ĐẠT MA
DỊCH CÂN KINH
Chí
Long
Lời
Tòa Soạn: Bạn Chí Long vừa gởi đến cho tòa
soạn một tài liệu vô cùng quí giá
dùng để
chữa trị một số bệnh mà Tây Y nhiều khi
cũng đành bó tay. Điều đáng chú ý
và quan trọng
nhất là bạn Chí Long đã nhờ tài liệu nầy
mà
chữa lành bệnh của chính bản thân mình,
trong khi
bạn đã cảm thấy hoàn toàn thất vọng.
Giáo
sư Lê Công Truyền vừa gởi cho tôi tài liệu
Đạt Ma Dịch Cân Kinh và bảo tôi rằng dù
không
bệnh tật gì cũng cứ tập đi vì chính giáo
sư đã tập 6 tháng nay rồi, thấy sức
khỏe tăng tiến rõ lắm; đi bộ và tập
thể dục không còn mệt như trước nữa.
Tài
liệu ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH do bác sĩ Lê Quốc
Khánh giới thiệu. Phần cuối có luật sư
Huỳnh Bửu Khương ghi nhận là trùng hợp
với tài liệu bằng chư Hán mà ông có
từ năm
1974, và luật sư Khương có bổ túc thêm
vài kinh
nghiệm.
Bác
sĩ thú thực rằng lúc đầu khi tiếp nhận
tư liệu nầy ông ta đã tỏ ra thờ ơ vì làm
sao một phương pháp đơn giản như thế
lại có thể tăng cường sức khỏe và
trị được bệnh? Tuy nhiên dần dần ông ta
đã chứng kiến chính các bạn của ông bị
bệnh nan y như ung thư, lao thận, cao huyết áp,
rối loạn tiêu hóa kinh niên v.v... chỉ nhờ tập
DỊCH CÂN KINH mà khỏi. Riêng người bạn bị
bệnh Parkinson - tuy không lành hẳn - song bệnh đã
bị chận đứng lại ở mức độ
chấp nhận được. Sau cùng bác sĩ Khánh
khẳng định "DỊCH CÂN KINH" là một
phương pháp chữa trị được nhiều
bệnh hiểm nghèo mà hiện Tây Y lắm khi phải
bó
tay.
Riêng
tôi, mới tập được một tháng. Tuy
phương pháp đơn giản nhưng lúc đầu
thực hành không đồng bộ, nhớ được
điểm nầy lại quên điểm khác. Đến
nay mới nhuần nhuyễn, tính ra đã đọc
lại tài liệu trên mười lần để tìm xem
mình tập đã đúng chưa. Tài liệu có
nhiều
phần lập đi lập lại rườm rà, nay tôi
đã cô đọng lại, nhưng vẫn đầy
đủ, trong tinh thần tuyệt đối tránh chuyện
tam sao thất bản, để xin tặng quý bạn nào
cho rằng sức khỏe là quan trọng.
DỊCH
CÂN KINH do Đạt Ma Sư Tổ (917 sau Tây Lịch)
truyền bá cho các đệ tử Phật giáo chùa
Thiếu
Lâm nhằm mục đích chuyển biến thể lực
yếu kém thành mạnh khỏe, đồng thời tiêu
trừ bệnh tật.
DỊCH
CÂN KINH chú trọng vào khí huyết. Đông
y nhìn khí huyết
không phải ở thành phần cấu tạo như Tây Y,
mà ở cái toàn diện của quá trình
sinh lý và tuần hoàn
cùng các mối liên hệ khác của nó. Tất
cả
tạo thành một chỉnh thể hoạt động
của con người, trong đó lục phủ ngũ
tạng hòa hợp với nhau là tương sinh, ức
chế nhau là tương khắc. Khí huyết có tác
động đến khắp lục phủ ngũ
tạng. Việc phát sinh ra ung thư, theo Đông Y bắt
nguồn từ khí huyết lưu thông không điều hòa
và bị tắc nghẽn ở một bộ phận nào đó
trong cơ thể. Dần dần có thể biến
chứng thành chất kết dịch, keo lại thành ung
thư.
Khí
huyết không điều hòa là sự mâu thuẫn của
Âm
Dương (âm là huyết, dương là khí). Con
người giải quyết được mâu thuẫn
này thì khoẻ mạnh, tiêu trừ được bệnh,
kể cả những bệnh mãn tính. Luyện tập
DỊCH CÂN KINH là làm cho khí huyết được
điều hòa.
PHƯƠNG
PHÁP TẬP DỊCH CÂN KINH
Trước
hết cần có quyết tâm về tư tưởng,
lạc quan, tự tin, không vì lời bàn ra tán
vào mà bỏ
dở. Về tư thế tuần tự như sau:
1.-
Đứng thẳng, mắt nhìn ở một điểm
phía trước, không nghĩ ngợi lung tung, miệng
nhẩm đếm theo từng cái đánh tay (sẽ nói sau),
hai bàn chân song song, bằng khoảng cách hai vai.
2.-
Hai môi chạm nhẹ vào nhau, không hở cũng không
mím
hẳn.Hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau. Đầu chót
lưỡi để trên nướu răng trên
(để luồng điện lưu thông).
3.-
Đầu treo trên cổ, tức là xương cổ buông
lỏng chứ không gồng cứng (khi tập nếu
cổ đau là vì ta gồng cổ).
4.-
Hai cánh tay để mềm nhưng thẳng, các ngón tay
duỗi ra, áp sát vào nhau, bàn tay ngửa ra
phía sau. Toàn bộ
hai cánh tay giống như hai mái chèo gắn vào
vai.
5.-
Lưng thẳng, bụng trên để mềm nhưng co
lại, bụng dưới thót vào, hậu môn nhíu mạnh
lên cho chặt. Xương sống thẳng như khúc
gỗ.
6.-
Hai bắp chân trong trạng thái căng thẳng.
7.-
Hai bàn chân song song (để chân không hoặc đi
giày dép
cũng được), gót chân để mềm tự
nhiên, nhưng mười đầu ngón chân phải bấm
xuống đất mạnh như là ta đứng trên
đất trơn, cần phải bấm cho khỏi ngã
(sau khi tập xong mười ngón chân sẽ bị đau,
vậy nên dùng tay vân vê, xoa bóp sẽ
hết).
Như
vậy là từ hoành cách mô trở lên
thì buông thả,
thảnh thơi, theo thế Thượng Hư, chỉ dùng
độ ba phần khí lực mà thôi. Từ hoành
cách mô
trở xuống co thắt, gồng cứng như
người đứng tấn theo thế Hạ Thức,
dùng bảy phần khí lực. Có thể nói là
Thượng
Tam Hạ Thất. Nói cách khác, các thể
trên hợp với
quy luật vũ trụ là Thiên Khinh Địa Trọng
(trên nhẹ dưới nặng). Khi tập không chú ý
tới ý nghĩa nầy thì không có kết quả.
Khi
chuẩn bị tư thế xong ta bắt đầu
tập. Suốt thời gian tập nhớ giữ
đồng bộ tư thế ấy.
Đánh
hai cánh tay về phía sau (khoảng 60 độ), còn khi
trả hai cánh tay về phía trước thì không
dùng sức,
cứ để buông theo quán tính (chừng 30 độ
về phía trước). Về tốc độ trung bình
một phút 60 cái.
Đánh
tay xin hiểu theo nghĩa nầy: đây là môn thể
dục mềm dẻo chứ không phải là môn thể thao
cần sức mạnh. Chủ yếu dụng ý chứ
không dùng sức; nhưng vẫy nhẹ quá cũng không
tốt vì nếu hai bắp vai không chuyển động
đủ mức thì lưng và ngực cũng không
chuyển động theo đủ mức, tác dụng
sẽ giảm đi nhiều. Đánh tay cốt chuyển
động ở hai bắp vai.
Đánh
tay lúc đầu độ hai hoặc ba trăm cái, sau khi
nhuần nhuyễn sẽ tăng dần. Mỗi ngày ít
nhất phải đạt tới 800 cái. Người
bệnh đánh tới 1800 cái (30 phút) mới tới
ngưỡng cửa của sự điều trị. Có
người bệnh nặng đánh tới 5000 cái mỗi
ngày. Mỗi ngày có thể chia ra một, hai, hay ba
lần:
sáng, trưa, tối.
Nói
chung, tự mình nhận thức về tình hình khỏe
yếu, bệnh tật của mình rồi định
liệu cách tập. Cứ làm sao cảm nhận
được sự chuyển biến trong cơ thể
theo chiều hướng tốt là đúng cách, tức là
bụng nhẹ nhàng, ăn ngủ ngon, đại tiểu
tiện đều, tinh thần tỉnh táo, rõ ràng khỏe
hơn hồi trước...
Còn
nếu không, hãy tự xem đã tập đúng và
đủ
chưa.
MỘT
SỐ
PHẢN ỨNG KHI TẬP DỊCH CÂN KINH
Người
ta đã liệt kê ra có 34 phản ứng thông thường
và còn nhiều nữa không kể hết: đau buốt, tê
dại, lạnh, nóng, đầy hơi, sưng, ngứa,
ứa nước giãi, ra mồ hôi, cảm như kiến
bò, giật gân, giật thịt, đầu khớp
xương có tiếng kêu lộp cộp, cảm giác máu
chảy dồn dập, lông tóc dựng đứng, âm nang to
lên, lưng đau, máy mắt, mi giật, đầu
nặng, hơi thở nhiều, thở dốc, nấc,
trung tiện, gót chân nhức như mưng mủ, cầu
trắng dưới lưỡi, đau mỏi toàn thân, da
cứng, da dày rụng đi (chai chân), sắc mặt
biến đi, huyết áp biến đổi, đại
tiện ra máu, tiểu tiện nhiều, nôn, mửa, ho,
bệnh từ trong da thịt bài tiết ra, trên đỉnh
đầu mọc mụt, ngứa từng chỗ hay toàn
thân, chảy máu cam.
Các
phản ứng trên là do trọc khí bài tiết ra
ngoài. Đó
là kết quả của sự xung đột giữa chính
khí và tà khí, không có
gì đáng ngại và hãy cứ tiếp
tục tập.
Xin
cám ơn giáo sư Lê Công Truyền.
Thân
chúc quý bạn có ý quyết tâm tập
và sẽ thành công.
Trần
Quý Hùng
Dưới
đây là phần trình bày của bạn Chí
Long:
Tôi
lâm bệnh Tiểu Đường đã hơn 40 năm và
đã chịu qua hơn 12 lần giải phẫu có đánh
tê mê, nghĩa là đánh thuốc mê
(tiêm thuốc vào mạch
máu), hoặc đôi khi đánh thuốc tê bằng
cách chích
thuốc vào trong xương sống.
Những
cuộc giải phẫu đó xảy ra cách đây
khoảng mười năm, và đều tốt
đẹp cả vì khi ấy cơ thể của tôi
chưa bị ảnh hưởng tàn phá do bệnh tiểu
đường gây ra, vì tôi biết kiêng khem,
không ăn
uống bừa bãi, không cà phê thuốc lá,
không uống
rượu mạnh, rượu bia và nước ngọt
giải khát.
Trong
những năm đầu - khi mới đến Hoa Kỳ
- tôi được bác sĩ cho hay số lượng
hồng huyết cầu trong máu của tôi khi nào cũng
dưới mức trung bình, nhưng không xuống
đến mức báo động. Tuy nhiên cơ thể
của tôi tự nhiên có điểm đặc biệt là
tuy số lượng hồng huyết cầu trong máu
dưới mức trung bình mà bác sĩ lại rất
ngạc nhiên là máu của tôi lại đông sớm
hơn
người bình thường mặc dầu tôi bị
bệnh tiểu đường đã lâu năm rồi.
Nhưng
trong năm nay, vào đầu tháng 9, 2002 tôi cắt
móng chân
cái mọc đâm vào trong thịt thì bị nhiễm
trùng, và
ngón chân cái bị sưng vù, có mủ dưới
móng chân,
đến khám bác sĩ chuyên về bàn chân
thì ông ta bảo
không có cách gì chữa trị cho tôi
ngoài cách giải phẫu
rứt lìa móng của ngón cái ra và cạo
sạch mủ. Tôi
đồng ý ngay, tưởng rằng sau khi giải
phẫu xong và uống thêm mười ngày thuốc trụ
sinh thì ngón chân cái của tôi sẽ trở
lại bình
thường. Tôi cũng quên lưu ý bạn đọc là
một tháng trước khi giải phẫu ngón chân cái
thì
tôi đang được một bác sĩ cbuyên về máu
chữa trị cho tôi vì hồng huyết cầu trong máu
xuống thấp gần tới mức báo động.
Thế
rồi sau khi giải phẫu ngón chân cái xong và
uống
hết 30 viên thuốc trụ sinh của bác sĩ cho phát, vết
thương nơi chỗ mổ vẫn không chịu
đóng vảy, vẫn đau nhức dài dài vì cứ
tiếp tục chảy nước vàng ra nơi miếng
băng keo mặc dầu tôi phải thay băng và xức
thuốc kem trụ sinh mỗi ngày 3 lần mà không tiến
triển mấy và ngón chân vẫn sưng vù, bầm
tím khác
thường.
Tôi
tiếp tục điều trị cho đến tháng 10,
nghĩa là 2 tháng đã qua, thì ông
bác sĩ nói với tôi là vì
tôi bị bệnh tiểu đường lâu năm rồi
nên vết thương khó lành lắm mặc dầu có
tiến bộ trông thấy nhưng nước vàng cũng
vẫn còn thấm ra miếng băng keo. Ông ta cho tôi
thêm
một tháng nữa để điều trị với ông
ta - và nếu vết thương không lành - thì
ông ta sẽ
gởi tôi đến một bác sĩ chuyên môn về
cẳng để xem có mạch máu nào bị nghẽn không
mà sao máu lại không lưu thông song suốt như
người bình thường, và nếu có tĩnh mạch
nào bị nghẽn thì ông ấy sẽ cắt bỏ đi
và thay vào đó những tĩnh mạch mới. Về nhà,
tôi cứ bị hình bóng của một số người
quen thân bị bệnh tiểu đường vưa
mới chết trong năm nay sau khi bị cưa chân vì
bị bệnh thối hoại (gangrene). Nhưng may thay
lại có người quen đến thăm và biếu tôi
tài liệu Dịch Cân Kinh của Đạt Ma Sư Tổ
bên Phật giáo để tôi theo đó mà tập
dượt. Tôi theo Dịch Cân Kinh dặn và "đánh
tay" mỗi lần 1200 cái "đánh tay, và mỗi
ngày 2
bận, như vậy là 2400 cái đánh tay mỗi ngày,
ngoài
ra tôi còn tập thêm những động tác về
chân
cẳng để cho máu dễ lưu thông như
người ta thường buộc những người
bị đột quỵ (stroke) tập và tôi còn tập thêm
hô hấp để giúp cho máu lưu thông mạnh trong
cơ
thể.
Trước
khi tôi giải phẫu ngón chân cái, cứ hai tuần
tôi
phải đến phòng mạch bác sĩ điều
trị về máu để chích thuốc làm cho số
lượng hồng huyết cầu trong máu tăng lên. Ông
bác sĩ về máu khuyên tôi nên ăn thịt
bò như ăn
hamburger của McDonald chẳng hạn. Tôi nghe lời ông ta,
mỗi tuần ăn Hamburger 4 lần, rốt cục
bệnh tiểu đường của tôi ngày
thường được kiểm soát cẩn thận,
nhưng từ ngày ăn thịt nhiều thì bệnh
tiểu đường trở nên rối loạn, không
kiểm soát được nữa; và số lượng
hồng huyết cầu chỉ tăng rất ít mỗi
lần có chích thuốc làm tăng máu, nhưng
vào tuần sau
lại trụt xuống trở lại.
Ngoài
theo cách tập Dịch Cân Kinh, tôi còn ăn theo
cách Tân
Dưỡng Sinh của giáo sư Nhật Bản Kushio và
để trị bệnh, tôi ăn cơm gạo lứt
đồng thời cũng ăn thêm đậu lentil
(giống như đậu xanh) và phải ăn lạt,
nghĩa là không ăn muối, tôi cũng cử
đường, và dầu rất ít. Theo giáo sư Kushio,
tôi
không được ăn thịt bò và heo; có thể ăn
chút ít những loại cá có thịt trắng như
cá Cod, cá
Flounder, cá cơm v...v... Món ăn chính
ngoài cơm và các
thứ đậu, thì ngày nào cũng phải ăn rau
cải như cà rốt, broccoli, củ cải Daicon,
đậu cô ve. Bạn nào muốn chữa bệnh thì nên
mua sách của giáo sư Kushio mà đọc cho rõ
rầng
hơn vì rau cũng có loại âm và loại dương
và
không nên ăn bừa bãi được. Dưới đây
là địa chỉ của nhà xuất bản sách của
giáo sư Michio Kushi:
Natural
Healing through Macrobiotics (Michio Kushi)
Published
by Japan Publications, Inc., Tokyo and New York
Distributor:
United States: Kodansha America, Inc., through Oxford University Press,
198
Madison Avenue, New York, N.Y. 10016
Từ
khi qua Hoa Kỳ cho đến ngày nay tôi vẫn ăn
gạo lứt, chứ không bao giờ ăn gạo tẻ,
tức là gạo trắng không còn chất cám nữa.
Thế rồi tôi ăn theo tân dưỡng sinh, không ăn
muối, không ăn đường, có ăn dầu
nhưng chỉ ăn ít thôi.
Thế
rồi tôi bắt đầu tập Dịch Cân Kinh mỗi
ngày 2 bận, đánh tay mỗi ngày 2400 cái,
và như vậy
đến đầu tháng 12, 2002, tôi trở lại phòng
mạch ông bác sĩ giải phẫu ngón chân cho
tôi, thì ông ta
vui mừng hết sức và cho trường hợp của
tôi thật là hiếm có, vì có thể coi
đó như là
một trường hợp gặp phép lạ (miracle), vì ông
chưa thấy ai bị tiểu đường lâu năm
mà vết thương lại lành hẳn được
như trường hợp của tôi.
Tôi
cũng xin nói thêm là từ ngày tôi tập
Dịch Cân Kinh,
không còn ăn hamburger nữa, thế mà số lượng
hồng huyết cầu trong máu lại lên đến
mức bình thường, mặc dầu tôi chỉ ăn rau
cải và hằng tuần ăn hai hay ba lần cá trắng
mà thôi.
Tôi
cũng xin lưu ý bạn đọc "phép lạ"
ở đây là phải biết tập Dịch Cân Kinh
đều đặn, phải biết kiêng khem như giáo
sư Kushio căn dặn vì có tập Dịch Cân Kinh mà
vẫn tiếp tục ăn thịt thì tôi chắc vết
thương cũng khó chóng lành như trường hợp
của tôi chẳng hạn.
Chí
Long
No comments:
Post a Comment