Friday, June 10, 2011
Chính sách đối ngoại mềm yếu với Trung quốc
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-06-10
Một trong những yếu tố mà Trung Quốc lấy làm lợi thế để liên tục bắt bí và chèn ép Việt Nam đó là chính sách ngoại giao mềm yếu và dung dưỡng cán bộ nhà nước làm ăn với Trung Quốc.
Hai yếu tố này đã tạo tiền đề cho việc mua chuộc và móc ngoặc của Trung Quốc nhằm tiêu diệt sức chiến đấu chống lại sức mạnh kinh tế và ngoại giao đối với Việt Nam. Mặc Lâm có bài viết sau đây mời quý vị theo dõi.
Mối quan hệ không bình thường và bất xứng
Trước khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu với sự hiện diện của quân đồng minh Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam thì Trung Quốc đã là một khuôn mẫu để miền Bắc noi theo.Sau cuộc chiến tranh biên giới thì quan hệ hai nước đã khác, Hà Nội chuyển sang chống chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh với một đường lối tuyên truyền không thua kém gì thời chống Mỹ trước đó. Nhưng rất ngạc nhiên khi chỉ vài năm sau lúc hai nước bắt tay nhau sáng tạo nên cái được gọi là 16 chữ thì Hà Nội quên mất việc Bắc Kinh vẫn đeo đuổi chủ nghĩa bành trướng để làm hòa với Trung Quốc dưới những câu chữ
Sau cuộc chiến tranh biên giới thì quan hệ hai nước đã khác, Hà Nội chuyển sang chống chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh với một đường lối tuyên truyền không thua kém gì thời chống Mỹ trước đó. Nhưng rất ngạc nhiên khi chỉ vài năm sau lúc hai nước bắt tay nhau sáng tạo nên cái được gọi là 16 chữTừ các vụ bắt tàu đánh cá đòi tiền chuộc đến việc cấm ngư dân hành nghề trên vùng biển mà ông cha họ ngàn đời nay vẫn làm, Trung quốc mỗi năm ra lệnh cấm các tàu cá Việt Nam hành nghề trong vòng ba tháng với lập luận là tạo cơ hội cho hải sản sinh trưởng, rồi hăm dọa các nước khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam...Tất cả những hành động ngang ngược này đều được Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố cùng tầng nấc ngôn ngữ giống nhau và khá khiêm tốn.
Sự ngạc nhiên ngày càng nhiều khiến trí thức trong nước đặt vấn đề liệu sự mềm mỏng quá mức cần thiết của Bộ Ngoại giao Việt Nam có làm cho Trung Quốc ngày một lấn lướt hơn thay vì hòa hiếu như thái độ của Hà Nội đưa ra hay không.
Quá nhu nhược để bị lấn lướt
-Tôi cho là có nhu nhược! Chúng ta quá nhu nhược cũng lại quá tin vào những lời của những người Trung Quốc nói. Quá tin vào 16 chữ và 4 tốt của họ, họ cứ việc lấn tới mà chúng ta thì không đấu tranh. Hữu nghị thì vẫn hữu nghị nhưng mà khi quyền lợi quốc gia bị xâm phạm thì cũng phải đấu tranh. Cái câu đó tôi đã nói với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ý của tôi là vì chúng ta nhu nhuợc tin vào hữu nghị mà không đấu tranh, thì đó là cái nhu nhược của Bộ Ngoại giao chúng ta. Ta có đầy đủ tư liệu, cứ liệu lịch sử cũng như
-Tôi cho là có nhu nhược! Chúng ta quá nhu nhược cũng lại quá tin vào những lời của những người Trung Quốc nói. Quá tin vào 16 chữ và 4 tốt của họ, họ cứ việc lấn tới mà chúng ta thì không đấu tranh. Hữu nghị thì vẫn hữu nghị nhưng mà khi quyền lợi quốc gia bị xâm phạm thì cũng phải đấu tranh.Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Không những chính sách mềm mỏng trong ngoại giao khiến Trung Quốc có cơ hội lấn lướt Việt Nam mà từ lâu nước này đã dùng con bài kinh tế và mua chuộc quan chức cao cấp để lũng đoạn nhà nuớc Việt Nam. Vụ khai thác bauxite là một ví dụ thật lớn vẫn âm ỉ cháy bỏng trong lòng người dân và trí thức. Nhà báo Tống Văn Công nguyên Tổng biên tập báo Lao động cho biết trường hợp ký kết với Trung Quốc về dự án khai
Một người dân không cần có trình độ gì cũng có thể thấy. Chuyện nó gây hấn mình liên tục như vậy tự nhiên cho nó thuê đất rừng. Nghe thấy thật là quá lạ! Rồi những nhà máy điện cũ mèm nó sắp vất đi thì nó tháo ra nó bán cho mình. Mấy điều này nó không thuộc về chỗ tin cậy lẫn nhau, đó là tham nhũng.-Ông Tổng Bí Thư tự nhiên lại ký tắt hợp tác khai thác bauxite Tây Nguyên! Chắc lúc ổng ký thì ổng không nghĩ nó sẽ có di hại gì. Chắc là ổng tin ông bạn của mình là nguời tốt và hai bên cần hợp tác vì mình có nhiều bauxite thì chắc là có lợi. Việc này do thiếu kiến thức mà ra.Nhà báo Tống Văn Công
Về tham nhũng tôi không dám nói ông số 1 như thế nhưng các cấp dưới rõ ràng mình thấy là họ đã làm những chuyện rất là bất lợi cho đất nước. Một người dân không cần có trình độ gì cũng có thể thấy. Chuyện nó gây hấn mình liên tục như vậy tự nhiên cho nó thuê đất rừng. Nghe thấy thật là quá lạ! Rồi những nhà máy điện cũ mèm nó sắp vất đi thì nó tháo ra nó bán cho mình. Mấy điều này nó không thuộc về chỗ tin cậy lẫn nhau, đó là tham nhũng.
Nhập siêu với Trung Quốc là một hình thái tấn công kinh tế để giữ con át chủ bài của Bắc Kinh. Ngày nào Việt Nam còn lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế thì ngày ấy khó lòng cho một kế hoạch tự chủ về chính trị cũng như chính sách đối ngoại với nước này.
Tấn công tàu Bình Minh 02 một sai lầm của Trung Quốc?
-Trong nội bộ Việt Nam kể cả các nhà lãnh đạo và trong một số quan chức thì có những người họ thực sự là
Tôi cho rằng biểu hiện của những ngày vừa qua là biểu hiện rất tốt. Đừng mong người ta làm sai người ta đến xin lỗi, người ta nhận là người ta sai, không có đâu! Khi người ta đã rụt lại không dám làm căng nữa, cũng như là cách đây ba năm, khi VietnamNet đăng một bài về Trường Sa, Hoàng Sa thì một lúc sau phải gỡ xuống và sau đó ViêtnamNet bị phạt 30 triệu. Ba mươi triệu không phải là quá lớn nhưng nó thể hiện uy quyền của ai đó…so với hôm nay thì mọi người thoải mái chẳng ai dám làm gì cả.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc bài diễn văn tuyên bố nhân dân và quân đội Việt Nam đủ sức để chống trả lại bất cứ ai xâm lấn biển đảo Việt Nam. Duy có điều đáng tiếc là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không đá động gì tới sự kiện tàu Bình Minh 2 do đó bài diễn văn trở nên thường lệBài diễn văn đọc ngày 8 tháng 6, 2011
Trong khi hoàn tất bài này thì sự kiện tương tự với tàu Bình Minh 2 lại xảy ra, đó là sáng hôm 9 tháng 6, 2 tàu ngư chính Trung Quốc yểm trợ một tàu cá của nứơc này tiếp tục cắt cable thăm dò dầu khí của tàu Viking 2 của PetroVN. Liệu hành động ngoan cố xâm lược dân sự này có làm nên một cuộc biểu tình khác lớn hơn ngày Chúa nhật vừa qua?
Theo dòng thời sự:
- Cuộc chiến âm thầm Việt Nam - Trung Quốc
- Việt nam đối phó với “đường lưỡi bò” như thế nào?
- Ngày tưởng niệm trận hải chiến Việt Nam -Trung Quốc năm 1974
- Người Việt hải ngoại hưởng ứng cuộc biểu tình chống TQ
- Người Việt phẫn uất với Trung Quốc
- Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông
- Tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông
- Việt Nam phản đối TQ cấm đánh cá ở Hoàng Sa-Trường Sa
- Những quan ngại ở Á Châu theo nhân định của Dân biểu David Wu
- Giới trẻ không cúi đầu trước Trung Quốc
- Kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nhân dân trong khi TQ cấm ngư dân VN đánh bắt cá
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-06-09
Hôm thứ Năm 9-6, tàu Trung Quốc lại một lần nữa xâm phạm lãnh hải và cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.
Vụ việc còn chưa lắng dịu khi tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam hôm 26 tháng 5, thì hôm thứ năm 9 tháng 6 lại thêm tin tàu cá Trung Quốc dưới sự bảo vệ của tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Viking II. Vụ việc mới này đánh động mạnh đến lòng yêu nước của hầu hết dân chúng Việt Nam. Quỳnh Chi trình bày thêm chi tiết như sau.
Uất ức – tức giận
Sáng sớm thứ Năm, khi tàu Viking II, do Petrovietnam thuê đang thu nổ địa chấn, tàu cá Trung Quốc được sự yểm trợ của 2 tàu ngư chính nước này lao vào khu vực cáp của tàu Viking II, cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị tàu này. Vụ việc đã làm tàu Viking II không thể hoạt động vì bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu Trung Quốc cũng vướng vào cáp tàu Viking II.
Sự việc xảy ra tại lô 136.03, thuộc hải phận 200 hải lý của Việt Nam. Việc này không khỏi làm nhiều người bức xúc vì nó xảy ra chỉ khoảng 2 tuần sau khi tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 cũng trong phạm vi 200 hải lý trên thề lục địa Việt nam. Luật sư Ngô Ngọc Trai, người luôn theo sát tình hình biển Đông cho biết phản ứng của mình:
Nghe báo tin về việc tàu Viking II vừa bị tàu Trung Quốc cắt cáp thì phản ứng đầu tiên tôi là bức xúc và tôi phản đối việc làm này của Trung Quốc.
LS Ngô Ngọc Trai
“Tôi luôn theo dõi sát hành động của Trung Quốc khi tàu hải giám nước này có động thái nguy hiểm, ngang ngược xâm phạm trắng trợn lãnh hải của Việt Nam khi cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02. Từ sáng giờ tôi ngồi trên xe ô tô đi công tác xa nên chưa nắm được thông tin về tàu Viking II sáng nay. Nhưng nghe báo tin về việc tàu Viking II vừa bị tàu Trung Quốc cắt cáp thì phản ứng đầu tiên tôi là bức xúc và tôi phản đối việc làm này của Trung Quốc.”
Phản đối và tức giận – có thể nói là cảm xúc chung của rất nhiều người khi thấy lãnh hải đất nước bị xâm phạm, đơn giản họ cảm thấy chính chủ quyền dân tộc bị xúc phạm một cách trắng trợn.
Đó cũng chính là tâm sự của anh Trần Hoài Sơn, một nhân viên làm về Công nghệ Thông tin tại TP.HCM. Mặc dù không biết nhiều về chính trị nhưng Sơn cho biết mình luôn quan tâm về độc lập và chủ quyền dân tộc. Chính vì thế anh Sơn cảm thấy tức giận khi tàu thăm dò dầu khí Việt Nam bị tấn công ngay trên lãnh hải của mình.
“Đây là lần thứ 2 việc này xảy ra rồi, đặc biệt việc tàu Viking II xảy ra chỉ sau khi cuộc họp ở Shangrila (Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á 10) thì cho thấy những gì đã nói ở đó đã không được tôn trọng. Khi tôi nói chuyện với những người xung quanh thì thấy họ tức giận, cũng giống như tôi vậy.”
Đánh động lòng yêu nước
Việc Trung Quốc quấy nhiễu ngư dân đã không còn xa lạ. Những năm gần đây, tin tức về các tàu cá đánh bắt tại Hoàng Sa và Trường Sa bị phía Trung Quốc. Tính từ năm 2005 đến nay, chỉ riêng tại Quãng Ngãi đã có 33 tàu cá và gần 400 ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ. Việc này đã làm nhiều ngư dân từ phẫn uất chuyển sang sợ hãi. Ông Dương Lúa, một ngư dân Quãng Ngãi nói với RFA:
“Tức chứ sao không tức, đó là quyền lợi của Việt Nam mình. Trung Quốc thường quấy nhiễu như vậy mà mình không làm được gì thì mình tức lắm chứ.”
“Nghe tin Trung Quốc quấy nhiễu như vậy thì chúng tôi rất sợ. Cả nước Việt Nam có quyền như vậy mà còn không làm gì được Trung Quốc, nên người dân như chúng tôi dĩ nhiên cũng thấy rất sợ.”
Sợ hãi là tâm trạng chung của rất nhiều ngư dân vì khi mà ngày càng nhiều ngư dân bị bắt, bị đánh đập., thì ra khơi là 1 điều ám ảnh. Theo ông Lê Lập, một ngư dân tại huyện đảo Lý Sơn:
“Thật ra mình cũng giận chứ. Nước Việt Nam chủ quyền của mình mà giờ “nó” muốn lấn chiếm vô tới Quãng Ngãi luôn. Bây giờ tàu mình ở Trường Sa mà cũng bị “nó” khống chế và đe dọa.
Từ năm 1995 đến năm 2004, tàu cá Việt Nam ra Hoàng Sa thì không bị tàu Trung Quốc bắt. “Nó” chỉ đi tuần thôi chứ bây giờ ra Hoàng Sa là thì nó lấy tàu, nó đánh đập."
Tức chứ sao không tức, đó là quyền lợi của Việt Nam mình. Trung Quốc thường quấy nhiễu như vậy mà mình không làm được gì thì mình tức lắm chứ.
Ông Dương Lúa
Trong cuộc họp báo cùng ngày sau khi có tin tàu Viking II bị quấy rối, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc và khẳng định khu vực xảy ra sự cố nằm trong phạm vi 200 hải lý của việt Nam. Bà Nga cho rằng “Các hành động có tính hệ thống này của Trung Quốc đang nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm biến đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thành hiện thực”. Thế nhưng nhiều người cho rằng, khi tình hình ngày leo thang thì phản ứng của Nhà nước là chưa đủ. Luật Sư Ngô Ngọc Trai cho biết:
“Tôi nghĩ đây không chỉ là công việc của cán bộ nhà nước mà là vấn đề xâm hại tới quốc gia, của dân tộc, của nhân dân. Chính vì thế, ngoài những phản ứng của Nhà nước, việc cần làm thông tin trên phương tiện truyền thông và cần thêm những động thái của nhân dân, của thanh niên như tổ chức những buổi tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc.”
Là một trong những người tham gia biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc năm 2007 để phản đối nước này thành lập huyện Tam Sa, có thể thấy luật sư Ngô Ngọc Trai thuộc nhóm trí thức đứng lên khi cần để tiếng nói của mình được nghe thấy. Tuy nhiên, không phải người nào cũng có thể làm được điều đó, đặc biệt đối với những người thấp cổ bé miệng như ngư dân. Họ chỉ biết than thở và cam chịu. Ông Lê Lập nói:
“Bây giờ chỉ dám đánh bắt ở Trường Sa mà đánh bắt ở gần thôi. Nhà nước mình cũng lên tiếng nhưng đâu có làm được gì nó đâu. Đụng tới Trung Quốc là tôi sợ coi chừng nó lấy luôn Quãng Ngãi này luôn chứ. Làm sao mà tôi dám hy vọng gì nữa. Mình đâu làm gì được nó hết.”
Việc Trung Quốc vào sâu lãnh hải Việt Nam chắc chắn gây ra nhiều bức xúc trong dân chúng. Nhưng một khi sự việc làm người dân “sợ” và “không dám hy vọng gì” thì quả thật dẫu không muốn chấp nhận cũng phải nói rằng chủ quyền đất nước không phải chỉ bị đe dọa mà đang bị mất đi. Bởi nơi có chủ quyền là người dân có thể tự do đi lại và mưu sinh trên đó.
Hãng tin AFP cho biết, ngày 10/6 Trung Quốc đã cảnh báo Việt Nam phải dừng mọi hoạt động mà Bắc Kinh nói là xâm phạm chủ quyền trên vùng Biển Đông đang tranh chấp. Tuyên bố này được đưa ra sau vụ tàu thăm dò địa chấn Viking II của Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc cắt đứt cáp vào sáng thứ Năm 9/6. Hà Nội tố cáo tàu cá Trung Quốc đã « cố tình » cắt đứt cáp chuyên dụng của chiếc tàu trên, được tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê để thăm dò địa chấn trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động này là « hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng ».
Nhưng Tân Hoa Xã trong bản tin sáng thứ Sáu 10/6 thì thuật lại khác hẳn. Hãng thông tấn nhà nước trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh có "chủ quyền không thể tranh cãi" trên quần đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, tức Trường Sa, và vùng biển xung quanh. Theo ông Hồng Lỗi, thì các tàu cá Trung Quốc đã bị các tàu vũ trang của Việt Nam truy đuổi vào sáng thứ Năm. Lưới của một trong các tàu cá này đã bị vướng vào cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, mà theo Bắc Kinh là hoạt động bất hợp pháp trong khu vực.
Cũng theo lời mô tả của Bắc Kinh, thì tàu thăm dò Việt Nam vẫn tiếp tục lôi chiếc tàu cá đi hơn một tiếng đồng hồ bất chấp sự an toàn của những người trên tàu cá . Các ngư dân Trung Quốc trên tàu đành phải cắt đứt lưới. Ông Hồng Lỗi tuyên bố : « Điều này hết sức nguy hiểm cho sự an toàn của ngư dân Trung Quốc ». Ông nói rằng việc thăm dò dầu khí trong khu vực và các hành động của tàu Việt Nam đã xâm phạm thô bạo đến chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Hà Nội chấm dứt mọi hoạt động tương tự.
Tờ Wall Street Journal trích nhận định của chuyên gia Carl Thayer cho rằng, ngòi nổ của các tranh chấp đang có vẻ ngày càng xấu đi, chủ yếu là từ nguyên nhân kinh tế. Khu vực các hòn đảo nửa chìm nửa nổi và các bãi đá ngầm tại Biển Đông, đặc biệt là tại Trường Sa và Hoàng Sa, được tin là có trữ lượng dầu khí lớn. Trung Quốc đang mưu toan kiểm soát nguồn lợi này vì dồi dào và lại gần hơn Trung Đông. Hải quân Trung Quốc cũng có thể bảo vệ được việc vận chuyển dầu theo con đường hàng hải này, để đảm bảo an ninh năng lượng cho một nền kinh tế đang tăng trưởng nóng.
Các chuyên gia về an ninh cho rằng các nỗ lực của các nước nhỏ đang tranh chấp chủ quyền, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, nhằm quốc tế hóa một thỏa thuận về Biển Đông có thể kích thích Trung Quốc đưa ra những đáp trả hung hăng hơn.
Tờ báo ghi nhận các cuộc xuống đường hôm Chủ nhật 5/6, là những vụ biểu tình hiếm hoi của người dân chống lại hành động của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Một số nhà phân tích cho rằng có thể chính quyền Việt Nam đã làm ngơ đi phần nào. Lời tuyên bố khẳng định chủ quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tối 8/6 cũng là một dấu hiệu cho thấy Hà Nội đang muốn đương đầu với Bắc Kinh.
cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Ngày hôm nay, 05/06/2011, tại Hà Nội và Sài Gòn, hàng trăm người, ở Sài Gòn lên đến hàng ngàn người, đã biểu tình để phản đối Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra trước sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và trước tổng lãnh sự Trung Quốc ở Sài Gòn, nhằm phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo giới quan sát, đây là một sự kiện hiếm thấy tại Việt Nam. Cách nay 4 năm, vào 2007, các cuộc biểu tình tương tự đã bị giải tán, sau đó, nhiều người bị bắt giữ.
Câu hỏi đặt ra là tại sao lần này, chính quyền Việt Nam lại làm ngơ trước các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn thì phản ứng của Việt Nam sẽ ra sao ?, thái độ của Mỹ nếu khả năng này xẩy ra ?
Sau đây là phân tích của nhà báo Lưu Tường Quang, từ Sydney.
Thứ Sáu, 10 tháng 6 2011
Chia sẻ
Tin liên hệ
- Báo Trung Quốc cảnh báo Việt Nam không nên khiêu khích nước họ
- Hàng trăm người biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam
- Trung Quốc đòi Việt Nam chấm dứt hoạt động ở vùng biển có tranh chấp
- Tàu Trung Quốc lại gây hấn với tàu Việt Nam
- ‘Trung Quốc đánh dấu một bước leo thang mới ở biển Đông’
Việt Nam sẽ cùng với Hoa Kỳ và nhiều nước khác tham gia cuộc thao dượt duy trì hòa bình ở Thái Lan vào trung tuần tháng này.
Bản tin hôm thứ 5 của tờ Bangkok Post cho biết cuộc tập trận sẽ diễn ra ở tỉnh Prachuap Khiri Khan từ ngày 13 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 với các binh sĩ đến từ 13 nước, gồm có Australia, Bangladesh, Campuchia, Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Philippines, Rwanda, Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Trung Quốc đang chuẩn bị tập trận hải quân trong vùng biển Tây Thái bình dương.
Tân Hoa Xã hôm thứ 5 trích thuật thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết cuộc diễn tập sẽ được thực hiện tại những vùng biển quốc tế vào nửa cuối tháng 6 và không nhắm vào quốc gia nào.
Mặc dù vậy, Bắc Kinh không cho biết về vị trí sẽ thực hiện những hoạt động quân sự mà họ nói là “cuộc tập trận theo lịch trình của kế hoạch thường niên.”
Trước đó, báo chí Nhật Bản cho hay 8 tàu hải quân Trung Quốc đã chạy qua vùng biển giữa hai đảo Okinawa và Miyako hôm mồng 8 tháng 3 và 3 chiếc khác chạy cùng tuyến đường vào sáng hôm sau.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa tuyên bố Tokyo sẽ theo dõi sát các hoạt động của tàu hải quân Trung Quốc với mối “quan tâm sâu sắc”, sau sự kiện 11 tàu chiến của Bắc Kinh thực hiện điều mà ông mô tả là “dương oai diệu võ” gần vùng biển của Nhật trong những ngày vừa qua.
Nguồn: Bangkok Post / Xinhua
http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-to-join-exercise-in-thailand-6-10-11-123613299.htmlCăng thẳng tiếp tục gia tăng quanh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông khi Việt Nam loan báo Hải quân nước này sẽ bắn đạn thật ngoài khơi Quảng Nam.
Một Bấm thông báo đăng trên trang mạng của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc cho biết ngày bắn chính thức là 13/6/2011 từ 08 đến 12 giờ và từ 19 đến 24 giờ.
Sau đó, sang ngày thứ Ba, 14/6 sẽ là đợt bắn dự bị, cũng kéo dài đến nửa đêm.
Công ty này đưa ra thông báo căn cứ văn bản số 1314/TB-V3-TC mới ra ngày 07/6/2011 của Quân chủng Hải quân vùng 3.
Được biết các đơn vị hải quân sẽ bắn đạn thật trên biển tại khu vực Hòn Ông, tỉnh Quảng Nam, và thông báo tọa độ trong phạm vi diễn ra cuộc tập trận.
Thông báo của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc khuyến cáo ''các phương tiện thủy không hoạt động trong khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật''.
Dù đây chỉ là thông báo của một cơ quan dân sự nhưng lại nói về Hải quân Việt Nam nên được báo chí Phương Tây và khu vực đặc biệt quan tâm.
Một chuyên gia theo dõi tình hình khu vực cho BBC Tiếng Việt hay, cuộc diễn tập của Việt Nam "diễn ra gần bờ", cách xa quần đảo Hoàng Sa.
Ông nhận xét rằng đây là cách để Việt Nam "hành động rất dè dặt nhằm phô trương sức mạnh quân sự như múa võ trước cửa nhà", sau các diễn biến mới đây của Trung Quốc.
Các phương tiện thủy không hoạt động trong khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật
Hướng dẫn hàng hải của Việt Nam
'Đe dọa tính mạng'
Tình trạng căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền quanh Trường Sa đã gia tăng trong khoảng hai tuần qua sau vụ Việt Nam cáo buộc là Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam sau khi tàu của nước láng giềng cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 hôm 4/6.
Hôm thứ Năm Bộ Ngoại giao Việt Nam nói một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê lại vừa bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, xác nhận trong buổi họp báo tại Hà Nội rằng sự kiện mới nhất xảy ra vào thứ Năm 09/06 lúc khoảng 6 giờ sáng giờ Việt Nam ở ngoài khơi Vũng Tàu.
Phản hồi trước cáo buộc của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tàu nước này không cắt cáp của tàu Viking 2 mà ngược lại đã bị tàu có vũ trang của Việt Nam xua đuổi.
Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Trung Quốc, ông Hồng Lỗi cho biết: "Trong khi đuổi bắt lộn xộn, lưới của một trong các tàu cá Trung Quốc bị vướng vào dây cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, vốn đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển này."
Ông Hồng cũng cho hay tàu thăm dò của Việt Nam "kéo lê" tàu cá của Trung Quốc trong hơn một tiếng đồng hồ và "đe dọa nghiêm trọng tính mạng của ngư dân Trung Quốc".
Người phát ngôn Trung Quốc yêu cầu Việt Nam "chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".
Trước đó Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận hải quân tại vùng Tây Thái Bình Dương vào cuối tháng này, trong bối cảnh các nước láng giềng của Trung Quốc đang lo ngại về tham vọng quân sự của họ.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, một hạm đội hải quân của Quân giải phóng nhân dân (PLA) sẽ diễn tập ở vùng Tây Thái Bình Dương vào nửa cuối tháng 6.
"Đây là cuộc tập trận theo lịch trình của kế hoạch thường niên", Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.
Cùng thời gian, Hoa Kỳ đang cho chiếc USS Chung-Hoon, chiến hạm từng hỗ trợ tàu thăm dò Impeccable bị Trung Quốc 'làm phiền' năm 2009 ở Biển Đông, vào phía Tây Thái Bình Dương.
Tin từ Tokyo hôm thứ Sáu tuần qua, 3/6 của Hải quân Hoa Kỳ cho hay chiếc khu trục hạm rời căn cứ ở Trân Châu Cảng hôm thứ Tư trong tuần trong sứ mệnh xác định “quyền tự do hải hành" trong vùng.
Ngư trường ở Hoàng Sa, Trường Sa rất phong phú, dồi dào, đặc biệt là cá ngừ đại dương, nhiều loại san hô, cá cảnh, có thể trở thành những điểm tham quan du lịch. Riêng loại cá đuôi gai, trên thế giới có 78 loài, thì ở Trường Sa đã chiếm đến 47 loài.
Chiều hôm qua 8/6 tại Nha Trang, Viện Hải dương học đã khai trương triển lãm mang tên « Tài nguyên biển, đảo Hoàng Sa – Trường Sa ». Triển lãm này giới thiệu các loài hải sản khai thác được ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, bên cạnh đó là các hình ảnh, tư liệu quý giá chứng minh hai quần đảo này xưa nay thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông Chu Anh Khánh, phụ trách Phòng Kỹ thuật và Truyền thông của Viện Hải dương học, đã cho biết thêm chi tiết :
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110609-tai-nguyen-bien-o-hoang-sa-va-truong-sa-rat-phong-phu
No comments:
Post a Comment