HÔN NHÂN
Có âm dương, có vợ chồng,
Có thuyết cho rằng Thượng đế tạo ra vũ trụ. Thuyết khác cho rằng vũ trụ ra đời một cách ngẫu nhiên, không ai tạo ra cả.
Những người tôn thờ Thượng đế có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu trung họ tin vào luật nhân quả. Có vũ tru, cây cối, con người và muôn loài thì ắt có người tạo ra.
Núi kia ai đắp mà cao?
Sông kia ai bới, ai đào mà sâu?
Nhưng luật nhân quả chi áp dụng vào sự vật một cách tương đối.
Ai sinh ra cha mẹ ta? Ông bà sinh ra cha mẹ ta.
Ai sinh ra ông bà?
Tổ tiên sinh ra ông bà.
Ai sinh ra tổ tiên?
Lên cao nữa, câu trả lời sẽ là Thượng đế.
Vậy ai sinh ra Thượng Đế?
Câu trả lời là Thượng Đế là nguyên nhân sau cùng, không do ai sinh ra cả. Như vậy thì Thượng đế là ngẫu nhiên và muôn loài đều là ngẫu nhiên. Như vậy chính các nhà tôn giáo phủ nhận Thượng Đế.
Dù con người do Thượng Đế sáng tạo hay chỉ là ngẫu nhiên, ta thấy một điểm chung là các loài vật khác nhau, có hình dáng khác nhau, có loài to, loài nhỏ, loài trên trời, loài dưới đất, loài trong nước, loài trên mặt đất nhưng tất cả đều có bộ phận quan trọng giống nhau như cần có bộ phận tiêu hóa ,bộ phận bài tiết, ngụ quan, bộ phận sinh dục và có tình dục. Phải chăng qua triệu năm tụ hội nhân duyên, muôn loài đi đến tự hoàn chỉnh một cách trọn vẹn như ngày nay.
Tình dục là một bản năng, là một nhu cầu cho vạn vật. Con người cũng vậy. Buổi đầu tiên, loài người cũng sống thành bầy như loài vật. Chúng ta không biết buổi sơ khai, con người sống như thế nào. Nhưng quan sát loài vật, ta thấy chúng có nhiều thái độ sống khác nhau.
Một số sống chung theo bản năng. Thế giới chia thành hai loại theo giới tính là đực và cái.Con đực nào cũng có tự do. Con đực chủ động. Một nhóm khác, con đực lớn nhất, khỏe nhất trở thành vua bầy thú. Chúng đánh đuổi con đực nào lénh phénh đến gần con cái, thức ăn và chỗ nằm của nó. Nói rõ hơn nó độc quyền chiếm một hay nhiều con cái.
Có loài vật khác thì sống đôi bên nhau. Loài vật cũng biết lựa chọn "tình yêu" chứ không phải hoàn toàn theo bản năng như một số người nghĩ.
Dù là bản năng hay tình cảm, việc nam nữ giao cấu là luật tự nhiên, giúp muôn loài quân bình đời sống và sinh sôi nẩy nở.
Một số nhà Duy vật trong đó có Marx cho rằng sơ khai con người sống chung chạ, và Marx gọi đó là thời " cộng sản nguyên thủy". Marx tâm đắc nhất là giai đoạn này, vì con người theo chủ nghĩa cộng sản, nghĩa là sống chung, làm chung, không tài sản riêng. Chính thời kỳ này người ta sống trong cảnh"vợ chung, chồng chạ"như loài vật. Lẽ tất nhiên đưa đến cảnh vợ chung, con chung. Một điều tâm đắc khác của Marx là ông cho rằng chính từ cảnh vợ chung này đưa đến cảnh người đàn ông phải đến với người đàn bà. Người đàn bà trở thành trung tâm của những người đàn ông. Người đàn bà là nhu cầu của đàn ông, nắm giữ "tình yêu" và con cái của đàn ông. Vì vậy chế độ mẫu hệ có thể là xã hội đầu tiên của con người.
Chế
độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người
phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được
truyền từ mẹ cho con gái.
Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế
giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, đầu
tiên sống hoang dã, cộng đồng nhiều khi con cái chỉ biết đến người mẹ không bao
giờ biết bố là ai. Đến khi phát triển hơn một chút thì trong cuộc sống người
đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan
trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại
sự ổn định. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển thì vai trò người đàn ông càng
lớn, trở thành trụ cột gia đình. Điều này giải thích vì sao hiện tại các dân
tộc trên thế giới hầu hết đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn
có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển.
Lý luận của Marx không đúng lắm vì trong thế giới hiện này, chỉ một số bộ tộc và dân tộc là theo mẫu hệ. Loài vật dường như không theo mẫu hệ. Con đực bao giờ cũng đứng đầu đàn. Và trong các xã hội, nhất là xã hội sơ khai, người nắm kinh tế là đàn ông, vì đàn ông luôn giữ vai chính trong việc săn bắn, trồng tỉa, chống thú dữ và bọn xâm lược.Ở Việt Nam, những tay duy vật như Trương Tửu, Đặng Thai Mai thường bám lấy cái mẫu hệ để chứng minh rằng tại Việt Nam có mẫu hệ, tức là từ đầu đã theo cộng sản.
Lý luận này không đúng. Ở một vài xã hội theo mẫu hệ nhưng đàn ông làm vua chứ không phải đàn bà. Trưng vương làm vua nhưng trước đó chỉ là một người đàn bà. Chồng bà, Thi Sách là lãnh đạo quốc dân kháng nhà Hán, Trưng vương là người kế nghiệp. Trước Trưng Vương, các vua Hùng đều là đàn ông, và sau Trưng vương, các lạc hầu, lạc tướng là đàn ông cho nên không thể nói thời đó nước ta thuộc mẫu hệ.
Dù là đàn bà làm vua như Lã hậu, Từ Hy thái hậu cũng không thể bảo rằng nước đó thuộc mẫu hệ. Dù trong gia đình, người đàn bà cai quản như ngày xưa, chồng đi làm quan, hay ra đồng cày cuốc, vợ ở nhà nuôi con, lo việc chăn nuôi, bếp núc, giữ tiền bạc, tính toán chi tiêu, lo việc mua bán thì cũng chỉ qủản lý cho chồng, không phải là mẫu hệ, mẫu quyền.
Giả sử rằng có những bộ tộc nhiều
đàn ông sống dưới quyền một người đàn bà cũng chưa phải là mẫu hệ. Có thể một
lúc nào đó, một người đàn ông mạnh nhất giết hết, hoặc đánh đuổi những kẻ đàn
ông khác và đánh dập, cưỡng ép người đàn bà., bắt đàn bà làm nô lệ . Như vậy là
trở thành phụ hệ. Và trong những bộ lạc, đàn ông hiếm, nhiều đàn bà phải quỵ
lụy một người đàn ông cho nên không thành lập chế độ mẫu hệ.
Có lẽ sau một thời gian sống
chung chạ, con người từ bỏ chủ nghĩa cộng sản mà đi vào chủ nghĩa tư sản. Con
người vốn ích kỷ và có tinh thần tự lập và tự tôn. Người ta tôn trọng những
minh quân, ghét các bạo chúa. Trong cộng sản chủ nghĩa, tài sản nằm trong tay
một hay vài người. Chúng cướp mồ hôi nước mắt của tập thể, xài phung phí tài
sản chung, và bắt dân chúng làm nô lệ. Trong chế độ cộng sản nảy sinh giai cấp
thống trị và bị trị. Kẻ bị trị thì đói khổ. Kẻ bị trị phải tìm cách bảo vệ
mình, phải tìm nguồn thực phẩm cho riêng mình và giữ đồ dùng, những tư liệu sản
xuất và vũ khí cho riêng mình.
Và người ta cũng thấy bất tiện trong cảnh " vợ chung, chồng chung." Phải có gia đình riêng, vợ riêng, chồng riêng, con riêng để tránh cảnh vì tranh giành đàn bà mà cha con, anh em đánh nhau, và cha con, anh em, chị em làm tình với nhau vì không nhận ra nhau như Aristotle đã phản đối thuyết của Platon (1)
Vì vậy mà xã hôi đi đến việc lập
gia đình riêng. Có thể ở một vài nơi, có vợ chồng, có anh em, có bộ lạc nhưng
vẫn là vợ chung, con chung. Sau này con người mới dần dần từ bỏ chế độ cộng
thê, cách biệt từng cặp nam nữ sống riêng. Và từ đó hình thành đời sống gia
đình gồm vợ chồng, con cái. Trước đây, người đàn ông tự hào ta có chục vợ, trăm
vợ, chục con, trăm con nhưng thực tế là không có vợ nào, con nào. Không ai chịu
trách nhiệm về người vợ yếu, con thơ. Từ đó mà có hôn nhân, có sự chứng nhận
sống chung giữa nam và nữ, và có sự ràng buộc.Và từ đó có vợ chồng, cha con,
anh em. . .
Việc sống riêng tạo nên ổn định trong bộ lạc, ngăn chận bọn cường hào cướp bóc, hãm hiếp vợ con người khác. Nó cũng là một sự ràng buộc, cấm việc ly hôn hoặc ngoại tình. Do đó mà luật lệ ra đời. Hôn nhân chính là một hình thức luật pháp bảo vệ gia đình đã truyền lại từ xưa đến nay. Những ai vi phạm đời sống hôn nhân hợp pháp đều bị trừng phạt.
Việc này đưa đến các tục lệ sau:
+Tôn trọng trinh tiết: Cả thế giới ban đầu là vậy. Đạo Thiên Chúa đề cao đức Mẹ đồng trinh là theo chiều hướng xã hội tôn trọng trinh tiết. Tại nhiều nơi đàn bà mất trinh là mất giá trị nhưng cũng có nơi nơi quan niệm đàn bà còn trinh là đàn bà bỏ đi!
+Vì tôn trọng trinh tiết, người ta cấm đàn bà giao thiệp với đàn ông. Tại Á Đông và Trung Đông, đàn ông không được bắt tay hay động chạm vào thân thể đàn bà . Đó là quan điểm
" Nam nữ thọ thọ bất tương thân".
Ngoài ra, những phụ nữ quen biết nhiều đàn ông, con trai thì bị dư luận đàm tiếu cho là không đứng đắn. Người phụ nữ tốt thì phải " tòng nhất nhi chung".Trong khi đó, ở chế độ đa thê, đàn ông được nhiều tự do:
"Trai năm thê bảy thiếp
Gái chính chuyên chỉ có một chồng."
Trái lại, có những xã hội đa phu, đàn bà có quyền lấy nhiều chồng. Tât cả đều do luật lệ, phong tục, mỗi nơi mang sắc thái khác nhau.
Ngoài ra việc hôn nhân là do cha mẹ quyết định:
-Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy:
-Áo mặc không qua khỏi đầu
Nam nữ không có quyền "tự do luyến ái" mặc dầu thực tế trai gặp gỡ hẹn hò, thề ước là chuyện thường ( Cúc Hoa, Kiều, Lục Vân Tiên)
+Trừng phạt giao hợp ngoài hôn thú:
Những người chưa chồng mà có chửa hoặc ngoại tình thì bị coi là gian dâm bị xã hội trừng phạt. Nhẹ nhất là phạt vạ như truyện Thị Kính, hoặc bị đuổi ra khỏi làng. Còn đàn bà ngoại tình thì bị ném đá, bỏ rọ trôi sông. . .
Nước ta theo đạo thờ tổ tiên , ông bà cho nên cần con trai nối dòng dõi, cần người tiếp tục chăn nom mộ phần và thờ cúng tổ tiên thì việc lập gia đình mang ý nghĩa quan trọng. Không con là " vô hậu", là "tuyệt hậu" mang một ý nghĩa bi đát.
Vì khát vọng kế thừa , ngày xưa đa số lập gia đình rất sớm cho nên đi đến nạn tảo hôn. Lý Chiêu hoàng 8 tuổi đã lấy chồng. Ngoài ra còn có việc " chỉ phúc vi hôn" nghĩa là hai gia đình ước định hôn nhân khi con còn nằm trong bụng mẹ. Tục này có ở Trung Hoa mà Việt Nam cũng vài nơi như vậy.
Người ta thường chọn những thiếu nữ lớn hơn trai vài tuổi để có thể sớm sinh con và có khả năng lao động tốt. Tục tảo hôn đã gây ra nhiều cảnh ngang trái và khôi hài:
-Chồng lên tám, vợ mười ba.
Ngồi rỗi nu nống nu na đỡ buồn ...
- Bồng bống cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gầu sòng,
Để tôi tát nước, vớt chồng tôi lên!
Tham giàu, em lấy thằng bé tỉ ti
Làng trên, trại dưới thiếu gì trai tơ.
Em đem thân cho thằng bé giày vò
Mùa đông tháng giá nó nằm co trong lòng !
Cũng đa mang là gái có chồng…
Chín đêm trực tiết nằm không cả mười!
Nói ra sợ chị em cười,
Má hồng bỏ quá thiệt đời xuân xanh.
Em cũng liều mình về thằng bé trẻ ranh
Đêm nằm sờ mó quẩn quanh cho đỡ buồn !
Buồn mình, em lại bế thằng bé nó lên
Nó còn bé mọn đã nên cơm cháo gì!
Nó ngủ, nó gáy ti ti.
Một giấc đến sáng còn gì là xuân!
Chị em ơi, hoa nở mấy lần?!
Tuy nhiên, ở một vài nơi, dù cho con lập gia đình sớm cũng không thể dưới mười tuổi. Ca dao đã thể hiện ý kiến của đa số nhân dân về tuổi thích hợp cho nam nữ thành hôn :
- Gái thập tam, nam thập lục (gái 13, trai 16),
- Em lấy anh từ thuở mười ba
Đến năm mười tám em đà năm con...
Làng trên, trại dưới thiếu gì trai tơ.
Em đem thân cho thằng bé giày vò
Mùa đông tháng giá nó nằm co trong lòng !
Cũng đa mang là gái có chồng…
Chín đêm trực tiết nằm không cả mười!
Nói ra sợ chị em cười,
Má hồng bỏ quá thiệt đời xuân xanh.
Em cũng liều mình về thằng bé trẻ ranh
Đêm nằm sờ mó quẩn quanh cho đỡ buồn !
Buồn mình, em lại bế thằng bé nó lên
Nó còn bé mọn đã nên cơm cháo gì!
Nó ngủ, nó gáy ti ti.
Một giấc đến sáng còn gì là xuân!
Chị em ơi, hoa nở mấy lần?!
Tuy nhiên, ở một vài nơi, dù cho con lập gia đình sớm cũng không thể dưới mười tuổi. Ca dao đã thể hiện ý kiến của đa số nhân dân về tuổi thích hợp cho nam nữ thành hôn :
- Gái thập tam, nam thập lục (gái 13, trai 16),
- Em lấy anh từ thuở mười ba
Đến năm mười tám em đà năm con...
Năm 1888, nhà nước bảo hộ Pháp ấn định con gái 14 tuổi, con
trai 16 tuổi mới được làm đám cưới. Tuy không thay đổi là bao so với 13 và 16
tuổi, nhưng ít ra luật pháp cũng chính thức cấm tục tảo hôn(lấy vợ sớm), không
cho phép con trai dưới 16 tuổi lấy vợ. Tuy bị cấm, nhưng ở nông thôn Việt Nam,
hủ tục này còn rơi rớt đến tận thế kỷ XXI , nhiều thanh thiếu niên 15 đã sinh
con cái.
Nhìn chung, đa số thành hôn khoảng 18-20, nếu ngoài tuổi đó thì coi như muộn màng, ế ẩm:
"Trai ba mươi tuổi đang xoan,
Gái ba mươi tuổi lo toan về già".
Nay thì đa số thanh niên nam nữ lo học hành, tạo dựng sự nghiệp thì mới thành hôn cho nên khoảng 30 thì mới lập gia đình.Xã hội Việt Nam đã thay đổi sâu xa. Ngày nay, trai gái đi học, đi làm cho nên có nhiều dịp gặp gỡ, tìm hiểu nhau trước khi quyết định làm đám cưới. Cha mẹ được hỏi ý kiến nhưng không còn nắm vai trò quyết định nữa. Nghi lễ được tổ chức đơn giản để đỡ tốn thời gian. Lễ hỏi, lễ cưới chỉ có trầu cau, trà bánh và rượu. Lễ gia tiên còn được giữ, các lễ khác thường bỏ qua.
Danh từ hôn nhân xuất hiện đầu tiên trong ngôn ngữ Anh là năm 1250-1300 CE (2). Còn Việt Nam, đời Hùng Vương , An Dương Vương với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, Trọng Thủy Mỵ Châu đã có tục hôn nhân.
Ngày xưa, lễ nghi cưới xin của ta bắt chước Tàu. Trong hôn nhân, người ta phải thực hiện lục lễ tức là sáu nghi lễ như sau theo sách Văn công gia lễ :
1- Nạp thái : nhà trai đến nhà gái ngỏ ý
2- Vấn danh : nhà trai hỏi tên tuổi cô gái để tính ngày giờ, xem có bị xung khắc không ?
3- Nạp cát : chọn được ngày tốt, xác nhận với nhà gái
4- Nạp tệ : đưa đồ thách cưới do nhà gái ấn định
5- Thỉnh kỳ : định ngày làm lễ cưới, nộp nữ trang, vải vóc cho nhà gái
6- Nghinh hôn (thân nghinh): lễ rước dâu
Năm 1477 nhà Lê quy định rằng :
Phàm người lấy vợ, trước hết phải mượn người mối đi lại bàn định, rồi sau mới định lễ cầu thân. Lễ cầu thân xong rồi mới định lễ dẫn cưới. Dẫn cưới xong rồi mới định ngày đón dâu. Ngày hôm sau chào cha mẹ chồng, ngày thứ ba đến lễ nhà thờ. Nghi thức tiết mục, phải theo đúng như điều đã ban xuống mà làm. Không được như trước, nhà trai dẫn lễ cưới rồi để đến 3, 4 năm mới cho đón dâu.
Bắt đầu, nhà trai tìm kiếm đối tượng cho con trai mình. Phần nhiều là trai gái trong làng lấy nhau:
“Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy”.
"Trâu ta ăn cỏ đồng ta,
Dù rằng cỏ xấu chớ qua đồng người".
"Trâu ta ăn cỏ đồng ta,
Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm".
Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Tham thanh chuộng lạ dắt qua đồng người
Đồng người cỏ tốt nhưng hôi
Đồng ta cỏ xấu nhưng bùi trâu ăn.
Nhìn chung, đa số thành hôn khoảng 18-20, nếu ngoài tuổi đó thì coi như muộn màng, ế ẩm:
"Trai ba mươi tuổi đang xoan,
Gái ba mươi tuổi lo toan về già".
Nay thì đa số thanh niên nam nữ lo học hành, tạo dựng sự nghiệp thì mới thành hôn cho nên khoảng 30 thì mới lập gia đình.Xã hội Việt Nam đã thay đổi sâu xa. Ngày nay, trai gái đi học, đi làm cho nên có nhiều dịp gặp gỡ, tìm hiểu nhau trước khi quyết định làm đám cưới. Cha mẹ được hỏi ý kiến nhưng không còn nắm vai trò quyết định nữa. Nghi lễ được tổ chức đơn giản để đỡ tốn thời gian. Lễ hỏi, lễ cưới chỉ có trầu cau, trà bánh và rượu. Lễ gia tiên còn được giữ, các lễ khác thường bỏ qua.
Danh từ hôn nhân xuất hiện đầu tiên trong ngôn ngữ Anh là năm 1250-1300 CE (2). Còn Việt Nam, đời Hùng Vương , An Dương Vương với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, Trọng Thủy Mỵ Châu đã có tục hôn nhân.
Ngày xưa, lễ nghi cưới xin của ta bắt chước Tàu. Trong hôn nhân, người ta phải thực hiện lục lễ tức là sáu nghi lễ như sau theo sách Văn công gia lễ :
1- Nạp thái : nhà trai đến nhà gái ngỏ ý
2- Vấn danh : nhà trai hỏi tên tuổi cô gái để tính ngày giờ, xem có bị xung khắc không ?
3- Nạp cát : chọn được ngày tốt, xác nhận với nhà gái
4- Nạp tệ : đưa đồ thách cưới do nhà gái ấn định
5- Thỉnh kỳ : định ngày làm lễ cưới, nộp nữ trang, vải vóc cho nhà gái
6- Nghinh hôn (thân nghinh): lễ rước dâu
Năm 1477 nhà Lê quy định rằng :
Phàm người lấy vợ, trước hết phải mượn người mối đi lại bàn định, rồi sau mới định lễ cầu thân. Lễ cầu thân xong rồi mới định lễ dẫn cưới. Dẫn cưới xong rồi mới định ngày đón dâu. Ngày hôm sau chào cha mẹ chồng, ngày thứ ba đến lễ nhà thờ. Nghi thức tiết mục, phải theo đúng như điều đã ban xuống mà làm. Không được như trước, nhà trai dẫn lễ cưới rồi để đến 3, 4 năm mới cho đón dâu.
Bắt đầu, nhà trai tìm kiếm đối tượng cho con trai mình. Phần nhiều là trai gái trong làng lấy nhau:
“Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy”.
"Trâu ta ăn cỏ đồng ta,
Dù rằng cỏ xấu chớ qua đồng người".
"Trâu ta ăn cỏ đồng ta,
Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm".
Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Tham thanh chuộng lạ dắt qua đồng người
Đồng người cỏ tốt nhưng hôi
Đồng ta cỏ xấu nhưng bùi trâu ăn.
Phần nhiều chọn gia đình ngang
địa vị với mình. Đó là quan niệm " môn đăng hộ đối". Về tình yêu và
hôn nhân, con người có nhiều quan niệm khác nhau. Trong hôn nhân cũng như trong
bạn hữu, những người cùng trình độ, tư tưởng, tôn giáo , giai cấp, quan điểm
thì dễ sống hơn là hai bên có quá nhiều chênh lệch.Cái sai lầm của khuynh hướng
này là kỳ thị giai cấp, tôn giáo, nhất là kỳ thị giai cấp. Trong khi đó một số
thấp lại đòi trèo cao , nghèo tham giàu mà đời mỉa mai gọi là" ăn mày
đòi ăn xôi gấc" hay " đũa mốc mà chòi mâm son". Xã
hội nào cũng có những cuộc hôn nhân mua bán, hôn nhân vì tiền. Nhưng một số
người ở địa vị cao mà lại có quan niệm khác. Họ chú trọng tình yêu mà lấy người
khác giai cấp như Tiên Dung và Chử Đồng Tử, Cúc Hoa và Phạm Công. Một thái tử
nước Anh đã từ bỏ ngai vàng để lấy người mình yêu. Cũng có người chuộng đạo
đức, văn học hơn tiền tài:
"Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ!
Chẳng tham ruộng cả ao sâu,
Tham vì anh tú rậm râu mà hiền.
"Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ!
Chẳng tham ruộng cả ao sâu,
Tham vì anh tú rậm râu mà hiền.
Người ta tránh lấy người trong họ
hàng. Theo Di truyền học, cùng huyết thống mà lấy nhau thì dòng dõi thoái hóa,
có thể sinh ra bệnh tật hoặc quái thai. Triều Tiên cấm người cùng họ lấy nhau
dù không cùng huyết thống. Người cùng huyết thống mà lấy nhau, luân lý kết tội
là loạn luân. Ngô Sĩ Liên lên án việc Lạc Long Quân là chú mà lấy cháu là Âu
Cơ, và người ta chế nhạo Thánh Kinh và thần thoại La Hy là kể chuyện vô đạo
đức. Những truyện đó là truyền thuyết thuộc đời tiền sử không biết thực hay hư.
Dẫu là thực cũng là việc tất nhiên vì năm ngàn năm trước, mười ngàn năm trước,
hay hai ba trăm ngàn năm trước, con ngưòi chưa có pháp luật, luân lý, cứ sống
như bầy thú hoang, trách sao được!
Luật lệ, phong tục đã ra đời nhưng một số người bất tuân. Ở nước ta, Trần Thủ Độ lại lập ra lệ anh em trong họ Trần lấy nhau Đời Lê cấm việc hôn nhân cùng họ, nhưng cùng họ mà xa đời, thuộc chi khác nhau hoặc đã ly hương thì được. Sau này luật lệ anh em trong ba đời không được kết hôn, tuy nhiên thực tế người ta tránh việc lấy người cùng họ dù xa hay gần. Luật lệ ta còn cấm cha con nuôi, anh em nuôi có liên hệ tình dục. Tại Âu Mỹ, con chú bác ruột có thể lấy nhau.
Trung Hoa cho phép chị em con dì , hoặc con cô con cậu lấy nhau nhau:
Cháu cậu mà lấy cháu cô,
"Thóc lúa trong bồ, giống má nhà ta". ...
Trong Hồng Lâu Mộng, Bảo Thoa, Bảo Ngọc lấy nhau. Truyện Hoa Tiên, Lương sinh lấy Giao Tiên.Nhưng Việt Nam không châp nhận việc này.
Người ta tránh lấy những kẻ thuộc gia đình xấu xa , vô đạo đức, bất lương, tàn ác :
-" Lấy vợ xem tồng, lấy chồng xem giống".
-"Phúc bên nội không bằng cái tội bên ngoại".
Vì quan niệm đạo đức, người ta kết tội gái thất trinh. Cũng vì lẽ này, người ta chê bai trường hợp trai tân lấy gái góa hay gái bị chồng bỏ:
"Trai tân mà lấy nạ dòng,
Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu."
Người ta khen ngợi trai gái đẹp đôi . Đẹp đôi nghĩa là cả hai cùng đẹp đẽ, mạnh khoẻ, tuôi tác tương xứng. Người chê cười những cặp gái trai bất xứng nghĩa là hai người khác biệt nhau:
-Chồng cao vợ thấp là tiên,
Vợ cao chồng thấp tơ duyên lỡ làng.
-Chồng già vợ trẻ là tiên,
Vợ già chồng trẻ là duyên bẽ bàng!
-Chồng già vợ trẻ thì xinh,
Vợ già chồng trẻ như tình chị em.
-Có phúc lấy được vợ già
Vừa sạch cửa nhà lại ngọt cơm canh.
Vô phúc lấy phải trẻ ranh.
Nó ăn,nó quấy,nó hành cả đêm.
Năm 1663 vua Lê Huyền Tông ban điều giáo hóa :
Vợ chồng là gốc luân thường, lấy vợ, gả chồng phải theo lễ nghĩa, không được suy bì giàu nghèo, đòi nhiều tiền của. Lấy nhau phải phân biệt họ hàng, nòi giống, không được tham giàu sang mà phối hợp loạn luân thường, không được cẩu hợp không có sính lễ để đến nỗi gần như giống cầm thú...
Năm 1804 vua Gia Long định lệ :
Trai lấy vợ, gái lấy chồng thì sính lễ phải châm chước. Trong 6 lễ phải tùy sức nhà trai giàu nghèo, không được bắt ép viết văn khế cầm ruộng...
Sau khi thăm dò, hỏi về tuổi tác, và bắn tin thăm dò, nhà trai mới nhờ ông mai hoặc bà mối mang trầu cau và trà tới xin dạm.
Vai trò của người mai rất quan trọng.
Đẹp như rối, không mối không xong
Người này có tài ăn nói, có thể là người chuyên nghiệp mai dong, ăn tiền cả hai bên, cũng có thể là người quen biết hai gia đình.
Tục nước ta đơn giản hơn. Sau khi mai mối và nhà gái đã đồng ý, nhà trai nhờ thầy xem ngày lành tháng tốt , bàn định cùng nhà gái rồi tiến hành ba lễ:
-Dạm
-Hỏi
-Cưới.
Lễ dạm là lễ hai gia đình chính thức gặp nhau, xác nhận việc hôn nhân của hai trẻ.Hai bên cha mẹ gặp nhau, không có ai trong gia đình hay họ hàng tham dự.
Lễ hỏi là lễ đính hôn: Chỉ có vài ngưòi trong gia đình tham dự.
Lễ cưới là lễ thành hôn: Họ hàng, bạn bè tham dự, cô dâu, chú rễ trao nhẫn cưới, và làm lễ gia tiên.
Nhiều nơi, lễ dạm và hỏi là một.
1. Lễ hỏi
Lễ hỏi đơn giản, song cũng tùy
gia đình. Thường thường, nhà gái cho nhà trai biết là phải mang bao nhiêu trầu
cau, bánh trái, rượu trà. Lễ vật này để cúng gia tiên và biếu cho bà con,họ
hàng láng giềng thân cận. Biếu lễ vật này cũng là một cách thông báo cho mọi
người biết hôn nhân của hai người. Nhà trai mang theo khoảng năm, mười người
đến nhà gái thăm hỏi, uống trà, ăn trầu, cũng có thể tổ chức ăn uống đơn sơ. Kể
từ đó, chàng trai trở thành con rể, có thể lui tới thăm viếng và làm việc cho
nhà gái. Tục gọi là làm rể. Mỗi lúc chàng trai tới nhà gái làm rể phải lễ phép,
giữ gìn nết na, dè dặt từ lời ăn tiếng nói, không suồng sã, không được vào nhà
trong. Khi có việc được phép vào nhà trong thì cô gái phải trốn vào buồng hoặc
ra cửa sau lánh mặt.Hai bên không được gặp mặt nhau. Tuy nhiên cũng có trường
hợp hai bên hẹn hò tình tứ:
"Chuột kêu rúc rích trong rương,
Anh đi cho khéo kẻo đụng giường mẹ nghe."
Làm rể thì được coi như khách "dâu là con, rể là khách."
Người ta cho rằng tục làm rể có nhiều mục đích. Mục đích thứ nhất là cho nhà gái nhận định kỹ về chàng rể về tính tình và khả năng lao động. Hai là cho hai trẻ gần gũi, tìm hiểu nhau. Cũng có người quan niệm làm rể là một hình thức nô lệ, người con trai bị bóc lột:
-Làm rể ăn cơm nguội, ngủ nhà ngoài”.
-Công anh làm rể Chương đài,
Ăn hết mười một, mười hai vại cà,
Giếng đâu thì dắt anh ra,
Kẻo anh chết khát vì cà nhà em".
Sau 1945, Việt Nam hầu như bỏ tục lệ làm rể.
Sau lễ hỏi, nhà trai phải năng lui tới thăm hỏi, sêu tết nhà gái. Mùa nào thức ấy: nhãn, vải, hồng, cốm...trong khi chờ đợi lễ cưới. Có khi vài tháng hay vài năm mới được cưới. Cũng có khi phải cưới gấp vì phải cưới chạy tang. Theo tục lệ, khi cha mẹ, ông bà mất thì con cháu phải đợi hết tang , có thể một năm hay ba năm mới được cử hành hôn nhân. Để khỏi trễ việc hôn nhân, người ta phải cưới gấp, rất đơn giản trước khi thân nhân mất.
2. Lễ cưới
Sau lễ dạm đến lễ nạp tệ, hay
thách cưới.Sau khi nhà trai đã chọn ngày tốt thì đem hỏi ý kiến nhà gái. Nhà
gái chấp thuận thì nhà trai hỏi nhà gái muốn những phẩm vật gì và nghi lễ như
thế nào. Thông thường thì tùy nhà trai quyết định. Một số gia đình thì đòi hỏi
thứ này thứ kia, tục gọi là thách cưới. Nhà gái đưa ra một danh sách những đồ
vật và tiền bạc bắt nhà trai phải nộp. Trong Nam, một số người nam phải sắm
nhẫn hạt xoàn cho cô dâu, ngoài Bắc thì nhẫn vàng. Nhà nghèo thì miễn.
Một số nhà gái cho biết nhà trai phải lo liệu đầy đủ như xôi, heo, nữ trang. . .Một số thì đòi hỏi để tỏ ra con gái mình có giá trị. Một số thách cưới để cho nhà trai bỏ cuộc. Tục thách cưới đưa đến việc nhà trai phải vay nợ nần, đến khi con dâu về nhà thì hành hạ để trả thù.
Một số nhà gái cho biết nhà trai phải lo liệu đầy đủ như xôi, heo, nữ trang. . .Một số thì đòi hỏi để tỏ ra con gái mình có giá trị. Một số thách cưới để cho nhà trai bỏ cuộc. Tục thách cưới đưa đến việc nhà trai phải vay nợ nần, đến khi con dâu về nhà thì hành hạ để trả thù.
Em là con gái nhà giàu,
Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao:
Cưới em trăm tấm lụa đào,
Một trắm hòn ngọc, hai tám ông sao trên trời.
Tráp tròn dẫn đủ trăm đôi,
Ống thuốc bằng bạc, ống vôi bằng vàng.
Sắm xe tứ mã đem sang,
Để quan viên họ nhà nàng đưa dâu.
Ba trăm nón Nghệ đội đầu,
Mỗi người một cái quạt Tàu xinh xinh.
Anh về sắm nhiễu Nghi Đình,
May chăn cho rộng, ta mình đắp chung.
Cưới em chín chĩnh mật ong,
Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò.
Cưới em tám vạn trâu bò,
Bảy bạn dê lợn, chín vò rượu tăm.
Lá đa mặt nguyệt đêm rằm,
Răng nanh thằng Cuội, râu cằm Thiên Lôi.
Gan ruỗi, mỡ muỗi cho tươi,
Xin chàng chín chục con dơi góa chồng.
Thách thế mới thỏa tấm lòng,
Chàng mà lo được, thiếp cùng theo chân.
Cũng có gia đình nhà trai tỏ ra mình giàu đã dẫn cưới rất nhiều, không biết bao nhiêu người khiêng heo, gà vịt, bánh trái và bao nhiêu rương vàng bạc, vải vóc. . .dù nhà gái không đòi hỏi hoặc đòi hỏi lấy lệ.
Tục này cũng phổ biến ở vài nơi vì nhà trai phải mang một số tiền bạc đến nhà gái.
Cũng có nơi con gái lấy chồng phải mang của hồi môn về nhà chồng. Ngày nay, nhiều nơi thiếu phụ nữ, phải lấy vợ ngoại quốc rất là tốn tiền bạc. Đấy là một dịp cho gái Việt Nam lấy chồng ngoại quốc mà thay đổi cuộc đời.
Nhìn chung, người Việt Nam ta từ trước vẫn giữ lòng thanh cao, trai gái lấy nhau là vì tình, vì nghĩa, không ai đem con cái ra làm việc mua bán vì " Giá thú bất luận tài". Người ta quý nhất là con cái đã trưởng thành, nên vợ nên chồng, không ai đòi hỏi tiền bạc như tục ở vài quốc gia khác.
Lễ cưới phải chọn ngày tốt, đón dâu cũng phải lựa giờ tốt. Ngày xưa có tục đón dâu vào buổi tối. Nhà trai mang trầu cau, rượu, xôi, gà, lợn...đến nhà gái.
Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng quan trọng và phổ biếu là trầu cau, rượu, trà và bánh "xu xê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh " xe xê hay "su sê".Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị, nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít, khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm.
Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: Ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.
Đám cưới thường có khoảng 20 người. Dẫn đầu là một cụ già, không có tang, vợ chồng song toàn, lắm con nhiều cháu. Cụ già mặc áo thụng xanh, cầm bó hương hay ôm lư trầm. Theo sau là những người đội lễ vật, tiếp đến chú rể, họ hàng. Lễ vật thường do những thanh niên, thiếu nữ bưng quả. Quả là hộp tròn đường kính kh0ảng 30 cm, cao khoảng 10c, sơn đỏ, có nắp đậy, trên phủ khăn hồng kết riềm vàng, trong đựng lễ vật. Nếu heo quay thì khiêng trên bàn, heo sống thì khiêng cũi, gà ngỗng thì xách lồng, vải vóc thì đựng trong bồ do hai người khiêng. . .
Ngày xưa chú rể đội nón. Đến đầu thế kỷ 20, chú rể tân thời bỏ chiếc nón, thay bằng cái ô tây. Ngoài Bắc, chỉ có cha chú rể đi đón dâu. Trong Nam, cha mẹ chú rể cùng đi.
Không biết tự lúc nào, trong đám cưới Việt Nam có phụ dâu, phụ rể.Tục này rất hay. Khi xa nhà cha mẹ, cô dâu rất buồn, phụ dâu làm cho cô dâu có bạn bè mà vui vẻ. Hơn nữa, cô dâu chưa kinh nghiệm, cần có bạn bè bên cạnh nhắc nhở mọi hành vi, cử chỉ và ngôn ngữ. Vai trò phù rể cũng vậy.
Không biết từ baoi giờ đám cưới ngày xưa có phù đâu, phù rể Đám cưới ngày nay mời đến năm sáu đôi phù đâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Đôi khi thioếu người thì phải mời đại vài người.
Khi nhà trai đến ngõ nhà gái hoặc đưa dâu về nhà trai người ta thường đốt pháo mừng.Ban đầu lễ cưới và đón dâu thường tổ chức vào buổi chiều nhưng vì ngày giờ cát hung mà phải theo ngày giờ mà thầy xem ngày dạy bảo. Ngày xưa cô dâu ở gần thì đi bộ, đi xa thì dùng thuyền, hoặc cáng. Nay thì gần xa đều dùng xe hơi. Ở Trung Quốc, vợ bé thì tự động về nhà chồng, không đón đưa, nghênh tiếp trọng thể như đám cưới vợ cả.
Trên đường đến nhà gái, nhà trai thường bị người ta đặt hương án và chăng giây. Để tránh khỏi mất thời giờ, và nghe những lời thô bỉ, xui xẻo, nhà trai phải nộp lễ vật, hoặc tiền bạc cho họ. Có khi chỉ là trò vui. Họ đưa ra một câu đối bắt nhà trai phải đối được mới cho qua. Dần đần có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cũng chăng dây, vòi tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu, vì vậy mà triều đình cấm.
Cũng có nhà gái khi nhà trai đến
thì đóng cửa lại, bảo rằng chưa đến giờ hoàng đạo phải chờ. Nha tàai phải cử
người bưng mâm trầu xin phép vào nhà. Đa số nhà gái vui vẻ khi đoàn nhà trai
đến trước ngõ, nhà gái mở rộng cửa, cho người ra đón và đốt pháo đón mừng Nhà
gái mời đại diện nhà trai cùng cô dâu chú rể làm lễ cáo gia tiên . Đây cũng là
một dịp để trẻ con bên nhà gái đóng cửa nhà thờ nhõng nhẽo vòi tiền nhà trai.
Sau đó, người chủ hôn hoặc đại diện nhà trai bưng ra cơi trầu, mâm rượu xin nhà
gái cho phép đón dâu về.
Ngoài Bắc, cha mẹ cô dâu không đưa tiễn con gái về nhà chồng. Trong Nam, nhà gái cũng kén một cụ già cầm bó hương đi trước, theo sau là cô dâu và cha mẹ họ hàng, bạn bè đưa tiễn.
Đám rước dâu vẫn do cụ già của nhà trai cầm bó hương dẫn đầu, đằng sau là hai họ. Đoàn người về tới đầu ngõ thì nhà trai đốt pháo chào mừng.
Ngoài Bắc, cha mẹ cô dâu không đưa tiễn con gái về nhà chồng. Trong Nam, nhà gái cũng kén một cụ già cầm bó hương đi trước, theo sau là cô dâu và cha mẹ họ hàng, bạn bè đưa tiễn.
Đám rước dâu vẫn do cụ già của nhà trai cầm bó hương dẫn đầu, đằng sau là hai họ. Đoàn người về tới đầu ngõ thì nhà trai đốt pháo chào mừng.
Trong lúc đi đường, cô dâu ăn
mặc đẹp sợ bị thiên hạ quở quang, phải cài vài cái kim vào choàng áo để trấn áp
những câu nói độc mồm độc miệng.
Ở nước ngoài, các cô dâu Việt Nam thường mặc áo dài thêu rồng vẽ phượng, đầu đội khăn vành, màu đỏ màu vàng, trong khi ở trong nước các cô lại chuộng chiếc áo cưới cồng kềnh lết đất của Âu Mỹ. Còn chú rể nay đa số bận complet, thắt caravat.
Khi cô dâu vào nhà, thường là mẹ chồng phải tránh mặt vì sợ chạm vía cô dâu. Cũng vì sợ vía dữ, người ta đặt lò than hồng trước cửa cho cô dâu bước qua. Trước khi cô dâu bước vào nhà, mẹ chú rể xách bình vôi lánh mặt một lúc lâu rồi mới về chào mừng hai họ.
Có nơi chờ đám rước dâu về tới đầu ngõ, một người lấy chày giã vào cối đá, đôi khi giã mạnh đến vỡ cả cối. Phan Kế Bính nói rằng tục ấy thì ngộ quá, không hiểu ý làm sao .
Giã cối là một tục cổ, có từ thời đại Hùng Vương.Giã cối cũng là một tục lệ ngày hội.Từng đôi nam nữ cầm chày dài đứng giã cối tròn, phải chăng chày cối, đâm giã có ý nghĩa tượng trưng cho hành động tính giao.
Ở thị thành, người ta bỏ tục này. Sau khi cô dâu vào nhà, tân nương và tân lang trao nhẫn cưới và làm lễ gia tiên. Người theo đạo Thiên Chúa thì làm lễ nhà thờ. Ở thôn quê, sau khi làm lễ gia tiên thì họ hàng mừng quà. Việc đầu tiên sau khi làm lễ gia tiên, tân lang và tân giai nhân phải làm lễ ra mắt cha mẹ. Tại nhà gái, hai vợ chồng làm lễ lạy tạ cha mẹ .
Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở ghế cao hơn. Thời xưa cả đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính "Xin phép ông bà, cha mẹ con về nhà chồng", "Xin phép ông bà, cha mẹ con xin đón em X về". Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỉ niệm, có thể là nột cái bút, một gương soi nho nhỏ, một cuốn sách hoặc một chiếc khăn, chiếc quạt.... Nhà giầu còn cho thêm hoa tai, nhẫn cưới hoặc quan tiền... . Đối với ông bà cũng có những động tác tương tự.
Khi về nhà trai, cô dâu, chú rể cùng lễ tổ ở nhà thờ họ nhà trai, rồi trở về nhà chú rể lễ gia tiên. Cũng có nơi, chú rể chỉ phải làm lễ gia tiên. Trên bàn thờ thường thắp nến đỏ, loại to dài có hình long phượng dành cho đám cưới. Hai vợ chồng lạy ba lạy. Nếu đốt nhang một lần mà cháy là duyên nợ tốt đẹp. Nếu thắp nhiều lần mà nhang không cháy là điềm xui. Sau khi lễ gia tiên, cô dâu làm lễ ra mắt mẹ chồng. Cũng lạy hay vái hai cái, sau dâng rượu, trà hay trầu cau.
Sau lễ gia tiên, người ta làm lễ tơ hồng, cám ơn Nguyệt Lão đã xe duyên cho đôi trẻ.Sau lễ tế tơ hồng, trai gái làm lễ giao bôi hợp cẩn. Giao bôi là trao chén rượu mời nhau. Trai gái lấy hai chén rượu cùng nhau uống. Cũng có nơi nàng dâng ly rượu, chàng mời miếng trầu. Sau đó là động phòng, trai gái cùng nhau ân ái. . Từ đó vợ chồng sống với nhau tâm đầu ý hiệp, hy vọng “bách niên giai lão”.
Sau đó cả họ cùng ăn cỗ. Ở thị thành, người ta đặt tiệc cưới tại các nhà hàng. Sau khi làm lễ ở nhà thờ hoặc trong tiệc cưới tại nhà hàng, cô dâu theo tục lệ Tây phương, tay cầm bó hoa tung lên cho các thiếu nữ chụp lấy. Ai lấy được bó hoa này người ta là sẽ được lên xe hoa.
Trong đám cưới thôn quê ngày xưa, người ta hay bắt bẻ, chê bai:
"Ma chê cưới trách".
Thường thường là nhà gái chê nhà trai, mỉa mai nhà trai.Vì vậy, nhà trai phải mời những tay văn học, những người có thế thần, có tài ăn nói để đối trị.
Trong đám cưới, cũng có chú rể mang quốc phục khi làm lễ gia tiên, mặc âu phục khi ở nhà hàng đãi tiệc. Trong tiệc cưới, cô dâu thay ba bốn bộ quần áo, giống như một cuộc trình diễn thời trang.
Trong đám cưới, chú rể và cô dâu nhiều khi bị bạn bè tinh nghịch bày ra những trò chơi quái dị.Tục lệ thông thường là bắt cô dâu, chú rể uống rượu say.Trong tiệc cưới còn có một “cách chơi” mới xuất hiện vài ba năm gần đây có vẻ không thích hợp lắm với văn hóa Việt. Cách chơi này do các bạn trẻ của cô dâu chú rể bày đặt ra mua vui và tạo thân mật, nhưng thực ra đó là cách “hành hạ” cặp tân hôn và tân giai nhân thì đúng hơn.
Khi cô dâu chú rể đến chào bàn, những người bạn trẻ bắt cô dâu chú rể phải làm những điều họ bày đặt đòi hỏi. Chẳng hạn họ bắt chú rể nhắm mắt lại đưa tay sờ vào một một con cút chiên, chú rể sờ đúng chỗ nào nơi con chim cút thì phải hôn lên nơi đó của cô dâu. Khi chú rể nhắm mắt, họ đưa cái phao câu con chim cút cho chú rể sờ, rồi bắt chú rể phải hôn mông cô dâu. Hoặc họ buộc những bao thư vào đầu sợi dây một cần câu, bắt cô dâu phải nhướn người lên để lấy. Những trò chơi này mất văn hóa và đôi khi nguy hiểm vì cô dâu có thể bị té. Trong ngày cưới, cô dâu, chú rể phải lo nhiều việc rất là mệt mà bạn bè còn bày trò tinh nghịch quá trớn. Tục này nên bãi bỏ.
Có nhiều tục lệ trong đêm tân hôn.
+Một vài người đặt chiếc khăn trắng dưới mình cô dâu, nếu không chảy máu tức là cô dâu mất trinh. Người vợ có thể bị chồng bỏ.
+Khi về nhà chồng, mẹ chồng thường cài lên đầu cô dâu vài trâm nhọn mục đích là đề phòng tai biến "Phạm phòng". "Phạm phòng"là gì? Nói thô tục là chết ngay trên bụng vợ ngay khi quan hệ vợ chồng. Ca dao tục ngữ có câu "nhất phạm phòng, nhì lòng lợn"nghĩa là hai việc đều dễ bị chết. Lòng lợn ngon nhưng dễ trúng độc!
Trong lúc giao hợp, cửa buồng đóng kín, thân thể loã lồ, lại thêm tâm lý e thẹn xấu hổ, sợ hãi, nếu người vợ thả người chồng ra, để dương vật thoát ra ngoài, mất sự điều hoà khí âm khí dương thì khó lòng cứu chữa.
Lúc đó, sẵn có cái trâm cài trên đầu hoặc mấy chiếc kim đính ở vành khăn, người đàn bà một tay vẫn ôm riết lấy phía dưới lưng chồng một tay lấy chiếc trâm hoặc kim chích vào phía dưới hố xương chậu, phía trên hậu môn, kích thích đến lúc nào người chồng tỉnh lại. Người con trai nào có lông ở đít thì giật lông. Nếu chưa tỉnh thì tiếp tục châm kim, lấy mùi xoa trắng hoặc lấy giấy bản chấm thử, hễ thấy có máu chảy là chữa được.
Ở nước ngoài, các cô dâu Việt Nam thường mặc áo dài thêu rồng vẽ phượng, đầu đội khăn vành, màu đỏ màu vàng, trong khi ở trong nước các cô lại chuộng chiếc áo cưới cồng kềnh lết đất của Âu Mỹ. Còn chú rể nay đa số bận complet, thắt caravat.
Khi cô dâu vào nhà, thường là mẹ chồng phải tránh mặt vì sợ chạm vía cô dâu. Cũng vì sợ vía dữ, người ta đặt lò than hồng trước cửa cho cô dâu bước qua. Trước khi cô dâu bước vào nhà, mẹ chú rể xách bình vôi lánh mặt một lúc lâu rồi mới về chào mừng hai họ.
Có nơi chờ đám rước dâu về tới đầu ngõ, một người lấy chày giã vào cối đá, đôi khi giã mạnh đến vỡ cả cối. Phan Kế Bính nói rằng tục ấy thì ngộ quá, không hiểu ý làm sao .
Giã cối là một tục cổ, có từ thời đại Hùng Vương.Giã cối cũng là một tục lệ ngày hội.Từng đôi nam nữ cầm chày dài đứng giã cối tròn, phải chăng chày cối, đâm giã có ý nghĩa tượng trưng cho hành động tính giao.
Ở thị thành, người ta bỏ tục này. Sau khi cô dâu vào nhà, tân nương và tân lang trao nhẫn cưới và làm lễ gia tiên. Người theo đạo Thiên Chúa thì làm lễ nhà thờ. Ở thôn quê, sau khi làm lễ gia tiên thì họ hàng mừng quà. Việc đầu tiên sau khi làm lễ gia tiên, tân lang và tân giai nhân phải làm lễ ra mắt cha mẹ. Tại nhà gái, hai vợ chồng làm lễ lạy tạ cha mẹ .
Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở ghế cao hơn. Thời xưa cả đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính "Xin phép ông bà, cha mẹ con về nhà chồng", "Xin phép ông bà, cha mẹ con xin đón em X về". Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỉ niệm, có thể là nột cái bút, một gương soi nho nhỏ, một cuốn sách hoặc một chiếc khăn, chiếc quạt.... Nhà giầu còn cho thêm hoa tai, nhẫn cưới hoặc quan tiền... . Đối với ông bà cũng có những động tác tương tự.
Khi về nhà trai, cô dâu, chú rể cùng lễ tổ ở nhà thờ họ nhà trai, rồi trở về nhà chú rể lễ gia tiên. Cũng có nơi, chú rể chỉ phải làm lễ gia tiên. Trên bàn thờ thường thắp nến đỏ, loại to dài có hình long phượng dành cho đám cưới. Hai vợ chồng lạy ba lạy. Nếu đốt nhang một lần mà cháy là duyên nợ tốt đẹp. Nếu thắp nhiều lần mà nhang không cháy là điềm xui. Sau khi lễ gia tiên, cô dâu làm lễ ra mắt mẹ chồng. Cũng lạy hay vái hai cái, sau dâng rượu, trà hay trầu cau.
Sau lễ gia tiên, người ta làm lễ tơ hồng, cám ơn Nguyệt Lão đã xe duyên cho đôi trẻ.Sau lễ tế tơ hồng, trai gái làm lễ giao bôi hợp cẩn. Giao bôi là trao chén rượu mời nhau. Trai gái lấy hai chén rượu cùng nhau uống. Cũng có nơi nàng dâng ly rượu, chàng mời miếng trầu. Sau đó là động phòng, trai gái cùng nhau ân ái. . Từ đó vợ chồng sống với nhau tâm đầu ý hiệp, hy vọng “bách niên giai lão”.
Sau đó cả họ cùng ăn cỗ. Ở thị thành, người ta đặt tiệc cưới tại các nhà hàng. Sau khi làm lễ ở nhà thờ hoặc trong tiệc cưới tại nhà hàng, cô dâu theo tục lệ Tây phương, tay cầm bó hoa tung lên cho các thiếu nữ chụp lấy. Ai lấy được bó hoa này người ta là sẽ được lên xe hoa.
Trong đám cưới thôn quê ngày xưa, người ta hay bắt bẻ, chê bai:
"Ma chê cưới trách".
Thường thường là nhà gái chê nhà trai, mỉa mai nhà trai.Vì vậy, nhà trai phải mời những tay văn học, những người có thế thần, có tài ăn nói để đối trị.
Trong đám cưới, cũng có chú rể mang quốc phục khi làm lễ gia tiên, mặc âu phục khi ở nhà hàng đãi tiệc. Trong tiệc cưới, cô dâu thay ba bốn bộ quần áo, giống như một cuộc trình diễn thời trang.
Trong đám cưới, chú rể và cô dâu nhiều khi bị bạn bè tinh nghịch bày ra những trò chơi quái dị.Tục lệ thông thường là bắt cô dâu, chú rể uống rượu say.Trong tiệc cưới còn có một “cách chơi” mới xuất hiện vài ba năm gần đây có vẻ không thích hợp lắm với văn hóa Việt. Cách chơi này do các bạn trẻ của cô dâu chú rể bày đặt ra mua vui và tạo thân mật, nhưng thực ra đó là cách “hành hạ” cặp tân hôn và tân giai nhân thì đúng hơn.
Khi cô dâu chú rể đến chào bàn, những người bạn trẻ bắt cô dâu chú rể phải làm những điều họ bày đặt đòi hỏi. Chẳng hạn họ bắt chú rể nhắm mắt lại đưa tay sờ vào một một con cút chiên, chú rể sờ đúng chỗ nào nơi con chim cút thì phải hôn lên nơi đó của cô dâu. Khi chú rể nhắm mắt, họ đưa cái phao câu con chim cút cho chú rể sờ, rồi bắt chú rể phải hôn mông cô dâu. Hoặc họ buộc những bao thư vào đầu sợi dây một cần câu, bắt cô dâu phải nhướn người lên để lấy. Những trò chơi này mất văn hóa và đôi khi nguy hiểm vì cô dâu có thể bị té. Trong ngày cưới, cô dâu, chú rể phải lo nhiều việc rất là mệt mà bạn bè còn bày trò tinh nghịch quá trớn. Tục này nên bãi bỏ.
Có nhiều tục lệ trong đêm tân hôn.
+Một vài người đặt chiếc khăn trắng dưới mình cô dâu, nếu không chảy máu tức là cô dâu mất trinh. Người vợ có thể bị chồng bỏ.
+Khi về nhà chồng, mẹ chồng thường cài lên đầu cô dâu vài trâm nhọn mục đích là đề phòng tai biến "Phạm phòng". "Phạm phòng"là gì? Nói thô tục là chết ngay trên bụng vợ ngay khi quan hệ vợ chồng. Ca dao tục ngữ có câu "nhất phạm phòng, nhì lòng lợn"nghĩa là hai việc đều dễ bị chết. Lòng lợn ngon nhưng dễ trúng độc!
Trong lúc giao hợp, cửa buồng đóng kín, thân thể loã lồ, lại thêm tâm lý e thẹn xấu hổ, sợ hãi, nếu người vợ thả người chồng ra, để dương vật thoát ra ngoài, mất sự điều hoà khí âm khí dương thì khó lòng cứu chữa.
Lúc đó, sẵn có cái trâm cài trên đầu hoặc mấy chiếc kim đính ở vành khăn, người đàn bà một tay vẫn ôm riết lấy phía dưới lưng chồng một tay lấy chiếc trâm hoặc kim chích vào phía dưới hố xương chậu, phía trên hậu môn, kích thích đến lúc nào người chồng tỉnh lại. Người con trai nào có lông ở đít thì giật lông. Nếu chưa tỉnh thì tiếp tục châm kim, lấy mùi xoa trắng hoặc lấy giấy bản chấm thử, hễ thấy có máu chảy là chữa được.
Trong khi cưới hay sau khi cưới,
gia đình phải nộp cheo. Nộp cheo là trình làng việc hôn nhân để chính quyền
chứng nhận việc hôn nhân, làm giấy hôn thú, ghi vào sổ bộ, đồng thời nộp tiền
cho làng. Có nộp cheo mới được làng công nhận chuyện cưới xin.
Khi nhận tiền nộp cheo, làng viết giấy chứng nhận. Giấy này
có giá trị như giấy giá thú ngày nay. Đám cưới nào không nộp cheo thì cặp vợ
chồng đó sẽ bị làng coi như sống lén lút :
Có cưới mà chẳng có cheo
Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài
Có cưới mà chẳng có cheo,
Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh.
Trong ca dao, người ta cũng nói nhiều về tiền cheo:
-Nuôi lợn thì phải vớt bèo
Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.
- Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.
- Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo.
Nộp cheo bằng đồ vật hay tiền bạc. Có làng bắt nộp chiếc mâm đồng, ít chén bát để dùng cho hội hè đình đám. Có nơi đòi ít gạch để lót lại quãng đường hư hỏng, hay một ít vật liệu để sửa cái cầu, giếng nước...Luật xưa quy định :
Bất cứ ở cùng một làng hay làng khác đều cho phép thu cheo một quan tiền cổ và một vò rượu. Quan viên và binh lính ở xã thôn nhà gái không được viện cớ người ta lấy chồng làng khác mà đòi tiền cheo quá lạm (1663).
Về tiền cheo thì nhà giàu phải nộp 1 quan 5 tiền, nhà bậc trung nộp 6 tiền, nhà nghèo nộp 3 tiền (1804).
Tuy luật quy định như vậy nhưng trong thực tế vẫn có sự phân biệt người cùng làng hay khác làng. Và tiền cheo thường bắt nộp quá mức luật định.
Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn ngân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con giá mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.
Kể từ sau năm 1945 tục lệ thách cưới, dạm ngõ, vấn danh, tiền cheo, nạp tài... không còn nữa. Thanh niên thiếu nữ cũng lập gia đình ở tuổi chững chạc hơn. Càng về sau càng nhiều những cặp hôn nhân già dặn, cả về tuổi tác lẫn vốn sống.
Trước năm 1975 hôn nhân ở miền Nam Tự do đã tạo được một nề nếp tương đối giản dị, mẫu mực chan hòa giữa hai thái cực cũ mới. Trước 1975, miền Bắc mọi sự do đảng quyết định. Trai gái muốn đi đến hôn nhân phải được đảng đồng ý. Được đảng đồng ý thì kết hôn, do đảng tổ chức, thường là tổ chức cưới tập thể, dùng trà bánh. Tuy vậy con cái những quan lớn vẫn tổ chức sang trọng còn thường dân mà làm rềnh rang thì bị phạt tiền ngu.Sau ngày mở cửa, tư sản đỏ nhiều tiền của, đám cưới tổ chức rất lớn có hàng ngàn tân khách. Đây cũng là dịp người ta hối lộ và ăn hối lộ.
Tại quốc nội hay hải ngoại , đám cưới Việt Nam có nhiều điểm giống nhau.
+Đa số đều tổ chức tại nhà hàng.Nhiều nhà hàng tại Toronto bắt buộc phải có hơn hai trăm khách thì họ mới nhận. Đám cưới thường tổ chức vào thứ bảy hoặc chủ nhật vì đó là ngày nghỉ. Phải đặt trước cả năm.
+Người Việt Nam thường đi trễ. Thiệp mời 6-7 giờ nhưng thực tế là 8-9 giờ mới bắt đầu, vì chủ nhân phải đợi khách. Nếu không đợi, thân hữu sẽ buồn phiền. Vấn đề cũng do kẹt xe, nhà ở xa, nhưng mà lý do chính là người Việt it người đúng giờ.(Không ăn khỏe không phải người Mễ/ Không đi trễ không phải người Việt Nam). Người ngoại quôc luôn đúng giờ.
+ Tiệc cưới Tây chỉ tặng quà khoảng 20 đô, ăn uống sơ sài, sau bữa tiệc ai cũng kêu đói, phải ăn bổ túc. Tiệc Việt Nam ăn no nhưng phải tặng tiền một người khoảng 50- 100 đô là một số tiền lớn. Một tháng dự vài đám cưới là kinh tế gia đình khủng hoảng.
+Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của chúng ta, nhưng trong tiệc cưới, phần đông thực khách rất không lấy gì làm thích thú lắm khi phải “thưởng thức” cái âm thanh inh tai nhức óc. Đây chỉ mới là một “hiện tượng lẻ tẻ”. Những tiệc cưới khác vẫn thuê các ban nhạc sống. Có người quan niệm mướn ban nhạc càng hùng hậu thì càng sang.Tại một vài nơi, một số thực khách thường nhảy lên cầm micro tra tấn lỗ tai người nghe.
+Một thủ tục khác rất phổ biến xưa nay trong các tiệc cưới là việc “chào bàn”. Chào bàn là thủ tục cha mẹ cô dâu chú rể dẫn con trai con gái “của chúng ta” đến từng bàn ra mắt và cảm ơn bà con, bạn hữu, đồng thời bà con bạn hữu trao quà tặng và chụp hình kỷ niệm. Việc này cũng hay vì sau này, cặp vợ chồng ngồi lại với nhau xem những tấm hình ngày cưới.Tuy nhiên tục này cũng gây bất tiện cho tân lang và tân giai nhân vì phải đi nhiều bàn trong khi bàn ghế nhiều và kê sát nhau, lối đi chật chội.Nếu đi vài chục bàn thì được, còn đi nữa thì e tân lang và tân giai nhân té xỉu.
Trước đây, tục đi chào bạn cũng có mục đích nhận tiền mừng của họ hàng. Nay thì trước cửa ra vào người ta đã đặt bàn để khách ghi tên, viết lời chúc mùng và tặng quà. Người nhà cô dâu chú rể ngồi thu tiền và tổng kết. Thường thường là tiền mừng nếu không dư cũng đủ trang trải tiệc cưới. Vài nơi, cô dâu, chú rể không đi chào bàn nữa mà chụp hình kỷ niệm khi khách đến và đi. Cánh này khỏi nhọc cho cha mẹ, cô dâu, chú rể và thợ chụp hình.
Tục lại quả
Sau khi nhận lễ, nhà gái bèn trả lại các mâm, các quả cho nhà trai để nhà trai trả lại cho nhà hàng cho mượn quả, và mâm. Trong các quả này có it lễ vật biếu lại nhà trai.
Ngày Nhị hỷ-
Sau lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, ngày hôm sau, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ. Nếu hai vợ chồng vui vẻ là mọi sự tốt đẹp.
Phỏng theo tục cổ Trung Quốc nếu trong ngày nhị hỉ, nhà trai biếu cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì con gái ông bà đã mất trinh.
Ly hôn
Ngày xưa người ta mong mỏi hai vợ chồng sống đến đầu bạc răng long, không ai nghĩ đến việc ly hôn vì ly hôn là điều bất hạnh.
Thiên Chúa giáo cấm ly hôn nhưng rồi thần quyền phải lui bước trước thế quyền vì con người cần có tự do, dân chủ.
Việt Nam chịu ảnh hưởng tam tòng, nên người phụ nữ tòng nhất nhi chung. Nhiều người chồng chết vẫn thủ tiết. Triều đình khuyến khich việc thủ tiết cho nên vua thường ban biển "Tiết hạnh khả phong".,
Tuy vậy, trong dân chúng, thỉnh thoảng cũng có vụ ly hôn.
Ngày xưa, Khổng tử cũng đã ly dị vợ. Thủ tục ly dị cũng đơn giản:
"Trai chê thì để, gái chê thì đền"
Trai muốn bỏ vợ thì chỉ viết một giấy ly hôn , cho vợ về lấy chồng khác. Còn gái muốn ly dị thì phải trả lại tiền của mà nhà trai đã dẫn cưới. Sự thật thì ngày xưa người phụ nữ it khi bị chồng bỏ. Gia đình gái có quyền kiện ở quan trên. Theo luật, phạm một trong bảy điều sau đây thì mới bị chồng bỏ:
(1).Không con
(2). dâm
(3). không thờ cha mẹ chồng,
(4).lắm điều,
(5).trộm cắp,
(6). ghen tuông,
(7).bị bệnh khó chữa ...
Ngày xưa phụ nữ bị ly dị nếu còn cha mẹ và cha mẹ giàu có thì còn nơi nương tựa, nếu không có nghề nghiệp, nhà cửa, mà bị ly hôn thì khốn đốn.
Tất nhiên trong chế độ cũ cũng như mới, không ai khuyến khích việc ly hôn. Có những trường hợp quan hệ vợ chồng gặp nhiều trắc trở, nhưng vì nghĩ đến tương lai của con cháu hoặc vì nguyên cớ này, lý do nọ, họ đành chấp nhận nỗi thiệt thòi chung sống vì phận sự, mà thiếu tình yêu.
Ngày nay, pháp luật đã bảo đảm cho quyền lợi phụ nữ. Người phụ nữ có quyền nuôi con, và được chia tài sản. Tại Canada, muốn ly hôn thì ly hôn, không cần lý do, và tài sản sau khi kết hôn mới chia. Còn vài nơi khác, phải được sự đồng ý của đối phương và có lý do chánh đáng mới được ly hôn. Ngày nay, tại Việt Nam việc ly hôn trở thành phổ biến.
_____
(1). http://classics.mit.edu/Aristotle/politics.2.two.html (Part III)
(2). Oxford English Dictionary 11th Edition, "marria
Có cưới mà chẳng có cheo
Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài
Có cưới mà chẳng có cheo,
Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh.
Trong ca dao, người ta cũng nói nhiều về tiền cheo:
-Nuôi lợn thì phải vớt bèo
Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.
- Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.
- Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo.
Nộp cheo bằng đồ vật hay tiền bạc. Có làng bắt nộp chiếc mâm đồng, ít chén bát để dùng cho hội hè đình đám. Có nơi đòi ít gạch để lót lại quãng đường hư hỏng, hay một ít vật liệu để sửa cái cầu, giếng nước...Luật xưa quy định :
Bất cứ ở cùng một làng hay làng khác đều cho phép thu cheo một quan tiền cổ và một vò rượu. Quan viên và binh lính ở xã thôn nhà gái không được viện cớ người ta lấy chồng làng khác mà đòi tiền cheo quá lạm (1663).
Về tiền cheo thì nhà giàu phải nộp 1 quan 5 tiền, nhà bậc trung nộp 6 tiền, nhà nghèo nộp 3 tiền (1804).
Tuy luật quy định như vậy nhưng trong thực tế vẫn có sự phân biệt người cùng làng hay khác làng. Và tiền cheo thường bắt nộp quá mức luật định.
Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn ngân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con giá mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.
Kể từ sau năm 1945 tục lệ thách cưới, dạm ngõ, vấn danh, tiền cheo, nạp tài... không còn nữa. Thanh niên thiếu nữ cũng lập gia đình ở tuổi chững chạc hơn. Càng về sau càng nhiều những cặp hôn nhân già dặn, cả về tuổi tác lẫn vốn sống.
Trước năm 1975 hôn nhân ở miền Nam Tự do đã tạo được một nề nếp tương đối giản dị, mẫu mực chan hòa giữa hai thái cực cũ mới. Trước 1975, miền Bắc mọi sự do đảng quyết định. Trai gái muốn đi đến hôn nhân phải được đảng đồng ý. Được đảng đồng ý thì kết hôn, do đảng tổ chức, thường là tổ chức cưới tập thể, dùng trà bánh. Tuy vậy con cái những quan lớn vẫn tổ chức sang trọng còn thường dân mà làm rềnh rang thì bị phạt tiền ngu.Sau ngày mở cửa, tư sản đỏ nhiều tiền của, đám cưới tổ chức rất lớn có hàng ngàn tân khách. Đây cũng là dịp người ta hối lộ và ăn hối lộ.
Tại quốc nội hay hải ngoại , đám cưới Việt Nam có nhiều điểm giống nhau.
+Đa số đều tổ chức tại nhà hàng.Nhiều nhà hàng tại Toronto bắt buộc phải có hơn hai trăm khách thì họ mới nhận. Đám cưới thường tổ chức vào thứ bảy hoặc chủ nhật vì đó là ngày nghỉ. Phải đặt trước cả năm.
+Người Việt Nam thường đi trễ. Thiệp mời 6-7 giờ nhưng thực tế là 8-9 giờ mới bắt đầu, vì chủ nhân phải đợi khách. Nếu không đợi, thân hữu sẽ buồn phiền. Vấn đề cũng do kẹt xe, nhà ở xa, nhưng mà lý do chính là người Việt it người đúng giờ.(Không ăn khỏe không phải người Mễ/ Không đi trễ không phải người Việt Nam). Người ngoại quôc luôn đúng giờ.
+ Tiệc cưới Tây chỉ tặng quà khoảng 20 đô, ăn uống sơ sài, sau bữa tiệc ai cũng kêu đói, phải ăn bổ túc. Tiệc Việt Nam ăn no nhưng phải tặng tiền một người khoảng 50- 100 đô là một số tiền lớn. Một tháng dự vài đám cưới là kinh tế gia đình khủng hoảng.
+Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của chúng ta, nhưng trong tiệc cưới, phần đông thực khách rất không lấy gì làm thích thú lắm khi phải “thưởng thức” cái âm thanh inh tai nhức óc. Đây chỉ mới là một “hiện tượng lẻ tẻ”. Những tiệc cưới khác vẫn thuê các ban nhạc sống. Có người quan niệm mướn ban nhạc càng hùng hậu thì càng sang.Tại một vài nơi, một số thực khách thường nhảy lên cầm micro tra tấn lỗ tai người nghe.
+Một thủ tục khác rất phổ biến xưa nay trong các tiệc cưới là việc “chào bàn”. Chào bàn là thủ tục cha mẹ cô dâu chú rể dẫn con trai con gái “của chúng ta” đến từng bàn ra mắt và cảm ơn bà con, bạn hữu, đồng thời bà con bạn hữu trao quà tặng và chụp hình kỷ niệm. Việc này cũng hay vì sau này, cặp vợ chồng ngồi lại với nhau xem những tấm hình ngày cưới.Tuy nhiên tục này cũng gây bất tiện cho tân lang và tân giai nhân vì phải đi nhiều bàn trong khi bàn ghế nhiều và kê sát nhau, lối đi chật chội.Nếu đi vài chục bàn thì được, còn đi nữa thì e tân lang và tân giai nhân té xỉu.
Trước đây, tục đi chào bạn cũng có mục đích nhận tiền mừng của họ hàng. Nay thì trước cửa ra vào người ta đã đặt bàn để khách ghi tên, viết lời chúc mùng và tặng quà. Người nhà cô dâu chú rể ngồi thu tiền và tổng kết. Thường thường là tiền mừng nếu không dư cũng đủ trang trải tiệc cưới. Vài nơi, cô dâu, chú rể không đi chào bàn nữa mà chụp hình kỷ niệm khi khách đến và đi. Cánh này khỏi nhọc cho cha mẹ, cô dâu, chú rể và thợ chụp hình.
Tục lại quả
Sau khi nhận lễ, nhà gái bèn trả lại các mâm, các quả cho nhà trai để nhà trai trả lại cho nhà hàng cho mượn quả, và mâm. Trong các quả này có it lễ vật biếu lại nhà trai.
Ngày Nhị hỷ-
Sau lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, ngày hôm sau, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ. Nếu hai vợ chồng vui vẻ là mọi sự tốt đẹp.
Phỏng theo tục cổ Trung Quốc nếu trong ngày nhị hỉ, nhà trai biếu cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì con gái ông bà đã mất trinh.
Ly hôn
Ngày xưa người ta mong mỏi hai vợ chồng sống đến đầu bạc răng long, không ai nghĩ đến việc ly hôn vì ly hôn là điều bất hạnh.
Thiên Chúa giáo cấm ly hôn nhưng rồi thần quyền phải lui bước trước thế quyền vì con người cần có tự do, dân chủ.
Việt Nam chịu ảnh hưởng tam tòng, nên người phụ nữ tòng nhất nhi chung. Nhiều người chồng chết vẫn thủ tiết. Triều đình khuyến khich việc thủ tiết cho nên vua thường ban biển "Tiết hạnh khả phong".,
Tuy vậy, trong dân chúng, thỉnh thoảng cũng có vụ ly hôn.
Ngày xưa, Khổng tử cũng đã ly dị vợ. Thủ tục ly dị cũng đơn giản:
"Trai chê thì để, gái chê thì đền"
Trai muốn bỏ vợ thì chỉ viết một giấy ly hôn , cho vợ về lấy chồng khác. Còn gái muốn ly dị thì phải trả lại tiền của mà nhà trai đã dẫn cưới. Sự thật thì ngày xưa người phụ nữ it khi bị chồng bỏ. Gia đình gái có quyền kiện ở quan trên. Theo luật, phạm một trong bảy điều sau đây thì mới bị chồng bỏ:
(1).Không con
(2). dâm
(3). không thờ cha mẹ chồng,
(4).lắm điều,
(5).trộm cắp,
(6). ghen tuông,
(7).bị bệnh khó chữa ...
Ngày xưa phụ nữ bị ly dị nếu còn cha mẹ và cha mẹ giàu có thì còn nơi nương tựa, nếu không có nghề nghiệp, nhà cửa, mà bị ly hôn thì khốn đốn.
Tất nhiên trong chế độ cũ cũng như mới, không ai khuyến khích việc ly hôn. Có những trường hợp quan hệ vợ chồng gặp nhiều trắc trở, nhưng vì nghĩ đến tương lai của con cháu hoặc vì nguyên cớ này, lý do nọ, họ đành chấp nhận nỗi thiệt thòi chung sống vì phận sự, mà thiếu tình yêu.
Ngày nay, pháp luật đã bảo đảm cho quyền lợi phụ nữ. Người phụ nữ có quyền nuôi con, và được chia tài sản. Tại Canada, muốn ly hôn thì ly hôn, không cần lý do, và tài sản sau khi kết hôn mới chia. Còn vài nơi khác, phải được sự đồng ý của đối phương và có lý do chánh đáng mới được ly hôn. Ngày nay, tại Việt Nam việc ly hôn trở thành phổ biến.
_____
(1). http://classics.mit.edu/Aristotle/politics.2.two.html (Part III)
(2). Oxford English Dictionary 11th Edition, "marria
No comments:
Post a Comment