Saturday, June 11, 2011

TẾT ĐOAN NGỌ

TẾT ĐOAN NGỌ

TRÍ THỨC VIỆT


http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=N0JDQTBGMDIwNw&key=T%E1%BA%BFt+%C4%90oan+ng%E1%BB%8D&type=A0

Từ rất lâu, người dân Việt Nam và một số dân tộc ở khu vực Đông Á khác như: Triều Tiên, Trung Quốc đã có phong tục đón tết Đoan Ngọ vào ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm.Chi tiết Trong văn hoá của người Việt thì ngày mùng 5/5 âm lịch còn là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
“Tháng Năm ngày tết Đoan dương.Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.

Vào ngày này, các gia đình thường làm cơm rượu và nấu chè trôi nước để cúng gia tiên.Đoan Ngọ là thời gian giữa trưa, vào tháng 5 là tháng có nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Tết Đoan Ngọ là dịp nghỉ ngơi của nông dân sau khi thu hoạch xong các vụ mùa xuân-hè. Tết Đoan Ngọ chỉ diễn ra trong một ngàỵ mùng 5/5, quà biếu trong tết đoan ngọ thường là vịt, ngan, ngỗng, nếp, rượu… ở một số địa phương còn giữ phong tục đi hái một số lá cây về làm thuốc chữa bệnh.Thông tin mở rộng Tết Đoan ngọ trong thuyết âm dương.

Trong thuyết âm dương, Ngọ được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa. Trong một ngày, dương khí cao nhất là giờ Ngọ. Trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng). Trong năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ (tháng 5).Đoan ngọ là ngày nóng nhất trong năm, hoặc ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm. Đoan nghĩa là bắt đầu (khai đoan). Ngọ chỉ giờ ngọ, tức khoảng thời khắc nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).Theo lịch kiến Dần (nông lịch), tháng 5 là tháng Ngọ (tháng giêng là tháng Dần). Ngày 5 âm Hán Việt đọc là “ngũ nhật”, trong đó “ngũ” gần với “ngọ”, cho nên Đoan ngọ còn gọi là Đoan ngũ. Vì vậy, giờ ngọ ngày Đoan ngọ là thời điểm giờ dương nhất, ngày dương nhất, tháng dương nhất trong năm (nên còn có tên gọi tết Đoan dương).

Các phong tục dân gian trong tết Đoan ngọ
Tùy theo địa phương, ngày tết Đoan ngọ thường có các phong tục dân gian như sau:Tắm nước lá mùi: các gia đình ở vùng thôn quê thường cho các loại lá như: mùi, tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre vào chung đun sôi lên để tắm.Hái thuốc mồng 5: theo kinh nghiệm dân gian, vào ngày mồng 5/5 âm lịch, nếu hái các loại thảo mộc đúng vào giờ Ngọ thì tính dược càng được tăng lên, chữa các bệnh cảm mạo, nhức đầu đau xương... sẽ nhanh khỏi hơn. Do vậy mọi người thường hái các loại cây như: ngải cứu, đinh lăng, tía tô, kinh giới... đem phơi khô cất đi, khi trong gia đình có người bệnh thì sắc uống.Treo cây ngải cứu trừ tà ma: lấy cây ngải cứu buộc thành từng bó nhỏ, treo ở đầu nhà, trước cửa để trừ tà ma.Tục đeo "bùa tui bùa túi": ở một số nơi, người dân địa phương dùng vải và chỉ ngũ sắc để buộc thành các túm bùa. Một túm hạt mùi, một túm hồng hoàng hay một số loại quả như khế, ớt, mãng cầu... được buộc thành bùa treo vào cổ trẻ em.Tục nhuộm móng tay, móng chân: tết mồng 5/5 ở một số nơi còn có tục nhuộm móng tay móng chân cho trẻ em. Sau khi giã nát những loại lá nhuộm móng, lấy lá vông đùm từng nhúm rồi buộc vào móng tay, móng chân, ngọi trừ ngón tay trỏ.Tục khảo cây lấy quả: đối với những cây ra quả ít, cứ đến mùng 5/5, một người trèo lên cây, một người cầm dao đứng dưới gốc. Người đứng dưới gốc hỏi tại sao cây chậm ra quả và dọa sẽ chặt bỏ. Người ngồi trên cây xin được tha sẽ ra quả và hoa ra thật nhiều quả.


Thông tin tham khảo

http://www.cinet.vn/upLoadFile/HTML/11_36_17_2852009/tetdoanngo.htm

http://www.baodatviet.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=42778

http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Ban-sac-van-hoa/Gioi-thieu-ban-sac-van-hoa/2007/04/29F658DC/

http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/van-hoa-xa-hoi/2010/3/11ED8053EF5/

No comments: