Saturday, June 11, 2011

CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC







Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và TP.HCM
qua lời kể của các nhân chứng

Mặc Lâm & Đỗ Hiếu, RFA
2011-06-04

Sáng hôm nay Chủ nhật 5/6/2011, theo tinh thần kêu gọi biểu tình trước tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TPHCM, nhiều thanh nhiên sinh viên đã có mặt tại hai nơi này vào lúc 8 giờ sáng giờ Việt Nam.


Kami's blog

Đoàn người biểu tình tuần hành qua Thuỷ Tạ.

Mặc Lâm hỏi chuyện nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội; Anh Duơng Văn Nam Tại Bắc Giang; Chị Dương Thị Tân trước tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội; một blogger Tại TPHCM cũng như ông Ngô Thanh Trung, công an Hà Nội.
Nghe bài tường trình này.


Cũng trong sáng ngày 5/6/2011, Bà Phạm Thị Kim Thu, 86 tuổi ở Hà Nội, kể lại những điều mắt thấy tai nghe với phóng viên Đỗ Hiếu của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do:
Nghe lời kể của bà Phạm Kim Thu


hn12-360
Đến hơn 9 giờ sáng, đoàn người biểu tình quay lại tập trung ở Vườn hoa Lenine đối diện ĐSQ Trung Quốc, nhưng bị lực lượng an ninh, CSCĐ ngăn không cho vào gần, nhưng người tham gia ngày một đông thêm. Kami's blog

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vnese-take-streets-against-cn-06042011231823.html

Chiến dịch bố ráp người yêu nước khởi động
Phan Nguyễn Việt Đăng, viết riêng cho RFA từ Sài Gòn
2011-06-04

Cuộc trấn áp trên toàn diện của công an nhằm đối phó với lời kêu gọi trên mạng Việt Nam tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc bạo hành ở Biển Đông đã và đang diễn ra.

File photo

Thanh niên sinh viên Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 12-2007.

Cột mốc của chiến dịch có thể tính từ ngày 2 tháng 6/2011 khi Blogger Người Buôn Gió vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất và bị công an mật áp giải đi mất tích.

Người buôn gió có tên thật là Bùi Thanh Hiếu, ông đến Saigon để tham dự cuộc hội thảo Bloggers do Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức từ ngày 02 đến ngày 04/06/2011.

Theo chương trình của khóa hội thảo được tổ chức tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng.

Được biết, cùng tham gia hội thảo này có các Bloggers nổi tiếng khác như Mẹ Nấm, Uyên Vũ, Tạ Phong Tần, Phạm Văn Lượng.

Theo tin tức từ các trang mạng cho biết thì các bloggers này rất khó khăn để đến được với hội thảo, Blogger Uyên Vũ tại Sài Gòn đã bị bốn, năm công an canh gác trước nhà, và blogger này phải trèo leo đi một hướng khác qua mặt công an để đến với hội thảo.

Người nhà của ông Hiếu tin rằng ông đã bị bắt ngay khi bước xuống máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Ngay sau khi Hội thảo kết thúc, lúc 13:54 phút ngày 04/06/2011, Mẹ Nấm, tên thật chị được biết đến là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cũng đã bị bắt khi đang đi thăm người quen là Blogger Hồ Lan Hương. Công an đã chặn lại, đưa chị về đồn với lý do là nghi ngờ chị đi xe gian!

BÌnh luận từ giới yêu nước phản kháng thì việc công an bắt giam blogger Người Buôn Gió và Blogger Mẹ Nấm là một trong những động thái nhằm triệt tiêu những nhân vật đại diện cho phong trào yêu nước có thể xuất hiện trong cuộc biểu tình ngày 5 tháng 6.

Không chỉ vậy, rất nhiều văn nghệ sĩ, nhà báo, trí thức…v.v từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2007 đều bị triệu tập, mời lên làm việc, cảnh cáo về việc không được tham gia cuộc biểu tình.

Thông điệp chung của giới an ninh Việt Nam đưa ra là sẽ triệt để dập tắt mọi cuộc tụ họp nào có ảnh hưởng đến bộ mặt của Trung Quốc. Bất cứ ai tham gia vào các cuộc này sẽ phải trả một giá đắt.

bieutinh2-305
Công an được lệnh triển khai trên đường phố Sài Gòn.

Lực lượng cảnh sát trật tự đô thị Saigon (áo xanh) đã được triệu tập và được lệnh phải ngăn chận tất cả những phần tử biểu tình, với danh nghĩa là "ngăn chận một cuộc cách mạng hoa lài" do bọn phản động trong và ngoài nước cùng phối hợp tổ chức.

Thậm chí, một kịch bản ép tội cho những người biểu tình chống Trung Quốc là "tham gia tổ chức cách mạng hoa lài" đã được soạn sẳn. Một nhân viên an ninh giấu tên, cho biết như vậy.

Nhiều văn nghệ sĩ, trí thức... cho biết, từ buổi trưa ngay thứ Bảy 4 tháng 6, trước nhà của họ đã có các nhân viên an ninh mặt thường phục canh gác và theo dõi.

Bên cạnh đó, trên các trang mạng, một lượng công an chìm nổi xuất hiện khắp nơi răn đe, gây hấn và cảnh cáo những blogger đang ủng hộ phong trào xuống đường chống Trung Quốc.

Từ 11 giờ đêm ngày 4 tháng 6, hàng trăm công an chìm, nổi đã được lệnh giăng các thanh chắn (barrier) để chặn đường những người biểu tình và bảo vệ cho tòa tổng lãnh sự Trung Quốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, tại quận 1, Saigon.

Người ta đang tự hỏi với hành động này, một lần nữa, Nhà nước Cộng sản Việt Nam đang hành động trên lý lẽ gì? Và nhân danh ai để triệt tiêu biểu hiện yêu nước của mọi giới?

Ngày 5 tháng 6 theo lời hẹn xuống đường của các blogger yêu nước, chắc chắn sẽ được đáp trả bằng dùi cui, còng sắt và lòng trung thành của Nhà nước CSVN dối với Nhà nước Bắc Kinh.

(Phan Nguyễn Việt Đăng, Saigon 04/06/2044)

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rallies-against-chinese-vd-06042011134336.html

Biểu tình chống Trung Quốc tại Los Angeles
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-06-04

Thứ Bảy này, hai hội đoàn thanh niên ở quận Cam, Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính và Thanh niên Cờ Vàng, tổ chức buổi biểu tình tại Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles.

Photo courtesy of ddcnd.org

Cộng đồng người Việt ở Mỹ biểu tình chống TQ trước Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles hồi năm 2007.


Cuộc biểu tình này nhằm phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân phỏng vấn hai người bạn trẻ, anh Ngãi Vinh, đại diện cho Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính và chị Ngọc Phương Nam, đại diện cho Thanh niên Cờ Vàng ở Nam Cali, mời quý vị cùng theo dõi.

Phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải

Ngọc Trân: Được biết, anh ở trong Ban Tổ chức biểu tình tại Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles cuối tuần này. Xin anh cho biết mục đích biểu tình của Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính phối hợp với Thanh niên Cờ Vàng là gì?

Thứ Bảy này, chúng tôi tổ chức biểu tình tại Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles là để lên án tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

Anh Ngãi Vinh

Anh Ngãi Vinh: Thứ Bảy này, chúng tôi tổ chức biểu tình tại Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles là để lên án tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Họ đã tự cho rằng họ có chủ quyền hơn 80% diện tích trên biển Đông của chúng ta, qua bản đồ "đường lưỡi bò" mà họ tự vẽ, để rồi dựa vào bản đồ đó, họ xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Trong vài năm qua, họ đã ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển nước ta, bắt giữ và bắn giết ngư dân chúng ta, khi những người dân đang đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Nhất là gần đây ba tàu hải giám của Trung Quốc đã hành xử thiếu văn minh, ngang nhiên tấn công tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, khi con tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi tổ chức biểu tình còn với mục đích hỗ trợ người dân trong nước, nhất là các anh em thanh niên, sinh viên, được quyền bày tỏ lòng yêu nước, chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc.

Ngọc Trân: Anh vừa nói đến mục đích biểu tình cuối tuần này là để hỗ trợ thanh niên, sinh viên trong nước. Như anh đã biết, hơn 3 năm trước, sinh viên Việt Nam cũng đã hai lần tổ chức các buổi biểu tình tại Đại sứ quán và Lãnh Sự quán Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn, để phản đối chính phủ Trung Quốc hợp thức hóa 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thành lập Thành phố Tam Sa. Và những sinh viên này đã bị lực lượng an ninh gây khó dễ, cũng như nhà trường đã ngăn không cho sinh viên xuống đường, khi cho rằng, các bạn sinh viên còn nhỏ, chỉ nên lo học hành, chuyện bảo vệ đất nước hãy để nhà nước lo. Anh nghĩ sao về vấn đề này? Anh có nghĩ rằng, các bạn học sinh, sinh viên ở Việt Nam, nên xuống đường phản đối Trung Quốc vào Chủ Nhật sắp tới, như lời kêu gọi đã được phổ biến trên mạng?

Anh Ngãi Vinh: Tôi thấy ngăn cản yêu nước là vô lý. Trước hết, tôi tin rằng không có quy định nào về tuổi tác cho lòng yêu nước. Lịch sử Việt Nam đã ghi lại những tấm gương nhỏ tuổi đã thể hiện lòng yêu nước, như Trần Quốc Toản mới 15 tuổi, nhưng đã có tinh thần yêu nước khi thấy đất nước bị quân Nguyên xâm lược.

bieutinh_13-250
Cộng đồng người Việt ở Mỹ biểu tình chống TQ trước Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles hồi năm 2007. Photo courtesy of ddcnd.org


Vua mở hội nghị để bàn kế chống giặc, nhưng vì tuổi nhỏ nên Trần Quốc Toản không được cho vào dự họp, nên Quốc Toản bực tức, tay cầm trái cam bóp nát lúc nào không biết. Sau đó, Quốc Toản về nhà, tập họp người nhà và gia nhân, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, may lá cờ thêu sáu chữ vàng: "Phá cường địch, báo hoàng ân", tức là “phá giặc mạnh, báo ơn vua”, kéo quân đi tìm giặc đánh và đã lập được nhiều chiến công.

Người thiếu niên anh hùng đó vẫn còn là tấm gương sáng cho bao thế hệ thanh niên noi theo. Nên tôi tin rằng, người dân Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, có quyền thể hiện lòng yêu nước của mình. Tôi tin rằng các bạn học sinh, sinh viên ở Việt Nam chắc chắn không đợi ai “cho phép” yêu nước, mà sẽ noi gương yêu nước của Trần Quốc Toản và của bao thế hệ cha ông chúng ta. Tôi tin rằng các bạn trẻ sẽ xuống đường, thể hiện lòng yêu nước, phản đối hành vi ngang ngược, xâm lược của Trung Quốc.

Tổ quốc Việt Nam là của tất cả người dân Việt Nam. Không ai được độc quyền yêu nước, và cũng không ai có thể ngăn cản người dân Việt Nam, nhất là tuổi trẻ Việt Nam, thể hiện lòng yêu nước.

Có tội với tiền nhân nếu để mất nước

Ngọc Trân: Còn chị Ngọc Phương Nam, xin chị cho biết mục đích biểu tình của Thanh niên Cờ Vàng lần này?Là người Việt sống ở hải ngoại, chị nghĩ sao về hành động của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước ta trong thời gian qua?

Nếu đất nước này có rơi vào tay Trung Quốc, thì Đảng Cộng sản Việt Nam không những có tội với tiền nhân, có tội với tổ tiên và với hàng triệu người Việt đã ngã xuống.

Chị Ngọc Phương Nam

Ngọc Phương Nam: Chúng tôi, Thanh niên Cờ Vàng, cùng với Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính, tổ chức buổi biểu tình thứ Bảy này, ngoài việc phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, ngang nhiên quấy nhiễu tàu đánh cá Việt Nam và liên tục bắt bớ ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc, chúng tôi còn phản đối nhà nước Việt Nam, đã không thể bảo vệ ngư dân.

Tôi thấy, chưa có ngư dân nước nào bị Trung Quốc quấy nhiễu, hành hạ như ngư dân nước mình. Nhiều người đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng đã bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc, đã phải mắc nợ, thậm chí phải bỏ nghề đánh cá, không dám đi biển, mặc dù cha ông họ đã bao đời làm nghề đánh cá trên vùng biển đó.

Nhà nước Việt Nam đã không bảo vệ được ngư dân, yếu hèn và nhu nhược với quân xâm lược, lại còn hợp tác với Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ nước ta, đã chiếm giữ trái phép hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và nhiều phần đất ở biên giới của Tổ tiên để lại, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xem họ là đồng chí, là anh em.

Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận chính sách ngoại giao, dựa trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt, hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc xâm phạm biển, đảo của mình, bắn giết ngư dân mình. Nhà nước Việt Nam cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây nguyên để tạo điều kiện cho họ đô hộ nước mình. Đấy là hành động đi ngược lại lợi ích của dân tộc.

bieutinh_12-250
Cộng đồng người Việt ở Mỹ biểu tình chống TQ trước Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles hồi năm 2007. Photo courtesy of ddcnd.org


Nếu đất nước này có rơi vào tay Trung Quốc, thì Đảng Cộng sản Việt Nam không những có tội với tiền nhân, có tội với tổ tiên và với hàng triệu người Việt đã ngã xuống, qua các giai đoạn lịch sử, mà họ còn mang tội với thế hệ mai sau, vì đã không giữ được mãnh đất của Tổ tiên để lại.

Ngọc Trân: Chị vừa nhắc đến nguy cơ đất nước rơi vào tay Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng, nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt hải ngoại không nên can dự, mà hãy để hai nước cộng sản đánh nhau. Chị nghĩ sao về ý kiến này? Đồng bào hải ngoại nên làm gì nếu cuộc chiến xảy ra?

Ngọc Phương Nam: Chúng tôi, Thanh niên Cờ Vàng, cũng như đa số người Việt hải ngoại nói chung, cho dù mang quốc tịch nước nào đi nữa, nhưng trong mình vẫn còn mang dòng máu Việt Nam, thừa hưởng di sản của tổ tiên để lại, đó là dòng máu của Bà Trưng, Bà Triệu, không thể ngồi nhìn Trung Quốc biến Việt Nam thành Tây Tạng hay Tân Cương.

Lịch sử đã chứng minh, gần một ngàn năm người dân Việt sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đã phải sống trong tủi nhục như thế nào, đã bị họ đồng hoá ra sao. Nếu đất nước Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc, để người phương Bắc cai trị người dân Việt thêm một lần nữa, dân ta sẽ bị đồng hoá, lúc đó văn hóa Việt với 4.000 năm văn hiến sẽ không còn.

Chúng tôi tin rằng, người Việt Nam ở trong hay ngoài nước đều nghĩ rằng, chủ quyền quốc gia dân tộc là tối thượng. Tôi tin rằng, không ai muốn thấy đất nước ta bị Trung Cộng cai trị. Đồng bào hải ngoại nên làm gì nếu Trung Quốc đánh Việt Nam? Có lẽ mọi người tự tìm câu trả lời cho riêng mình.

Ngọc Trân: Xin cảm ơn anh Ngãi Vinh và chị Ngọc Phương Nam đã dành thời gian cho buổi trò chuyện này.

Theo dòng thời sự:

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reseved
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cna-protests-in-la-nt-06032011235251.html



Báo Trung Quốc tiếp tục lời lẽ cứng rắn


Ba tàu hải giám Trung Quốc trong sự kiện 26/05

Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc có bài bình luận vụ tàu hải giám nước này đụng độ tàu khảo sát của PetroVietnam, nói đây là vụ 'nghiêm trọng nhất trong nhiều năm nay'.

Bài bình luận đăng trên Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung hôm 30/05 không ký tên tác giả, cho thấy đây là một dạng xã luận của báo.

Bài báo nhận định cuộc đụng độ hôm 26/05 là "nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây", và lời lẽ của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trong cuộc họp báo vào Chủ nhật 29/05 là "quá nóng nảy".

Tại cuộc họp báo bất thường này, bà Nguyễn Phương Nga nói "hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam".

Tuyên bố này đã làm phía Trung Quốc không hài lòng.

Bài trên Hoàn Cầu Thời báo, tờ báo con của Nhân dân Nhật báo vốn là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết: "Trung Quốc là nước lớn, sức mạnh hơn hẳn Việt Nam".

"Trong thời gian qua, Trung Quốc luôn tìm cách tránh leo thang xung đột Biển Đông với Việt Nam, không muốn ép buộc Việt Nam phải thuận theo quan điểm của mình và Việt Nam biết rõ điều này."

Theo Hoàn Cầu, đó chính là lý do mà Việt Nam thường xuyên tiến hành thăm dò dầu khí tại các khu vực tranh chấp, thách thức lòng kiên nhẫn của Trung Quốc.

Tờ báo viết nhiều người Việt Nam cho rằng vì Trung Quốc có tranh chấp biên giới với nhiều nước nên không thể lớn tiếng, và thái độ của Hoa Kỳ mới đây về Biển Đông đã khiến cho Việt Nam tỏ ra càng tự tin.

"Có thể nhận định của Việt Nam là đúng. Trung Quốc không muốn gây xung đột với Việt Nam và các nước khác trong lĩnh vực chủ quyền."

Bài viết cảnh báo: "Tuy nhiên sự kiềm chế của Trung Quốc không phải là không có giới hạn".

'Muối trong Biển Đông'

Hoàn Cầu Thời báo ví von: "Nếu Việt Nam cho rằng sự kiên nhẫn của Trung Quốc nhiều như muối ở Nam Hải (Biển Đông), thì họ đã vấp phải sai lầm chiến lược".

Nếu Việt Nam cho rằng sự kiên nhẫn của Trung Quốc nhiều như muối ở Nam Hải (Biển Đông), thì họ đã vấp phải sai lầm chiến lược.

Hoàn Cầu Thời báo

Bài báo viết tuy Bắc Kinh vẫn không muốn làm gia tăng căng thẳng, nhưng buộc phải thành thật với Việt Nam. Nếu như Việt Nam cứ tiếp tục hoạt động trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, thì sẽ phải chịu trách nhiệm vì hành vi của mình.

"Nếu Việt Nam thực sự sẵn sàng 'làm mọi việc cần thiết', thì cứ việc thử sức mình xem."

Tờ Hoàn Cầu nói nếu như Hà Nội tính toán rằng qua việc gây áp lực ngoại giao có thể khiến Bắc Kinh nhượng bộ về biển đảo, thì thật quá ngây thơ.

Báo này cũng nhắc lại rằng Việt-Trung hai nước láng giềng có nhiều lợi ích chung trong dàn xếp hòa bình tranh chấp lãnh thổ, và nếu như Trung Quốc tiếp tục kiềm chế thì Việt Nam cũng cần cố gắng không hành xử một cách hung hăng.

Sau hai ngày đăng tải, bài bình luận trên Hoàn Cầu Thời báo đã thu hút khoảng trên 450 nhận xét của độc giả, nhiều nhận xét hừng hực tinh thần dân tộc chủ nghĩa.

Một số bình luận gia cho rằng thái độ của Trung Quốc trong vụ tàu Bình Minh 02 tỏ ra ngày càng cứng rắn.

Chuyên gia Việt Nam Carl Thayer từ Úc châu nói Trung Quốc lâu nay đã tăng cường khẳng định chủ quyền Biển Đông bằng hoạt động của các tàu hải giám.

"Vụ này cho thấy sự gây hấn nghiêm trọng của tàu Trung Quốc, nhất là khi các tàu này cố tình cắt dây cáp của tàu khảo sát địa chấn Việt Nam."

Theo ông Thayer, sự nghiêm trọng của vụ việc tăng lên gấp bội vì tàu Bình Minh 02 hoạt động sâu trong khu vực kinh tế đặc quyền (EEZ) của Việt Nam.

"Nó cho thấy Trung Quốc nay tuyên bố chủ quyền ngay trong EEZ của Việt Nam, về phía Tây của đường chín đoạn."

Ông Thayer nhận định Hà Nội bị buộc phải lên tiếng về vụ này, có thể là vì sắp có hội nghị an ninh khu vực.

"Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục khẳng định chủ quyền một cách mạnh bạo như vừa rồi, thì Việt Nam có thể sẽ buộc phải điều tàu chiến ra bảo vệ các tàu thăm dò và nguy cơ bùng nổ đụng độ vũ trang sẽ là rất lớn."

Lập trường Nam Hải

Cáp của tàu Bình Minh 02

Việt Nam nói tàu Trung Quốc đã phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02

Trong khi đó, báo Asahi của Nhật Bản thì nói rằng Trung Quốc ngày càng cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông là vì sức mạnh kinh tế và quân sự của nước này ngày càng vượt trội.

Theo Asahi, Cục Quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc mới đây ra phúc trình khuyến cáo sử dụng vũ lực quân sự để hướng tranh chấp lãnh thổ với các nước theo ý mình.

Tuy nhiên Trung Quốc cũng tăng cường chủ động trong lĩnh vực ngoại giao để giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Gần đây, các quan chức Quân ủy Trung ương Trung Quốc, và cả Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, đã công du tới một số nước Đông Nam Á để bàn chủ đề Biển Đông.

Asahi bình luận rằng Bắc Kinh muốn chấm dứt tình trạng bị cô lập trong các vấn đề chủ quyền, trong khi Hoa Kỳ ngày càng tỏ ra thân cận với các nước trong khu vực.

Cứng rắn về quân sự nhưng lại tăng cường nỗ lực ngoại giao chính là chính sách "cây gậy và củ cà rốt" mà giới ngoại giao nói Bắc Kinh đang thực hiện lúc này.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110601_huanqiu.shtml



Doanh nghiệp du lịch Việt Nam tẩy chay Trung Quốc
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-06-02

Phản ứng trước các hành động ngang ngược của Bắc Kinh, doanh nghiệp du lịch Việt Nam tuyên bố không làm ăn với Trung Quốc.

AFP photo

Hai khách du lịch nước ngoài đi ngang một Công ty du lịch ở Hà Nội hôm 04/8/2010. Ảnh minh họa.

Từ khi tàu Hải giám của Trung Quốc ngang nhiên tiến vào vùng biển của Việt Nam thì hàng ngàn bài viết chống đối xuất hiện trên các trang blog của cư dân mạng, bên cạnh những thông tin mà báo chí cập nhật hàng giờ về những diễn biến liên quan.

Riêng đối với doanh nghiệp, bộ phận mà từ xưa tới nay hầu như không bao giờ lên tiếng trước các biến cố chính trị nay đã có những động thái tích cực hiếm thấy, đó là hai doanh nghiệp du lịch tuyên bố thẳng thừng không làm ăn với Trung Quốc nữa.

Lòng dân phẫn nộ

Sau khi Trung Quốc có những hành động mà báo chí gọi là ngang ngược vì xâm nhập vào vùng biển Việt Nam như chỗ không người, cắt dây cable thăm dò dầu khí của tàu chính phủ và lên tiếng răn đe Việt Nam không được cho tàu hoạt động ở vùng biển mà Công ước quốc tế về luật biển thừa nhận cho Việt Nam, tất cả những hành động này của Trung Quốc đã làm dấy lên lòng phẫn nộ của người dân cả nước.

Trong khi giới trí thức có phương tiện báo chí để lên tiếng thì giới kinh doanh hình như không có cơ hội nào để chứng tỏ lòng yêu nước của họ. Tâm lý nhiều người vẫn thường cho rằng giới kinh doanh không bao giờ để cho các biến cố chính trị ảnh hưởng vào chuyện buôn bán của mình. Rất nhiều thương lái còn tận dụng tối đa những thay đổi chính trị để đầu cơ trục lợi.

Tàng trữ và đầu cơ là hai hình thức thường thấy nhất khi có biến cố xảy ra vì vậy người đời thường nhìn giới doanh nhân phần đông dưới đôi mắt thiếu thiện cảm.

Tình trạng này đã khác, ít nhất là từ hôm nay ngày 2 tháng 6 năm 2011.

Từ chối khách Trung Quốc

Biết bao ngạc nhiên khi xuất hiện một giòng chữ rất ngắn, tô đậm nét nằm đường hoàng bên dưới những dòng thông tin của một tour du lịch từ thành phố HCM ra Côn Đảo.

Mẫu quảng cáo này do một công ty du lịch mang tên Côn Đảo Explorer đã post lên trang web của mình thông tin về tour 3 ngày hai đêm du lịch Côn Đảo và phía bên dưới thêm vào một câu đầy can đảm nếu không muốn nói là rất gây shock!

“Lưu ý: Không nhận tour đối với những người mang quốc tịch Trung Quốc.”

Chúng tôi gọi thẳng tới văn phòng của tour du lịch đặt tại Côn Đảo và được người đại diện cho biết:

“Hổm rày do có một số chuyện liên quan đến thời sự có thể chính điều này làm cho Tổng giám đốc bên em đưa cái phần đó lên.”

Muốn biết chắc hơn chúng tôi quay lại TPHCM nơi đặt văn phòng chính thức của Côn Đảo Explorer để biết chính xác hơn việc này, một nhân viên trực văn phòng là chị Thủy cho thêm thông tin tuy cũng rất ngắn gọn vì tính chất nhạy cảm của vấn đề:

“Dạ đây là một phần về chính trị nên bên công ty của em sẽ không nhận khách quốc tịch Trung Quốc. Nói kỳ thị thì nó cũng không đúng nhưng mà do sếp em đưa ra quy định như vậy. Đây là vấn đề chính trị của Việt Nam nên em cũng không thể giải thích rõ hơn được.”

Phải thành thật thừa nhận rằng chưa bao giờ người ta lại tưởng tượng ra được một doanh nghiệp du lịch lại từ chối nhận khách du lịch từ một nguồn thu lớn nhất là Trung Quốc.

Dù nói gì chăng nữa, hành động bất chấp lợi nhuận của Côn Đảo Explorer Travel khiến cho người Việt Nam hãnh diện. Họ rất can đảm trao thông điệp cho nguời Trung Quốc sau khi du lịch về lại trong nuớc sẽ chuyền tai cho nhau nghe về câu chuyện người Việt chê tiền Trung Quốc bởi chính sách bá quyền của nhà nước họ đối với lân bang.

Ngưng tour đi Trung Quốc

Đó là khách Trung Quốc khi vào Việt Nam bị từ chối, còn người Việt đi du lịch Trung Quốc thì sao? Đây là một thông báo khác nữa của công ty Cana Travel. Nguyên văn của thông báo mà công ty này post trên web site của công ty như sau:

000_Hkg4875388-250
Một đoàn khách du lịch đến tham quan một ngôi chùa ở Trung Quốc hôm 07/5/2011. AFP photo
“Thông báo ngưng bán tour đi Trung Quốc!

“Kính thưa quý khách!

Những thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc ngày càng lấn tới và ngang nhiên xâm lấn chủ quyền của Viêt Nam. Giống như một kẻ côn đồ chạy vào sân vườn của chúng ta phá họai hoa màu rồi còn nói đó là điều bình thường.

Tuy rằng đó không phải là hành động của tất cả người dân Trung Quốc, nhưng để nêu cao tinh thần của người yêu nước CANA tạm ngưng tất cả các tour đi Trung Quốc và tháo gỡ các thông tin du lịch Trung Quốc ra khỏi trang web.

Xin cáo lỗi cùng những quý khách truy cập trang web của chúng tôi để tìm hiểu thông tin về tour, cũng như một số bạn sinh viên cần thông tin về Trung Quốc. Chúng tôi sẽ mở lại tour và sẽ cập nhật lại thông tin trên trang web khi tình hình và mọi việc hòa hảo được lập lại. Đây chỉ là một cách nhỏ để chúng tôi hành động đối với tinh thần một người Việt Nam.

Chúng tôi cũng xin cáo lỗi cùng các bạn đối tác của Trung Quốc. Các bạn là những đối tác tốt và tuyệt vời, nhưng trong tình hình hiện tại chúng tôi phải tạm thời ngừng giao dịch với các bạn. Chúng tôi hi vọng sớm nối lại giao dịch với các bạn trong thời gian sớm nhất. Điều này không phụ thuộc vào chúng tôi hay các bạn, nhưng phục thuộc vào thiện chí của lãnh đạo của các bạn.

Chúng tôi kêu gọi khách hàng trong thời gian này nếu có nhu cầu đi tour nước ngòai hãy chọn một điểm đến khác Trung Quốc trong lựa chọn của mình. Chúng tôi tin rằng sẽ nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của quý khách.”

Có lẽ đây là một tuyên ngôn hay nhất của giới thương nhân mà người ta được biết tính cho tới giờ phút này.

Chứng tỏ lòng yêu nước

Để kiểm chứng thông tin này không xuất phát từ hacker, chúng tôi gọi cho văn phòng tổng công ty tại TPHCM và khi được hỏi động cơ nào đã thúc đẩy công ty Cana hy sinh thu nhập như vậy chúng tôi được anh Kiệt cho biết:

“Tình hình hiện nay như ai cũng biết là tàu Bình Minh của Trung Quốc lấn vào thềm lục địa của mình rồi một ngày sau tàu quân sự của họ lại bắn tàu cá Việt Nam, mặc dù là bắn hù thôi nhưng công ty làm việc này để chứng tỏ lòng yên nước của mình.

Hơn nữa Trung Quốc cũng chỉ là một thị trường thôi tuy nó cũng ảnh hưởng nhưng không ảnh hưởng nhiều lắm đến tình hình kinh doanh của công ty.

Tại vì khi khách người ta họ mua tour Trung Quốc thì mình thuyết phục người ta đi các nuớc khác, chỉ chuyển điểm đến thôi thì nó cũng không ảnh huởng gì.”

Khúc dạo đầu của hai công ty du lịch Côn Đảo và Cana có thể không gây phản ứng gì lớn, nhưng nó cho thấy sự quan tâm của một bộ phận doanh nghiệp tới cách hành xử bá đạo của Trung Quốc.

Không chừng bắt đầu từ những hành động chống đối đơn lẻ nhưng đầy ấn tượng này sẽ là ngọn lửa khai pháo cho hàng trăm hành động khác nữa trong vài ngày sắp tới hay chăng?

Mỹ tăng cường vũ khí mới, củng cố hiện diện tại Biển Đông


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đọc tham luận tại Diễn đàn An ninh khu vực "Đối thoại Shangri-La", Singapore, 04/06/2011
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đọc tham luận tại Diễn đàn An ninh khu vực "Đối thoại Shangri-La", Singapore, 04/06/2011
REUTERS
Tú Anh

Quân đội Hoa Kỳ sẽ duy trì sự hiện diện hùng hậu tại châu Á bằng các loại vũ khí mới để bảo vệ các nước đồng minh và đường giao thông hàng hải. Trên đây là cam kết của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại Diễn đàn An ninh khu vực ở Singapore, nhằm trấn an các nước Á châu trong bối cảnh Trung Quốc phô trương sức mạnh gây thêm căng thẳng tại Biển Đông.

Theo AFP, thấu rõ sự quan ngại của các nước châu Á trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong bài diễn văn đọc tại Hội nghị An ninh khu vực châu Á, Singapore, vào hôm nay, 04/06/2011, tuyên bố : "Sự cam kết của Mỹ tại châu Á không thể suy giảm".

Ông Robert Gates cho biết, quân đội Hoa Kỳ sẽ được bố trí đội hình « duy trì hiện diện trên địa bàn Đông bắc Á » và « tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương ».

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định, « lập trường của Hoa Kỳ về an ninh hàng hải rất rõ ràng : Vì lý do kinh tế và thương mại, nên quyền lợi của nước Mỹ gắn liền với sự tự do giao thông trên biển».

Lãnh đạo bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhấn mạnh đến quyền lợi chiến lược của Mỹ tại Diễn đàn An ninh khu vực, gọi tắt là Đối thoại Shangri-La diễn ra trong bối cảnh nguy cơ xảy ra xung đột võ trang tại Biển Đông.

Ông nhận định là sẽ không tránh được một cuộc xung đột quân sự tại Biển Đông, trừ phi các nước trong vùng đạt được một « cơ cấu đa phương » cho phép giải quyết các tranh chấp lãnh hải bằng biện pháp ôn hòa.

Các nước đồng minh của Washington, một mặt, lo sợ Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự, mặt khác, cảm thấy bất an vì không biết Hoa Kỳ, do thiếu hụt ngân sách, có giảm bớt ngân sách quốc phòng hay không.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định ngược lại : Quân đội Hoa Kỳ sẽ gia tăng hiện diện tại Á châu một cách « vững chắc », chia sẻ các căn cứ quân sự trong vùng Ấn Độ Dương với hải quân Úc và đưa thêm chiến hạm cao tốc tới Singapore.

Cũng liên quan các loại vũ khí mới tăng cường tại địa bàn châu Á, ông Robert Gates nói đến chiến đấu cơ tàng hình, máy bay trinh sát không người lái, chiến hạm và các phương tiện chiến tranh không gian và tin học như là những bằng cớ xác định Hoa Kỳ tôn trọng lời hứa với đồng minh trong vùng chiến lược này.

Tuy không gọi đích danh Trung Quốc, nhưng bộ trưởng Quốc phòng Mỹ giải thích rằng các loại vũ khí mới này nhằm trả đũa « những phương tiện công nghệ và vũ khí có thể được sử dụng trong tương lai để ngăn chận quân lực Mỹ đi vào các tuyến hàng hải then chốt ».

tags: Biển Đông - Châu Á - Hoa Kỳ (Mỹ) - Quân sự - Quốc tế
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110604-my-tang-cuong-vu-khi-moi-cung-co-hien-dien-tai-bien-dong



Mỹ kêu gọi tiếp cận đa phương về Biển Đông

Bộ trưởng Robert Gates phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2011

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates nói nếu không có quy tắc rõ ràng, các cuộc đụng độ tại Biển Đông sẽ tiếp tục xảy ra.

Xuất hiện tại Đối thoại Shangri-La vào sáng thứ Bảy 04/06, ông Gates đã đọc bài diễn văn mang tựa đề 'Các thách thức an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương'.

Đây là lần thứ 5 và cũng là lần cuối ông Gates tham dự và có bài phát biểu tại diễn đàn an ninh khu vực tại Singapore với tư cách bộ trưởng ngoại giao.

Tuy nhiên, giới bình luận nói dù vẫn tuyên bố tự do lưu thông hàng hải là 'quyền lợi quốc gia', diễn văn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ năm nay không mạnh mẽ về Biển Đông như năm 2010.

Tại Đối thoại Shangri-La 9, Hoa Kỳ cứng rắn và kiên quyết phản đối việc sử dụng vũ lực và các hành động ngằm cản quyền tự do lưu thông hàng hải.

Cùng dịp này năm ngoái, ông Gates tuyên bố: "Chúng tôi phản đối bất cứ hành động nào nhằm sách nhiễu các công ty của Mỹ cũng như của các quốc gia khác đang thực hiện hoạt động kinh tế hợp pháp tại Biển Đông."

Cả bài diễn văn năm nay của ông bộ trưởng không thấy cụm từ 'Biển Đông', tuy ông có đề cập tới vấn đề an ninh hàng hải.

Theo ông Gates, an ninh biển vẫn là vấn đề đặc biệt quan trọng cho khu vực, gây thách thức cho sự ổn định và thịnh vượng tại nơi đây.

"Lập trường của Hoa Kỳ về an ninh hàng hải vẫn rõ ràng như cũ: chúng tôi có quyền lợi quốc gia trong tự do lưu thông, phát triển kinh tế và thương mại không bị cản trở, và tôn trọng luật pháp quốc tế."

Ông bộ trưởng kêu gọi một nỗ lực hợp tác đa phương để có thể đi tới một cơ chế giải quyết bất đồng, nhằm giảm thiểu nguy cơ căng thẳng.

Trả lời câu hỏi của cử tọa, ông nói: "Tôi sợ rằng nếu không có quy tắc, không có các cách tiếp cận thống nhất để giải quyết các vấn đề thì các cuộc đụng độ sẽ lại xảy ra".

"Đều này không có lợi cho ai cả.... Chúng ta cần mau chóng không để lãng phí thời gian."

Cược 100 đôla

Ông bộ trưởng quốc phòng trong chuyến đi lần này đang tìm cách trấn an các đồng minh thân cận, vốn quan ngại rằng Mỹ sẽ thu hẹp hiện diện ở khu vực và theo đuổi một chính sách quốc phòng hướng nội hơn.

Bộ trưởng Robert Gates thừa nhận Mỹ đang phải đối diện với các khó khăn về tài chính.

Tôi sợ rằng nếu không có quy tắc, không có các cách tiếp cận thống nhất để giải quyết các vấn đề thì các cuộc đụng độ sẽ lại xảy ra (trong khu vực).

Bộ trưởng Robert Gates

Hồi tháng Tư, Tổng thống Barack Obama đã loan báo kế hoạch giảm chi phí quốc phòng đi 400 tỷ đô la trong 12 năm tới và cũng đang có kêu gọi cắt giảm hơn nữa.

Lẽ dĩ nhiên, điều này sẽ có ảnh hưởng tới phát triển quân sự của Hoa Kỳ, nhưng ông Gates nói cần phải xem xét sự hiện diện của Mỹ tại khu vực không chỉ qua quân số, mà còn phải tính tới các hoạt động khác của quân đội Mỹ như các chuyến thăm viếng, diễn tập, huấn luyện và hoạt động chung đa quốc gia.

Ông nhận xét trong suốt 40 năm phụng sự nước Mỹ dưới tám đời tổng thống, chưa bao giờ ông chứng kiến việc các nước lại quan tâm phát triển quan hệ giữa quân đội với quân đội Hoa Kỳ như bây giờ.

Bộ trưởng Gates kết thúc sự xuất hiện lần cuối của mình tại Đối thoại Shangri-La với một câu đùa, rằng ông sẵn sàng đặt cược 100 đôla để cá rằng 5 năm tới hiện diện của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ còn mạnh hơn bây giờ.

Mức cá cược 'cò con' này chắc hẳn không làm các đồng minh của Mỹ yên lòng.

Các phân tích gia nói chung nhận định rằng quan hệ đang được cải thiện giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc là một trong các lý do chính để Mỹ không thể nhằm trực diện Bắc Kinh trong các chỉ trích về an ninh hàng hải.

Ngay hôm đầu tiên tới Đối thoại Shangri-La, ông Gates đã có cuộc tiếp xúc tay đôi với Thượng tướng Lương Quang Liệt, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc.

Với Việt Nam, quốc gia cựu thù nay thành đối tác, đoàn Hoa Kỳ sẽ có cuộc gặp vào sáng Chủ nhật 05/06.

Gửi cho bạn bè
  • In trang này
  • http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/06/110604_gates_shangrila.shtml




    No comments: