Saturday, August 11, 2012

LỰC SĨ TRUNG QUỐC VÀ THÊ VẬN



Rợn gai óc với lò luyện huy chương Olympic của Trung Quốc

(iHay) Tham vọng đoạt huy chương vàng bằng mọi giá đã được nâng tầm thành chiến lược quốc gia. Trên thực tế, Trung Quốc đã đạt được bước tiến thần kỳ trong 3 kỳ Olympic gần đây. Song, cái gì cũng có mặt trái của nó.


Ye Shiwen gây sốc khi phá sâu kỷ lục thế giới - Ảnh: AFP

Kể từ Olympic 2004 được tổ chức tại Athen (Hy Lạp), Trung Quốc nổi lên như một thế lực đáng gờm trong làng thể thao đỉnh cao khi giành được 32 huy chương vàng, vượt qua cường quốc Nga và đạt vị trí thứ hai trong danh sách các đoàn thể thao đoạt nhiều huy chương vàng nhất, sau Mỹ.


Với tư cách là chủ nhà của Olympic 2008, Trung Quốc đã qua mặt Mỹ và chễm chệ ở vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp về số huy chương vàng (51 so với 36). Và rồi khi Olympic 2012 đang diễn ra trên đất Anh, thể thao Trung Quốc đang dẫn đầu về số huy chương vàng trong suốt 4 ngày thi đấu đầu tiên.


Quả bom tấn trên các phương tiện truyền thông trong những ngày này là sự kiện nữ vận động viên bơi lội Ye Shiwen giành huy chương vàng và phá kỷ lục thế giới ở nội dung 400m hỗn hợp dành cho nữ với thành tích 4 phút 28 giây 43.

Thành tích này hơn 1 giây so với kỷ lục thế giới cũ do Stephanie Rice (Úc) lập cách đây 4 năm và hơn thành tích cá nhân tốt nhất của chính Ye Shiwen 5 giây.

Ở 50m cuối cùng trong lượt bơi chung kết, Ye Shiwen chỉ mất 28 giây 93 để về đích, nhanh hơn cả kình ngư người Mỹ Ryan Lochte, người giành huy chương vàng nội dung 400m bơi hỗn hợp dành cho nam.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong làng thể thao thế giới đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Truyền thông quốc tế đua nhau nhận định, mổ xẻ. Và rồi, người ta thấy những hình ảnh gây sốc về quá trình tập luyện thể thao tại quốc gia có tiếng là kín kẽ này.



Những đứa trẻ phải tập luyện với chế độ hà khắc - Ảnh: Sport Mail
Ở đó, những đứa trẻ phải căng mình, thét lên trong nước mắt với chế độ tập luyện hà khắc. Nếu chúng quên hay có dấu hiệu nản chí, trước mắt chúng đã có dòng chữ nhắc nhở đến những tấm huy chương trong tương lai.
Báo chí quốc tế gọi Trung Quốc là "nhà máy" sản xuất huy chương khổng lồ. "Nguyên liệu" đầu vào là những con người còn rất trẻ, được tuyển chọn từ nhiều nơi, khi người ta phát hiện chúng có tố chất thể thao.

Tại một trong số 3.000 lò "luyện gà" cho Olympic tại Trung Quốc - Ảnh: Sport Mail

Theo thông tin mà báo chí thu thập được, Trung Quốc có khoảng 3.000 lò "luyện gà", hầu hết hoạt động nhờ nguồn kinh phí của chính phủ. Tại đây, những niềm hy vọng huy chương tập luyện không ngừng nghỉ. Chúng phải chịu đựng những bài tập về sức chịu đựng, sức bền, căng cơ đôi khi vượt quá giới hạn chịu đựng ở độ tuổi của chúng trong nhiều giờ. Ở ký túc xá vận động viên, 10 giờ đêm, đèn phải được tắt.

Kình ngư Ye Shiwen là sản phẩm ra đời từ 1 trong những lò đào tạo như thế. Người ta phát hiện Ye Shiwen khi cô bé mới được 7 tuổi, qua bàn tay to, tứ chi dài khác thường. Với hình thể này, người ta nghĩ cô là tiềm năng ở môn điền kinh. Ở tuổi lên 7, Ye Shiwen có thể hoàn thành tốt 20 lần hít xà, bài tập khó đối với người khoẻ mạnh.

Và rồi, cô bé được đưa vào trường thể thao Chen Jingluin và sau đó được định hướng rèn luyện tập trung vào môn bơi. Khi 11 tuổi, Ye Shiwen có được chức vô địch ở giải trẻ. Chen Jingluin cũng là nơi đào tạo kình ngư Sun Yang, người chiến thắng ở nội dung bơi 400m tự do tại Olympic 2012.

Wu Minxia (trái) không biết gì về việc mẹ đang bị ung thư - Ảnh: AFP
Năm 2008, một bài báo trên USA Today đã tiết lộ một số thông tin về phương pháp "luyện gà" của thể thao Trung Quốc. Trong bài báo này, Liu Fengyan, giám đốc bộ môn bóng bàn và cầu lông của Ủy ban Thể dục thể thao nước này cho biết: "Khả năng tập trung các vận động viên vào một chỗ là lợi thế của Trung Quốc. Điều đó giúp dễ quản lý các vận động viên khi họ sống và tập luyện cùng nhau".

Sau nhiều năm rèn mình trong các trường thể thao chuyên môn trên toàn quốc, các niềm hy vọng đến Bắc Kinh khi 16 tuổi và tiếp tục gồng mình tại Trung tâm huấn luyện Quốc gia. Theo lời Liu, mỗi năm các vận động viên được về nhà một lần, tối đa là hai lần, mỗi lần từ 1-2 ngày vì phải bận tập luyện và thi đấu.
Một số vận động viên lớn tuổi hơn đã kết hôn nhưng cũng không được về nhà nhiều vì còn phải "phụng sự quốc gia". Và cũng vì quá bận rộn tập luyện nên Wu Minxia, người giành huy chương vàng môn nhảy cầu tại Olympic 2012 không biết mẹ bị ung thư vú đã 8 năm và người bà đã qua đời.

Trên tờ Shanghai Morning News, cha của Wu Minxia nói con ông gọi điện về nhà thăm hỏi tình hình đúng lúc mẹ ông mới mất. Nhưng ông phải nghiến răng nói dối là mọi chuyện vẫn ổn để con tập trung rèn luyện vì cho đó là cần thiết. Cha Wu Minxia thừa nhận, từ lâu con gái ông không còn thuộc về gia đình. Dường như, họ được lập trình tư tưởng và phải chấp nhận hy sinh để phục vụ quốc gia.
Quốc Huy

 
Kinh khủng với chế độ cộng sản. Vắt       chanh bỏ vỏ vô nhân đạo
                     Olympic 2012: Nghiệt ngã số phận những nhà vô địch TQ sau khi giải nghệ

Đằng sau vinh quang và những lời hứa hẹn, các nhà cựu vô địch thể thao Trung Quốc vẫn từng ngày từng giờ vật lộn với cuộc sống mưu sinh.Theo tạp chí Thể thao Trung Quốc hàng ngày, gần 80% trong tổng số 300.000 VĐV nước này đang phải vật lộn với chấn thương, thất nghiệp và nghèo đói sau khi giải nghệ.
Có vẻ như, những lò đào tạo đầy khắc nghiệt của Trung Quốc đã dạy các VĐV của mình cách trở thành những "cỗ máy săn vàng" trong thể thao nhưng không thể khiến họ làm lại điều tương tự trong cuộc sống thường nhật.

         "Cơm áo không đùa với khách thơ">         Không có kiến thức căn bản, thiếu kĩ năng sống, thế giới phức tạp bên ngoài phòng tập với nỗi lo cơm, áo, gạo tiền đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều VĐV mà không nhiều người trong số họ có thể vượt qua.
>         Cựu vô địch cử tạ châu Á Cai Li đã chết vì viêm phổi ở tuổi 33 sau khi ông không thể đủ khả năng để trả các hóa đơn y tế của mình. Liu Fei, bảy lần vô địch quốc gia và vô địch thế giới ở môn thể dục dụng cụ đang đấu tranh để sinh tồn với 800 NDT (tương đương 2,8 triệu VNĐ) mà cô kiếm được hàng tháng từ việc dạy kèm thể dục.

                        


       Liu Fei và căn hộ chật chội tại một khu dân cư nghèo.

          Đặc biệt, nhà vô địch giải Marathon Quốc tế Bắc Kinh năm 1999 Ai Dongmei đã tuyên bố cách đây vài năm rằng cô không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bán những huy chương đã giành được để nuôi sống gia đình.

     Ai Dongmei phải trải qua công việc bán quần áo cũng như bỏng ngô trên khắp các đường phố Bắc Kinh để kiếm kế sinh nhai. Không dừng lại ở đó, cô còn quyết định bán 19 chiếc huy chương như là phần kí ức đẹp đẽ, chói lọi nhất trong cuộc đời để có thể chăm sóc cho gia đình cũng như đòi lại công bằng cho sự hi sinh của mình suốt hai thập kỉ. Ai Dongmei đã khởi kiện HLV của mình vì cho rằng ông đã ăn chặn tiền thưởng của cô cũng như Hiệp hội thể thao nhằm đòi lại 160.000 NDT như là khoản bồi thường cho những chấn thương mà cô gặp phải trong thời gian tập luyện và thi đấu.


                           

 Ai Dongmei phải đấu tranh cật lực mới nhận được tiền hỗ trợ phẩu thuật căn bệnh quái ác.Hành trình đi tìm công lí của Ai Dongmei với sự trợ giúp và quan tâm của dư luận cũng đã tìm được cái kết có hậu. Cô nhận được bồi thường 200.000 NDT từ Hiệp hội thể thao và có thể tiến hành ca phẫu thuật bàn chân đã bị biến dạng do những ngày tháng tập luyện gian khổ.

      Từ vinh quang đến tận cùng nỗi đau
      Khi Zou Chunlan bỏ học ở tuổi 13 để theo đuổi con đường của một VĐV chuyên nghiệp, HLV tuyển dụng đã đảm bảo rằng suốt phần đời còn lại của cô chỉ cần quan tâm đến việc giành chiến thắng. Trong suốt một thập kỷ, Zou đã nghe theo lời khuyên của ông để nỗ lực giành danh hiệu quốc gia cử tạ đầu tiên vào năm 1990 khi 19 tuổi và bỏ túi 4 chức vô địch quốc gia khác. Nhưng khi giã từ sự nghiệp vào năm 1993, Zou đã phát hiện ra rằng viễn cảnh về một cuộc sống vô lo đã tan theo bong bóng.

     Giờ đây, thực tại mà Zou phải đối mặt còn khốc liệt hơn bất cứ một bài tra tấn thể lực nào mà cô đã từng trải qua. Sau 3 năm làm việc vặt trong nhà bếp của đột tuyển cử tạ, Zou đã bị yêu cầu thôi việc. Cô sau đó phải phải lăn lộn ở công trường với công việc bốc vác rồi lại tìm đến công việc của một nhân viên massage trong các phòng tắm hơi công cộng với thu nhập vài trăm NDT một tháng.

                           

  Zou Chunlan phải bán bộ sưu tập huy chương để nuôi sống bản thân và gia đình.Thế nhưng, những thiếu thốn về vật chất vẫn chưa phải là tận cùng nỗi đau của người phụ nữ bất hạnh này. Những tấm huy chương không chỉ lấy đi của cô mồ hôi, nước mắt và những năm tháng đẹp đẽ của tuổi trẻ mà còn cướp đi niềm hạnh phúc lớn lao nhất của một người phụ nữ.
>         "HLV nói với tôi thứ thuốc đó giúp tăng cường dinh dưỡng và tôi đã tin tưởng anh ta". Zou chua xót nói về steroid - một chất bị cấm từ năm 2005 do những tác động khủng khiếp của nó đến sức khỏe con người đã được tiêm liên tục vào người cô trong những năm tháng còn thi đấu.


                            
                         Cô làm công việc ở một phòng mát-xa với công rẻ mạt.

Những mũi tiêm ấy đã cướp đi tất cả những điều tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban cho một người phụ nữ như Zou, để rồi giờ đây người ta phải làm quen với hình ảnh một người phụ nữ có giọng nói ồm ồm, cạo râu mỗi sáng và cô đơn suốt quãng đời còn lại vì căn bệnh vô sinh vật lộn hàng ngày với cuộc sống mưu sinh trong các phòng tắm công cộng.

      May mắn thay, với sự quan tâm của công chúng cũng như các tổ chức xã hội, Zou đã bắt đầu công việc mới với một tiệm giặt ủi của riêng mình ở thành phố Trường Xuân. Những gánh nặng đã được xã hội san sẻ bớt, thế nhưng nỗi đau tột độ mà Zou đang phải trải qua thì không ai có thể đồng cảm được.
      Liệu những tấm huy chương có thực sự đáng giá hơn hạnh phúc của một đời người? Một khi những nhà lãnh đạo thể thao chưa tìm được cách tưởng thưởng xứng đáng cho những người làm ra tấm huy chương, tốt nhất nên ngừng nghĩ đến việc giành lấy nó.

  NPH
 

Trung Quốc chi 1,5 triệu USD cho mỗi huy chương vàng Olympics?

Theo báo chí Trung Quốc, kinh phí đầu từ cho vận động viên bơi lội Trung Quốc Tôn Dương, ngôi sao mới của làng bơi Olympic năm nay, lên đến 10 triệu nhân dân tệ (1,57 triệu USD) trong hai năm qua.
Trung Quốc chi 1,5 triệu USD cho mỗi huy chương vàng Olympics?
Vận động viên Tôn Dương khi về đích tại đường đua xanh

Một người ở Thượng Hải viết trên Blog Sina: “Có gì đâu, anh ấy cho chúng ta thấy kết quả!”. Những người khác có vẻ hoài nghi hơn. “Đã đến lúc cải tổ lại hệ thống thể thao Trung Quốc rồi”.
Tờ China Real Time đã cố gắng xác nhận độ chính xác của những báo cáo, nhưng Hiệp hội bơi lội Trung Quốc hướng dẫn phóng viên gọi điện cho Tôn Dương và đội bơi đang thi đấu tại Anh, nhưng không thể liên lạc được.
Nếu lập luận này nghe có vẻ quen thuộc là bởi vì cách đây 4 năm người ta cũng đã đặt câu hỏi tương tự khi mà Trung Quốc chi 42 tỉ USD để tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008. Câu hỏi đặt ra không hẳn là việc Trung Quốc có thể chi trả cho điều đó không. Các số liệu ước đoán mới nhất cho rằng để chuẩn bị cho các kỳ Olympics và cạnh trang ngôi đầu bảng tổng sắp về số huy chương vàng, Trung Quốc đã đổ vào đó tới 3,2 nghìn tỷ USD. Thay vào đó là những câu hỏi xoáy sâu vào việc liệu Trung Quốc có thể chi tiền vào những mục tiêu tốt đẹp hơn thế không.
Đầu tuần này, Tân Hoa Xã đã tổ chức vận động thành lập mạng an sinh xã hội, sự khởi đầu cho mạng an sinh xã hội ở một quốc gia có rất ít người truy cập vào việc chăm sóc sức khỏe hoặc hỗ trợ nghỉ hưu. Trong khi đó, theo Bộ Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc, dân số nước này đang già đi, và chi tiêu cho những người về hưu chiếm khoảng 60% nguồn chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang tự hào về những chiến thắng của các vận động viên nước mình tại Thế vận hội đang diễn ra tại Anh, việc chi tiêu tốn kém cho các vận động viên được nhiều người ủng hộ. Một người cho biết: “Vinh quang (của chiến thắng) là vô giá!”.
Nhiều nhà phê bình lại tập trung vào sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài trong việc đào tạo các vận động viên Trung Quốc. Một cư dân mạng khác hỏi trên Sina rằng: “Tại sao phải được đào tạo ở nước ngoài để giành huy chương vàng?”. Theo như các báo cáo tại Trung Quốc, thì khoản tốn kém nhất chi cho Tôn Dương chính là khoản tiền dùng để mời huấn luyện viên bơi lội người Úc Denis Cotterell.
Trong một bài báo đăgn hồi đầu năm nay, tờ New York Times dẫn lời ông Cotterell rằng: “Số tiền họ (Trung Quốc) đề nghị trả cho tôi trong một tháng đủ để tôi sống trong một năm”.
Đó chính là một trong những chiếc chìa khóa để đội tuyển bơi lội Trung Quốc thành công tại Thế vận hội năm nay khi mà Tôn Dương và Diệp Thi Văn giành được huy chương vàng, cả hai vận động viên này đều được đào tạo tại Úc. Ông Cotterell-chuyên gia về những cự li dài-đã hướng dẫn cho Tôn Dương, còn Ken Wood-người từng đoạt huy chương tại Olympic-huấn luyện cho Diệp Thi Văn.
Sau Olympics Sydney 2000, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng và thi hành "Dự án 119" với mục tiêu đưa Trung Quốc lên đứng đầu bảng tổng sắp huy chương tại các kỳ Olympics, trong đó chú trọng đầu tư cho các môn thi đấu như bơi lội, thể dục dụng cụ và cử tạ.
Trong khi đó, đội tuyển bơi lội của Mỹ không được chính phủ tài trợ, mà chỉ dựa vào sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân.

Hòa Phong
 

No comments: