HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 84
quốc!!! Nay kể lại chuyện cố nhân, tôi đã đốt nén hương hướng lên anh linh chiến sĩ cách mạng
khấn vái!
Tới đây, tôi cũng nhớ tới công lao của mấy bà "Mẹ chiến sĩ", đêm tối, canh khuya, dầu
khó khăn mấy, có con chiến sĩ ở mặt trận về, hoặc đi công tác về, cũng lo nấu nướng cho con ăn.
Tất cả chiến sĩ giành độc lập đều là con. Nay thì mặt không ráo lệ, hoặc không còn lệ mà khóc!
Viết đã dài. Tôi phải dứt. Và trước khi chấm dứt, tôi muốn đọc bài viết của Nguyễn Thúc
Lang, vừa bạn học của Thâu vừa bạn của tôi:
HAI CHUYẾN ĐI
Trung tuần tháng 8 năm 1939, hay tin Thâu nằm điều trị tại Nhà thương Chợ Rẫy, tôi có
đến thăm Thâu và Thâu cho tôi hay Thâu đã được Thống đốc Nam Kỳ chấp thuận cấp cho Thâu
giấy thông hành (passeport) qua Bỉ quốc trị bịnh. Thâu nói: "Nhà cầm quyền viện lẽ rằng quyết
định trục xuất Thâu khỏi nước Pháp năm 1930 vẫn còn hiệu lực nên chỉ cho Thâu qua nước
Bỉ". Thâu nói thêm: "Khi qua đến nơi rồi, Thâu sẽ quyền biến, từ Bỉ quốc Thâu có thể tìm cách
qua Pháp hay nước nào khác tùy ý". Thâu hứa khi nào biết chắc ngày ra đi sẽ tin cho tôi biết.
Vài ba ngày sau, Thâu nhắn tôi đến nhà hàng Tân đại lục (Sánh Tai Luk) là tiệm cơm
Tây tại từng dưới tửu lầu ngày nay mang hiệu "Arc en Ciel", đường Jaccaréo (nay là đường Tản
Đà). Khi tôi đến nơi thì Thâu và Dương Văn Giáo đã có mặt. Buổi tiệc hôm đó chúng tôi chỉ có
ba người, ba anh em đã thân thiện với nhau từ lâu tuy không đồng chí hướng. Thâu nói hai ngày
nữa Thâu sẽ đáp tàu qua Âu châu, khi cấp giấy thông hành sở mật thám có buộc điều kiện là
Thâu không được cho ai biết ngày ra đi và anh em không được tiễn đưa Thâu tại bến tàu.
Bữa cơm này là một tiệc tiễn hành, tôi không ngờ lần này là lần chót của tôi gặp Dương
Văn Giáo và Tạ Thu Thâu.
Một thời gian sau, có người bạn cho tôi biết: Thâu đáp tàu nào không rõ, nhưng khi tàu
ghé Tân Gia Ba (Singapore) là nhằm ngày 1.9.2939, Đệ nhị Thế chiến đã bùng nổ bên trời Âu,
Thâu bị bắt buộc trở lại Saigon. Hình như biện pháp này không phải chỉ áp dụng cho một mình
cá nhân Thâu. Chuyến tàu mà Thâu đã đáp từ Saigon bị tạm giữ tại Tân Gia Ba để chờ đợi ngày
nào được tiếp tục hành trình qua Âu châu. Đó là một quyết định của hải quân Anh quốc: vì Đức
quốc vừa khai chiến, chưa biết đường biển chỗ nào tàu bè hàng hải có thể qua lại được. Hành
khách người Âu có thể chờ tại Tân Gia Ba, nhưng hành khách người Á đều bị bắt buộc trở lại
xuất xứ.
Riêng đối với Tạ Thu Thâu, phải chăng đó là một duyên kiếp: 1930 bị trục xuất từ Pháp
quốc, 1939 bị giải hồi từ Tân Gia Ba; con dân Việt Nam phải sống trên đất Việt, phải gởi nắm
xương tàn dưới lòng đất mẹ.
1939-1940, thời cuộc biến chuyển, tất cả đều bị đảo lộn. Quân đội Nhựt chiếm Đông
Dương, quân đội Đức chiếm nước Pháp. Như đã nói trong chương I, Tạ Thu Thâu cũng như
Nguyễn An Ninh và các nhà cách mạng, các người Việt "làm chánh trị" đều bị bắt.
Tháng 4 năm 1940, Tạ Thu Thâu bị đày ra Côn Đảo.
1945, thời cuộc càng biến đổi dữ dội, mau chóng:
Ngày 9 tháng 3, Nhựt đảo chánh Pháp,
Ngày 25 tháng 8, Việt Minh nắm chánh quyền.
Tạ Thu Thâu từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc trở về Nam.
Trên con đường thiên lý, tại "Cánh Đồng Dương" bờ biển Mỹ Khê, ác nghiệt thay! Nhà
Cách mạng Tạ Thu Thâu là nạn nhơn số một của một cuộc Cách Mạng đầy máu lửa.
*
Theo dư luận của đại chúng, một nhân tài như Tạ Thu Thâu có đức tánh cao khiết, có
tấm lòng thương nước nồng nhiệt, thay vì hướng về một lý thuyết Ngoại lai, để bị "kẹt" trong một
cuộc đối nghịch viễn vong không liên quan đến đại cuộc của nước nhà, mà chỉ luôn luôn theo con
đường quốc gia dân tộc thì may mắn cho đất nước biết bao! Thời thế tạo anh hùng, nhưng anh
hùng cũng có thể tạo thời thế!
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 85
Đọc xong lời Thúc Lang, tôi nhỏ lệ trên giấy, nhớ bạn, nhớ chiến sĩ ái quốc, nhớ bao
nhiêu nhà ái quốc bị Cộng sản Đệ tam sát hại!
Rồi tôi khóc òa khi đọc bạn Điền Nguyên Nguyễn Văn Đính:
KHÓC NHÀ CÁCH MẠNG TẠ THU THÂU
(Thác lời Bà Nguyễn Thị Ánh, góa phụ Tạ Thu Thâu)
Khóc Tạ Thu Thâu: Anh chưa chết!
Anh chưa chết, nghĩa là Anh còn sống
Trong lòng Em, Anh sống mãi với thời gian
Tạ Thu Thâu! Tạ Thu Thâu!
Vốn tiên phong "ngạo khí hoành sương"
Anh chưa chết
Nhưng người ta đồn Anh đã chết!
Em muốn tin
Rằng Anh đã chết
Một lần đi
Cho ráo hết lệ hoài nghi
Cho tiếng khóc biệt ly... sầu cao ngất
Cho tiếng nấc được tự do lên cao vút
Cho nước mắt được trào lên đưa trôi bớt
Những băn khoăn
Rạn nứt nát buồng tim
Những băn khoăn
Từ tháng chín bốn lăm (09/1945)
Từ Quảng Ngãi
Bay tin về: "Thâu đã chết"!...
Trong lòng Em, Anh chưa chết!
Chưa chết thì
Em chưa vứt hết mọi niềm tin
Tin rồi đây
Sẽ rạng rỡ ánh bình minh
Cho dân tộc
Cho lòng trung trinh trắng đợi.
Saigon ngày 19.08.1969
Điền Nguyên Nguyễn Văn Đính
(Cát Nhân Trần Kim Quan sao lục gởi tới Rennes 18.01.1987) 1
Rồi tôi cũng:
KHÓC TẠ THU THÂU
Thu tàn lá rụng gió kêu sầu
Nhớ bạn người to sắc diện âu
Diễn thuyết thao thao lời hấp dẫn
Luận bàn sắc bén ý cao sâu
Đồng bào ca ngợi ưng tôn thủ (thủ lãnh)
"Ác hữu" rình mò muốn lấy đầu
Bị hại đường về qua Quảng Ngãi
Để người thương khóc Tạ Thu Thâu
1- Bài này do bạn Cát Nhân Trần Kim Quan chuyển đạt với sự thương nhớ Tạ Thu Thâu.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 86
Tôi khóc Tạ Thu Thâu và ngậm ngùi nhớ hai bạn Nguyễn Thúc Lang và Nguyễn Văn
Đính đã quá cố tại Saigon sau biến cố 1975.
Rennes Mãnh thu
Quí Dậu1
1- Bài này đã soạn từ mấy thu trước. nay sắp xếp lại cho đăng báo để nhớ bạn và sắp xếp mà còn lộn xộn vì cái tuổi cao
niên. Mong bạn đọc lượng giải cho.
87
MỘT NHẬN ĐỊNH VỀ
TRẦN ĐỨC THẢO
(Hoàng Khoa Khôi)
Nhân đọc bài "Cái chết lần thứ hai của triết gia Trần Đức Thảo" đăng trong tạp chí "Thế
kỷ 21" (Hoa Kỳ) và "Trăm con" (Canada), thấy tác giả Phạm Trọng Chánh có nói đến tên tôi để
viện dẫn ông Thảo không phải là người trốt-kít, tôi xin phép được góp thêm một vài ý kiến:
1. Ông Thảo không những không phải là trốt-kít mà ông còn là người đã từng đối lập
triệt để với trốt-kít trong những năm 1947-1951.
Năm 1947, trong bài "Vấn đề Việt Nam dưới con mắt phái trốt-kít" đăng trên tạp chí
"Thời mới" (Temps Moderne) của Jean Paul Sartre, Trần Đức Thảo cực lực bác bỏ quan niệm của
trốt-kít về tính chất của cuộc cách mạng Việt Nam. Theo ông, cách mạng Việt Nam không thể tái
diễn theo mô hình cách mạng Nga năm 1917. Không những ở Việt Nam mà bất kể xứ nào ở Đông
phương đều không thể có cách mạng vô sản. Ông tán thành Việt Minh đã biết "ngừng cuộc đấu
tranh giai cấp" và tán thành đảng Cộng sản Việt Nam đã biết "tự động giải thể". Ông viết: "Từ
Ma-rốc đến Nam-dương... không có một đảng Cộng sản nào đáng kể. Lời kêu gọi vô sản Việt
Nam, nếu làm cách mạng sẽ mất đi trong bãi sa mạc... Nếu vô sản Việt Nam nắm chính quyền,
hành động của họ cũng chỉ là tượng trưng, nhất là họ sẽ bị đè bẹp ngay".
Đối với Trần Đức Thảo, cuộc cách mạng Việt Nam muốn đi đến thành công, phải là cuộc
"cách mạng tiểu tư sản, do giai cấp tiểu tư sản lãnh đạo". Ông trách cứ trốt-kít đã "khinh thường
một cuộc cách mạng tiểu tư sản [Việt Nam] như thế, kết cục là ủng hộ gián tiếp những mưu mô
của thực dân". Ám chỉ trốt-kít, ông nói: "Rõ ràng cái bản năng đế quốc cũ đã lộ ra dưới cái mặt
nạ cách mạng" (coi bản dịch tiếng Việt đăng trên tạp chí "Văn hóa Liên hiệp" số 15-7-1949).
Tôi nhắc lại giai đoạn này để chứng thực sự cách biệt tư tưởng giữa ông Thảo và trốt-kít
là sự cách biệt sâu rộng, trên những vấn đề căn bản. Tuy thế, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cứ
tiếp tục chụp cho ông cái mũ trốt-kít, rồi viện cớ đó để trù dập ông một cách vô lý.
2. Năm 1951, sau khi đảng Cộng sản Đông Dương tái lập dưới hình thức đảng Lao động
Việt Nam và sau khi Mao Trạch Đông giành được chính quyền ở Trung Quốc, quan niệm của ông
Thảo hoàn toàn đổi ngược. Trong cuốn "Triết lý đã đi đến đâu?" do Nhà xuất bản Minh Tân ở
Paris ấn hành, ông khẳng định cách mạng ở Việt Nam cũng như Trung Quốc "biểu lộ đặc biệt ý
nghĩa một cuộc cách mạng vô sản". Theo quan niệm mới này của ông Thảo, cách mạng vô sản
không những thành công ở Việt Nam và Trung Quốc mà sẽ thành công ở các xứ Đông phương.
Ông viện lẽ: "Tư tưởng Đông phương, từ xưa tới nay, không phân ly vật thể và tinh thần, tự nhiên
và ý niệm, vậy hiểu một cách dễ dàng phương pháp duy vật biện chứng" của chủ nghĩa mác-xít.
Ngược lại, trái với Karl Marx, ông phủ nhận cách mạng vô sản ở Âu Tây. Bởi vì, theo ông, "tư
tưởng Âu Tây đã từ lâu đi vào con đường trụy lạc", "hoàn toàn hư nát", "chủ nghĩa mác-xít tương
phản với hình thức văn minh Âu Tây". Đề cao cách mạng vô sản Đông phương, ông viết: "Đông
phương thực hiện chủ nghĩa mác-xít, đã thành một khối dân chủ thống nhất 700 triệu người, từ
Đông Âu đến Thái Bình Dương, sống một đời chứa chan hi vọng..."
Karl Marx đặt cơ sở lý luận của mình trên căn bản của sự phát triển kinh tế và sự tiến bộ
kỹ thuật và khoa học, những yếu tố cơ bản tạo điều kiện cho sự thành công cách mạng vô sản và
cho sự xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên lúc sinh thời, Marx không đề cập vấn đề cách mạng
vô sản ở Đông phương. Đến thời Lenin, tư bản chủ nghĩa trở thành đế quốc chủ nghĩa, mặc dầu
Báo "Thông luận" (Pháp) số 64, tháng 10-1993.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 88
chủ trương cách mạng vô sản ở Nga nhưng toàn bộ chiến lược cơ bản của Lenin là đặt hi vọng
vào sự bùng nổ cách mạng ở các xứ tiền tiến châu Âu (như Đức, Pháp, Anh v.v...). Trần Đức
Thảo coi "tư tưởng" là yếu tố chủ yếu của sự biến đổi các chế độ xã hội. Cho nên ông đã đi đến
kết luận "chỉ có Đông phương mới thực hiện được chủ nghĩa mác-xít". Nếu cần phải đánh giá
đúng mức quan niệm của ông Thảo, ta có thể nói đó là quan niệm duy tâm của các trường phái
duy tâm chủ nghĩa. Ông Thảo gần gụi với chủ nghĩa duy ý chí của Mao hơn là chủ nghĩa duy vật
và khoa học của Marx.
3. Từ năm 1947 đến 1951, sự thay đổi tư tưởng của ông Thảo là một điều khó hiểu.
Thoạt nhìn, tưởng như ông có lập trường khác biệt với đảng Cộng sản Việt Nam. Nhận xét kỹ, tư
tưởng ông gắn liền với đường lối "từng giai đoạn" của đảng này.
Đảng Cộng sản Việt Nam phân chia cách mạng làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là "cách
mạng tư sản" (ông Thảo gọi là "cách mạng tiểu tư sản"). Giai đoạn thứ hai là cách mạng vô sản.
Những gì đảng coi là chiến thuật, sách lược v.v..., ông Thảo nêu thành nguyên lý và chân lý.
Riêng có một điều ông hiểu sai là khi ông nói "cách mạng tiểu tư sản do giai cấp tiểu tư sản lãnh
đạo". Thực tế, do đảng Cộng sản, mệnh danh thay mặt cho giai cấp vô sản, lãnh đạo.
Viết cuốn "Triết lý đã đi đến đâu?", ông Thảo nhằm đưa vai trò của Stalin và Mao lên
hàng những người kế nghiệp chính đáng của chủ nghĩa mác-xít. Thái độ này cũng là thái độ của
đảng Cộng sản Việt Nam (đảng đã ghi "tư tưởng" Mao vào Hiến pháp, văn phẩm của ông Hồ Chí
Minh, trong giai đoạn này, đều mang dấu ấn của chủ nghĩa mao-ít).
Thế nhưng tại sao đảng vẫn gắn cho ông Thảo cái nhãn hiệu "trốt-kít"? Đây là một "thủ
thuật" mang tính tâm lý mà đảng đã từng sử dụng rất có hiệu quả. Ban lãnh đạo đảng thừa biết
ông Thảo không phải là trốt-kít, nhưng họ vẫn đem cái gông đó tròng vào cổ ông, vì họ vẫn
không tha thứ một số hành động của ông mà họ coi là xung khắc với đường lối của đảng. Cái hồ
sơ lý lịch của ông họ đã nắm giữ, từ lúc ông nhập đảng! Thứ nhất, năm 1944-1946, ông đã cộng
tác với trốt-kít ở Pháp, thành lập Tổng Ủy ban Đại diện Việt kiều (Délégation Générale des
Indochinois en France) thay mặt cho 20.000 Việt kiều ở Pháp. (Tổ chức này không những đứng
ngoài vòng của đảng Cộng sản Pháp (PCF), mà còn có những hành động đối nghịch...). Thứ hai,
vào năm 1946, ông Thảo bất đồng ý kiến với Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3 và ông đã tuyên bố công
khai chống cuộc đổ bộ của quân đội Leclerc ở Việt Nam. (Thái độ này chống với đường lối của
đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng lại giống thái độ của trốt-kít). Thứ ba, năm 1956, ông Thảo đã
cộng tác với nhóm "Nhân văn Giai phẩm", phê bình đảng, đòi dân chủ. Bằng ấy chứng cớ cũng
đủ cho đảng không thể tin cậy vào lòng trung thành của ông. Họ buộc ông phải hoàn toàn nhắm
mắt theo đảng. Cái "tội" của ông là chỉ nhắm mắt một nửa.
Trù dập ông Thảo bằng cách gắn cho ông cái nhãn hiệu "trốt-kít", đảng còn nhắm mục
đích cảnh cáo đội ngũ trí thức của đảng, chớ có dại mà theo gương ông Thảo. Hai chữ "trốt-kít"
tạo ra tâm lý cho mọi người sợ nó. Vì nó đồng nghĩa với "gián điệp", "Việt gian", "tay sai cho
thực dân, đế quốc", nếu không phải là "sát nhân", "giết hại đồng bào"! Hai chữ "trốt-kít" treo
lửng lơ trên đầu ông Thảo, như cái lưỡi kiếm Damoclès, gây cho cân não ông một mối lo sợ
thường xuyên. Kết quả, có lúc ông Thảo nhìn đâu cũng thấy gián điệp và trốt-kít. Hồi ông vừa
qua Pháp, một người cựu đại biểu công binh (lính thợ Việt Nam), bạn cũ của ông, gặp ông hỏi
đang viết sách gì, được ông trả lời: "Có viết gì được nhiều đâu, bọn trốt-kít nó phá quá!" Ông bạn
cựu công binh hỏi lại: "Anh cho biết trốt-kít đó là ai?" Ông nói: "Bọn Althuser chứ còn ai". Hai
chữ "trốt-kít" đã ám ảnh ông Thảo đến nỗi ông đã nhầm lẫn Althuser với trốt-kít! (Althuser là
triết gia, cựu đảng viên của đảng Cộng sản Pháp - PCF).
4. Vào cuối đời mình, ông Thảo đã biểu lộ sự cố gắng sửa đổi một số sai lầm, đặc biệt về
sự nhận định vai trò lịch sử của Stalin và Mao. Đối với Stalin, ông đã thanh toán bằng cuốn sách
nhan đề "Triết lý của Stalin", trong đó, ông hạ bệ Stalin như một người thiển cận, không am hiểu
gì về thuyết biện chứng của chủ nghĩa mác-xít. Đối với Mao, ông viết một loạt bài đả kích nhà
triết lý Althuser mà ông coi là môn đồ của Mao và chủ nghĩa mao-ít. Một điều đáng chú ý: ông
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 89
cũng như ông Nguyễn Khắc Viện, sửa sai nhưng không bao giờ tự phê bình là mình đã sai và vì
sao đã sai? Hai ông hình như cho rằng sự sai lầm của các ông là do lỗi của đảng!
Thái độ chỉ trích Stalin và Mao của ông Thảo gây thêm sự nghi ngờ của đảng đối với
ông. Cứ cái đà ấy, biết đâu, một ngày kia ông lại chẳng đụng đến Hồ Chí Minh, thần tượng của
đảng! Trong đám trí thức có óc phê bình như ông Thảo, nhiều người đều biết Hồ Chí Minh từ
1950 đến 1965, đã viết bài hoặc có lời tuyên bố đặt Mao ngang hàng với Karl Marx và coi Mao là
nhà lý thuyết bậc nhất, không ai có thể thay thế nổi. Nói đến Stalin, nói đến Mao mà không nói
đến Hồ Chí Minh, đó là một điều còn thiếu sót trong quá trình tiến triển của ông Thảo!
Theo lời kể lại của những bạn bè xung quanh ông Thảo, đảng vẫn cảnh giác, đề phòng
những việc ông làm, những bài ông viết tại quán trọ Le Verrier. Thậm chí nhiều người còn đặt
nghi vấn về cái chết bất ngờ và nhanh chóng của ông.
Hết thời hạn hộ chiếu, đảng đòi ông phải về nước, không muốn ông ở lại Paris thêm một
ngày nào nữa. Ông cưỡng lại không chịu về. Bạn bè ông phải lập hội quyên tiền giúp cho ông
sống. Tóm lại, đảng vẫn nghi ngờ ông. Đảng chỉ được yên tâm khi ông đã nhắm mắt.
5. Trong bài "Cái chết lần thứ hai của triết gia Trần Đức Thảo", ông Phạm Trọng Chánh
ghi cái chết lần thứ nhất của ông Thảo vào năm 1968, nghĩa là sau vụ án "Nhân văn Giai phẩm"
(1956). Theo tôi, cái chết lần thứ nhất của Trần Đức Thảo phải kể từ năm 1951, năm ông viết
cuốn "Triết lý đã đi đến đâu?", nhầm lẫn chủ nghĩa mao-ít và xta-lin-nít với chủ nghĩa mác-xít.
Bắt đầu từ năm ấy, ông đã dấn mình vào một thế giới - thế giới xta-lin-nít - xa lạ với bản chất con
người ông. Những ai đã quen biết ông Thảo, những năm 1944 - 1946, khi ông còn là một thanh
niên ngụ tại nhà số 10 phố Sorbonne, quân 5 (Paris), đều biết ông là người "kiêu hãnh" (fier), tự
tin, tự trọng. Ông không kiêng sợ ai và không ai làm ông phải khâm phục. Con người ngang tàng
và thông minh ấy đã bị bộ máy xta-lin-nít bẻ gãy, nghiền nát. Con người ấy đã phải sống khuất
phục hàng chục năm, dưới một chế độ đầy quyền lực, tôn ti trật tự, sùng bái lãnh tụ. Hỏi làm sao
chịu đựng nổi lâu ngày mà không công phẫn, thỉnh thoảng ông đã cất lên tiếng nói. Nhưng sau
mỗi lần, tiếng nói của ông bị đập tan. Không những thế, người ta còn bắt ông thú nhận những tội
lỗi mà ông không làm. Người ta đã áp lực bạn bè ông viện ra những bằng chứng bịa đặt, tố cáo
ông như một tội phạm. Trong vụ "Nhân văn Giai phẩm", đảng sai ông đúng, nhưng ông đã phải
"xin lỗi trước đảng và trước nhân dân". Trong việc cộng tác với trốt-kít để huy động phong trào
Việt kiều ở Pháp chống chế độ thực dân, ông đúng đảng sai, nhưng đảng đã ghi vào hồ sơ lý lịch
của ông: "Thỏa hiệp với bọn trốt-kít phản động, tay sai của đế quốc!" Có hiểu bản chất con người
ông Thảo mới hình dung được những đau khổ của ông, đứng trước những oan trái mà ông đã âm
thầm gánh chịu. Những oan trái đó, ông đã mang theo cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.
Cái chết lần thứ hai của ông Thảo, theo tôi, là khi đảng gắn trên quan tài ông tấm huy
chương, ngụ ý đảng thưởng công cho "con người yêu quí, trung thành của đảng". Còn sự chua
chát nào hơn đối với hương hồn một người như ông! Khi ông còn sống, đảng đã bội bạc, vùi dập
ông. Khi ông chết, đảng vẫn không tha mà còn tìm cách "chiếm lãnh" (récupérer) con người ông,
làm lợi khí tuyên truyền cho đảng.
6. Tôi được biết ông Thảo trong thời gian 1944 - 1946, khi chúng tôi cộng tác với nhau,
gây dựng phong trào Tổng Ủy ban Đại diện Việt kiều tại Pháp. Chúng tôi cùng ở xóm La Tinh
(Paris 5), nhà tôi cách nhà ông Thảo chừng 5 phút đi bộ. Chúng tôi gặp nhau luôn, coi nhau là
bạn. Năm 1946, ông Hồ Chí Minh qua Pháp, lôi kéo trí thức quốc gia rời bỏ sự đoàn kết với trốtkít.
Từ ngày ấy, ông Thảo và tôi chia tay nhau. Ông đứng về lập trường của Stalin và Mao, chống
trốt-kít. Tôi bênh vực trốt-kít, chống chủ nghĩa mao-ít và xta-lin-nít. Trong những năm 1947-
1951, tôi có viết nhiều bài đăng trên mặt báo "Vô sản" và "Tiếng thợ" công khai tranh luận với
ông Thảo. Với sự hăng say của tuổi trẻ thời đó, phía trốt-kít cũng như phía ông Thảo, đôi khi đã
dùng những chữ, những câu "quá lời"! Nhưng nội dung vẫn giữ được phong cách một cuộc đấu
tranh tư tưởng và chính trị. Về phần tôi, tôi không bao giờ coi ông là "kẻ thù" (ennemi) mà chỉ coi
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 90
là người đối lập (adversaire). Truyền thống phong trào lao động coi sự bất đồng tư tưởng là
thường. Chỉ tới thời đại Stalin, nó mới bị coi là tội ác, cần phải diệt trừ!
Đối với tôi, về mặt tư tưởng, ông Thảo sau này không còn là ông Thảo thời xưa nữa.
Nhưng, trước cũng như sau, tôi vẫn tôn trọng ông là người đã từ bỏ công danh ở Pháp, can đảm
trở về quê hương, với hoài bão đem tài năng cống hiến cho cuộc giải phóng dân tộc.
Ngày đám tang ông, tôi có mặt ở nghĩa địa Père Lachaise, giữa đám bạn bè cũ của ông.
Tôi không giữ nổi cảm xúc khi nhớ lại quãng đời chông gai của ông mà tôi được chứng kiến.
(Paris, tháng 8-1993)
91
Nói chuyện với ông
Hoàng Khoa Khôi, trưởng ban chủ biên dịch
thuật cuốn
"Cuộc cách mạng bị phản bội"
(Vũ Huy Quang thực hiện)
Những nhận định lịch sử cần sòng phẳng & Những suy luận chính trị
cần công khai.
Bản dịch - từ Pháp văn sang Việt văn - cuốn "Cuộc cách mạng bị phản bội" (nhan đề
tiếng Anh là "The Revolution Betrayed - What is The Soviet Union and Where is it
Going?", Pathfinder Press xuất bản ở New York) là một công trình tập thể của những
người trong phong trào Đệ tứ ở Pháp, mà ông Hoàng Khoa Khôi là trưởng ban chủ biên.
Cuốn sách được phát hành ở Mỹ từ giữa năm 1993.
Vốn chưa hề được dịch ra Việt ngữ, "Cuộc cách mạng bị phản bội" là một trước tác
của lãnh tụ Đệ tứ Quốc tế Leon Trotsky (1879 - 1940), viết xong từ tháng 8-1936, nội dung
để "chỉ thẳng vào bộ mặt thật, chứ không nói đến cái mặt nạ"1 của Stalin và của Đệ tam
Quốc tế... Cho nên, đó là một cuốn sách ít được nhắc đến từ đủ mọi phía, cả trong nước
lẫn ngoài nước, cả những người cộng sản và không cộng sản. Tầm quan trọng của cuốn
sách này, theo ông Hoàng Khoa Khôi viết trong "Lời giới thiệu", là "không thể hiểu sự
sụp đổ của Liên Xô nếu không có sự nhận xét minh bạch về quan liêu. Vì một lẽ giản dị:
tệ quan liêu chứ không phải chủ nghĩa mác-xít đã gây nên sự sụp đổ này".
Chúng ta hãy tự đặt mình vào vai trò một người điều tra. Nếu cộng sản lỗi thời, sao
còn những người Đệ tứ? Nếu cộng sản tốt lành, sao nhiều người liều chết ra đi? Nếu tư
bản xấu xa, sao chúng ta đến tị nạn với họ? Nếu người quốc gia thông minh tài trí, sao họ
đánh đâu thua đấy? Sao những cuộc biểu tình chống cộng, tuy không ai phản đối mà chỉ có
một số quá ít người tham gia? Sao các tuyên cáo và các phong trào kháng chiến lại trở
thành bi hài kịch? Sao chúng ta chống chụp mũ... mà chính chúng ta, ai nấy cùng vui vẻ
chụp mũ? Sao chúng ta hèn nhát mà đòi người trong nước "đứng lên"?... Những câu hỏi
này không ai giải đáp giùm cho ai. Khi nói đến việc đòi dân chủ... mỗi người trong chúng
ta đã đủ trưởng thành để tự giải đáp chưa? Có phải, chúng ta cần đối thoại trong tinh
thần... dân chủ hay không? Chúng ta đã biết trao đổi tư tưởng một cách dân chủ chưa?
Cho nên, đôi lúc, chúng tôi nghĩ rằng có lẽ các chữ "cộng sản", "tư bản", "quốc gia",
"quốc tế", "dân chủ", "chuyên chính"... đều cần phải được định nghĩa lại. Lại nữa, nếu
chúng ta đồng ý rằng "giai cấp cường hào mới" ở Việt Nam đã và đang gây ra những trì
trệ, bất công cho tinh thần dân chủ, tinh thần đấu tranh - những từ ngữ đang là thời
trang trên đầu môi, mũi bút mọi người - thì phải chăng, càng chỉ thẳng vào nó từ đủ mọi
phía, càng qui tụ được sức mạnh chống độc tài? Cùng với nhiều sách vở, tư liệu khác của
những người mác-xít thuộc nhóm Đệ tứ như "Tờ trình bí mật của Khrushchev", "Về
phong trào Đệ tứ" v.v..., "Cuộc cách mạng bị phản bội" là một cuốn sách có nội dung phê
phán như thế.
Báo "Viet Journal" (Hoa Kỳ) số tháng 6-1994.
1- "We intend to show the face and not the mask" (Leon Trotsky, Intr. "The Rev. Betrayed", 1st. Pub. 1937).
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 92
Bị động viên trong cuộc chiến tranh 1939 - 1940, qua Pháp từ năm 1939 trong lực
lượng Lính thợ (ONS), ông Hoàng Khoa Khôi là một người trong nhóm chủ trương các tạp
chí "Vô sản" (1944), "Tiếng thợ" (1950), "Quan sát" (1963), "Nghiên cứu" (1981),
"Chroniques Vietnamiennes" (1985). Cạnh đó, ông tham gia nhóm dịch thuật các tác
phẩm "Cuộc cách mạng bị phản bội", "Tờ trình bí mật của Khrushchev" (cuốn sách Việt
ngữ đầu tiên ghi lại đầy đủ những nhận định cuối cùng của Lenin về Stalin và Trotsky, mà
đảng Cộng sản Việt Nam không hề công bố) và cũng là người từng bút chiến với các ông
Nguyễn Khắc Viện, Trần Đức Thảo... từ những thập niên 40 và 50, trên các tờ báo Pháp
ngữ và Việt ngữ ở Pháp.
Ông thuộc nhóm Đệ tứ Việt Nam ở Pháp, đã vận động và ký tên cùng 300 trí thức
trong "Bản kêu gọi đòi trả tự do cho Dương Thu Hương" (Liberté pour Dương Thu
Hương) khi nhà văn này bị bắt giữ. Ông cũng đã lên tiếng trên đài RFI về cái chết mờ ám
của Tạ Thu Thâu và là tác giả bài viết "Ai giết Tạ Thu Thâu và những người trốt-kít Việt
Nam?", từng được đăng tải trên báo chí hải ngoại (đăng lại trong tập "Hồ sơ của phong
trào Đệ tứ Việt Nam", tập 1).
Lần đầu tiên sang Mỹ vào lúc đã trên 70 tuổi, ông Hoàng Khoa Khôi đã dành cho
chúng tôi một cuộc tiếp xúc riêng kéo dài 4 giờ, tại Orange County (California).
Cuộc nói chuyện ấy, được ghi lại sau đây, khởi đầu rất từ tốn, chậm rãi, nhưng đã rất
sôi nổi về sau. Thì giờ eo hẹp, nhưng khi dứt cuộc nói chuyện, bất đồng tuy vẫn còn, nhưng
cảm thông đã tăng lên nhiều. Vì tầm vóc của các dữ kiện và các nhận định lịch sử bấy lâu
bị che khuất, vùi lấp..., ông Hoàng Khoa Khôi đồng ý rằng nên phổ biến công khai cuộc
trao đổi ý kiến này, vì "Dân chủ là công khai".
Nội dung cuộc nói chuyện khái lược này đã chú trọng vào các vấn đề độc tài, sùng bái
lãnh tụ, cùng tinh thần đấu tranh cho dân chủ. Tiếp xúc với ông Hoàng Khoa Khôi, chúng
tôi nhấn mạnh quanh bốn câu hỏi chính, liên quan đến chủ nghĩa mác-xít - lê-nin-nít,
Stalin, Hồ Chí Minh, Trotsky... Và đã được nghe ông Hoàng Khoa Khôi giãi bày với những
luận định mới lạ.
Độc giả có thể thấy, ông tự nhận là người mác-xít, lại chống cộng hơn cả những
người chống cộng, dân chủ hơn cả những người tự nhận là "tranh đấu cho dân chủ".
Nhưng những người Đệ tứ như ông, thời nào, ở đâu, lúc nào cũng là thiểu số, vì họ đi
ngược với cường quyền: những con cá bơi ngược dòng. Chỉ sau những kinh qua của thời
gian, người ta mới có thể thấy viễn kiến của họ có giá trị.
Lần đầu tiên gặp ông ở châu Âu, khi bàn chuyện chính trị, ông Hoàng Khoa Khôi đề
nghị chúng tôi xưng hô "anh", "tôi" cho dễ tranh biện. Cuộc nói chuyện lần này ở Mỹ thu
băng dài 4 tiếng đồng hồ, sẽ được ghi lại trong tinh thần bình đẳng, tranh biện ấy. Tuy
chúng tôi đã chuẩn bị trước những điểm chính qua các câu hỏi đặt nêu ra với ông - dẫn
chứng cẩn thận bằng các tài liệu giấy trắng mực đen, của các sách vở Việt ngữ và Anh ngữ
-, kẻ chuẩn bị, người vô tình... thế mà càng đề cập đến những vấn đề khúc mắc, người trả
lời càng hòa nhã, không hề lúng túng, lại thành chủ động. Điều ấy, độc giả có thể dễ dàng
nhận ra.
(Nhóm Đệ tứ sẵn sàng trao đổi ý kiến minh bạch, công khai với độc giả. Muốn có
sách, báo, tài liệu, độc giả liên lạc qua địa chỉ: "Nhóm Đệ tứ Việt Nam, Tủ sách Nghiên
cứu, Chroniques Vietnamiennes, Boite Postale 246, 75224 Paris, Cedex 11, France").
No comments:
Post a Comment