Thursday, June 16, 2011

BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC





HT.Thích Quảng Độ nói về vụ biểu tình chống TQ
Ỷ Lan, thông tín viên RFA, Paris
2011-06-07
Ỷ Lan phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ việc công an ngăn cấm không cho tham dự cuộc biểu tình ngày 5.6 trước Lãnh sự quán Trung quốc ở Saigon.

Nhà nước nhu nhược
Một bạn trẻ trong đoàn biểu tình giơ cao biểu ngữ "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam"






Ỷ Lan : Kính chào Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Theo tin được biết thì Hòa thượng có dự tính cùng chư Tăng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tham gia cuộc biểu tình ôn hòa trước Lãnh sự quán Trung quốc ở Saigon đáp lời kêu gọi của giới Học sinh – Sinh viên sáng chủ nhật 5 tháng 6. Kính xin Hòa thượng cho biết lý do nào khiến Hòa thượng muốn tham gia cuộc biểu tình này ?


Hòa thượng Thích Quảng Độ : Lý do chính đó là vấn đề lãnh hải và lãnh thổ của Việt Nam. Tất cả những hành động của Trung quốc từ bao nhiêu năm nay thấy rõ là họ đã trắng trợn vi phạm chủ quyền, họ bất chấp luật pháp, nhất là luật biển quốc tế. LHQ đã ra quy định hải phận của các nước ven biển rất rõ ràng.


Cô Ỷ Lan, phóng viên

Nhưng họ bất chấp cái đó, họ giẫm lên luật pháp quốc tế. Vừa rồi trầm trọng nhất, tàu Bình Minh 2 bị tấn công mà Nhà nước cũng làm lơ, chỉ có nhân dân thì lên tiếng thôi.
Cho cái bà gọi là Phát ngôn nhân lên tiếng đâu có giá trị gì. Lẽ ra cái sự kiện vừa rồi chính Nhà nước phải làm một Công hàm phản đối, mời ông Đại sứ Trung quốc ở Hà Nội đến Bộ Ngoại giao. Chính đích thân ông Ngoại trưởng Bộ Ngoại giao thay mặt cho chính phủ trao Công hàm đó cho Đại sứ Trung quốc tỏ thái độ phản đối mạnh mẽ. Còn giao cho một người phát ngôn nói cũng như thông tin trên báo chí thôi, không có hiệu quả gì. Tôi thấy Nhà nước này quá nhu nhược rồi, không còn đủ sức để đương đầu với vấn nạn khó khăn của đất nước nữa. Lẽ ra họ phải lên tiếng mạnh mẽ, rồi họ hô hào dân chúng chống lại sự bá quyền của Trung quốc.

HT. Thích Quảng Độ Tôi thấy Nhà nước này quá nhu nhược rồi, không còn đủ sức để đương đầu với vấn nạn khó khăn của đất nước nữa. Cho nên bây giờ ngay đến học sinh, sinh viên tuổi còn trẻ mà đã phải quan tâm chuyện này, họ cũng thấy việc này rất trầm trọng, đáng lo. Lo cho tương lai đất nước, chủ quyền của dân tộc mà họ phải tự đứng ra kêu gọi nhau để đến trụ sở ngoại giao của Trung quốc bày tỏ thái độ bất mãn của họ, lo lắng của họ, thì những hành động như vậy tôi thấy rất kính phục. Họ là những người chưa có trách nhiệm gì nhiều với đất nước đâu, chưa tới cái tuổi phải lo, mà giờ họ đã biết lo mà họ làm như thế, thì hỏi các vị lãnh đạo chính phủ, công an, quân đội thì súng ống đầy người mà sợ ông Trung quốc à ?

Lẽ ra họ phải lên tiếng mạnh mẽ, rồi họ hô hào dân chúng ủng hộ việc này để chống lại cái sự bá quyền của Trung quốc. Như vậy mới xứng đáng là một chính phủ có chủ quyền. Bây giờ không làm việc đó mà để cho học sinh, sinh viên người ta thường gọi là “ăn chưa lo no chưa tới” phải cất lên tiếng nói, phải bảo nhau kêu gọi nhau. Họ làm được cái đó, họ kêu gọi tôi nghe tôi rất cảm động, rất xúc động và kính phục nữa. Cho nên mặc dầu tuổi già, tôi đã định cố gắng ra để chia sẻ với niềm lo âu của anh chị em.

Công an ngăn cản biểu tình


Ỷ Lan : Tin cũng cho biết công an phong tỏa các chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và ngăn cản không cho Hòa thượng và Thượng tọa Thích Viên Định và chư Tăng đến nơi biểu tình. Kính xin Hòa thượng cho biết rõ lý do cản trở này ? Thanh niên sinh viên Việt Nam thể hiện quyết tâm bảo vệ tổ quốc.

Kami's blog Hòa thượng Thích Quảng Độ : 7 giờ rưỡi định xuất phát thì nhờ Thầy Viên Hỷ ở dưới Giác Hoa mời Thượng tọa Viên Định lên đây cùng đi với tôi, rồi còn các chùa thì tự đâu họ đã biết lối đó rồi, tự đâu ra đó cho nó tiện. Chỉ có riêng Thượng tọa Phó Viện trưởng, Thầy Viên Định, Thầy Viên Hỷ, Thầy Đồng Minh là đi với tôi chung một xe. Thế cho nên ở Giác Hoa, Thầy Viên Định và Đồng Minh ra thuê xe lên đây, thì ra đến đầu ngỏ là họ đã chặn rồi.
Họ chặn, họ bảo về, hôm nay thầy không đi đâu được, đi về làm việc. Họ bảo trở vào chùa họ làm việc, Thầy Viên Định có nói làm việc thì phải văn thư làm sao, chứ làm việc giữa đường ấy à ? Làm việc phải có thư báo trước hẳn hoi chứ. Họ bảo hôm nay ông không thể đi đâu được, rồi họ đẩy vào. Nhưng thầy cũng cố đi, họ nhất định họ đi theo sau.

Lên đến bệnh viện Columbia thì là nhất định họ không cho đi nữa. Họ đẩy về.
Đồng thời là ở dưới nhà cho một người lên đây bảo tôi xuống làm việc. Tôi bảo tôi làm việc cái gì ? Vừa mới sáng ra, làm việc nhà nước phải có giờ, sao lại đến đây làm việc ? Tôi không xuống. Từ sáng hôm qua cho đến đêm hôm nay, họ bao vây luôn từ đầu đường Trần Huy Liệu đây. Họ đứng bên lề đường bên chùa đây này, họ đứng dọc một hàng như thế suốt cho đến cả đêm.

HT. Thích Quảng Độ Từ sáng hôm qua cho đến đêm hôm nay, họ bao vây luôn từ đầu đường Trần Huy Liệu đây. Họ đứng bên lề đường bên chùa đây này, họ đứng dọc một hàng như thế suốt cho đến cả đêm. Vì thế mà chúng tôi đi không được.

Không biết cuộc biểu tình của anh em học sinh, sinh viên chỗ Tổng lãnh sự có thành công hay không cũng chưa được biết.
Nhưng mà sáng hôm nay đọc Thông cáo báo chí của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế thì biết rằng ra vậy họ có thành công, họ có đi được đến nơi. Ngoài Hà Nội đến được tòa Đại sứ Trung quốc, trong này đến Tổng lãnh sự cũng đông người. Tôi rất mừng (cười) mừng thật. Như vậy là chỉ có mình là bị chặn thôi, và mấy chùa khác thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chặn rồi, điện thoại đều bị chặn hết.

Lo lắng trước vận mệnh đất nước
Ỷ Lan : Trước đây Hòa thượng đã nhân danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nhiều lần lên tiếng về vấn đề Trung quốc xâm lấn hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và lãnh thổ Việt Nam. Trước diễn biến ngày nay, Hòa thượng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất sẽ có thái độ như thế nào và có dự tính gì liên quan đến sự vụ này ? Hòa thượng nghĩ sao khi có người nói rằng việc này nên để cho Đảng và Nhà nước lo liệu, người dân không nên dính vào ? Các bậc nhân sĩ trí thức biểu tình ôn hòa hôm 05/6/2011. Hòa thượng Thích Quảng Độ : Hồi tôi bị đày ở ngoài Bắc mười năm, dân chúng họ nói cho tôi biết như thế.

Họ bảo rằng “Tất cả để Nhà nước lo, dân khỏi lo”. Nhưng dân miền Bắc có cái vùng không phân biệt giữa hai chữ l và n. Họ nói có vẻ khôi hài, ở đây tất cả việc gì, đặc biệt việc chính trị thì Nhà nước bảo rằng “Dân khỏi no đã có Nhà nước no”, có nghĩa là chỉ có Nhà nước no thôi, dân đói.
Tất cả công việc chính trị để Đảng và Nhà nước lo, dân khỏi quan tâm đến vấn đề chính trị. Họ nói như thế họ độc quyền làm chính trị, còn nước còn hay nước mất dân khỏi lo, đã có họ lo. Thế nhưng mà họ lo họ có làm được hay không là chuyện khác. Đây ngay trước mắt đây, người Tàu đang lấn biển, Ải Nam quan mất rồi, mà cái Ải Nam quan là địa danh thiêng liêng nhất, đánh dấu cái khí phách, cái hào hùng của tổ tiên ngày xưa.

Đấy chính trị Nhà nước lo đấy, Nhà nước lo để mất nước à ? Nhà nước lo đến nỗi bán nước à ? Đó là trên đất liền, rồi hải phận đây, hai chục nghìn cây số vuông Vịnh Bắc bộ, rồi Hoàng Sa mất hẳn, Trường sa một phần, họ tự vẽ một cái hình Lưỡi bò coi như hết cả Biển Đông. Họ vẽ đến đâu mình phải công nhận đến đó.
Hỏi rằng cái chính quyền hiện giờ còn có tác dụng gì với đất nước không ? Anh em học sinh, sinh viên họ cũng thấy thế, mà họ đã phải làm như thế, thì bây giờ Nhà nước bảo đã có Nhà nước lo đừng dính vào. Người xưa nói quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Khi mà đất nước lâm nguy, sự tồn vong của một dân tộc, thì người thất phu là cái người dân thường cũng phải có trách nhiệm.

Chứ bây giờ Nhà nước muốn độc quyền, mà độc quyền lúc thái bình thịnh trị để độc quyền mà hưởng thì được rồi. Nhưng còn đến lúc lâm nguy, quốc nạn như thế này mình phải lo chứ ! Ngay bây giờ đây, tôi kêu gọi cả học sinh, sinh viên kết hợp lại từ Bắc vào Nam lập một liên minh gọi là “Liên minh Chống Ngoại xâm.


HT. Thích Quảng Độ Mục đích của cái Đảng Cộng sản là tôi biết rồi. Họ làm cách nào để giữ đảng Cộng sản mà thôi, giữ đến cùng để truyền đời cha, đời con, đời cháu, đời chắt, đời chút, đời chít đây.

Cho nên dù mất nước mà còn Đảng cũng được, có thể làm tay sai thì được, sẵn sàng, chứ họ không bỏ cái đảng Cộng sản đâu.
Cho nên bây giờ tôi thấy cuộc biểu tình vừa rồi, tôi mong rằng, nếu một ngày gần đây nếu đất nước còn lâm nạn nữa thì phải toàn dân cũng theo gương đó mà đứng lên chứ không chịu trói tay ngồi đó để cho đảng Cộng sản tung hoành muốn làm gì thì làm. Ngay bây giờ đây, tôi kêu gọi cả học sinh, sinh viên kết hợp lại từ Bắc vào Nam lập một liên minh gọi là “Liên minh Chống Ngoại xâm”. Lập cái liên minh để đoàn tụ, đoàn kết lại với nhau tạo thành sức mạnh để bảo vệ đất nước này, để chống lại ngoại xâm. Tôi kêu gọi thức giả các vị còn quan tâm đến vận mệnh của đất nước, tương lai của dân tộc, lúc này là lúc nguy rồi, nếu có vị nào có tâm huyết với đất nước đứng ra kêu gọi, tôi mặc dầu già rồi tôi cũng xin xung phong làm một thành viên để giữ đất nước này.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ
.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-superior-tqd-yl-06072011172829.html



Lệnh bắt các bloggers trước cuộc biểu tình Khánh An, phóng viên RFA
2011-06-07

Tin cho biết nhà thơ Bùi Chát đã bị tạm giữ tại phi trường Tân Sơn Nhất khi ông chuẩn bị ra Hà Nội vào chiều 5/6, là hôm diễn ra cuộc tuần hành chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải tại Hà Nội và Sài Gòn.

Source damlambao.com

Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/06 tại Hà Nội Source damlambao.com


Trước đó, một số blogger như Người Buôn Gió, Mẹ Nấm cũng đã bị công an tạm giữ.

Sợ tiếng nói của những người yêu nước

Khánh An hỏi chuyện Mẹ Nấm, người vừa được trả tự do sau 24 giờ bị tạm giữ, để tìm hiểu thêm về vụ việc.
Cho đến tối hôm qua, 6/6, vẫn chưa có tin tức gì từ blogger Người Buôn Gió kể từ khi anh này bị mất liên lạc với bạn bè kể từ hôm 4/6 khi anh đang trên đường vào Sài Gòn tham dự sự kiện Ngày truyền thông công giáo được tổ chức tại Dòng Chúa Cứu Thế.
Trước đó, bạn bè nhận được tin nhắn từ điện thoại của anh rằng anh đã vào đến Sài Gòn, đang ở công an quận Tân Bình. Thế nhưng bạn bè tìm đến thì không có tin tức gì về anh.
Cũng cùng thời điểm này, blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cũng bị công an TPHCM mời làm việc kể từ chiều ngày 4/6, ngay sau khi chị từ nhà blogger Hồ Lan Hương ra với lý do ban đầu là lỗi lấn lane xe. Chị kể:
blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cũng bị công an TPHCM mời làm việc kể từ chiều ngày 4/6, ngay sau khi chị từ nhà blogger Hồ Lan Hương ra với lý do ban đầu là lỗi lấn lane xe.
-Có hai anh cảnh sát giao thông chạy lên ép xe vô lề đường. Mình cũng đứng lại hỏi rất bình thường thôi, Quỳnh hỏi: “Tôi đang chạy xe bình thường mà sao anh dừng xe tôi?”. Nó kêu là: “Lỗi lấn lane”. Thấy nói lấn lane, Quỳnh mắc cười quá, bảo:
“Anh ơi, đoạn tôi đang đi vẽ đường đứt khúc nè, tức là tôi có thể tạm thời lấn lane nếu gặp chướng ngại vật trên đường dành cho xe máy. Mà nếu anh nói tôi lấn lane thì anh cho tôi coi hình. Thứ hai, anh chạy anh ép tôi từ ngoài vô trong thì anh là người lấn lane chứ không phải tôi”. Rồi nó kêu: “Không nói nhiều, đưa giấy tờ xe cho coi” thì bạn (của Quỳnh) không có giấy tờ xe bởi vì xe mượn. Mình cũng đang thử xem coi có phải nó chặn mình vì thằng kia (an ninh) gọi điện thoại không nên Quỳnh mới nói: “Thôi, mày đứng lại đây đi, tao đi taxi về chứ trời nắng, đứng làm chi 2 đứa, nộp phạt xong rồi đi”.
Thằng cảnh sát giao thông thấy vậy thì gọi điện, một thằng khác chạy tới, mặc đồ thường phục thôi, nói là “Tôi có cái đơn tố cáo xe đang đi là xe gian, xe bị mất cắp. Giờ đề nghị về phường giải quyết”. Mình mới nói: “Anh nói vô lý quá, đầu tiên anh dừng tôi với lý do lấn lane, giờ chuyển qua xe gian, sao mà nhanh vậy?”. Nó mới nói: “Tui không có nói nhiều với chị!”. Quỳnh nói: “Xin lỗi anh, anh là ai?”, tại vì thấy nó mặc thường phục thì mình phải hỏi. Nó nói nó là cảnh sát hình sự. Mình mới nói là: “Anh đưa thẻ cho tui coi, thẻ đâu?”. Nó đưa cái thẻ màu đỏ đỏ. Mình mới nói: “Hình đâu? Cho tui coi hình!”, nó cho coi hình mà để xa xa thôi mà mình biết cái thẻ đó là thẻ an ninh chứ không phải thẻ cảnh sát hình sự.
Blogger Mẹ Nấm đã bị tạm giữ suốt đêm đến chiều hôm sau, tức 5/6, sau khi cuộc biểu tình đã chấm dứt, mới được công an TPHCM đưa ra tận nhà ga để mua vé về Nha Trang.
Không đồng ý với cách mời làm việc trên, blogger Mẹ Nấm đã công khai hỏi thẳng lý do chị bị bắt có phải do liên quan đến vụ biểu tình vào ngày hôm sau không, nhưng không được trả lời.
-Lúc đó là 5 chiếc xe mô tô bồ câu trắng của cảnh sát giao thông và một chiếc xe có còi hụ nữa, nhiều người người ta bu lại rồi, mình thấy vậy nói luôn: “Anh mời tôi về làm việc vì lý do mai tôi đi biểu tình chống Trung Quốc đúng không? Anh nói lý do đó tui về, nghe còn hợp lý, còn đằng này anh nói tôi đi xe gian sao lý do đó nó trẻ con quá!”. Bắt đầu mấy người kia xì xào rồi vì trên xe Quỳnh có mấy tờ giấy cứng trắng, Quỳnh định ghi khẩu hiệu mà Quỳnh chưa ghi. Thế là Quỳnh trèo lên xe ngồi nó chở về phường.
Sau khi về đồn công an, blogger Mẹ Nấm liên tục bị tra hỏi những thông tin liên quan đến vụ biểu tình.
-An ninh qua hỏi, có giấy trên xe thì Quỳnh cũng nói giấy đó Quỳnh định viết khẩu hiệu giơ lên biểu tình. Nó hỏi Quỳnh sao có một mình mà cầm nhiều vậy. Quỳnh nói: “Tôi định sáng mai ra đó ai không có giấy thì cầm giơ lên cho nó khí thế, chứ hô thì nó ồn, mất trật tự. Ảnh hỏi: “Phương thức biểu tình làm sao?”, Quỳnh nói là: “Tôi cứ cầm bảng tôi giơ lên khoảng 5 phút, nếu người ta ra đuổi tôi thì tôi đi xuống, đi xuống xong thì tôi đi lên”. Nó mới nói: “Có biết biểu tình này là của Việt Tân không?. Quỳnh nói: “Anh nói vậy là anh không

Blogger Mẹ Nấm, Người Buôn Gió và Bùi Chát
(Trên xuống) Blogger Mẹ Nấm, Người Buôn Gió và Bùi Chát. RFA file

theo dõi tình hình rồi, biểu tình này đầu tiên là của tụi Nhật Ký Yêu Nước. Tôi không biết nó là ai nhưng tôi thấy cái này đúng đắn, mà không vi phạm pháp luật. Biểu tình chưa được cho phép nhưng cũng đâu có cấm đâu”.
Blogger Mẹ Nấm đã bị tạm giữ suốt đêm đến chiều hôm sau, tức 5/6, sau khi cuộc biểu tình đã chấm dứt, mới được công an TPHCM đưa ra tận nhà ga để mua vé về Nha Trang.

Ngăn chặn tuần hành chống Trung Quốc tạo phản ứng ngược?

Riêng với trường hợp blogger Người Buôn Gió, giới blogger tỏ ra lo ngại vì thời hạn 24 giờ đã qua, tính cho đến tối hôm qua 6/6, nhưng vẫn chưa có ai có tin tức gì về anh.
Thêm vào đó, nhiều trường hợp các blogger tương đối có tầm ảnh hưởng khác cũng bị răn đe bằng nhiều cách để không tham gia vào cuộc biểu tình. Blogger Hồ Lan Hương cũng là một ví dụ. Blogger Mẹ Nấm kể:
-Chị bảo là nó tới nhà nó tống chồng chị - là người Hàn Quốc – lên xe và bảo là hôm nay chỉ là làm công tác tư tưởng, nếu ông chồng để bà vợ đi biểu tình thì nó sẽ trục xuất ông này về Hàn Quốc.
-Chị bảo là nó tới nhà nó tống chồng chị - là người Hàn Quốc – lên xe và bảo là hôm nay chỉ là làm công tác tư tưởng, nếu ông chồng để bà vợ đi biểu tình thì nó sẽ trục xuất ông này về Hàn Quốc.
Blogger Hồ Lan Hương
Một nguồn tin thân cận cũng xác nhận với Đài Á Châu Tự Do vào chiều hôm qua rằng nhà thơ Bùi Chát, đồng sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn, người vừa được trao giải Quyền Tự Do Xuất Bản của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế trao vào tháng 4, cũng bị công an bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất vào chiều 5/6 và đưa về số 4 Phan Đăng Lưu. Cho đến tối hôm qua (6/6) vẫn chưa có tin tức về ông này.
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm 5/6 tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TPHCM đã được sự hưởng ứng mạnh mẽ của hàng ngàn trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, học sinh, sinh viên trong cả nước. Đây cũng là lần đầu tiên một cuộc tuần hành được kêu gọi công khai trên mạng đã diễn ra trên thực tế với quy mô lớn, khiến cho nhiều người trong cuộc cảm thấy có niềm tin hơn vào quá trình đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Hồng Anh, một bạn trẻ đã tham gia biểu tình tại Hà Nội, nhận xét:
Không chỉ bức xúc và buồn, nhiều công dân bắt đầu đặt câu hỏi về lập trường của chính phủ Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông sau khi chính họ mục kích bạn bè, người thân bị bắt giữ chỉ vì dám bày tỏ lòng yêu nước.
Hồng Anh
-Ít nhất là cuộc (tuần hành) đi qua các dãy phố là dân người ta cũng biết, cũng đánh động người ta được là biểu tình về cái gì. Cái thứ hai là chính quyền nói chung cũng tạo điều kiện cho một chút thôi. So với (biểu tình) năm 2007, năm nay đỡ hơn, nhưng có một cái là chính quyền ngăn chặn chỗ Đại sứ quán Trung Quốc. Năm 2007 còn đứng ở chỗ Đại sứ quán Trung Quốc được nhưng bây giờ nó dập ngay từ chỗ đấy nên phải đi tuần hành. Nhưng chính hiệu ứng đi quanh Hà Nội lại là một cái rất hay vì nó tuyên truyền rộng hơn. Thứ hai, dân bao nhiêu năm nay mới nhìn thấy có một cái dân chủ mà, nên nhìn vào cũng phấn khởi hơn.
Tuy nhiên, việc những người yêu nước, dám bày tỏ chính kiến đối với những hành động ngang ngược của Trung Quốc lại bị cơ quan an ninh ngăn chặn, cản trở, bắt giữ đã khiến cho nhiều người trong dư luận bức xúc. Bạn Hồng Anh nói tiếp:
-Nói chung, theo em, nếu mà bắt kiểu này thì thứ nhất, về nhân quyền, là không ổn. Thứ hai, chỉ làm cho dân trong nước như bọn em hay quan tâm đến chuyện thông tin bên ngoài cảm thấy bức xúc với buồn thôi!
Không chỉ bức xúc và buồn, nhiều công dân bắt đầu đặt câu hỏi về lập trường của chính phủ Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông sau khi chính họ mục kích bạn bè, người thân bị bắt giữ chỉ vì dám bày tỏ lòng yêu nước.



Biểu tình chống Trung Quốc: Đâu là sự thật?
2011-06-06

Nhiều người dân ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn cùng đứng lên biểu tình ở hai đầu đất nước phản đối Trung Quốc hôm 5/6 vừa qua.

Photo couresy of danlambao

Các bậc nhân sĩ trí thức cũng biểu tình ôn hòa đòi công lý và hòa bình trên biển Đông

Tin tức này được nhiều hãng thông tấn quốc tế và cộng đồng mạng loan tải trên mạng Tuy nhiên, TTXVN cùng ngày, lại có bài viết nói rằng phương tiện truyền thông nước ngoài loan tin về “các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc” là sai sự thật. Để có câu trả lời xác đáng, chúng tôi phỏng vấn một số người dân tại Việt Nam.

Bản tin của TTXVN tối hôm 5/6 cho rằng trên thực tế chỉ có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua đại sự quán Trung Quốc ở HN và Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở TP. HCM trong ngày hôm đó.

Lòng yêu nước

G.S Tương Lai là một trong những vị nhân sĩ Việt Nam đi hàng đầu trong cuộc biểu tình trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM. Ông tường thuật lại như sau:

"Tôi có mặt trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc lúc 7:45 phút. Lúc bấy giờ đoàn các vị nhân sĩ đi đầu và sau đó là thanh niên nhập vào, họ đi một lúc, rồi lùi về phía sau và thanh niên đi về phía trước. Thực ra tôi chỉ đứng một điểm, một chỗ đó thôi. Và riêng chỗ tôi đứng là nhìn thẳng vào Dinh Độc Lập và đoàn biểu tình đi qua thì tôi quay phim, chụp ảnh, thì nhiều đợt lắm.

Tôi đứng đấy quay phim 3 đợt, thì mỗi đợt có lẽ cũng vài ba trăm thanh niên. Riêng đoàn mà tôi chứng kiến thì hơn 1,000 người. Kéo dài mãi từ lúc 8h kém 15 đó cho đến khi tôi mệt quá rồi, tôi về uống cà phê với các anh Lê Công Giầu, Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Hiếu Đằng, Đỗ Trung Quân, Huy Đức… thì lúc uống cà phê xong thì cũng là 11h 15, thì lúc bấy giờ mới thấy đoàn các bạn thanh niên mới ra về."


Chúng tôi cũng liên lạc với ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư ký Báo Doanh Nghiệp, một trong những nhân vật có mặt trong buổi biểu tình sáng 5/6 và được ông cho biết:

"Sáng ngày 5/6, ở Sài Gòn đã xảy ra một cuộc biểu tình, theo tôi khoảng 4,000 người. Đây là một cuộc biểu tình thực sự xảy ra do nhân dân thành phố HCM cùng nhau biểu lộ thái độ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc đã có hành động không được đứng đắn với Việt Nam.

Tôi phải nói rằng, là một người tham dự cuộc biểu tình, tôi rất xúc động, thấy nhiều tầng lớp quần chúng, những người trí thức, những người lao động chân tay đã cùng đứng bên nhau trong cuộc biểu tình này. Và như một chú thích sau một tấm ảnh trên mạng anh Ba Sàm ở Việt Nam thì những người đó không cùng một lứa tuổi, cùng một tôn giáo, cùng một chính kiến nhưng họ đã cùng đứng chung với nhau ở lòng yêu nước."

Là một người tham dự cuộc biểu tình, tôi rất xúc động, thấy nhiều tầng lớp quần chúng, những người trí thức, những người lao động chân tay đã cùng đứng bên nhau trong cuộc biểu tình này.

Ô. Nguyễn Quốc Thái

Cả 2 vị nhân sĩ này đều có chung một nhận xét là cuộc biểu tình mới diễn ra có sự đóng góp của đông đảo mọi tầng lớp, già có, trẻ có, từ những người lao động chân tay, cho đến tầng lớp trí thức và quan trọng nhất những người tham gia biểu tình đã thể hiện một tình yêu nước vô tư, họ thấy đó là trách nhiệm mà bất kỳ một người yêu nước nào đều phải đứng lên, thể hiện tiếng nói của mình trước sự chèn ép của nước láng giềng với đất nước mình.
G.S Tương Lai cho biết tiếp:

"Khi thấy đoàn của những người đã từng dày dạn đấu tranh, chống đế quốc bảo vệ đất nước, thì đám trẻ lấy làm vui mừng, sung sướng, họ hòa vào, nhập cùng đoàn đó, để vừa đi, vừa hô khẩu hiệu rất là vui, và rất là ôn hoà, không có một cử chỉ nào là bạo động, là đập phá cả. Đó là một sự thật và cuộc biểu tình đó theo tôi nghĩ là có ý nghĩa, biểu dương lực lượng và hết sức lành mạnh và nó hỗ trợ cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, trên mặt trận quốc phòng, quân sự."

Biểu tình hay "tự phát tụ tập"?

Tuy nhiên trước những gì mà các bậc tiền bối chứng kiến, tham gia, ghi nhận và xúc động qua lời kể với chúng tôi, thì TTXVN lại cho rằng thông tin đó là sai sự thật. G.S Tương Lai thẳng thắn nhận xét:

250.jpg
Biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 05/6/2011. Photo courtesy of danlambao
"Thông tin này của TTX thì tôi không biết là TTX đưa tin cho ai, đưa tin cho nhân dân, đưa tin cho công luận quốc tế hay là đưa tin để làm vừa lòng các ông Trung Quốc thì tôi không biết. Nhưng nếu nói rằng thông tin về cuộc biểu tình là sai sự thật, thì thế nào là sự thật nhỉ?

Đó vấn đề là ở cái chỗ ấy. Sự thật là chúng tôi đứng trước cổng Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở đường Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi đã đi trên dọc những con đường và hô khẩu hiệu Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, Việt Nam không chịu khuất phục và có những khẩu hiệu rất vui là các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước và khẩu hiệu đó là của cô cầm lên có ảnh bác Hồ rất là đẹp.

Hôm nay tôi nhìn lại trên mạng, thì có những hình ảnh thật cảm động, hình ảnh, những gương mặt thanh niên trẻ măng, rất sáng, hiền lành đưa khẩu hiệu Hoà Bình và Công Lý, chẳng lẽ đó không phải là sự thật hay sao?"
Sự thật mà G.S Tương Lai cho biết không chỉ dừng lại ở những nghĩa cử của tầng lớp thanh niên, mà điều đó được khơi nguồn từ các thế hệ đi trước. Điều đó khó có thể gọi là một sự tự phát, khi mà hành động của thế hệ thanh niên được cộng hưởng với ý chí của thế hệ đi trước.

"Có một sự thật nữa là bên cạnh những gương mặt rất trẻ đẹp ấy, là gương mặt của những người già. Người già nhất là cụ Nguyễn Đình Đầu, nhà khoa học, người bạn vong niên của tôi. Ông là nhà địa lý, giữ được những bản đồ cổ nhất và vừa rồi ông đã đưa những bản đồ cổ của Hoàng Sa, Trường Sa ra và đó là một tư liệu hết sức quý báu cho cuộc đấu tranh về mặt pháp lý và trên công pháp quốc tế. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu năm nay đã 92 tuổi. Trong những người ấy, có những người là cựu tù Côn Đảo như là Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Công Giầu, Cao Lập. Có những người đã đấu tranh dưới thời chính quyền Sài Gòn cũ, như Lê Hiếu Đằng…

Nếu phủ nhận rằng không có cuộc biểu tình là một sự nói dối. Và nhân dân thành phố HCM mà tôi có mặt là không thể tha thứ được.

Ô. Nguyễn Quốc Thái

Buổi hôm nay, nếu không xuống đường ở đây, thì nằm nhà, nghĩ cũng tủi cho thân phận trí thức. Nhưng ra đây rồi, bây giờ vui lắm, khoẻ lắm, đấy là chúng tôi nói với nhau như vậy."
Trước kết luận TTX Việt Nam nói rằng “cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc” là sai sự thật và chỉ là “tự phát tụ tập” ông Nguyễn Quốc Thái thẳng thắn chia sẻ:

"Nếu phủ nhận rằng không có cuộc biểu tình là một sự nói dối. Và nhân dân thành phố HCM mà tôi có mặt là không thể tha thứ được. Và tôi xác nhận là có cuộc biểu tình đó và tôi có mặt trong cuộc biểu tình đó."

Những gì mà G.S Tương Lai và ông Nguyễn Quốc Thái chia sẻ là của những người trong cuộc, tham gia vào cuộc biểu tình, mắt thấy, tai nghe.

Một ý kiến khác

Tuy nhiên, chúng tôi cũng quay số gọi một người dân ở Hà Nội, bà Nguyễn Phương Hà, sống ở phố Hàng Buồm, bà cho chúng tôi biết như sau:

"Thật ra thì tôi là người Hà Nội, sống ngay giữa Hà Nội nhưng mà tôi cũng không hề thấy bà con bàn tán là có biểu tình, thì thật ra thì làm gì có chuyện ý mà cũng có thể là trên các đài báo nước ngoài nói thế thôi. Vấn đề biểu tình phản đối Trung Quốc thì tôi thấy không có ở Hà Nội."

Thật ra thì tôi là người Hà Nội, sống ngay giữa Hà Nội nhưng mà tôi cũng không hề thấy bà con bàn tán là có biểu tình, ... có thể là trên các đài báo nước ngoài nói thế thôi.

Bà Phương Hà - HN

Theo lời của những người tham gia thì chuyện biểu tình phản đối Trung Quốc trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố HCM là hoàn toàn có thật. Các cuộc biểu tình diễn ra trong ôn hoà và thể hiện ý chí của những người yêu nước, bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc bắt nguồn từ việc tàu hải giám của nước này cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh 2, cho tới những vấn đề lớn lao hơn là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Câu hỏi duy nhất bỏ ngỏ là tại sao những sự kiện lớn thu hút hàng ngàn người, có tổ chức với cờ quạt, khẩu hiệu, biểu ngữ, với sự tham gia của nhiều tầng lớp người dân phản đối Trung Quốc, thể hiện tinh thần yêu nước được nhiều hãng truyền thông nước ngoài đưa tin, mà lại được một cơ quan ngôn luận của Chính phủ cho rằng sai sự thật?


Không khí biểu tình chống Trung Quốc tại TP. HCM
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-06-05

Cuộc biểu tình tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn đã chuyển sang chiều hướng bất ngờ khi hàng ngàn người xuống đường chống Trung Quốc mà không bị công an đàn áp như trước đây.

Photo courtesy of Danlambao

Biểu tình chống Trung Quốc hôm 05/06/2011

Đặc biệt có sự tham gia của nhiều cán bộ cao cấp trong phong trào sinh viên từng một thời xuống đường chống Mỹ ngày xưa. Mặc Lâm tường trình sau đây.

Vào lúc 11 giờ ngày 5 tháng 6 không khí biểu tình tại hai thành phố lớn của Việt Nam trở nên sôi động và lực lượng an ninh cũng như công an cơ động đã không có động thái gì gây phản ứng mạnh mẽ từ người biểu tình. Tại Hà Nội khoảng hơn hai ngàn người tập trung cầm cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ chống Trung Quốc rầm rộ hô lớn những khẩu hiệu đòi Trung Quốc phải ngưng mọi hành động bá quyền đối với Việt Nam.

Trong khi đó tại Sài Gòn, số lượng người biểu tình nhiều gấp 5 lần hơn Hà Nội. Trong lần biểu tình lịch sử này có mặt rất nhiều cán bộ cao cấp của Thành phố Hồ Chí Minh trong đó có những cựu sinh viên một thời xuống đường biểu tình chống Mỹ và chế độ Sài Gòn.

protest-against-china-06052011-3-250.jpg
Từ trái qua: Đình Vượng, Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, cựu “quan chức” Mặt trận Tổ quốc Lê Hiếu Đằng, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh, Andre Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm. Photo courtesy of Kami's blog.


Những cựu sinh viên này nổi bật là ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu…ngoài ra những người nổi tiếng cũng có mặt như Andre Hồ Cương Quyết, GS Tương Lai, nhà nghiên cứu biển Đông Nguyễn Đình Đầu, Đinh Kim Phúc… Về văn nghệ sĩ thì có nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ Nguyễn Viện và một số rất đông văn nghệ sĩ khác chưa thể liệt kê ra hết.

Đoàn biểu tình đi trên nhiều đường phố của Sài Gòn và tập trung tại trước lãnh sự quán của Trung Quốc. Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc TPHCM có mặt trong đoàn biểu tình cho chúng tôi biết:

“Thành phần biểu tình như thế này nhé tức là gồm có Nguyễn Đình Đầu, ông Andre Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà thơ Nguyễn Duy, giáo sư Tương Lai.

Công an có ông hung hăng nhưng tụi tôi hỏi ông là người Việt Nam hay người Trung Quốc mà lại đứng về phía Trung Quốc? Cuối cùng thì mấy ổng im luôn!

Ông Lê Hiếu Đằng

Nói chung tụi tôi đi một nhóm cũng mấy chục anh em thôi, mình đi cũng rất là đàng hoàng. Công an có ông hung hăng nhưng tụi tôi hỏi ông là người Việt Nam hay người Trung Quốc mà lại đứng về phía Trung Quốc? Cuối cùng thì mấy ổng im luôn! Tức là cũng phải đấu tranh, cuối cùng thì mình cũng đạt mục tiêu của mình.

Điều quan trọng nhất là sau đó số anh em học sinh sinh viên họ cũng tham gia để đi biểu tình. Cũng có mấy ngàn người đi khắp các ngã đường Sài Gòn, hô khẩu hiệu, cờ quạt rất khí thế.

Tôi đi cùng với anh Huỳnh Tấn Mẫm trước đây là chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn, anh Cao Lập, anh Lê Công Giàu nữa, anh Giàu nguyên trước đây cũng là phó Bí thư thành đoàn. Khi ngồi lại với nhau tụi tôi cũng nhớ lại cái thời xuống đường chống Mỹ!

Tụi tôi cũng đang chờ đợi qua thái độ của người dân Việt Nam nhà nước phải có thái độ cứng rắn hơn và có biện pháp hiệu quả đối với những gì mà Trung Quốc đã gây ra.”

Mặc Lâm tường trình từ Bangkok, Thái Lan

Theo dòng thời sự:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anti-china-demonstration-update-mlam-06052011115102.html


Biểu tình chống Trung Quốc, nhiều nhà báo độc lập Việt Nam bị bắt giam

Bùi Chát (phải) nhận giải thưởng Tự Do Xuất Bản của Hiệp Hội Nhà Xuất Bản Quốc Tế (IPA)
Bùi Chát (phải) nhận giải thưởng Tự Do Xuất Bản của Hiệp Hội Nhà Xuất Bản Quốc Tế (IPA)
DR
Tú Anh

Nhà thơ Bùi Chát bị câu lưu, nhà báo mạng Người Buôn Gió mất tích, blogger Mẹ Nấm bị áp giải về Nha Trang. Trên đây là một số biện pháp gây khó khăn cho giới truyền thông lề trái tại Việt Nam trong bối cảnh xảy ra biểu tình chống thái độ hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Theo nguồn tin của mạng Dân Làm Báo thì nhà thơ Bùi Chát đã bị công an giam tại nhà giam số 4 đường Phạm Đăng Lưu, TP Hồ Chí Minh. Sáng lập viên nhà xuất bản Giấy Vụn bị bắt tại phi trường Hà Nội vào buổi tối ngày 05/06/2011 khi từ Sàigon ra Hà Nội tham dự lễ Quốc khánh của Thụy Điển do Đại sứ Thụy Điển Staffan Herrstrom mời.

Cơ quan ngoại giao Thụy Điển cử người ra phi trường đón nhà thơ Bùi Chát nhưng anh bị bắt trước đó. Bùi Chát là thành viên danh dự của hội Văn Bút Thụy Điển.

Bùi Chát đã từng bị công an bắt tạm giam một lần vào cuối tháng tư năm nay khi từ Achentinal trở về nước. Anh đã được Achentina trao tặng giải thưởng Tự Do Xuất Bản.

Trong các ngày qua, công an Việt Nam canh gác trước cửa nhà thơ và đến ngày 04/06/11, một ngày trước khi xảy ra cuộc biểu tình thì anh nhận được giấy phải trình diện an ninh ngày hôm sau.

Người thứ hai bị khó khăn với an ninh là blogger Mẹ Nấm. Nhà báo độc lập bị câu lưu một ngày tại Sài Gòn không thể tham gia biểu tình thể hiện lòng yêu nước và sau đó bị đưa thẳng về nhà ở Nha Trang.

Nhân vật thứ ba là Người Buôn Gió. Anh từ Hà Nội vào đến phi trường Tân Sơn Nhứt chiều ngày 2/06/2011 thì bị mất tích. Hiện giờ thân nhân không biết blogger này đang ở đâu.

Theo Dân Làm Báo thì điện thoại của Người Buôn Gió hiện đang do công an thu giữ và trả lời khi có người gọi đến.

« Người Buôn Gió » tên thật là Bùi Thanh Hiếu và « Mẹ Nấm » Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett năm 2010 của Tổ chức Nhân quyền Hoa Kỳ Human Rights Watchs.

Một nhân vật thạo tin tại Sàigon đã xác nhận với RFI các thông tin trên đây.

http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20110606-bieu-tinh-chong-trung-quoc-xam-pham-chu-quyen-viet-nam-tam-giam-nhieu-nha-bao-doc-


Chính phủ Việt Nam cần dựa vào dân để đấu tranh với
Trung Quốc về Biển Đông


Một trong ba chiếc tàu hải giám Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam ngày 26/5 và uy hiếp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02.
Một trong ba chiếc tàu hải giám Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam ngày 26/5 và uy hiếp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02.
DR
Thụy My

Người Việt trong và ngoài nước lâu nay vẫn rất bất bình trước việc Trung Quốc thường xuyên bức hiếp ngư dân Việt Nam đang đánh cá trên lãnh hải Việt Nam. Trước sự kiện mới nhất ngày 26/5, ba chiếc tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập vào lãnh hải Việt Nam, ngang nhiên cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, dư luận lại càng thêm công phẫn.

Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TPHCM đã cho biết ý kiến về vấn đề này.

Thưa ông, trong thời gian gần đây các vụ tàu ngư dân Việt Nam bị bắt giữ dồn dập, đặc biệt là mới đây một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam bị tấn công. Có phải là Trung Quốc đã leo thang một bậc về vấn đề này ?

Theo quan điểm của tôi và nhiều trí thức cũng như người dân Việt Nam, thì bản chất của Trung Quốc là bản chất bành trướng của một nước lớn, không hề thay đổi. Những sử liệu mà vừa rồi trên mạng có tiết lộ, thì ngay trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và kể cả trong hiệp định Genève thì Trung Quốc cũng đã ép Việt Nam rất nhiều. Và chúng tôi không thể nào quên được cuộc chiến tranh năm 1979, biết bao đồng bào chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh. Đó là chưa nói năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa, thì một bộ phận quân đội của chính quyền Sài Gòn cũng đã có nhiều người hy sinh. Đó là những người Việt hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Rồi sau đó trên bộ cũng như trên biển Trung Quốc cũng đã tấn công một số vụ, và nhiều chiến sĩ QĐNDVN đã hy sinh. Nói như vậy để thấy bản chất bành trướng của Trung Quốc là không thay đổi.

Vì vậy bản thân tôi không lấy làm lạ khi thấy Trung Quốc ngày càng tăng cường bắt ngư dân, cấm ngư dân đánh cá trong vùng lãnh hải của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Rồi gần đây như chị nói, có sự kiện đó. Điều này làm cho nhân dân Việt Nam rất bất bình, bởi vì Việt Nam là nước có chủ quyền. Hải phận quốc tế là vùng đã được quy định bởi luật biển, thì không có lý do gì Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành hải phận riêng của mình, và uy hiếp các nước nhỏ.

Vừa qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng có tuyên bố phản đối những hành động đó của Trung Quốc. Nhưng mà theo tôi phản đối bằng lời nói không là chưa có hiệu quả. Như Philippines chẳng hạn, khi tàu Trung Quốc đến vùng của họ, thì họ cho không quân họ lên, cuối cùng là Trung Quốc phải rút.

Thành ra tôi nghĩ trong vấn đề này, chính phủ Việt Nam cần phải phối hợp với các nước ASEAN để quốc tế hóa Biển Đông, như chúng ta đã biết. Nếu một nước nào kể cả Việt Nam mà có ý định thảo luận song phương với Trung Quốc là sai lầm. Có thể nói lực lượng quân sự Việt Nam so với Trung Quốc thì không bằng, nhưng ý chí của nhân dân Việt Nam và nhất là tình hình quốc tế hiện nay là không cho phép Trung Quốc hoành hành như vậy được.

Vì vậy chúng ta phải liên kết với quốc tế, với các nước trong khu vực để ngăn chận âm mưu này của Trung Quốc. Và nhất là phải dựa vào lòng dân Việt Nam đang rất bất bình về việc này.

Tôi nói ví dụ như tại sao không để cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể lên tiếng phản đối cái thái độ, việc làm ngang ngược đó của Trung Quốc, mà chỉ là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, mà lên tiếng cũng không đủ « đô » (dose : liều lượng) nữa. Thành ra chúng ta phải chứng minh cho Trung Quốc thấy rằng nhân dân Việt Nam cương quyết như vậy đó. Và chính sức mạnh của nhân dân trong nước cũng như ở hải ngoại sẽ hỗ trợ cho chính phủ.

Chứ không thể là sinh viên biểu tình lại bắt bớ rồi thế này thế kia. Đáng lẽ sinh viên biểu tình thì cứ để sinh viên biểu tình. Bởi vì biểu tình phản đối Trung Quốc trong vụ Hoàng Sa và Trường Sa, họ biểu hiện lòng yêu nước của họ, thì tại sao mình lại ngăn cấm ? Mà mình phải thấy rằng, phải nói với Trung Quốc là đấy, dân tôi là như vậy đấy, thanh niên chúng tôi là như vậy đấy. Mấy ông mà làm lôi thôi thì nhân dân tôi sẽ đứng lên đấu tranh đến cùng.

Phải thấy đây là cái thế mạnh lòng dân của chúng ta! Chứ ngăn cản việc này thì tôi cho là không hợp lý, và không có đạo lý gì cả. Rất mong là trong tương lai chính phủ có một thái độ cương quyết hơn nữa. Mình phải triệu tập đại sứ của Trung Quốc tại Việt Nam đến để mình phản đối.

Chúng tôi nghĩ là tình hình quốc tế hiện nay, tình hình trong nước cũng như trong khu vực cho phép chúng ta có thái độ kiên quyết để mà bảo vệ vùng lãnh hải của chúng ta, cũng như hoạt động bình thường của ngư dân chúng ta.

Phải chăng Việt Nam không đủ sức bảo vệ ngư dân trên lãnh hải của mình hay vì còn do sức ép nào khác ?

Vấn đề ở chỗ là tình hình hiện nay không cho phép Trung Quốc làm cái việc ngang ngược đó, nếu chúng ta có thái độ cương quyết. Chứ còn nếu chúng ta cứ nhân nhượng mãi thì Trung Quốc sẽ lấn tới, và người chịu thiệt hại nhiều nhất là ngư dân của chúng ta : bị bắt bớ, bị cấm đánh cá…Tức là như vậy chính phủ không bảo vệ được người dân khi người dân đang làm ăn chính đáng, trên hải phận của mình.

Nếu cần thì chúng ta có đủ dữ kiện. Trường Sa Hoàng Sa thì chúng ta đủ sử liệu, chúng ta có thể kiện ra các định chế quốc tế về vấn đề này. Có gì đâu mà phải ngại ? Và quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ bình đẳng. Nếu một bên đối xử bất bình đẳng, thì chúng ta có quyền nói tiếng nói của chúng ta.

Tôi nghĩ là chúng ta đừng có sợ ! Bởi vì đất nước chúng ta là một nước độc lập, và dân tộc chúng ta cũng đã có nhiều kinh nghiệm để chống xâm lược phương bắc rồi. Tất nhiên là về mặt sách lược, thì chúng ta cũng phải có mức độ mềm dẻo. Nhưng mà mềm dẻo trên nguyên tắc là bảo vệ cho được lợi ích của người dân, bảo vệ cho được vùng lãnh hải của chúng ta.

Không chỉ phát biểu của ngôn viên chính phủ là chừng mực, mà báo chí cũng né tránh, như từ thường xuyên được dùng là « tàu lạ », thay vì « tàu Trung Quốc »…

Bây giờ tình hình dân chủ ở Việt Nam có bước thụt lùi. Báo chí bây giờ không dám nói gì hết, bởi vì đã bị Ban Tuyên giáo Trung ương ngăn cấm. Nhưng mà tôi cho rằng vấn đề là dũng khí của người làm báo. Phải đặt lợi ích dân tộc lên trên, chứ còn cứ toàn im lặng thì không đúng. Gần đây như chị biết đó, sinh viên Nguyễn Anh Tuấn, học năm thứ ba Quốc gia Hành chánh ở Hà Nội, trong vụ Cù Huy Hà Vũ cũng rất dũng cảm nói lên tiếng nói của mình, rồi tiến sĩ Từ Huy…

Tôi nghĩ là báo chí không nên sợ. Không có gì phải sợ cả, mà phải nói lên tiếng nói. Như cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói trong một hội nghị, nói với một trăm nhà văn, là không nên bẻ cong ngòi bút, mà phải nói lên sự thật ; phải nói tiếng nói để bảo vệ lợi ích của đất nước, lợi ích của người dân.

Thì chúng tôi cũng rất buồn là tình trạng báo chí hiện nay như vậy. Nhưng tôi tin là trong tương lai, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, trong xu thế hình thành một xã hội công dân, tiếng nói của trí thức, của nhiều người kể cả sinh viên, giới trẻ… Thế hệ 8x, 9x đều đã nói lên tiếng nói của mình, thì tôi nghĩ là báo chí không thể nào im lặng được!

Có ý kiến đưa ra là lập một quỹ nào đó để bảo vệ ngư dân vì mỗi lần bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc là những người làm ăn chân chính phải phá sản. Trong khi chính sự hiện diện thường xuyên của ngư dân trên vùng biển cũng là một sự khẳng định chủ quyền của Việt Nam…

Đúng rồi, tôi thấy thật ra đó là cái nghĩa vụ của nhà nước. Một khi ngư dân bị thiệt hại quyền lợi vì những việc làm không đúng của Trung Quốc như vậy, thì chính phủ phải đứng ra bảo hộ quyền lợi của ngư dân. Cũng như nông dân vậy thôi, nếu thất mùa thì phải hỗ trợ. Mà tôi cho trách nhiệm chính là của nhà nước. Chứ đừng để một số ngư dân trước đây là « vua biển », bây giờ phải gác, không còn hành nghề được nữa. Và tôi nghĩ là bên cạnh chính phủ thì tất nhiên là các tầng lớp nhân dân cũng nên ủng hộ. Việc thành lập một quỹ để hỗ trợ cho ngư dân là cần thiết.

Trở lại vụ vừa rồi, hình như VN có mạnh dạn hơn, không chỉ phản đối mà còn đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại. Liệu đây có phải là một động thái thay đổi thái độ ?

Việc quốc tế hóa tình hình Biển Đông, rồi gần đây có một số động thái…thì tôi nghĩ là đứng trước việc làm trắng trợn, hống hách của Trung Quốc, chính phủ Việt Nam không thể nào nhân nhượng mãi mà phải có thái độ quyết liệt hơn.

Thì chúng ta chờ xem trong tương lai, thái độ của Trung Quốc sẽ như thế nào, và chính phủ Việt Nam đối phó ra sao. Cũng tin tưởng rằng nhà nước Việt Nam sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trước những mưu toan của Trung Quốc muốn làm bá chủ Biển Đông. Cũng như một số nước, tôi thấy Philippines họ đâu có mạnh về quân sự, nhưng mà họ rất kiên quyết.

Dư luận hiện nay về vấn đề này như thế nào, và các diễn đàn trên mạng thì ông có theo dõi không ?

Tôi có theo dõi, và nói chung là dân Việt Nam rất cảnh giác đối với bành trướng phương bắc. Do đó mà đứng trước thái độ ngang ngược của Trung Quốc, có thể nói là đại bộ phận nhân dân rất bất bình, nhưng họ không có phương tiện để nói lên tiếng nói đó thôi.

Thì một số cư dân trên mạng đã nói lên những tâm tư nguyện vọng, thái độ của họ rồi. Tôi cho là nếu có một cuộc trưng cầu dân ý về những vấn đề đó, thì chắc chắn là đại bộ phận phản đối việc làm đó của Trung Quốc.

Mà tôi nghĩ đó là cái thế mạnh, thì nhà nước Việt Nam nên dựa vào dân để đấu tranh với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Chỉ dựa vào lực lượng quân sự thì không đủ, mà chính dân mới là yếu tố quyết định !

Xin rất cám ơn ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn
Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi.

Ông Lê Hiếu Đằng_Việt Nam
28/05/2011

tags: Biển Đông - Châu Á - Lãnh hải - Phỏng vấn - Quân sự - Trung Quốc - Việt Nam




http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110528-chinh-phu-viet-nam-can-dua-vao-dan-de-dau-tranh-voi-trung-quoc-ve-bien-dong

No comments: