Monday, September 3, 2012

NGUYỄN THIÊN THU * VĂN CAO

văn cao
( 1929- 1995)
Nguyễn Thiên Thụ
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15-11-1923 tại Hải Phòng, chánh quán tại làng An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.. Thuở nhỏ ông theo gia đình sống ở Hải Phòng, học tiểu học tại trường Bonnal, học trung học tại trường dòng Saint Joseph. Sau lên Hà ni học Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, và tự học âm nhạc, trở thành nhạc sĩ với các bản Thiên Thai, Suối Mơ, Trương Chi và Bến Xuân.

Các tài liệu đều ghi Văn Cao sinh trưởng trong gia đình công nhân nghèo, nhưng trước 1945, học trường dòng thì rất tốn tiền, và học đến trung học và cao đẳng Mỹ Thuật thì không phải là gia đình nghèo, cho dù về sau bị phá sản! Ông theo Việt Minh, ở trong Hộii Văn Hóa Cứu quốc, Đội Danh dự trừ Gian của Hà Nội và ‘tham gia những công tác đặc biệt của bộ Nội vụ . Ông được Võ Nguyên Giáp tặng một khẩu súng lục. Nhiều người cho rằng ông là một tay ám sát đã giết bao đồng bào lương thiện và chiến sĩ quốc gia như ông Phin ở Hải Phòng, Hoàng Sĩ Nhu , Cai Long và ông Phán Linh ở Hà Nội . Ông cũng là một tay gián điệp của cộng sản, phụ trách mạng lưới tình báo tại biên giới Hoa Việt(1) . Ông viết bài Tiến Quân Ca, Sông Lô, Chiến Sĩ Việt Nam, Tiến Về Hà Nội. Bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong thời gian1945, ông được cử vào ban thường vụ hội Văn Hóa Việt Nam. Lúc này, nhà in Rạng Đông phụ trách đã tái bản các bản nhạc của ông, và ông đã yêu Nghiêm Thúy Băng, con gái của ông chủ nhà in, nhưng đảng không tán thành việc ông lấy con gái tư sản. Văn Cao vẫn cương quyết lấy người mình yêu, sau này là bà Văn Cao, người đàn bà đau khổ nhưng rất tự hào về người chồng của mình! Hai bên làm lễ cưới và về ở tại Chương Mỹ, Hà Đông. Khi chiến tranh bùng nổ, hai vợ chồng ông tản cư lên Lao Kay, rồi dời về Tuyên Quang, sau nữa thì về Vĩnh Yên. Thấy hai vợ chồng này càng ngày càng tiến về Hà Nội, đảng liền gọi Văn Cao lên Đại Từ, giao công tác trong hội Âm Nhạc Việt Nam. Năm 1951 Văn Cao sáng tác bản Trường ca Sông Lô và được kết nạp đảng. Năm 1952, ông được cử sang Mạc Tư Khoa trong phái đoàn Trần Huy Liệu, khi về ông tỏ ý chán nản về cái thiên đường cộng sản Sô Viết! Khi về nước, ông chứng kiến những cảnh đãu tố dã man, nhất là việc đãu nhạc phụ của Nguyễn Khánh Toàn ở Thái Nguyên, ông càng ghê tởm bộ mặt thật cộng sản! Năm 1956, ông tham gia nhóm Nhân Văn, nhưng đảng vẫn im lặng vì không muốn làm hại đến người viết quốc ca cho cả nước. Nhưng đến 1958, họ thấy Văn Cao không những viết bài chống đảng mà còn vận đng mt số nhạc sĩ chống đảng nên họ đem Văn Cao vào trại khổ sai (lao động cải tạo), và sau đó cấm Văn Cao sáng tác và cấm in các tác phẩm của ông. Xuân Diệu lúc này bộc lộ rõ vai trò văn nô, hùa theo Tố Hữu, Trần Độ hại Văn Cao. Xuân Diệu viết bài Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao trên tờ Văn Nghệ số tháng 7-1958 tố cáo Văn Cao là con người phản trắc hai mặt giả dối như con mèo, là một tên phù thủy toan dùng âm binh chọi nhau với đảng . Sau khi bị trừng phạt ông vẫn có lương hàng tháng và sống với nghề vẽ bỉa sách cho các nhà in. Đến 1987, do quần chúng đòi hỏi, người ta mới phục hồi danh dự cho Văn Cao và nhạc của Văn Cao mới được công khai trình bày. Văn Cao mất lúc 4 giờ sáng ngày 10-7- 1995 tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội hưởng thọ 72 tuổi.
Tác phẩm:
Thơ:
Cái Hầm Sông (1948)
Những Người Trên Cửa Biển (Trường ca, 1956)
Lá Thơ(1988)
Tuyển tập Văn Cao (1994)
Ông còn để lại một số bản nhạc rất giá trị và một số tranh vẽ.
Năm 1945, ông viết bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc để tả lại cảnh dân chết đói trong năm 1945:
-Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe,
Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề
Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực
Ma, ma hằng thao thức
Trong phố lội đìu hiu
Ma, ma tràn trên vực
- Hang tối gục tiêu điều
Mang linh hồn cô liêu
Tiếng xe càng ám ảnh
Tiếng xa lần xa lánh
Khi gà đầu ô kêu.
Kiếp người tang tóc . . .
Sự thực, trong bài thơ này, Văn Cao tố cáo xã hội ăn chơi, trụy lạc hơn là nói về cảnh chết đói của đồng bào ta lúc này. Ở đây, tính giai cấp ở đây cao hơn lòng ái quốc và tình yêu nước, yêu đồng bào. Và cũng chính bài thơ này cho ta biết trong thời gian 1945, tâm hồn ông đã nặng đầy tư tưởng cộng sản thù ghét cảnh ăn chơi trụy lạc của xã hội cũ. Ông tấn công những sinh hoạt của xã hội cũ như là hát ả đào, hút thuốc phiện ,nhảy đầm.. .Mở đầu ông viết:
Ngả nghiêng, nghiêng đốm lửa
Chập chờn ảo hóa tà ma. . .
Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
Tình tang. . . Não nuột khóc tàn sương
Loạn lạc đồi xương chất lên xương.
Một nửa kêu than, ma đói sa trường
Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc.. .
. .. Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy
Ai hủy đời trên tang trống nhỉ?
Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya!
Đảo điên. . . mê say. . . Thể phách chia lìa
Nghe reo mạnh chuỗi tiền cười lạnh lẽo!
Tiền rơi! Tiền rơi! Chùm sao huyền diệu
Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi!
- Vàng mấy lá thừa đãi mây phủ chiếu. . .
Văn Cao hăng hái kết tội xã hội cũ, và nhiều người đã hưởng ứng bởi vì trong những ngày đầu 1945, người ta chưa thấy rằng cái xã hội đỏ sắt máu hơn xã hội cũ, và xã hội chủ nghĩa cũng mang màu sắc của một xã hội trụy lạc, và con người cuồng điên chạy theo kim tiền!
Văn Cao đã tả lại những ngày ông hoạt động trong bóng tối cho cộng sản trước 1945 trong tác phẩm Những Người Trên Cửa Biển, là tập thơ chung của bốn người là Hoàng Cầm, Văn Cao,Trần Dần, và Lê Đạt, do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 1956:
Trong những ngày đen tối ấy
Không thể cúi đầu
Đi hết cuộc đời cùng khổ
Tôi nhớ lại đôi mắt từng đồng chí
Nhìn lại thềm nhà lỗ chỗ vết giọt gianh
Như tìm dấu chân vợ con lần cuối
Sẽ là những giọt ánh sáng
Trong ngục tối âm u
Những đêm chìa tay hành đng. . .
( Những ngày động biển)
Ông tự hào về những thành tích đó:
Chúng tôi nhớ hết những bàn tay
Những bàn tay sần sùi của đồng chí thợ rèn
Những bàn tay run run của những người thợ điện
Những bàn tay rắn chắc của côm ben.
Những bàn tay ram ráp của xi măng
Những bàn tay mịn màng của máy chỉ
Ngày mai dù thiếu một hai người
Thiếu một mùi hôi quen thuộc
Con mắt nhìn nhau thấy đời nhau dĩ vãng.
Những bàn tay không nói dặn dò
Mỗi ngày mồng một tháng năm
Hải Phòng thuộc về tay chúng tôi.
Tàu đứng chết trên bến
Máy nằm im rĩ dầu trên mặt đất
Mỗi ngày mồng một tháng năm
Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gay, Uông Bí
Tay chúng tôi
Làm thành những ngày động biển
Rồi cửa biển về ta
Những năm đầu chính quyền cách mạng
Giấc mơ của Hải Phòng
Như bóng cò trắng bay về lòng tôi thuở nhỏ. . .
( Những ngày động biển)
Sau khi về Hà nội, năm 1956 ông thay đổi nhãn quan. Trở về Hà Nội, Văn Cao nhận thấy rằng giặc Pháp đã hết nhưng một loại giặc mới xuất hiện ở trong hàng ngũ cộng sản, chúng tàn hại tương lai dân tộc, đục khoét hy vọng nhân dân. Đó là những tên cộng sản thi hành những chính sách hại nước hại dân và bọn tham nhũng, trộm cắp của công:
Lẩn trong hàng ngũ
Những con bói cá.
Đậu trên những chiếc giây buồm
Đang đo mực nước
Những con bạch tuộc
Bao nhiêu chân tay dìm chết một con người
Đất nước đang lên da, lên thịt,
Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày.
Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
Đã thấy loài sâu bọ nằm tròn trong cuống.
Chúng muốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng
Mòn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang
Làm rỗng những con người, lùi dần niềm hy vọng.
Héo dần mầm sáng tạo, mất phẩm giá con người.
Chúng nó ở bên ta, trong ta lén lút
Đào rỗng từng kho tiền, gạo, thuốc men
( Những ngày báo hiệu mùa xuân, 1956)
Ông quyết tâm trừ khử bọn này, vạch mặt bọn này và hy vọng dân tộc ta sẽ thấy ánh mặt trời:
Tôi đã thấy từng mặt, từng tên sâu chuỗi
Tôi sẽ vạch từng tên, từng mặt
Hãy dừng lại
Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc
Những tên muốn làm cây to che cớm mầm non
Con đường ta đi tự hào lực lượng
Con đường nước nguồn thành sông, thành biển
Con đường ta đi tự hào duy nhất
Con đường trái đất quanh mặt trời. ..
( Những ngày báo hiệu mùa xuân, 1956)
Bài thơ này ở trong tập trường ca Những Người Trên Cửa Biển, và cũng đăng trên Giai Phẩm Mùa Thu tập II tháng 10-1956. Bài thơ sau đây của Văn Cao in trong Giai Phẩm Mùa Xuân ngày 8-10-1956, Văn Cao vẫn tiếp tục chỉ trích đảng bằng những lời thơ nhẹ nhàng, kín đáo nhưng sâu cay. Ông gọi bọn cộng sản là kẻ thù của dân tộc, không phải là đồng chí của ông:
Những con người không phải của chúng ta
Ông cho rằng khi nào hết lũ cộng sản thì đất nước mới thật sự thanh bình:
Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả
Những con người không phải của chúng ta
Vẫn ngày ngày ngang nhiên sống
Chúng nó còn ở lại
Trong những áo dài đen nham hiểm
Bẻ cổ, bẻ chân đeo tội ác cho người. . .
( Anh có nghe không?)
Văn Cao nghĩ rằng hết thực dân Pháp nhưng tai họa cộng sản vẫn còn:
Bây giờ không còn những tiếng nổ to
Nhưng còn những tiếng rạn vỡ
Có thể thu hết những khẩu súng phản động
Nhưng vẫn còn
Những khẩu chúng cho người tự tử
Chỗ nào cũng có tiếng chưa nói lên
( Anh có nghe không?)
Văn Cao kêu gọi mở ‘một cuộc đãu tranh mới’ cho dân tộc:
Những người của chúng ta
Đang lờ mờ xuất hiện. . .
.. . . Vào một cuộc đãu tranh mới
Với những người không phải của chúng ta
Anh có nghe thấy không?
Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung cả cửa bể
Và tung ra hảng loạt, hàng loạt
Những con người thật của chúng ta.
( Anh có nghe không?)
Văn Cao làm thơ tranh đãu, Văn Cao cũng làm thơ suy tư. Những ý tưởng của ông rất thâm sâu khó mà hiểu rõ. Trong thời gian bị đảng trừng phạt, ông đã bỏ nhiều ngày tháng nghĩ về nhiều vấn đề. Ông suy nghĩ về những nẻo đường ngoằn ngoèo trong rừng:
Nếu không có đường mòn
Ai biết mà tìm nhau
Người đi đâu về đâu
Nhìn chòm sao Bắc Đẩu
Những người lạc rừng sâu
Tìm về theo dòng suối
Như lửa và cây cối
Che chở những con người
Chỉ từ những đường mòn
Rừng mở ra vạn lối
( Đường rừng, 1975 )
Văn Cao cũng có lúc nhớ đến rừng khuya:
Có lúc
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được
( Có lúc, 1963)
Bài thơ sau đây là một sự bí hiểm. Phải chăng ông suy nghĩ về việc ông đã giết hại nhiều người theo lệnh đảng mà ông không hề biết gì về họ:
Một người cho tôi con dao găm
Không biết dùng làm gì
đêm nhìn qua cửa sổ
một khoảng trống đen
tôi ném vào khoảng trống
con dao ấy
có phải đấy là sự nghịch ngợm
bỗng nhiên nghe tiếng ngã ngoài sân
một người trúng tim đã chết
tôi không hề biết người ấy
tôi là kẻ không muốn giết người
chỉ biết bóng tối
mà tôi đã ném dao. . .
(Bải biển khóc tuổi 65)
Phải chăng ông cũng nghĩ đến những ngày sóng gió Nhân Văn, Giai Phẩm mà ông và các bạn hữu đã bị săn đuổi:
Tôi đi trên phố
Bỗng nhiên mọi người nhìn tôi
Mt ai đó kêu lên: thằng ăn cắp
tôi chạy
tôi chạy
tại sao tôi chạy?
tôi không hiểu tôi
cả phố đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội
(Bải biển khóc tuổi 65)
Ông cho rằng ông đã bị hoàn cảnh bên ngoài vây phủ cuc đời ông, và ông như một con sâu nhỏ đã rơi vào lưói nhện, hay một con tằm nằm yên trong tổ kén của chính nó và không tìm ra lối thoát:
Tôi rơi vào mạng nhện
mạng nhện cuộn lấy tôi
không còn cách gì gỡ được
tôi như con sâu tằm
cuộc đời cứ như thế
muốn phá cái mạng nhện
tôi không đủ tay
( Bãi biển khóc tuổi 65, 1988)
Và một chủ đề cuối trong thơ Văn Cao là tình yêu. Những nhà thơ khác thường ca tụng mối tình thuở ấu thơ, riêng Văn Cao ca tụng mối tỉnh già của ông. Đó là mối tình vợ chồng chung thủy. Ông thương yêu người vợ của ông đã yêu ông từ ngày đầu và vẫn còn yêu ông trong những ngày người đời hất hủi ông. Bài thơ sau đây ông viết vào năm 1974:
Giữa những ngày dằng dặc
Chỉ còn khuôn mặt em
Sáng trong và bình lặng
Dù hai đứa chúng ta
Chua lúc nào sung sướng
Những ngày đau khổ ấy
Khuôn mặt em
Như mảnh trăng những đêm rừng cháy
( Khuôn mặt em)
Bài thơ sau đây Văn Cao viết vào năm 1987 cũng là để vinh danh người vợ hiền của ông:
Thời gian qua kẽ tay
Làm úa những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi như tiếng sõi
trong lòng giếng cạn
Chỉ những câu thơ là vẫn còn xanh
Chỉ những bài hát là vẫn còn xanh
Và đôi mắt em
hai giếng nuớc. . .
( Thời gian)
Thật vậy, Văn Cao mất đi nhưng những bài thơ, những câu hát của ông vẫn còn xanh mãi với thời gian và dân tộc.

LịCH SỬ VĂN HọC VIệT NAM
  





No comments: