VAN BUT VIỆT NAM
(VN PEN CENTER)
Thiên Phúc Vũ Tiến Phúc
Năm 1957, sau khi nền Đệ II Cộng Hòa của nước Việt Nam Cộng Hòa được thiết lập vững vàng trên lãnh thổ miền Nam tự do thì sinh hoạt Văn học của Việt Nam Cộng Hòa cũng được Quốc Tế chú ý do công lao hàng đầu của một số học giả, nhà văn, nhà báo tên tuổi lúc bấy giờ như cố văn hào Nhất Linh, cố
thi hào Vũ Hoàng Chương, cố Linh mục Thanh Lãng, cố học giả Lê Ngọc Trụ, cố học giả Vương Hồng Sển, cố thi hào Đông Hồ Lâm Tấn Phát, cố thi hào Bàng Bá Lân, cố học giả Hồ Hữu Tường... cùng nhiều các nhà văn, nhà báo tên tuổi khác như nhà thơ Hà Thượng Nhân, giáo sư Phạm Việt Tuyền, luật sư Nghiêm Xuân Việt, giáo sư Nguyễn Thành Vinh, nhà văn Trương Bảo Sơn, nhà văn Võ Phiến, nhà văn Minh Đức Hoài Trinh v.v...
Trung Tâm Văn Bút Việt Nam ra đời, là một thành viên của Hội Văn Bút Quốc Tế gọi tắt là P.E.N. International. Điều kiện trở thành hội viên chính thức phải là người viết văn đã xuất
bản trên 2 tác phẩm và được 2 hội viên chính thức giới thiệu qua đơn xin gia nhập. Cho đến ngày 18 tháng 3 năm 1968, tôi được cấp thẻ hội viên (membership card) là hội viên chính thức thuộc bộ môn văn nghệ (literal category): Thơ, Biên Khảo. Đáng chú ý là phía ngoài thẻ hội viên, mặt sau được trân trọng
trích Hiến chương Hội Văn Bút Quốc Tế như sau:
" ...Hội Văn Bút Quốc Tế chủ trương nguyên tắc tự do truyền bá tư tưởng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia và các hội viên sẽ phản đối mọi hình thức đàn áp tự do phát biểu tư tưởng
trong xứ sở và trong đoàn thể của họ...".
Extract from International PEN charter:
" ...The P.E.N. stands for the priciple of unhampered transmission of trought within each nation and etween all nation, and members pledge themselves to oppose any form of suppression of freedom of expression in the country and community to which they belong...".
Tính cho đến ngày tôi được cấp Thẻ Hội Viên chính thức thì tôi là Hội Viên thứ 100 theo thứ tự trước sau ngày gia nhập, Trung Tâm Văn Bút Việt Nam lúc đó đã có 100 Hội viên chính thức. Và sau này, tôi còn cất giữ được danh sách Hội Viên đăng trong Nội san Văn Bút có đầy đủ tên tuổi của 100 Hội viên
chính thức được kê theo thứ tự gia nhập Trung tâm như sau. Danh sách Hội Viên Trung Tâm Văn Bút Việt Nam:
1) Đỗ Đức Thu. 2) Vương Hồng Sển. 3) TCHYA Đái Đức Tuấn. 4) Vi Huyền Đắc. 5) Phạm Việt Tuyền. 6) Nguyễn Hoạt. 7) Vũ Hoàng Chương. 8) Xuân Nhã. 9) Hi Di Bùi Xuân Uyên. 10) Nghiêm Xuân Việt. 11) Thanh Lãng. 12) Nhất Linh Ng Tường Tam. 13) Trương Phố. 14) Mộng Tuyết. 15) Đông Hồ Lâm Tấn Phát. 16) Hà Thượng Nhân. 17) Như Phong. 18) Mai Xuân Đỗ Thúc Vinh. 19) Lê Ngọc Trụ. 20) Bùi Nhật Tiến. 21) Nguyễn Hữu Ngư. 22) Nguyễn Thị Vinh. 23) Trương Bảo Sơn. 24) Nguyễn Thành Vinh. 25) Trực Ngôn. 26) Lê Văn Hoàn. 27) Minh Đức Hoài Trinh. 28) Vũ Hạnh. 29) Lê Thanh Thái. 30) Bùi Đinh Ng Xuân Viên. 31) Thu Vân. 32) Trịnh Huy Tiến. 33) Châm Vũ Ng Văn Tần. 34) Bàng Bá Lân. 35) Thanh Vân.
36) Võ Lang Đinh Phú Vũ. 37) Huỳnh Thiên Kim. 38) Nguyễn Thanh Cầm. 39) Dưỡng Châu Trần Đ Khải. 40) Trương Xuân Miên. 41) Huy Lực. 42) Hà Thành Thọ. 43) Đào Đăng Vỹ. 44) Nguyễn Khang. 45) Lê Tất Điều. 46) Vương Đức Lệ. 47) Ngô Thế Vinh. 48) Phạm Đình Tân. 49) Võ Phiến. 50) Trần Phong
Giao. 51) Hoàng Xuân Việt. 52) Hồ Hữu Tuyền. 53) Anh Tuyến. 54) Phạm Trường Xuân. 55) Bình Nguyên Lộc. 56) Minh Quân. 57) Đại Đức Thích Thiện Ân. 58) Tuệ Mai. 59) Lê Minh Ngọc. 60) Đặng Trần Quân. 61) Nguyên Sa. 62) Kiều Mộng Thu. 63) Nguyễn Duy Diễn. 67) Nguyễn Đình Toàn. 68) Phố Đức. 69) Hoàng Hương Trang. 70) Nguyễn Tuấn Phát. 71) Lệ Khánh. 72) Nguyễn Thị Thụy Vũ. 73) Hoàng Ngọc Liên.
74) Phạm Văn Khanh. 75) Cô Liêu Vũ Đình Lưu. 76) Nguyễn Trọng. 77) Nghiêu Đề. 78) Thạch Hà Võ Sum. 79) Trương Ngọc Hơn. 80) Trần Đại. 81) Du Tử Lê. 82) Minh Viên. 83) Nguyễn Ngọc Lương. 84) Hào Nguyên Nguyễn Hóa. 85) Lê Quang Hương. 86) Lê Quang Nghiêm. 87) Trần Trọng San. 88)
Túy Hồng. 89) Bùi Hoàng Thư. 90) Nguyễn Duy Phương. 91) Trần Nhã. 92) Nghiêm Xuân Thiện. 93) Nguyễn Hữu Trọng. 94) Dương Kiều. 95) Giang Kim. 96) Hoàng Văn Đức. 97) Duyên Anh. 98) Phan Thăng. 99) Trần Đồng Vọng. 100) Vũ Tiến Phúc. 101) Phạm Trọng Nhân. 102) Đặng Đức Côn. 103)
Dương Đ Khuê. 104) Vũ Hối. 105) Võ Văn Khoa. 106) Nguyễn Văn Trung. 107) Hoài Khanh. 108) Phạm Phú Thông. 109) Võ Hồng. 110) Trần Châu Hồ. 111) Lương Trọng Minh. 112) Phan Du. 113) Nguyễn Vạn An. 114) Nguyễn Hoàng Thanh Minh. 115) Phong Trần Tiến. 116) Lê Văn. 117) Võ Thế Nhi. 118) Đỗ Tiến Đức. 119) Thảo Trường. 120) Trương Quý Lâm. 121) Hà Bỉnh Trung. 122) Diễm Châu. 123) Trần Tuấn
Nhậm. 124) Chu Tử. 125) Thế Nguyên. 126) Tú Kều Trần Đức Uyển. 127) Nhã Ca. 128) Trần Dạ Từ. 129) Nguyễn Hữu Đông. 130) Đỗ Quý Toàn. 131) Lương Minh Đức. 132) Nguyễn Văn Xung. 133) Toan Ánh. 134) Nguyễn Văn Hàm. 135) Thùy Dương Tử. 136) Cao Thế Dung. 137) Khải Triều. 138) Công Tằng Tôn Nữ Hỹ Khương. 139) Đông Xuyên. 140) Huỳnh Khinh. 141) Bùi Kim Đính. 142) Tường Linh. 143) Ng Nghiệp
Nhược. 144) Nguyễn Hữu Nhật. 145) Bồ Đại Kỳ. 146) Thanh Việt Thanh. 147) Tam Lang Vũ Đình Chí. 148) Nguyễn Văn Hảo. 149) Liêu Quốc Nhĩ. 150) Mai Anh Lê Đình Bay. 151) Trùng Dương. 152) Lê Văn Chính. 153) Nguyễn Khắc Ngữ. 154) Phan Tùng Mai. 155) Trương Đình Cử. 156) Sơn Nam
Phạm Minh Tùy. 157) Lê Ngộ Châu. 158) Thi Đại Chí. 159) Kiên Giang Trương Khương Trinh. 160) Lê Thành Trị. (còn nữa)...
Bản danh sách này còn thiếu vì mấy năm về sau còn có nhiều Hội viên mới gia nhập mà tôi không nắm được bảng danh sách mới này để biết rõ số hội viên tính đến ngày 30/4/1975 con số đúng là bao nhiêu?
Trong suốt thời gian sinh hoạt với Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, từ những buổi họp định kỳ hàng tháng, những buổi họp bất thường, những buổi nói chuyện của các văn hữu cho đến Đại Hội thường niên rất đông đảo. Thật ra tôi chăm chỉ lui tới Trung Tâm sinh hoạt để được học hỏi các văn hữu bậc Thầy và
bậc đàn anh là chủ yếu chính; nhất là các buổi nói chuyện văn chương đã giúp ích cho tôi rất nhiều kiến thức vô cùng quý báu mà ngạn ngữ có câu "Học thầy không tày học bạn" là vậy. Tôi
còn tham lam chịu khó đi họp định kỳ vì mỗi lần đi họp về lại được thêm vài ba tác phẩm mới xuất bản của các văn hữu bậc đàn anh này và lân la đến nhà mượn sách, học lóm nhiều hơn nữa.
Cùng anh nói chuyện một chiều.
Còn hơn đọc sách học nhiều mười năm.
Hình trên: Một buổi họp định kỳ, Văn Bút Việt Nam tại trụ sở số 36/59 đường Cô Bắc, Saigon, Việt Nam, 1968. Từ trái sang phải là các Văn hữu Hoàng Xuân Việt, Vũ Tiến Phúc, Thi Đại Chí, Nghiêm Xuân Việt... và Linh mục Chủ tịch Thanh Lãng chủ tọa đứng đầu bàn.
Hôm nay, tôi nhắc lại cho các bạn trẻ hiếu học là muốn thành công trong đời phải tự học nhiều hơn. Cái học nơi nhà trường cần thiết để lấy khoa bảng vào đời mưu sinh theo các ngành
nghề chuyên môn. Còn cái tự học cho mình suốt đời để theo đuổi một mục đích cao hơn và lý tưởng hơn? Số đông trở thành nhà văn đều phải coi trọng việc tự học là chính. Tôi không ngờ người là Hội Viên Văn Bút giới thiệu cho tôi gia nhập Văn Bút sau này lại là nhà văn Hoàng Xuân Việt, người bạn đồng
nghiệp trong ngành giáo dục từ những năm cuối thập niên 50 khi tôi xuống dạy Trung học Kiến Hòa. Lúc đó nhà văn Hoàng Xuân Việt là Hiệu trưởng trường Trung học Nhân Xã tại quận Giòng Trôm, thuộc tỉnh Kiến Hòa. Tôi có duyên may được anh biết tiếng mời xuống trường anh dạy ở cách xa thị trấn cả chục
cây số. Lần đầu tiên xuống một vùng quê ban đêm thắp ngọn đèn dầu le lói sao mà buồn thế! Tôi còn nhớ mãi trong đời là đêm đầu tiên ấy, anh đưa cho tôi một quyển sách mỏng chưa đầy 160 trang với tựa đề "Ngón Thần Để Luyện Tâm" của chính anh là tác giả. Đêm tối ở miền quê lại lạ nhà không ngủ
được, tôi chỉ còn cách giết thì giờ qua những trang sách này. Không ngờ, sách "học làm người" hướng dẫn về tâm lý học hay quá là hay! Tôi say sưa đọc hết quyển sách này rồi mới ngủ ngon. Đến sáng hôm sau lên lớp dạy học, khi vào lớp học, thấy học sinh đứng nghiêm chào đón và đọc kinh:
Lạy Thượng đế xin cho con
Sống đầy đủ để đời đầy giá trị
Nhớ giờ chết chuẩn bị cảnh lai sinh
Cười hiền dịu nơi hung ác
Hồn ngưỡng thiên diệt khổ lòng
Thế chỉ trích bằng thương hại
Sống khiêm nhường chốn kiêu căng
Gieo thanh khiết trong dâm lụy
Nỗi hân hoan phút thảm sầu
Xử thực tâm cùng giả dối
Dùng tiền bạc với khôn ngoan
Tổ chức việc theo khoa học
Rèn nhân cách suốt đường đời
Phụng sự mình cho lý tưởng
Yêu kẻ thù trở bạn thân
Muốn yêu thương hơn được giúp đỡ
Đời hoạt động vì tình ái siêu nhiên
Hồn siêu thoát an lạc cùng Thượng Đế trong vĩnh cửu. (GS
Hoàng Xuân Việt)
Đêm hôm trước, tôi đã được đọc một quyển sách có tính cách hướng dẫn về tâm lý giáo dục, gần như hớp trọn tâm hồn tôi rồi! Sáng nay vào lớp lại thấy học sinh ngoan ngoãn đọc bài kinh trên cũng lấy làm lạ và tự hỏi trong lòng là sao ở vùng khỉ ho cò gáy này mà lại có một ngôi trường mang tên là "Nghĩa
Thục" rất lý tưởng. Thế là tôi vui vẻ chấp nhận dạy cho trường 2 ngày trong tuần ngay. Cũng từ ngày đó, tôi gắn bó với anh Hoàng Xuân Việt và học được ở anh nhiều nhất. Sau này anh về Saigon sinh sống thì tôi lại có dịp gần gũi anh hàng tuần nhiều hơn và khi anh thành lập Học viện Nhân Xã và xuất bản
tuần báo Nhân Xã thì tôi là phụ tá rất đắc lực. Đặc biệt trong những năm Saigon xáo động về chính trị, anh Hoàng Xuân Việt cũng tham gia thành lập Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo thì tôi cũng giúp anh rất nhiều và là Ủy viên Trung ương đặc trách tìm hiểu liên lạc với các Đảng phái Quốc Gia bên ngoài.
Kể ra những kỷ niệm hoạt động Văn hóa và Chính trị với anh còn nhiều lắm.
Ra đi xa tít mù khơi
Ngày về không hẹn lỗi lời thề xưa?
Điều tôi muốn nói là nếu không có sự gặp gỡ anh Hoàng Xuân Việt từ những năm cuối thập niên 50 để học được phương pháp tự học nơi anh mà rút ngắn được thì giờ học hỏi bằng cách "tổ chức việc theo khoa học"... mới có được những bước thành công hôm nay. Vì suốt thời gian được sinh hoạt với Trung Tâm
Văn Bút Việt Nam, tôi cũng không quên sự giúp đỡ cất nhắc tôi vào chức vụ Ủy viên Ban Chấp Hành Trung Tâm Văn Bút Việt Nam của cố Linh mục Giáo sư Thanh Lãng, Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Việt Nam nhiều nhiệm kỳ và Giáo sư Phạm Việt Tuyền, Tổng Thư Ký Trung Tâm Văn Bút Việt
Nam cũng nhiều nhiệm kỳ.
Tôi còn nhớ mãi như một kỷ niệm những ngày cuối đời của cố Linh mục Giáo sư Thanh Lãng, nhà văn Hoàng Xuân Việt đi với tôi đến thăm Cha tại bệnh viện, người nắm tay tôi cám ơn và luôn luôn trước sau vẫn xưng hô với tôi bằng danh từ "Văn Hữu..." mà khi ở Đại Học Văn Khoa tôi kêu Linh mục là
"Thầy" rất thân mật trong tình thầy trò là vậy. Có một lần tôi dạy học ở Lục Tỉnh về thi vấn đáp môn Cha phụ trách trễ giờ, Cha về nhà rồi! Tôi đến tư thất nơi Cha ở xin lỗi vì lý do trễ xe. Cha cho tôi đặc ân vấn đáp tại nhà và còn được điểm cao nữa là khác.
Ơn ai một chút chẳng quên
Phiền ai một chút để bên dạ này.
Thôi xa rồi, quãng đời đi qua biết bao là kỷ niệm vui buồn!
Ngày qua đời cũng chóng tàn
Kiếp trần không bến thời gian vô bờ.
Thiên Phúc Vũ Tiến Phúc
Hội viên Văn Bút Việt Nam (1968-1975)
No comments:
Post a Comment