đặng phùng quân
S ự đối nghịch giữa triết học lục địa (Aâu châu) và triết học phân tích không hẳn chỉ là hai ngả đường tư duy khác nhau, còn hàm ngụ đố kỵ và đả kích. Một trường hợp điển hình cụ thể: Vào mùa xuân 1992, Đại học Cambridge trao bằng tiến sĩ danh dự (doctorate honoris causa) cho J. Derrida đã gặp sự chống đối của những nhà triết học tên tuổi như Barry Smith, Hans Albert, Ruth Barcan Marcus, W. O. Quine... 1
Mặt khác, không hẳn giới triết học lục địa lại chẳng có thành kiến về triết học phân tích. Trong giới đại học truyền thống lục địa, người ta không đề cập đến sách vở hay tư tưởng của những triết học ở bên kia Đại tây dương. Ngay như Sartre, một người ngoài đại học cũng từng có lần phát biểu là không có dịp đọc Wittgenstein. Dường như người ta coi triết học phân tích chỉ quan tâm đến cái nhỏ nhặt của ngôn ngữ bình thường, hay quá chú trọng đến khoa toán luận và khoa ngữ học. Chỉ cần mở một cuốn sách triết trong thời điểm 50s của thế kỷ XX ở bên này và bên kia Đại tây dương ta thấy ngay những khác biệt về lối đặt vấn đề, cách tư duy, phong thái viết sự khác biệt như của hai thế giới văn hóa không thể thông giao. Chẳng thế mà ngay ở những dòng mở đầu biên khảo về triết học phân tích, Denis Zaslawsky đã viết: Sau khi quên lãng khá lâu, bây giờ chúng ta mới bắt đầu khám phá triết học phân tích. 2
Van Breda phê phán Ryle đã đọc không đầy đủ Husserl nên coi triết học của Husserl như một triết học về những ý tượng kiểu Platon, trong khi mặt khác những mô tả Ryle nghĩ như là mặt hiện tượng luận thực sự cũng không là những mô tả về mặt bản chất hiểu như thể hiện tượng luận. Merleau-Ponty đặt vấn đề với Ryle về sử dụng ngôn ngữ, như một định nghĩa khái niệm không những nại tới những suy tưởng của triết học phân tích mà còn hàm ngụ một nghiên cứu nội tại về mặt hiện tượng ngữ học, phải chăng triết học giảm trừ vào một nghiên cứu những câu đúng hay không đúng? Nhưng đúng (lấy thuật ngữ đức để đối chiếu: Richtigkeit) không hẳn là chân lý (thuật ngữ đức: Wahrheit). Ryle trả lời vấn đề đúng hay không đúng qua một ví dụ: Nói French men is fond of wine (Nhiều người Pháp mê rượu chát), tôi [G.Ryle] không nói về đặc tính chân hay giả của mệnh đề này) thì không đúng nhưng đó chỉ là vấn đề cú pháp. Ngược lại, người ta có thể nói một cách rất là đúng từ quan điểm thông dụng, khi trả lời câu hỏi, Ông ta chết vì cái gì vậy?, chẳng hạn như thế này Ồ! Vì đã viết sẵn trong số mệnh của ông ta là ông ta phải chết vào lúc dó. Ngữ pháp được tuân theo, những từ dùng hợp với những phạm trù ngữ pháp. Nhưng đó không phải là vấn đề đúng sai. Trái lại, vấn đề là ở chỗ xảy ra vi phạm triết lý khi trả lời câu hỏi liên quan đến những lý do sinh lý của cái chết (ung thư, viêm phổi, già nua, hay tai nạn) thì lại đem những sức mạnh của định mệnh ra trả lời. Tôi [GR] có ý nói vi phạm triết lý bởi vì không đơn giản là vấn đề sai lầm liên quan đến nguyên nhân ( chẳng hạn gán cho cái chết vì ung thư nhưng thực ra là té cầu thang) nhưng vì tuột từ bình diện nhân quả sang một cấp độ hoàn toàn khác.. .
Pierre Jacob, một người từng theo học tại Cambridge, Mass. khẳng định ngay từ những dòng đầu lời Tựa cuốn sách của ông: Người Pháp không ưa triết học phân tích. Đối với họ, đâây là một sản phẩm điển hình kiểu Anh-Mỹ tranh cãi giữa khoa luận lý học và ngữ học, chủ nghĩa thực nghiệm và thực chứng. Hà cớ gì tự hỏi là có phi lý hay sai khi nói chị em gái của thằng nhỏ là con trai độc nhất là con gái của người hàng xóm của tôi là góa phụ và chồng bà ta có một tiệm thuốc? Triết học phân tích giống như cái ẩn ngữ vô ích này: một khách lữ hành đến ngã rẽ của hai con đường, một dẫn đến một cái làng toàn những cư dân nói thật và một dẫn đến cái làng toàn những cư dân nói dối. Lữ khách muốn đi đến cái làng đầu nhưng không biết phải chọn con đường nào. Ông ta gặp một người, mà ông ta không biết y nói thật hay y nói dối. Liệu ông ta có thể chỉ với một câu hỏi duy nhất xác định được con đường cho ông ta đạt tới mục đích? 5
Khúc quanh ngữ học
Khúc quanh ngữ học/linguistic turn là một diễn ngữ đặc thị cho triết học phân tích? (đã được Gustav Bergmann, một thành viên của trường phái Vienna dùng lần đầu khoảng những năm 40s để chỉ xu hướng của triết học thế kỷ XX, là nhan đề của tập hợp những tiểu luận về phương pháp triết lý do Richard Rorty xuất bản năm 1967 gồm những bài viết ở nhiều thời khoảng khác nhau, từ những triết gia tiêu biểu của trường phái Vienna như M. Schlick, Carnap đến những triết gia Mỹ hiện đại và tên một chương sách của Michael Dummett vào những năm 90s trong những chuyên luận về Frege ; sự khác biệt trong việc dùng diễn ngữ này nơi các tác giả vừa kể ở chỗ, hoặc là chú trọng đến lý luận về ý nghĩa/meaning và tham chiếu/reference, hoặc chú trọng đến chính triết học ngôn ngữ); theo Dummett, điều phân biệt triết học phân tích trong mọi biểu hiện với những trường phái khác trước tiên là giải thích triết lý của tư tưởng chỉ có thể đạt được thông qua giải thích triết lý của ngôn ngữ và thứ đến là chỉ có thể nhờ thế mà đạt tới một giải thích toàn diện; triết học phân tích này bao hàm những nhà thực chứng luận lý, Wittgenstein, trường phái Oxford về ngôn ngữ bình thường, trường phái hậu Carnap ở Mỹ như Quine và Davidson khúc quanh ngữ học có thể đánh dấu sự khai sinh ra triết học phân tích khởi từ Frege trong tác phẩm Cơ sở của khoa Số học/Die Grundlagen der Arithmetik (1884) khi ông đặt vấn đề theo kiểu Kant là Làm thế nào chúng ta có những số trong khi chúng ta không biết hay có một trực giác nào về chúng? 6
Nguyên tắc ngữ cảnh mà Frege đưa ra đã được Habermas chú ý trong tiểu luận bàn về triết học thông diễn và phân tích như hai dị bản bổ xung của khúc quanh ngữ học 7
J.O. Urmson khi mưu tìm một lịch sử cội nguồn cho phân tích triết học đã chỉ ra bốn hình thái chính là loại phân tích cổ điển dựa trên ngôn ngữ bình thường, loại phân tích cần đến cấu trúc ngôn ngữ nhân tạo, nghĩa là ngôn ngữ lý tưởng như hình thái toán luận, để hình thái luận lý và những khái niệm được minh bạch, loại phê phán phân tích cổ điển như một quan niệm sai lầm về ngôn ngữ và tư tưởng thể hiện nơi trường phái Wittgenstein, nhằm chỉ ra những trò chơi của ngôn ngữ/Sprachspiele có những quy luật khác biệt, cần phải sửa đổi ngôn ngữ bình thường bằng thuật ngữ mới đặng phục vụ những mục đích triết lý đặc biệt, và loại phân tích đặc thị của trường phái triết học Oxford với những tên tuổi như J.L. Austin, G. Ryle, F. Waismann không những dùng phân tích ngữ học để giải quyết những vấn đề triết học, mà còn nhằm nghiên cứu chính bản chất ngôn ngữ bình thường, với trường phái này, phân tích có một giá trị nội tại. 10
Trong khi triết học luôn luôn liên hệ với ngôn ngữ và phân tích ý nghĩa, Herbert Hochberg nhận định là có sự thay đổi mục tiêu ở nhiều xu hướng khác nhau về phân tích những từ và câu then chốt, ở Anh, ở Đức, ở Aùo cũng như một vài nước Bắc Aâu, tiêu biểu là Thụy điển, trong những tác phẩm của Frege, Moore, Russell, Husserl, Meinong, Wikner, Hagerstrom, Phalén v.v., về phân tích những khái niệm khoa học và ngôn ngữ nơi trường phái Vienna và Berlin. 11
Trở lại với vấn đề nguyên tắc ngữ cảnh, Dummett đã minh họa nỗ lực của Frege trong việc chuyển vấn đề có tính cách hữu thể sang vấn đề ngữ học, chẳng hạn như trong việc xác định bản số để chỉ ra chân hoặc giả của những câu quy về số, như trong câu Con số người trong phòng cũng giống như con số ghế trong phòng, có ba cái ghế ở đây hay 7 + 3 = 10, đối với những câu này, một đứa trẻ cũng có thể quyết định được mà không cần tới những định nghĩa của Frege, trong khi khó nắm vững định nghĩa, tuy nhiên vấn đề là ở chỗ xác định vấn đề nội tại với giả vấn đề ngoại tại. Hỏi Những con số có thực hiện hữu? là giả vấn đề, trong khi hỏi có số lẻ giữa 6 và 8 không? có thể được trả lời trong ngữ cảnh của một hệ thống số học. Như vậy nguyên tắc ngữ cảnh có thể diễn đạt như sau: Chỉ trong ngữ cảnh của một phát biểu mà một từ hay một câu có một tham chiếu/Bedeutung và ý nghĩa/Sinn. Nhưng nguyên tắc này được tôn trọng ra sao, cần phải xét đến sự phân biệt trong diễn ngữ mô tả đối tượng với chính đối tượng, đó chính là sự thách đố quan trọng trong cả hai lý luận về số học của hai triết gia kể trên, khi phê phán và từ bỏ chủ nghĩa duy tâm lý, một đằng dẫn đến việc xây dựng cơ sở hiện tượng luận, một đằng dẫn đến cơ sở của khoa toán luận hiện đại. 13
Triết học/phân tích toàn cảnh
Triết học/phân tích như biểu hiện của nó là một triết học về phân tích, mặt khác là phân tích (như chủ trương của trường phái Oxford) quan niệm triết học như một cách thế hơn là một đề cương (thật ra quan niệm này cũng không khác Kant, khi triết gia này nhận xét vấn đề không phải ở chỗ tích lũy những triết học, trừ việc nói đến lịch sử của nó, mà là cách thế triết lý ra sao).
Trước khi đi vào những vấn đề cốt lõi của triết học phân tích, thử định vị một cách khái quát những địa chí triết học để có một cái nhìn tổng quan phê phán tiến hành vận động này.
Trước hết là triết học ở nước Mỹ. Ngày nay liệu ta có thể đánh giá nó như phán đoán thông tục của Alexis de Tocqueville trong những lời mở đầu chương bàn về phương pháp triết lý của người Mỹ: tôi nghĩ là trong thế giới văn minh, không có xứ sở nào ít quan tâm đến triết học như ở Hợp chủng quốc. Người Mỹ không có trường phái triết học riêng của họ, và họ cũng ít chú trọng đến những trường phái chia rẽ châu Aâu; họ chỉ biết đến tên của những trường phái này. 14
Nhà triết học phần lan Jaakko Hintikka đã định vị lý luận ngôn ngữ của Peirce trong sự khu biệt hai quan niệm ngôn ngữ như trung gian phổ biến với ngôn ngữ như hạch toán/calculus (hay có thể gọi là quan điểm ngôn ngữ như thể lý luận kiểu mẫu). Người tin vào sự phổ biến của ngôn ngữ thấy ngôn ngữ như một trung gian cần thiết giữa bạn và thế giới của bạn, trở thành một tù nhân của ngôn ngữ vì rõ ràng không bước ra khỏi nó để có thể nhìn thấy nó liên hệ với thế giới ra sao (nói như Wittgenstein: một ngôn ngữ mà tôi không hiểu thì không là ngôn ngữ). Ngược lại, quan niệm ngôn ngữ như thể hạch toán hàm ngụ là chúng ta có thể thi thố mọi ngón nghề điêu luyện mà một nhà theo thuyết phổ biến nói trên cho rằng chúng ta không thể thực hiện được, chẳng hạn như thảo luận về ký ngữ học của một ngôn ngữ trong chính ngôn ngữ này. Về mặt quan điểm ngôn ngữ như hạch toán, chúng ta có thể thay đổi lý giải ngôn ngữ của chúng ta, nghĩa là chấp nhận những kiểu mẫu khác cho những mệnh đề của nó, như vậy có thể tự do đưa ra một lý giải mới. Hintikka đối chiếu hai quan niệm này, một bên đại biểu cho quan niệm duy phổ biến là Frege, Russell, Wittgenstein, trường phái Vienna, Quine; một bên đại biểu là Boole, Schroder, Lowenheim, Tarski, Godel, Carnap và Peirce chính là điển hình của truyền thống lý luận kiểu mẫu này. Ông dẫn lời Peirce khi lý giải hệ thống ngôn ngữ đồ thị của ông không nhằm phục vụ như một ngôn ngữ phổ biến cho những nhà toán học hay những nhà lý sự khác như Peano; trong ba loại ký hiệu của Peirce nói đến ở trên, Hintikka chú ý đế loại hình tượng/icon như một trong ba xe chuyên chở biểu tượng ngữ học hình tượng biểu thị bất cứ gì nó biểu thị qua việc giống như nó, sự giống như này chủ yếu là một giống như về mặt cấu trúc, là một bộ diện nghiên cứu ngôn ngữ như lý luận kiểu mẫu của Peirce. 18
Lý luận ba ký hiệu của Peirce, đặc bệt là hình tượng cũng được một nhà nghiên cứu phần lan khác là E. Tarasti khai triển trong lý luận ký ngữ trong âm nhạc, khi phân biệt những phân tích cấu trúc luận (chia những nhạc bản thành những đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa để đi vào chiều sâu) với những phân tích hình tượng (kết hợp dấu hiệu với thông điệp qua mối quan hệ của giống nhau như một khu biệt đặc sắc của ký hiệu nhạc). Ở phương đông, Kunitake Ito của đại học Kyoto viết một chuyên luận về lý luận thực tiễn của Peirce, chú trọng đến quan điểm chống Descartes như nhiều triết gia hiện đại khi quan niệm tư duy không phải chỉ hiện hữu trong tinh thần như Descartes nghĩ, mà tinh thần chủ yếu là một tác nhân sử dụng ngôn ngữ, nói khác đi tinh thần được bao gồm có ngôn ngữ; dẫn lời Peirce: chữ hay ký hiệu con người sử dụng là chính con người.
Hintikka, Tarasti là những tiêu biểu cho triết học phân tích vùng Bắc Aâu kể từ Hòa lan trở lên Đan mạch, Phần lan, Thụy điển, Na uy, đảo Islande cùng với những tên tuổi như von Wright, Erik Stenius, E.W. Beth, Stig Kanger, Hjalmar Wenneberg, H.S. Jensen, Heikki Kannisto, Leila Haaparanta, Dagfinn Follesdal, Olav Gjelsvik, Thorsteinn Gylfason v.v..Những tác giả này phần lớn dùng ngôn ngữ của dân tộc mình để viết, do đó sự phổ biến có tầm hạn chế; tuy nhiên cũng có những người viết bằng những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, Pháp, Tây ban nha và Đức trong một số những công trình, luận án, tham luận, hoặc về những tác giả khác như Peirce, Frege, Husserl, Wittgenstein, Donald Davidson, Quine v.v.. Dagfinn Follesdal có một nhận định khái quát là triết học trong những xứ nói tiếng Anh và trong vùng Tây Bắc Aâu phần lớn là triết học phân tích trong một bài thuyết giảng tại đại học Harvard năm 1962, đặc biệt là có một cái nhìn về mối quan hệ giữa triết học lục địa và triết học Anh-Mỹ. Theo ông, mặc dù triết học phân tích và hiện tượng luận có điểm chung qua sự phân tích những ý nghĩa hay đối tượng của tri thức/noemata, song khái niệm ý nghĩa lại là một khái niệm khó minh giải, dưới mắt nhiều triết gia phân tích trong khi xét quan hệ giữa chân lý ngữ học đối với chân lý kiện tính lại không có một cơ sở triết lý khả dĩ đầy đủ. Cho nên W.V. Quine, một triết gia phân tích khi tuyên bố đồng ý với những triết gia hiện tượng luận như Brentano và Husserl là có đặc thù trong những ngữ cảnh hàm hồ như những phát biểu kiểu Tom tin tưởng rằng sao mai là một hành tinh hay Ông X sợ người đội mũ xám khiến những phát biểu này không thể giản lược vào những phát biểu loại phi ý hướng, như những phát biểu về sự vật vật lý hay về ứng xử của người ta. Quine nhận thấy hiển nhiên cho tính không thể giản lược của những cách diễn đạt có ý hướng trong sự thất bại của những toan tính thực hiện một giản lược như vậy; tuy nhiên, không như Brentano hay Husserl lý giải tính không thể giản lược này chỉ ra tính cần thiết của cách diễn đạt có ý hướng và tầm quan trọng của một khoa học tự trị về ý hướng, mà Quine chỉ chấp nhận tính không thể giản lược này chỉ ra cái không có cơ sở của cách diễn đạt có ý hướng và sự trống rỗng của một khoa học về ý hướng. Đây cũng là một thử thách đối với những nhà hiện tượng luận, mà theo Follesdal, họ phải có một lý luận về ý nghĩa khá hơn lý luận của Quine để tự vệ chống lại những phê phán của Quine.
Nói đến triết học Mỹ, phải đặt trong khung cảnh triết học Anh-Mỹ vì truyền thống gắn bó lâu đời và những giao lưu tương cận so ra còn gần hơn Pháp với Đức ở tinh thần nhận thức khác biệt. Những biến cố gặp gỡ như giữa Russell với Frege hay Wittgenstein, việc Whitehead rời nước Anh qua dạy ở Harvard, những đại học Mỹ đón lớp những nhà thực nghiệm luận lý lánh nạn Quốc xã vào năm 1938 như Carnap đến Chicago, Reichenbach đến UCLA, Tarski đến Berkeley. Ở Oxford, những nhà triết học tên tuổi như Ryle, Grice, Austin, Berlin với tập san triết học Mind, thế hệ kế tiếp là Strawson, Ayer và những trao đổi giữa Harvard và Oxford theo Bruce Kuklick trở thành trục hệ tư tưởng thống trị thế giới triết học Anh Mỹ, tạo ra sự trưởng thành của lớp nhà tư tưởng phân tích sau Thế chiến Hai, như Donald Davidson ở Berkeley, Daniel Dennett ở MIT, Burton Dreben ở Harvard, Saul Kripke ở Princeton v.v..Vào cuối thế kỷ khi mức sống của những nhà chuyên nghiệp ở Anh xuống thấp, nhiều người rời Oxford qua Mỹ như Stuart Hampshire, J.O. Urmson đến Princeton, rồi Stanford. Những đại học như MIT, UC ở Irvine, Đại học ở New York trở thành những trung tâm của triết học phân tích. Vào những thập niên 60s cùng với cuộc chiến Việt nam, khủng hoảng của đại học kéo theo sự chống đối tinh thần địa phương của triết học phân tích, với những tư trào châu Âu du nhập những đại học như ở New Haven Emory và Northwestern, nghiên cứu Husserl và Heidegger, những tư tưởng mới ở Pháp và Đức như Gadamer, Habermas, Derrida, Foucault v.v.. Trong một cái nhìn tổng quát về triết học ở nước Mỹ hiện nay (thời khoảng 1951-1981) qua bài viết của triết gia Mỹ đương đại Richard Rorty 19
1 Trong thư gửi báo Times (London) đề ngày 6 tháng Năm, 1992 của mười chín người với Barry Smith (Editor tạp chí triết học The Monist), Hans Albert (Đại học Mannheim), R.B. Marcus (Đại học Yale), W.O. Quine (Đại học Harvard) v.v. . . để phản đối sự việc này, có đoạn viết: In the eyes of philosophers, and certainly among those working in leading departments of philosophy throughout the world, M. Derridas work does not meet accepted standards of clarity and rigour. (Dưới mắt các triết gia, và chắc chắn trong số những vị đang chủ đạo phân khoa triết học trên thế giới, công trình của ông Derrida không đạt những tiêu chuẩn rõ ràng và chính xác có thể chấp nhận.) Trong những phản bác tất nhiên của Derrida, ông nhìn nhận: khó mà hiểu làm sao có thể nói về một vấn nạn về triết học mà đơn giản nó là phi triết học.
2 Denis Zaslawsky, Analyse de lêtre (Essai de philosophie analytique), 1982.
3 Bài của J. Proust trong số 35 tạp chí Triết học, 1992.
4 J. Proust, Questions de forme: Logique et proposition analytique de Kant à Carnap, 1986.
5 P. Jacob, LEmpirisme logique, 1980. Jacob dẫn ra hai câu hỏi có khả năng trong chú giải : Một là lữ khách có thể hỏi người kia: Nếu tôi hỏi một người của làng ông là cái làng của những người nói toàn sự thật, thì liệu anh ta trả lời tôi sao? Giả sử là người kia cư ngụ ở làng toàn những người nói sự thật. Như vậy anh ta chỉ ngay phóc con đường phải đi. Nhưng giả dụ anh ta ở cái làng toàn nói dối, thế thì anh ta nói láo tới hai lần: anh ta hẳn kể ra bịa đặt lời nói dối của một người cư ngụ trong làng mình. Nhưng hai cái nói dối, cũng như hai phủ định, trở thành sự thật. Một khả năng hỏi khác nhằm vào yêu cầu: Nếu tôi hỏi một người cư ngụ ở cái làng bên là cái làng toàn những
No comments:
Post a Comment