Saturday, August 18, 2012

VIỆT NAM & THẾ GIỚI


 Đảng mở chiến dịch tự phê để làm gì?

Cập nhật: 09:12 GMT - thứ sáu, 17 tháng 8, 2012
Các lãnh đạo Bộ Chính trị Đảng CSVN
Các thành viên Bộ Chính trị đã tiến hành kiểm điểm tự phê bình
Phê bình và tự phê bình từ lâu được Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng làm cơ chế xây dựng Đảng.
Nó có thể là phương tiện hiệu quả để các đảng viên và đơn vị nhận ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ. Trong một số trường hợp, phê và tự phê cũng có thể trở thành hình thức.
Từ năm 1982, tại Đại hội Đảng V, Việt Nam đã cố gắng chấm dứt sự chồng chéo lằng nhằng giữa Đảng và Nhà nước. Trong thời Đổi Mới, Đảng tìm cách chuyển giao trách nhiệm hàng ngày về phát triển kinh tế-xã hội cho Nhà nước trong khi vẫn duy trì vai trò lãnh đạo.
Kể từ năm 1986, cán cân sức mạnh kinh tế và chính trị đã chuyển từ Đảng sang Nhà nước trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng. Sau năm 1992, với việc thông qua Hiến pháp mới, Chính phủ ngày càng mạnh hơn. Đảng ủy bên trong nhà nước tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, nhưng nhà nước có nhiều tự chủ hơn trong hoạt động.
Thành công của Việt Nam đã tạo ra những vấn đề mới trong việc định nghĩa trách nhiệm của Đảng và Nhà nước.
Ví dụ, từ khi ông Lê Duẩn qua đời tháng Bảy 1986, Việt Nam đã hạn chế nhiệm kỳ của Tổng Bí thư. Vai trò của Tổng Bí thư cũng thay đổi.
Ông Đỗ Mười từng được so sánh như một ông trọng tài theo truyền thống Khổng giáo. Bản thân tôi từng viết Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là người dàn xếp chính trị, đứng giữa các trung tâm quyền lực khác nhau.

Căng thẳng

Tại Việt Nam, sự căng thẳng đã xảy ra giữa Đảng và Nhà nước một khi sự chồng chéo trách nhiệm ngày càng giảm đi.
Một khía cạnh tiêu cực từ sự căng thẳng này có thể nhìn thấy trong vấn đề giám sát doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước.
"Bê bối lớn ở các tập đoàn nhà nước là dấu hiệu cho thấy Đảng phải xác lập sự lãnh đạo. Chính phủ không thể vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam."
Đảng muốn doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò thống lĩnh nền kinh tế. Nhà nước có trách nhiệm giám sát hoạt động và đóng góp kinh tế của khu vực này.
Nhưng những bê bối tham nhũng lớn đã có ở Vinashin, Vinalines và các công ty quốc doanh khác. Bê bối đó thuộc trách nhiệm trực tiếp của các viên chức nhà nước dính líu hoạt động phi pháp. Đồng thời chúng cũng phản ánh sự yếu kém về cơ cấu giữa Đảng và Nhà nước.
Chiến dịch phê bình và tự phê bình hiện nay của Bộ Chính trị bày tỏ mong muốn chỉnh sửa những yếu kém cơ cấu này, bằng cách xác định những thiếu sót và đề ra chính sách sửa chữa.
Chiến dịch hiện nay là một phần quá trình lịch sử, trong đó người ta thương lượng ranh giới trách nhiệm giữa Đảng và Nhà nước.
Bê bối lớn ở các tập đoàn nhà nước là dấu hiệu cho thấy Đảng phải xác lập sự lãnh đạo. Chính phủ không thể vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.


 

 Tiến sỹ Diện 'cực lực phản đối' Hà Nội
Cập nhật: 18:47 GMT - thứ năm, 16 tháng 8, 2012
Tiến sỹ Diện
Tiến sỹ Diện nói ông đang cân nhắc khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định phạt hành chính đối với ông
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện đã lên tếng phản đối quyết định xử phạt ông hơn bảy triệu đồng vì 'lợi dụng' internet gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự.
Trong tuyên bố được đăng trên blog basam hôm 16/8 và được chính ông Diện Bấm đăng lại, vị Tiến sỹ nói:
"Tôi cực lực phản đối QĐ xử phạt số 70/QĐ.XPVPHC của Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Văn Minh.
"Tôi phản đối quy chụp, vu khống của Đoàn thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đối với tôi.
"Trong quá trình làm việc, Đoàn thanh tra đã không hề xuất trình được bất cứ bằng cứ nào về việc “lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp thông tin” đã “gây phương hại đến trật tự an toàn xã hội”.
"Tôi sẽ xem xét để khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này”.
'Cưỡng chế'
Trong quyết định xử phạt ban hành hôm 6/8, Tiến sỹ Diện cũng bị cáo buộc "gây khó khăn cho hoạt động của Đoàn thanh tra" thành phố Hà Nội.
Sở Thông tin và Truyền thông cũng tuyên bố trong quyết định xử phạt:
"Ông Nguyễn Xuân Diện phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
"Quá thời hạn trên, nếu ông Nguyễn Xuân Diện cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành và phải chịu mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế."
Quyết định do Chánh thanh tra Nguyễn Văn Minh ký cũng nói ông Diện có quyền khiếu nại nhưng điều này "không làm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt".
BBC chưa liên hệ đươc với Tiến sỹ Diện để hỏi rõ khi nào ông nhận được quyết định xử phạt và liệu ông có thi hành quyết định này hay không.
 

Tin tức / Việt Nam

Mỹ tái khẳng định lập trường về nhân quyền và dân chủ hóa Việt Nam

Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear (trái) gặp gỡ Bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại Sài Gòn ngày 17/8/2012.
CỠ CHỮ
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear tái khẳng định lập trường của Hoa Kỳ nối kết vấn đề nhân quyền và dân chủ hóa Việt Nam với việc tăng cường hợp tác song phương.

Trong cuộc gặp gỡ hôm thứ Sáu (17/8) tại Sài Gòn với một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Việt Nam nói rằng dân chủ hoá Việt Nam vừa cần thiết cho sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ ở Á châu - Thái bình dương vừa đáp ứng khát vọng của dân tộc Việt Nam.

Ông Shear nói thêm rằng chính sách nhất quán của Washington là hợp tác kinh tế, quân sự với Việt Nam phải đi kèm với cải cách về nhân quyền và dân chủ. Ông Shear cho biết trong vòng một năm qua, kể từ khi ông đến nhận nhiệm sở ở Việt Nam, bản thân ông và các giới chức khác của tòa Đại sứ ở Hà Nội và tòa Lãnh sự ở Sài Gòn đã không ngừng hối thúc Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền, nhất là về tự do thông tin, phát biểu ý kiến và minh bạch trong vấn đề đất đai.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho biết ông đã bày tỏ quan tâm sâu sắc tới các tù nhân lương tâm còn đang bị cầm tù ở Việt Nam. Ông đã nêu lên các trường hợp tiêu biểu như Linh mục Nguyễn Văn Lý, nhạc sĩ Việt Khang, các blogger Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và Tạ Phong Tần. Bác sĩ Quế đã trao cho Đại sứ Shear danh sách cập nhật về tù nhân chính trị tại Việt Nam.
  

 Tranh chấp Biển Đông: Nỗ lực quân sự tăng cường giữa các tranh cãi ngoại giao
Phát ngôn viên Victoria Nuland nói rằng về vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ vẫn muốn tranh chấp được giải quyết qua thương lượng, và muốn thấy một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông

CỠ CHỮ
Căng thẳng Biển Đông tiếp tục sôi sục với những xích mích ngoại giao và các nỗ lực tăng cường quân sự. Cuộc ‘khẩu chiến’ giữa Trung Quốc với các nước có tuyên bố chủ quyền tại khu vực như Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, và với Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn trong lúc Mỹ khẳng định hậu thuẫn quân sự để bảo vệ quốc phòng cho Philippines và Bắc Kinh xúc tiến việc ký thỏa thuận sản xuất phi đạn với Indonesia.

 Tranh cãi ngoại giao giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các nước có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.

Các hành động gần đây của Trung Quốc hỗ trợ cho tuyên bố dành chủ quyền gần như toàn bộ trên Biển Đông đã liên tiếp gây nên những xích mích với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, và cả Hoa Kỳ, đồng minh quân sự của Nhật và Philippines.

Cùng lúc đó, truyền thông Trung Quốc liên tục đả kích Mỹ và báo chí nước ngoài là ‘nhúng mũi’ vào chuyện Biển Đông để gây rối và làm cho tình hình thêm căng thẳng.

Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc ngày 17/8 đăng bài bình luận lên án những lời cáo buộc mà họ gọi là ‘xuyên tạc sự thật, bóp méo luật lệ’ đối với Bắc Kinh.

Bài báo phản bác bài xã luận đăng trên tờ Washington Post của Mỹ một ngày trước đó cho rằng Hoa Kỳ đã hành động đúng khi chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Washington Post nói các tuyên bố chủ quyền bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước khác được quy định bởi Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.

Bài bình luận của Tân Hoa xã cho rằng cáo buộc này là vô căn cứ khi xác nhận bất kỳ cái gì nằm trong phạm vi 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của một quốc gia nào đó như các bãi đá hay các đảo nhỏ đều thuộc về đất nước đó bất kể là quốc gia đó có chủ quyền đối với những thứ đó hay không.

Bài viết của Tân Hoa xã khẳng định áp dụng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển đối với vấn đề Biển Đông là không đúng vì tranh chấp ở đây chỉ tập trung vào chủ quyền tại một số đảo và bãi đá ngầm tại khu vực và Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi tại các vùng này dựa trên chứng cứ lịch sử.

Đáp lại chỉ trích của bài xã luận đăng trên Washington Post cho rằng Trung Quốc quấy nhiễu quyền đánh bắt cá và thăm dò dầu khí của Việt Nam và Philippines, bài bình luận của Tân Hoa xã khẳng định Trung Quốc đã hết sức tự chế trong vấn đề Biển Đông và đồng thời tố cáo rằng chính hoạt động của các nước đánh bắt cá và chiếm đóng một số đảo và bãi đá của Trung Quốc bất hợp pháp được khuyến khích bởi sự ‘cố tình vờ như không biết’ của Hoa Kỳ đã châm ngòi cho căng thẳng trong khu vực.

Căng thẳng Biển Đông không chỉ sôi sục với những tranh cãi chưa có hồi kết mà còn với các nỗ lực tăng cường về quân sự.

Mới đây, Bộ Quốc phòng Indonesia xác nhận hợp đồng cùng sản xuất phi đạn với Trung Quốc sẽ được hai bên ký kết vào tháng 3 năm sau. Hiện Indonesia đang thảo luận với Trung Quốc về kế hoạch sản xuất phi đạn chống tàu C-705 trên đảo Java của Indonesia.

Bộ Quốc phòng Indonesia nói kế hoạch sản xuất phi đạn hải quân có tầm bắn 120 km giữa họ với Trung Quốc không nhằm phát triển liên minh vững mạnh hơn có liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Dù vậy, động thái thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa Indonesia với Trung Quốc diễn ra trong lúc căng thẳng về tranh chấp Biển Đông giữa Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á đang dâng cao mà Indonesia đang nỗ lực trong vai trò trung gian điều giải cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.

Giữa lúc đó, Hoa Kỳ một lần nữa lên tiếng khẳng định hậu thuẫn giúp đồng minh quân sự Philippines bảo vệ quốc phòng. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland, nhấn mạnh:

“Một phần trong hợp tác quân sự lâu dài với Philippines là Mỹ hỗ trợ Manila tăng cường khả năng nắm vững tình hình về phạm vi lãnh hải. Điều này vốn đã được bao gồm trong hợp tác quân sự giữa hai nước trước nay và sẽ được tiếp tục, trong đó có việc chia sẻ thông tin, xây dựng năng lực.”

Liên quan vấn đề Biển Đông, bà Nuland nói tiếp:

“Chúng tôi đang nói tới việc giúp Philippines nhận thức rõ những gì đang diễn ra và hỗ trợ đồng minh của mình bảo vệ an ninh quốc gia. Về vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ vẫn muốn tranh chấp được giải quyết qua các cuộc thương lượng giữa các bên liên quan. Chúng tôi muốn nhìn thấy một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.”

Phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra trong bối cảnh khu trục hạm mang phi đạn có điều khiển của Mỹ, USS Milius, sắp cập cảng Nam Manila của Philippines vào cuối tuần này.

Chuyến thăm hữu nghị kéo dài 4 ngày này nhằm nêu bật mối liên hệ chặt chẽ giữa Washington với Manila giữa lúc ngọn lửa tranh chấp Biển Đông vẫn tiếp tục bùng cháy.

Nguồn: VOA/Xinhua/Stars and Stripes/US Navy/GMA
 http://www.voatiengviet.com/content/tranh-chap-bien-dong-no-luc-quan-su-tang-cuong-giua-cac-tranh-cai-ngoai-giao/1490107.html

 

 Hoa Kỳ lại cho một khu trục hạm 
ghé cảng Philippines 
Khu trục hạm USS Milius được trang bị tên lửa Aeagis (US Defense)
Khu trục hạm USS Milius được trang bị tên lửa Aeagis (US Defense)

Trọng Nghĩa
Theo thông báo của cả Hải quân Philippines lẫn Đại sứ quán Mỹ tại Manila, khu trục hạm Mỹ USS Milius sẽ ghé cảng Manila từ hôm nay 18/08 cho đến ngày 21/08/2012. Vào lúc Washington và Bắc Kinh đang tranh cãi trên hồ sơ Biển Đông, chính quyền Manila cố tìm cách giảm nhẹ ý nghĩa của chuyến ghé cảng này.

Phát biểu vào hôm qua 17/08/2012, Đại tá Omar Tonsay, phát ngôn viên Hải quân Philippines đã xác nhận chuyến ghé cảng của khu trục hạm Mỹ trong bốn ngày, nhưng nói rõ là đó “không phải là một chuyến thăm chính thức và do đó, sẽ không có hoạt động giao lưu với Hải quân Philippines". Theo đại tá Tonsay, chiến hạm Mỹ chỉ ghé cảng Manila để được tiếp tế nhiên liệu mà thôi. 
Về phần mình, Đại sứ quán Mỹ tại Manila lại xác định rằng “chuyến thăm (của chiến hạm Milius) nêu bật các mối liên kết chặt chẽ về mặt lịch sử, cộng đồng và quân sự giữa Hoa Kỳ và Cộng hoà Philippines”. 
Khu trục hạm Milius thuộc lớp chiến hạm Arleigh Burke được trang bị loại tên lửa được hướng dẫn Aeagis. Báo chí Philippines ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên từ đầu năm đến nay mà một khu trục hạm thuộc lớp này ghé cảng Philippines trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang căng thẳng sau các hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ. 
Các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc đã buộc Hoa Kỳ phải lên tiếng chính thức bày tỏ thái độ quan ngại, trong một bản tuyên bố của phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ ngày 03/08, đặc biệt chỉ trích việc Trung Quốc thiết lập đơn vị quân sự đồn trú tại vùng Biển Đông, đồng thời phản đối mọi hành vi hù dọa, cưỡng ép.
Bản tuyên bố này được cho là gián tiếp bênh vực các nước nhỏ trong vùng như Philippines và Việt Nam đang phải chịu sức ép của Bắc Kinh. 
Trung Quốc đã gay gắt phản ứng, cho rằng Mỹ không được quyền can thiệp vào công việc gọi là “nội bộ” của Bắc Kinh, phải tôn trọng điều được Trung Quốc gọi là “chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ” của họ.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120818-hoa-ky-lai-cho-mot-khu-truc-ham-ghe-cang-philippines

No comments: