Saturday, September 8, 2012

LƯỚT SỚNG * VIỆT CỘNG CẮT ĐẤT NHƯỜNG BIỂN

 Sau khi mất "Đất" Việt Nam mất tới "Biển":
Hơn Một Nửa Vịnh Bắc-Việt thuộc Trung-Cộng
Lướt Sóng
Sau khi đã dâng đất biên-giới trên bộ, bọn Cộng-Sản lại hiến thêm vùng biển quê-hương Tổ-Quốc cho quan thầy. Mục-đích của chúng là cúi xin quan thầy thương xót để được tiếp-tục đóng vai trò một chính-quyền bù-nhìn. Trong khi kẻ thù truyền-kiếp của dân-tộc còn
ở ngoài biên chưa thèm động binh mà mới chỉ "ho" nhẹ một tiếng, tôi-tớ của chúng tại ngay Hà-Nội đã vội vàng hết cắt đất, đến cắt biển cầu thân.

... Sự thực, Biển Việt-Nam đã bị mất nhiều lắm, phần bị cắt với tài-nguyên và hải-sản có thể lên tới hai phần ba hay ba phần tư của Vịnh Biển mà Ông Cha để lại suốt mấy ngàn năm qua.
Bài viết này do Ban Biên Tập Lướt Sóng nghiên-cứu, sưu-tầm, tuy không nặng phần pháp-lý, nhưng rất chính-xác và có chút tham-vọng nêu ra một số tài-liệu sơ-khởi để tìm hiểu xem:

- gia-tài bọn Cộng-Sản "cống nạp" Quan Thầy ngày nay to lớn đến thế nào?
- phần "quốc-phá" về lâu về dài lên sẽ di-hại tới mức-độ bao nhiêu cho dân-tộc và con cháu những thế-hệ sau này?

Đồng-bào ơi! Đã Quốc-Phá tất Gia-Vong. Hãy cùng đứng lên thanh-toán ngay kẻ nội-thù cho rảnh tay trước khi chống giặc ngoại-xâm.

Ngay trong lúc này, chúng ta hãy ghi lại kỹ-lưỡng tên tuổi những tên bán nước để dân ta muôn đời nguyền rủa.

Bọn Cộng-nô hèn hạ này nếu không sớm bị lật đổ, chúng sẽ tiếp-tục cắt đất và dần dần nhượng cho quan thầy của chúng cho đến hết trọn Biển Đông.
Ban Biên-tập LS

Lần đầu tiên Cộng-Sản phải Tiết-lộ vì bị bắt buộc. Sau một thời-gian dài im-lặng, Đảng Cộng-Sản Việt-Nam đã phổ-biến tin-tức liên-hệ đến Hiệp định phân định Vịnh Bắc-Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ qua hai
bài viết:
- Bài của Lê Công Phụng, Thứ trưởng Ngoại giao
(CSVN)- http://www.cpv.org.vn/tccs/022001/6_lecongphung.htm
- Bài tóm tắt sự kiện, Tạp Chí Tư Tưởng Văn Hóa số 3, 2001- http://www.cpv.org.vn/anpham/tutuong/032001/ 13_kyhiepdinh.htm

Từ trước đến nay, dân-chúng Việt-Nam (VN) chưa khi nào được Đảng Cộng-Sản và Chính-quyền Hà-Nội cung cấp đầy đủ tin tức hay chi tiết liên quan đến tình-trạng biên-giới trên bộ cũng như ngoài biển với Trung-Cộng (TC). Lần này, nhân dịp mừng Đại-hội lần
IX (1), Đảng Cộng-Sản VN cho công-bố chính-thức chuyện này trên Website mới của họ vào ngày 10/04/2001. Phải có những lý-do sâu xa bắt buộc họ phải làm như vậy. Đáng kể nhất là áp-lực mạnh mẽ từ phía đảng Cộng-sản Trung-Hoa. Có lẽ đã đến lúc Trung-Cộng ra oai, muốn bạch-hóa những thành-tích lấn-chiếm của họ.

Trung-Cộng lại đang tranh-cãi chủ-quyền hải-phận và không-phận với Hoa-Kỳ. Trong khi phi-cơ Hải-Quân Mỹ bay thám-thính Biển Đông, gặp phi-cơ chiến-đấu Trung-Cộng ngăn cản, đụng nhau rồi phải đáp khẩn-cấp xuống Hải-Nam. Việc ký-kết Việt-Hoa về Hải-phận nhiều ít cũng tăng-cường thế mạnh của Trung-Cộng, đặc-biệt khi Đế-quốc Đỏ này đang
hung-hăng đòi chủ-quyền tuyệt-đối tới 80% Biển Đông và diễu-võ dương-oai với các Quốc-Gia Đông-Nam-Á, đồng-thời đe-dọa xâm-lăng Đài-Loan.

Trong khi chính-quyền Hà-Nội khoa-trương nền móng độc-lập tự-trị, người ta lại thấy chúng xun xoe hầu tiếp Hồ Cẩm Đào, Phó Chủ-tịch Trung-Cộng sang dự đại-hội Đảng CSVN kỳ IX. Chưa bao giờ trong lịch-sử lại có chuyện phiên-thần nhục-nhã "luồn cúi"
tương-tự. Cho đến Việt-gian Lê-Chiêu-Thống cũng chỉ cõng được con rắn "vĩ-đại" tới mức một quan-chức Tàu cấp Tổng-Đốc hàng tỉnh (Lưỡng-Quảng) mà thôi. Ngày nay, "Á Hoàng-Đế" Hồ-Cẩm-Đào đã nghiễm-nhiên ngồi giám-sát chuyện họp hành quốc-gia trọng-sự của "An-Nam" trong suốt mấy tuần-lễ tại Hà-Nội. Qua các hình-ảnh công-bố, sau khi được Chủ-tịch Nước là Trần-Đức-Lương tiếp-rước chào-đón long-trọng, người ta thấy họ Hồ luôn luôn kèm sát luôn bên cạnh Chủ-tịch Đảng CSVN là Lê-Khả-Phiêu. Vì thể-diện quốc-gia và ghi-lễ ngoại-giao, các chính-phủ từng bị chính Hà-Nội gọi là bù-nhìn, chưa khi nào giám
công-khai làm những trò trơ-trẽn đến như vậy.

Chúng tôi xin kể tiếp câu chuyện "cõng rắn cắn gà nhà" này bằng cách lược-duyệt những diễn-tiến thương-thuyết hải-biên hai nước. Đặc-biệt, Lướt-Sóng trình-bày một số bản đồ minh-chứng mà CSVN đã ém nhẹm vì sợ lộ-liễu quá. Hành động cắt đất cắt biển
cầu thân của giặc Cộng rất rõ-ràng.

Chủ-quyền Vịnh Bắc-Việt trong cổ-thời

Vịnh Bắc-Việt trong cổ-thời hoàn toàn thuộc chủ-quyền Việt-Nam. Ngoài Sử Việt-Nam, Sử
Trung-Hoa cũng ghi-nhận vùng biển này là Biển Giao-Chỉ hay Giao-Chỉ-Dương. Không những tên biển được xác-nhận rõ-ràng, mà theo nhà Địa-lý-Học Edward H. H, Schafer, ngay cả tên đảo Hải-Nam - đảo tiếp-giáp - cũng một thời có nghiã là tỉnh của Việt-Nam. Ông viết trong cuốn sách tựa đề Châu-Nhai "Shore Of Pearls" (Berkley & London 1970, trang 9) như sau: "In Han period, when it (Hainan) begins to appear in Chinese texts, "South Of the Sea" referred to the Vietnamese provinces, as we would style them..." . Về hải-thương, Schafer ghi-nhận hầu hết sản-phẩm được đưa tới bằng đường biển. Thuyền từ phía Tây-Nam là Đại-Việt vượt ngang Giao-Chỉ-Dương để đến đây.
"Southwest of Hainan is that great sea called "Chiao-Chih Ocean" (Shore Of Pearls, trang78).

Cho đến thế-kỷ thứ 11, người Trung-Hoa vẫn còn rất sợ-hãi Vịnh Biển này không giám mạo-hiểm hải-hành vì sóng gió khủng-khiếp. Ngay từ thời sinh-tiền, thi-hào Đỗ-Phủ đã có lần đề-cập đến câu truyện này. Tên "kình ba" (whale waves) thường ghi đậm nơi tâm-trí người Trung-Hoa. Một khi đã vượt biển (quá-hải) ra đi, tất phải trở về, câu "cự kình-ba" lần thứ
hai quả là cơn ác mộng lớn trong một đời người Trung-Hoa (Shore Of Pearls, trang79).

Một phần bià cuốn sách "Shore Of Pearls" (Berkley & London, 1970), có kèm tấm Bản-Đồ Hainan với Giao-Chi-Dương và (sóng gió) kình-ba được trình bày như ở trên.

Chủ-quyền Vịnh Bắc-Việt theo Thỏa-Ước 1887. Sau khi Nhóm Trí Thức Việt Nam Hải Ngoại ra Tuyên Cáo ngày 18/12/2000, phản-đối việc phân ranh bất-hợp-pháp lãnh thổ VN, Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh đã viết thêm về vấn đề ấy. Theo đó, trong một phiên họp thương-thuyết Việt-Hoa vào tháng 8/1974, phiá VC viện dẫn Công Ước 1887 về biên giới dựa trên kinh tuyến Greenwich, 108 độ 3 phút 13 giây Đông (hay kinh tuyến Ba Lê 105 độ 43' của đường kinh tuyến Đông) làm đường phân ranh lãnh thổ v.v.... Tuy nhiên phía Trung-Hoa (TH) đã phản bác rằng đường ranh Đỏ ấy có mục tiêu chỉ dẫn quyền sở hữu chủ các đảo mà thôi, không phải là đường phân ranh về lãnh thổ. Vì thế các cuộc họp không đạt được kết quả.

Căn cứ vào đó, phiá TH kêu nài rằng VN chiếm tới 2/3 lãnh thổ trong vịnh Bắc Việt, rằng TH phải ký hiệp ước ấy vì ở thế yếu, do Pháp ép buộc. Nhưng không bao giờ phiá TH nói tới sự kiện rằng khi Pháp điều đình với TH, Pháp đã cắt một phần đất thuộc Lai Châu
bây giờ, cho TH nhập vào Vân Nam để đổi lấy làn ranh ấy. Riêng về việc cắt một phần lãnh thổ như trên cho TH, Pháp đã làm một việc bất hợp pháp. Mặt khác, hình thể VN chạy theo hình chữ S. Từ mỏm đầu chữ S, nơi giáp ranh giữa VN và TH, Uỷ Ban Pháp Hoa Phân
Định Lãnh Thổ kẻ một đường mầu Đỏ Bắc-Nam là một điều công bằng và hợp lý. Phần lãnh hải nằm về phiá Tây của đường ranh thuộc VN. Phần lãnh hải này thuộc VN cũng phù hợp với Thuyết Lãnh Thổ Kế Cận mà Công Pháp Quốc tế vẫn hằng nhìn nhận.

Cuối cùng, đường Mầu Đỏ trên bản đồ có mục đích phân chia quyền sở hữu chủ các hải đảo trong vịnh, như TC nói, nếu không phải là đường ranh phân chia lãnh thổ, thì là đường gì?

Diễn-tiến Âm-mưu lấn biển và Vùng Hand-Off

Cũng theo Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh, với kiểu ăn nói cố hữu của CS như vậy, TC trong nhiều năm qua đã lạm dụng quyền hành và đơn phương nới rộng chủ quyền của mình trong Vịnh Bắc Việt.

Ngày 19 và 30/8/1992, 2 tàu của TC được đưa ra khơi để tìm dò dầu hỏa trong vịnh Bắc Việt. Rồi ngày 30/9, tàu Nam Hải 6 được đưa vào vùng mục tiêu mà Hà Nội nói là ở 112 cây số Đông Nam hải cảng Ba Lạt. Tàu khác tên là Phấn Đấu 5 đã hoàn tất công tác nghiên
cứu địa chất vào 30/8 tại vùng Nam vịnh Bắc Việt. Tàu này hoạt động ngay tại của bể Hải Phòng, cách tỉnh Thái Bình 70 dậm (khoảng 120 cây số). Dù bị VC phản đối, TC trả lời rằng các tàu khoan dầu ấy hoạt động trong phạm vi lãnh thổ TH chiếu theo làn ranh của Vịnh. Thực-sự, các tàu ấy đã xâm phạm quá sâu vào phiá Tây của vịnh, sau khi vượt qua đường ranh Mầu Đỏ.

Trong suốt 3 thập-niên 70, 80, 90 bất chấp luật-pháp; Trung-Cộng ngang nhiên tự-động vẽ ra vùng biển "Hands-Off Area" cấm Việt-Nam không được động-chạm đến. Còn TC vẫn tiếp-tục gửi tàu tớI thăm dò. Khu vực này rất rộng lớn, kéo dài 2 độ vĩ-tuyến (từ 18 đến 20 độ Bắc) rộng suốt 1 độ (từ 107 đến 108 độ Đông) 120HLx 60HL= 7,200HL vuông.

Vùng Hand-Off có gì?

Bằng đủ mọi cách âm-mưu, Trung-Cộng nhắm chụp dựt khu Trung-ương của Vịnh Bắc-Việt. Tại sao vậy?
Để trả lời, người ta chỉ có một câu độc-nhất: Ở đó có nhiều tiềm-năng dầu khí.
Theo nguyên-lý căn-bản, Việt-Nam đương-nhiên sở-hữu khu-vực trung-ương của Vịnh Bắc-Việt theo thỏa-ước 1887. Một lý-lẽ khác hiện-hữu còn mạnh mẽ hơn nhiều lần nữa: Đảo Bạch-Long-Vĩ của Việt-Nam nằm ở ngay vùng giữa Vịnh.
Ngay trước khi kỹ-thuật khai-thác dầu khí chưa tiến-bộ, các nhà địa-chất-học đã biết loại tài-nguyên quý-giá này thường nằm kẹt trong những lớp thủy-tra-thạch do sông ngòi bồi đắp liên-tục từ hàng triệu năm về trước. Trong Vịnh Bắc-Việt, sông Hồng tạo ra vùng những lớp kết-tầng này. Bản-đồ và Tài-liệu của Đặc-San Petroleum News (USA, Feb. 1984) chỉ cho thấy thủ-đoạn của Trung-Cộng âm-mưu với các Công-ty ngoại-quốc xúc-tiến việc
thăm-dò và khai-thác dầu lửa và khí đốt, thọc sâu vào phần biển Việt-Nam. Kinh-nghiệm thu-hoạch nhiên-liệu ở thềm lục-địa phiá Đông-Nam Nam-phần cho biết dầu lửa không có nhiều ở vùng châu-thổ Cửu-Long-Giang, cũng không tìm thấy gần bờ biển. Các túi dầu khí nằm tại vùng thủy-tra-thạch phiá ngoài khơi của Côn-Sơn.

Vào thập-niên 1970, nhiều báo-cáo về tiềm-năng dầu hỏa và khí đốt trong vùng biển VN đã hoàn-tất. Chúng tôi xin trình-bày bản-đồ của Selig S. Harrison chỉ rõ ràng những khu-vực thủy-tra-thạch kết-tầng và những khu-vực mà các hãng dầu khí mong đợi để khai-thác. (An informative and interesting discussion of these reports can be found in Selig S. Harrison, China. Oil and Asia: Conflict Ahead? New York: Columbia University
Press, 1977: 42-46.) Vì thế, Trung-Cộng mạnh tay nhất-định chiếm cho hết khu-vực thủy-tra-thạch giữa vùng biển sâu của Bắc-phần, đúng ngay địa-điểm có khả-năng chứa
đựng dầu khí nhiều nhất.

Đường Phân-định Mới và Vùng Biển Chiến-lược TC

Sau khi thi-hành kế-hoạch với nhiều âm-mưu dài-hạn qua nhiều thập-niên, nay thời-cơ thực chín mùi; đã đến lúc Trung-Cộng ra tay chộp lấy thành-quả chính-thức. TC đã ép buộc được Hà-Nội ký-kết một hiệp-ước hoàn-toàn có lợi cho họ. Từ sở-hữu 2/3 Vịnh Bìển, nay Việt-Nam chỉ còn giữ được trên lý-thuyết một nửa (hay 53%) vịnh Bắc-Việt mà thôi.

Trên thực-tế, phần sở-hữu lại khác đi rất xa. Về tài-nguyên dầu khí, có thể TC đã chiếm gần trọng khu-vực chính. Đặc-biệt phần khai-thác ngư-nghiệp rất tệ-hại cho VN. Theo dự-đoán như dưới đây, tài nguyên hải-sản sát bờ của VN còn giữ được là một phần ba,
nhưng phần tài nguyên vùng biển sâu đã thực-sự bị cướp đoạt tới 3/4 sản-lượng. Trong khi đó, hơn một nửa dân-chúng Việt-Nam trông chờ Chính-quyền bảo-vệ nguồn sống muôn đời đành chịu thất-vọng.?

Chúng tôi xin đăng toàn-thể hai bản văn của chính-quyền Hà-Nội - tại phần Phụ-bản - làm bằng chứng để chúng ta cùng suy-luận.

Vị-trí Chiến-lược của đảo Bạch-Long-Vĩ đã bị vô-hiệu

Thoạt nhìn, các Chiến-lược-gia nhận ngay ra rằng Trung-Cộng đã hoàn-toàn siết được cổ Bắc Việt-Nam (và cả Việt-Nam nói chung) khi họ vô-hiệu-hóa hoàn-toàn vị-trí chiến-lược của đảo Bạch-Long-Vĩ. Ngay từ lâu đời, Ông Cha ta đã chiếm đảo này để làm thế "ỷ-dốc" cho toàn-thể Đại-Việt. Thời Pháp, Hải-Quân họ cũng lo chuyện phòng-thủ này. Chính Lê
Công Phụng, Thứ trưởng Ngoại giao Hà-Nội là Trưởng Phái-đoàn Thương-thuyết cũng biết vậy. Ông này viết: Phần Vịnh phía ta có khoảng 1 300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km... Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng... Thế mà nay theo thỏa-ước 2001, TC đã tạo được khu "biển chiến-lược" kè sát nước ta, chỉ cách Bạch-Long-Vĩ 15 Hải-lý (hay là chừng 1/2 tầm Hải-pháo thường, không kể đến Hỏa-tiễn của chiến-hạm mới TC). Đó là chưa kể tàu ngụy-trang đánh cá TC còn được phép đến gần đảo 7.7 HL (Bờ nam Bạch-Long-Vĩ nằm trên vĩ độ 20 độ 07 phút 7
Bắc, xem thêm phần hợp-tác nghề cá).

Hiệp-định Mới Về Đánh Cá và Vùng Biển khả-dụng TC.

Nguyên-văn Hiệp-định mới thiết-lập "vùng đánh cá chung ở trong Vịnh Bắc Bộ từ vĩ độ 20 độ xuống đường đóng cửa Vịnh. Vùng này có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía và có tổng diện tích là 33.500 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Như vậy, đảm bảo cách bờ của mỗi nước là 30 hải lý : đại bộ phận cách bờ của ta 35 - 59 hải lý và có 2 điểm cách bờ là 28 hải lý".

Ngày nay, TC đương-nhiên đến gần bờ biển nước ta, có 2 điểm rất sát chỉ cách bờ 28 hải lý. Vì địa thế nằm ở vòng ngoài, Việt-Nam không phải chỉ đóng góp một nửa khu-vực đánh cá chung một cách hợp-lý mà đã bị ép buộc phải nhượng nhiều hơn, tới gần gấp rưỡi phần Trung-Cộng (#16.5% diện tích Vịnh).

Xem xét bản-đồ để ước-lượng, chúng ta thấy Trung-Cộng đã được nghiễm-nhiên thừa-hưởng tới gần 2/3 mặt biển (47% + 16.5% + 1% (cửa Bắc-Luân) = 64.5% diện-tích Vịnh). Ai cũng biết rằng để nuôi sống 1,300,000,000 dân-chúng thiếu-thốn protéine, Trung-Cộng đã từ lâu phát-triển các hạm-đội đánh cá xa bờ hùng-hậu vào bậc nhất nhì trên thế-giới. Đối đầu lại, Việt-Nam có khả-năng gì? Nếu Trung-Cộng muốn "đưa bắp thịt ra
oai", đem toàn Hạm-đội ngư-thuyền viễn-duyên vào lần lượt "diễn-hành" trong Vịnh Bắc-Việt. Chỉ sau một mùa cá, toàn thể các loại cá nước sâu sẽ tuyệt-chủng, không còn một con sống sót để lại cho ngư-dân chúng ta.

Trích dẫn dư luận của Truyền Thông & HộiMới chÌ 40% của Đảo mà đã lấn chiếm được nhiều đến vậy sao?

Dựa trên các yếu-tố bàn-thảo, VN đã sử-dụng quá nhiều "sở-hữu-tố" để mang ra thương-thuyết. Sau khi đã đặt trên bàn: 40 triệu dân-cư và gần một nửa duyên-hải toàn-quốc, Việt-Nam không khác chi một tay chơi non kém, dại dột "tố xả láng" và phung-phí tiền bạc trong một canh bạc khơi mào... Chúng tôi xin trở lại những chi-tiết này trong trong một đoạn
dưới.Phân-tích Hiệp-định, chính-quyền Hà-Nội phải nhận thấy rằng Việt-Nam chẳng thu lại được bao nhiêu quyền-lợi mà vốn liếng đã kiệt. Làm sao VN còn đầy đủ sức-lực cho một cuộc thương-thảo nhiều lần quan-trọng hơn, về Hoàng-Sa, Trường-Sa cũng như toàn-thể chủ-quyền Biển Đông sau này.

Phiá Trung-Cộng vẫn chưa chính-thức bước vào cuộc thương-thảo lớn trên Biển Đông. Thế mà họ thực-sự đã thắng một hiệp quyết-định. Trung-Cộng mới chỉ đưa ra một đọan bờ biển ngắn Liễu-Châu và 40% Hải-Nam lên bàn mà gặt hái ngay được một chûu quyền lớn lao ngoài biển như vậy sao? Lý ra, ai cũng phải biết rằng duyên-hải còn lại của TC dài gấp ít nhất là 5, 7 lần đoạn Bắc-Luân - Mũi Oanh-Ca.

Quan-niệm Tài-sản chung của Nhân-loại
trong Luật Biển LHQ.

Dù biết rằng hôm nay Trung-Cộng không thèm nói chuyện luật-lệ với đàn em Hà-Nội, nhưng toàn-thể thế-giới văn-minh tiến-bộ đều đã đổi thay bộ mặt tối tăm của thiên-hạ thuộc
"Đấng Con Trời" ngàyxưa. Đâu còn là thời-đại Thuộc-quốc quỳ-lạy Thiên-triều như khi xưa
nữa. Ngày 10-12-1982, một Thỏa-ước của Liên-Hiệp-Quốc "United Nations Convention on the Law of Sea", viết tắt là UNCLOS, đã ra đời. Nội-dung của thỏa-ước rất lý-tưởng như cho rằng Biển cả là tài-sản chung của Nhân-Loại". Vì là tài-sản chung nên yếu-tố dân-số sinh-sống tại duyên-hải rất quan-trọng. Nhiều yếu-tố khác cũng được Luật Biển đề-cập đến như: hình-thể đáy biển nối dài ra khơi, tổng-số đảo, diện-tích lãnh-thổ cận-duyên, chiều dài bờ biển, tỷ-lệ bờ biển/ đất liền v.v... Những con số này được dùng để tính-toán trong quy-định vùng hải-phận theo Luật Biển LHQ ngày nay.

Ưu-thế của VN bịCộng-Sản bỏ qua vì Cắt Biển Cầu Thân

Cho dù yêu-cầu về đường Brévié trong Hiệp-ước Pháp-Hoa 1887 có bị Trung-Cộng bỏ qua, những yếu-tố căn-bản pháp-lý hiện-hành cũng vẫn tạo nhiều ưu-thế cho những yếu-tố căn-bản pháp-lý hiện-hành cũng vẫn tạo nhiều ưu-thế cho chủ-quyền Việt-Nam.
Cho dù không phải là chuyên-gia Luật Biển, chúng tôi cũng xin đơn-cử một vài điều căn-bản xác-quyết như sau:

- Hình-thể Thềm Lục-địa Việt-Nam kéo dài chạy thoai thoải ra biển rõ rệt chiếm ưu-thế hơn bờ biển sâu của Đảo Hải-Nam.
- Bạch-Long-Vĩ với các yếu-tố dân-sinh, lịch-sử,kinh-tế xứng đáng được hưởng quy-chế một hòn đảo, tương-tự như Hải-Nam hay bất cứ một hòn đảo nào khác. Về địa-lý, Bạch-Long-Vĩ là hòn đảo lớn rất rộng, có diện tích tới hơn 2,5 km2, xuýt xoát Đảo Cồn Cỏ (3 cây số vuông).
Trong các sách quốc-tế về Hải-Hành, đảo Bạch-Long-Vĩ được mô-tả là một đối-vật quan-trọng cho người đi biển, độ cao sừng sững lên tới 186 feet. Chắc-chắn không có một "người được gọi là hiểu biết" nào lại đồng-ý xếp hải-đảo nổi tiếng Bạch-Long-Vĩ (huyện-
đảo này gần 1,000 dân-cư) đồng-hạng với một hòn đá trơ-trọi cùng quy-chế tối-thiểu 15 hải-lý cho đặc-quyền kinh-tế như vậy!

- Chiều dài bờ biển lục-địa Việt-Nam khúc khuỷu bao quanh Vịnh dài gần gấp 2 lần bờ biển đối-diện của đảo Hải-Nam và bán-đảo Liễu-Châu thuộc Trung-Cộng. Hai ngàn đảo VN cũng là một con số áp-đảo khi so sánh với chừng 5 hải-đảo của Hải-Nam.

- Dân-cư Việt-Nam sinh-sống tiếp-cận với vịnh Bắc-Việt trong vòng đai cách biển 60
hải-lý hiện nay lên tới 40 triệu người. Dân-số này nhiều gấp 4 đến 6 lần dân-số duyên-hải
Trung-Cộng, tuỳ theo cách tính toán. Dân Trung-Hoa sống ở phiá Tây bán-đảo Liễu-Châu rất thưa thớt. Dân-số đảo Hải-Nam chỉ có khoảng 7 triệu người mà thôi. Nhiều lắm trong khu-vực liên-hệ (40% duyên-hải của đảo Hải-Nam) từ bán-đảo Liễu-Châu tới Mũi Oanh-Ca, dân-cư không quá 3, 4 triệu. Không có một thành-phố nào của TC đáng kể là to
lớn như hàng chục đô-thị của Việt-Nam.

- Khảo-cổ văn-minh-học thế-giới và cả sử Trung Hoa cũng chứng-minh rằng những người Việt đã từng làm chủ mọi trong khi người Tàu chỉ mới xuất-hiện ngoài biển này từ thời Hán, tức là mới 2 ngàn năm mà thôi. Sử Trung-Hoa lại còn ghi rõ những chi-tiết là ngoài vùng Châu-nhai phiá Bắc đảo, dân-cư đảo Hải-Nam không chịu chấp-nhận Hoa-thuộc, luôn luôn kháng-chiến dành quyền tự-chủ. Cho đến thời-gian gần đây, tình-hình mới tạm ổn!

Chuyện Khó Hiểu: Đường Căn-bản của Duyên-hải VN

Bờ biển và bờ đảo thường lởm chởm, chỗ lồi chỗ lõm. Các đường ranh giới vì vậy rất
ngoằn ngoèo phức-tạp. Để giải-quyết vấn-đề chung cho các quốc-gia duyên-hải hay quần-đảo, một sự đồng-ý đã được đưa vào Luật Biển LHQ. cho phép những nước đó
được vẽ những đoạn Đường Thẳng Căn-bản (Baselines) nối liền các mũi đất và đảo. (U.N. Convention on the Law of the Sea, Dec. 10, 1982, pt. 11, S 3, 21 I.L.M. 1261, 1273; Kenneth R. Simmonds, U.N. Convention on the Law of the Sea 1982 at B27 (1983). Part II, # 3).
Ý-thức sớm sự quan-trọng này nên vào ngày 12-11-1982,Việt-Nam công bố một số Đường Căn-bản (mà họ gọi là Đường Cơ-Sở) từ Poulo Wai đến Đảo Cồn Cỏ. Các Đường Cơ-Sở trong vịnh Bắc-Việt (tức từ Đảo Cồn Cỏ đến Đảo Trà Cổ) hoàn-toàn không được vẽ. Theo luật gia Kriangsak Kittichaisariee, nếu chỉ kể bốn đoạn (162, 161, 149 và 105 hl) trong 10 đoạn thẳng căn bản (dài tổng-cộng 850hl), nội hải (internal waters) Việt-Nam cũng đã chiếm tới 27,000 dậm vuông. ( Law of the Sea and Maritime Boundary Delimitation
in South-East Asia, Oxford University Press, 1992:16-17.)in South-East Asia, Oxford University Press, 1992: 16-17.) Đường căn-bản như vậy làm gia tăng diện-tích những khu-vực thuộc chủ-quyền quốc-gia lên rất nhiều.

Giới Luật-gia cho dù đồng-ý hay không về cách-thức vẽ đường cơ-sở ấy, họ cũng đều nghĩ rằng Việt-Nam rất quyết-tâm trong việc bảo-vệ lãnh-hải. Tất cả đã nhầm lẫn lớn vì
sự mềm yếu của Hà-Nội ngay sau đó... Gần 20 năm đã qua đi trong một yên-lặng khó hiểu, chưa bao giờ người ta thấy Đảng CS hay Nhà Nước VN phổ-biến các đường cơ-sở cho những hải-đảo chằng-chịt tại Vịnh Bắc-Việt. Trong thương-thảo, phái-đoàn HàNội không giám hó hé gì với Bắc-Kinh, để Trung-Cộng mặc-tình thao-túng.

Mối Hại Kinh-khủng Trong Tương-lai Ngắn hạn và Dài hạn

Gần đây, dân Việt-Nam bắt đầu tiêu-thụ nhiều thịt hơn tổ-tiên của họ trước đây. Người sống ở thành-thị có thể đã quên là còn nhiều đồng-bào với mình tại vùng duyên-hà, duyên-hải vẫn thường ngày chỉ có cá với cơm! Nhiềuthống-kê quốc-tế vẫn ghi-nhận trung-bình hàng năm một người Việt-Nam cần ít nhất là 35 kilo cá. Người Pháp đã ước-lượng 2/3 (66%) số protein nuôi sống nước Việt-Nam đến từ hải sản . Luật gia Mark.J. Valencia ước-lượng tỷ-số đó ít nhất cũng đạt tới 50% (Nguyên-văn: In the 1970s, per capital consumption of fish in Vietnam was at least 35 kilograms, and 50 percent of animal protein came from fish. (Vietnam: Fisheries and Navigation Policies and Issues, Valencia, Mark J.; in Ocean Development and International Law, printed in the UK, Vol. 21, 1990, pp. 431-445.)

Một khi mất Biển, nguồn lợi đánh cá suy-giảm, tài-nguyên dưới lòng biển thuộc
ngoại-bang. Và... ô-nhiễm sẽ tới ngay. Trung-Cộng từ lâu nổi tiếng bất cần hậu-quả, miễn sao vơ vét cho đầy túi tham. Tại Vịnh Bắc-Việt, nay mai Trung-Cộng sẽ khai-thác lòng biển để lấy dầu lửa và khí đốt. Tai-nạn thảm-khốc tràn dầu chắc chắn xảy ra, Việt-Nam sẽ một mình chịu-đựng mọi khốn khổ ô-nhiễm. Gió thổi, nước trôi quanh năm từ Đông Bắc xuống Tây Nam lập tức mang Thần Chết đến ngay bờ biển và duyên-hải chúng ta. Vì địa-thế trên gió, trên nước; Trung-Cộng vẫn an-bình, để sống chết mặc bay.
Ngoài ra, nhìn xa về tương-lai cũng không phải là chuyện viển vông. Dòng lịch-sử dân-tộc đã chẳng dài nhiều ngàn năm đấy sao? Ngày xưa, Vịnh Bắc-Việt từng ăn sâu tới tận Việt-Trì. Ngày nay, vùng châu-thổ Sông Hồng đang tiếp-tục lấn nhanh ra biển. Trong khi chu-kỳ nóng lạnh của trái đất xoay chuyển, mực nước biển hạ xuống mỗi khi băng đá gia-tăng tại hai cực địa-cầu..., rồi sẽ có giai-đoạn bờ biển kéo dài ra tới đảo Bạch-Long Vĩ. Với những điều-kiện không thể cho là giả-tưởng khi Vịnh Bắc-Việt thâu nhỏ lại trong tương-lai, Trung-Hoa sẽ hoàn-toàn sở-hữu cả Vịnh Biển. Xa hơn chút nưã - đến một ngày nào đó - cả hai bên bờ vùng Biển một thời được gọi là "vịnh Bắc-Việt" đều thuộc lãnh-thổ Trung-Hoa. Xin mời người đọc xem thiết-đồ chúng tôi trình-bày dưới đây.

Đường phân thủy và một đường phân ranh hợp-lý

Trung Cộng đã chấp-nhận quan-niệm cổ-truyền "dùng đường phân thủy làm ranh giới" trên lục-địa (xem thông-báo về hiệp-ước biên-giới của CSVN). Đường phân- thủy ngoài biển cũng phải được tôn-trọng. Chúng tôi trình-bày đường phân-thủy của Vịnh Bắc-Việt vì sự liên-hệ của nó gắn chặt với địa-thế đáy biển VN (đặc biệt là Vịnh Bắc-Việt) chạy dài rất xa ra ngoài khơi. Khi TC tranh-luận kịch-liệt với Nhật-Bản về chủ-quyền Thềm Lục-địa quanh khu-vực đảo Điếu-Ngư (Daio Dao - Uotshuri-Shima 25o45' N 123o29' E), họ đã dùng ưu-thế địa-lý này và đã được một số Chuyên-gia Luật Biển bênh-vực, cho là hữu-lý.
Một nhận-xét nữa của giới Luật-gia cũng cho thấy đoạn cuối của đường Phân-Thủy cũng không xa bao nhiêu với đường Kinh-tuyến 108 độ 3 phút 13 giây Đông (của Công Ước 1887 về biên giới đã nói ở trên). Tại sao mà luật-lệ lại không đồng-nhất (universal) và Việt-Nam lại bị thiệt-thòi quá nhiều như vậy. Chính-quyền Hà-Nội rồi ra sẽ phải trả lời câu hỏi được đặt ra rất hợp-lý.
Chỉ có sự chia cắt hợp-lý hải-phận mới đem lại một nền hòa-bình trên Biển. Là một nhóm người nhỏ bé nghiên-cứu một vấn-đề ngoài lãnh-vực chuyên-môn của mình, BBT Lướt-Sóng không có khả-năng trình luận-án khó-khăn như phân-định Vịnh Bắc-Việt. Tuy vậy, trong khi sưu-tầm tài-liệu, chúng tôi tìm thấy có nhiều cá-nhân và tổ-chức pháp luậtù rất quan-tâm cho Hòa-bình Thế-giới, đã đi tìm những giải-pháp công-bằng cho cả hai quốc-gia Hoa-Việt. Chính-quyền Chân-chính Phải Quyết-tâm Bảo-vệ Lãnh-thổ. Việc phân chia hải-phận Vịnh Bắc-Việt cũng như việc xác-định chủ-quyền Quốc-gia chúng ta trong những vùng đất, vùng biển nào khác đều quan-trọng.

Một chính-quyền chân-chính phải quyết-tâm bảo-vệ lãnh-thổ.

Công-pháp Quốc-Tế đứng về phía Việt-Nam. Trong tinh-thần thượng-tôn luật-pháp, ý-thức của nhân-loại đang gia-tăng về một trật-tự cần-thiết trên biển; thời-gian hiển-nhiên cũng đứng về phía dân-tộc chúng ta. Điều cần-thiết lúc này là Việt-Nam phải làm sáng-tỏ chính-nghiã chủ-quyền của mình cùng cộng-đồng thế-giới. Nếu vì đối-phương hiếp-đáp, áp-bức trong bàn hội-nghị mà cuộc điều-giải bất- thành, Việt-Nam cần đưa vụ vịnh Bắc-Việt này (cũng như những tranh-chấp các quần-đảo Hoàng Sa Trường Sa) ra trước Tòa-Án Quốc-Tế.
Sau nữa, toàn dân trong cũng như ngoài nước hy-vọng rằng nhà cầm-quyền Cộng-Sản Việt-Nam không nên muối mặt ký-kết thêm hiệp-định bất bình-đẳng một lần nữa. Dù chót đã hứa với Bắc-Kinh sẽ thoả-thuận về những tranh-chấp Biển Đông trong những năm tới, Cộng-sản Hà-Nội nên hồi-tâm lại. Phải đặt quyền-lợi quốc-gia trên hết. Không hèn, hãy phản công lại mới được chứ!

Nhận xét và Tuyên-Cáo của Ủy Ban Bảo Vệ Lãnh Thổ

Để thay cho phần kết-luận, chúng tôi xin trích-đăng một số nhận xét về tình-trạng biên-giới VN của Giáo-Sư Nguyễn Văn Canh và đoạn chót bản Tuyên-Cáo của Ủy Ban Bảo Vệ Lãnh Thổ như sau:

... Nội dung của các cuộc thương thuyết về phân định lãnh thổ không được phổ biến. Người ta không biết rõ là phần đất nào bị mất, phần đất nào đã thu hồi được, ngoại trừ các viên chức nắm giữ quyền hành trong Đảng. Dân tôc VN có quyền đòi hỏi ĐCSVN phải công bố rõ điều này.

1. Nhìn vào thực tại về biên giới trên đất liền và trong vùng vịnh Bắc Việt, cũng như có những bằng chứng về việc TC lấn chiếm đất mà VC hoặc không quyết tâm đòi lại hay không phản ứng đủ, và rất nhiều trường hợp chỉ phản ứng lấy lệ trong việc bảo vệ lãnh thổ để khỏi bị chê trách, người ta có quyền nghi ngờ rằng đây là việc chuyển nhượng sản quốc gia trá hình. Điều này đã được tìm thấy trong văn kiện mà Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958, với tư cách Thủ tướng Chính phủ nước VNDCCH gửi cho Chu Ân Lai, Tổng Lý Quốc Vụ Viện, nước CHNDTH nhìn nhận thẩm quyền lãnh thổ của TC trên Biển Đông
2. Qua tiến trình thương thảo giữa phai phe, như Hàn Niệm Long, thứ trưởng ngoại giao TC đặc trách Đông Nam Á, cũng là trưởng phái đoàn thương thuyết biên giới với VC từ thập niên 1970, thì đây là công việc giữa hai Đảng: CSVN và CSTH. Hành pháp hay Quốc Hội chỉ là các tổ chức ngọai vi của Đảng. Vì vậy việc mỗi cơ quan này có tham dự vào việc ký kết hay phê chuẩn chỉ để thực hiện mục tiêu của Đảng
Đặc biệt rõ hơn là trường hợp Đỗ Mười, TBT của ĐCSVN ký thoả hiệp tạm thời thiết lập mục tiêu, nguyên tắc cho việc ký hai hiệp ước trên, vì Đỗ Mười không có một vai trò gì trong chính quyền. Các Hiệp ước này không có giá trị gì đối với quốc dân VN.

3. ĐCSVN phải hoàn tòan chịu trách nhiệm về việc chuyển nhượng bất hợp pháp đất đai này, dù vì lý do gì chăng nữa, nhất là tự đặt mình dưới sự chỉ đạo của ĐCSTH, trong mưu đồ tìm sự hỗ trợ để được tồn tại và triệt tiêu mọi lên tiếng về sự chuyển nhượng này.

4. Đối với TH, quốc dân VN coi đây là việc riêng của hai ĐCS, không liên hệ gì đối với quốc dân VN. Và hai hiệp ước trên nếu TC không trả lại những phần đất đã chiếm sẽ bị coi là vô hiệu.

Do đó, Trí Thức Việt Nam Hải Ngoại vào ngày 22/7/1994, sau đó là Ủy Ban Bảo Vệ Lãnh Thổ trong các Tuyên Cáo vào ngày 29/4/1995 và ngày 18/12/2000 đã lên tiếng về vấn đề ấy. (Lời Giáo-Sư Nguyễn Văn Canh).

Cho dù nỗi ưu-tư còn nhiều nhưng vì khổ báo có hạn, Lướt Sóng xin tạm ngưng lại đây. Xin cảm ơn Quý-Vị đã theo dõi bài viết gây nhức nhối này.

In this study, Luot Song Magazine of the former RVN Navy Association studied the various issues relating to the selling ofViet Fatherland to communist China by the Vietnamese Communist Party. The analyzed issues include:

- The sovereignty over the Tonkin Bay in Vietnam's ancient history
- The sovereignty over the Tonkin Bay accordingto the France - China
1887 Treaty .
- The scheme of China's encroaching up on Vietnamese sea territories
and the "Hands-Off Area" in the Tonkin Bay.
- The new Demarcation Line and the strategic sea zone declared by China.
- The "United Nations Convention on the Law of Sea" applied to the case
of the Tonkin Bay. How had the CPV given up Vietnam's advantage
positions in its negotiations with Ch
- The CPV's offering VN sea territories to China to buy its political protection.
- The disastrous effects of the VCP's selling VN territories in short and
long terms.
- Comments and decisions of the Committee to Protect Vietnam
Territorial Integrity.

For more details, please refer to the original in
Vietnamese

No comments: