Phỏng vấn HT Thích Quảng Độ về lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc
Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2012-06-30
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trả lời phóng vấn Đài Á Châu Tự Do về Lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc ngày Chủ nhật 1.7.2012.Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách
Ỷ Lan: Kính bạch Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Hôm qua
Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế loan tải Thông bạch của Đức Tăng Thống
kêu gọi đồng bào các giới tham gia cuộc biểu tình ngày chủ nhật 1.7 này
để phản đối sự xâm lấn của Trung Quốc vào lãnh hải Việt Nam. Vì sao
phải biểu tình, bạch Đức Tăng Thống?
Đức TT Thích Quảng Độ: Là bởi vì mình không còn có một phương
tiện nào để bày tỏ nguyện vọng cũng như tâm tư của người dân đến Nhà
nước. Thành ra phải nhờ phương tiện biểu tình. Biểu tình để bày tỏ ý
nguyện của mình, ý nguyện thiết tha bây giờ là phần nhiều ai cũng thấy,
đó là tình trạng mất còn của đất nước, đang lấn chiếm dần dần càng ngày
càng tăng thêm.
Ngay ở trên đất liền thì bây giờ ta đã thấy từ Lạng Sơn đến Cà Mau
tất cả cơ sở như miền Bắc, họ đã cho người Trung Quốc thuê rừng, miền
Trung thì họ cho khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, ở miền Nam họ cho thuê
đất trồng khoai, trồng rau, v.v… Ngay ở tỉnh Bình Dương kế Saigon đây
người Tàu đã mở Trung tâm như Chợ Lớn ngày xưa, nhưng bây giờ rộng lớn
hơn, gồm 150 nghìn dân trên đất liền như thế.
Người ta nói quốc gia hưng vong thất phu hữu trách, đất nước lâm nguy thì người dân thường cũng phải trách nhiệm, có bổn phận đối với dân tộc, đất nước.
Đức TT Thích Quảng Độ
Ngoài biển thì Hoàng Sa, Trường Sa bao nhiêu năm nay ai cũng biết
rồi. Họ đã thành lập một thành phố Tam Sa, tức họ đặt cơ sở chính của
thành phố đó ở đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tất cả những cái đó là nguy cơ
mất nước đến nơi. Mà trông vào Nhà nước này thì thực sự chưa có dấu
hiệu gì họ lo lắng về chuyện đó.
Do đó, chủ nhật tới đây, 8 giờ sáng chúng tôi đi ra tòa Tổng Lãnh sự
Trung Quốc ở đây nhờ họ chuyển văn thư gửi cho ông Đại sứ Trung Quốc ở
ngoài Hà Nội. Đồng thời đi tham dự các cuộc biểu tình, mà dự ở đâu, địa
điểm nào thì không thể nói trước được.
Trong tình hình này, dưới chế độ hà khắc như thế này, rất ít người
dám làm. Họ rất muốn đấy, nhưng không dám đứng lên đề xướng hay kêu gọi,
thì Giáo Hội từ trước đến giờ vẫn cứ phải chịu đựng bao nhiêu khó khăn
rồi, coi như cũng quen rồi. Người ta nói quốc gia hưng vong thất phu hữu
trách, đất nước lâm nguy thì người dân thường cũng phải trách nhiệm, có
bổn phận đối với dân tộc, đất nước. Do đó, Giáo Hội đã kêu gọi trong
toàn dân nếu ai mà còn tha thiết lo âu đến tương lai dân tộc, ở Hà Nội, ở
Huế, ở Saigon, càng tham gia đông càng mừng, càng tốt cho dân tộc. Mục
đích biểu tình là như thế.
ĐỪNG SỢ!
Ỷ Lan: Bạch Hòa Thượng, thông thường người ta bảo chư Tăng
Ni chỉ nên lo tu hành, không nên dính tới chính trị. Biểu tình là một
hình thức chính trị. Vậy có phải Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
đang có chủ trương “làm chính trị” khi kêu gọi xuống đường biểu tình,
bạch Đức Tăng Thống?
Đức TT Thích Quảng Độ: Toàn dân bị chế độ độc tài toàn trị,
thì họ sợ nhất là chính trị. Cho nên mình làm cái gì có tính cách chính
trị là họ vu cáo ngay là người tham vọng chính trị lật đổ chính quyền.
Nhưng biểu tình ở đây rất thông thường. Biểu tình Giáo Hội chủ trương
ngày chủ nhật tới đây mà các vị đi tham gia đông đảo đừng sợ gì, đừng lo
gì. Ai cản đâu thì mình ngồi đó, là bởi vì mình biểu tình đây là để bày
tỏ nguyện vọng tha thiết với nhà nước phải bảo vệ đất nước này. Truyền
thống bốn nghìn năm văn hóa. Thời đại văn minh đây không lẽ mình cúi đầu
chịu đầu hàng à? Để cho người Trung Quốc họ thống trị Việt Nam à? Không
được!
Còn cái làm chính trị nó khác. Cái đó, trách nhiệm đó nhà nước phải
lo. Giữ giặc, bảo vệ đất nước, giữ ở ngoài biển, trên bộ, đấy là trách
nhiệm nhà nước. Người dân chỉ nhắc nhở thế thôi. Chứ đừng thấy người dân
biểu tình là lo người ta cướp chính quyền của các vị. Làm sao cướp
được? Một quân đội như thế, những nhà tù như thế, mạng lưới Công an như
thế, làm sao mà lật đổ các vị? Chính quyền trong tay các vị. Người dân
đây chỉ có mỗi một phương tiện duy nhất là xuống đường để bày tỏ ý hướng
mình thôi.
Báo chí bây giờ không được nói. Báo chí trong lề phải mới được nói.
Nói trái thì người ta dập đi, mà lề phải toàn ca tụng nhà nước giàu có,
hạnh phúc. Tăng Ni ở đây cũng trên hết, trước hết, là một người dân của
một nước đã, tức là một thành viên trong một đất nước gồm có chín mươi
triệu dân đây. Trước hết và trên hết, mỗi một vị Tăng Ni là một công
dân, mà đã là công dân phải có cái nghĩa vụ đối với đất nước, đối với tổ
quốc, đối với đồng bào.
Thế bây giờ mình tu thì cứ tu. Nhưng mà đến cái tình trạng này mình
phải xuống đường biểu tỏ tinh thần cũng như tâm huyết của một người dân,
chứ không là tư cách một vị sư. Tâm huyết của một người công dân Việt
Nam chuyển đến nhà nước để nghe tiếng nói đó, hiểu thấu được tình trạng
đó, để mà lo việc nước. Chứ đâu phải biểu tình đòi lật đổ.
Ông sư, Tăng Ni có hai bàn tay trắng có gì mà phải lo?Nhà nước này muốn độc quyền dùng con ngáo ộp làm chính trị. Hễ ai làm chính trị họ bỏ tù, công an bắt bỏ tù này khác. ĐỪNG SỢ!p>Hai chữ chính trị rất thông thường, đâu có gì mà nguy hiểm như độc tài họ quan trọng hóa ra. Họ bảo vệ cái độc quyền chính trị của họ. Vậy công việc của một nhà nước, bổn phận, nghĩa vụ của một nhà nước đối với các việc nước, việc dân là phải sửa sang cái đất nước, việc dân ấy, cho ngay thẳng chính đáng. Đấy chính trị là thế thôi, chứ đâu phải Tăng Ni xuống đường để làm cái gì. Còn làm chính trị là phải lập đảng, như thế mới là làm chính trị. Còn người dân không biết cách nào, làm thế nào, trước vận nước như thế, nó ngổn ngang, nguy hiểm như thế, thì chỉ còn biết cách xuống đường bày tỏ như thế để dùng cái đó mà nói với nhà nước, dùng đôi chân để nói với nhà nước. Đâu có mưu đồ chính trị gì mà sợ.
Đức TT Thích Quảng Độ
Thành ra nhân đây tôi kêu gọi đừng sợ chính trị. Nó là con ngáo ộp. Nhà nước này muốn độc quyền dùng con ngáo ộp làm chính trị. Hễ ai làm chính trị họ bỏ tù, công an bắt bỏ tù này khác. ĐỪNG SỢ!
Chính là chính đáng, trị là sửa sang. Ai làm chính trị phải sửa sang đất nước đó cho đàng hoàng, đẹp đẽ, tự do, hạnh phúc. Thật sự nếu làm chính trị đi nữa, thì nó là nền chính trị đạo đức, có gì đáng ngại, có gì phải lo.
Thời đại này không thể độc tài phát xít được nữa, mà phải là một chế độ dân chủ. Tất cả các chế độc độc tài, phát xít sẽ lần lượt đi vào bảo tàng viện hết.
Như vậy, nếu lúc này đang là lúc nguy hiểm thù trong giặc ngoài, mà nhà nước tìm cách mở rộng cái hoạt động chính trị ra để cho mọi người tham gia, tất cả đại diện các thành phần trong đất nước, trong khối dân tộc tham gia để giúp việc duy trì nên độc lập mà đã tốn bao xương máu mới đạt được đây.
Cái thế đảng Cộng sản, một mình đảng Cộng sản không làm được đâu. Cộng sản còn kẹt cái lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa, rồi thêm vào đó “16 Chữ Vàng, 4 Tốt” thành ra ngại không làm được. Bởi thế cho nên phải nhờ cái sức hỗ trợ của toàn dân, là những người tha thiết, yêu nước nhất, là giới thanh niên, sinh viên, là trụ cột, rường cột của quốc gia trong tương lai, thì phải để cho họ tham gia. Phải khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động chính trị trong lúc này. Sau các ông có qua đời đi rồi, họ lãnh đạo đất nước chứ ai. Thanh niên là tương lai của dân tộc, nước nào, dân tộc nào cũng thế thôi. Bây giờ họ xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước mà phải giấu kín, không dám gọi nhau, không dám rủ nhau, hẹn nhau chỗ đó chỗ kia như đi ăn trộm. Có thấy nhục không? Tương lai đất nước, lo cho đất nước mà phải như thế à? Biểu tình cũng phải giấu diếm, mặc áo mưa mà đi. Có tủi hổ với thế giới không?
Ỷ Lan: Bạch Đức Tăng Thống, được biết ngoài Thông bạch kêu gọi biểu tình nói trên, Đức Tăng Thống còn có văn thư phản đối gửi tới ông Khổng Huyễn Hựu, Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội. Điều này đúng không? Nếu đúng, xin Đức Tăng Thống có thể tiết lộ cho thính giả Đài Á Châu Tự Do nội dung đề cập trong văn thư nói trên?
Đức TT Thích Quảng Độ: Vâng văn thư đó thì có. Nhưng nội dung thì ở đây tôi không thể nói hết được đâu, mà cũng không tiện nói bây giờ. Xin cô Ỷ Lan thông cảm. Chỉ có cái bức thư đó là có, ngày hôm nay đã chuyển đi rồi.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã dành cuộc phỏng vấn cho Đài Á châu Tự do.
Ỷ Lan Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thichquangdo-call-for-demonstration-ylan-06302012160406.html
Trung Quốc phản ứng trước các cuộc biểu tình ở Việt Nam
Trung Quốc phản ứng trước các cuộc biểu tình ở Việt Nam
CỠ CHỮ
02.07.2012
Một ngày sau khi
diễn ra các cuộc tuần hành ôn hòa chống Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà
Nội, Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hãy hành động có lợi cho mối quan hệ
song phương, nền hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Vị Dân,
tại cuộc họp báo ngày 2/7 nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phản đối hành động
của các nước gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp ở
Biển Đông.
Vẫn theo lời ông Lưu, Trung Quốc luôn coi trọng tình hữu nghị và sự hợp
tác với Việt Nam và Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết thỏa đáng các tranh
chấp theo đúng những gì lãnh đạo hai nước Việt-Trung đã nhất trí.
Hôm 1/7, hàng trăm người Việt Nam tại hai thành phố lớn ở Sài Gòn và Hà
Nội đã xuống đường để bày tỏ thái độ phản đối các hành động mới đây của
Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và ủng hộ Luật
Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua.
Dù không bị trấn áp mạnh tay như các cuộc tuần hành tương tự hồi năm
ngoái, nhưng nhiều người từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc trước
đây đã bị lực lượng an ninh sách nhiễu và ngăn cản không cho họ xuống
đường lần này. Cô Trịnh Kim Tiến, một gương mặt được nhiều người biết
đến từ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, là một người trong số đó.
Tiến cho biết:
“Hôm qua (1/7) em ở trong Sài Gòn. Em ra nhà thờ Đức Bà để tham gia
biểu tình, em bị giữ trên đó và họ buộc em phải quay về. Và em tự biểu
tình tại nhà luôn. Một số người khác sau khi tham gia biểu tình bị họ
bắt nguội. Có một bạn tên Châu Văn Thi chỉ vì mang máy hình trên đường
mà bị họ bắt giữ từ sáng hôm qua, bị giam hơn 24 tiếng. Tới trưa hôm nay
(2/7) họ mới thả bạn ấy ra.”
Trong số những người bị bắt về đồn công an trong cuộc tuần hành ngày 1/7 tại Sài Gòn có blogger Huỳnh Thục Vy. Cô thuật lại:
“Ngày 1/7 tôi và năm anh chị em trong nhà xuống đường theo lời kêu
gọi của mọi người. Lúc đầu mình tời nhà thờ Đức Bà, rồi qua công viên
30/4. Sau đó, nhóm tăng lên mấy chục người. An ninh đứng đầy công viên,
bất thần họ ập tới đạp tất cả anh chị em mình vào xe 16 chỗ ngồi. Chúng
mình cố vươn ra ngoài hét to lên rằng “Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam”.
Sau đó, người ta bắt mình và chồng mình về công an phường Cô Giang. Em
trai mình bị họ bóp cổ, bẻ tay, và bị đánh rất nhiều. Chồng mình cũng bị
đánh rất nhiều. Họ bắt về làm việc suốt 12 tiếng đồng hồ. Cuối cùng họ
ra quyết định thông báo miệng rằng chúng mình đã gây rối trật tự công
cộng và xử phạt riêng mình 1,5 triệu. Có rất nhiều người biểu tình khác
cũng bị bắt. Nhiều người khác đã bị ngăn cản ở nhà, những người đã từng
đi biểu tình yêu nước trước đây như Bùi Hằng cũng đã bị giữ ở nhà, không
thể đi biểu tình được.”
Những người biểu tình nói đây là cuộc tuần hành tự phát, không có người
lãnh đạo và cũng không bị ai xúi giục, tất cả đều xuất phát từ sự tự
nguyện và tấm lòng yêu nước, bức xúc trước các hành động ngang ngược của
Trung Quốc.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch lên án việc chính quyền
Việt Nam cản trở công dân tham gia các cuộc tuần hành ôn hòa chống Trung
Quốc là vi phạm quyền tự do bày tỏ quan điểm. Ông Phil Robertson, Phó
giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, phát biểu
với VOA Việt ngữ:
“Hành động của an ninh Việt Nam chống lại các cuộc tuần hành bài
Trung Quốc một lần nữa chứng tỏ chính quyền Việt Nam luôn sách nhiễu bất
kỳ hình thức phản kháng ôn hòa nào của công chúng bất kể nguyên nhân
hay vấn đề nào. Thật đáng mỉa mai là ngay cả hành động bày tỏ sự ủng hộ
chính sách của nhà nước đối với Trung Quốc cũng bị công an gây áp lực,
trong đó có việc hăm dọa và cấm cản các nhà hoạt động, và thậm chí là
bắt giữ tùy tiện như trường hợp của bà Bùi Minh Hằng hay blogger Huỳnh
Thục Vy, hầu ngăn không cho họ đi tuần hành chống Trung Quốc. Những hành
vi này cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền căn bản của
công dân.”
Lời kêu gọi tuần hành phản đối Trung Quốc trước tòa đại sứ và lãnh sự quán của Bắc Kinh ở Hà Nội và Sài Gòn ngày 1/7 được lan truyền trên các trang mạng xã hội sau khi Trung Quốc loan báo thành lập thành phố Tam Sa quản lý cả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam và cho mời thầu thăm dò 9 lô dầu khí hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Hơn chục cuộc tuần hành chống Trung Quốc hồi mùa hè năm ngoái ở Sài Gòn và Hà Nội đã bị an ninh trấn áp mạnh tay, khiến công luận bất bình.
http://www.voatiengviet.com/content/phan-ung-cua-trung-quoc-truoc-cac-cuoc-tuan-hanh-o-vietnam/1352617.html
No comments:
Post a Comment