Sunday, September 2, 2012

SƠN TRUNG * KINH TẾ CÁ THỂ

Ba giai đoạn kinh tế cá thể
của ngườI CỘNG sản

                                                                                                     Sơn Trung

         Bài này nhắm vào đối tượng là cán bộ trung cấp và hạ cấp, còn cán bộ cao cấp thì không dám đụng đến, vì họ có sẵn kho tàng quốc gia, và của cải nhân dân, xài hoài không hết, cần gì phải làm kinh tế cá thể cho mệt!
         Đừng tưởng rằng cán bộ đảng là không có óc tư hữu. Họ ra sức đánh tư sản, đánh địa chủ không phải là diệt tư hữu mà là vì muốn lấy tài sản cuả người làm của mình.
Chính sách quốc doanh, hợp tác xã là bắt mọi người trong nước làm nô lệ cho cộng sản. Đồng thời họ cũng bắt cán bộ từ trung cấp trở xuống làm tay sai cho họ. Do đó mà bọn cán bộ này ngoài đồng lương chết đói, chỉ có ba đường, một là trộm cắp  của công, hai là tham nhũng, hối lộ, và ba là ra sức lao động để kiếm sống.
        Lao động kiếm sống này không thuộc lãnh đạo của đảng, không thuôc quốc doanh hay HTX, cho nên gọi là kinh tế cá thể. Có nhiều cách làm cá thể, nhưng phổ biến là nuôi heo. Cho nên ba giai đoạn trong lịch sử đảng cộng sản làm kinh tế cá thể là nuôi heo,  nuôi heo che mắt và không cần nuôi heo.

I. Nuôi heo kiếm lời ( 1954-1980):
        Nuôi heo gia đình là truyền thống của nhân dân ta. Trung Nam Bắc đều nuôi heo. Đây là một phương tiện làm kinh tế. Một nhà it nhất là nuôi một con heo. Chỉ có nhà bần nông mới không nuôi heo vì nuôi heo cũng tốn kém, phải làm chuồng trại, phải có tấm cám cho heo ăn. Nuôi heo để bán lấy lời, cũng như nuôi gà, nuôi vịt. Nhà giàu thì nuôi gà vịt để cúng giỗ và thết khách. Nhà giàu cũng nuôi heo để thết họ hàng làng xóm trong đám giỗ, đám khao. Nhà nông Viêt Nam tại miền Trung cho rằng nuôi không lời nhưng họ phải nuôi heo để lấy phân bón ruộng. Nhưng tại miền Nam nuôi heo chính là làm kinh tế.
        Miền Nam nuôi heo khác hơn miền Trung và miền Bắc. Trung Bắc nuôi heo bằng cám, rau, bèo. Heo ngoài Trung Bắc giống nhỏ, chỉ được vài chục ký nhưng dễ nuôi, ít bị bệnh tật. Trong Nam nuôi heo giống tốt, con heo rất to khoảng trên một tạ thịt,, có nơi thả rong, và nuôi rất công phu như là cho heo ăn cơm, thêm vài ít thuốc bổ. Họ không lấy phân, cho nên chuồng rất sạch, chủ nhân lại luôn luôn tắm rửa cho heo. Có nhà sợ heo bị muỗI cắn, đêm giăng mùng cho heo ngủ. Heo trong Nam sướng hơn người miền Trung và miền rừng núi , nhất là dân miền bắc xã hội chủ nghĩa trước 1975, vì dân nơi này quanh năm ăn độn cơm với  khoai, hay bắp, đôi khi không có cơm, mà chỉ toàn là khoai , bắp, hay sắn như là mấy người đi cải tạo.
        Trước 1975, cuôc sống thành thị rất hạnh phúc. Thức ăn thừa thải cho nên người nuôi heo cứ đến tiệm ăn lấy đồ dư là đủ nuôi đàn heo. Sau 1975, tình hình kinh tế và chính trị khác đi, người nuôi heo muời người  hết tám bỏ nghề vì không đủ tiền mua cám cho heo. Lúc này người không có gạo mà ăn thì tiền đâu nuôi heo! Con ngườI XHCN một ngày một gầy quắt đi là vì cái vòng luẩn quẩn đó. Gạo và thịt hay bánh mì và thịt đi chung với nhau như cặp tình nhân tha thiết. Có gạo thì có thịt, không gạo thì không thịt. Thành thử con người tư bản ngày càng béo, còn ngườI XHCN (trừ mấy vị lãnh đạo), ngày một teo! Lại nữa có gạo thì có cám, không gạo lấy gì có cám mà nuôi heo, cho nên dưới chế đ XHCN, nghề nuôi heo càng ngày càng đi xuống.

        Không nuôi heo thì thịt heo ngày càng đắt, cho nên ai nuôi được heo thì lại càng lời! Do đó, đa số cán bộ đảng đã nuôi heo. Dẫu sao, họ là cán bộ cho nên cũng dễ xoay xở hơn là dân, cho nên việc nuôi heo không khó. Ngày đi làm, chiều về mua bó rau muống, phần ngon tươi thì người ăn, phần già xấu thì cho heo ăn. Nuôi heo là một hình thức bỏ ống. Cán bộ cấp dưỡng ( anh nuôi, chị nuôi)  trong cơ quan, trong trại tù, trong bệnh viện hay trong các trường đại học, trường mẫu giáo thì nuôi heo đại lợi vì họ cố ý nấu cơm hoặc cháy hoặc sống, không ai ăn được, thế là họ mang cơm và thức ăn về nuôi heo! Nhân dân cũng có thể nuôi heo tốt nếu biết móc ngoặc với các anh nuôi chị nuôi của chế độ ! Có nhiều sáng kiến trong việc nuôi heo. Một cán bộ khoa học của đảng được trở thành anh hùng lao động vì có công nghiên cứu mới, lấy phân heo, phân bò nuôi trâu bò và nuôi heo! Nghiên cứu của anh được đăng lên báo và đảng hết lời ca tụng ! ( Không biết anh này là ai, chắc là con cháu Phạm Văn Đồng hay Lê Duẩn, Trường Chinh? )  Công cuộc nghiên cứu bèo hoa dâu của ủy ban khoa học đảng đã công nhận bèo hoa dâu nuôi heo rất tốt, bón phân cũng tốt. Chỉ có cái anh chàng Ngô Gia Định, (  hồi 75 còn trẻ, nay đã già rồi), tiến sĩ thực vật, học trò của giáo sư Phạm Hoàng Hộ, dạy học tại đại học Cần Thơ dám nói bèo hoa dâu là cỏ dại! Anh bị cán bộ đảng cự lại: ‘Có người dại chứ không có cỏ dại’! Trong khi các vị giáo sư ‘ngụy’ và giáo sư nằm vùng như Trần Kim Thạch khom lưng tán tụng thì đuợc ở lại, riêng anh bị cho ra khỏi đại học vì dám nói trái với lời của đảng . Cũng có sáng kiến lấy thai nhi và nhau đem về nuôi heo vì trong bệnh viện lúc nào cũng có nhiều phụ nữ nạo thai, phá thai theo chủ trương của đảng. Chính các lãnh tụ đảng cũng đã dùng thai nhi, hoặc nhau để bồi dưỡng cho nên tên nào cũng sống lâu và hiện hình ác quỷ! Có truyện kể rằng chị kia làm ở bệnh viện, thường đem thai nhi về cho heo ăn. Mt hôm nấu cám heo, chị nghe tiếng trẻ con kêu:’nóng quá! nóng quá’. Chị sợ quá, từ đó không dám đem thai nhi về nữa!
 Tại Hà Nội, cán bộ cũng nuôi heo. Sau 1954. dân Hà Nội đa số bỏ vào Nam. Nhà cửa của họ , của tư sản và ‘ ngụy quân ngụy quyền’ đều bị tịch thâu, làm nhà cho cán bộ và cơ quan. Những người không thuộc diện tư sản, và ‘ngụy quân, ngụy quyền’ nhưng có nhà cao cửa rộng thì bị đảng mượn, hoặc đổi cho nhà nhỏ hơn, hoặc phải hiến. Tiến lên một bước nữa, đảng bắt dân đóng thuế nhà. Nhà rộng không đủ tiền nộp thuế thì đảng lấy nhà. Một căn nhà chia năm, sẻ bảy cho cán bộ ở. Một cán bộ có diện tích khoảng ba hay bốn mét vuông, đủ kê một cái giường và một cái bàn. Hộ này cách hộ kia một bức màn. Trong tình trạng này người ta cũng nuôi heo! Họ thả heo dưới gậm giuờng! Dẫu sao, heo cũng đã nuôi họ một thời gian. Nguyễn Văn Trấn cũng đã ca tụng nghề nuôi heo khi ông nói:
             ‘ Một hũ vàng chôn, không bằng cái lồn heo nái’ (1)
         Trong giai đoạn này, đời sống những cán bộ thấp cổ bé miệng và loại cán bộ thật thà chơn chất rất khổ. Con của dân buôn thúng bán bưng buổi sáng đi học còn có gói xôi, con cán bộ đói meo. Đời sống của dân buôn bán phe phẩy cao hơn cán bộ, tự do hơn cán bộ. Trong Thiên Đường Mù của Dương Thu Hương, gia đình cậu Chính là một điển hình cho hạng cán bộ ngu xuẫn tin vào đảng. Cậu tin rằng làm cán bộ là vinh quang, còn làm ăn cá thể, buôn thúng bán bưng là cổ hủ , là ô nhục, là lạc hậu mặc dù cái gia đình buôn thúng bán bưng đã đem lại rất nhiều thương yêu và tài lộc cho cậu. Cậu bảo bà chị:
        Chị nghe đây này:Cái nghề buôn thúng bán bưng của chị, dù bây giờ kiếm
    đủ ngày hai bữa cơm, nhưng mai sau sẽ bị tiêu diệt. Còn đứng vào đi ngũ giai
    cấp, dù làm tạp vụ chăng nữa, cũng sẽ nắm chắc tương lai trong tay!(2)
 Cậu đã xin  cho bà chị làm tạp vụ ở một nhà máy, nhưng bà chị làm ăn cá thể này rất sáng suốt, từ chối vinh dự làm cán bộ đảng. Bà nói:
          Ngần này tuổi tôi còn làm loong toong cho người sai vặt.biết bao giờ mới
        thành nghề, thành nghiệp?.. .Mà trước mắt, lương bổng như thế, tôi làm sao
        nuôi nổi cháu Hằng?(3)
        Một nhà nghiên cứu xã hội nói: Nhìn thùng rác là biết thực tế xã hội.
Thât vậy, khi mới vào Nam, người cán bộ cộng sản cũng có nhiều suy nghĩ. Họ xem cái thùng rác và đống rác ngoài đường là thấy một miền nam sung sướng, thừa mứa.Và họ thấy rằng những lời tuyên truyền của đảng rằng miền nam cực khổ, bị bóc lột là giả dối. Đống rác miền Nam nhiều cá thịt hơn kho lương thực của đảng ở miền Bắc! Thứ hai là họ quan sát các cô thứ ký miền Nam còn sót lại. Tiền quà sáng, quà trưa, quà chiều của các cô này trong một tuần bằng lương cả tháng của họ. Lương trả rẻ mạt, không đủ cho họ ăn quà song họ phải làm  việc vì nhiều lý do. Một là có việc làm. Triết lý thực dụng của dân Sàigòn lúc nằy là làm được mười đồng thì đỡ mất mười đồng, còn hơn là ngồi không ( Có hơn không , lấy chồng hơn ở ở góa) . Hai là làm việc để đuợc sống tại Sài gòn, nếu không thì phải đi kinh tế mới! Đi kinh tế mới hay đi lao động xã hội chủ nghĩa là đi vào nơi tàn phá nhan săc, nơi đày ải con người chứ không phải sung sướng như Trịnh Công Sơn đã ca tụng! Nhiều ông nghe nói trong nam khổ quá, nên đã mang vào bát sành, chiếu cói vào cho thân nhân, nhưng khi vào đến nơi, thấy dân đây xài bát kiểu Trung quốc, dĩa sứ Nhật bổn và aó quần lượt là, chăn len gối bông, là họ đã hiểu! Khi họ mới vào, họ cứ tưởng nhà của ta là nhà cán bộ cao cấp của Mỹ Ngụy, vì ngoài bắc chỉ cán bộ cao cấp mới có nhà riêng, có xa lông, tủ bàn...!
        Nói chung, dù có khoe khoang khoác lác, họ cũng đã công nhận ngoằi bắc nghèo khổ hơn! Khi phát hàng tiêu chuẩn, có cơ quan đã kêu gọi viên chức người Nam bấy lâu đã sung sướng nên nhường hàng lại cho cán bộ Bắc kỳ ! Có nơi kêu gọi viên chức trong Nam ủng hộ cán bộ A ! Thật vậy, trong giai đoạn đầu, nhiều nịnh thần đã cung phụng quần áo, xe cộ, đồ đạc, thuốc men cho Việt Cộng trong đó có rất nhiều nhà giáo của chúng ta!


II. NUÔI HEO CHE MẮT  (1980-1990)

  Có thực mới vực được đạo. Cổ nhân dạy thế. Khi vào Nam, các cán bộ tinh khôn đã thấy đuợc những ngu muội quá khứ. Họ thấy họ bị lường gạt, và bấy giờ họ phải lấy lại những gì đã mất. Một là họ trả thù, và hai là họ phải làm giàu bằng mọi phương tiện để bù lại một cuộc đời đã mất đi cho ngu dại!   Miền Trung nghèo , cán bộ khó làm ăn cho nên họ làm cho dân miền Trung khổ gấp mười! Còn miền Nam nhiều lợi nhuận cho nên họ làm cho họ sướng gấp mười!
Võ Nguyên Giáp chủ trương kìm hãm miền Nam:’Xây dựng kinh tế không để cho miền nam lên mạnh, miền bắc, miền Trung tụt lại sau!(4)
Nguyễn Văn Trấn viết:
      Chính sách này đã dùng nhiều biện pháp làm rối loạn nền kinh tế,
      và khiến cho nó trì trệ và làm được việc mà đàng ngoài mong ước,
      miền nam ngheò để đuổi kịp miền bắc!(5)
Dù chúng kìm kẹp, kinh tế miền nam tuy không phát triển bằng trước, vẫn đủ tiền cung phụng cho lũ trung ương tiêu xài, vì riêng Sài gon đã góp một nữa ngân quỹ so với cả nước.
 Lúc đầu dân trong Nam ai cũng lo sợ, nhất là mấy ông Ba Tàu Chợ Lớn. Họ nói chỉ sợ Cộng sản không chịu ăn, nếu cộng sản ăn là mọi sự xong ngay! Thế là tham nhũng bộc phát.  Sự thực tham nhũng có ngay đời ông Bành Tổ. Và chỗ nào có Việt Nam, Trung quốc là có ngay tham nhũng, lạm quyền, chiếm công vi tư, ngồi lỳ, hám danh hám lợi cho dù là danh hão! Và tham nhũng đã có ngay từ thời ông Hồ. Dân quân tự vệ canh gác, xét người, xét hàng nhất là vùng xôi đậu đã ăn hối lộ,hoặc  tịch thu và cướp bóc của dân. Trong vụ tịch thu nhà cửa, vàng bạc của tư sản và điạ chủ ở hai miền nam bắc là cơ hội làm giàu cho cán bộ. Cho nên ai nói người cộng sản biến chất là sai bởi vì chất tham nhũng, gian ác, xão trá đã nằm trong bản chất từ lâu, không phải bây giờ mói có. Trong chiến tranh, họ cũng đã lấy hàng nhà nước đem bán. Nhiều nơi cán bộ ăn bớt phân bón thuốc trừ sâu của nông dân.. Và hầu hết HTX mua bán đã ăn bớt đường, bột ngọt và gạo của dân. Cho nên họ giàu có lắm, tiền không biết để đâu cho hết, mỗi kỳ đổi tiền, là tiền vứt hàng đống ngoài đường vì cán bộ không dám ra mặt đổi tiền, sợ đảng hỏi tiền đâu mà lắm thế và bỏ tù họ ! Vì vậy, họ không nhận hối lộ tiền mà đòi vàng và đô la. Một cách biện minh cho sự làm giàu của mình là nói tiền do tôi nuôi heo. Và nuôi heo chính là một biện minh cho sự giàu sang của họ. Ở Sài gòn cũng có tay giàu sụ, đám cưới con gái mời hàng ngàn cán bộ, báo chí thắc mắc và biêu riếu ông tham nhũng, ông thanh minh: Ông có tiền là do nuôi chó berger!

III. KHÔNG CẦN NUÔI HEO (1990 cho đến nay)

        Bây giờ đảng bắt đầu tư sản hóa cho cán bộ. Nhà ‘ngụy quân ngụy quyền’, nhà tư sản mại bản, nhà của người bỏ đi ra nước ngoài rất nhiều, tha hồ cho cán bô đảng ở, không phải cực khổ như ngoài bắc. Cán bô chồng một hai nhà, cán bộ vợ một hai nhà, dồng chí con một hai nhà. Nhận nhà xong là bán ngay sợ đảng đổi ý. Cán bộ trung cấp và cao cấp dược cấp những biệt thự ở Tú Xương, Đồng Khởi, tha hồ cho ngoại quốc thuê. Nhờ đảng và nhà nuớc, họ ngồi không, tháng tháng thu về hàng ngàn đô la như chơi! Như vậy là họ đâu cần phải nuôi heo cho thúi, cho dơ nữa! Còn nhiều lợi tức khác nữa. Chính sách đổi mới khiến cho cha con họ được lợi. Vợ chồng họ ở trong đảng, trong chính quyền, con cái họ cho ra lập công ty, như vậy là công tư lưỡng lợi. Lúc này tư bản vào đầu tư, tư bản đã làm giàu cho túi tiền của họ. Và lúc này đi đâu người cộng sản cũng khoe đô la và xài đô la! Thiệt là ‘ Việt kiều nghèo hơn Việt cộng!’
        Một nguồn lợi vô cùng to lớn vẫn là tài sản quốc gia. Chiếm miền nam là họ có thêm một kho tàng vĩ đại sau khi đã phá tán kho tàng miền bắc. Chúng ta hãy nghe Bùi Công Trừng nói với Nguyễn Văn Trấn từ cái ngày tháng 1975:
         Chúng nó cũng mấy thằng ấy, cũng những chính sách ấy, cai trị 17 triệu
        dân thì dân đã nghèo sát đất, không đầy 15 năm, hai cái rừng Việt Bắc
        và Tây bắc bị cạo trọc lóc. Bây giờ ở miền Nam cũng đào kép ấy (mêmes
        acteurs), hài kịch ấy( même commédie), chưa chi chúng nó đã gìành đất Ban
        Mê Thuột, của Đà Lạt và Sông Bé thì chúng sẽ đua với miền bắc 15 năm, miền
        nam chỉ cần ba năm thì cũng sẽ ‘trơn lu như mu bà bóng’ cho mầy coi!  (6)

Ngày nay cộng sản đã trở thành tư sản đỏ. Mở cửa, đầu tư, thị trường chứng khoán, tư nhân hóa quốc doanh , buôn bán với Mỹ đều là những chính sách lợi cho cộng sản. Nay họ không còn Liên Xô, họ còn Trung quốc, nhưng họ không cho con cái học Trung quốc mà sang Mỹ, Canada. Tiền của họ nay gửi tại Thủy sĩ, Mỹ, Canada. May mai của thiên trả địa, chỉ có dân tộc Việt Nam là thiệt thòi, mất mát mà thôi !

CHÚ THÍCH
1. Nguyễn Văn  Trấn, Viết Cho Mẹ Và Quốc HôI.Văn Nghệ, Cali,1995,tr.228.
2. Dương Thu Hương, Thiên Đường Mù, Phu Nữ, Hà NộI, 1988,tr.90.
3. ( như trên)
4. Nguyễn Văn Trấn, sđd,tr.234.
5. như trên,tr.235.
6. như trên,tr.231.

 

No comments: