Tại sao gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể"? SGTT.VN - Nhân đọc loạt bài "Lấy chồng xa xứ " đăng trên SGTT, bạn đọc Trần Thị Nguyên đã có bài viết phản hồi. SGTT xin đăng ý kiến này.
Tôi là một trong 40.000 cô dâu Việt trên xứ Hàn. Dù trong hay ngoài nước, ở đâu chúng tôi cũng bị báo chí và dư luận lên án. “Ô nhục”, “món hàng mất giá”, “khinh rẻ”… là những từ thường dùng nhất để nói về chúng tôi. Chúng tôi đã khiến bao người Việt trong hay ngoài nước cảm thấy xấu hổ! Tôi và nhiều cô dâu khác không được học hành tới nơi tới chốn, nhưng cũng còn khá hơn nhiều chàng trai làng khác. Tôi sợ hãi ngày mình sẽ ở cùng nhà với những thanh niên ít học, rượu chè, cờ bạc và thô lỗ. Tôi cũng không muốn gia đình tôi mãi mãi chỉ là một túp lều mà cả đời lao động vất vả cũng không thể làm nó khang trang hơn.
Ai sẽ cứu vớt tôi ngoài chính tôi? Một đám cưới Việt - Hàn. Ảnh: New York Times Trước cuộc phiêu lưu, tôi biết trước con đường sẽ vô cùng vất vả. Trước khi được "chấm", chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí bị sờ mó như những món hàng. Tôi những tưởng đây là cơ thể tôi, tôi nhịn nhục để thay đổi cuộc đời nhưng hóa ra không phải vậy. Cơ thể tôi dường như là sở hữu của mọi công dân Việt Nam!
Thế nên tất cả mọi người đùng đùng nổi giận, lấy làm nhục nhã vì cơ thể tôi bị người khác nhòm ngó, chọn lựa. Trong khi trước đó, tôi bị vùi dập bởi những người đồng hương thì mọi người cho đó là chuyện bình thường. Những người con gái quê miền Tây như chúng tôi bị coi là "nỗi ô nhục quốc thể" từ việc chúng tôi bị người nước ngoài kén vợ. Chúng tôi còn cảm thấy mọi người ít nổi giận vì chúng tôi ngu ngốc trở thành hàng hóa mà thật ra cơn phẫn nộ chính của mọi người xuất phát từ việc chúng tôi cam tâm lấy chồng ngoại và rời bỏ quê hương xứ sở.
Nhưng ai sẽ cứu vớt cuộc đời tôi? Lấy chồng Hàn Quốc rồi, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt nhưng tự trong tâm thức người chồng hay vợ đều đã tìm kiếm và mong ước được yêu thương. Nó gắn liền và dần dần hòa hợp chúng tôi. Tôi biết tình hình các cô dâu Việt ở Hàn Quốc hay Đài Loan tuyệt đại bộ phận là tốt đẹp hoặc bình thường! Tôi nghĩ là có một tỉ lệ khoảng 10 % cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp “nguy hiểm” trên tổng số 160.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan.
Nhưng đừng nghĩ người Hàn hay Đài Loan phân biệt chúng tôi. Chính tôi được nhiều bạn Hàn giúp đỡ và chia sẻ. Ở nơi công cộng, người Hàn không phân biệt được tôi là người nước ngoài. Con cái tôi được no ấm, học hành và có một tương lai tươi sáng. Đặc biệt, chúng được sống trong một môi trường văn hóa – xã hội mà "ở quê tôi có nằm mơ cũng không thấy." Tại sao lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”? Chính người Việt mới là luồng dư luận làm chúng tôi khổ sở, ưu tư.
Tôi đã gặp may khi có được cuộc sống bình thường. Nếu như chẳng may gặp tình huống xấu hơn thì tôi cũng cố xoay sở được. Tôi không thiết gì số phận của mình. Tôi quyết tâm tìm kiếm một cuộc đời khác, dù phải trải qua cực khổ bao nhiêu tôi cũng chịu được. Xóm tôi có hơn 100 cô dâu có chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Nó lan tỏa dần dần và ngày càng rộng ra. Lan đến đâu, nhà ngói, vườn tược xanh tươi đến đó. Tôi đã hết sức làm một nàng dâu tốt, chẳng lẽ gia đình chồng lại không rộng mở với tôi? Tôi nghĩ điều này cũng bình thường. Đôi khi, cả họ hàng nhà chồng tôi kéo về Việt Nam đi du lịch và thăm quê tôi. Ai cũng ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên, thức ăn và nhất là dân quê mộc mạc chúng tôi.
Chúng tôi lấy chồng nước ngoài trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và quốc tế. Chúng tôi đã giữ gìn danh dự của một cô dâu, một người Việt Nam với cộng đồng người Hàn Quốc. Chúng tôi đã lan truyền tên gọi Việt Nam, thức ăn, phong tục tập quán của người Việt vào tận vô số những gia đình xa lạ kia. Chúng tôi đã, đang và sẽ góp phần xây dựng Việt Nam tốt đẹp hơn, đa dạng hơn. Với con số 160.000 và còn hơn thế nữa, chúng tôi sẽ xây dựng một thế hệ vừa khác biệt vừa rất Việt Nam. Vậy thì tại sao mọi người lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?
Trần Thị Nguyên
Ai sẽ cứu vớt tôi ngoài chính tôi? Một đám cưới Việt - Hàn. Ảnh: New York Times Trước cuộc phiêu lưu, tôi biết trước con đường sẽ vô cùng vất vả. Trước khi được "chấm", chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí bị sờ mó như những món hàng. Tôi những tưởng đây là cơ thể tôi, tôi nhịn nhục để thay đổi cuộc đời nhưng hóa ra không phải vậy. Cơ thể tôi dường như là sở hữu của mọi công dân Việt Nam!
Thế nên tất cả mọi người đùng đùng nổi giận, lấy làm nhục nhã vì cơ thể tôi bị người khác nhòm ngó, chọn lựa. Trong khi trước đó, tôi bị vùi dập bởi những người đồng hương thì mọi người cho đó là chuyện bình thường. Những người con gái quê miền Tây như chúng tôi bị coi là "nỗi ô nhục quốc thể" từ việc chúng tôi bị người nước ngoài kén vợ. Chúng tôi còn cảm thấy mọi người ít nổi giận vì chúng tôi ngu ngốc trở thành hàng hóa mà thật ra cơn phẫn nộ chính của mọi người xuất phát từ việc chúng tôi cam tâm lấy chồng ngoại và rời bỏ quê hương xứ sở.
Nhưng ai sẽ cứu vớt cuộc đời tôi? Lấy chồng Hàn Quốc rồi, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt nhưng tự trong tâm thức người chồng hay vợ đều đã tìm kiếm và mong ước được yêu thương. Nó gắn liền và dần dần hòa hợp chúng tôi. Tôi biết tình hình các cô dâu Việt ở Hàn Quốc hay Đài Loan tuyệt đại bộ phận là tốt đẹp hoặc bình thường! Tôi nghĩ là có một tỉ lệ khoảng 10 % cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp “nguy hiểm” trên tổng số 160.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan.
Nhưng đừng nghĩ người Hàn hay Đài Loan phân biệt chúng tôi. Chính tôi được nhiều bạn Hàn giúp đỡ và chia sẻ. Ở nơi công cộng, người Hàn không phân biệt được tôi là người nước ngoài. Con cái tôi được no ấm, học hành và có một tương lai tươi sáng. Đặc biệt, chúng được sống trong một môi trường văn hóa – xã hội mà "ở quê tôi có nằm mơ cũng không thấy." Tại sao lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”? Chính người Việt mới là luồng dư luận làm chúng tôi khổ sở, ưu tư.
Tôi đã gặp may khi có được cuộc sống bình thường. Nếu như chẳng may gặp tình huống xấu hơn thì tôi cũng cố xoay sở được. Tôi không thiết gì số phận của mình. Tôi quyết tâm tìm kiếm một cuộc đời khác, dù phải trải qua cực khổ bao nhiêu tôi cũng chịu được. Xóm tôi có hơn 100 cô dâu có chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Nó lan tỏa dần dần và ngày càng rộng ra. Lan đến đâu, nhà ngói, vườn tược xanh tươi đến đó. Tôi đã hết sức làm một nàng dâu tốt, chẳng lẽ gia đình chồng lại không rộng mở với tôi? Tôi nghĩ điều này cũng bình thường. Đôi khi, cả họ hàng nhà chồng tôi kéo về Việt Nam đi du lịch và thăm quê tôi. Ai cũng ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên, thức ăn và nhất là dân quê mộc mạc chúng tôi.
Chúng tôi lấy chồng nước ngoài trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và quốc tế. Chúng tôi đã giữ gìn danh dự của một cô dâu, một người Việt Nam với cộng đồng người Hàn Quốc. Chúng tôi đã lan truyền tên gọi Việt Nam, thức ăn, phong tục tập quán của người Việt vào tận vô số những gia đình xa lạ kia. Chúng tôi đã, đang và sẽ góp phần xây dựng Việt Nam tốt đẹp hơn, đa dạng hơn. Với con số 160.000 và còn hơn thế nữa, chúng tôi sẽ xây dựng một thế hệ vừa khác biệt vừa rất Việt Nam. Vậy thì tại sao mọi người lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?
Trần Thị Nguyên
No comments:
Post a Comment