Saturday, August 4, 2012

HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM


Hướng đạo Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cờ Hướng đạo Việt Nam.png
Hiệu kỳ Hướng đạo Việt Nam
Các dữ liệu về tổ chức
Tên:
Hướng đạo Việt Nam
Quốc gia:
Thành lập:
Năm 1930
Sáng lập bởi:
Thành viên:
10.000 (ước tính ít nhất)
 
 
Hướng đạo Việt Nam là một tổ chức thanh thiếu niên được thành lập vào năm 1930 bởi Trưởng Trần Văn Khắc tại Hà Nội. Hướng đạo Việt Nam trước đây từng là một thành viên của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (World Organization of the Scout Movement) và đây cũng chính là tổ chức lớn nhất của phong trào Hướng đạo được sáng lập bởi Robert Baden-Powell, một trung tướng trong Quân đội Hoàng gia Anh vào năm 1907.
Mục đích của phong trào Hướng đạo là giáo dục bổ túc cho giáo dục gia đình và học đường, giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị để trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự, hữu ích cho xã hội. Hướng đạo Việt Nam được thành lập cũng theo những mục đích chung đó. Từ "đạo" trong cụm từ "Hướng đạo" có nghĩa là "đường"; Hướng đạo có nghĩa là "dẫn đường" và không có liên quan đến một tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị Hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, trừ các đoàn Hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.
Từ lúc thành lập vào năm 1930, Hướng đạo Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, thu hút rất đông những nhân vật sau này giữ những vai trò trọng yếu trên chính trường miền Bắc cũng như miền Nam như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thành Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm, Trần Điền, Cung Giũ Nguyên,... [1] Tuy nhiên vì thời cuộc chính trị và chiến tranh, Hướng đạo Việt Nam bị đình chỉ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam vào năm 1954 và rồi toàn cõi Việt Nam vào năm 1975.
 
Ở hải ngoại, Hướng đạo Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động từ khi theo đoàn người di tản đến các trại tạm cư như Vịnh Subic (Philippines), Đảo Guam, Đảo Wake, Trại Pendleton (California), Trại Chaffee (Arkansas),... trước ngày 30 tháng 4 cho đến ngày nay tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Úc, PhápĐức. Đặc biệt là trong thập niên 1980 Hướng đạo Việt Nam đều có mặt tại các trại tị nạn khắp vùng Đông Nam ÁHồng Kông trước khi các trại tị nạn này đóng cửa vào đầu thập niên 1990. [2] Tại Việt Nam hiện nay cũng có nhiều đơn vị Hướng đạo được thành lập và hoạt động trở lại ở khắp miền Nam.

Lịch sử Hướng đạo Việt Nam

 Từ 1930 đến 1946

Trưởng Trần Văn Khắc (phải), người sáng lập Hướng đạo Việt Nam và Bác sĩ Nguyễn Văn Thơ, hội trưởng cuối cùng của Hội Hướng đạo Việt Nam (tháng 4 năm 1975) chụp hình tại Trại Họp bạn Quốc tế Hướng đạo Việt Nam "Thẳng Tiến 2" được tổ chức tại Toronto năm 1988
 
Trong những năm 1927-1930, các đoàn Hướng đạo Việt Nam đầu tiên xuất hiện ở miền Bắc, hầu hết đều trực thuộc Hội Hướng đạo Pháp. Mãi đến tháng 9 năm 1930, phong trào Hướng đạo mới quảng bá rộng rãi tại Việt Nam. Hai người được xem là những người sáng lập ra Hướng đạo Việt Nam là: Trưởng Trần Văn Khắc thành lập đoàn Lê Lợi (đơn vị Hướng đạo Việt Nam đầu tiên tại Hà Nội năm 1930) và Trưởng Hoàng Đạo Thúy lập ra Ắu đoàn đầu tiên tên là bầy Lê Lợi vào năm 1931. Rồi thêm những đoàn mới xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Nam Ðịnh... tổ chức các đơn vị Hướng đạo theo mẫu của Đoàn Lê Lợi với khăn quàng nền xanh lá cây viền đỏ và tên gọi là Đồng tử quân (lúc đó vẫn chưa có tên là Hướng đạo). Đó là khởi đầu cho phong trào Hướng đạo Việt Nam[1]. Phong trào tổ chức tập hợp và giáo dục thanh thiếu niên những kỹ năng sống và ý thức công dân du nhập từ các nước phương Tây nhưng được Việt Nam hóa với trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước. Nhiều thành viên Hướng đạo Việt Nam đã đóng vai trò tiên phong trong phong trào vận động cứu nước thời kỳ Cách mạng tháng Tám 1945.[3].
Năm 1932, ông Trần Văn Khắc vào Nam kỳ, rồi cùng với các Trưởng Lương Thái, Huỳnh Văn Diệp, Trần Coln thành lập Hội Hướng đạo Nam Kỳ. Trong khi đó ông Hoàng Ðạo Thúy vẫn giữ nhiệm vụ Tổng Ủy viên của Hội Hướng đạo Bắc kỳ. Tháng 6 năm 1932, Ðoàn Lê Văn Duyệt được thành lập tại Sài Gòn.
Năm 1933, Hoàng Đạo Thúy đổi danh xưng là Hướng đạo sinh (thay vì Ðồng tử quân) và chọn áo sơ mi màu củ nâu với quần cụt màu xanh nước biển làm đồng phục. Tổ chức và sinh hoạt theo mẫu Hướng đạo Pháp. Cũng trong năm này, Tổng cục Hướng đạo Nam kỳ thành hình và xuất bản tập chí Hướng Ðạo. Triều đình Miên (Campuchia) cử Giám đốc Học chính tiếp xúc với Trưởng Trần Văn Khắc để hỏi thể thức và lấy tài liệu tổ chức Hướng đạo[4]. Năm 1934, một phái đoàn Hướng đạo Nam kỳ do Trưởng Trần Văn Khắc hướng dẫn, lên Nam Vang theo lời mời của nhà Vua, dự trại ra mắt Hướng đạo Miên và chứng kiến lễ tuyên hứa của Thái tử Monireth.
Với sự gây dựng của các trưởng đi tiên phong, và sự giúp đỡ của Hướng đạo Pháp, Hướng đạo Việt Nam đã tổ chức được 3 ngành: Ấu, ThiếuTráng. Đáng kể nhất là Tráng đoàn Lam Sơn, một trong những tráng đoàn cột trụ của phong trào Hướng đạo Việt Nam tại miền Bắc do Trưởng Hoàng Đạo Thúy hướng dẫn. Ông cũng là tác giả các cuốn Hướng Đạo Đoàn, Đội Của Tôi với bút hiệu Ba Tô[5].
Trong vòng 15 năm kể từ năm 1930 đến 1945, phong trào hướng đạo đã là một thanh nam châm thu hút không ít những nhà trí thức lúc đó như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thành Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm.... Các ông này về sau này trở thành những nhân vật nổi tiếng trong chính trường cả trong Nam và ngoài Bắc[1].
Năm 1935, Hội Hướng đạo Trung kỳ được thành lập. Trước đó nhiều đơn vị được thành lập tại VinhHuế. Cũng trong năm đó, Trần Văn Khắc đã tổ chức thành công trại họp bạn ở sân vận động Dakao Sài Gòn, đây là trại họp bạn toàn quốc đầu tiên có tính "Huynh Ðệ" với 500 trại sinh tham dự. Các đoàn Hướng đạo sinh từ Bắc bộTrung bộ đều vào tham dự, trong đó có Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, ...
Năm 1936, hơn 60 trưởng toàn quốc đã được huấn luyện bởi Trưởng André Léfèré (Tổng Ủy viên Hướng đạo Tự do Pháp lúc bấy giờ) tại trại trường Đà Lạt. Hoàng đế Bảo Đại và Quốc vương Campuchia Monivong cũng đã giúp đỡ tài chính để thành lập một trại trường thứ hai ở núi Bạch Mã, cách Huế khoảng 40 km về hướng Nam.
Cuối năm 1937, Trưởng Raymond Schlemmer (Ủy viên Hội Hướng đạo Công giáo Pháp) được Liên hội Hướng đạo Pháp cử sang Việt Nam, LàoCampuchia để tổ chức thống nhất 3 quốc gia này thành Liên hội Hướng đạo Đông Dương. Nội san chính thức của liên hội là tờ Chef (Huynh trưởng) viết bằng tiếng Pháp.
Năm 1938, khánh thành Trại trường Bạch Mã. Các khóa đầu gồm Thiếu I (tháng 7) và Thiếu II với Tráng I (tháng 8). Những trưởng cao cấp dự khóa huấn luyện 1936 ở Đà Lạt đã theo một trong 3 khóa này và được trao Bằng Rừng (Wood Badge). Mỗi xứ chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện trưởng cấp dự bị (phía 3 kỳ Việt Nam đặt thêm cấp sơ luyện trước), để gửi tiếp lên các khóa ở Trại trường gồm 2 bực: Bạch Mã (hoàn luyện, 10 ngày - khăn quàng nền xám, thêu hai đợt sóng màu xanh ở góc nhọn sau lưng) cho trưởng và phụ tá đơn vị; và Bằng Rừng (chuyên sâu, thêm 3 ngày - khăn quàng Gilwell nền xám hồng, với nút da 2 vòng đan và giây đeo 2 mẩu gỗ) cho Liên đoàn trưởng, ủy viên cùng trưởng huấn luyện.
Năm 1940, một trại họp bạn 3 ngành được tổ chức thành công ở Rừng Sặt, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1941, Trại Họp bạn Ðông Dương (5 xứ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Miên và Lào) được tổ chức ở Quảng Tế, Huế. Vua Bảo Ðại chủ tọa lễ khai mạc. Trại Họp bạn tráng sinh ở đảo Qua Châu được tổ chức ở tỉnh Ninh Bình năm 1942. Trại họp bạn ở Cù Lao Bảy Miếu được tổ chức ở Nha Trang năm 1943.
Năm 1944, khoá huấn luyện chót ở Trại trường Bạch Mã do Trưởng Cung Giũ Nguyên đảm nhiệm, thay thế Trưởng Tạ Quang Bửu vì bận việc riêng.
Năm 1945, vì tình trạng chiến tranh và phân hóa, nhiều đơn vị tan rã, sinh hoạt của Hướng đạo Việt Nam bị ngưng trệ. Từ cuối năm 1946, khi Chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ Hướng đạo Việt Nam không có hoạt động gì đáng kể.

 Từ 1946 đến 1954

Năm 1946, hội nghị Trưởng toàn quốc đã thống nhất phong trào Hướng đạo của ba miền Nam, Trung, Bắc và Bộ Tổng Ủy viên Hội được thành lập. Tháng 5 năm 1946, Hồ Chí Minh, khi đó là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, đã nhận lời làm Hội trưởng Danh dự của Hội Hướng đạo Việt Nam[3].
Đến cuối năm 1946, Chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ dữ dội, phong trào Hướng đạo Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động một thời gian cho đến năm 1950[5].
Trong cuộc chiến, gia đình Hướng đạo Việt Nam, cũng như phần lớn các gia đình Việt Nam phân tán kẻ bên này, người bên kia. Trong khi gần như toàn thể Bộ Tổng Ủy viên hội Hướng đạo Việt Nam thành lập năm 1946 đi theo Trưởng Hoàng Đạo Thúy vào mật khu, một số trưởng và hướng đạo sinh ở các vùng thành thị bắt đầu khôi phục phong trào Hướng đạo kể từ năm 1950, đặc biệt là tại Hà Nội.
Thời kỳ này bài hát của một tráng sinh của đoàn Lam Sơn là Lưu Hữu Phước mà lời hát bắt đầu như sau: "Nâng cao lá cờ Hướng đạo nhuộm oai hùng, sáng ngời ta cùng đi cùng xây đời mới..." trở thành hành khúc chính thức của Hướng đạo Việt Nam. Từ đó cho đến nay vẫn còn được sử dụng chính thức trong các sinh hoạt và nghi lễ với tên gọi là "Hội ca Hướng đạo"[1].
Năm 1954 tại Genève (Thụy Sĩ), ngay sau khi quân đội Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ, đã diễn ra một cuộc hội nghị nhằm tiến tới một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tại Việt Nam. Trong phái đoàn Việt Minh tại Genève có Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc phòng, cũng là cựu Tổng Ủy viên Hướng đạo và bên kia phía đối nghịch, trong phái đoàn Quốc gia Việt Nam, là hai trưởng Hướng đạo khác: Trần Văn TuyênCung Giũ Nguyên. Sau khi Hiệp định Genève được ký kết tháng 7 năm 1954, phân chia lãnh thổ Việt Nam ra làm hai phần. Miền Bắc trở thành một quốc gia cộng sản và phong trào Hướng đạo dần dần giải tán và không được phép hoạt động[1].

 Từ 1954 đến 1975


Tem kỷ niệm Họp bạn Hướng đạo toàn quốc "Phục Hưng" năm 1959
 
Sau khi Việt Nam bị chia đôi, trụ sở của Hội Hướng đạo Việt Nam được chuyển vào Huế và rồi vào Sài Gòn khi Hướng đạo Việt Nam tại miền Bắc bị đình chỉ hoạt động. Trên phần đất phía Nam, phong trào Hướng đạo Việt Nam thật sự bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và trưởng thành.[6] Năm 1955 Trại trường Hồi Nguyên được thiết lập tại Bảo Lộc và vào tháng 8 năm 1956 trại trường khai giảng các khóa huấn luyện đào tạo trưởng dự bị ngành Ấu, Thiếu và Tráng.
Năm 1957, Hội Hướng đạo Việt Nam được công nhận là hội viên của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (World Organization of Scouting Movement). Hướng đạo Việt Nam tham gia vào việc thành lập Vùng châu Á-Thái Bình Dương và trở thành hội viên sáng lập một vùng lớn nhất của Tổ chức Hướng đạo Thế giới. Tháng 4 trong năm Hội Nữ Hướng đạo Việt Nam được thành lập[5].
Năm 1958, Trại trường Quốc gia Tùng Nguyên được thành lập tại Ðà Lạt dưới quyền điều khiển của Trại trưởng Cung Giũ Nguyên. Đây là nơi đào tạo hầu hết các trưởng của thế hệ 1958-1975.
Năm 1959, một điểm đáng ghi nhận là sự góp mặt của Hướng đạo Việt Nam tại Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới (World Scout Jamboree) lần thứ 10 tại Núi Makiling (Philippines). Đồng phục cũng đã được đổi từ màu nâu cũ sang màu kaki vàng. Đến cuối năm 1959, Trại họp bạn Toàn quốc tên "Phục Hưng" với 2500 trại sinh được tổ chức tại Lâm viên Quốc gia Trảng Bom (Biên Hoà) đánh dấu giai đoạn hưng khởi này của phong trào.
 
Hướng đạo sinh thuộc Đạo Hướng đạo Đắc Lắc tại Trại Hợp bạn Quốc gia "Tự Lực" ở Tam Bình, Thủ Đức vào lễ Giáng sinh năm 1974
 
Tháng 12 năm 1965, Hội nghị Trưởng Hướng đạo Toàn quốc nhóm họp tại Gia Định, và ngành Kha được chính thức thành lập.
Năm 1966 Hội Nữ Hướng đạo Việt Nam được công nhận là hội viên chính thức của Hội Nữ Hướng đạo Thế giới (World Association of Girl Guides and Girl Scouts).
Năm 1969, Trại họp bạn Tráng sinh Toàn quốc được tổ chức tại Đà Lạt vào dịp lễ Giáng Sinh. Tháng 12 năm 1970, Trại họp bạn Toàn quốc Hướng đạo Việt Nam được tổ chức tại Suối Tiên (Thủ Đức) mang tên "Giữ Vững" đánh dấu 40 năm phong trào Hướng đạo Việt Nam. Đây là một trại họp bạn thành công đáng kể nhất và cũng trong dịp này Trưởng Trần Văn Khắc được trao tặng Kim Long Huân chương là huân chương cao quí nhất của Hướng đạo Việt Nam vì những đóng góp to lớn của ông trong việc phát triển Hướng đạo tại Nam kỳ.
Năm 1971, một phái đoàn Hướng đạo Việt Nam được tuyển chọn từ nhiều đơn vị đã lên đường tham dự Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 13 tại Asagiri Heights, Nhật Bản. Năm 1974, Trại Họp bạn Toàn quốc tên "Tự Lực" được tổ chức tại Tam Bình, Gia Định.
Các trại họp bạn toàn quốc cuối cùng phải được tổ chức trong vùng phụ cận Sài Gòn vì tình hình an ninh: chiến cuộc mỗi ngày lan rộng và tiến gần hơn đến thủ đô miền Nam. Cuối cùng vào mùa xuân 1975, một số đông anh chị em Hướng đạo Việt Nam theo làn sóng di tản và vượt biên ra nước ngoài trong khi đó tại Việt Nam Hướng đạo Việt Nam tạm thời chấm dứt hoạt động.

 Sau 1975

Tại quốc nội

Sau tháng 4 năm 1975, Hội Hướng đạo Việt Nam bị giải tán và trụ sở ở số 18 Bùi Chu tại Sài Gòn bị "tiếp thu". Cơ cấu của tổ chức Hướng đạo trong nước hoàn toàn tan rã.

 Người Việt Hải ngoại

Trong khi đó một số huynh trưởng và hướng đạo sinh đã di tản đến các trại định cư tạm thời đã tụ hợp lại và thành lập các đơn vị Hướng đạo Việt Nam để tiếp tục sứ mạng của mình.
Sau đó thì đến lượt các trại tị nạn khắp Đông Nam Á cũng có các đơn vị Hướng đạo Việt Nam được thành lập như ở Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines, Hồng Kông, Thái Lan. Các đơn vị này chỉ chấm dứt hoạt động khi các trại tị nạn đóng cửa vào đầu thập niên 1990[2].
Năm 1976, Trưởng Nguyễn Quang Minh đã đứng ra vận động, duy trì, và thành lập Văn phòng Liên lạc Hướng đạo Việt Nam Hải ngoại tại Portland, Oregon, và thường xuyên phát hành bản tin mỗi tháng. Năm 1980, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập phong trào, một Trại họp bạn Hướng đạo Việt Nam cũng đã được tổ chức tại Scouters' Mountain (Portland, Oregon).
Trong thập niên 1980, do sinh sống và định cư rải rác của các trưởng và hướng đạo sinh ở khắp nơi trên thế giới, các đơn vị và tổ chức Hướng đạo Việt Nam đã được thành lập tại nhiều quốc gia như: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Canada, Úc, Đức, Hòa Lan, Ý, Na Uy, Bỉ...
Tháng 7 năm 1983, tại Hội nghị Trưởng ở Costa Mesa, California (Hoa Kỳ), Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt Nam được thành lập để tái lập và thống nhất phong trào Hướng đạo Việt Nam tại hải ngoại. Từ đó đến nay Hướng đạo Việt Nam hải ngoại đã tổ chức được 9 lần Trại Họp bạn Thẳng Tiến ở nhiều quốc gia khác nhau, cũng như các trại đoàn và các khóa huấn luyện như Hồi Nguyên, Tùng Nguyên, Bạch Mã... các khóa dự bị Bằng Rừng... Phương tiện truyền thông cũng đã được phổ biến rộng rãi, chẳng hạn như các tờ: Liên lạc, Giúp ích, Bước đường đầu, Khai phá, Phù sa, Sắp sẵn, Tùng nguyên, Phụng sự, Vừng hồng, Bạch mã, Nội san Trưởng...
Năm 2011 Hướng đạo Việt Nam tặng cho nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang giải thưởng cao quý nhất: Bắc đẩu huân chương để vinh danh đóng góp của ông trông ngành hướng đạo.[7]

 Hướng đạo tại Việt Nam hiện nay

 Tổng quan


Ngày họp mặt truyền thống Hướng đạo Việt Nam, 31 tháng 5 năm 1993 tại Hà Nội (Hoàng Đạo Thúy là người mặc áo trắng, ngồi giữa)
 
Tại Việt Nam, vào cuối năm 1991, Vũ Xuân Hồng, Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có liên lạc lại với Văn phòng Á châu-Thái Bình Dương của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới nhưng thất bại vì Văn phòng Tổng Thơ ký Hướng đạo Quốc tế tại Genève không thể công nhận một hội hướng đạo không theo nguyên lý của phong trào Hướng đạo thế giới và không được độc lập khỏi chính quyền.[8]
Ngày 31 tháng 5 năm 1993 tại Hà Nội, Trưởng Hoàng Đạo Thúy (94 tuổi) và một số trưởng đã tổ chức Ngày Họp mặt Truyền thống Hướng đạo Việt Nam đầu tiên tại miền Bắc kể từ năm 1954 nhằm tái lập lại phong trào Hướng đạo n

No comments: