương độc
tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Cải tổ tận căn nguyên, tức là dứt
bỏ chủ trương Cơ chế như vậy. Nếu Cơ chế vẫn còn chủ trương độc tài
Chính trị nắm
độc quyền Kinh tế thì giòi bọ vẫn lan tràn ăn ruỗng Kinh tế. Nếu không
dứt bỏ Cơ chế, thì tất cả những biện pháp Chính trị Kinh tế (Politiques
Economiques) chỉ là vá váy đụp hời hợt.
Chúng
tôi chờ đợi việc cải tổ mô hình Kinh tế Việt Nam xem có đi vào tận căn
nguyên hay không. Trong tuần này, chúng tôi đọc được Bản Tin về việc hạ
Lãi suất ngân hàng ở Việt Nam như biện pháp Chính trị Kinh tế cứu vãn
việc tụt giốc. Theo phân tích tình trạng khủng hoảng Kinh tế không những
tại Việt Nam mà còn toàn cầu, chúng tôi thấy rằng việc giảm Lãi suất
của Việt Nam không những không phải là biện pháp cứu nguy Kinh tế, mà
còn đạp thêm ga để chiếc xe Kinh tế mục nát CSVN đang tụt giốc lao nhanh
hơn vào tử huyệt.
Tình trạng mục nát, tụt giốc Kinh tế hiện nay.
Bản Tin của VietBao tuần này tóm tắt tình trạng mục nát, tụt giốc Kinh tế trầm trọng của Việt Nam. Bản Tin viết:
“HANOI — Kinh tế khủng hoảng, dân cạn tiền tới mức nước mắm cũng không mua nổi.
Trang
báo chuyên về kinh doanh VEF loan bản tin nêu rõ trên tựa đề: “Kinh
doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm.”Bản tin VEF cho biết, hàng tồn kho
đang là mối đe dọa lớn nhất đến các DN. Vấn nạn lan tràn từ các ngành
công nghiệp lớn như ô tô, xe máy đến những mặt hàng thiết yếu như… nước
mắm. Sản xuất kinh doanh đang bế tắc và kinh tế chưa thể sớm thoát khó
khăn.
“Trao
đổi mới đây, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa nhấn
mạnh, vấn đề khó khăn nhất của các DN hiện nay là bí đầu ra. Bây giờ với
nhiều mặt hàng thiết yếu người dân cũng không có tiền mua.”
Thê thảm là nước mắm cũng ứ đọng.
Bản
tin VEF ghi nhận từ Hiệp hội nước mắm Nha Trang cho biết, các DN sản
xuất nước mắm tại Nha Trang cũng đang phải giảm sản xuất. Cho dù phải
thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng cũng phải mua nước mắm cho bữa ăn
hàng ngày. Vậy mà trên thực tế, mặt hàng này cũng không tránh khỏi tình
trạng tiêu thụ giảm sút. Tại Nha Trang, có nhiều DN nước mắm phải sản
xuất cầm chừng từ đầu năm đến nay, nguyên nhân không gì khác là sức tiêu
thụ chậm, sản phẩm ứ đọng.
Bản
tin cho biết, theo bản khảo cứu của Ngân hàng HSBC, kinh tế VN đang cọ
cụm, vì chỉ số PMI đã thấp hơn 50 điểm. Con số trên 50 điểm là tăng.
Bản
tin viết, Chỉ số PMI (nhà quản trị mua hàng – Purchasing Managers
Index) tháng 5/2012 do Ngân hàng HSBC công bố cho thấy điều kiện kinh
doanh của ngành sản xuất tại Việt Nam vẫn đang xấu đi. Theo báo cáo này,
chỉ số PMI ngành sản xuất đã giảm từ mức 50 điểm vào tháng 3 xuống còn
49,5 điểm vào tháng 4 và tiếp tục giảm xuống còn 48,3 điểm trong tháng
5/2012.
HSBC
cho biết, những DN tham gia khảo sát cho rằng, nhu cầu trên thị trường
đã giảm khá mạnh do người dân thực hiện tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu.
Bắt đầu từ các siêu thị, doanh số giảm đi vì người dân giảm sức mua,
siêu thị hạn chế nhập hàng, khiến cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng
cũng phải giảm năng lực sản xuất, nguồn cung phải giảm nếu không muốn
lượng hàng tồn kho tăng lên.
“Hiện
nay, tình trạng sản xuất đang giảm được ghi nhận ở hầu hết các ngành
hàng từ dệt – may, giấy, da giày, nhựa, ô tô, xe máy, thép điện tử…
Ngành dệt may, dù bước vào mùa cao điểm trong năm nhưng phần lớn các DN
vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng. Hiệp hội Dệt may
Việt Nam được biết, trước đây khi vào mùa vụ, các DN có thể thoải mái
lựa chọn đối tác để làm nhưng nay thì ngược lại. Nhiều DN dệt may lớn,
lượng đơn hàng giảm khoảng 5-10% so với
cùng kỳ, còn DN nhỏ có thể thiếu hụt trên 10% đơn hàng.
Các
ngành sản xuất khác như: xi măng, thép, ô tô, xe máy, thiết bị điện,
thiết bị xây dựng… thì sản xuất đã giảm quá mạnh từ đầu năm tới nay.
Nhiều ngành hàng giờ chỉ còn sản xuất chừng 50-60% công suất. Những
ngành có lượng hàng tồn kho cao là đường ăn, sắt thép, xi măng, ô tô và
xe máy… Đến xăng dầu cũng tồn kho là 106.000 tấn, cho dù Nhà máy lọc dầu
Dung Quất đã tạm ngừng hoạt động để kiểm tra.
Thực tế đang cực kỳ bi thảm, theo lời một nhà quan sát, rằng đây là lần đầu tiên kể từ thời kỳ đổi mới, dân nghèo tới mức không có tiền mua nước mắm. Nghĩa là thất nghiệp đã trở thành hiện tựơng quan ngại. (VietBao)
Trong lúc tụt giốc như vậy, CSVN hạ Lãi suất
như biện pháp cứu nguy Kinh tế
Bản Tin của SBTN viết:
“Tin
Hà Nội - Trở lại với những tin từ Việt Nam, hôm qua Ngân Hàng Nhà Nước
Việt Nam ra lệnh cho hệ thống ngân hàng thương mại hạ lãi suất ký thác
tiết kiệm mà Việt Nam gọi là lãi suất huy động, thêm 2% cũng như giảm
lãi suất tín dụng nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệù.
Quyết định giảm lãi suất được đưa ra sau nhiều báo cáo nói hơn chục ngàn
công ty lớn nhỏ tại Việt Nam đã nộp đơn thông báo ngừng hoạt động chỉ
trong mấy tháng đầu năm nay, không kể nhiều chục ngàn công ty khác ngừng
hoạt động nhưng không thông báo.
Khi
loan báo giảm lãi suất ở Quốc Hội, nhân vật này biện bạch là lãi suất
quá cao hiện nay không phục vụ nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam đình đốn khắp nơi vì nhiều công ty không vay được
tiền để sản xuất hoặc kinh doanh. Nhiều công ty cũng không dám vay vì
lãi suất tín dụng quá cao.
Chế
độ Hà Nội bị buộc phải tăng lãi suất để đối phó với lạm phát nặng nhất Á
Châu theo các khuyến cáo của các nhà tài trợ quốc tế. Tổng sản lượng
quốc gia GDP của Việt Nam chỉ tăng được 4% trong quý đầu năm nay, mức
thấp nhất từ 3 năm qua. Dự trù nền kinh tế chỉ tăng trưởng khoảng 5.2%
cho năm nay, theo lời Thứ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư nói với báo chí
trong tuần này. Hành động hạ lãi suất của nhà cầm quyền Hà Nội tương tự
như hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh mới đây. Bắc Kinh đã không thay
đổi lãi suất suốt 4 năm qua.(SBTN) (Posted on 13 Jun
2012)
Từ nhận định sai lầm về tình trạng tụt giốc Kinh tế
đến quyết định vá víu, thậm chí nguy hiểm, của biện pháp Tài chánh
CSVN
ngoài lý do căn bản tụt giốc Kinh tế của Cơ chế CSVN hiện hành mà chúng
tôi luôn luôn nhấn mạnh trong nhiều bài viết, đó là THAM NHŨNG, LÃNG
PHÍ ăn ruỗng những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, chúng tôi muốn phân tích
những lý do đang làm độ phát triển Kinh tế chỉ còn 5.2% và tình trạng
tồn đọng hàng hóa sản xuất khiến các xí nghiệp, cả quốc doanh lẫn tư
doanh, phải từ từ đóng cửa. Khi phân tích kỹ những lý do này, người ta
sẽ thấy ngay rằng biện pháp hạ Lãi suất của CSVN chỉ là vá víu, thậm chí
còn làm tăng tốc độ tụt giốc của Kinh tế VN.
Phân tích những lý do tụt giốc
Kinh
tế Việt Nam cũng như Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng. Tình trạng co
cụm sản xuất và và hàng hóa ứ đọng tồn kho là do luật CUNG và CẦU. Chính
phía CẦU là động lực cho sản xuất (CUNG). Phía CẦU lệ thuộc chính yếu
vào Mãi lực tiêu thụ. Nhìn như vậy, chúng ta thấy những lý do trực tiếp
sau đây làm tụt giốc Kinh tế VN và TQ:
=> Tình
trạng khủng hoảng Kinh tế của hai Thị trường lớn như Hoa kỳ và Liên Aâu
làm cho Thất nghiệp tăng vọt. Mãi lực của dân chúng Hoa kỳ và Liên Aâu
giảm hẳn xuống. Do đó việc đặt mua hàng Trung quốc và Việt Nam tất nhiên
giảm xuống và làm cho hàng hóa TQ và VN không xuất cảng
nổi để phải tồn đọng. Thêm vào đó, Nợ công của Hoa kỳ và Liên Aâu khiến
hai khối Thị trường này phải đưa ra những biện pháp tiết kiệm, nghĩa là
giảm tiêu thụ. Thất nghiệp làm Mãi lực dân chúng giảm và Nợ công khiến
các quốc gia phải tiết
kiệm. Tất cả trong chiều hướng cắt đi phía CẦU những hàng hóa sản xuất
từ Trung quốc và Việt Nam.
=> Mãi
lực dân chúng nội địa của Trung quốc và Việt Nam rất ít ỏi để có thể
trợ lực cho phía CẦU nội địa. Trong khi ấy, vì muốn bảo vệ danh dự của
Cơ chế, Trung quốc và Việt Nam gồng mình giữ độ phát triển và mức CUNG
dồi dào. Mãi lực quốc tế giảm và Mãi lực nội địa không có, thì khó lòng
giữ thăng bằng được giữa CUNG và CẦU. Do đó hàng tồn kho là hậu quả.
=> Các
Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Aâu nay đã ý thức rằng tình trạng Thất
nghiệp tại nước họ là do hậu quả của việc lan tràn hàng hóa Trung quốc.
Chính vì vậy, để bảo vệ cho sản xuất của chính mình, Hoa kỳ, nhất là
Liên Aâu đưa ra những Biện pháp Bảo Hộ Mậu dịch. Đây là việc càng làm
giảm thiểu đi phía CẦU nhập cảng hàng từ Trung quốc và Việt Nam.
=> Đặc
biệt Việt Nam, ngoài việc giảm CẦU do Mãi lực tiêu thụ quốc tế và quốc
nội, Việt Nam còn bị hàng tồn đọng từ Trung quốc tràn xuống để giết chết
sản xuất tại sân nhà. Để cứu sản xuất nội địa, các quốc gia phải ngăn
cản nhập cảng hàng nước ngoài, trong khi ấy, Việt Nam bị tràn ngập hàng
Trung quốc để cạnh tranh với chính hàng sản xuất nội địa.
Phân
tích những lý do gắn liền với Mãi lực và phía CẦU như vậy, chúng ta mới
thấy rằng Biện pháp Giảm Lãi xuất của CSVN chỉ là vá víu, thậm chí còn
làm tăng tốc độ tụt giốc Kinh tế nữa.
Vá víu của việc giảm Lãi suất
Theo Bản Tin của SBTN về quyết định giảm Lãi suất, Ngân Hàng Nhà Nước VN đã nhìn sai lầm về những lý do làm tụt giốc Kinh tế:
“Khi
loan báo giảm lãi suất ở Quốc Hội, nhân vật này biện bạch là lãi suất
quá cao hiện nay không phục vụ nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam đình đốn khắp nơi vì nhiều công ty không vay được
tiền để sản xuất hoặc kinh doanh. Nhiều công ty cũng không dám vay vì
lãi suất tín dụng quá cao.”
Ngân
Hàng Nhà Nước cố tình cắt nghĩa việc tụt giốc là thiếu vốn vì lãi suất
quá cao, mà không nhìn những lý do thuộc Kinh tế, đó là việc giảm CẦU từ
quốc tế đến quốc nội. Vì cố tình nhìn sai lầm về những lý do tụt giốc
Kinh tế, nên Ngân Hàng Nhà nước đưa ra biện pháp Tài chánh là giảm Lãi
suất, nghĩa là Giá Tín dụng rẻ để các xí nghiệp có thể vay vốn tăng sản
xuất (CUNG). Những lý do làm tụt giốc Kinh tế là từ phía CẦU chứ không
từ phía CUNG. Ngân Hàng đã tuyên bố một cách dõng dạc trong nhận định
sai lầm của mình:
“Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam ra lệnh cho hệ thống ngân hàng thương mại hạ lãi
suất ký thác tiết kiệm mà Việt Nam gọi là lãi suất huy động, thêm 2%
cũng như giảm lãi suất tín dụng nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi
trì trệ.”
Như vậy, theo Ngân Hàng Nhà Nước, việc giảm Lãi xuất tín dụng là “nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệ”. Bài
học giảm Lãi suất để giá vốn rẻ mà kích thích đầu tư sản xuất là bài
học áp dụng cho những nước đã có sẵn Thị trường Tiêu thụ quốc tế cũng
như quốc nội. Bài học này áp dụng cho Kinh tế Việt Nam không những không
có hiệu quả mà có thể còn sai trật vì Thị trường Tiêu thụ nước ngoài
mình không làm chủ được và Thị trường Tiêu thụ trong nước bị cạn kiệt
Mãi lực.
Cái nguy hiểm của tăng vốn sản xuất (CUNG)
Cuộc
đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-30 là hậu quả của việc sản xuất quá nhiều
sau khi các xí nghiệp thi nhau đầu tư cơ giới hóa sản xuất. Chính là
khủng hỏa của SURPRODUCTION. Hàng hóa được sản xuất quá nhiều, nghĩa là
CUNG tăng vọt, mà tiêu thụ yếu kém đi, nghĩa là CẦU giảm xuống.Tình
trạng chênh lệch CUNG—CẦU này đã dẫn đến cơn xoáy Giảm giá (Spirale
déflationniste) khiến các xí nghiệp thay vì tăng sản xuất, phải thiêu
hủy đi những hàng đã sản xuất và tồn kho. Biện pháp Kinh tế mà KEYNES đề
nghị cho thời này là phải làm hết cách để tăng Mãi lực Tiêu thụ (CẦU),
chứ không phải là tăng sản
xuất (CUNG).
Việc
Trung quốc sản xuất quá nhiều đang làm Thế giới lo ngại một tình trạng
giảm giá dẫn đến cơn xoáy giảm giá làm sạt nghiệp phía sản xuất.
Những
lý do tụt giốc Kinh tế Việt Nam là từ phía CẦU, trong khi ấy Ngân Hàng
Nhà Nước muốn cứu tụt giốc, lại hành động tăng phía CUNG, nghĩa là tăng
vốn cho các xí nghiệp sản xuất nhiều thêm nữa để cuối cùng dẫn đến tình
trạng hàng tồn kho chất chồng không bán được để các xí nghiệp phải hốt
đổ đi trước khi đóng cửa xí nghiệp. Chúng tôi cũng xin thêm rằng phần
lớn những xí nghiệp là quốc doanh. Khi mà tăng vốn sản xuất cho các xí
nghiệp quốc doanh bằng hạ Lãi xuất, thì những vốn tăng thêm, thay vì sản
xuất, lại thất thoát do THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ như Vinashin, Vinalines…
mà Nhà nước không thu
lại vốn được.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 14.06.2012. Cập nhật 28.06.2012
Web: http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment