Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok
2011-06-21
Trong những bài trước trình bày về việc dân chúng xuống đường biểu tình rầm rộ ở Hà Nội và Saigon, thể hiện thái độ cương quyết chống hành động uy hiếp, lấn lướt, bành trướng của Trung Quốc, mà không có sự xuất hiện của quan chức nhà nước và đại biểu quốc hội.
Kỳ này, những lời phát biểu của một số người từng tham gia biểu tình, cho biết vì sao, cuộc tập họp xuống đường, chủ nhật vừa qua ở Saigon, không thành và liệu phong trào chống bá quyền nước lớn, có thể bùng phát mãnh liệt như những ngày đầu tháng 6, ở hai miền Nam Bắc, hay không?
Chế độ công an trị đã thành công tại Sài Gòn?
Vì sao số người biểu tình kém hẵn, không có tuần hành, xuống đường, hô hào vang đội ở Saigon như hai chủ nhật 5 và 12 tháng 6, nhà văn Nguyễn Viện giải thích:Anh Kim Duy, cựu sinh viên kiến trúc, hai lần tham gia biểu tình, bị công an bắt, vừa qua thì không được ra khỏi nhà, kể lại về việc nhân viên an ninh trà trộn vào đám đông:
Ai la nhiều là bị chộp cổ lôi ra ngoài, tôi chứng kiến rõ, người tổ chức la khẩu hiệu, nó nhào vô, hất ra, chộp cổ, đánh, người ta phản đối. Tôi lấy máy chụp hình, nó kêu lấy máy của nó, lúc đó tôi chưa bấm kịp, nó đang đánh người ta“Không còn nghi ngờ gì nửa, tất cả các cuộc xuống đường ở Saigon mà Kim Duy trực tiếp tham gia mang tính chất tự phát cao, đường đi nước bước cũng như là thông điệp cách làm của 2 cuộc biểu tình trên. Có nhóm người rất khó xác minh, luôn có hành động đi ngược lại đám đông đi biểu tình. Số người này rất đông, điều đó đã tạo nên cảm giác e ngại, cho những người biểu tình chân chính, nghi ngại lẫn nhau trongMột người dân Saigon
nhóm người đi biểu tình, gây nhiều phiền toái, trở ngại, ngại cản, hướng đi trong sáng, của những người biểu thị lòng yêu nước của mình. Lúc đầu rất hăng hái, đông, sau đó giảm dần và thậm chí bị triệt tiêu ngày 19 vừa qua.”
Một người dân Saigon cùng tham gia cả ba lần tập họp liên tiếp để phản đối Trung Quốc cho biết:
Không chỉ riêng người Saigon mà người miền Nam bao nhiêu năm nay đã bị đè nén, trong sự sợ hải, lúc nào cũng lo lắng, sợ người ta quy mình là thành phần “Mỹ Ngụy”Blogger Tạ Phong Tần, bị công an ngăn cản không cho ra khỏi nhà, ba chủ nhật liên tiếp, nói lên tâm lý chung của người dân miền Nam, ngại bị đàn áp:Blogger Tạ Phong Tần
“Không chỉ riêng người Saigon mà người miền Nam bao nhiêu năm nay đã bị đè nén, trong sự sợ hải, lúc nào cũng lo lắng, sợ người ta quy mình là thành phần “Mỹ Ngụy”, mặc dầu đó không phải là hành vi hay lý do để buộc tội, hồi xưa đúng là như vậy, ai có dính dáng gì đến “Mỹ Ngụy”, coi như có tội rồi, họ hình thành một thoái quen cam chịu sợ hải, không dám đấu tranh, sợ bị đàn áp.”
Sợ Trung Quốc biết người dân Việt phẫn uất?
Theo nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyễn thì sở dĩ biểu tình lần thứ 3 không thành, vì chánh quyền nhất quyết ngăn chặn bằng đủ mọi cách:
Anh Hai Saigon có mặt từ sáng sớm chủ nhật 19 tháng 6, chờ tham gia biểu tình, như hai lần trước, cho rằng thời cơ chưa đến:
Trong khi người ta xâm phạm lãnh hải của mình, tùm lum thì không biết làm gì hết, cứ xoa dịu, nắn ngọt này kia thôi, như vậy, đâu có ra cái gì đâu?”Anh Hai Saigon
Nhà văn Nguyễn Viện không đặt hy vọng là sẽ có những cuộc biểu tình sôi nổi, quy mô như những lần trước:
“Những dịp biểu tình như những người khác hay tôi đi, hai lần, đó là tình yêu nước bộc phát, thực ra chả có tổ chức nào, không có gì chuyên nghiệp trong chuyện này cả, hỏi tôi về một phương pháp nào thì chắc hoàn toàn tôi chịu thua.”
Báo chí phải lên tiếng nói rằng, Việt Nam bây giờ theo chủ nghĩa “Mác Kê Nô” có nghĩa là “mặc kệ nó”. Thành phần chủ yếu biểu tình là thanh niên, sinh viên trẻ, một số ít người trí thức, trẻ thì bị đàn áp, đủ thứ áp lực, không ai bênh vực bảo vệ. Sinh viên đi biểu tình bị đuổi học, đuổi khỏi nơi ở trọ, không chổ dung thân, làm sao họ đi biểu tình được?”
Người dân Saigon thắc mắc vì sao hôm 19 tháng 6 vừa qua, xuống đường biểu tình ôn hòa, chống chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh bị ngăn cấm triệt để, bị xem là “phản động”, trong khi tại Hà Nội mọi người được tuần hành đông đảo như những chủ nhật trước? Phải chăng đó là sự phân biệt giữa Nam BắcNhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyễn tin rằng biểu tình chống Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn ra để biểu lộ lòng yêu nước bằng thái độ ôn hòa:
Người dân Saigon thắc mắc vì sao hôm 19 tháng 6 vừa qua, xuống đường biểu tình ôn hòa, chống chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh bị ngăn cấm triệt để, bị xem là “phản động”, trong khi tại Hà Nội mọi người được tuần hành đông đảo như những chủ nhật trước? Phải chăng đó là sự phân biệt giữa Nam Bắc, như thực dân Pháp đã từng áp dụng chính sách “ chia để trị”, khi họ xâm chiếm đất nước Việt Nam vào thế kỷ 19?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/big-protes-aga-chin-hap-agai-06212011072237.html
hai hình ảnh biểu tình trái ngược.
Gia Minh -RFA
2011-06-21
Báo chí thường được mệnh danh là ‘đệ tứ quyền’ trong xã hội, chỉ đứng sau ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp trong thể chế các quốc gia hiện nay. Người cầm bút phải thể hiện tư cách ấy ra sao?
Tham gia ‘lề trái’ để nói theo ‘lề phải’’
Chính những người làm báo trong ‘lề phải’, hiện nay cũng tham gia với ‘lề trái’ để đưa ra những tin hay những quan điểm riêng mà họ không được trình bày trên tờ báo chính thức của họ làm. Tuy vậy, gần đây, có việc chính một nhà báo được nhận diện của ‘lề phải’ đôi lần dùng phương tiện ‘lề trái’ để đưa tin theo kiểu lề phải.Đó là trường hợp liên quan hai bài viết trên trang blog của người lấy nick Beo. Bài viết gần nhất của blogger Beo nói về hai bức ảnh của hai thanh niên bị bắt trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi ngày 12 tháng 6 vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó là bài về phiên xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội.
Thông tin mà blooger Beo đưa ra có thể nói hòan tòan ngược với những gì mà phía ‘lề trái’ đưa ra. Như hai bức ảnh chụp người bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 12 tháng 6, thì một bức blogger Beo giải thích đó là một người móc túi ăn cắp điện thọai, còn tấm ảnh người bị bắt khác được blogger Beo chứng minh là không có đòan biểu tình nào đi vào hướng đó.
Phản ứng và hệ quả
Với phương tiện thông tin hiện nay thì sự phản hồi cũng hết sức nhanh chóng. Bản thân người bị bắt trong tấm ảnh ngay trên đường sau Nhà thờ Đức Bà là anh Phan Nguyên, nói về thông tin trái chiều đối với bức ảnh chụp mà trrong đó anh là một nhân vật chính:“TTXVN thông tin rằng chỉ có những cuộc “tụ tập” của “một số ít người” trong sáng ngày 05-6 ở Hà Nội và Sài Gòn – TP.HCM, vậy thì tôi xin mời ông, các vị lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, TTXVN hãy xem các hình ảnh chụp được, các đoạn video clip trên các trang mạng (chắc hẳn các ông đều có phương tiện và khả năng sử dụng được) và nhất là vào hỏi nhân dân đang cư ngụ ở chung quanh tòa lãnh sự Trung Quốc, trước nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập cũ) và các đường Đồng Khởi, Lê Lợi, chợ Bến Thành, v.v. xem đó chỉ là cuộc tụ tập của một số ít người hay biểu tình tuần hành của đông đảo quần chúng?
Hoặc có thể hỏi lực lượng công an, cảnh sát chìm nổi phải mướt mồ hôi mà vẫn không cản được làn sóng người như nước vỡ bờ sáng hôm ấy. Cái tai hại nhất là việc thông tin sai sự thật trắng trợn của TTXVN, biến các cuộc biểu tình tuần hành thật sự trở thành chỉ là những cuộc tụ tập đông người, đã làm cho nhân dân trong nước, nhất là ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn – TP.HCM cũng như dư luận nước ngoài càng tin rằng những thông tin chính thức từ TTXVN, cơ quan thông tin chính thức của Nhà nước, đều là nói láo, đổi trắng thay đen.’
Hôm 18/6 tuần qua, Báo Công An Nhân dân online tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với độc giả với vị khách mời là ông phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn thế Kỷ. Trả lời câu hỏi của đại tá Phạm Văn Miên, phó tổng biên tập báo Công an Nhân dân về việc có thể kỷ luật TTXVN vì đưa tin không đúng sự thật khi người dân biểu tình mà lại gọi là tụ tập đông người, thì ông Nguyễn Thế Kỷ nói kỷ luật là vi phạm luật báo chí VN.
“Đồng loạt và đồng nhất tất cả các tờ báo ghi chung, y chang cùng một nội dung. Chúng ta tự đặt ra câu hỏi cho mỗi cá nhân mình và phán xét về chuyện đó.”
Thông tin là một trong những nhu cầu vô cùng thiết yếu cho đời sống tinh thần của con người. Nhưng thông tin cần phải trung thực, nếu bị nhồi nhét với những thông tin sai lệch thì đó là sự ‘ngộ độc’ nguy hiểm. Những nhà báo làm công tác cung cấp thông tin biết rõ điều đó; tuy nhiên ở thời nào cũng có những ngươi mang danh nhà báo để trục lợi vì một mục đích nào đó. Nhưng rồi họ sẽ là những ‘cung bậc lổi điệu’ trước những tiếng nói sự thật từ lương tâm của giới nhà báo chân chính và những nhà báo công dân ngày càng đông thêm như hiện nay.
Việt Hà, phóng viên RFA
2011-06-20
Một cuộc hội thảo về biển Đông quy tụ những học giả của nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ đượctổ chức tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington từ ngày 20 đến 21 tháng 6.
Có mặt tại buổi hội thảo, Việt Hà của đài chúng tôi gửi về bài tường trình.
Bày tỏ quyền lợi của mình
Hội thảo an ninh tại khu vực biển Đông do Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tổ chức ở Washington trong hai ngày 20 và 21 tháng 6 hứa hẹn là một diễn đàn với nhiều trao đổi sôi nổi giữa các học giả và những người quan tâm đến khu vực Đông Nam Á, nhất là vào giữa lúc những căng thẳng tại khu vực này đang gia tăng trong những tháng gần đây.
Ngay trong bài phát biểu mở đầu buổi hội thảo, cựu thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, John Negroponte nhìn nhận những xung đột về lợi ích trên biển Đông giữa các nước trong khu vực:
Rõ ràng là có sự xung đột về lợi ích giữa các nước và các nước có sự diễn giải khác nhau đối với phạm vi về nguồn lợi hợp pháp trên biển.
Ô. John Negroponte
“Rõ ràng là có sự xung đột về lợi ích giữa các nước và các nước có sự diễn giải khác nhau đối với phạm vi về nguồn lợi hợp pháp trên biển, và đây cũng là trường hợp xảy ra tại biển Đông khi nhiều nước đã bày tỏ cho các nước khác biết về quyền lợi của mình theo nhiều cách khác nhau qua ngoại giao và trong một số trường hợp là sử dụng sức mạnh quân sự để xác định và bảo vệ quyền lợi của mình.”
Bài thuyết trình được nhiều người chú ý nhất và nhận được nhiều câu hỏi nhất trong chương trình buổi sáng đầu tiên là của giáo sư Su Hao, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc trường đại học ngoại giao Trung Quốc.
Giáo sư Su Hao mở đầu bài thuyết trình của mình bằng cách chứng minh về chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông qua các dẫn chứng lịch sử. Ông nói Trung Quốc đã có chủ quyền về lịch sử không chối cãi đối với biển đông từ 2000 năm. Từ đời nhà Tống cách đây vài trăm năm, Trung Quốc đã có một cơ quan phụ trách hành chính về khu vực này và đã có đội tàu đi tuần trên biển.
Giáo sư Su Hao cũng nói đến những luận điểm dựa trên quy tắc quốc tế mà ông cho là ủng hộ quan điểm về chủ quyền trên biển đông của Trung Quốc:
Theo ông thì Trung Quốc coi biển Đông là một mối quan tâm nhưng không phải là một mối quan tâm sống còn như đối với Tây Tạng và Đài loan. Điều này khác hẳn với những lời nói trước đây của Trung Quốc coi biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc
Ông cũng miêu tả mối lợi của Trung Quốc trên biển Đông đã tràn sang các nước khác ở khu vực và vì vậy cần phải có sự hợp tác chia sẻ quyền lợi cùng các nước.
Giải quyết tranh chấp qua đa phương
Theo giáo sư Su Hao, chính phủ Trung Quốc vẫn luôn duy trì một chính sách hòa hợp, giải quyết vấn đề qua hòa bình và tránh sử dụng vũ lực. Và vì vậy cho đến giờ Trung Quốc là một cường quốc không có kẻ thù.
Đại diện học giả Trung Quốc nói Trung Quốc kêu gọi việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông theo đàm phán song phương nhưng cách tiếp cận đa phương cũng có thể coi là một giải pháp.
Theo tôi thì việc giải quyết tranh chấp qua đa phương cũng là một cách. Bản thân Trung Quốc đã là thành viên của nhiều cơ chế an ninh đa phương.
GS Su Hao
“Theo tôi thì việc giải quyết tranh chấp qua đa phương cũng là một cách. Bản thân Trung Quốc đã là thành viên của nhiều cơ chế an ninh đa phương để thảo luận các vấn đề về an ninh khu vực biển Đông.”
Giáo sư Su Hao cũng cho rằng việc Hoa Kỳ tham gia một cách tích cực để giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông cũng được Trung Quốc chào đón.
Tuy nhiên trong phần nói về những thách thức tại khu vực này, giáo sư Su Hao lại cho rằng những can thiệp của Mỹ có nhiều khi không tích cực và đó là lý do vì sao Trung Quốc không chào đón những can thiệp này.
Liên quan đến những diễn biến gần đây trên biển Đông, giáo sư Su Hao cho rằng hành động của các nước trong khu vực đã làm cho Trung Quốc lo lắng và những hành động của Trung Quốc không phải là hiếu chiến như những học giả nước ngoài nhìn nhận. Ông nói:
“Một vài nước nói rằng Trung Quốc những năm gần đây có thái độ quá mạnh đối với vấn đề biển Đông, nhưng tôi tin là lý do Trung Quốc có thái độ như vậy bởi một vài nước đã có những phản ứng quá mạnh đối với những gì đang xảy ra chống lại Trung Quốc. Đó là lý do làm cho Trung Quốc lo lắng và làm cho chúng tôi phải nói gì đó để bảo vệ chủ quyền đối với biển Đông.”
Đại diện của ASEAN tại hội thảo lần này là ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN. Ông Chalermpalanupap khẳng định quan điểm của ASEAN đối với vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông qua hợp tác và theo luật quốc tế.
Ông Chalermpalanupap nêu quan điểm khác với đại diện từ phía Trung Quốc đối với những hành động của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua, mà ông gọi là hiếu chiến.
Theo thông tin mới nhất từ ASEAN thì hiện khối này đã có kế hoạch tiếp tục bàn thảo về vấn đề này để có thể đưa COC lên một mức cao hơn.
Người đại diện của ASEAN cũng cho rằng có lẽ dể có thể giải quyết vấn đề biển Đông, việc đổi tên biển từ biển Nam Trung Hoa thành biển Đông Nam Á hay biển hữu nghị có thể sẽ hợp lý hơn.
Các học giả đến từ Nhật bản và Ấn độ có mặt trong buổi hội thảo sáng 20 tháng 6 cũng bày tỏ sự quan ngại trước những hành động của Trung Quốc trên biển Đông vì cả hai nước này cũng có những tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc trên biển. Học giả đến từ Ấn Độ, ông Amer Latif, thuộc Trung Tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế cho rằng những tranh chấp tại biển Đông cũng làm Ấn độ quan tâm vì thái độ hành xử của Trung Quốc ở đây cũng giúp Ấn độ hiểu được thái độ và hành xử mà Trung Quốc có thể áp dụng với nước láng giềng Ấn độ và với biển Ấn độ dương.
Buổi chiều 20 tháng 6, các học giả tiếp tục cuộc thảo luận về những diễn biễn gần đây trên biển Đông. Chúng tôi sẽ có bài phỏng vấn tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc học viện quan hệ quốc tế Việt Nam, người có bài thuyết trình về các diễn biến trên biển Đông trong hội thảo này.
Ngày thứ hai vừa qua, 13/6/2011, chính phủ Việt Nam đã ban hành một nghị về những trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1/8.
Nghị định đã được một số tờ báo chính thức loan tải mà không có một lời giải thích nào và trên mạng cũng có rất nhiều người thắc mắc sao chỉ nói đến những trường hợp miễn gọi nhập ngũ.
Trong bối cảnh mà căng thẳng trên Biển Đông gia tăng sau những hành động gây hấn của Trung Quốc, theo một số nhà phân tích, nghị định nói trên là nhằm chứng tỏ Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình.
Trước khi ban hành nghị định về nhập ngũ, ngày 8/6, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011 tại thành phố Nha Trang, đã tuyên bố : “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.”
Một dấu hiệu đáng chú ý khác, đó là báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 11/6 vừa qua đã đăng một bài báo lên án điều mà tờ báo này gọi là « Những bước đi có tính toán, có hệ thống của Trung Quốc trên Biển Đông ». Theo bài báo, Trung Quốc đang cố gắng phức tạp hóa vấn đề Biển Đông để thực hiện các mưu đồ của họ, bằng việc « biến cái của người khác thành của mình, biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, đòi chia sẽ tài nguyên và quyền kiểm soát biển trên vùng biển của những nước khác, dưới chiêu thức ''gác tranh chấp cùng khai thác'' ».
Thật ra thì từ nhiều ngày trước, các tờ báo chính thức khác ở Việt Nam cũng đã thi nhau phân tích mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, nhưng việc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam có lời lẽ nặng nề như thế cho thấy Hà Nội không còn kiêng nể đồng chí Bắc Kinh nữa.
Bên cạnh việc lên án những hành động của Trung Quốc, hôm thứ hai vừa qua, Việt Nam đã tổ chức huấn luyện bắn đạn thật trên Biển Đông. Đồng thời, báo chí Việt Nam lần đầu tiên đã đăng những hình ảnh về các chiến hạm « hiện đại » và các vũ khí mà các chiến hạm này được trang bị.
Không những thế, ngày 10/6 vừa qua, Việt Nam đã chính thức kêu gọi cộng đồng quốc tế (kể cả Hoa Kỳ) can thiệp vào vấn đề Biển Đông qua tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao : « Mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông đều được hoan nghênh ».
Đó là nói về những động thái của giới lãnh đạo Hà Nội đối với Bắc Kinh, nhưng còn về tiếng nói của người dân trong vấn đề này là như thế nào ? Trong hai ngày chủ nhật 5/6 và 12/6 ở Hà Nội và Sài Gòn đã diễn ra các cuộc biểu tình tuần hành phản đối Trung Quốc, với sự tham gia của hàng ngàn người, đa số là giới trẻ. Cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra tương đối êm xuôi, vì chính quyền Việt Nam chỉ cản chứ không cấm, nhưng trong cuộc biểu tình thứ hai, công an đã mạnh tay hơn, dùng mọi thủ đoạn để ngăn chận biểu tình, kể cả bắt giữ một cách thô bạo những người bị xem là cầm đầu. Không khí khủng bố bao trùm đường phố.
Như vậy, giới lãnh đạo Việt Nam một mặt tỏ thái độ kiên quyết với Trung Quốc, nhưng mặt kia vẫn muốn kềm chế sự bộc phát tinh thần dân tộc trong nước, mặc dù nhiều nhà trí thức trong những ngày qua đã kêu gọi chính quyền nên dựa vào dân để chống đỡ mưu đồ xâm lăng của Bắc Kinh. Hơn nữa, trong trường hợp chiến tranh Việt - Trung tái diễn, nếu chiếu theo nghị định mà chính phủ vừa ban hành, những người cầm súng ra trận sẽ là những người dân bình thường, chứ không phải là những người « có vị trí chủ chốt trong cơ quan Nhà nước, Đảng », « có trình độ cao cấp về chuyên môn » hay « có tay nghề cao ».
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110615-viet-nam-chung-to-quyet-tam-bao-ve-lanh-hai-tren-bien-dong
Hôm qua, 16/06, Trung Quốc thông báo đưa tàu hải giám lớn nhất đến Biển Đông, còn hải quân Trung Quốc cũng đã tiến hành tập trận tại vùng biển này. Trong khi đó, Hoa Kỳ thông báo đưa một khu trục hạm tới Biển Đông để thẩm tra mức độ tự do lưu thông hàng hải ở đây.
Theo một số nguồn tin, thì hàng không mẫu hạm Mỹ George Washington cũng đã rời Nhật Bản để tới Biển Đông. Liệu có xẩy ra một cuộc đối đầu giữa hải quân hai nước hay không ? Bất chấp những lời tố cáo của Việt Nam và Philippines về việc tàu bè Trung Quốc xâm phạm hải phận, Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ cứng rắn ?
Sau đây là phân tích của nhà báo Lưu Tường Quang, từ Sydney.
đối mặt với Bắc Kinh tại Biển Đông
Theo hãng tin Pháp AFP, trong bối cảnh những căng thẳng trên Biển Đông gia tăng, hôm qua (20/6), Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ mở rộng hơn nữa trợ giúp về chính trị cũng như quân sự cho các nước Đông Nam Á để có thể đương đầu được với Trung Quốc trong các tranh chấp trên Biển Đông.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa còn nói rõ rằng, Hoa Kỳ cần giúp các nước ASEAN triển khai một hệ thống báo động cảnh giới và tàu tuần duyên trong những khu vực có tranh chấp. Bên cạnh sự trợ giúp về phương tiện kỹ thuật, ông John McCain cũng nói, Hoa Kỳ cần phải hậu thuẫn về mặt chính trị cho các nước ASEAN để các nước thành viên của hiệp hội tạo được “mặt trận thống nhất hơn” trên các tranh chấp trên biển. Phát biểu tại cuộc họp báo tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Washington, Thượng nghị sĩ Mỹ nhận định, hiện nay Trung Quốc đang tìm cách chia rẽ các thành viên ASEAN nhằm dễ bề gây sức ép và áp đặt đòi hỏi về chủ quyền của mình lên từng nước.
Theo AFP, căng thẳng đang gia tăng trên các vùng biển giàu tiềm năng dầu mỏ như Hoa Đông và Hoa Nam (tức Biển Đông theo tên gọi của Việt Nam). Đây là những vùng biển mà Bắc Kinh đưa ra hàng loạt đòi hỏi về chủ quyền.
Tuần qua, các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông là Việt Nam và Philippines đã phản ứng mạnh hơn trước các đòi hỏi chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh.
Ông John McCain khẳng định không muốn gây bất hòa làm sứt mẻ quan hệ hợp tác Mỹ -Trung đang có chiều hướng tốt hơn, tuy nhiên Thượng nghị sĩ Mỹ vẫn thẳng thừng chỉ trích “thái độ hung hăng” và “những đòi hỏi về lãnh thổ không có cơ sở” của Bắc Kinh trong các vụ tranh chấp gần đây.
Ông John McCain - một cựu binh thủy quân lục chiến trong chiến tranh Việt Nam - là Thượng nghị sĩ Mỹ thứ ba lên tiếng kêu gọi chính quyền Washington phải có thái độ rõ ràng trong các tranh chấp trên Biển Đông mới đây.
Tình hình căng thẳng tại Biển Đông là một đề tài được nhật báo Le Figaro và Le Monde cùng quan tâm đến ngày hôm nay. « Căng thẳng dữ dội về Biển Đông giữa Bắc Kinh và Hà Nội » là tựa đề bài viết trên báo Le Monde. Trong khi đó, Le Figaro dành hẳn một trang phân tích tình hình căng thẳng tại khu vực này.
Một tấm hình chiếc tàu ngầm mang cờ Trung Quốc. Một hình bản đồ, chiếm gần 1/3 trang báo, vẽ lại khu vực tranh chấp theo "hình lưỡi bò", ôm trọn gần hết Biển Đông, mà Trung Quốc cho là thuộc quyền lãnh hải của họ. Đó là những hình ảnh mà Le Fiagro sử dụng để cho thấy mức độ căng thẳng đang diễn ra tại khu vực này.
Theo Le Figaro, căng thẳng về Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam vốn tồn tại từ lâu, nhưng chưa bao giờ căng thẳng lại dữ dội như lần này. Việt Nam lên án mạnh mẽ Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của mình sau một loạt các vụ tàu hải giám và tàu ngư chính Trung Quốc cắt dây cáp của hai tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, đang hoạt động ngay trên vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Le Figaro giải thích, trước sự leo thang trong hành động gây hấn của Trung Quốc, Việt Nam buộc phải quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông. Điều này đã làm cho chính quyền Bắc Kinh nổi giận. Việt Nam đã chứng tỏ rằng, sự tham gia quốc tế là nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Nói một cách cụ thể, Việt Nam muốn có sự hiện diện của Mỹ. Tuy nhiên, trước mắt, Mỹ vẫn muốn giữ thế trung lập. Mỹ chỉ tuyên bố lo ngại cho tình hình tại khu vực và kêu gọi các giải pháp ôn hòa. Mỹ còn đề nghị Trung Quốc và các nước thuộc khối ASEAN phải tìm cách giải quyết tranh chấp qua đối thoại đa phương, điều mà Trung Quốc không hề muốn chút nào, vì Trung Quốc chỉ muốn thảo luận song phương với từng thành viên trong khu vực.
Theo Le Figaro, tranh chấp với Việt Nam là dữ dội nhất. Có thể nói, với 1,7 triệu km², Biển Đông chứa đựng nguồn tài nguyên rất dồi dào. Vì vậy, trước tham vọng của Trung Quốc, Biển Đông như dậy sóng.
Vừa qua, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh mẽ khẳng định « chủ quyền không thể chối cãi » của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đài Loan cũng không chậm trễ khi vội vã tuyên bố sẽ cho triển khai các chiến hạm mang tên lửa trên vùng biển Hoa Nam và xe tăng trên vài hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Còn tại Manila, chính quyền Philippines cũng lập tức có những phản ứng khi cho đặt tên mới lại vùng lãnh hải của mình là « Biển Tây Philippines ».
Trước mắt, chính quyền Bắc Kinh theo đuổi chiến lược « vừa đấm, vừa xoa ». Trong Sách trắng về Quốc phòng của Trung Quốc, công bố cuối tháng Ba rồi, Trung Quốc cam kết sẽ nghiên cứu kỹ hòng thuyết phục lòng tin của các nước láng giềng. Nhưng Le Figaro nhận định rằng, lời cam kết này khó có thể thực hiện khi mà trong thâm tâm của Trung Quốc, Biển Đông vẫn là « ao nhà ».
Trung Quốc : Xử lý rác thải điện tử, nghề gây ô nhiễm
Liên quan đến vấn đề môi trường, Le Monde quan tâm đến một công việc nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường và có hại cho sức khỏe con người tại Trung Quốc. Bài viết « Tại thị trấn Thái Châu, nghề tái chế những ‘'rác thải điện tử'’ (e-dechets) gây ô nhiễm » cho biết 60.000 dân ở đây đã chọn đường « xử lý rác thải điện tử » để kiếm sống. Một công việc quá ô nhiễm.
Máy vi tính cũ, màn hình ti-vi, đồ điện gia dụng cũ đến từ nhiều thành phố tại Trung Quốc, thậm chí từ nhiều nước Phương Tây được chất thành núi. Tiếp đến, chúng được tháo rời ra và sàng lọc ngay trên nền đất, không mặt nạ, những loại pin của các bàn phím, các thẻ nhớ và các loại linh kiện rời trong các loại thiết bị điện tử. Tại thị trấn Thái Châu này, có tổng cộng khoảng 148 doanh nghiệp làm công việc tái chế, để nuôi sống 60.000 dân của mình. Đối với họ, đây là một sự thành công về kinh tế.
Le Monde cho biết, một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc công bố hôm 31/5 rồi, trên tạp chí « Các bài nghiên cứu về Môi trường », do Viện Vật lý Luân Đôn phát hành, đã minh chứng một mối nguy hiểm mới cho môi trường của công việc tách bóc rác thải điện tử. Theo họ, công việc này làm phát tán các chất gây ô nhiễm (các loại kim loại nặng như chì, cadmium, arsenic…), gây ô nhiễm đất, các dòng nước và không khí. Các nhà khoa học cho biết việc hít phải khí ô nhiễm có thể gây ra những bệnh viêm nhiễm, và ứng kích ôxy hóa (stress oxydant) có thể làm tổn hại ADN và là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Thế nhưng, điều đáng quan ngại nhất là các công việc xử lý rác thải điện tử này không hề tuân theo một tiêu chuẩn an toàn nào. Đối với người các chủ doanh nghiệp tại đây, lợi tức đã làm mờ con mắt, họ phớt lờ sinh mạng của những người làm công và những tác hại của công việc này đến môi trường sống. Theo Le Monde, khó có thể thay đổi được tình hình ở đây do thiếu sự hợp tác từ giới chủ. Mặc dù, chính quyền Trung Quốc cố ra sức kiểm soát ngành này, nhưng càng kiểm tra thì họ càng hoạt động kín đáo hơn.
Cuối cùng, Le Monde kết luận, thị trấn Thái Châu đang phải trả giá về môi trường và vệ sinh cho sự lựa chọn của mình.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110614-cang-thang-du-doi-ve-bien-dong-giua-bac-kinh-va-ha-noi
No comments:
Post a Comment