Saturday, August 25, 2012

WIKIPEDIA * HUẾ

 

Huế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Huế
Thành phố trực thuộc tỉnh
Logo Hue.PNG
Biểu trưng
Truong Tien Bridge .jpg
Sông Hươngcầu Trường Tiền
Địa lý
Tọa độ: 16°27′45″B 107°35′07″Đ / 16.462622, 107.585217
Diện tích 83,30 km²
Dân số năm 2010
Tổng cộng338.994[1]
Mật độ 4.048 người/km²
Hành chính
Quốc gia Cờ Việt Nam Việt Nam
Tỉnh Thừa Thiên-Huế
Đô thị loại I 24 tháng 8 năm 2005
Chính quyền
Chủ tịch UBND Phan Trọng Vinh
Chủ tịch HĐND Nguyễn Kim Dũng
Trụ sở UBND 23 - 25 Lê Lợi
Phân chia hành chính 27 phường
Web: huecity.gov.vn
Tọa độ: 16°27′45″B 107°35′07″Đ / 16.462622, 107.585217
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo... Thành phố có 2 Di sản văn hoá thế giới, có dòng sông Hương chảy qua tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ về quang cảnh thiên nhiên. Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945).

Mục lục

[ẩn]

[sửa] Địa lý

[sửa] Vị trí địa hình

Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông. phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km.
Diện tích tự nhiên 83,3 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 350.400 người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Mật độ dân số gần 4200 người/km2 [2].
Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 - 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Vọng Cảnh...

[sửa] Khí hậu

Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các miền và khu vực trong toàn tỉnh. Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C. Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh. Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ.
Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C.

[sửa] Lịch sử và tên gọi

[sửa] Thuận Hóa

Năm 1306, Công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai Châu Ô làm sính lễ.
Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc gom hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.[3]
Xem thêm bài Thuận Hóa, Huyền Trân Công Chúa.

[sửa] Phú Xuân

Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (富春), thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh[3]. Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư" [4].

[sửa] Địa danh "Huế"


Kinh thành Huế năm 1875

[sửa] Sự xuất hiện của địa danh "Huế"

Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:
  • Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế[5], thuyền tám tầm chở đã vạy then" [6].
  • Những tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế[7].
  • Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện [8].
  • Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué[9].
  • Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ [10].
  • Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này [11].
  • Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annamitici" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế
  • Trong "Dictionarium Annamitico-Latinum" của Pigneau de Béhaine và J.L. Taberd có giải thích, Huế: provincia regia Cocincinae.
  • Hồi ký "Souvenirs de Huế" xuất bản năm 1867 tại Paris của Michel Đức Chaingeau -con trai của Jean Baptiste Chaigneuau, tức Đức Thắng Hầu Nguyễn Văn Thắng, một trong những người Pháp theo giúp vua Gia Long, làm quan tại triều đình Huế...

[sửa] Một số kiến giải về địa danh "Huế"


Văn Miếu Môn.

Cửa Ngọ Môn

Điện Thái Hoà
Hiện nguồn gốc tên gọi này được một số nhà "Nghiên cứu Huế" kiến giải như sau:
  • Học giả Thái Văn Kiểm kiến giải:
    • Căn cứ trên những dữ kiện về ngôn ngữ và từ điển thì có thể chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa[12].
    • Hóa biến thành Huế có thể là do kị huý, theo ông, có thể là tên ông Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc - công thần của nhà Đinh - tổ của nhà Nguyễn hoặc cũng có thể do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa, chánh cung của vua Minh Mạng, thân mẫu của vua Thiệu Trị- vì Hoa và Hóa đọc na ná - nên Hóa phải đổi thành Huế. [13].
  • Kiến giải của Cadière: Huế chỉ là một cách ghi âm không chính xác của Hóa. Huế đã bắt đầu có từ thời Huế-Kim Long với cái tên là Hóa [14]
  • BS. Nguyễn Hy Vọng sau khi trích dẫn tự điển Việt-Bồ-La của de Rhodes, tác giả của Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (ấn bản điện tử dưới dạng CD), khẳng định: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa[15]..
  • Nghiêm Đức Thảo, đã có một kiến giải về nguồn gốc của Huế dựa trên bài văn "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" của Lê Thánh Tông. Ông kết luận: phải nói địa danh Huế có trước khi vua Lê Thánh Tông ghé đến, ít ra là trước năm 1497. [16].
  • Nhà nghiên cứu Võ Hương An cho rằng: Một địa phương Việt Nam thường có hai tên, một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt. Trong trường hợp như thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh hướng chỉ ghi tên chính thức, tên “chữ” (Hán) và thường bỏ qua cái tên thông tục. Đó là lý do cái tên Huế không có trong sử liệu Nhà Nguyễn. Quốc ngữ thời A. de Rhodes là loại quốc ngữ chưa định hình...Sự hiện hữu của hai âm "hóa", "huế" về cùng một địa phương và có giá trị như nhau cho phép nghĩ rằng vào thời bấy giờ Kim Long còn có một tên khác là Kẻ Huế hay Kẻ Hóa (tùy theo cách gọi của dân chúng). Những cái tên Kehue hay Kehǒá ban đầu đó tiếp tục xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau theo cách nghe và cách viết của mỗi người (Tây phương), cho đến khi định hình hẳn, từ nửa sau thế kỷ 18, theo cách của Pháp là Hué [3]...

[sửa] Thị xã Huế

Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả miền Trung là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với miền Bắcmiền Nam. Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị.
Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép "những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết, sẽ thiết lập ở nơi đó một đô thị"[17].
Ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng 7 năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: "Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị ở An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi. Tổ chức này được áp dụng ở các thị xã là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết" [18]
Ngày 13 tháng 7 năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn y thành lập "thị xã Huế" (cùng 5 thị xã trên) [19].

[sửa] Thành phố Huế


Thành phố Huế (bờ Nam sông Hương)
Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ).
Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975.
Năm 1981, thành phố Huế được mở rộng địa giới, sáp nhập các xã Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Hồ, Hương Bình, Hương Thọ (trừ thôn Dương Hoà sáp nhập về huyện Hương Phú), một phần xã Hương Chữ (các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, Bổn Trì, Bổn Phổ, An Lưu) của thuộc huyện Hương Điền, các xã Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, một phần xã Thuỷ Vân (các xóm Cồn Trâu, Cổ Thành, Vườn Trầu, Đồng Giáp) thuộc huyện Hương Phú. Thành phố Huế sau khi được mở rộng bao gồm các phường Thuận Thành, Thuận Lộc, Thuận Hoà, Tây Lộc, Phú Thuận, Phú Hoà, Phú Cát, Phú Hiệp, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh và các xã Thuỷ Trường, Thuỷ Phước, Thuỷ Xuân, Xuân Long, Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Bình, Hương Thọ, Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Thuỷ Phú (gồm cả xóm Đông Giáp), Hương Lưu (gồm cả xóm Cồn Trầu và xóm Cổ Thành), Hương Hồ (gồm cả các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, An Lưu, Bổn Trì, Bổn Phổ)[20].

Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 209/2005/QĐ-TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau khi Huế được công nhận là đô thị loại 1, Bộ Chính Trị Khoá X ngày 25/5/2009 đã ra Kết luận số 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020", trong đó nêu rõ phương hướng: "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á[21]
Ngày 30/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival.[22]
Theo đó, đề án có mục tiêu chung là xây dựng thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; đưa Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival, làm động lực phát triển kinh tế, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Để thực hiện đề án, ngoài nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, hằng năm ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư thực hiện một số công trình quan trọng trong mục tiêu xây dựng thành phố Festival.

[sửa] Hành chính

Thành phố tọa lạc hai bên sông Hương
Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính. Gồm 27 phường:
(3 phường mới Hương Long, Thủy Biều, Thủy Xuân được thành lập theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 26-03-2010)[23][24]

[sửa] Kinh tế thương mại

Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn và nổi tiếng toạ lạc ở hai bên bờ sông Hương như: Chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc, chợ An Cựu, chợ Bến Ngự, siêu thị Thuận Thành, Trường Tiền Plaza(siêu thị Coop mart), Phong Phú Plaza(Big C).

[sửa] Văn hóa Huế

Thuận Hóa - Phú Xuân -Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnhtạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây...
Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...

[sửa] Kiến trúc

Kiến trúc Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.

[sửa] Lễ nhạc cung đình

Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn.

[sửa] Vũ khúc cung đình

Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt.

[sửa] Ca Huế


Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế.

Võ thuật.

Festival Huế.

Nghệ thuật tuồng Huế.
Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạckhí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.
Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Huế, Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

[sửa] Nghệ thuật tuồng

Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng.
Bài chi tiết: Tuồng Huế

[sửa] Mỹ thuật, mỹ nghệ

Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu, đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên[25] (1870-1912)...Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp.

[sửa] Lễ hội

Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem.

[sửa] Festival Huế

Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 6 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam.

[sửa] Ẩm thực

Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.
Chi tiết xem bài viết về Ẩm thực Huế

[sửa] Võ thuật

Huế hiện có rất nhiều hệ phái võ nổi tiếng, có những phái võ nỗi danh truyền tụng cũng có những phái âm thầm như chính vùng đất cố đô. Tuy vậy, tất cả đều mang những đặc trưng đặc biệt riêng có của xứ Huế. Võ thuật Huế có nhiều nguồn gốc, từ Ấn độ, Trung quốc, Thái Lan, Lào, miến điện, Hàn Quốc, Nhật Bản,... tất cả quyền thuật năm châu đến Huế rồi hội ngộ với những môn phái dân dã tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất kinh kỳ. Bên cạnh đó cũng có nhiều môn phái sản sinh ra tại trên chính mảnh đất này cùng với lịch sử của nó và mang những tên gọi dân gian như Áo Vải, Bạch hổ, thiếu lâm,...

[sửa] Giáo dục


Trường Quốc Học Huế
Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế (1957-1975), có lịch sử 50 năm phát triển và tồn tại. Đây là nơi đào tạo nhân lực cho miền Trung và cả Việt Nam. Đại học Huế bao gồm:
Một số cơ sở giáo dục khác (bậc đại học và cao đẳng):
Một số trường trung học nổi tiếng:

[sửa] Danh lam thắng cảnh

[sửa] Thiên nhiên

[sửa] Kiến trúc cổ

[sửa] Chùa

[sửa] Nhà thờ

[sửa] Thánh thất

[sửa] Ảnh về Huế

[sửa] Xem thêm

[sửa] Tham khảo

[sửa] Chú thích

  1. ^ Dân số thành phố Huế năm 2009, Theo Niên giám thống kê 2009
  2. ^ Theo nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam[liên kết hỏng]
  3. ^ a b c Xem "Huế" có tự khi mô của Võ Hương An, đăng trong tập "Huế của một thời", Nam Việt xuất bản năm 2006
  4. ^ Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, phần Kinh sư
  5. ^ Chữ Hóa trong Thuận Hóa là chữ Hán, còn chữ Huế chữ Nôm. Cả hai chữ viết trên đều có một lối ký tự giống nhau là 化, và tùy ngữ cảnh mà đọc Hóa hay Huế (giải thích của Võ Hương An trong bài "Huế" có tự khi mô, đăng trong tập Huế của một thời, Nam Việt xuất bản năm 2006
  6. ^ Thơ Văn Lê Thánh Tông, Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm, Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1981, tr. 134
  7. ^ Xem Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, ấn bản điện tử tại www.honosoft.com, các trang 172,199,215,216,217
  8. ^ Từ trang 254 trở đi của tập II mới có, khi nói về những sự kiện liên quan đến Pháp
  9. ^ Xem BAVH., No.4, 1918, tr.285; BAVH., No.1, 1922, tr. 53
  10. ^ BOUDET & MASSON, Iconographie Historique de l’Indochine Française, Paris, 1931, Pl. XVI
  11. ^ CADIÈRE, Les Français au service de Gia Long, XII. Correspondance, BAVH., No.4, 1929, tr. 364
  12. ^ Xem bài "Rồng chầu ngoài Huế", mục "Nguyên ủy chữ Huế", Việt Nam Gấm Hoa, Làng Văn, Canada, 1997, tr. 147-149
  13. ^ Xem bài "Rồng chầu ngoài Huế", mục "Nguyên ủy chữ Huế", Việt Nam Gấm Hoa, Làng Văn, Canada, 1997, tr. 147-149
  14. ^ CADIÈRE, Les Européens qui ont vu le Vieux-Hué, BAVH., No.3, 1915, tr. 231
  15. ^ Xem "Huế" có tự khi mô của Võ Hương An, đăng trong tập "Huế của một thời", Nam Việt xuất bản năm 2006
  16. ^ Trích trong bài "Qua truông Nhà Hồ", Đặc san Quảng Trị, Xuân Tân Tỵ 2001, Virginia, USA, tr.142
  17. ^ Rapport du Coma à S.M. l'Empereur d'Mnnam, en date du 6 du 9 mois de la 10 année de Thanh Thai (20 Octobre 1898)- Journal officiel de l' Indo-chine française (JOIC). 1902,p.150
  18. ^ Ordonnace en date du 5 du 6 mois de la 11 année de Thanh Thai (12 Juillet 1899)- JOIC. 1902, p.150
  19. ^ L' Arrêté du 30 aout 1899, Le Gouverneur Général de I' Indo-chine-JOIC. 1902, p.147
  20. ^ Quyết định số 64/HĐBT ngày 11/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc mở rộng thành phố Huế, thị xã Đông Hà và phân vạch lại địa giới các huyện Hương Điền, Hương Phú, Bến Hải, Triệu Hải thuộc tỉnh Bình Trị Thiên
  21. ^ [http://ketluan48.thuathienhue.gov.vn/default.asp?sel=detail&id=10004 Thừa Thiên Huế quyết tâm phấn đấu sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương].
  22. ^ Quyết định 143/2007/QĐ-TTg, Nguyễn Sinh Hùng, 30/8/2007
  23. ^ Thành phố Huế có thêm 3 phường mới, Hà Phương, 26/3/2010
  24. ^ Nghị quyết 14/NQ-CP, Nguyễn Tấn Dũng 25/3/2010
  25. ^ Xem bài "Văn Hóa Huế", mục Mỹ thuật, mỹ nghệ Huế[liên kết hỏng]

Huế

From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search
Hue
Thành phố Huế
The Citadel of Hue
Hue is located in Vietnam
Hue
Location of Huế
Coordinates: 16°28′00″N 107°34′45″E / 16.4666667°N 107.57917°E
Country Vietnam
ProvinceThua Thien – Hue province
Population
• Total340,000
Huế (About this sound listen) is the capital city of Thua Thien – Hue province, Vietnam. Between 1802 and 1945, it was the imperial capital of the Nguyen dynasty. Its population stands at about 950,000.[1] In Sino-Vietnamese script, used until 1945, the name of the city is written .

Contents

[hide]

[edit] History

Huế originally rose to prominence as the capital of the Nguyễn Lords, a feudal dynasty which dominated much of southern Vietnam from the 17th to the 19th century. In 1775 when Trịnh Sâm captured it, it was known as Phú Xuân. In 1802, Nguyễn Phúc Ánh (later Emperor Gia Long) succeeded in establishing his control over the whole of Vietnam, thereby making Huế the national capital.[2]
Minh Mạng (14 February 1791 – 20 January 1841; born Nguyễn Phúc Đảm , also known as Nguyễn Phúc Kiểu ) was the second emperor of the Nguyễn Dynasty, reigning from 14 February 1820 (his 29th birthday) until his death, on 20 January 1841. He was a younger son of Emperor Gia Long, whose eldest son, Crown Prince Cảnh, had died in 1801. Minh was well known for his opposition to French involvement in Vietnam, and for his rigid Confucian orthodoxy.
Huế was the national capital until 1945, when Emperor Bao Dại abdicated and a communist government was established in Hà Nội (Hanoi), in the north.[3] While Bảo Đại was briefly proclaimed "Head of State" with the help of the returning French colonialists in 1949 (although not with recognition from the communists and the full acceptance of the Vietnamese people), his new capital was Sài Gòn (Saigon), in the south.[4]
In the Vietnam War, Huế’s central position placed it very near the border between North Vietnam and South Vietnam; however, the city was located in South Vietnam. In the Tết Offensive of 1968, during the Battle of Huế, the city suffered considerable damage not only to its physical features, but its reputation as well, most of it from American firepower and bombings on the historical buildings as well as the massacre at Huế committed by the communist forces. After the war’s conclusion, many of the historic features of Huế were neglected because they were seen by the victorious regime and some other Vietnamese as "relics from the feudal regime"; the Vietnamese Communist Party doctrine officially described the Nguyễn Dynasty as "feudal" and "reactionary." There has since been a change of policy, however, and many historical areas of the city are currently being restored.

[edit] Geography and climate

The city is located in central Vietnam on the banks of the Sông Hương (Perfume River), just a few miles inland from the Biển Đông. It is about 700 km (438 mi.) south of the national capital of Hanoi and about 1100 km (690 mi.) north of Hồ Chí Minh City, the country’s largest city, formerly known as Saigon.
Huế features a Tropical monsoon climate under the Köppen climate classification. The dry season is from March to August, with high temperatures of 35–40 °C. The rainy season is from August to January, with a flood season from October, onwards. The average rainy season temperature is 20 °C, sometimes as low as 9 °C. And Spring lasts from January to late February.[5]
[hide]Climate data for Huế
MonthJanFebMarAprMayJunJulAugSepOctNovDecYear
Average high °C (°F)24
(75)
25
(77)
27
(81)
31
(88)
33
(91)
34
(93)
33
(91)
33
(91)
32
(90)
29
(84)
26
(79)
24
(75)
29.3
(84.7)
Average low °C (°F)18
(64)
19
(66)
20
(68)
23
(73)
24
(75)
25
(77)
26
(79)
25
(77)
24
(75)
23
(73)
21
(70)
19
(66)
22.3
(72.1)
Rainfall mm (inches)131
(5.16)
44
(1.73)
50
(1.97)
47
(1.85)
85
(3.35)
96
(3.78)
98
(3.86)
113
(4.45)
351
(13.82)
520
(20.47)
445
(17.52)
250
(9.84)
2,230
(87.8)
Source: World Climate Guide

[edit] Historic monuments

Complex of Huế Monuments *
Khải Định tomb
CountryVietnam
TypeCultural
Criteriaiv
Reference678
Region **Asia-Pacific
Inscription history
Inscription1993 (17th Session)
* Name as inscribed on World Heritage List
** Region as classified by UNESCO
Huế is well known for its historic monuments, which have earned it a place in UNESCO’s World Heritage Sites.[6] The seat of the Nguyễn emperors was the Citadel, which occupies a large, walled area on the north side of the Perfume River. Inside the citadel was a forbidden city where only the emperors, concubines, and those close enough to them were granted access; the punishment for trespassing was death. Today, little of the forbidden city remains, though reconstruction efforts are in progress to maintain it as a historic tourist attraction.
Roughly along the Perfume River from Huế lie myriad other monuments, including the tombs of several emperors, including Minh Mạng, Khải Định, and Tự Đức. Also notable is the Thiên Mụ Pagoda, the largest pagoda in Huế and the official symbol of the city.[7]
A number of French-style buildings lie along the south bank of the Perfume River. Among them are Quốc Học High School, the oldest high school in Vietnam, and Hai Ba Trung High School.
The Hue Royal Antiquities Museum on 3 Le Truc Street also maintains a collection of various artifacts from the city.

[edit] Administrative divisions

Huế comprises 27 administrative divisions, including 27 phường (urban wards)

[edit] Urban wards

[edit] Culture


A woman weaving a nón lá, a conical straw hat typical of Huế
Located in the center of Vietnam, Hue was the capital city of Vietnam for approximately 150 years during feudal time (1802–1945),[8] and the royal lifestyle and customs have had a significant impact on the characteristics of the people of Huế, even long afterwards.[citation needed]

[edit] Name-giving

Historically, the qualities valued by the royal family were reflected in its name-giving customs, which came to be adopted by society at large.[citation needed] As a rule, royal family members were named after a poem written by Minh Mang, the second king of Nguyễn Dynasty. The poem, Đế hệ thi",[9] has been set as a standard frame to name every generation of the royal family, through which people can know the family order as well as the relationship between royal members. More importantly, the names reflect the essential personality traits that the royal regime would like their offspring to uphold. This name-giving tradition is proudly kept alive and nowadays people from Hue royal family branches (normally considered 'pure' Hue) still have their names taken from the words in the poem.[citation needed]

[edit] Clothing


Violet áo dài are commonly associated with Huế.
The design of the modern-day áo dài, a Vietnamese national costume, evolved from an outfit worn at the court of the Nguyễn Lords at Huế in the 18th century. A court historian of the time described the rules of dress as follows: Outside court, men and women wear gowns with straight collars and short sleeves. The sleeves are large or small depending on the wearer. There are seams on both sides running down from the sleeve, so the gown is not open anywhere. Men may wear a round collar and a short sleeve for more convenience.[nb 1] This outfit evolved into the áo ngũ thân, a five-paneled aristocratic gown worn in the 19th and early 20th centuries. Inspired by Paris fashions, Nguyễn Cát Tường and other artists associated with Hanoi University redesigned the ngũ thân as a modern dress in the 1920s and 1930s; later, in the 1950s, Saigonese designers tightened the fit to produce the version widely worn by Vietnamese women today.[10] While the áo dài and nón lá are generally seen as a symbol of Vietnam as a whole, the combination is seen by Vietnamese as being particularly evocative of Hue. Violet-coloured áo dài are especially common in Huế, the color having a special connection to the city's heritage as an ancient capital.[11][12]

[edit] Cuisine


Bún bò Huế, a typical Huế noodle dish.
The cuisine of Huế draws from throughout Vietnam, but one of the most striking differences is the prominence of vegetarianism in the city. Several all-vegetarian restaurants are scattered in various corners of the city to serve the locals who have a strong tradition of eating vegetarian twice a month, as part of their Buddhist beliefs. Another feature of Huế dishes that sets them apart from other regional cuisines in Vietnam is the relatively small serving size with refined presentation, a vestige of its royal cuisine. Finally, another feature of Huế cuisine is that it is often very spicy.[13]

[edit] Religion

In Huế, Buddhism is taken a bit more seriously than elsewhere in Vietnam, with more monasteries than anywhere else and the nation's most famous monks. Famously in 1963, Thích Quảng Đức drove to Saigon to protest anti-Buddhist policies of the South Vietnamese government and set himself on fire on a Saigon street.[14]
Thich Nhat Hanh, world famous Zen master, originates from Huế.

[edit] Tourism


Prince Tuy ly Man Trinh Palace in Vi Da Park

Supreme Harmony Palace and Great Enclosure
In Addition to the various touristic attractions in Hué itself, the city also offers day-trips to the Demilitarized Zone lying approximately 70 km north, showing various war settings like The Rockpile, Khe Sanh Combat Base or the Vinh Moc Tunnels.

[edit] See also

[edit] References

Notes
  1. ^ "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép ..." (from Đại Nam Thực Lục [Records of Đại Nam])
References
  1. ^ Avenell census 2011
  2. ^ Woodside, Alexander (1988). Vietnam and the Chinese model: a comparative study of Vietnamese and Chinese government in the first half of the nineteenth century. Harvard Univ Asia Center. p. 127. ISBN 978-0-674-93721-5.
  3. ^ Boobbyer, Claire; Spooner, Andrew; O'Tailan, Jock (2008). Vietnam, Cambodia & Laos. Footprint Travel Guides. p. 122. ISBN 978-1-906098-09-4.
  4. ^ Stearns, Peter N.; Langer, William Leonard (2001). The Encyclopedia of world history: ancient, medieval, and modern, chronologically arranged. Houghton Mifflin Harcourt. p. 1036.
  5. ^ Ishizawa, Yoshiaki; Kōno, Yasushi; Rojpojchanarat, Vira; Daigaku, Jōchi; Kenkyūjo, Ajia Bunka (1988). Study on Sukhothai: research report. Institute of Asian Cultures, Sophia University. p. 68.
  6. ^ Along the world heritage path: Hue. Thanh Nien News. 12 December 2005.
  7. ^ Pham, Sherrise; Emmons, Ron; Eveland, Jennifer; Lin-Liu, Jen (2009). Frommer's Southeast Asia. Frommer's. p. 318. ISBN 978-0-470-44721-5.
  8. ^ Nguyễn, Đắc Xuân (2009). 700 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế. Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ.
  9. ^ http://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_M%E1%BA%A1ng[third-party source needed]
  10. ^ Ellis, Claire (1996), "Ao Dai: The National Costume", Things Asian, http://www.thingsasian.com/stories-photos/1083, retrieved 2 July 2008
  11. ^ Bửu, Ý (19 June 2004). "Xứ Huế Người Huế". Tuoi Tre. http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/38127/Xu-Hue-nguoi-Hue.html. Retrieved 29 April 2011.
  12. ^ "Ao dai – Hue’s piquancy". VietnamNet. 18 June 2004. http://english.vietnamnet.vn/news/2004/06/162188/. Retrieved 1 June 2011.
  13. ^ Ngoc, Huu; Borton, Lady (2006). Am Thuc Xu Hue: Hue Cuisine. Vietnam.
  14. ^ http://www.gonomad.com/market/0711/hue-food.html.

No comments: