Saturday, September 1, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * BIẾN TƯ TƯỞNG TRONG THẾ GIỚI CỘNG SẢN


NHỮNG CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG TRONG THẾ GIỚI CỘNG SẢN
          Cuộc đời luôn biến thiên ngay cả chế độ cộng sản là một chế độ mà Marx tự hào là toàn vẹn nhất, là đỉnh cao của nhân loại. Thế nhưng sau Marx, bao chủ thuyết trong thế giới cộng sản đã xuất hiện nhằm phủ định Marx và chủ nghĩa cộng sản.
Trong bài này, trước tiên, chúng tôi trình bày sơ lược quan điểm của Marx, Engels sau đó sẽ viết về các chủ trương, quan điểm khác của các nhà tư tưởng và các lãnh đạo trong thế giới cộng sản nhằm chống lại các chủ trương cuả Marx, Engels, Stalin và Mao Trạch Đông.

I. KARL MARX Và FREDERICH ENGELS
Karl Marx (1818-1883) và Frederich Engels (1820-1895) là hai nhà sáng lập đảng cộng sản quốc tế. Theo định nghĩa của Engels, trong Những Nguyên Tắc Cộng Sản, cộng sản là một chủ nghĩa có mục đích giải phóng dân vô sản. Theo Engels, vô sản là một giai cấp trong xã hội sống bằng cách bán hoàn toàn sức lao động của mình và không thu được lợi nhuận nào, mà trọn đời họ, sống chết, vui buồn cùng mọi hiện hữU đều do nhu cầu lao động. Họ là giai cấp lao động của thế kỷ 19. Họ là những thợ thuyền bị bọn tư bản bóc lột và suốt đời họ là cuộc đời nghèo khổ. Giai cấp vô sản ra đời trong cuộc cách mạng kỹ nghệ mà quan trọng nhất là việc phát minh máy hơi nước và các máy móc khác đã dẫn tới cuộc cách mạng kỹ nghệ đầu tiên tại Anh quốc, sau lan tràn qua nhiều quốc gia. Chỉ có những tư bản lớn mới đủ sức mua máy móc tối tân để trang bị cho cơ xưởng của họ. Máy tóc tối tân đã làm cho sản xuất gia tăng và giá cả càng rẻ. Máy móc làm nhanh và tốt hơn con người cho nên giai cấp tư bản nắm trọn vẹn công cụ sản xuất và càng ngày giai cấp thợ thuyền mất giá trị. Giai cấp tư bản càng ngày càng giàu, có trong tay mọi thứ còn giai cấp vô sản càng ngày càng nghèo, giá trị người thợ càng ngày càng kém. Trước đây, thợ thuyền có thể làm từng vật một, nay thì chỉ làm được từng bộ phận một. Trong giai đoạn cách mạng kỹ nghệ, cứ vài năm lại có một cuộc khủng hoảng kinh tế, khiến cho giai cấp vô sản thêm khốn đốn. Engels cho rằng phải bãi bỏ chế độ tư hữU thì kỹ nghệ mới thực sự phát triển, và đây là mục đích thiết yếu của chủ nghĩa cộng sản. Trong Tuyên Ngôn Cộng Sản, Marx và Engels cho rằng lịch sử nhân loại là lịch sử giai cấp đấu tranh (The history of all hitherto existing society is the history of class struggles).
Từ cơ sở lý luận này, hai ông tìm mọi cách gây hận thù giai cấp, và đi đến kết luận rằng giai cấp vô sản sẽ cướp chính quyền, sẽ chiến thắng, sẽ lật đổ giai cấp tư bản và trở thành giai cấp thống trị. Marx và Engels nhấn mạnh rằng vô sản là người đào mồ chôn giai cấp tư bản (What the bourgeoisie therefore produces, above all, are its own grave-diggers. Its fall and the victory of the proletariat are equally inevitable) . Và hai ông đã đề ra những chủ trương sắt máu và tàn bạo đối với tư bản như là đánh thuế lũy tiến, tịch thu tài sản, hủy bỏ mọi quyền thừa kế... Cách mạng tháng mười 1919 thành công tại Nga, Lênin đã lật đổ chính quyền của Nga hoàng, và thành lập chính quyền vô sản. Đảng cộng sản ra đời từ đây. Lênin đã thiết lập chính quyền chuyên chính, và chính quyền này được Stalin củng cố. Stalin đã đày dân Nga lên Tây Bá Lợi Á , giết bao triệu người, và tịch thu tài sản của những kẻ bị gọi là phong kiến, địa chủ, tư bản và phản động. Những đồng chí của ông trước sau cũng bị giết hại vì tội phản động, bán nước hoặc liên lạc với kẻ thù. .. Nói tóm lại, ba điểm quan trọng của chủ nghĩa cộng sản là:
- cực lực lên án tư bản bóc lột, gậy căm thù trong lòng người vô sản, kêu gọi vô sản tiêu diệt tư bản, và cướp chính quyền bắng võ lực.
- chủ trương công hữU hóa, bãi bỏ quyền tư hữU .
- chủ trương chuyên chính vô sản nghĩa là độc tài tàn bạo.
a. Cộng sản chủ trương tiêu diệt tư bản vì cho tư bản là nguồn gốc đau khổ của vô sản. Hơn nữa, họ cần tiêu diệt tư bản để cướp tài sản và quyền lợi của tư bản.
b. Họ cấm tư hữU vì cho rằng tư hữU gây bất công xã hội, gây ra việc người bóc lột người. Họ tin công hữU sẽ đem lại công bình xã hội.
c. Họ chủ trương sắt máu vì không dùng bạo lục thì khó tiêu diệt tư bản , và khó bắt mọi người tuân lệnh. Dụ dỗ và khủng bố là phương sách tranh đãu của cộng sản.

II. LIÊN XÔ
1. TROTSKY, LEV DAVIDOVITCH (1879-1940)
Ông cũng dược gọi là Léon Trotsky là người thân tín của Lenin, là một trong những lãnh tụ của cuộc cách mạng Nga, và là người thành lập hồng quân Liên Xộ Stalin dùng thủ đoạn ám muội giành lấy chính quyền, ông lên tiếng phản đối, sau bị Stalin trục xuất khỏi đảng cộng sản và lưu đày ông ra khỏi nước Nga. Năm 1938, ông thành lập đệ tứ quốc tế cộng sản mà ở Việt Nam có nhiều người tham gia tổ chức này như Phan Van Hùm, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ HữU Tường, Nguyễn Bách Khoa, Lê Văn Siêu. . .. Năm 1940, ông bị Stalin cho người ám sát tại Mexico. Ông chống đối đường lối độc tài, gian ác của Stalin. Ông cho rằng cuộc cách mạng ngày càng xấu đi. Ông chủ trương cách mạng thường xuyên ( permanent revolution). Ông là con trai của một người Do Thái ít học, mua được một ít ruộng đất cho nên trong cách mạng đã trở thành địa chủ và mất hết tài sản. Léon Trotsky bèn đưa cha vào làm giám đốc tại một nhà máy gần Mạc Tư Khoa. Mẹ của ông là người đảm đang, nuôi 8 con ăn học. Vì cuộc sống khó khăn, sau chỉ còn Léon , một trai và hai gái sống sót. Nhưng tất cả lần lượt bị Stalin sát hại.
Trotsky là người có lòng nhân đạo hơn Léinin và Stalin. Ông đã gặp Lenin tại Anh và thành lập tờ báo Iskra (The Spark), năm 1903, ông thành lập nhóm Menshevik chống lại nhóm Bolshevik của Lenin mà ông cho rằng chủ thuyết của Lenin sẽ đi đến độc tài đảng trị...Cuộc cách mạng 1905 thành công, Trotsky được bầu làm chủ tịch hội đồng Sô Viết St. Peterburg. Lúc này ông xướng xuất thuyết Cách mạng thường xuyên, nghĩa là cuộc cách mạng ở quốc gia này phải được các quốc gia khác tiếp tục cho đến khi toàn thế giới đều hoàn tất cách mạng ( revolution in one country must be followed by revolutions in other countries, eventually throughout the world. )

2. NIKITA  KHRUSHEV (1894-1971) và CHỦ NGHĨA XÉT LẠI-

Tại Đại hội XX ngày 23 tháng hai năm 1956 của cộng đảng Liên Xô , Nikita Khrushchev bắn một loạt thần công vào thần tượng Staline.
Đây là một cuộc nổi dậy của các tân lãnh tụ Sô Viết chống lại Stalin, và được gọi là phong trào xét lại của Liên Xô, có mục đích:
- hạ bệ thần tượng Stalin, đả phá việc tôn sùng cá nhân.
- chỉ trích chủ trương tập thể hóa của Stalin. Chủ trương này làm cho nông dân chết đói rất nhiều dưới thời Stalin.
- tố cáo tội ác của Stalin: Nhờ văn kiện đại hội XX lọt ra ngoài, thế giới mới biết sự thật khủng khiếp về thiên đường Xô Viết : Stalin đã đày dân Do Thái lên miền Sibir , Stalin hạ lệnh thủ tiêu 30.000 binh lính, sĩ quan, và nhà chính trị Ba Lan tại khu rừng Katưn tỉnh Solensk
- đòi phục hồi dân chủ trong sinh hoạt xã hội và sinh hoạt đảng,
- bác bỏ mọi quan điểm dùng bạo lực cướp chính quyền, coi mẩu thuẫn giữa hai hệ thống là không thể điều hòa. Đại hội XX của cộng đảng Liên Xô là đại hội hòa bình, chủ trương tư bản và cộng sản cùng tồn trại, cùng hợp tác trong hòa bình, giải quyết mọi tranh chấp bằng thương lượng, chấm dứt chiến tranh lạnh cũng như chiến tranh nóng, giải trừ quân bị. Nikita Khrushchev là người có tinh thần cách mạng, không những ông chống Stalin mà còn chống cả Marx, chống đảng cộng sản khi tuyên bố bác bỏ dùng bạo lực cứơp chính quyền và chủ trương sống chung hòa bình với tư bản. Nhận thấy Liên Xô đã mềm dịu, các nước cộng sản Đông Âu liền nổi lên đòi độc lập, ly khai với đế quốc Liên Xộ Trong đảng cộng sản Liên Xô, các đối thủ của Khrushchev bèn tấn công ông. Khrushchev phải thay đổi chính sách. Ông xua quân chiếm các nước Đông Âu,. Tháng 11 năm 1956, ông đem xe tăng đàn áp cách mạng ở Budapest, và đàn áp khởi nghĩa của Imme Nagy ở Hung Gia Lợi, và giết 20.000 dân Hung.Ông đòi tổng thống Dwight D. Eisenhower phải xin lỗi Nga về vụ thám thính cơ U2 của Mỹ đã vi phạm không phận Liên Xộ Sau vụ này, ông cho xây dựng bức tường Bá Linh, và lên tiếng chống Mỹ về vụ hỏa tiễn Cuba.Trong một hội nghị quốc tế, ông đòi chôn sống tư bảnnhư Marx đã nói. Cùng lúc này, ông cũng lên tiếng chủ trương cùng tồn tại với Tây phương và tài giảm binh bị, cùng giảm căng thẳng trong chiến tranh lạnh. Khoảng 1960, ông mở rộng đế quốc Liên Xô, trong lúc này, Việt Nam được Liên Xô giúp đ" để tấn công miền Nam. Mặt trận Giải Phóng Miền Nam ra đời lúc này.
Năm 1964, công cuộc cải cách của Khrushchev đã bị nhóm bảo thủ của Léonid Breznev lật đổ, ông lui về thôn quê ẩn dật và mất năm 1971.
Chủ nghĩa xét lại của Nikita Khruschev đã là một khích lệ lớn lao cho nhân dân và các văn nghệ sĩ Việt Nam nhưng lại làm cho các lãnh đạo cộng sản Trung Hoa và Việt Nam hoảng sợ. Họ lo sợ dân chúng nổi lên chống Hồ Chí Minh, chống đảng. Nhất là trong khi Việt Nam đang chống Mỹ, Liên Xô lại chủ trương sống chung hòa bình với tư bản. Việc này đã làm cho hàng ngũ cộng sản Việt Nam chia rẽ. Lê Đức Thọ, Lê Duẩn đã bắt bớ hàng ngàn người và giết hại các đảng viên về tội thân Nga, đi theo chủ nghĩa xét lại. Dẫu sao, nay Việt Nam và Trung Quốc nay đang thực hiện chủ thuyết của Nikita Khrushchev mà sống chung hoà bình với tư bản.

3. MIKHAIL GORBACHEV
Ông sinh năm 1931, học luật tại trường đại học Moscow, tốt nghiệp viện Nông nghiệp 1966, và năm 1970 tham gia chính trị, trở thành lãnh tụ liên bang Sô VIết từ 1985 cho đến 1991. Ông đã trình bày trước đại hội đảng thứ 27 vào tháng 2-1986 chủ trương chính sách Glasnost ( cởi mở ) và perestroika ( tái kiến thiết). Năm 1998, ông tuyên bố bãi bỏ thuyết Brezhnev, cho phép Đông Âu theo đường lối dân chủ. Năm 1990, Gorbachov dược giải thưởng Nobel Hoà bình. Chính năm này, ông trúng cử tổng thống Liên Bang Sô Viết nhưng sau đó vào 1991, từ chức. Chính sách dân chủ hóa khiến cho Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ly khai khỏi ảnh hưởng Cộng sản để trở thành những quốc gia dân chủ.
III.  TRUNG QUỐC:
1. MAO TRẠCH ĐÔNG ( 1893-1976 )
Như đã trình bày ở phần đầu, Marx và Engels đã đề cao giai cấp vô sản, cho rằng giai cấp vô sản là tiên tiến, sẽ lãnh đạo cách mạng. Cách mạng vô sản sẽ làm cho xã hội tốt gấp năm gấp mười chế độ tư bản. Nhưng giai cấp vô sản là gì ? Giai cấp vô sản là những thợ thuyền làm việc trong những cơ xưởng của tư bản. Những thợ nề, thợ mộc, thợ quét vôi, thợ tiện, thợ rèn, người thiến heo tại Việt Nam chỉ là những công nhân cá thể, không thuộc giai cấp vô sản theo tinh thần Marx và Engels. Giai cấp vô sản thời Marx chỉ phát sinh tại các nước tư bản như là Anh, Đức, còn ở Nga, Trung Quốc, Việt Nam, chưa có tư bản mà cũng không có vô sản. Nếu có thì cũng rất íthông thể làm nên trò trống gì. Chỉ có nông dân đông đảo mới là lực lượng cung cấp lương thực và lực lượng chiến đấu, không thể bỏ rơi nông dân hoặc không đề cao nông dân. Nửa theo Marx, nửa theo thực tế Trung Quốc, Mao tôn trọng cả công nhân và nông dân cho nên ông tuyên bố công nông là lực lượng cách mạng
 2. ĐẶNG TIỂU  BÌNH (1904- 1997)
Công cuộc tranh quyền của Trung cộng thành công chứng tỏ sự đóng góp lớn lao của nông dân trong thời chiến. Nhưng sau khi lấy được Hoa Lục, đặt ách thống trị, Trung cộng đi theo chính sách tàn sát và khắc nghiệt của Stalin, và càng ngày càng thất bại trong lãnh vực kinh tế. Năm 1953, lúc 52 tuổi, ông trở thành tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc, cùng Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai là những lãnh tụ nổi tiếng của Trung quốc . Bước nhảy vọt của Mao Trạch Đông khiến 30 triệu dân Trung quốc chết đói. Bước nhảy vọt cũng gây ra nhiều lời ta thán khiến Mao căm tức. Mao dùng cách mạng văn hóa để giết hại và giam cầm những người chỉ trích Mao trong đó có Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Đặng Tiểu Bình. Đặng bị bọn Vệ Binh Đỏ của Mao kết tội là nhân vật số hai đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đặng Tiểu Binh hai lần bị hoạn nạn. Lần thứ nhất là trong cách mạng văn hóa, sau được gọi về Bắc Kinh năm 1973. Lần thứ hai vào tháng 5, năm 1976 bọn tứ nhân bang do Giang Thanh cầm đầu đòi tống xuất ông ra khỏi Bắc kinh. Ông kín đáo hoạt động, và cũng nhờ sự bảo vệ của Chu Ân Lai, ông đã khôi phục địa vị sau khi Mao chết và bọn tứ nhân bang bị nhốt. Năm 1982, mặc dầu ông tuyên bố đi theo xã hội chủ nghĩa, chống tư bản chủ nghĩa, theo tư tưởng Mao Trạch Đông, ông chủ trương cải cách, mở cửa giao thương với tư bản. Tại đại hội đảng năm này, ông tuyên bố phải xây dựng xã hội chủ nghĩa sát với hiện tình Trung Quốc. Kết quả, tại thôn quê, chính sách tư hữU hóa đã làm cho sản lượng tăng cao, dân chúng có đủ lương thực. Câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình là không phân biệt mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột. Câu này cho thấy Đặng Tiểu Bình theo chủ thuyết thực dụng, không theo đường lối vô sản chuyên chính, lập trường giai cấp, ông là người có óc cởi mở, đã làm cho dân Trung Quốc thoát ách độc tài của Mao Trạch Đông và đưa Trung Quốc trở nên giàu mạnh.
3. GIANG TRẠCH DÂN
Giang Trạch Dân sinh năm 1926, tốt nghiệp đại học Jiaotong ở Thượng Hải, tham gia sinh hoạt đảng tại đại học 1946 và tốt nghiệp ngành cơ khí, sau đi tu nghiệp ở Liên Sộ Ông làm đại sứ lại Romany và Thị trưởng Thượng Hải. Sau ông trở thành Tổng Bí thư đảng nối tiếp Đặng Tiểu Bình.
Tại đại hội khóa 16 quốc hội Trung Quốc năm 2002, ông trình bày thuyết ba đại diện. Ngày 14-3-2004, Quốc Hội Trung Quốc tu chính hiến pháp, và biểu quyết thuyết này. Đó là một minh xác chấm dứt chủ nghĩa Mác Lê mặc dầu lá cờ cộng sản vẫn phất phới bay trên Thiên An Môn.
Trước đây Marx đề cao vô sản, kêu gọi vô sản đứng lên tiêu diệt tư bản, còn Mao Trạch Đông thì lấy công nông làm trụ cột cho chủ nghĩa cộng sản.Nay Giang Trạch Dân lấy công nhân, nông dân và tư bản làm ba thành phần chính trong đảng cộng sản Trung Quốc. Giang Trạch Dân đã gọi công nhân là đại diện sản xuất tiến bộ, nông dân là đại diện văn hóa tiến bộ, còn tư sản là quyền lợi đa số nhân dân. Nay quốc hội tu chính hiến pháp là để bảo vệ quyền tư hữU của nhân dân. Đây là một điều trái với Marx. Sau một thời gian, Mao Trạch Đông đấu tố, giết hại và giam cầm các phú nông, địa chủ, nay Giang Trạch Dân lại tôn trọng quyền tư hữU, coi tư hữU ngang công hữU. Bởi vì không có tư hữU thì con người không có động cơ lao động. Bài học sơ đẳng đó mà Marx không biết. Phải gần một thế kỷ đau khổ, con người mới nhận thấy sai lầm của Marx.Trên lý luận, rõ ràng ông đã coi tư bản là đồng chí, coi tư bản là một thành phần trong nhân dân Trung Quốc. Họ Giang đã xóa bỏ tinh thần giai cấp đấu tranh, trở lại với chủ nghĩa quốc gia. Học thuyết tam đại diện ( The Three Represents) do Giang Trạch Dân chủ trương là một bước quay lưng với cộng sản chủ nghĩa. Đây là một cuộc đảo chánh bằng lá phiếu quốc hội, không đổ máu. Phe bảo thủ của Mao im lặng hoặc phản ứng rất yếu ớt.
Nói tóm lại, ngay từ khi Mao cầm quyền, các nhà lãnh đạo cũng như những nhà trí thức và văn nghệ sĩ đã lên tiếng chống đối con đường xã hội chủ nghĩa của Mao, của Marx. Đặng Tiểu BÌnh đã dần dần cải cách và nay thì Giang Trạch Dân đã chính thức khai tử tinh thần Mác Lệ
IV.  VIỆT NAM
1.TRẦN DẦN VÀ  C ÁC VĂN NGHỆ SĨ
Trong suốt bao năm kháng chiến, lục lượng chủ đạo vẫn là trí thức. Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng là con cái giai cấp phong kiến và trưởng giả. Các văn nghệ sĩ theo kháng chiến như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, HữU Loan, Trần Dần, Phan Khôi... là trí thức. Các văn nghệ sĩ phải im lặng. Nay hòa bình đã trở lại năm 1954, các văn nghệ sĩ nhận thấy đã đến lúc đòi lại cho văn nghệ quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do sáng tác. Sau khi đi Trung Quốc về, một số nhà văn trong đó có Trần Dần, nhận thấy chế độ cộng sản đã kìm kẹp văn nghệ sĩ, nhất là chế độ công an trị, và chính ủy trị kìm hãm đà tiến hoá của văn nghệ. Nếu cứ thế mãi, văn hóa sẽ bị phá hoại như ở Trung quốc. Cuối năm 1954, một nhóm văn nghệ sĩ quân đội, phần nhiều là chiến sĩ ưu tú trong chiên tranh chống Pháp, đã tham dự trận Điện Biên Phủ và là đảng viên cộng sản, đã họp nhau lại, đề nghị đảng cải tiến chính sách trong văn nghệ quân đội. Trần Dần thay mặt cả nhóm trình bày cùng Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nguyện vọng đòi đảng trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ.  Tiếp theo đó, tháng 3 năm 1955, Trần Dần, Tử Phác tổ chức hội thảo về tập thơ Việt Bắc của Tố HữU xuất bản cuối 1954. Trần Dần và Tử Phác bị bắt giam về tội chê thơ Tố HữU, chê thơ cách mạng của một nhà đại cách mạng.
Khi về Hà Nội, cộng sản đã phát động ngay chiến dịch ca tụng đảng bác. Nhưng đa số đồng bào thờ ơ. Vừa về Hà Nội, cộng sản còn lo việc nhà cửa, xe cộ, chưa có thì giờ để lo việc kiểm soát văn hóa. Hơn nữa, mới về Hà Nội, họ chưa muốn thi hành chánh sách tàn ác ra vội, cho nên trong mấy năm đầu tư nhân vẫn có quyền ra báo và xuất bản sách. Vì hòan cảnh tự do này, một số báo chí tư nhân đã ra đời. Các văn nghệ sĩ kháng chiến trong bao năm sống dưới chế độ cộng sản đã bị đè nén bóc lột, đến khi gần thành công, họ thấy rõ bộ mặt thật của cộng sản trong chính sách cải cách ruộng đất và chỉnh đốn đảng, cùng sự tranh giành địa vị, nhà cửa, xe cộ khi cộng sản về thành trong khi dân chúng và văn nghệ sĩ đói khổ, thiếu thốn nên họ đòi tự do, dân chủ. Phong trào này do các văn nghệ sĩ kháng chiến nổi danh như Phan Khôi, Trần Dần, Lê Đạt, Văn Cao, Hoàng Cầm. . . khởi xướng trên các báo tư nhân sau lan rộng ra các báo đảng. Trong số báo chí này chủ đạo là hai tờ Giai Phẩm và Nhân Văn:
2. Giai Phẩm :
Gồm có các đặc san Giai Phẩm 1956 (Giai Phẩm Mùa Xuân), Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông. Tháng 1-1956, nhà xuất bản Minh Đức từ chiến khu về, cho xuất bản tập Giai Phẩm 1956 ( sau này gọi là Giai Phẩm Mùa Xuân ), trong cuốn này có nhiều bài nêu lên sự thối nát của chế độ như bài "Chống công thức", "Ông Bình Vôi" của Lê Đạt, "Cái chổi quét rác rưởi" của Phùng Quán. Trần Dần bị bắt vì viết bài ữnhất Định Thắng" bôi đen chế độ, và tờ Giai Phẩm Mùa Xuân bị tịch thu. Ít lâu sau, Moscow sai Mikoyan sang Hà Nội, buộc Việt Nam sửa sai. Và lúc này, Mao tung ra chiến dịch Bách Hoa Tề Khai, Bách Gia Tranh Minh , Việt Nam bắt buộc phải công bố chính sách mới của Khrushchev. Tiếp theo là Giai Phẩm Mùa Thu Tập I, II, III. Giai Phẩm Mùa Thu tập I ra đời ngày 29-8-1956, Phan Khôi viết bài Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ là một quả bom tạ nổ giữa thủ đô Hà Nội. Giai Phẩm Mùa Thu tập II xuất bản tháng 10-1956, Giai Phẩm Mùa Thu tập III ra đời tháng 11-1956, và Giai Phẩm Mùa Đông in tháng 12-1956.
3.Nhân Văn
Tờ Nhân Văn ra đời ngày 15-9-1956 do Phan Khôi, Nguyễn HữU Đang, Trần Dần chủ trương. Tờ Nhân Văn tấn công mạnh mẽ, lan rộng đến Thời Mới và Cứu Quốc, Học Tập là hai tờ báo đảng. Lúc này, Hồ Viết Thắng, Võ Nguyên Giáp đều đứng lên nhận khuyết điểm. Hồ Chí Minh im lặng, Tố HữU lẩn sang Bắc Kinh, bọn cai thầu văn nghệ như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư im hơi lặng tiếng. Nguyễn Chương và Hoàng Xuân Nhị lên tiếng bênh vực đảng. Lời qua tiếng lại ngày càng gay gắt, và uy thế đảng ngày càng xuống dốc thê thảm.
Giai Phẩm và tạp chí Nhân Văn là có sức mạnh hơn cả cho nên người ta gọi tư trào này bằng một tên chung là Nhân Văn Giai Phẩm.
Trong phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm có nhiều văn nghệ sĩ tham gia. Nhân Văn do Phan Khôi làm chủ nhiệm, Trần Duy làm thư ký tòa soạn.
Nói chung, sau 1954, các văn nghệ sĩ VIệt Nam mà đa số là đảng viên đã lên tiêng đòi tự do tư tưởng, tự do sáng tạo, phá tan chủ trương kìm kẹp của đảng. Sau này, Nhân Văn, Giai Phẩm còn lên tiếng chống quan liêu, và tham ô lãng phí. Việc này đi trước cả phong trào xét lại Liên Xô và Trăm Hoa Đua Nở ở Trung quốc, mặc dầu về sau hai phong trào này tác động thêm vào Nhân Văn, Giai Phẩm. Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố HữU ra lệnh đóng cửa Nhân Văn, Giai Phẩm , bỏ tù Trần Dần, Nguyễn HữU Đang, và trừng phạt các văn nghệ sĩ coí liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến Nhân Văn Giai Phẩm.
Sau Nhân Văn, Giai Phẩm, các đảng viên cộng sản đã giác ngộ mà từ bỏ đảng như Nguyễn Hộ, Nguyễn Thanh Giang, Trần Độ và các trí thức và nhân dân trong nước như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, luật sư Lê Chí Quang, hoà thượng Thích Quảng Độ, hòa thượng Thích Huyền Quang, linh mục Nguyễn Văn Lý , nhân dân Hậu giang, Thái Bình.,. đã tranh đãu cho tự do dân chủ và tự do tôn giáo.
Nói tóm lại, từ cách mạng tháng mười Nga thành công, đảng cộng sản ra đời đã đem bao tai họa đến cho nhân loại. Tuy cộng sản hung tàn và mạnh mẽ, nhân dân các nước trên thế giới, ngay cả các nhà lãnh đạo cộng sản cùng trí thức và văn nghệ sĩ đã ra sức tấn công chủ nghĩa cộng sản và lý thuyết sai lầm của Marx, Engels, Lenin, Stalin và Mao. . .
1.Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa độc tài, một chủ nghĩa dân chủ giả hiệu và xảo quyệt, chỉ đem lại áp bức,chém giết và ngăn cấm mọi thứ tự do của con người.
2.Chủ nghĩa cộng sản chỉ đem lại nghèo khổ, bất công vì chủ trương tập thể hóa chỉ làm suy giảm sức phấn đãu cá nhân. Cổ nhân ta có câu: cha chung không ai khóc đã mang ý nghĩa chống đối chủ nghĩa cộng sản và đường lối sinh hoạt tập thể. Chủ nghĩa cộng sản do những người dốt nát lãnh đạo ( hồng hơn chuyên) chỉ phá hoại đất nuớc, và không đưọc dân chúng nhất là giới trí thức ủng hộ. Sau cùng, chủ nghĩa cộng sản độc tài thiếu dân chủ, khiến dân chúng bất mãn.
3. Tiêu diệt tư hữU nghĩa là tiêu diệt lòng hăng hái làm việc. Do đó năng suất suy kém, sản lượng xuống thấp và gây ra nạn tham nhũng, ăn cắp của công.
VÌ nhận thức rõ những sai lầm trên, các nhà lãnh đạo, các nhà trí thức và văn nghệ sĩ cùng nhân dân các nước đã vùng lên tranh đấu tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Gorbachev đã chôn đảng cộng sản Liên Xô, và nay Đặng Tiểu Bình/Giang Trạch Dân đã công khai quay lưng lại với Marx, và nhân dân VIệt Nam đang ra sức tranh đãu để thủ tiêu chủ nghĩa cộng sản tàn dân hại nước. Ngày thành công sẽ đến với chúng ta không bao lâu nữa
( 2004, Ottawa, Canada) \







No comments: