Thursday, June 16, 2011

TIN BIỂN ĐÔNG






‘Trung Quốc đánh dấu một bước leo thang mới ở biển Đông’

Thưa quý vị, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7/6 đã kêu gọi Việt Nam nghiêm túc nỗ lực giải quyết những căng thẳng xung quanh khu vực lãnh hải tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), sau khi hàng trăm người Việt tập hợp, phản đối hành động cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam. Cuộc tuần hành hiếm hoi diễn ra sau khi Hà Nội cho rằng Bắc Kinh cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp. Trả lời VOA Việt Ngữ, học giả Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam ở Quảng Châu, Trung Quốc, nói ông không ngạc nhiên khi Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích nước láng giềng phương Bắc. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.

Một số người giơ biểu ngữ chống Trung Quốc bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở  Hà Nội hôm 5/6
Hình: AP

Ông Dương Danh Dy cho rằng Bắc Kinh sẽ còn đi những bước mới nữa nếu Việt Nam cũng như các nước trong khu vực hay các nước lớn trên thế giới không biểu thị thái độ đúng mức.

Chia sẻ

Tin liên hệ

Ðường dẫn liên hệ

Ông Dương Danh Dy nói: 'Không những là nghiêm trọng nhất mà nó còn đánh dấu một bước leo thang mới của Trung Quốc trong việc bành trướng ra biển Đông. Trước đây, mấy tàu ngư chính có va chạm thì chỉ va chạm với tàu đánh cá của Việt Nam thôi, nhưng bây giờ thì đường hoàng ba cái tàu có số hiệu hẳn hoi dám cắt cáp của một đơn vị quốc doanh của Việt Nam chứ không phải dân thường'.

VOA: Qua những gì ông ghi nhận được, liệu vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có phải là nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua hay không, thưa ông?

Ông Dương Danh Dy: Không những là nghiêm trọng nhất mà nó còn đánh dấu một bước leo thang mới của Trung Quốc trong việc bành trướng ra biển Đông. Tại sao tôi lại nói như thế? Trước đây, mấy tàu ngư chính có va chạm thì chỉ va chạm với tàu đánh cá của Việt Nam thôi, nhưng bây giờ thì đường hoàng ba cái tàu có số hiệu hẳn hoi dám cắt cáp của một đơn vị quốc doanh của Việt Nam chứ không phải dân thường.

Tôi đánh giá rõ ràng đây là một bước leo thang mới rất nghiêm trọng của nhà cầm quyền Trung Quốc trong ý đồ bành trướng, và nếu Việt Nam cũng như các nước trong khu vực hay các nước lớn trên thế giới không biểu thị thái độ đúng mức thì chắc chắn nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ còn đi những bước mới nữa.


Mà tôi xin nói lại rằng ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng quân đội Trung Quốc không dính líu gì tới vụ này. Nghe thế, người không biết thì cho rằng có thể đó không phải là quân đội Trung Quốc, nhưng mà tôi chỉ xin đặt một câu, nếu như các chiến sĩ hải quân thuộc Quân Giải phóng Trung Quốc thay đổi áo thường phục, thì lập tức họ sẽ trở thành mấy sĩ quan và thủy thủ trên tàu hải giám vừa rồi.

VOA: Theo dõi truyền thông Trung Quốc, ông thấy họ đưa tin về vụ tàu Bình Minh 02 cũng như các cuộc phản đối ở Việt Nam như thế nào?


Ông Dương Danh Dy: Tôi theo dõi thì thấy nói chung là họ cũng rón rén đấy. Tôi phải nói lại như này, gọi là biểu tình thì cũng không chuẩn xác, mà gọi là tụ tập thì cũng không chuẩn xác. Theo tôi, phải gọi đúng là đây là một cuộc tuần hành để thể hiện ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh hải của nhân dân Việt Nam. Đấy là điểm thứ nhất, và thứ hai là để cảnh cáo cho những kẻ âm mưu bành trướng ở biển Đông là hãy coi chừng, hãy thấy được ý chí và thấy được sức mạnh của nhân dân Việt Nam.

Tôi thấy rằng là phía Trung Quốc đưa tin thì lúc đầu họ không dám đưa thông tin của họ đâu, mà họ đưa lại tin của AFP. Họ cũng dùng chữ tụ tập và chỉ đưa tin về việc vài trăm người ở Hà Nội bị xua đuổi. Họ không dám nói tới cuộc tuần hành lớn ở TP HCM. Họ lờ đi không nói đến. Rồi sau đó dần dần mức độ đưa tin cũng leo thang dần lên, nhưng theo tôi thấy thì cũng có mức độ thôi.

VOA: Ông nhận định ra sao về việc Bộ Ngoại giao hai nước lên tiếng qua lại với những lời lẽ cứng rắn, trong đó Hà Nội tuyên bố rằng Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp, trong khi Bắc Kinh cho rằng các nỗ lực làm phức tạp hóa tình hình ở biển Đông đi ngược lại với ý nguyện của cộng đồng quốc tế?


Ông Dương Danh Dy: Như tôi đã nói ban đầu, đây là bước leo thang mới của nhà cầm quyền Bắc Kinh, mà cái này chắc chắn là, những vị ở Bộ Ngoại giao Việt Nam thấy rõ điểm này, cho nên người ta phải lên tiếng mạnh dạn. Còn phía Trung Quốc vì ý đồ bị bóc trần trước dư luận thế giới thì buộc phía Trung Quốc phải tung ra luận điệu bào chữa cho thái độ bành trướng ngang ngược của họ thôi.

Sau khi Trung Quốc làm việc này thì lập tức Hội nghị ASEAN ở Singapore lên án, rồi sự đồng thuận của ASEAN trong việc không làm căng thẳng tình hình biển Đồng, rồi giải quyết vấn đề biển Đông thông qua đa phương, không tán thành ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng.

VOA: Ông có thấy ngạc nhiên khi lần này, báo chí Việt Nam mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc không?

Ông Dương Danh Dy: Tôi không ngạc nhiên vì theo tôi đó là lẽ đương nhiên. Đến lúc chúng ta phải làm. Người Việt Nam dù có nhân nhượng đến đâu, có muốn hòa bình chung sống với Trung Quốc đến đâu cũng không thể lùi được nữa rồi vì đây là một bước leo thang mới. Đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc xuất hiện trước một đoàn tàu khảo sát của Việt Nam. Họ xuất hiện không phải với tàu ngư chính mà là tàu hải giám có số hiệu.

Những tàu đó thực chất, theo tôi, là chiến hạm trá hình, và có thể có cả các sĩ quan hải quân mặc thường phục ở trên đó. Mà xâm phạm là xâm phạm tàu quốc doanh của Việt Nam làm nhiệm vụ chứ không phải là tàu đánh cá. Đây là một cái mới. Nếu ta không ngăn chặn, không phản đối thì Trung Quốc sẽ làm nữa.


VOA: Ông đánh giá ra sao về việc xử lý của chính phủ Việt Nam trong vụ này, thưa ông?

Ông Dương Danh Dy: Tôi cho rằng thái độ của chính quyền Việt Nam cũng như của nhân dân Việt Nam thì một mặt biểu hiện rõ tinh thần kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình và một mặt khác cũng thể hiện rõ cái kiềm chế và vẫn muốn giữ gìn quan hệ với Trung Quốc, không đi đến chỗ căng thẳng thêm.

VOA: Vậy theo ông, những sự kiện vừa qua tác động ra sao tới quan hệ hai nước?

Ông Dương Danh Dy: Theo tôi, tất nhiên đây là một việc không đẹp trong quan hệ. Người Việt Nam không mong muốn có bước này. Nhưng đây là do nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra thôi nên họ phải gánh chịu thôi. Hậu quả như thế nào họ phải gánh chịu thôi.

Nhân dân Việt Nam không thể nào im lặng trước những việc làm ngang ngược của Trung Quốc như vậy được. Nếu Trung Quốc còn có những hành động ngang ngược, ngang trái, leo thang hơn nữa, thì tôi dám chắc rằng những cuộc tuần hành, thể hiện ý chí của nhân dân Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa.

Mời quý vị đọc thêm các bài về chủ đề tranh chấp biển Đông từng được phát sóng trong chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam':

‘Căng thẳng ở biển Đông sẽ ngày càng leo thang’

Trung Quốc không còn coi biển Đông là ‘lợi ích cốt lõi’?

‘Các bên đều mong muốn biển Đông ổn định’

Bắc Kinh 'đang ngày càng mạnh bạo' ở khu vực biển Đông

‘Việt Nam có thể thất bại khi quốc tế hóa tranh chấp biển Đông’

‘Bắc Kinh muốn chia rẽ ASEAN về biển Đông’

Hoa Kỳ 'không có ý định làm leo thang căng thẳng biển Đông'

Giới chức Mỹ: ‘An ninh biển là lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ với VN’

Cám ơn ông Dương Danh Huy. Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài tường thuật này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.


Tranh chấp Biển Đông tiếp tục gây chú ý tại Đông Nam Á, thế giới

Người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 5 tháng 6, 2011
Hình: Reuters

Người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 5 tháng 6, 2011

Chia sẻ

Tin liên hệ

Ðường dẫn liên hệ

Giữa lúc Trung Quốc, Philippines và Việt Nam tái khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, và tiếp tục lời qua tiếng lại đổ lỗi cho nhau là đã làm tăng căng thẳng trong khu vực, những diễn tiến mới trong cuộc tranh chấp đã thu hút sự chú ý của truyền thông thế giới.

Tờ The Wall Street Journal, số ra ngày hôm nay, thuật lại những sự kiện gần đây trong vùng biển Đông và những phản ứng tại Việt Nam, với hàng trăm người tham gia biểu tình tại Hà Nội vào cuối tuần qua để phản đối các hành động của Trung Quốc.

Báo này nói những cuộc biểu tình hay tập hợp của công chúng hiếm khi diễn ra ở Việt Nam, cho nên khi dân chúng biểu tình, thì đây là một dấu hiệu cho thấy nhà nước Việt Nam coi vấn đề đủ nghiêm trọng để cho phép các cuộc tập hợp như thế.

The Wall Street Journal nói mặc dù những tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông từ lâu vẫn gây căng thẳng trong khu vực, trong vài năm trở lại đây, ngoại giao đã chuyển hướng để trở nên đối nghịch hơn, ngay cả trước khi Bắc Kinh tuyên bố vùng biển này là 'quyền lợi cốt lõi' của họ.


Theo tờ báo này thì trước chiều hướng đó, Hà Nội phần lớn vẫn giữ im lặng.

Vietnam Net Bridge đã đăng một bài phỏng vấn Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh tại diễn đàn an ninh Shrangri-La, Singapore, trong đó Phó Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói rằng sự kiện mới đây ở Biển Đông không đủ nghiêm trọng để Việt Nam phải củng cố lực lượng hải quân một cách quá vội vã.

Trả lời câu hỏi của một nhà báo, hỏi rằng Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ các hoạt động dò tìm dầu hỏa tại Biển Đông, Tướng Nguyễn Chí Vịnh xác nhận Việt Nam không dò tìm dầu hỏa trong các khu vực tranh chấp mà chỉ trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và ông đơn cử trường hợp tàu Bình Minh 2, sau khi đươc sửa chữa, đã tiếp tục các hoạt động dò tìm của mình.

Trong suốt chiều dài lịch sử, giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn xảy ra nhiều cuộc đối đầu, mặc dù quan hệ đã cải thiện trong nhiều năm qua với nước láng giềng phương Bắc vẫn được coi là kẻ thù truyền thống của Việt Nam, đã khiến Hà Nội giờ đây ngại ngần, không tỏ ra quyết liệt hơn liên quan tới cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Dưới hàng tít 'Việt Nam và Con Rồng', ám chỉ Trung Quốc, bài báo ghi thêm tiêu đề: Đông Nam Á cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ để chống chọi với hành động hiếp đáp của Trung Quốc.


Trong thời gian qua, nhiều nhà hoạt động tích cực, và các blogger chỉ trích chính sách ngoại giao mềm mỏng đó của Hà nội đối với Bắc Kinh, đã bị bắt bớ và tống giam. Nhưng tờ The Wall Street Journal nhận định rằng giờ đây, dường như Hà nội đang chuẩn bị để kêu gọi sự chú ý rộng rãi hơn của công luận quốc tế về vấn đề này.

Tờ báo nói từ bỏ chính sách ngoại giao ôn hòa đó để công khai hậu thuẫn tình cảm bài Trung Quốc của công chúng là 'tự sát', trừ phi Hà nội có lý do để tin rằng Việt Nam có nhiều đồng minh hậu thuẫn mình.

Lên tiếng hồi cuối tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã góp tiếng cùng các vị tương nhiệm Philippine và Malaysia, tiếp tục nhấn mạnh rằng cuộc tranh chấp với Trung Quốc phải được giải quyết mà không có sự can thiệp của các bên thứ Ba.


Tuy nhiên, mới đây dường như đang có khuynh hướng ủng hộ một vai trò cho các bên thứ Ba đặc biệt là Hoa Kỳ, trong các nỗ lực nhằm giải quyết cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Tại Diễn Đàn An Ninh Châu Á ở Singapore hồi cuối tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates nói giải pháp tốt nhất để giải quyết vụ tranh chấp hiện nay là nhờ đến một bên thứ Ba đứng ngoài làm trung gian điều giải.

Ông Robert Gates nói ông lo sợ rằng nếu không phác họa ra luật chơi một cách rõ ràng, và đồng thuận về hướng tiếp cận để xử lý vấn đề, thì các vụ đụng độ khác sẽ tiếp tục xảy ra trong vùng tranh chấp ở Biển Đông.


Những cố gắng của ASEAN cho tới nay đã tỏ ra không mấy hữu hiệu. Tờ báo nói với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, ASEAN sẽ có thể đưa ra một mặt trận thống nhất hơn, để có thể giúp các nước hội viên tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, đối đầu ngang hàng hơn trước thái độ cứng rắn hơn của Trung Quốc liên quan tới cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Nguồn: The Wall Street Journal, VietnamNet

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/china-vietnam-terrritorial-issues-06-08-2011-123452419.html


Thế giới trong tuần: Việt Nam biểu tình, Á châu ứng tiếng.

2011-06-08

Dư âm biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn chưa lắng dịu thì Bắc Kinh đã thúc giục Hà Nội hãy nghiêm chỉnh để giải quyết cuộc tranh chấp. Philippines liền lên án Trung Quốc. Indonesia nói sẽ đưa sự việc ra quốc tế.

blog Kami's

Biểu tình chống Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh-blog Kami's photo

Miệt thị và gây chia rẽ

Trung Quốc thúc giục hãy có nỗ lực nghiêm chỉnh chẳng khác nào nói là Việt Nam đã không nghiêm chỉnh để cùng giải quyết vấn đề lãnh hải biển Đông. Đó là thâm ý của phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, nhắm chỉ trích Việt Nam đã để cho thanh niên sinh viên biểu tình phản đối Trung Quốc ở cả hai nơi thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội hôm chủ nhật vừa qua. Họ Hồng cũng thản nhiên nhắc lại luận điệu rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể bản cãi tại quần đảo Trường Sa và lãnh hải kế cận.

Bản đồ vùng lưỡi bò do Trung Quốc áp đặt-Chinese Webs
Bản đồ vùng lưỡi bò do Trung Quốc áp đặt-Chinese Webs

Luận điệu của Trung Quốc về lãnh hải biển Đông rất ngang ngược, vì nơi tàu Bình Minh 02 khảo cứu chỉ cách bở biển Việt Nam 120 hải lý, hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo quy định của UNCLOS, Công Ước luật biển của Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cho là tọa độ nơi đó nằm trong vùng lưỡi bò mà họ nhận là lãnh hải, nhưng vùng lưỡi bò là do Trung Quốc đơn phương quy định, một cách độc đoán, bất chấp luật pháp quốc tế và quan điểm hay quyền lợi chính đáng của các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi còn nhắc nhở rằng Trung Quốc với Việt Nam đã nhiều lần đạt được những thỏa thuận quan trọng về phương cách xử lý những vấn đề hàng hải, để duy trì sự ổn định ở biển Đông.
Tuy nói đến “phương cách xử lý” nhưng Bắc Kinh muốn nhắc Hà Nội về những thỏa thuận mà theo đó họ cho là Hà Nội đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa, hay những thỏa thuận song phương nào đó trong cuộc thương lượng về lãnh hải giữa hai nước. Tuy nhiên theo những sự tiết lộ từ phía Việt Nam, như cựu đại sứ Việt Nam ở Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng từng trình bày, thì Việt Nam không công nhận lãnh hải vùng lưỡi bò do Trung Quốc đơn phương quy định một cách độc đoán.

Lời nói ngoại giao của người Trung Quốc luôn luôn có hàm ý. Họ vừa nhắc nhở Việt Nam về sự đồng thuận trong phương cách giải quyết vấn đề thông qua thương lượng hòa bình. Bắc Kinh xưa nay vẫn cho là biểu tình, dù là biểu tình ôn hòa, không phải là phương cách thích hợp theo sự thỏa thuận song phương. Lời tuyên bố của họ Hồng cũng có ý ám chỉ thỏa thuận về lãnh hải mà họ ngầm ý nói là Việt Nam đã nhượng bộ nhiều. Nói như vậy là để Hà Nội lại bị chính người Việt chỉ trích về vấn đề lãnh hải, gây chia rẽ, nên đó là một kế sách sâu hiểm để tạo mâu thuẫn trong nội lực của Việt Nam.

Yếu tố Hoa Kỳ.
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates- Wikipedia photo
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates- Wikipedia photo

Cùng lúc đó, sau hai cuộc biểu tình ở Việt Nam, Philippines đột nhiên mạnh mẽ đả kích Trung Quốc về vấn đề xâm lấn Trường Sa.
Hai bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Philippines đều lên tiếng. Điểm đáng lưu ý trong lời tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Philippines là ông nói rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại biển Đông có thể giúp bảo vệ quyền của các nước nhỏ trong khu vực. Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin nói sự có mặt của Mỹ có tính cách ngăn đe bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào ở biển Đông. Ông cũng kêu gọi 6 nước tranh dành chủ quyền Trường Sa hãy tự kềm chế và sử dụng biện pháp ngoại giao.
Nói đến Hoa Kỳ là vì hôm thứ bảy bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates nhắc lại ở Singapore rằng ông lo ngại cuộc tranh chấp tại biển Đông có thể leo thang thành xung đột quân sự. Chưa ai quên rằng ông Gates đi dự hội nghị quốc phòng tại Singapore là để trấn an châu Á về mối cam kết của Hoa Kỳ cho sự ổn định và an ninh trong vùng Thái Bình Dương. Đồng thời, ngoại trưởng Philippines Rosario lên án Trung Quốc hung hăng vi phạm thỏa ước để tránh xung đột tại Trường Sa, giữa các nước liên quan . Ông nói chính phủ Manila có bằng chứng Trung Quốc đã ít nhất sáu lần xâm lấn lãnh hải Trường Sa, nghiêm trọng nhất là hồi tháng hai năm nay tàu Trung Quốc đã dọa và đuổi tàu đánh cá của Philippines ở gần đảo san hô Jackson.

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Philippines-AFP photo
Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Philippines-AFP photo

Đảo nhỏ này ở phía bắc đá Vành khăn bị Trung Quốc chiếm đóng, ở phía đông đảo Nam Yết do Việt Nam trấn giữ. Trước những lời tuyên bố của chính phủ Philippines, Trung Quốc cũng chỉ đưa ra cùng một luận điểm như nói với Việt Nam, tuần trước bộ trưởng quốc phòng Lương Quang Liệt đã nói tại hội nghị Singapore là họ không hề xâm lấn lãnh hải Philippines, tức là ông ta đương nhiên coi đó là lãnh hải Trung Quốc!

Trong cậy gì ở ASEAN?

Indonesia cũng lên tiếng về biển Đông với tư cách nước chủ tịch ASEAN năm nay. Jakarta nói là có thể đem những sự kiện vừa nói ra thảo luận tại hội nghị của ASEAN. Những sự việc vừa trình bày đã xảy ra sau khi thanh niên Việt Nam biểu tình, tuồng như lập trường chống Trung Quốc của thanh niên Việt Nam đã khuyến khích các nước liên quan đồng thanh lên tiếng. Tuy nhiên, có chuyện không vui là nguồn tin đáng tin cậy từ Hà Nội cho đài Á Châu Tự Do biết Lào và Miến Điện, là hai nước ASEAN nhưng không liên quan gì đến biển Đông, có thể nghiêng về phía Trung Quốc trong vấn đề này. Trong vòng một tuần sắp tới chúng ta có thể có chứng cứ về việc đó.



No comments: