Friday, August 24, 2012

THƯỢNG TÂN THỊ * KHUÊ PHỤ THÁN

Thượng Tân Thị

Với 10 bài Khuê Phụ Thán

TIỂU SỬ

THƯỢNG TÂN THỊ




Cụ Thượng Tân Thị, tên thật là Phan Quốc Quang, sanh năm 1888 tại Phủ Thừa Thiên, nay là thị xã Huế, và qua đời năm 1966 tại Sài Gòn, Nam Việt Nam.

Cụ theo Nho học nhưng vì thi cử lận đận, kiểu học tài thi phận như cụ Tú Xương, nên đường công danh không được hanh thông. Vì vậy cụ đã có bài Thi rớt” như sau:


Thi rớt xưa nay cũng sự thường.
Ta nay thi rớt nghĩ mà thương.
Mẹ trông tin trẻ ngồi van vái.
Chị đọ tên em ngó tỏ tường.
Cay đắng mười năm công sĩ khó.
Rủi may một chữ bút quan trường.
Khoa này không đỗ chờ khoa khác.
Cái nợ bình sanh hãy vấn vương.

Khổ hơn nữa, gia đình lại gặp cảnh không may, phải ly tán, khiến cụ đã phải than thở thật não nuột:


Nhà cửa tan tành ấy bởi đâu?
Anh em xa cách nghĩ thêm sầu.
Thương cha nhớ mẹ lòng dao cắt.
Buồn chị lo em luống bạc đầu.
Chìm nổi tấm thân nơi biển khổ.
Mịt mờ hồn phách chốn thành sầu.
Con đường hy vọng còn thăm thẳm.
Một bước trên đời một bước đau.


Qua nhiều nghịch cảnh như vậy, Cụ có thái độ bi quan, chán đời, và phải lưu lạc từ Huế vào bằng ghe bầu cả tháng trời.
Vào Nam Cụ sinh sống bằng nghề dạy chữ Nho (Hán Văn) ở các trường miền quê thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Cụ đã ghi lại cuộc hành trình gian nan, và sự sinh sống của Cụ trong bài thơ “Khóc chị Phan Văn Anh”) như sau:


Lấy chồng chị ở chốn nồng nàn.
Bỏ xứ em đi nơi mát mẻ.
Vượt biển vào [FONT=" border="0" alt="" />NamNam ngót tháng trời.
Tìm đi dạy học non năm lẻ.

Cụ ra đi nhằm lúc vua Thành Thái bị chánh quyền bảo bộ Pháp đày sang đảo Réunion, châu Phi

Cụ là bạn văn chương và cũng là bạn thanh khí của các cụ Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Hiếu tức Gilbert Chiếu.
Năm 1934, nhằm lễ Hai Bà Trưng, báo Phụ Nữ Tân Văn có mở một cuộc thi văn chương.
Cụ chiếm giải nhất với bài “Văn tế hai Bà”.

Nhưng Cụ nổi danh và tên tuổi đặng lưu truyền hậu thế là nhờ MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN, mà người đương thời ai nấy cũng đều công nhận là tuyệt tác, đăng trên tạp chí Nam Phong do Cụ Phạm Quỳnh làm chủ bút, số 21 tháng 3, năm 1919, trang 514

Bài đó Cụ thay lời bà Phi vợ vua Thành Thái “than về nỗi chồng (vua Thành Thái), nỗi con (vua Duy Tân) muôn dặm xa cách, đi không hẹn ngày về, đi mất biệt, đến chết cũng chẳng về” (1)

Vì tình hình chính trị lúc đó các báo trong Nam không báo nào dám đăng (1). Túng thế Cụ phải gởi ra Bắc kèm một bức thơ cho Cụ Phạm Quỳnh là chủ bút tạp chí Nam Phong.

Cụ Phạm Quỳnh đã xin phép Cụ sửa bốn chữ, và đăng vào Nam Phong. Bài thơ đề Nguyễn Thị Phi làm và thêm: nữ sinh Phan Sơn Đại sao lục (1-2)
Vì bài thơ được nhiều người cho là một kiệt tác văn chương mà Cụ lại giấu tên nên có nhiều kẻ hám danh mạo nhận chính họ là tác giả. Vì vậy đã xảy ra bao sự hiểu lầm, bao bàn cãi và cả bút chiến nữa.
Mãi đến năm 1932 mới có sự công nhận bài thơ ấy thật sự là của Cụ Thượng Tân Thị, Phan Quốc Quang, khi ái nữ của Cụ là cô Phan Sơn Đại, bấy giờ đã trở nên một cô giáo, lên tiếng cũng trên tạp chí Nam Phong và cho đăng lại MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN kèm thêm MƯỜI BÀI TỤC KHUÊ PHỤ THÁN trên Nam Phong số 169, tháng 2, ănm 1932 trong mục Văn Uyển. (3)

Như vậy, trong nghiệp văn chương Cụ cũng còn gặp nhiều điều phải phiền toái! Cuộc đời Cụ thật không được suôn sẻ chút nào.

MƯỜI BÀI TỤC KHUÊ PHỤ THÁN cũng được nhiều nhà phê bình văn học cho là có một giá trị văn chương cao như MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN. (4)
Về xu hướng chánh trị, Cụ là một nhà thơ yêu nước, thuộc phái bảo hoàng.
Tác phẩm của Thượng Tân Thị:

Ngoài hai bài tuyệt tác là MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN và MƯỜI BÀI TỤC KHUÊ PHỤ THÁN, với bài văn tế Hai Bà Trưng (chiếm giải nhất cuộc thi của báo Phụ Nữ Tân Văn, năm 1934). Thượng Tân Thị còn có hơn hai mươi bài khác mà tôi sưu tầm được, và cho in trong tập thi này *

* Thùy Linh sẽ lần lượt chép :
10 Bài Khuê Phụ Thán của cụ Thượng Tân Thị (tháng 3-1919 tại Ba Kè-Vĩnh Long)
10 Bài Họa Vận Của Đức Vua Thành Thái
10 Bài Họa của Tố Phang
10 Bài Hoạ của Hoài Nam-Nguyễn Trọng Cẩn
10 Bài Tục Khuê Phụ Thán của cụ Thượng Tân Thị (tháng 7-1927 tại Nhơn Phú, Vĩnh Long)
Văn Tế Hai Bà Trưng
& 20 Bài Thơ khác của cụ

Last edited by ThùyLinh; 11-12-2006 at 02:22 PM.

  • #2
    ThùyLinh's Avatar
    ThùyLinh is offline Ly Ly ThùyLinh is on a distinguished road
    Join Date
    Aug 2006
    Posts
    7,831
    Thanks
    697
    Thanked 2,222 Times in 1,206 Posts

    Default 10 bài Khuê Phụ Thán

    MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN

    (Liên hoàn thập thủ)

    Của cụ THƯỢNG TÂN THỊ





    I
    Chồng hỡi chồng! Con hỡi con!
    Cùng nhau chia cách mấy năm tròn.
    Bên trời góc biển (I) lơi chim cá (2).
    Dạn gió dày sương tủi nước non.
    Mộng điệp (3) khéo vì ai lẽo đẽo.
    Hồn quyên (4) luống để thiếp thon von.
    Ngày qua tháng lại trông đăm đẳm.
    Muôn dặm xa xa mắt đã mòn.

    BÀI 1.- 1 Bên trời góc biển do chữ “thiên nhai hải giác” dịch ra. 2 “Lời chim cá” là thơ từ gởi không được thường, như sợi dây không săn, cứ lơi ra..
    Người xưa thường dùng chữ ”Nhạn” là chim nhạn, chữ “Lý” là cá chép mà nói về việc thơ từ, tin tức. Nên trong “Kiều” có câu “Bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm”.
    3 Ông Trang Châu chiêm bao thấy mình hóa làm con bươm bướm. “Hồ điệp”,
    4 Vua Thục Đế chết hóa làm con quốc “Đỗ quyên”.

    II


    Đã mòn con mắt một phương Âu (I).
    Có thấy chồng con đâu ở đâu?
    Dẫu được non xanh cùng biển tốt.
    Khó ngăn gió thảm với mưa sầu.
    Trách ai dắt nẻo không lừa lọc.
    Khiến thiếp ra thân chịu dãi dầu.
    Bớ bớ xanh kia (2) sao chẳng đoái.
    Tấm lòng bứt rứt trót canh thâu.

    BÀI 2.- 1 Theo ý tôi, thì chữ “Một phương Âu" tôi muốn để là “Phía Phi châu”.
    Vì tôi muốn tránh tiếng nên mới để như thế cho khỏi sự nghi kỵ của nhà dương cuộc.
    2 Chữ “Xanh kia” do chữ “Bỉ thương” dịch ra, tức chỉ vào “Trời”. Trong Kinh Thi có câu “Bỉ thương giả thiên” (bốn chữ Nho) = Xanh kia ấy là trời.

    III

    Canh thâu chưa ngủ hãy còn ngồi.
    Gan ruột như dầu sục sục sôi (1).
    Nghĩa gá ấp iu (2) đành lỡ dở.
    Công cho bú mớm (3) chắc thôi rồi.
    Quyết gìn giữ dạ tròn sau trước (4).
    Biết cậy nhờ ai tỏ khúc nôi.
    Non biển xiên xiên trời một góc.
    Hỡi chồng ôi! Với hỡi con ôi!


    BÀI 3.- 1 Dầu sôi sùng sục. Nấu dầu, nhiệt độ lên tới cực điểm thì thành dầu, mà thật là nóng.
    Gan ruột của chinh phụ này cũng nóng như dầu sôi vậy.
    2 Ấp iu là tình nghĩa vợ chồng.
    3 Bú mớm là tình nghĩa mẹ con.
    4. Là “Thủy chung như nhứt (bốn chữ Nho) = trước sau như một.

    IV
    Con ôi! Ruột mẹ ngướu (I) như tương.
    Bảy nổi ba chìm rất thảm thương.
    Khô héo lá gan cây đảnh Ngự (2).
    Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương (3).
    Quê người đành gởi thân trăm tuổi.
    Cuộc thế (4) mong gì nợ bốn phương.
    Mẹ cũng trông mau rồi một kiếp.
    Để cho vẹn vẽ mối cang thường (5).

    BÀI 4.- 1 “Ngướu” là bấy ra, ngướu như tương “tức là nát ngướu như tương đậu nành.
    2 và 3. Ở Huế có núi “Ngự Bình” (hai chữ Nho) = Hòn núi như tấm bình phong và cá sông “Hương Thủy” (hai chữ Nho) = mà ta gọi là “Hương Giang” (hai chữ Nho).
    4 Nguyên văn của tôi đề chữ “Nước tổ”, Ông chủ bút báo Nam Phong sửa lại chữ “Cuộc thế” để tránh sự nghi kỵ lúc bấy giờ.
    5 Cang thường là “Tam cang” (hai chữ Nho) “Ngũ thường” (hai chữ Nho) = Ba giềng năm lẽ thường, là đạo cả của người ta ở đời.


    V

    Cang thường gánh nặng cả hai vai.
    Biết tỏ cùng ai? Ai hỡi ai?
    Để bụng chỉn e tằm đứt ruột (I).
    Hở môi thì sợ vách nghiêng tai (2).
    Trăng khuya nương bóng chênh chênh một.
    Kiếng bể (3) sọi hình tẻ tẻ hai.
    Nhắm thử từ đây qua tới đó.
    Đường đi non nước độ bao dai? (4)



    BÀI 5.- 1 Cổ thi có câu “Xuân tầm đáo tử ti phương tâm” (bảy chữ Nho) = Con tầm mùa xuân đến chết tơ mới hết, nên trong Kiều có câu “Con tằm đến chết cũng còn kéo tơ” hay là “Ruột tằm ngày một héo hon”.
    2 Trong Kinh Thi có câu: “Nhĩ chúc vu viên” (Bốn chữ Nho) = Lóng tai ở nơi vách, ý nói có người rình lóng tai bên tấm vách mà nghe coi mình có nói lên chi không.

    “Kiếng” tức là gương. Tiếng Nam Kỳ gọi là “Kiếng”, Trung Bắc kỳ gọi là gương. Kiến bể do chữ “Phá cảnh” (hai chữ Nho) dịch ra. (Từ Đức Ngôn và Lạc Xương công chúa ở đời Trần bên Tàu đập bể kiếng soi mặt đưa cho nhau làm dấu tích khi phân ly nhau).

    4 “Bao dai” là tiếng Nam Kỳ, ý nói “Thử nhắm đường đi từ đây tới đó, dài là bao nhiêu?”

    VI
    Bao dai non nước chẳng hay cùng.
    Xin gởi hồn ta đến ở chung.
    Hôm sớm cho tròn chung một tiết (I).
    Trước sau không thẹn với ba tùng (2).
    Quê nhà có kẻ lo săn sóc.
    Đất khách nương nhau khỏi lạ lùng.
    Mảng tính chưa xong, vừa chớp mắt (3).
    Trống lầu đâu đã đổ tung tung!!




    BÀI 6.- 1 Đàn bà chỉ có tiết thờ chồng cho trọn đạo mà thôi.
    2 Tức là Tam tùng (hai chữ Nho) = Con gái hồi nhỏ theo cha, lớn lên theo chồng, chồng chết theo con.
    3 Nguyên văn của tôi đề chữ “Thiu thỉu” Ông chủ bút Nam Phong sửa lại “Chớp mắt” cho người Bắc hiểu.

    VII


    Đã đổ tung tung tiếng trống thành.
    Giựt mình thức dậy mới tan canh.
    Sương sa lác đác trên tàu lá.
    Gió thổi lai rai giữa bức mành (I).
    Cảnh ấy tình này thôi hết muốn.
    Trời kia đất nọ nỡ cho đành.
    Thương nhau chẳng đặng (2) cùng nhau trọn.
    Xin hẹn cùng nhau kiếp tái sanh (3).



    BÀI 7.- 1 Là bức sáo, tiếng Bắc kêu là bức mành.
    2 “Chẳng đặng” tiếng Bắc kêu là “chẳng được”.
    3 Tái sanh (hai chữ Nho) là kiếp sau.

    VIII



    Kiếp tái sinh may có gặp không?
    Kiếp này đành phụ với non sông.
    Chiêm bao lẩn thẩn theo chơn bướm (1).
    Tin tức bơ vơ lạc cánh hồng (2).
    Tính tới tính lui thân cá chậu (3).
    Lo quanh lo quẩn phận chim lồng (4).
    Đã không chung hưởng thì thôi chớ.
    Sao nỡ xa nhau, chồng hỡi chồng?


    BÀI 8.- 1 Khi xưa có câu “Hồ điệp mông trung gia vụ Lý” (bảy chữ Nho) = (Trong giấc bướm nhà xa muôn dặm).
    Nhưng đây ý nói hễ ngủ thì chiêm bao thấy chồng con luôn luôn.
    2 Ngày xưa người ta gọi thơ từ thường dùng cánh chim Hồng Nhạn (Ngỗng trời) đưa đi.
    3 và 4 ý nói người ta bó buộc như cá trong chậu, chim trong lồng khó mà thoát thân cho thong thả.

    IX


    Hỡi chồng có thấu nỗi này chăng?
    Sóng gió khi không dậy đất bằng (I).
    Non nước chia hai trời lộng lộng.
    Cha con riêng một biển giăng giăng.
    Mối sầu kia gỡ khoanh (2) chưa hết.
    Giọt thảm này tuông bửng khó ngăn.
    Ngán bấy cuộc đời không gượng gạo.
    Canh chầy còn ở dưới cung trăng.



    BÀI 9.- 1 Do câu Bình địa khởi phong ba = (năm chữ Nho) (Đất bằng dậy sóng).
    Không có chuyện mà thành có chuyện.
    2 Tức là “cái khoanh” (Thuộc về danh từ).
    3 Tức là “cai bửng” (Thuộc về danh từ)
    Hai câu này ý nói: Rầu rỗi chồng xa cách, nếu lấy cái khoanh mà quấn mối sầu cũng không hết được và thảm vì con chia lìa, nếu lấy cái bửng mà ngăn giọt lệ cũng không ngăn được.

    X


    Ở dưới cung trăng luống nỉ non.
    Đắng cay như ngậm trái bồ hòn (I).
    Khói mây dọng quốc (2) nghe hơi mỏn.
    Sương tuyết mình ve (3) nhắm đã mòn.
    Lằn mõ làng xa canh cốc! cốc!!!
    Tiêng chuông chùa cũ giộng bon! bon!!!
    Nỗi riêng ai biết ta thương nhớ.
    Chồng hỡi chồng! Con hỡi con!



    BÀI 10.- 1 Bồ hòn là một thứ trái cây, chất nó cay đắng, người Bắc thường phơi khô nó để giặt áo quần thế xà phòng.
    2 Do câu “Quyên quốc yêu hà không tư khổ” = (bốn chữ Nho) dịch ra.
    3 Trong Kiều có câu “Tuyết sương ngày một hao mòn mình ve”.
    Ý nói: Chinh phụ nhớ thương chồng con như con quốc mỏn hơi, con ve xép mình vậy.


    THƯỢNG TÂN THỊ
    Viết ở Ba Kè tháng 5 năm 1919 dương lịch.

    CHÚ THÍCH MƯỜI BÀI “KHUÊ PHỤ THÁN” DO CHÍNH TÁC GIẢ LÀ THƯỢNG TÂN THỊ VIẾT THÁGNG 3 NĂM 1919 DƯƠNG LỊCH TẠI BA KÈ
    Và dấu triện vuông.
    (Nơi nào Cụ ghi thêm chữ Nho thì tôi ghi Cụ viết mấy chữ, và để vào hai ngoặc đơn)
    Last edited by ThùyLinh; 11-12-2006 at 02:51 PM.

  • #3
    Hacvang's Avatar
    Hacvang is offline Cành Vàng Hacvang is on a distinguished road
    Join Date
    Jul 2006
    Posts
    2,918
    Thanks
    138
    Thanked 110 Times in 59 Posts

    Default

    Tài liệu quý hóa quá Bạn Hiền ạ. C ráng học hỏi và ngẫm thử...nhưng hỏng biết có hiểu nổi không nữa...Có gì C nắm áo hỏi Bạn hiền sau

    Tặng lily cho Lily nè !

    Ở đây phố xá hiền như cỏ
    Có nỗi hồn nhiên giữa mặt người
    Ở đây cỏ sẽ hiền hơn phố
    Bởi dưới chân em có mặt trời...TCS

  • #4
    ThùyLinh's Avatar
    ThùyLinh is offline Ly Ly ThùyLinh is on a distinguished road
    Join Date
    Aug 2006
    Posts
    7,831
    Thanks
    697
    Thanked 2,222 Times in 1,206 Posts

    Default 10 Bài Họa Vận của Đức Vua Thành Thái

    NGUYÊN TÁC


    MƯỜI BÀI HỌA VẬN CỦA ĐỨC VUA THÀNH THÁI

    Lời tòa soạn của báo Tri Tân số 190 – 191 ngày 7-6-1945 và 7-7-1945.

    “Sau khi MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN và TỤC KHUÊ PHỤ THÁN của Thượng Tân Thị Phan Quốc Quang tiên sinh ra đời , vua Thành Thái đang sống trong vòng lao lý ở châu Phi (Réunion) đọc được hai bài trên bèn họa lại.
    Ông Huỳnh Vương Quang, một đọc giả ở Cần Thơ đã chép và gởi cho báo chí mười bài họa vận tập KHUÊ PHỤ THÁN và TỤC KHUÊ PHỤ THÁN. Cứ theo lời ông thì mười bài này do chính đức Thành Thái làm. Bản chí xin cám ơn sao lục của lục gia và vui lòng đăng lên đây để cống hiến quốc dân một bầu tâm huyết của một đấng cố quân nước nhà.

    I
    Vợ hỡi vợ! Con hỡi con!
    Cách nhau trăng khuyết lại trăng tròn.
    Ruột tằm đòi đoạn như tơ bủa.
    Nước mắt từng phen luống nỉ non.
    Xót nỗi tha hương trời thăm thẳm.
    Chạnh niềm cố quốc núi thon von.
    Trách ai chích mất lòng chim cá.
    Vàng đá xui nên phải mỏn mòn.

    II

    Mỏi mòn con mắt góc trời Âu,
    Lủi thủi quê hương trải nỗi đau.
    Góc bể mai, chiều cam đã giận.
    Chân trời khuya sớm héo gan sầu.
    Ba sinh lỡ dở đường duyên nợ.
    Muôn dặm phôi pha đám lửa dầu.
    Ngẩm lại cuộc đời thêm chán ngán,
    Một mình trằn trọc suốt canh thâu.

    III
    Canh thâu trằn trọc đứng lại ngồi.
    Đáo để nhân tình huyết phải sôi.
    Chí cả còn chưa xong chuyện ấy.
    Bợm già đâu đã mắc tay rồi…
    Má hồng luống để ai cam phận,
    Con trẻ đành lìa nở khúc nôi.
    Trẻ tạo cột người ghê gớm thiệt,
    Hỡi vợ ôi! Với hỡi con ôi!

    IV
    Con ôi! Không lấp nổi dòng Tương.
    Nghĩ đến con mà thiệt thảm thương.
    Bởi chút xót xa tình cốt nhục.
    Mà ra đau đớn cảnh tha hương.
    Tuôn lồng cha đã không đành nẻo.
    Tháo cũi con rài cũng hết phương.
    Thôi thế thì thôi đành mặc thế,
    Sao cho khỏi lỗi đạo cang thường.

    V
    Cang thường ai kẻ nặng hai vai.
    Quanh quẩn bây giờ biết hỏi ai?
    Cảnh ấy tình này thêm xót dạ,
    Trời kia đất nọ hỡi bưng tai.
    Đã không non nước gom về một,
    Lại khiến gương đồng phải bẻ hai.
    Dâu bể đa đoan thôi hết nói,
    Ôm lòng thương xót thở than dài.

    VI
    Thở dài than vắn biết ai cùng?
    Rượu giải sầu nay cạn mấy chung,
    Cám cảnh thê nhi trời chiếc bách,
    Biết ai vây cánh đủ mây tùng?
    Yêu tình mỏi mắt trong đăm đẳm,
    Cảnh vật cùng ta ngó lạnh lùng.
    Non nước chia hai đau đớn nhỉ!
    Thành sầu khôn nổi mở cho tung.

    VII
    Ai mở cho tung mấy cửa thành,
    Tư bề lạ mặt lính ai canh?
    Ngùi trong bể Á tàu phun khói,
    Chạnh nhớ trời Phi liễu rũ mành.
    Trách bớ cao xanh sao chẳng đoái,
    Lạc loài đen bạc nỡ cho đành.
    Sống thừa thôi có mong gì nữa,
    Đành để quê người gởi tử sanh.

    VIII
    Gửi tử sanh nay có tủi không?
    Nghĩ ra thêm thẹn với non sông.
    Bốn bề chỉ thấy người đen trắng,
    Tấc dạ không khuây giọng Lạc Hồng.
    Ngày gởi buồn theo hơi gió lọt,
    Đêm khuya thẹn với bóng trăng lồng.
    Nỗi niềm biết mấy ai bày tỏ,
    Trời rộng mênh mông, núi chập chồng.

    IX
    Chập chồng biết có nẻo nào chăng,
    Nhắn nhủ cùng ai kẻ bạn bằng.
    Tơ tóc kiếp này đành ngắn ngủi,
    Bèo mây nỗi ấy nối dài giăng.
    Chiêm bao họa có đôi khi gặp,
    Tin tức bây giờ lắm nỗi ngăn.
    Căn dặn đôi lời ghi để dạ.
    Thương thay chênh chếch nửa vầng trăng.

    X
    Chếch nửa vầng trăng một nước non.
    Một cây thôi đã khó nên hòn.
    Kêu sương tiếng nhạn hơi ròng rã,
    Nhớ nước chim quyên gáy héo mòn.
    Lạch tống quanh nhà xô cuộn cuộn,
    Đồng hồ trên vách đánh bon bon.
    Mực mài nước mắt tình không cạn.
    Vợ hỡi vợ! Con hỡi con!


    Cựu hoàng THÀNH THÁI
    (Báo Tri Tân số 190-191),
    Ngày 7-6 và 7-7 năm 1945)
    Last edited by ThùyLinh; 11-12-2006 at 03:06 PM.
  • No comments: