Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-06-01
Những tuyên bố của bà Khương Du, người phát ngôn của bộ ngoại giao Trung Quốc sau khi vụ tàu Bình Minh 02 bị 3 chiếc tàu Hải chính của Trung Quốc bao vây, cắt dây cable
Chiến lược đánh đòn phủ đầu của Trung Quốc
Sau khi vụ tàu Bình Minh 02 xảy ra, ngay lập tức đánh động sự quan tâm và dè chừng của các nước khác trong khu vực, đặc biệt đối với Trung Quốc là nước có sức mạnh được xem là bao trùm tất cả các nước thuộc khối ASEANSo với những vụ va chạm trong quá khứ của Trung Quốc đối với Việt Nam thì lần này mức độ và mục đích của Trung Quốc nghiêm trọng hơn rất nhiều. Địa điểm mà tàu Trung Quốc xuất hiện và bao vây tàu Bình Minh chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên chỉ 120 hải lý. Khu vực này đã được luật biển quốc tế công nhận là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tất cả những hãng tin quốc tế trong đó có Reuters ghi nhận việc này xảy ra tại địa điểm cách bờ biển Trung Nam bộ của Việt Nam khoảng 120 hải lý và cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 340 hải lý.
Trước sự việc này Giáo sư Carl Thayer, giáo sư khoa Nhân Văn và Xã Hội Học tại Ðại Học New South Wales, Úc Châu. Ông là chuyên gia nghiên cứu quân sự, kiêm giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Phòng cho biết những nhận định của ông:
Hành động cắt dây cable của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm luật biển quốc tế và làm cho vùng biển này không còn an toàn như trước.-Hành động cắt dây cable của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm luật biển quốc tế và làm cho vùng biển này không còn an toàn như trước. Tàu Việt Nam đang làm việc trong vùng biển đặc quyền kinh tế mà Công ước về luật biển quốc tế đã quy định cho họ. Hành động này rõ ràng đã chấm dứt những gì lạc quan nhất mà Trung Quốc và ASEAN đã và đang thương thảo về biển Đông, hay còn được Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa. Vấn đề này cũng làm cho Hoa Kỳ quan tâm và một lần nữa vấn đề biển Đông sẽ là nghị trình quan trọng nhất trên bàn làm việc của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Giáo sư Carl Thayer
Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng chống đối hành vi này của Trung Quốc thì bà Khương Du người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Việt Nam cần tránh tạo “những sự cố mới” tại Biển Đông. Bà Khương Du khẳng định:
"Các hoạt động thực thi mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đã tiến hành đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”.
Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Trung quốc và tránh tạo ra những sự cố mới.
Bà Khương Du cũng mạnh mẽ nói rằng tàu hải giám của Trung Quốc đã thực thi hành động chấp pháp đối với tàu Việt Nam đang hoạt động phi pháp trên vùng biển của Trung Quốc. Bà Du khẳng định hành động này của Trung Quốc là hoàn toàn chính đáng. Trung Quốc yêu cầu phía Việt Nam lập tức dừng mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh hải không được tạo ra những vụ tranh chấp mới trong vùng biển của Trung Quốc.
hành động vừa rồi và đặc biệt tuyên bố mới đây nhất của bà Khương Du cho thấy một vấn đề là Trung Quốc muốn biến đường lưỡi bò trở thành sự thực và cho rằng tất cả vùng biển nằm trong vùng đường lưỡi bò là thuộc khu vực tranh chấpTất cả những lập luận khá lạ lùng này chủ yếu căn cứ trên tấm bản đồ mà Trung Quốc tự vẽ ra mang tên Đường Lưỡi bò, trong đó khu vực thuộc về Trung Quốc chiếm tới 80% của tổng diện tích Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên đại học luật TPHCM cho biết những nhận định của ông:
Thạc sĩ Hoàng Việt
-Rõ ràng tại sao Trung Quốc lại hành động trong lúc này. Sau cuộc viếng thăm Indonisia và Philippines của Bộ trưởng quốc phòng Lương Quang Liệt. Thứ hai là qua hành động vừa rồi và đặc biệt tuyên bố mới đây nhất của bà Khương Du cho thấy một vấn đề là Trung Quốc muốn biến đường lưỡi bò trở thành sự thực và cho rằng tất cả vùng biển nằm trong vùng đường lưỡi bò là thuộc khu vực tranh chấp, và như vậy nếu các quốc gia chấp nhận vùng tranh chấp đó thì Trung Quốc đã đặt một cái thòng lọng sẵn: đó là giải pháp gác tranh chấp lại để cùng khai thác!
Hoa Kỳ sẽ có phản ứng?
Việc làm sai trái của Trung Quốc làm cho không riêng Việt Nam bức xúc mà các nước trong cả khu vực cũng rất quan tâm. Ngày 31 tháng 5 vừa qua cuộc hội thảo quốc tế "Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông", do Trung tâm Habibie của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lượcchâu Á (CASS) của Ấn Độ đồng tổ chức, đã thúc đẩy trung Quốc và ASEAN hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa nhằm tránh gây bất ổn thêm cho Biển Đông.
Trong cuối tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng sẽ tham dự hội nghị an ninh tổ chức ở Singapore và người ta kỳ vọng rằng ông Gates sẽ có những xác quyết mới với các đồng minh của Hoa Kỳ tại khu vực rằng Mỹ sẽ không ngớt quan tâm tới vấn đề Biển Đông bất kể những vấn đề khác đang xảy ra trên khắp thế giới như thế nào đi chăng nữa.
tôi nghĩ Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates sẽ khẳng định quyền lợi của Hoa Kỳ tại vùng biển này. Ông ta sẽ kêu gọi giải pháp hòa bình cho các bên và sẽ nhấn mạnh đến điểm mấu chốt là giữ an ninh cho hàng hải trên vùng biển này.Giáo sư Carl Thayer cho biết ý kiến của ông về sự hiện diện của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates như sau:
Giáo sư Carl Thayer
-Một lần nữa tôi nghĩ Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates sẽ khẳng định quyền lợi của Hoa Kỳ tại vùng biển này. Ông ta sẽ kêu gọi giải pháp hòa bình cho các bên và sẽ nhấn mạnh đến điểm mấu chốt là giữ an ninh cho hàng hải trên vùng biển này. Năm ngoái trước những tuyên bố của ngoại trưởng Hoa Kỳ thì Trung Quốc đã phản ứng là không muốn Hoa Kỳ tham dự vào vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh rằng sự có mặt của Hoa kỳ làm cho vấn đề thêm phức tạp hơn. Hành động của Trung Quốc thật sự làm cho Hoa kỳ quan tâm và phải có phản hồi thích hợp.
Theo nguyên tắc của pháp luật quốc tế từ trước tới nay thì việc xác định vùng biển bắt nguồn từ một vấn đề rất căn bản: “Đất thống trị biển”. Có nghĩa là quốc gia nào có bờ biển ở đâu thì sẽ có vùng biển ở đó.
Với thực tế địa lý của mình Trung Quốc không thể có yêu sách gì về vùng biển theo quy định của Công ước Luật Biển tại khu vực xảy ra vụ tàu Bình Minh 02 vì nơi này cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 340 hải lý. Trong khi chỉ cách Việt Nam 120 hải lý. Sở dĩ con số chênh lệch này không làm bà Khương Du ngập ngừng vì bà ta mang Đường lưỡi bò ra mà áp đặt.
Lập luận này của Trung Quốc làm cho không riêng gì Việt Nam mà chung cho toàn khu vực thấy rõ thêm sự thèm khát nhiên liệu của Bắc Kinh đã lên đỉnh điểm. Đối với Việt Nam việc cần làm trước mắt hiện nay là gì? Theo kinh nghiêm nghiên cứu và tư vấn quốc phòng cho Australia, giáo sư Carl Thayer chia sẻ:
Việt Nam cần phải tận dụng truyền đi những thông tin mà Trung Quốc vi phạm để đánh động dư luận trong vùng và ngăn ngừa trường hợp này lại sẽ xảy ra. Việt Nam cũng được xem là nước có khả năng quân sự trung bình nên cần tận dụng mọi khả năng để phòng vệ lãnh thổ một cách cứng rắn hơn.-Việt Nam cần phải tận dụng truyền đi những thông tin mà Trung Quốc vi phạm để đánh động dư luận trong vùng và ngăn ngừa trường hợp này lại sẽ xảy ra. Việt Nam cũng được xem là nước có khả năng quân sự trung bình nên cần tận dụng mọi khả năng để phòng vệ lãnh thổ một cách cứng rắn hơn.
Giáo sư Carl Thayer
Việt Nam cũng cần vận động dư luận quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ. Và cuối cùng thì Việt Nam cần phải tận dụng phương tiện hiện có của mình nhất là lực lượng hải quân và không quân để theo dõi ngày đêm trên biển Đông. Cũng có thể Việt Nam phải cần những tàu bảo vệ đi theo các tàu khai thác dầu của chính phủ.
Chính phủ Việt Nam hơn lúc nào hết phải xem đây là vấn đề sinh tử, vì nếu dựa vào dư luận cho là Trung Quốc đang nắn gân Việt Nam, thì sự thờ ơ có thể làm cho Việt Nam mất cảnh giác và bỏ qua rất nhiều cơ hội mà trước mắt là tận dụng sự quyết tâm bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng biển đầy sóng gió này.
Theo dòng thời sự:
- Trung Quốc ngang ngược vi phạm Công ước luật biển
- Giới Blogger phẫn nộ hành động của TQ
- Ý kiến giới trí thức về hành động phá hoại của TQ
- VN cáo buộc TQ làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông
- VN gởi công hàm phản đối TQ tấn công tàu thăm dò dầu khí
- Ngăn cấm đánh cá nay Trung Quốc ngăn chặn Việt Nam khai thác dầu
- Trung Quốc phản hồi phản đối của Việt Nam
- Cuộc chạy đua vũ trang không tránh khỏi ở biển Đông
- Việt Nam không đủ sức bảo vệ ngư dân trên vùng biển chủ quyền
- Mối đe doạ không ngừng
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/behind-china-decla-bminh-case-06012011070958.html
Việt Hà, phóng viên RFA
2011-06-01
Việc Trung Quốc gây hấn trên biển đang khiến nhiều người lo ngại về khả năng một cuộc đụng độ trên biển Đông sẽ xảy ra.
Những căng thẳng trên biển Đông thời gian gần đây giữa Trung Quốc và hai nước láng giềng là Philippine và Việt Nam cùng thái độ cứng rắn từ phía Trung Quốc đang khiến người ta lo ngại về khả năng một cuộc đụng độ trên biển như đã từng xảy ra trước kia, và nếu có thì mức độ thế nào?
Giọt nước tràn ly
Những tháng đầu năm nay, tình hình biển Đông đã trở nên ngày càng căng thẳng với các vụ đụng độ liên tiếp giữa các tàu hải giám của Trung Quốc và các tàu thăm dò của Philippine và Việt Nam. Những sự kiện này diễn ra giữa lúc có những dấu hiệu cho thấy các nước trong khu vực bao gồm cả Trung Quốc đang gia tăng trang bị quốc phòng. Điều này không khỏi làm người ta đặt ra câu hỏi về khả năng một cuộc đụng độ quân sự có thể xảy ra trên biển Đông trong tương lai.
Không loại trừ khả năng một đụng độ kiểu như vậy, nhưng những nhà phân tích chính trường Trung Quốc cho biết có nhiều người tham gia vào việc đưa ra quyết định tại Trung Quốc.
GS Carl Thayer
Sự kiện gây căng thẳng gần đây nhất khiến người ta quan ngại là vụ tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc PetroVietnam tại lô 148 nằm trong vòng 200 hải lý mà Việt Nam đòi chủ quyền. Bộ ngoại giao Việt Nam sau đó đã có phản ứng bằng cách trao công hàm cho đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà nội phản đối hành động này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay không để tái diễn những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Khương Du trong một tuyên bố đăng trên trang web của bộ này khẳng định rằng những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hòan toàn bình thường ở khu vực biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
Hành động này của Trung quốc chỉ như một giọt nước tràn ly bởi trước đó, các tàu cá của ngư dân Việt Nam đi đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng sa cũng thường bị tàu Trung Quốc bắn đe dọa, thậm chí bắt bớ và đòi tiền chuộc.
Trước đó vào tháng 3 tàu Trung Quốc cũng đã ngăn cản một tàu thăm dò của Philippines tại khu vực gần đảo Trường sa mà Philippines cũng đòi chủ quyền.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Đông Nam Á và Việt Nam thuộc học viện quốc phòng Úc nhận định:
“Những đòi hỏi của Trung Quốc ngày một mạnh mẽ hơn vì Trung Quốc đang thành lập ngày một nhiều các tàu gọi là tàu hải giám. Những tàu trước là những tàu chiến cũ sơn màu trắng và ghi, còn tàu mới thì còn có cả trực thăng. Cho nên Trung Quốc đang đối đầu với các nước khác trong khu vực không phải bằng lực lượng quân sự mà bằng lực lượng bán quân sự. Tàu của Trung quốc còn mạnh hơn tàu Rock Bucket của Philippines. Trong khi đó đường biển dài của Việt Nam đã làm cho Việt Nam khó mà có thể quản lý hết được khu đặc quyền kinh tế của mình.”
Một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực là điều đã được các phân tích gia quốc tế nhìn nhận từ lâu với việc Trung Quốc tăng chi phí quốc phòng hàng năm. Chi phí cho quốc phòng của Trung Quốc năm 2010 đã tăng 7,5% so với năm trước, sau khi tăng gấp đôi con số vào năm trước đó. Dự kiến ngân sách quốc phòng năm 2011 sẽ còn tăng thêm gần 13% lên hơn 91 tỷ đô la. Nhưng đó chỉ là con số mà giới chức Trung Quốc công bố, còn các phân tích gia quốc tế thì cho rằng thực chi cho quốc phòng của Trung Quốc có thể cao hơn thế rất nhiều.
Mặc dù Trung Quốc khẳng định việc gia tăng trang bị quốc phòng của mình chỉ nhằm mục đích hòa bình, nhưng các nước trong khu vực lại lo ngại về một mối đe dọa từ Trung Quốc. Giáo sư Carl Thayer nói:
“Từ năm 1997 khi Trung Quốc có ý tưởng mới về an ninh thì có nói là không sử dụng kiểu ngoại giao pháo hạm hay bắt nạt nước khác, và Trung Quốc chỉ ra đó là cách mà Mỹ hành xử, Trung Quốc cố gắng thuyết phục các nước Asean rằng Trung Quốc muốn sống hòa bình. Nhưng năm ngoái tất cả đã đảo ngược và chống lại Trung Quốc, Trung Quốc mất đi những nước ủng hộ mình trước kia và một lần nữa đặt ra vấn đề về sự đe dọa của Trung Quốc như đã xảy ra từ đầu những năm 1990.”
TQ đang đối đầu với các nước khác trong khu vực không phải bằng lực lượng quân sự mà bằng lực lượng bán quân sự. Tàu của TQ còn mạnh hơn tàu Rock Bucket của Philippine.
GS Carl Thayer
Tổng thống Philippine hôm 23 tháng 5 đã lên tiếng nói rằng mặc dù hiện thời quân đội Philippine vẫn không có đủ năng lực để đối đầu với quân đội Trung Quốc nhưng căng thẳng gia tăng có thể khiến Philippines phải lo việc gia tăng quốc phòng cho mình.
Các nước trong khu vực như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Thái lan cũng đã và đang tích cực tìm mua tàu ngầm trang bị cho hải quân của mình mà theo như đánh giá của giáo sư Carl Thayer thì đây là một cuộc chạy đua vũ trang để bảo vệ khu đặc quyền kinh tế của mình.
Để bảo vệ khu đặc quyền kinh tế của mỗi nước, người ta cũng không thể quên vụ đụng độ quân sự giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam ở quần đảo Trường sa vào năm 1988 khiến khoảng 70 quân Việt Nam thiệt mạng và nhiều tàu của Việt Nam bị đánh đắm. Giáo sư Carl Thayer cho rằng các nước trong khu vực cần phải cẩn trọng vì khả năng một vụ đụng độ tương tự như vậy không hẳn đã bị gạt ra ngoài, Ông cho biết:
Đối đầu với quốc tế
Tuy nhiên theo ông thì để xảy ra một vụ đụng độ như vậy thì căng thẳng phải lên cao độ và sẽ khiến Trung Quốc phải cân nhắc kỹ lưỡng vì sẽ phải đối đầu với không chỉ Việt Nam, Philippines mà còn một loạt các nước lớn khác có lợi ích trong khu vực là Hoa Kỳ, Úc, Nam Hàn, và Ấn Độ.
Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell hôm 31 tháng 5 đã khẳng định quan tâm của Mỹ về an ninh và ổn định tại khu vực này:
“Chính sách của Hoa Kỳ vẫn duy trì là tránh mọi đụng độ để giải quyết các tranh chấp hay những mối đe dọa, và Hoa Kỳ muốn thấy những tiến bộ đạt được trong các cuộc đối thoại giữa các bên. Chúng ta vẫn tiếp tục các thảo luận thường xuyên và riêng với nhiều nước liên quan đến vấn đề biển Đông và chúng ta sẽ tiếp tục làm như vậy trong thời gian tới.”
Những căng thẳng gần đây trên biển Đông diễn ra không lâu trước diễn đàn an ninh khu vực tổ chức tại Singapore vào ngày 3 tháng 6 với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và lần đầu tiên có cả bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tham dự. Theo giáo sư Carl Thayer thì vấn đề căng thẳng trên biển Đông chắc chắn sẽ được đưa ra bàn thảo và bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates sẽ không lùi bước trong việc khẳng định sức mạnh trên biển của mình, giáo sư Carl Thayer trình bày:Việc đòi chủ quyền của Trung Quốc sẽ phá hoại nguyên tắc cả trăm năm của luật pháp quốc tế và khả năng cho tàu Mỹ đi lại trong khu vực.
GS Carl Thayer
Đã có so sánh về căng thẳng trên biển đông với vụ khủng hoảng tên lửa Cuba vào đầu những năm 1960 khi Mỹ và Liên Xô đối đầu xung quanh vấn đề Cuba. Tuy nhiên theo đánh giá của giáo sư Carl Thayer thì vụ tranh chấp trên biển Đông không thể so sánh với vụ khủng hoảng này vì không có nước nào bao gồm cả Trung Quốc có thể triển khai tên lửa như vậy. Theo ông thì căng thẳng sẽ chỉ dừng lại ở những vụ đuổi tàu như đã diễn ra giữa tàu hải giám Trung Quốc với các tàu của Việt nam và Philippines mà thôi.
Theo dòng thời sự:
- Ý kiến giới trí thức về hành động phá hoại của TQ
- VN cáo buộc TQ làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông
- VN gởi công hàm phản đối TQ tấn công tàu thăm dò dầu khí
- Ngăn cấm đánh cá nay Trung Quốc ngăn chặn Việt Nam khai thác dầu
- Trung Quốc phản hồi phản đối của Việt Nam
- Cuộc chạy đua vũ trang không tránh khỏi ở biển Đông
- Việt Nam không đủ sức bảo vệ ngư dân trên vùng biển chủ quyền
- Mối đe doạ không ngừng
Việt-Long - RFA
2011-06-01
Những sự kiện ở biển Đông đang gây chú ý cho thế giới, nhất là tại châu Á. Công luận ở Việt Nam cũng như ở các cộng đồng người Viêt trên thế giới quan tâm đến thái độ của Mỹ cũng như các nước châu Á Thái Bình Dương.
Tình hình leo thang đến vũ lực
Tin tức mới nhất cho biết Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Hoa kỳ, đô đốc Robert F. Willard, tuyên bố với báo chí tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia hôm thứ tư 1-6 rằng, Hoa Kỳ rất lo ngại khi biển Đông trở nên căng thẳng, có thể đưa đến nguy
cơ đối đầu bằng vũ lực, bởi vì đó là khu vực chiến lược hết sức quan trọng cho cả châu Á Thái Bình Dương. Tham dự Hội nghị Bàn tròn về chiến lược và quốc tế do một viện nghiên cứu tư nhân tổ chức tại thủ đô Malaysia, ông nhấn mạnh, bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoa kỳ sẽ tiếp tục thực hiện vai trò không những giữ an ninh vùng biển mà còn bảo đảm cho mọi hải lộ thương mại tại Đông Nam Á được an toàn để các nước sử dụng.Vị Tư lệnh Thái Bình Dương này của Mỹ hồi tháng chín năm ngoái đã tuyên bố rằng hành động tăng cường vũ trang và hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông có thể khiến chính sách quốc phòng mềm mỏng của Hoa kỳ biến thành chính sách cứng rắn như trong thời chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên từ lâu nay vị tư lệnh Mỹ này vẫn khẳng định là Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ở biển Đông, mà kêu gọi các bên tranh chấp giải quyết vấn đề bằng đường lối ngoại giao thay vì quân sự.
Trước đó, nhưng cũng sau khi xảy ra hành động áp chế của Trung quốc ở biển Đông đối với tàu Bình Minh của Việt nam, dư luận chú ý tới chuyến công du của Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates sang châu Á từ hôm thứ ba, để dự hội nghị quốc phòng Shangri-La tại Singapore. Ông Robert Gates sắp rời nhiệm sở vào cuối tháng này để nhường chỗ cho nhân vật được Tổng thống Obama chọn kế nhiệm, là nguyên Giám đốc Cơ quan tình báo Trung ương CIA, ông Leon Panetta.
Mỹ can dự lâu dài
Trong chuyến đi cuối cùng này của ông sang châu Á với cương vị bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ, ông Gates có nhiệm vụ được hành pháp Mỹ giao phó, là chứng tỏ với các nước Á châu rằng Hoa kỳ vẫn giữ những cam kết với khu vực này, bằng sự hiện diện và can dự của Mỹ, cũng như những chính sách về ngoại giao, quốc phòng với châu Á vẫn không thay đổi.
Tại Hawaii là chỗ máy bay ghé qua trên đường sang Singapore, bộ trưởng Robert Gates tuyên bố với báo chí rằng ông muốn nói lên lập trường của Hoa kỳ là mặc dù phải cân nhắc việc cắt giảm ngân sách quốc phòng rất đáng kể, Hoa kỳ vẫn luôn luôn duy trì sự hiện diện tại châu Á. Ông nhắc lại và nhấn mạnh thêm, rằng Hoa kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ giữ vững mối liên quan và can dự tại châu Á, tiếp tục xây dựng mối quan hệ với các nước bạn, các đối tác và đồng minh ở châu Á.
Một nhân vật cao cấp trong bộ quốc phòng Mỹ, không muốn nêu tên, nói rằng ông Gates sẽ trình bảy tại hội nghị này những điều cam kết về sự liên tục trong chính sách của Hoa kỳ tại châu Á Thái Bình Dương. Ông sẽ nhấn mạnh rằng hành động của Hoa kỳ tại khu vực này đã từng chứng tỏ sự nhất quán trong một thời gian lâu dài, không tuỳ thuộc vào cá nhân nào lãnh đạo ngành quốc phòng hay ngoại giao của Mỹ. Trong chiều hướng đó, cộng thêm dự đoán của giới quan sát rằng Trung quốc sẽ nỗ lực làm nổi bật vai trò của họ trong các vấn đề an ninh quốc phòng tại châu Á, có thể nói là cuộc thảo luận giữa Mỹ với Trung quốc tại hội nghị Shangri-La sắp tới đây sẽ chứa đựng ít nhiều mâu thuẫn, và có thể có những điều cảnh báo lẫn nhau, liên quan đến hành động bá quyền mới đây của Trung Quốc, mà nhiều nước châu Á rất quan ngại.
Quan hệ Mỹ Trung khó bền
Thực ra, các nước châu Á lo ngại về Trung quốc thì đồng thời cũng đã phải quan ngại về chính sách của Mỹ, sau khi các nghị sĩ Hoa Kỳ Carl Levin, John McCain và Jim Webb gửi thư cho TổngThống Barack Obama cảnh báo rằng kế hoạch của Mỹ về sự tái phối trí lực lượng ở Thái Bình Dương, cụ thể là các căn cứ tại Nhật, Nam Hàn và Guam, là kế hoạch không thực tế, không hiệu quả và không đủ chi phí, trong hoàn cảnh ngân sách hiện nay.
Nguồn tin này cũng cho biết thêm là khi thào luận với bộ trường quốc phòng Trung quốc Lương Quang Liệt, bộ trưởng Robert Gates sẽ nhắm củng cố nền móng những cuộc đối thoại song phương về an ninh chiến lược mà ông đã đề nghị lúc đi Bắc kinh hồi tháng giêng năm nay. Cuộc đối thoại này, theo như đã định, sẽ bao gồm những đề tài nhạy cảm như phòng thủ bằng hoả tiễn, chiến tranh trên mạng và trên không gian.
Tuy trên bề mặt là như thế, giới quan sát vẫn cảm thấy mối quan hệ quân sự giữa Mỹ với Trung quốc vẫn còn mong manh. Hai bên mới tái lập quan hệ này sau gần một năm gián đoạn vì Mỹ bá cho Đài Loan 6 tỉ 400 triệu đô la vũ khí. Nay xảy ra những vụ lấn áp ở biển Đông, sau khi Ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ tuyên bố tại Việt nam những điều làm Bắc kinh không hài lòng, mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ còn nhiều sóng gió.
Vụ cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2 chưa lắng, Trung Quốc lại tiếp tục quấy nhiễu một chiếc tàu khảo sát khác của Việt Nam. Theo nguồn tin báo chí trong nước, một sự cố mới lại vừa xẩy ra vào hôm qua 31/05/2011, tại một khu vực thuộc thềm lục địa miền Nam Việt Nam, cách Vũng Tàu 270 km.
Một viên chức thuộc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam PTSC, đơn vị đã thuê chiếc Viking 2, đã xác nhận với báo Tuổi Trẻ vụ sách nhiễu, và cho biết thêm là tàu bảo vệ của Việt Nam tháp tùng theo chiếc Viking 2 đã áp sát được một chiếc tàu quấy rối và ghi nhận được tên chiếc tàu đó là Fei Sheng 16. Còn chiếc thứ hai không thấy tên, chỉ có một số hiệu là BI 2549.
Nguồn tin trên còn tiết lộ là các chiếc tàu lạ kể trên đã bắt đầu xuất hiện để quấy rối tàu Viking 2 từ tối 29/05, buộc tàu này phải điều hai tàu bảo vệ đến hiện trường, và thậm chí phải bắn pháo hiệu cảnh báo.
Ngày 20 tháng 5 vừa qua, CGG Veritas đã loan báo việc ký kết thỏa thuận với PTSC để thành lập liên doanh chuyên thăm dò địa chất ngoài biển khơi mang tên PTSC CGG Veritas Geophysical Survey Company Limited, với PTSC nắm 51% phần hùn, và CGGVeritas giữ 49% còn lại. Lãnh vực hoạt động của liên doanh này là khảo sát địa chấn 2D và 3D, phục vụ các hãng dầu khí chủ yếu hoạt động tại Việt Nam và trong khu vực.
Theo bản thông cáo báo chí của CGG Veritas, trong liên doanh này, phía Pháp đóng góp chiếc tầu khảo sát 3D Amadeus, còn phía Việt Nam là chiếc tàu khảo sát 2D Bình Minh II.
Như tin chúng tôi đã loan, ngày 27/05 vừa qua, khi đang hoạt động ngoài khơi tỉnh Phú Yên, trong vùng thuộc chủ quyền Việt Nam, chiếc Bình Minh 02 đã bị ba tàu hải giám Trung Quốc xông vào uy hiếp và cắt cáp thăm dò. Sự cố này đã khiến cho quan hệ Việt Nam Trung Quốc trở nên căng thẳng.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110601-trung-quoc-lai-sach-nhieu-tau-tham-do-dau-khi-cua-viet-nam
Hôm nay, 01/06/2011, Philippines thông báo đã chính thức phản đối Trung Quốc về việc nước này gia tăng hoạt động ở vùng biền tranh chấp và đang có dự án lắp đặt một giàn khoan dầu gần một đảo của Trường Sa.
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết hôm qua đã triệu đại biện của Trung Quốc ở Manila lên để nghe bày tỏ mối quan ngại của chính phủ Philippines về những hoạt động gần đây của một tàu hải giám Trung Quốc và các tàu khác của hải quân Trung Quốc. Theo nguồn tin quân sự Philippines, các tàu của Trung Quốc đã chở theo nhiều vật liệu xây dựng, dựng lên một số trạm gác và đặt một phao gần Amy Douglas Bank, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Ngoại trưởng Philippines nhắc lại là mọi công trình xây dựng trong khu vực này đều trái với thỏa thuận năm 2002 ký kết giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN.
Bộ Ngoại giao Philippines còn yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc ở Manila cung cấp chi tiết về những thông tin đăng trên báo chí Trung Quốc liên quan đến dự án đặt giàn khoan dầu khổng lồ trên Biển Đông vào tháng tới và báo trước là sẽ không chấp nhận việc đặt giàn khoan này trong vùng lãnh hải Philippines.
Mỹ quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông
Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị an ninh châu Á ở Singapore, còn gọi là Đối thoại Shangri – La từ ngày 3/6. Nhân hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ trấn an các nước châu Á về sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực này.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110601-philippines-phan-doi-trung-quoc-dat-gian-khoan-tren-bien-dong
Chia sẻ
Tin liên hệ
- Mỹ bày tỏ quan ngại về vụ leo thang tranh chấp ở biển Đông
- Làm gì với xâm phạm chủ quyền - Xâm phạm thế nào?
- VN lên án TQ phá hoại tàu thăm dò dầu khí của VN tại Biển Đông
- Trung Quốc đe dọa tàu thăm dò của Việt Nam trong vùng biển Ðông
- Trung Quốc đòi Việt Nam chấm dứt hoạt động ở vùng biển có tranh chấp
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang trở nên căng thẳng hơn trong cuộc tranh chấp xoay quanh vụ một tàu hải giám Trung Quốc cắt dây cáp, phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, còn gọi tắt là PVN, tại biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, nơi cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.
Theo một bài đăng trên nhật báo Asahi Shimbun của Nhật Bản hôm nay, sự việc này được coi như một cố gắng của Trung Quốc nhằm kiểm soát các vùng biển trong vòng tranh chấp, dựa trên thế mạnh kinh tế và quân sự của mình, bằng cách nới rộng các hoạt động hàng hải trên vùng Biển Đông.
Tờ Asahi Shimbun trích lời ông Đỗ văn Hậu, phó Tổng Giám Đốc PVN, nói rằng vụ phá hoại thiết bị của Trung Quốc là một hành động cố ý và có chuẩn bị trước.
Sau khi chính phủ Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc hôm 27 tháng 5, Trung Quốc đã phản công tức thời, khẳng định rằng địa điểm nơi xảy ra vụ việc nằm trong vùng lãnh hải thuộc quyền tài phán của Bắc Kinh.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng một bài xã luận hôm 30 tháng Năm, nói rằng “thật là ngây thơ nếu Việt Nam nghĩ Trung Quốc sẽ nhượng bộ trước những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.”
Nguồn: DPA, Bloomberg
No comments:
Post a Comment